1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án mới Sinh học 10 nâng cao BÀI 44: sự nhân lên của virut trong tb chủ

15 712 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 41,98 KB

Nội dung

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho con người chết hàng loạt: chiến tranh, nạn đói, động đât, lủ lụt…. Tuy nhiên, trong lịch sử loài người thì số người chết do các nguyên nhân đó không bằng số người chết do bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là trong các cuộc dịch bệnh do virut. Ví dụ virut cúm H1N1. Năm 1918 chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra và đồng thời với cuộc chiến tranh này là virut cúm H1N1 đang phát triển. Kết quả cho thấy rằng số binh lính chết do dịch cúm lớn hơn số binh lính chết do bom đạn. Điều này làm chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc sớm hơn. Trong vài tháng có hơn 1 tỉ người mắc bệnh. Như vậy, có thể thấy virut lan truyền với tốc độ rất nhanh và hậu quả vô cùng nguy hiểm. Theo nghiên cứu, tốc độ lan truyền của virut nhân lên theo cấp số nhân. Để tìm hiểu virut nhân lên và lan truyền nhanh như thế nào thì chúng ta sang bài 44 Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ.

Trang 1

Trường: THPT Nguyễn Chí Thanh Nhày dạy: 06/03/2018

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Thơ Giáo viên hướng dẫn:

Khoa:Sinh học Phạm Thị Quỳnh Như

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY SỐ 1

BÀI 44: SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ

I Mục tiêu

1 Kiến thức

˗ Trình bày được đặc điểm của các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut trong

tế bào chủ

˗ Phát biểu được khái niệm HIV, AIDS

˗ Phân tích được các giai đoạn phát triển của AIDS

˗ Nêu được các con đường lây truyền HIV và biện pháp phòng tránh HIV

˗ Giải thích được một số nhận thức sai lầm về HIV/AIDS trong cộng đồng

2 Kỹ năng

˗ Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp và khái quát hóa qua việc quan sát phân tích kênh hình: các hình ảnh, phim về chu trình nhân lên của virut, về các giai đoạn phát triển của hội chứng AIDS

˗ Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, làm việc độc lập với SGK

˗ Kĩ năng liên hệ thực tiễn

3 Thái độ

˗ Có ý thức bảo vệ sức khoẻ và phòng tránh các bệnh truyền nhiễm do virut gây

nên

Trang 2

˗ Có ý thức tuyên truyền về tác hại và cách phòng tránh HIV/AIDS trong cộng đồng cộng đồng Có ý thức tuyên truyền thông điệp” Không kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV” trong cộng đồng

4 Định hướng phát triển năng lực

- Nhóm năng lực chuyên môn Sinh học:

+ Năng lực nhận thức kiến thức sinh học

+ Năng lực vân dụng kiến thức Sinh học giải quyết vấn đề cuộc sống

- Nhóm năng lực chung:

+ Năng lực tự học

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác

+ Năng lực giải quyết vấn đề

II Nội dung trọng tâm

- Chu trình nhân lên của virut trong tế bào

- Con đường lây truyền HIV và biện pháp phòng ngừa HIV/AIDS

III Phương pháp dạy học

- Phương pháp phân tích tranh vẽ, phim - tìm tòi bộ phận

- Phương pháp hỏi đáp - tìm tòi bộ phận

- Phương pháp diễn giải - nêu vấn đề

- Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm

- Phương pháp dạy học khám phá

- Phương pháp trò chơi học tập

IV Phương tiện dạy học

- Giáo án powerpoint (tranh, sơ đồ)

- Sách giáo khoa sinh học 10 nâng cao

- Phim mô tả các giai đoạn xâm nhiễm và phát triển của phage.

Trang 3

- Các hình ảnh tuyên truyền về phòng chống đại dịch AIDS

- Phiếu học tập:

Sơ nhiễm

(Giai đoạn cửa sổ)

Không triệu chứng

Biểu hiện triệu chứng

AIDS

V Bảng mô tả các mức độ về mục tiêu học tập và hệ thống câu hỏi – bài tập tự đánh giá

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao

1 Chu trình

nhân lên

của virut

- Nêu được các giai đoạn xâm nhiễm và phát triển của phage

- Trình bày được đặc điểm từng giai đoạn xâm nhiễm và phát triển của phage

- Phân biệt được virut ôn hòa và virut độc, chu trình tan và tiềm tan

2 HIV và

hội chứng

AIDS

- Nhận biết các khái niệm cơ bản liên quan đến

HIV/AIDS

- Phân biệt được chu trình nhân lên của phage và HIV

- Trình bày các giai đoạn phát triển của hội chứng AIDS

-Trình bày các con đường lây truyền và biện pháp phòng ngừa

Vận dụng kiến thức bài học

để có ý thức cảnh giác, bảo

vệ sức khỏe

Tuyên truyền mọi người cách phòng tránh HIV/AIDS

Trang 4

V Tiến trình tổ chức tiết học

1 Ổn định tổ chức lớp (1phút).

