Câu 6. Trình bày vai trò của thông tin trong quản lý? Để đảm bảo hiệu quả thực hiện các công việc, người lãnh đạo, quản lý cần tiến hành qui trình thu thập và xử lý thông tin như thế nào? Liên hệ thực tiễn đơn vị anh (chị) hiện nay.Câu 7. Quyết định lãnh đạo, quản lý cần đảm bảo những yêu cầu nào? Phân tích các giai đoạn của sáng kiến ban hành quyết định lãnh đạo quản lý? Nêu ví dụ cụ thể trong hoạt động thực tiễn ở đơn vị anh (chị) hiện nay.Câu 8. Trong quy trình tổ chức thực hiện quyết định lãnh đạo quản lý, khâu nào là khâu quan trọng nhất, tại sao? Đánh giá việc thực hiện quy trình tổ chức thực hiện quyết định lãnh đạo quản lý ở đơn vị các anh chị hiện nay? Cần lưu ý những điều gì để tổ chức thực hiện quyết định hiệu quả?Câu 9. Trình bày những nguyên tắc cơ bản trong công tác đánh giá cán bộ? Liên hệ thực tiễn đơn vị anh (chị) hiện nay trong việc vận dụng những nguyên tắc này. Qua đó rút ra những kết luận gì cho hoạt động lãnh đạo quản lý ở cơ sở?Câu 10. Phân tích các yêu cầu tổ chức và điều hành cuộc họp. Liên hệ thực tiễn. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cuộc họp ở đơn vị anh (chị) hiện nay?Câu 11. Phân tích các yêu cầu cơ bản của phân công công việc trong điều hành công sở? Liên hệ thực tiễn đơn vị anh (chị) hiện nay trong việc thực hiện yêu cầu trên. Câu 12. Đánh giá ưu điểm và hạn chế trong việc thực hiện các yêu cầu về nội dung và thể thức đối với văn bản quản lý hành chính nhà nước ở đơn vị anh (chị) hiện nay. Đề xuất cách khắc phục những hạn chế đó.
Trang 1HỌC VIỆN CÁN BỘ TP.HCM
KHOA ĐẠI CƯƠNG
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Môn: KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ (2018) Dành cho các lớp học môn KNLĐQL từ tháng 6 năm 2018
Câu 6 Trình bày vai trò của thông tin trong quản lý? Để đảm bảo hiệu quả thực hiện các công việc, người lãnh đạo, quản lý cần tiến hành qui trình thu thập và xử
lý thông tin như thế nào? Liên hệ thực tiễn đơn vị anh (chị) hiện nay.
II Phân tích trường hợp cụ thể
1 Trình bày một trường hợp thu thập thông tin tại cấp cơ sở (xác định có phải vấn đề không)
Vd: BYT yêu cầu VYTCC thu thập thông tin về hành tím; Các khoa phòng thu thập thông tin báo cáo cho lãnh đạo
Xác định tình huống có phải là vấn đề không? Nếu là có thì cần phải tìm hiểu những gì (nhận thức vấn đề) xác định không gian của vấn đề (chỉ đạo cấp trên theo ngành dọc, ngang; Thực trạng hiện nay; Thực trạng nội bộ; Mối quan hệ với các ban ngành…)
2 Đánh giá hiệu quả thu thập thông tin: Đúng? Đủ? Kịp thời? Gía trị? Sau đó tìm ra khâu yếu của vấn đề, nếu thông tin sai thì tại sao sai?
III Nguyên nhân sai sót
1 Nguyên nhân
2 Hướng khắc phục
Định nghĩa thông tin trong LĐQL: Là quá trình trao đổi tin tức nhưng đây
không phải là tin tức thông thường (như báo đài) mà đây là những tin tức có liên quanđến hoạt động quản lý lãnh đạo (của cơ quan, địa phương)
Quá trình trao đổi tin tức phải đảm bảo đến được người nhận (cơ cơ quan, bộphận phải có mối liên hệ với nhau), để làm được điều này thì yêu cầu thông tin phải cóđịa chỉ cụ thể (không nói chung chung như báo đài); phải được người nhận hiểu rõ(tuân thủ cách nói, dùng từ để đảm bảo mọi người đều hiểu như nhau); nhằm phục vụcho việc thực hiện mục tiêu của cơ quan/đơn vị (thông tin phải hữu ích cho công việc,không phải mang tính giải trí); thông tin phải có tính chọn lọc
Phân loại thông tin QLLĐ:
Thông tin chính thức: có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng (do các cơ quan có thẩmquyền phát đi); được xã hội thừa nhận (vì thông tin được truyền đi một cách thoải máiqua nhiều đường khác nhau như công văn, chỉ thị, báo đài…)
Thông tin không chính thức: Nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng; chưa hoặckhông được xã hội thừa nhận do đó không thể được truyền đi bằng con đường chínhthức; biểu hiện rõ nhất đó là các tin đồn
Đặc điểm: Tính địa chỉ; Tính hiểu rõ; Tính hữu ích
Trang 2Vai trò của thông tin trong LĐQL
Thông tin là đối tượng, nguyên liệu đầu vào, hình thức thể hiện sản phẩm của lao động LĐQL: Về bản chất, hoạt động quản lý là quá trình làm việc với thông tin.
