Các nguồn lực sử dụng trong các mô hình

Một phần của tài liệu Phát triển mô hình VAC trên địa bàn xã Thượng Vũ huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương (Trang 54)

a)Thông tin chung về hộ điều tra

Lao động là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả của từng quá trình sản xuất kinh doanh.Trong tất cả các hoạt động sản xuất của nhiều nghành nghề nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng thì người lao động và kinh nghiệm sản xuất là yếu tố quan trọng để phát triển. Nó là quá trình vận dụng những kinh nghiệm mà chủ hộ học hỏi được vào để áp dụng chính vào quá trình sản xuất của mình. Đối với lao động nông thôn đa phần họ sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi theo những kinh nghiệm từ đời cha ông để lại. Họ chưa mạnh dạn áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nên lợi nhuận cũng chua cao.

Đối với sản xuất theo mô hình VAC thì nguồn nhân lực quyết định chính đến năng suất và hiệu quả kinh tế của mỗi mô hình. Các yếu tố: Quy mô, nhân khẩu, tuổi, giới tính trình độ học vấn của chủ hộ cũng tác động gián tiếp tới quá trình sản xuất, mở rộng quy mô trồng trọt và chăn nuôi của các hộ. Nguồn nhân lực của các hộ là thành phần chính tham gia vào quá trình sản xuất. Do đó cần có sự điều tra để đánh giá rõ những yếu tố tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ.

Từ đó đưa ra những nhận xét, lời khuyên cho các hộ để áp dụng sản xuất theo mô hình VAC.

Bảng 4.3: Một số thông tin về lao động và nhân khẩu ở các hộ điều tra (Tính bình quân trên 1 hộ)

Chỉ Tiêu ĐVT Mô hình VAC Mô hình VC Mô hình AC

1. Tổng lao động Người/hộ 4,6 4,1 4,4

- Số lao động gia

đình Người/hộ 3,4 3,1 3,3

- Số lao động thuê Người/hộ 1,2 1 1,1

2. Thông tin về chủ hộ

- Tuổi bình quân Năm 42,28 42,21 41,9

- Trình độ văn hóa

- Cấp I % 15,63 0 11,11

- Cấp II % 18,75 44,44 33,33

- Cấp III % 56,25 44,44 55,56

- Trung cấp % 9,38 11,11 0

3. Thời gian thực hiện mô hình Năm 4 3,5 3,7

Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014

Tổng lao động thuê bình quân trong các hộ bao gồm lực lượng chính là lao động trong gia đình và lao động thuê. Trong quá trình sản xuất thì lao động trong gia đình đôi khi không đáp ứng nhu cầu công việc trong mô hình, do đó cần thuê thêm 1 lực lượng lao động nhất định từ bên ngoài. Để đáp ứng được lượng công việc thì các hộ ở các mô hình thuê tầm 1- 4 người/hộ. Đa phần lao động được thuê theo mùa vụ hay thuê xuyên suốt trong 1 năm. Đối với thuê lao động theo mùa vụ thì các hộ đa phần đều trả công cho người lao động qua ngày công lao động hoặc lượng công việc khoán riêng cho người lao động. Giá thuê lao động tính theo ngày công giao động 150.000 – 200.000 đồng/ ngày, chủ yếu để phục vụ công việc trong những ngày mùa hay thu hoạch cá. Với lao động thuê khoán thì các hộ thường thuê cho việc dọn cỏ ở khu vực ao cá với giá khoán tùy theo diện tích mà gia đình thuê. Giá thuê xuyên suốt trong năm giao động ở các mức giá từ 3.000.000 – 4.500.000 đồng/tháng. Công việc chủ yếu ở các hộ thuê xuyên xuốt chủ yếu là chăm sóc, cho lợn, gà ăn hàng ngày của chủ hộ. Cũng theo tính chất công việc mà giá cả

thuê ở các hộ khác nhau. Do quy mô của mô hình VAC đầy đủ hơn, lượng công việc nhiều hơn nên cần nhiều lao động hơn.

Lao động bình quân của gia đình qua quá trình tính toán trung bình giữa các mô hình chiếm 3,27 người trên 1 hộ để đáp ứng được lượng công việc trong sản xuất thì số lao động như vậy đôi khi chưa đáp ứng được lượng công việc trong sản xuất. Đối với những hộ thực hiện mô hình VAC lao động gia đình của hộ là cao nhất trung bình là 3,4 người/hộ. Thứ 2, là những hộ thực hiện mô hình AC là 3,3 người/hộ còn thấp nhất đối với những hộ thực hiện mô hình VC là 3,1 người/hộ. Tùy vào tính chất công việc mỗi mô hình mà số lao động thuê của mỗi hộ khác nhau. Ở các mô hình quy mô lớn thì lao động thuê chủ yếu là theo từng năm với số lượng trung bình là 1,2 người/hộ, còn những mô hình AC hay VC thì chủ yếu thuê lao động theo mùa vụ với số lượng lần lượt là 1 và 1,1 người/hộ.

