Kỹ thuật thu sinh khối

Một phần của tài liệu Thử nghiệm nuôi thu sinh khối Artemia franciscana tại Ninh Ích–Ninh Hòa-Khánh Hòa (Trang 55 - 57)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở 4 ao thí nghiệm đã xuất hiện nauplii ở ngày nuôi thứ 12, đến ngày nuôi thứ 15 thành phần trong ao nuôi gồm: Nauplii (ấu trùng), Adult (con trưởng thành) và mật độ quần thể tăng cao. Vì vậy tôi tiến hành thu tỉa các con trưởng thành từ ngày nuôi thứ 15, khi mật độ quần thể Artemia tăng thì có thể làm tăng năng suất ao nuôi, nhưng khi tỉ lệ này quá cao thì sẽ tạo ra mật độ quần thể trong ao tăng gấp nhiều lần vượt quá sức chứa của ao, đặc biệt vào lúc thời tiết bất lợi. Điều này gây ra sự cạnh tranh thức ăn, oxy, không gian sống…dẫn đến quần thể chết rải rác hoặc hàng loạt và số còn lại sinh trưởng rất chậm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phục hồi tự nhiên của quần thể trong ao nuôi [4]…

Khi thu sinh khối dùng lưới thu có mắt lưới 1mm để thu các cá thể trưởng thành và định kỳ 3 ngày/ lần đến ngày thứ 51. Tiến hành thu sinh khối vào sáng sớm 5-6 giờ là thuận lợi nhất so với các thời điểm khác, vì thời gian

này ao thường thiếu oxy nên Artemia trưởng thành thường bơi lội trên bề mặt của ao nuôi nên có thể kéo lưới thu sinh khối một cách dễ dàng.

Sinh khối thu được có nhiều tạp chất nên sau khi thu cần lọc qua các cỡ lưới khác nhau để loại bỏ tạp chất và rửa qua nước ngọt trước khi cân để xác định lượng sinh khối tươi.

Bảng 37: Năng suất sinh khối của các ao thí nghiệm

Chỉ tiêu Ao nuôi Trung bình

A1 A2 A3 A4

Sinh khối tươi (kg/100m2) 33,4 36,9 33,4 41,4 36,28±3,79 Năng suất sinh khối(tấn/ha) 3,34 3,36 3,34 4,14 3,63 ± 0,38

Kết quả cho thấy năng suất sinh khối Artemia đạt 3,63 ± 0,38 (tấn/ha). Trong đó ao số A4 là ao có năng suất sinh khối cao nhất với 4,14 tấn/ha và thấp nhất là ở ao số A1 và A3 đạt 3,34 tấn/ha. Có thể giải thích rằng điều kiện dinh dưỡng và điều kiện môi trường ao A4 ổn định hơn các ao còn lại. Bên cạnh đó, mật độ ao A4 thưa hơn vì vậy Artemia có điều kiện phát triển tối đa và đạt năng suất sinh khối lớn.

So với kết quả của Trần Thị Bích Hà (2006) (Cam Ranh) 17,4 kg/ 200m2/45 ngày nuôi [3], Trương Sỹ Kỳ và Nguyễn Tấn Sỹ (Đồng Bò-Nha Trang) 25 kg/300m2/52 ngày nuôi [10] và Nguyễn Tấn Sỹ , 2006 (Cam Ranh– Khánh Hòa) 2.26 tấn/ha/500m2 thì nuôi sinh khối ở Ninh Ích – Ninh Hòa có năng suất sinh khối cao hơn (3,63 ± 0,38 tấn/ha/100m2). Có thể giải thích rằng, điều kiện ở Ninh Ích–Ninh Hòa phù hợp với A.franciscan hơn so với Cam Ranh hay Đồng Bò (Nha Trang) vì ở đây nắng lớn, ít mưa nên độ mặn trong ao nuôi luôn duy trì ở mức độ phù hợp nhất. Ngoài thuận lợi trên thì các ao nuôi thu sinh khối có diện tích nhỏ (100m2) nên quản lý và chăm sóc ao nuôi chặt chẽ hơn so với các ao nuôi có diện tích lớn hơn. Điều này là thích

hợp với kết quả nghiên cứu của Ngô Thị Thu Thảo và ctv (1993), năng suất sinh khối Artemia giảm theo diện tích ao nuôi cụ thể thu được 3 tấn/ha vụ ở ao có diện tích 300m2 và 2,1 tấn/ha/vụ ở ao 600 m2 [11].

Bên cạnh đó, để đạt được năng suất sinh khối trên còn do thời điểm và chu kỳ thu sinh khối mà tôi đã chọn là hợp lý và phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Hòa và ctv.,2005 Phương thức thu hoạch là một trong những nhân tố ảnh hưởng nhiều đến năng suất sinh khối Artemia được nuôi trong ruộng muối và khi thu hoạch sinh khối Artemia với nhịp độ 3 ngày/lần sẽ giúp duy trì quần thể tối đa và đạt năng suất cao nhất [4].

Hình 3.7: Thu sinh khối Artemia

Một phần của tài liệu Thử nghiệm nuôi thu sinh khối Artemia franciscana tại Ninh Ích–Ninh Hòa-Khánh Hòa (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w