Thông tin là công cụ để người quản lý thực hiện hoạt động quản lý (để thực hiện đượccông việc LĐQL thì cần phải thu thập thông tin) Sản phẩm và cũng chính là phươngtiện của quá trình tác động giữa người quản lý và người bị quản lý là thông tin (đầu ra
là các quyết định, công văn, báo cáo…)
Thông tin gắn liền với quyền lực trong LĐQL: Thông tin là cơ sở để nhà quan
lý ban hành các quyết định quản lý Thông tin là yếu tố cơ bản giúp duy trì thống nhấtgiữa mục đích và hành động của tổ chức, duy trì sự thống nhất hành động của hệthống, đều phải sử dụng thông tin như một phương tiện, một công cụ quyền lực Trongthời đại hiện nay việc nắm thông tin được xem như quyền lực thứ tư bên cạnh quyềnlập pháp, hành pháp và tư pháp
Thông tin là căn cứ để tổ chức kiểm tra, đánh giá và thực hiện các quyết định quản lý: ở đây, thông tin giúp nhà quản lý nhận thức chính xác công việc cần tổ chức
thực hiện, thông tin giúp cho nhà quản lý có cơ sở xây dựng phương án thực hiện vàphương án dự phòng thông tin là cơ sở để giải quyết công việc, thông tin là căn cứ đểkiểm tra, đánh giá công việc được thực hiện
Thông tin có giá trị ngày càng cao, đóng góp ngày càng nhiều vào giá trị tổ chức: Thông tin góp phần quan trọng trong việc phân tích, dự báo, phòng ngừa và
ngăn chặn rủi ro trong hoạt động quản lý: Trong quản lý, việc sớm có được các thôngtin liên quan rất quan trọng cho mỗi một công việc cụ thể Trên cơ sở những thông tinđược cung cấp nhà quản lý có thể phân tích, đánh giá công việc ở nhiều góc độ để đưa
ra những dự báo, phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro
Quy trình thu thập và xử lý thông tin:
Xây dựng những thiết chế để lấy thông tin: Thành lập tổ thông tin lưu trữ; Quyđịnh chế độ báo cáo, chương trình kế hoạch/kiểm tra
Đánh giá được ý nghĩa thông tin thu thập, xử lý: Bên cạnh số lượng thông tinđược thu thập, nhà quản lý cần chất lượng và giá trị thông tin đối với mỗi công việc
Vì vậy cần phải đánh giá thông tin được thu thập, để đánh giá thông tin thì cần sosánh, phân tích các số liệu liên quan với nhau
Xử lý thông tin:
Tiếp nhận thông tin: Tiếp nhận thông tin là sự tập hợp thông tin từ nhiều nguồn
về một nơi một cách chủ động hoặc bị động Sau khi tiếp nhận thông tin, công chức,viên chức cần tiến hành phân loại thông tin
Tóm lược thông tin: Tóm lược thông tin là việc giảm bớt lượng nội dung tinnhưng vẫn đảm bảo những nội dung cốt yếu và cơ bản của thông tin để phục vụ choviệc tổng hợp thông tin và sử dụng thông tin
Xác nhận, kiểm tra độ tin cậy của thông tin Thông tin được thu thập từ cácnguồn tin khác nhau Công chức, viên chức phải trả lời được câu hỏi đặt ra là: thôngtin có được đến từ nguồn tin nào? Với mỗi một loại nguồn tin thường có những độ tincậy khác nhau
Trang 3Phân tích, tổng hợp thông tin: Phân tích thông tin là quá trình phân loại, sosánh, đối chiếu để kiểm tra tính chính xác, tính khoa học, hợp lý của thông tin Việcphân tích nhằm nắm chắc nội dung và hiểu đúng bản chất của thông tin, bản chất củatình hình, sự việc Tổng hợp thông tin là phương pháp sắp xếp các thông tin đã đượckiểm tra, xác minh, phân tích, chọn lọc theo một chủ đề nhất định Chủ đề đó có thể làtheo thời gian, sự việc, chuyên đề, lĩnh vực công tác Thông tin có thể được sắp xếptheo trật tự nào đó phù hợp với đặc điểm của chủ đề đã chọn và nhu cầu sử dụng tincủa lãnh đạo cơ quan.
Các yêu cầu đối với xử lý thông tin:
Đảm bảo sự thống nhất hài hòa, bổ sung, hoàn thiện ba loại thông tin: thông tinthuận và nghịch chiều; thông tin khách quan; thông tin theo chức năng
Đảm bảo sự hiện diện của ba nguồn thông tin: nguồn từ các cá nhân, cơ quan,
tổ chức có trách nhiệm cung cấp; nguồn từ tiếp xúc, khảo sát thực tế; nguồn từ cácphương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội
Cần thận trọng khi tham khảo, sử dụng thông tin mang tính dự báo; thông tin từnước ngoài, từ mạng xã hội; thông tin thiếu kiểm chứng về nguồn gốc; thông tin có sựsai biệt so với thông tin chính thức
Cần cố gắng loại bỏ các yếu tố bình luận lẫn trong thông tin, đồng thời phảinắm được hạt nhân, cốt lõi của thông tin
Liên hệ thực tiễn:
Câu 7 Quyết định lãnh đạo, quản lý cần đảm bảo những yêu cầu nào? Phân tích các giai đoạn của sáng kiến ban hành quyết định lãnh đạo quản lý? Nêu ví dụ cụ thể trong hoạt động thực tiễn ở đơn vị anh (chị) hiện nay.