Thời gian thực hiện mô hìnhvà tuổi tác của người lao động là yếu tố quyết định tới quy mô hình thức sản xuất cũng như là yếu tố quyết định tới năng suất lao động của từng hộ sản xuất. Trong địa bàn xã cũng có những hộ tham gia mô hình VAC từ những năm 40 tuổi đến nay là 54 tuổi, cũng lên tới 14 năm kinh nghiệm trong việc sản xuất theo mô hình VAC, nhưng cũng có những hộ mới tham gia sản xuất theo mô hình VAC mới được 1 năm, trung bình số năm tham gia mô hình VAC giao động từ 3 – 4 năm. Theo số liệu tính toán và điều tra thì độ tuổi trung bình của chủ hộ là 42,2 tuổi nằm trong độ tuổi lao động, vẫn là những lực lượng chủ chốt trong xã tham gia vào quá trình lao động. Độ tuổi này vẫn là độ tuổi sung sức, chín chắn và có nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất cũng là độ tuổi mà chủ hộ có cái nhìn thấu đáo hơn về việc làm kinh tế cũng như áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất kinh doanh. Hộ có độ tuổi trung bình cao nhất tham gia vào việc sản xuất là chủ hộ tham gia mô hình VAC với độ tuổi là 42,28 tuổi, tiếp đó là những chủ hộ thực hiện mô hình VC là 42,21 tuổi và thấp nhất là những hộ thực hiện mô hình AC với độ tuổi là 41,9 tuổi.

Cùng với đó, trình độ học vấn của các chủ hộ cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng và quyết định được đến phương thức sản xuất cũng như các yếu tố khác liên quan đến quá trình hoạt động sản xuất. Những chủ hộ thực hiện theo mô hình VAC, VC, AC các chủ hộ học hết cấp 2 cấp 3 và không có hộ nào học không hết cấp 1. Với trình độ học vấn như vậy là ở mức trung bình khá, đủ để từng hộ có thể tham gia vào các khóa tập huấn kiến thúc về trồng trọt, chăn nuôi … cũng như việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong quá trình sản xuất.

b.Nguồn lực đất đai.

Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động đời sống kinh tế, xã hội. Đất đai còn là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc các công trình, giao thông thủy lợi….Đất đai vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối tượng sản xuất trong sản xuất nông nghiệp cũng như nhiều nghành khác. Riêng đối với mô hình VAC thì đất đai vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Trong quá trình mở rộng diện tích mô hình thì diện tích đất các năm không ngừng tăng lên do nhiều yếu tố như: dồn điền đổi thửa, mua đất, quá trình đổi ruộng đất giữa các hộ về 1 khu để thuận tiện cho việc chăn nuôi và sản xuất. Việc đấu thầu cho thuê sử dụng đất hàng năm vào mục đích nông nghiệp hay nuôi trồng thủy sản cũng làm cho diện tích đất nông nghiệp tăng đáng kể. Chính quyền xã không ngừng tạo điều kiện để cho các hộ sản xuất chăn nuôi trang trại hay mô hình VAC dồn điều đổi thửa xây dựng và mở rộng mô hình. Và để sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp thì cần phải sử dụng 1 cách hiệu quả. Tùy thuộc vào từng mô hình sản xuất của từng hộ để sử dụng hợp lí quy mô đất đai cũng như từng loại đất chuyên dụng phù hợp với từng mô hình được áp dụng .

Bảng 4.4 Diện tích đất đai bình quân của 1 hộ trong mô hình

Hạng mục

Mô hình VC Mô hình VAC Mô hình AC

SL (ha) CC (ha) (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) Tổng DT 1,42 100 1,59 100 1,32 100 DTtrồng trọt 0,76 53,5 0,39 24,5 0,18 13,6