2 Kiểm tra bài cũ (3 phút)

Câu 1: Virut là gì?

Câu 2: Trình bày cấu tạo chung của virut

3 Bài mới

* Đặt vấn đề (2 phút)

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho con người chết hàng loạt: chiến tranh, nạn đói, động đât, lủ lụt… Tuy nhiên, trong lịch sử loài người thì số người chết do các nguyên nhân đó không bằng số người chết do bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là trong các cuộc dịch bệnh do virut Ví dụ virut cúm H1N1 Năm 1918 chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra và đồng thời với cuộc chiến tranh này là virut cúm H1N1 đang phát triển Kết quả cho thấy rằng số binh lính chết do dịch cúm lớn hơn số binh lính chết do bom đạn Điều này làm chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc sớm hơn Trong vài tháng có hơn 1 tỉ người mắc bệnh Như vậy, có thể thấy virut lan truyền với tốc độ rất nhanh và hậu quả vô cùng nguy hiểm Theo nghiên cứu, tốc độ lan truyền của virut nhân lên theo cấp số nhân Để tìm hiểu virut nhân lên và lan truyền nhanh như thế nào thì chúng ta sang bài 44 Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ

Hoạt động 1: Tìm hiểu chu trình nhân lên của virut Thời

gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

- Đặt vấn đề: Virut không có

cấu tạo tế bào, quá trình

chuyển hóa vật chất và năng

lượng của chúng phụ thuộc

hoàn toàn vào tế bào chủ Để

tồn tại và phát triển thì virut

bắt buộc phải xâm nhập vào

tế bào chủ Tất cả các giai

đoạn trước và sau khi xâm

nhập của virut được gọi là

chu trình nhân lên của virut

trong tế bào chủ

I Chu trình nhân lên cua virut

1 Các giai đoạn xâm nhiễm và phát triển của phage

1 Hấp phụ Phage bán lên bề mặt tế bào chủ nhờ thụ thể thích hợp với thụ thể cảu tế bào chủ

2 Xâm nhập

Trang 5

- GV cho học sinh xem 1

đoạn video về sự xâm nhiễm

và phát triển của phage, yêu

cầu HS quan sát trên cơ sở

các thông tin định hướng của

GV (chú ý đến diễn biến của

phage)

- GV chiếu hình 44: Các giai

đoạn xâm nhiễm và phát

triển của phage, GV yêu cầu

HS quan sát hình và cho biết

chu trình gồm bao nhiêu giai

đoạn và đó là các giai đoạn

nào?

- GV nhận xét phần trình

bày của HS và đi vào phân

tích từng giai đoạn

+ Hấp phụ:

GV: ở giai đoạn này thì vị trí

hạt virut ở đâu?

GV: Nhờ vào bộ phận nào

mà virut có thể bám vào đó?

GV nhận xét và bổ sung:

Virut bám trên bề mặt của

TB chủ nhờ gai glicoprotein

của phage đặc hiệu với thụ

thể trên bề mặt tế bào

Lưu ý với HS: Tính đặc hiệu

là rào cản không cho virus

hấp phụ lên bất kỳ tế bào

nào ngoài tế bào có thụ thể

đặc hiệu Chúng ăn khớp

nhau theo nguyên tắc “ổ

- HS chú ý theo dõi video

- HS quan sát và trả lời:

Gồm 5 giai đoạn Hấp phụ, Xâm nhập, Sinh tổng hợp, Láp ráp và Phóng thích

-HS:

Ở giai đoạn hấp phụ thì hạt virus bám vào thành tế bào

-HS trả lời:

Nhờ gai glicoprotein của virus

Bao đuôi của phage co lại đẩy

bộ gen của phage chui vào trong tế bào chủ

3 Sinh tổng hợp

Bộ gen của phage điều khiển

bộ máy di truyền của tế bào chủ tổng hợp AND

và vỏ capsit cho mình

4 Lắp ráp

Vỏ capsit bao lấy lõi AND, các bộ phận như là đĩa gốc, đuôi gắn lại với nhau tạo thành phage mới

5 Phóng thích Các phage mới được tạo thành phá vỡ vỏ tế bào chủ chui ồ ạt ra ngoài hoặc taocj thành một lỗ thủng trên vỏ tế bào chủ và chui

từ từ ra ngoài

Trang 6

khóa-chìa khóa”

+ Xâm nhập: Phage đẩy bộ

gen của nó vào trong tế bào

chủ

? Làm thế nào mà phage có

thể phá hủy thành TB để

bơm ADN vào?

Phage tiết ra enzim lizozim

phá hủy thành tế bào và bơm

ADN vào và vỏ ở bên ngoài

TB Tuy nhiên virut động

vật thì khác, virut động vật

đưa cả vỏ vào trong tế bào

sau đó cởi vỏ giải phóng axit

nucleic sau

+ Sinh tổng hợp: Ngay sau

khi phage đã xâm nhập vào

TBC thì nó sẽ sử dụng

enzym và nguyên liệu của tế

bào chủ để tổng hợp AND

và vỏ capsit

+ Lắp ráp: vỏ capsit bao lấy

lõi ADN tạo thành phage

mới

Lưu ý với HS: virus nào

được lắp ráp hoàn chỉnh thì

gọi là virion Còn virus nào

bị thiếu bộ phận thì gọi là

virus khuyết tật

Thực tế, từ một phân tử

protein axit nucleic khi vào

trong TBC, có thể tổng hợp

ra hàng trăm, thậm chí hàng

nghìn virus mới

+ Phóng thích: phage phá

hủy thành tế bào để chui ra

ngoài

GV: Bằng cách nào mà virus

có thể phá hủy thành TB để

chui ra ngoài?

Gợi ý: Giống cách virus phá

hủy thành TB để bơm ADN

-HS: Nhờ vào 1 loại enzyme

HS trả lời:

- Virus phá hủy thành

TB chui ra ngoài bằng

Trang 7

vào trong.

- GV nêu vấn đề: Virut

chúng ta vừa tìm hiểu là

virut độc (thể thực khuẩn) và

chu trình nhân lên của virut

đó là chu trình sinh tan Có

phải lúc nào virut hấp phụ

vào tế bào vật chủ cũng làm

tan tế bào hay không? Để

tìm hiểu rõ vấn đề này2

Virut ôn hòa và virut độc

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu

SGK và cho biết:

- Virut độc là gì?

- Virut ôn hòa là gì?

- Tế bào tiềm tan là gì?

GV: chiếu hình ảnh về mối

quan hệ giữa chu trình sinh

tan và tiềm tan rồi phân tích

Sau khi chui ra ngoài, TB sẽ

tan biến và chết Tuy nhiên

không phải virus nào cũng

làm tan TB

- Virus độc làm tan TB

gọi là chu trình tan

- Virus ôn hòa không ảnh

hưởng đến TB gọi là

chu trình tiềm tan

- Khi nào thì virut ôn hòa trở

thành virut độc

- GV: Mặc dù chúng ta khỏe

mạnh nhưng trong cơ thể

chứa rất nhiều TB tiềm tan

Khi sống trong môi trường ô

nhiễm, những TB tiềm tan

có thể chuyển sang chu trình

sinh tan nghĩa là những virut

ôn hòa chuyển thành virut

cách tiết ra enzim lizozom

- HS trả lời

- HS trả lời

- HS trả lời

- HS nghiên cứu trả lời

2 Virut ôn hòa và virut độc

- Virut độc là những virut phát triển làm tan tế bào chủ

- Virut ôn hòa là những virut mà bộ gen của nó gắn vào NST của tế bào chủ nhưng tế bào chủ vẫn sinh trưởng bình thường

- Tế bào tiềm tan là

tế bào mang virut ôn hòa

Khi có một số tác dụng ở bên ngoài như tia tử ngoại hoặc các tác nhân đột biến có thể chuyển virut ôn hòa thành virut độc làm tan tế bào

Trang 8

độc gây bệnh Điều này giải

thích tại sao hiện nay có rất

nhiều người bị ung thư

Hoạt động 2: Tìm hiểu về HIV và hội chứng AIDS Thời

gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

- Chuyển ý: Một trong

những loại virut gây bệnh vô

cùng nguy hiểm, được xem

là một căn bệnh thế kỉ đó

chính là virut HIV Để tìm

hiểu xem virut này gây bệnh

như thế nào và có cách

phòng tránh đúng đắn thì

chúng ta tìm hiểu sang phần

II HIV/AIDS

- GV chiếu một số hình ảnh

về virut HIV

- Các em đã được tìm hiểu

về virut HIV ở lớp 8 Vậy

HIV là gì?