Ra quyết định là một quá trình tư duy nhằm phát hiện mâu thuẫn giữa tìnhhuống LĐQL với đòi hỏi nhiệm vụ phải thực hiện, từ đó lựa chọn và tìm ra phương ántối ưu trong các phương án đã xác định từ trước nhằm giải quyết mâu thuẫn trên
Quyết định LĐQL là sự thể hiện ý chí của các chủ thể trong hoạt động LĐQL
xã hội, tiến hành theo một trình tự, thủ tục, được thể hiện dưới những hình thức nhấtđịnh (nghị quyết, quyết định, chỉ thị…), nhằm tổ chức và điều chỉnh các quá trình xãhội và hành vi hoạt động của con người theo định hướng nhất định
Để ra được một quyết định đúng, có tính khả thi, được quần chúng nhân dânủng hộ, quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Tính chính trị: đúng chủ trương của Đảng; phù hợp với mục tiêu của ngành/địa phương;
Tính hợp pháp: đúng quy định hiến pháp, pháp luật, thẩm quyền; đúng hìnhthức và thể thức quy định;
Tính hợp lý: hài hòa lợi ích của cá nhân, tập thể và xã hội;
Tính khả thi: căn cứ vào tài lực, nhân lực, vật lực;
Tính kịp thời: không nóng vội chủ quan, không trì trệ kéo dài;
Tính hệ thống, toàn diện: quyết định sau phải phù hợp với quyết định trước,phù hợp quy luật
Quy trình ra quyết định LĐQL: bao gồm các công đoạn Sáng kiến ban hànhquyết định; Soạn thảo quyết định; Thông qua dự thảo; Ban hành quyết định
Các yêu cầu cơ bản của quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở
Để ra được một quyết định đúng, có tính khả thi, được quần chúng nhân dânủng hộ, quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Bảo đảm tính chất chính trị: Quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở là sự cụ thểhóa nghị quyết của Đảng vào thực tiễn của địa phương cơ sở, là sự cụ thể hóa cácquyết định quản lý của cơ quan nhà nước cấp trên, thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của
Trang 4chính quyền cơ sở theo quy định của pháp luật ở địa phương cơ sở Vì vậy, nghị quyếtcủa Đảng bộ Cơ Sở và quyết định quản lý của chính quyền cơ sở không được trái vớiđường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Bảo đảm tính hợp pháp Hoạt động của tổ chức cơ sở đảng, chính quyền cấp cơ
sở được đặt trong khuôn khổ pháp luật, vì vậy các quyết định lãnh đạo quản lý cấp cơ
sở phải phù hợp với các quy định của pháp luật
Ban hành quyết định lãnh đạo, quản lý đúng hình thức thủ tục quy định
Về hình thức: các quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải đúng tên gọi, thểthức như: tiêu đề, tiêu ngữ, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm ban hành và hiệu lực, chữ ký,con dấu hình thức thể hiện chủ yếu bằng văn bản Vi phạm các quy định về hìnhthức, thể thức có thể dẫn đến hậu quả là làm cho quyết định lãnh đạo, quản lý trở thànhbất hợp pháp
Bảo đảm tính hợp lý: Tính hợp lý của quyết định lãnh đạo, quản lý thể hiện:Quyết định lãnh đạo, quản lý phải đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, tập thể và cánhân Quyết định lãnh đạo, quản lý phải cụ thể và đáp ứng được các yêu cầu của đờisống xã hội đặt ra và với các đối tượng thực hiện Một quyết định lãnh đạo, quản lý cótính khả thi cao khi được ban hành đúng lúc, phù hợp với yêu cầu lãnh đạo, quản lý ởđịa phương cơ sở Tình trạng trì trệ, kéo dài hoặc nóng vội trong nghiên cứu ra quyếtđịnh lãnh đạo, quản lý thì không những không mang lại hiệu quả mà thậm chí còn gây
ra những thiệt hại cho Nhà nước, xã hội và công dân phải gánh chịu
Quyết định lãnh đạo, quản lý phải mang tính hệ thống toàn diện Nội dungquyết định lãnh đạo, quản lý phải được cân nhắc, tính hết các yếu tố chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội; phải căn cứ vào chiến lược, nghị quyết của Đảng, các mục tiêu pháttriển ngắn hạn, dài hạn của Nhà nước Các biện pháp đề ra trong quyết định lãnh đạo,quản lý phải phù hợp, đồng bộ với các biện pháp trong các quyết định có liên quan
Bảo đảm kỹ thuật ban hành quyết định lãnh đạo, quản lý Yêu cầu này thể hiện:ngôn ngữ, văn phong, cách trình bày một quyết định lãnh đạo, quản lý phải rõ ràng, dễhiểu, ngắn gọn, chính xác, không đa nghĩa
Các giai đoạn sáng kiến ban hành quyết định
Giai đoạn 1: Xác định vấn đề (vấn đề là gì? Cần quan tâm gì…) Vấn đề phátsinh khi có sự sai lệch, khác biệt giữa những gì chúng ta mong đợi và những gì đangxảy ra trong thực tế Mỗi tổ chức, trên từng lĩnh vực khác nhau trong quá trình tồn tại
