Biến động mật độ quần thể

Một phần của tài liệu Thử nghiệm nuôi thu sinh khối Artemia franciscana tại Ninh Ích–Ninh Hòa-Khánh Hòa (Trang 54 - 55)

Hình 3.6: Gia tăng mật độ quần thể trong ao nuôi thí nghiệm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, đến ngày thứ 7 ở các ao đã bắt đầu xuất hiện bắt cặp nhưng với tỷ lệ rất thấp, tỷ lệ bắt cặp cao ở ngay thứ 10 nên nauplli đã bắt đầu xuất hiện ở ngày thứ 12, đến ngày thứ 15 thì nauplii xuất hiện nhiều trong ao làm mật độ quần thể tăng cao (trung bình đạt 220 cá thể/ L). Vì vậy tôi đã tiến hành thu tỉa các cá thể trưởng thành.

Nhìn chung, từ ngày 21 đến ngày thứ 25 thì mật độ quần thể ít biến động lớn vì vào khoảng thời gian này các điều kiện về dinh dưỡng và các điều kiện môi trường nhất là độ mặn, nhiệt độ được quản lý tốt và luôn ở khoảng hợp lý nên Artemia có điều kiện phát triển tốt. Các số liệu để xác định mật độ được thu vào khoảng thời gian sau khi thu tỉa sinh khối nên chủ yếu là nauplii và Artemia tiền trưởng thành, có rất ít Artemia trưởng thành. Xu hướng chung ở các ao là càng về cuối vụ nuôi thì mật độ quần thể Artemia giảm xuống.

Nguyên nhân là do quá trình thu tỉa sinh khối chưa hợp lý và sức sinh sản thế hệ sau thường giảm so với thế hệ trước.

Nói chung, phương pháp thu mẫu sinh học quần thể chỉ mang tính ước lượng, chưa phản ánh chính xác lượng sinh khối và thành phần quần thể trong ao nuôi ngay thời điểm thu mẫu. Tuy nhiên, nó đã biểu thị khuynh hướng tăng hoặc giảm về mật độ và sự biến động về thành phần quần thể trong ao nuôi, từ đó chúng ta có thể dự đoán được sản lượng và điều chỉnh chu kỳ thu sinh khối thích hợp.[4]

Ngoài ra, mật độ và thành phần quần thể còn bị ảnh hưởng bởi việc phân tích mẫu. Đối với mẫu có số lượng Nauplii và Juvenile nhiều thì cần hệ số pha loãng cao có thể dẫn đến sự sai số lớn. [4]

Một phần của tài liệu Thử nghiệm nuôi thu sinh khối Artemia franciscana tại Ninh Ích–Ninh Hòa-Khánh Hòa (Trang 54 - 55)