- GV nhận xét và bổ sung:

HIV (human immuno

deficiency virus) là virus gây

suy giảm miễn dịch ở người

- Tại sao virut HIV gây suy

giảm miễn dịch ở người?

-GV chính xác hóa kiến

-HS nghiên cứu SGK

trả lời: HIV là virut gây

suy giảm miễn dịch ở người

-HS nghiên cứu SGK

trả lời: Do HIV có khả

năng gây nhiễm và phá hủy một số tế bào của

hệ thống miễn dịch (TB limpho T)

III HIV và hội chứng AIDS

1 Khái niệm về HIV

- HIV (Human Immunodeficiency Virus) : HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người

- AIDS (Acquired Immune Deficiency Syndrome) là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

Trang 9

thức: Do HIV có khả năng

gây nhiễm và phá hủy một

số tế bào của hệ thống miễn

dịch (TB limpho T) Sự suy

giảm số lượng các tế bào này

làm mất khả năng miễn dịch

của cơ thể, từ đó các vi sinh

vật có cơ hội tấn công và

gây bệnh Như vậy, khi bị

nhiễm HIV thì chúng ta mắc

rất nhiều bệnh cơ hội và khi

nói tới HIV, người ta thường

hay gọi HIV/AIDS, vậy

AIDS là gì mà thường hay đi

kèm với HIV như vậy?

- Vậy quá trình xâm nhập

của virut HIV như thế nào

chúng ta sang phần 2 Các

giai đoạn phát triển của hội

chứng AIDS

- GV yêu cầu HS nghiên cứu

SGK mục II.2 trang 150,

mỗi bàn 1 nhóm thảo luận để

hoàn thành PHT sau trong

vòng 3 phút:

Giai đoạn

Thời gian kéo dài

Biểu hiện

Sơ nhiễm

(Giai

đoạn cửa

sổ)

- HS trả lời: AIDS (Acquired Immune Deficiency Syndrome)

là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

- HS nghiên cứu hoàn thành PHT

- Đại diện nhóm 1 đứng

2 Các giai đoạn phát triển của hội chứng AIDS

- Giai đoạn sơ nhiễm

- Giai đoạn không triệu chứng

- Giai đoạn biểu hiện triệu chứng

Trang 10

triệu

chứng

Biểu hiện

triệu

chứng

AIDS

- GV yêu cầu nhóm 1 trả lời

giai đoạn sơ nhiễm

- Gọi các nhóm còn lại nhận

xét, bổ sung câu trả lời của

nhóm bạn

- GV nhận xét chiếu đáp án

- GV yêu cầu nhóm 3 trả lời

gai đoạn không triệu chứng

- Gọi các nhóm còn lại nhận

xét, bổ sung câu trả lời của

nhóm bạn

- GV nhận xét chiếu đáp án

- GV yêu cầu nhóm 5 trả lời

gai đoạn biểu hiện triệu

chứng AIDS

- Gọi các nhóm còn lại nhận

xét, bổ sung câu trả lời của

nhóm bạn

- GV nhận xét chiếu đáp án

-GV chính xác hóa kiến

thức

? Tại sao nhiều người không

hay biết mình đang nhiễm

HIV?

dậy trả lời

- Đại diện nhóm 3 đứng dậy trả lời

- Đại diện nhóm 5 đứng dậy trả lời

- HS trả lời: Do người bệnh đang ở giai đoạn

sơ nhiễm hoặc ở giai đoạn không triệu chứng, thường ko biểu hiện triệu chứng, do vậy có thể truyền HIV qua người khác mà không biết

3 Các con đường lây truyền và biện

Trang 11

- Hiện nay vẫn chưa có

vacxin phòng ngừa hữu hiệu

nên để biết cách phòng tránh

cho bản thân và cộng đồng

thì chúng ta sang phần 3.Các

con đường lây truyền và

biện pháp phòng ngừa

GV gợi ý: Virus HIV có rất

nhiều trong máu và dịch sinh

dục Từ đó, em nào có thể

cho biết HIV lây truyền qua

các đường nào?