và phát triển của mình đều ẩn chứa nhiều vấn đề cần được giải quyết Điều quan trọngnhất của các nhà quản lý không phải là tìm cách lảng tránh vấn đề hay không chấpnhận nó mà là biết cách đối mặt với vấn đề, hình thành và phát triển các kỹ năng đểtìm kiếm, phát hiện ra các vấn đề và giải quyết vấn đề Phát hiện ra vấn đề và xác địnhđúng vấn đề mà bản thân mỗi cá nhân và tổ chức cần giải quyết là yếu tố then chốtquyết định gần một nửa sự thành công trong hoạt động của con người
Có nhiều phương pháp khác nhau để nhận diện vấn đề và xác định mức độ ưutiên cho các vấn đề cần giải quyết Sau đây là một số phương pháp chủ yếu được sửdụng trong hoạt động quản lý:
Trang 5đề) Xác định vấn đề cần giải quyết Đây là bước rất quan trọng, quyết định tới tất cảcác bước còn lại Một tổ chức bị coi là có vấn đề trong quản lý khi người ta nhận thấy
có những lệch lạc nhất định giữa thực trạng của công việc với những mong muốn củanhà quản lý Việc ban hành quyết định là nhằm mục đích làm mất đi sự lệch lạc này.Phân loại vấn đề nhằm xác định thứ tự ưu tiên của vấn đề đó trong các vấn đề mà tổchức đang gặp phải Việc xác định mức độ ưu tiên của vấn đề cần giải quyết đối vớinhà quản lý được thực hiện theo thứ tự:
Vấn đề có liên quan tới sự tồn tại của tổ chức
Vấn đề đòi hỏi sự khẩn cấp về thời gian,
Vấn đề có thể tạo nên sự bất ổn trong tổ chức,
Vấn đề mà kết quả của việc giải quyết sẽ làm tiền đề cho việc giải quyếtcác vấn đề khác
Tìm kiếm thông tin về vấn đề: Sau khi đã lựa chọn được vấn đề cần ưu tiên giảiquyết, việc giải quyết vấn đề bắt đầu bằng việc nhận diện vấn đề và xác định nguyênnhân dẫn tới vấn đề đó
Xác định chính xác nguyên nhân vấn đề cần giải quyết giữ vai trò quan trọngtrong quá trình ra quyết định Việc xác định chính xác nguyên nhân chủ yếu sẽ là cơ sở
để các nhà quản lý đề xuất các giải pháp xử lý vấn đề Nhận định sai vấn đề hay xácđịnh nguyên nhân của vấn đề không chuẩn xác sẽ làm cho các quyết định được banhành để giải quyết vấn đề không đi đúng hướng
Để có thể đánh giá đúng các vấn đề và chỉ đúng những nguyên nhân làm phátsinh vấn đề cần phải có một hệ thống thông tin về vấn đề Vai trò của thông tin trongquản lý nói chung và quản lý hành chính nhà nước nói riêng, do đó, trở nên rất quantrọng Những yêu cầu cơ bản đối với nguồn thông tin mà nhà quản lý cần để phục vụcho quá trình ra quyết định là: thông tin phải chính xác, đầy đủ, kịp thời và phù hợp.Trong quá trình xác định vấn đề cần lưu ý các điểm sau đây:
Cần thường xuyên kiểm tra tính chính xác và khách quan của các nguồnthông tin liên quan tới vấn đề; tránh những định kiến có sẵn
Cần xây dựng một hệ thống xử lý thông tin tin cậy
Biết lựa chọn đúng các thông tin cần thiết phục vụ việc ra quyết định.Giai đoạn 3: Đưa ra phương án giải quyết (xây dựng cây giải pháp) Sau khinguyên nhân của vấn đề đã được xác định, cần phải xây dựng các phương án có thể có
để giải quyết vấn đề đó Một nguyên nhân dẫn tới vấn đề có thể giải quyết được bằngnhiều cách khác nhau Có rất nhiều phương án ra quyết định khác nhau Lựa chọnphương án nào tùy thuộc vào tính chất của vấn đề cần ra quyết định, thời gian mà nhàquản lý có được để cân nhắc, suy nghĩ, những nguồn lực có thể được huy động và cảnăng lực tư duy của người ra quyết định
Quy trình ra quyết định không chỉ đơn giản là lựa chọn một giải pháp trong tất
cả các giải pháp mà là phải tìm ra được các giải pháp có thể, cũng như phân tích để chỉ
ra những lợi thế của từng phương án lựa chọn trước khi quyết định Quá trình xâydựng các phương án để giải quyết vấn đề phải được bắt đầu bằng việc thu thập cácthông tin Cần phải đầu tư nhiều, cố gắng để có thể hình thành nhiều phương án khácnhau trong khuôn khổ những nguồn lực hạn chế để có thể phân tích và lựa chọn
Giai đoạn 4: Lựa chọn phương án tối ưu Trong hệ thống các phương án đượcđưa ra để giải quyết một nguyên nhân nào đó của vấn đề, có những phương án tốt hơnnhững phương án khác Chính vì vậy, cần lựa chọn phương án tối ưu khi giải quyếtvấn đề
Để đánh giá đúng các phương án đã xây dựng và lựa chọn đúng phương án tối
ưu nhất đối với tổ chức tại thời điểm ra quyết định cần xây dựng một hệ thống tiêu chíđánh giá các phương án cụ thể Các tiêu chí này có thể lập ra bằng cách trả lời các câu
Trang 6hỏi cụ thể như: Liệu phương án nêu ra có khả thi không? Có đủ các nguồn lực để thựchiện phương án đó hay không? Phương án này có phù hợp với mục tiêu của quyết địnhkhông? Phương án được coi là tối ưu chính là phương án thỏa mãn được nhiều nhấtcác tiêu chí được đặt ra Để xác định mức độ tối ưu còn có thể sử dụng phương ánđánh giá bằng trọng số.
Có thể sử đụng ma trận phân tích của Thomas Saaty hoặc ma trận SSF để lựachọn giải pháp ưu tiên
Quy trình ra quyết định LĐQL cấp cơ sở.
a Sáng kiến ban hành quyết định
Đây là giai đoạn đầu của việc ra quyết định Các cơ quan lãnh đạo, cá nhân cóthẩm quyền ra quyết định LĐQL căn cứ vào nhiệm vụ chính trị, yêu cầu quản lý nhànước để ra quyết định Đó là các căn cứ sau:
Thể chế hoá và cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của tổ chức Đảng cấptrên
Thi hành hiến pháp, luật, lệnh, nghị quyết, văn bản của cơ quan nhà nướccấp trên
Giải quyết những vấn đề phát sinh từ thực tế để chỉ đạo hoặc trực tiếp xử lýcác tình huống cụ thể theo đúng thẩm quyền pháp luật quy định hoặc Điều
lệ Đảng quy định
Ra quyết định LĐQL cấp cơ sở còn căn cứ vào sự tham gia, đóng góp ý kiếncủa các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, của cử tri
Trong bước này, sau khi có đủ căn cứ ra quyết định, tổ chức, cơ quan, cá nhân
có thẩm quyền ra quyết định giao cho tổ chức, cơ quan, cá nhân có trách nhiệm chủ trìsoạn thảo quyết định
b Soạn thảo quyết định
Tuỳ loại quyết định LĐQL, việc soạn thảo, dự thảo quyết định được tiến hànhtheo các bước nhất định Tuy nhiên về cơ bản, bước soạn thảo dự thảo quyết địnhLĐQL đều phải tiến hành các việc sau đây:
Tổng kết, khảo sát, đánh giá tình hình liên quan đến nội dung dự thảo
Xây dựng dự thảo (bao gồm cả việc nghiên cứu thông tin, tư liệu, chuẩn bị
đề cương, biên soạn và chỉnh lý dự thảo)
Tổ chức lấy ý kiến tổ chức, cơ quan, cá nhân và các đối tượng chịu sự tácđộng trực tiếp của quyết định
Đối với những quyết định LĐQL quan trọng còn phải thực hiện việc thẩmđịnh dự thảo quyết định trước khi xem xét, thông qua
c Xem xét, thông qua dự thảo quyết định
Dự thảo quyết định LĐQL cấp cơ sở phải được xem xét thông qua theo đúngthủ tục, trình tự pháp luật quy định hoặc Điều lệ Đảng quy định
Quyết định LĐQL cấp cơ sở chủ yếu được xem xét thông qua theo chế độ tậpthể và quyết định theo đa số Bên cạnh đó, trong hoạt động quản lý nhà nước hiện naycòn đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nướctrong việc ra những quyết định quản lý được pháp luật quy định
d Ra quyết định
Thực hiện bước này cần chú ý tuân thủ đúng nguyên tắc, thể thức, thủ tục banhành văn bản người ký văn bản phảI chịu trách nhiệm về nội dungvà hình thức vănbản
Kỹ năng ra quyết định của cán bộ LĐQL cấp cơ sở:
Để ra được các quyết định LĐQL đúng đắn, có tính khả thi và tổ chức thực hiệntốt trên thực tế cần chú ý tới một số kỹ năng sau:
Trang 7Kỹ năng thu thập thông tin, phân tích và sử dụng thông tin: Để ra được một
quyết định LĐQL phù hợp; cán bộ, công chức lãnh đạo cấp cơ sở cần phải thu thậpthông tin cần thiết, kiểm tra độ tin cậy và chính xác của thông tin
Thông tin đến với LĐ cấp cơ sở qua nhiều kênh đó là: tiếp nhận từ cấp trên chỉđạo xuống cơ sở; tự thu thập, khai thác thông tin bằng cách: điều tra, nắm bắt tình hìnhthực tiễn ở cơ sở…)
Do vậy, trước khi ban hành một quyết định LĐQL cần nghiên cứu nắm vữngnhững thông tin sau đây như: các nghị quyết, chỉ thị, thông tư, văn bản của cấp trêntrực tiếp có liên quan; số liệu điều tra, tình hình thực tiễn tại cơ sở
Cấp cơ sở là cấp trực tiếp gần nhân dân và giải quyết những vấn đề thực tế đặt
ra ở địa phương Vì vậy, việc LĐ cấp cơ sở trực tiếp tìm hiểu thông tin về tình hìnhthực tế cơ sở là hết sức cần thiết, tránh tình trạng nắm bắt thông tin không kịp thời dẫnđến việc ra những quyết định LĐQL xa rời thực tế, hiệu lực không cao
Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, người cán bộ LĐ cấp cơ sở cũngphảI chú ý tới việc cập nhật và khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như:Internet, báo chí, truyền hình…
Việc khai thác và sử dụng thông tin cho việc ra quyết định ở cơ sở có thể từ cácnguồn tin như: Các cán bộ công chức đã nghỉ hưư, già làng, trưởng bản, trưởng thôn,
tổ trưởng dân phố Nhưng chính bản thân cán bộ LĐQL cấp cơ sở mới là người lựachọn thông tin cuối cùng Chính vì vậy, nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất củangười LĐQL là một yêu cầu hết sức quan trọng
Kỹ năng soạn thảo, ra quyết định.