GV nhận xét, giải thích và

liên hệ thực tế để rút ra các

biện pháp phòng ngừa

Các

con

đường

lây

nhiễm

Biện pháp

phòng ngừa

Đườn

g máu -Không dùng chung

bơm-kim tiêm và

các dụng cụ cá

nhân…

-Tránh tiếp

xúc trực tiếp

với máu của

người bệnh

HS trả lời:

- Đường máu, tình dục

và từ mẹ sang con

pháp phòng ngừa.

-3 con đường:

+ Đường máu + Đường tình dục +Từ mẹ sang con Biện pháp phòng ngừa:

- Hiểu biết về AIDS

- Loại trừ tệ nạn xã hội tiêm chích ma túy…

- Thực hiện các biện pháp vệ sinh y tế theo quy trình nghiệm ngặt

- Sống lành mạnh chung thủy một vợ một chồng Quan hệ tình dục an toàn

Trang 12

-Chỉ nhận máu khi đã xét nghiệm HIV

Đườn

g tình dục

-Quan hệ tình dục an toàn -Tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch sinh dục của người bệnh

Từ mẹ sang con

-Nuôi con bằng sữa ngoài -Mổ lấy thai…

Dặn dò HS có thái độ tốt:

không kỳ thị và đồng cảm

với người nhiễm HIV

4 Củng cố

Trò chơi ô chữ: “Hấp phụ”

Câu 1 Loại virut gây nên căn bệnh thế kỉ là virut gì?

Câu 2 Đây là một trong những đối tượng mà dễ bị nhiễm HIV.

Câu 3 Đây là một trong các giai đoạn nhân lên của virut có đặc điểm sau: vỏ capsit được

hình thành và bao lấy lõi AND, các bộ phận như đĩa gốc, đuôi gắn lại với nhau tạo thành phage mới

Câu 4 Giai đoạn mà ở đó phagơ phá hủy thành tế bào để chui ra ngoài, được gọi là giai

đoạn gì?

Trang 13

Câu 5 Các vi sinh vật mà lợi dụng cơ thể suy giảm miễn dịch để tấn công và làm cơ thể

mắc các bệnh, những bệnh này được gọi là gì?

Câu 6 Đay là một trong những con đường mà lây nhiễm HIV?

Đáp án:

Câu 1 HIV Câu 2: Mại dâm Câu 3 Lắp ráp Câu 4: Phóng thích Câu 5: Cơ hội Câu 6: Máu Câu hỏi tự luận

Câu 7: Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một loại tế bào nhất định?

Câu 8 Khi khi thấy một người bạn có thái độ kỳ thị xa lánh người bị nhiễm HIV thì em

sẽ làm gì?

5 Dặn dò (1 phút)

- Trả lời các câu hỏi trong SGK, học bài cũ

- Xem trước bài 45 Virut gây bệnh, ứng dụng của virut

- Chuẩn bị một số tranh ảnh một số virut gây bệnh và ứng dụng của nó

Quảng Điền, ngày 02 tháng 03 năm 2018

Giáo viên hướng dẫn giảng dạy Giáo sinh thực tập

Cô Phạm Thị Quỳnh Như Hoàng Thị Thơ

Trang 14

Trường: Ngày….tháng….năm… Lớp:

Nhóm:

PHIẾU HỌC TẬP Các giai đoạn phát triển của hội chứng AIDS

Nghiên cứu SGK bài 44, trang 150, em hãy điền thông tin vào bảng sau:

Sơ nhiễm

(Giai đoạn cửa sổ)

Không triệu chứng

Biểu hiện triệu chứng

AIDS

Trang 15

TỜ NGUỒN PHIẾU HỌC TẬP Các giai đoạn phát triển của hội chứng AIDS

Nghiên cứu SGK bài 44, trang 150, em hãy điền thông tin vào bảng sau:

Sơ nhiễm

(Giai đoạn cửa sổ) 2 tuần - 3 tháng

Chưa có biểu hiện rõ, có thể

sốt nhẹ

Biểu hiện triệu chứng

AIDS

Tùy vào cơ thể, vài tháng đến vài năm

Viêm niêm mạc thực quản, phế quản, phổi… viêm não, ung thư da và máu

Ngày đăng: 23/11/2018, 20:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w