Các sai lầm cần tránh trong việc soạn thảo và ra quyết định LĐQL:
Một là: Không nắm vững các yêu cầu thực tế, giải quyết vấn đề một cáchchung chung, không đủ chính xác, rõ ràng, cụ thể, có thể hiểu và làm khácnhau
Hai là: quá tin vào tham mưu, người dự thảo, không xem xét, nghiên cứu kỹlưỡng, không lắng nghe hết ý kiến người tham gia, người phản biện hay quátin vào những hiểu biết chủ quan của mình đi đến việc ra những quyết địnhLĐQL một cách phiến diện, chủ quan
Ba là: Ra quyết định LĐQL mang tính chất thoã hiệp, nể nang, dựa dẫm cấptrên một cách thụ động, không có tính sáng tạo, không tự chịu trách nhiệm
Bốn là: Ra quyết định LĐQL không đúng thẩm quyền, không đủ căn cứpháp lý; quyết định có nội dung trùng lặp, chồng chéo ngay trong bản thânquyết định hoặc với các quyết định đã ra trước đó
Liên hệ thực tế: Vấn đề gì mà đơn vị cần xem xét giải quyết? Nếu ban hành quyết
định để giải quyết thì có những tác động như thế nào? Đưa ra phương án (cần tiêuchuẩn, tiêu chí chung để lựa chọn) Ra quyết định
Câu 8 Trong quy trình tổ chức thực hiện quyết định lãnh đạo quản lý, khâu nào
là khâu quan trọng nhất, tại sao? Đánh giá việc thực hiện quy trình tổ chức thực hiện quyết định lãnh đạo quản lý ở đơn vị các anh chị hiện nay? Cần lưu ý những điều gì để tổ chức thực hiện quyết định hiệu quả?
Khái niệm quyết định quản lý: Quyết định LĐ-QL là giải pháp được chủ thể
LĐ-QL lựa chọn giữa hai hay nhiều phương án nhằm thực hiện nhiệm vụ LĐ-QL, giảiquyết các vấn đề nảy sinh trong hệ thống QL và tổ chức, cho cấp dưới thực hiện Nóicách khác quyết định LĐ-QL là phương án hợp lý nhất được chọn từ những phương án
đã đề ra
Quy trình tổ chức thực hiện một quyết định quản lý ở cơ sở gồm các bước sau:
Trang 8Bước 1: Triển khai quyết định Để quyết định đến được các đối tượng liên quan.Nhận được quyết định, các tổ chức, cơ quan, cá nhân có liên quan phải thực hiện triệt
để bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng, đề ra kế hoạch, biện pháp thực hiện cho phù hợpvới điều hiện cụ thể của đơn vị, địa phương mình, đảm bảo việc triển khai thực hiệnkhông được trái với quyết định LĐQL đã được ban hành Chú ý khi triển khai quyếtđịnh quản lý ở cơ sở phải trả lời được các câu hỏi:
Triển khai cho ai?
Nội dung triển khai?
Hình thức triển khai?
Ai triển khai?
Bước 2: Tổ chức thực hiện quyết định
Tổ chức lực lượng thực hiện quyết định: Cần bố trí, tổ chức lực lượng cán
bộ phù hợp (giao đúng người, đúng việc) để thực hiện quyết định, đồng thờiđảm bảo những phương tiện cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thựchiện quyết định này
Tùy thuộc vào từng loại quyết định các lãnh đạo quản lý có thể lựa chọn cácbiện pháp thực hiện khác nhau
Xử lý sự cố khi có phát sinh
Bước 3: Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyết định: Một khâu không thể thiếuđược trong hoạt động LĐQL nói chung và LĐQL cấp cơ sở nói riêng là theo dõi, kiểmtra việc thực hiện quyết định LĐQL Do đó, việc ra quyết định LĐQL phải gắn liềnvới việc kiểm tra thực hiện quyết định
Việc kiểm tra thực hiện quyết định có nhiệm vụ nắm tình hình và kết quả mộtcách có hệ thống, có kế hoạch Việc kiểm tra phải chú ý tới cả hai mặt của việc thựchiện quyết định Đó là: tìm ra nguyên nhân của việc không thực hiện hoặc thực hiệnkhông tốt quyết định Và cũng chú ý tới kết quả tốt, tìm ra những ưu điểm, đúc kết bàihọc kinh nghiệm thành công trong việc thực hiện quyết định
Việc kiểm tra thực hiện quyết định LĐQL cấp cơ sở phải được xây dựng thành
kế hoạch ngay từ giai đoạn nghiên cứu dự thảo quyết định; trong đó xác định rõ cơquan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra và đối tượng chịu sự kiểm tra Tiếp đó,việc kiểm tra phải được tiến hành ngay sau khi ban hành quyết định và trong suốt thờigian thực hiện quyết định
Kiểm tra việc thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý là bước bảo đảm sựthành công hiệu quả của quyết định và thực hiện quyết định
Kiểm tra để nắm được tiến độ
Kiểm tra để đôn đốc thực hiện
Kiểm tra để điều chỉnh cho phù hợp thực tế
Kiểm tra để kịp thời khen thưởng động viên, kịp thời xử lý những sai phạm
Kiểm tra tổng kết việc thực hiện quyết định
* Các hình thức kiểm tra có thể áp dụng: (1) Kiểm tra thường xuyên và toàndiện trong suốt quá trình diễn biến thực hiện quyết định; (2) Kiểm tra đột xuất có trọngđiểm, nhằm vào một số khâu nhất định; (3) Kiểm tra tổng kết việc thựuc hiện quyếtđịnh
Bước 4: Tổng kết, đánh giá việc thực hiện quyết định: Sau quá trình thực hiệnphải tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện quyết định, so sánh với mục tiêu đểxem kết quả đạt được như thế nào, mức độ hiệu quả, lý do đạt, lý do chưa đạt, tại sao.Điều quan trọng là phải đánh giá việc thực hiện quyết định LĐQL một cách chính xác,khách quan, trung thực, cụ thể kết quả thực hiện quyết định, tuyệt đối tránh bệnh phôtrương, thổi phồng thành tích Nếu làm tốt công tác này góp phần tăng cường hiệu lực,hiệu quả công tác LĐQL cấp cơ sở
Trang 9Khâu nào là khâu quan trọng nhất, tại sao? (Mỗi cơ quan sẽ có những điểm mạnh/yếu khác nhau, nên không có khâu nào là quan trọng nhất về mặt lý thuyết, tùy tình hình cơ quan Liên hệ thực tế cũng phải chứng minh cho luận điểm chỗ này)
Kỹ năng tổ chức thực hiện quyết định LĐQL là quan trọng nhất
a Kỹ năng lập kế hoạch thực hiện quyết định LĐQL
Lập kế hoạch là một khâu trong chu trình LĐQL Trong quy trình tổ chức thựchiện quyế định LĐ,QL cấp cơ sở, lập kế hoạch là bước đầu tiên trong quy trình tổ chứcthực hiện quyết định và có ý nghĩa hết sức quan trọng đảm bảo hiệu quả thực hiệnquyết định trên thực tế Tuy nhiên, lập kế hoạch tổ chức thực hiện quyết định LĐQLphải được đặt trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các khâu của chu trình thựuc hiệnquyết định
* Nếu người LĐ có kỹ năng lập kế hoạch thì nó được thể hiện ở các yếu tố sau:
Việc tư duy có hệ thống tiên liệu được các tình huống trong hoạt độngLĐQL
Biết phối hợp mọi nguồn lực của tổ chức một cách hữu hiệu hơn
Biết tập trung vào các mục tiêu và chính sách của tổ chức
Nắm vững các nhiệm vụ cơ bản của tổ chức để phối hợp với các nhà LĐQLkhác
Sẵn sàng ứng phó và giải quyết nhanh chóng với các tình huống đặt ra trongquá trình thực hiện quyết định LĐQL
Phát triển hữu hiệu các tiêu chuẩn kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đã đề ra
* Trình tự lập kế hoạch thực hiện quyết định LĐQL như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu yêu cầu của việc thực hiện quyết định
Bước 2: Xác định nội dung việc thực hiện quyết định
Bước 3: Xác định địa bàn, đối tượng, thời gian thực hiện quyết định
Bước 4: Xác định phương pháp thựuc hiện quyết định
Bước 5: Xác định phương pháp theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quyết định
b, Kỹ năng chỉ đạo, điều hành thực hiện quyết định LĐQL
Khi kế hoạch thực hiện quyết định LĐQL đã được đặt ra thì bất cứ bất cứ đốitượng chịu sự LĐQL đều phải thực hiện nghiêm chỉnh
Kỹ năng này giúp cho người LĐ kiểm soát được quá trình thực hiện quyết địnhLĐQL đang được diễn ra thế nào, từ đó
Kỹ năng xử lý tình huống trong LĐQL: Để giải quyết tốt các tình huống tronghoạt động LĐQL, người LĐ chú ý những vấn đề sau:
Chỉ đạo triển khai giải quyết một cách chủ động theo kế hoạch đã xây dựngtrước
Những phát sinh mới nằm ngoài dự liệu cần có ngay những phương hướnggiải quyết nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời những sai phạm phát sinh trongquá trình thực hiện quyết định
Thực hiện đúng trình tự, thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc Điều
Nắm được các quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo đặc thù gắnvới thực tế địa phương
Những kỹ năng cần trau dồi và thực hiện tốt đó là:
Trang 10 Kỹ năng tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Kỹ năng giao tiếp của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ công vụnói chung và tiếp nhận khiếu nại, tố cáo nói riêng
Kỹ năng phân loại, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo
Kỹ năng xác minh, xem xét và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo
Liên hệ thực tế: Nêu một quyết định cụ thể (phải lấy quyết định đã được thực hiện)
phân tích theo 4 bước khẳng định lại xem bước nào là quan trọng nhất đối vớithực tế tại đơn vị mình đề xuất giải pháp hoàn thiện (có thể lấy quyết định sáp nhậpkhoa/phòng, luân chuyển cán bộ, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin…)
Câu 9 Trình bày những nguyên tắc cơ bản trong công tác đánh giá cán bộ? Liên
hệ thực tiễn đơn vị anh (chị) hiện nay trong việc vận dụng những nguyên tắc này Qua đó rút ra những kết luận gì cho hoạt động lãnh đạo quản lý ở cơ sở?
Khái niệm đánh giá cán bộ: So sánh việc thực thi hoạt động của cán bộ so với
tiêu chuẩn chức danh của cán bộ đó (ví dụ các tiêu chuẩn về năng lực, đạo đức…)
Vai trò của đánh giá: Nhận xét, đánh giá cán bộ là việc hệ trọng, là khâu mở
đầu có ý nghĩa quyết định trong công tác cán bộ, là cơ sở để lựa chọn, bố trí sử dụng,
đề bạt, bổ nhiệm và thực hiện chính sách cán bộ Đánh giá đúng cán bộ sẽ phát huyđược tiềm năng của từng cán bộ và của cả đội ngũ cán bộ Đánh giá không đúng cán
bộ sẽ dẫn đến bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm sai, gây ảnh hưởng không tốt cho địaphương, cơ quan, đơn vị
Nội dung đánh giá cán bộ: việc đánh giá cán bộ phải đánh giá về phẩm chất
(phẩm chất chính trị, phẩm chất nghề, phẩm chất xã hội), năng lực (chuyên môn, quảnlý) và đạo đức (lối sống, chính trị, nghề nghiệp) của cán bộ
Các nguyên tắc cần tuân thủ khi thực hiện công tác đánh giá cán bộ ở cơ sở:
Nguyên tắc 1: Các cấp ủy Đảng mà thường xuyên và trực tiếp là Ban Thường
vụ huyện ủy, Ban Thường vụ đảng ủy cấp cơ sở thống nhất quản lý công tác đánh giátrong phạm vi trách nhiệm được phân công
Nguyên tắc này chỉ rõ: trách nhiệm đánh giá cán bộ thuộc về cấp ủy, tổ chứcđảng và lãnh đạo cơ quan đơn vị nơi cán bộ sinh hoạt; cơ quan quản lý cấp trên trựctiếp của cán bộ và bản thân cán bộ tự đánh giá
Từ năm 2012 trở đi, Nghị quyết hội nghị Trung ương IV đã bổ sung trong côngtác đánh giá cán bộ ngoài trách nhiệm đánh giá cán bộ thuộc về cấp ủy, tổ chức đảng
và lãnh đạo cơ quan đơn vị phải chú ý tăng cường trách nhiệm thuộc về người đứngđầu Điều này chỉ rõ Bí thư Đảng ủy cơ quan, thủ trưởng cơ quan phải chịu tráchnhiệm đẩu tiên trong công tác đánh giá cán bộ
Nguyên tắc 2: Đánh giá cán bộ phải lấy tiêu chuẩn và hiệu quả công tác làm
thước đo, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và đúng quy trình
Khi đánh giá cán bộ phải chú ý cả 2 yếu tố: tiêu chuẩn (chức danh, chuyên mônnghiệp vụ, đạo đức) và hiệu quả công tác Trên thực tế có những trường hợp so vớitiêu chuẩn chưa đạt nhưng hiệu quả công tác lại đạt rất cao Vì vậy cần chú ý tính hiệuquả khi đánh giá cán bộ
Đánh giá cán bộ là đánh giá: nhóm phẩm chất tư tưởng chính trị, nhóm nănglực, nhóm phẩm chất đạo đức
Về phẩm chất tư tưởng chính trị: việc chấp hành chủ trương, đường lối, quyđịnh của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; Quan điểm lập trườngkiên định với lý tưởng cách mạng và CNCS
Về phẩm chất đạo đức: Việc giữ gìn đạo đức lối sống lành mạnh, chốngquan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác; Tínhđoàn kết, mối quan hệ công tác với đồng nghiệp, tinh thần thái độ phục vụ