DT chăn nuôi 0,5 35,2 0,3 18,9 0,36 27,3

DT thủy sản 0,16 11,3 0,9 56,6 0,78 40,9

Nguồn tổng hợp số liệu 2014

Nhìn vào bảng trên mô hình thì diện tích mô hình VC có diện tích trung bình là 1,42 ha, mô hình kết hợp chăn nuôi và làm vườn. Ở mô hình V – C thì có những hộ có diện tích lớn nhất lên đến 1,8 ha trong đó thì chủ yếu diện tích nuôi cá là chính, nhưng có những hộ quy mô nhỏ thì có 0,75 ha. Trong mô hình V – C các hộ chủ yếu là nuôi lợn gà và các loại cá nên diện tích đất chủ yếu các hộ đầu tư cho việc trồng trọt nhiều hơn. Cao nhất là diện tích những hộ áp dụng mô hình V – A – C với diện tích là 1,59 ha, mô hình kết hợp đầy đủ giữa làm ao nuôi cá, trồng trọt và nuôi gia súc, có những hộ có diện tích lớn lên đến 2,3 ha, hộ nhỏ nhất thì cũng có diên tích 1,1 ha. Diện tích bình quân / hộ thấp nhất là mô hình A - C 1,32 ha, ở mô hình A - C thì diện tích của những hộ lớn nhất 1,5 ha nhỏ nhất là 0,85 ha. Kết hợp nuôi cá và chăn nuôi lợn gà, và nuôi cá, diện tích dành cho đào ao cá chiếm phần lớn diện tích còn lại để cho chăn nuôi và trồng trọt ven ao làm mát cho ao và chuồng trại chăn nuôi. Nhìn chung với diện tích và quy mô như vậy trên địa bàn toàn xã là chưa lớn.

Đất tự có chiếm chủ yếu trong tổng diện tích đất của các hộ, ngoài ra còn nhờ quá trình dồn điền, đổi thửa hay đấu thầu hay mua đất mà có được. Có những hộ mạnh dạn mua 5 - 6 sào đất trũng hay đất nông nghiệp từ người dân trong xã về mở rộng mô hình, giá mua đất giao động từ 25 – 40 triêu/ sào, tùy từng vị trí của miếng đất. Được chính quyền xã tạo điều kiện trong quá trình mở rộng diện tích mô hình, nhiều hộ đã mạnh dạn đấu thầu với diện tích 2 – 3 ha trong thời gian dài từ 10 – 20 năm. Trong những năm tới thì chính quyền xã tiếp tục tạo điều kiện để các hộ đấu thầu cũng như dồn điền đổi thửa để các hộ thuận lợi hơn cho việc mở rộng quy mô.

Thành phần nguồn vốn là thành phần quan trọng trong việc thực hiện sản xuất, nó quyết định đến quy mô của từng mô hình mà mỗi hộ áp dụng. Trong quá trình điều tra và thu thập số liệu thì đa phần nguồn vốn mà các hộ áp dụng chủ yếu là nguồn vốn tự có, đi vay gia đình bạn bè và vay từ các tổ chức tin dụng mà có được.

Cùng với vốn đầu tư của ngân sách nhà nước, vốn đầu tư của các hộ nông dân cũng góp phần rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nguồn vốn này được đầu tư để phát triển sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, mua phân bón, giống mới... Hiện nay, vốn đầu tư của các hộ nông dân được tập trung vào mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá theo mô hình trang trại với số vốn đầu tư tương đối lớn.

Bảng 4.5:Nguồn vốn đầu tư của các hộ tại các mô hình các hộ điều tra

ĐVT: Triệu đồng/hộ Hạng mục VC VAC AC Số lượng Cơ cấu(%) Số lượng Cơ cấu(%) Số lượng Cơ cấu(%) Tổng vốn 341,67 100 415 100 373,78 100 Vốn tự có 252,83 74 236,55 57 252,83 67,6

Vốn đi vay từ gia đình

bạn bè 37,58 11 53,95 13 37,58 10,1

Vốn vay tín dụng 51,25 15 124,5 30 83,36 22,2

Nguồn số liệu tổng hợp 2014

Tổng số vốn đầu tư trung bình cho 1 hộ áp dụng mô hình VAC là nhiều nhất là 415 triệu, đứng thứ 2 là những hộ sử dụng mô hình VC là 341,67 triệu, thấp nhất là tổng số vốn đầu tư trung bình cho những hộ áp dụng mô hình AC là 373,78 triệu. Trong đó nguồn vốn tự có chiếm giá trị lớn nhất, các hộ thực hiện mô hình VC có nguồn vốn tự có lớn nhất chiếm 74% tổng số vốn, tiếp đó là những hộ thực hiện mô hình AC và VAC lầm lượt là 67,6% và 57%. Khi sản xuất đạt hiệu quả thì thu nhập của hộ nông cũng tăng, do đó quá trình tích lũy tăng lên, nhiều hộ quyết định đầu tư sản xuất và mở rộng mô

hình VAC. Trong nhiều năm sản xuất chăn nuôi tích lũy thì nhiều hộ đã để ra được nguồn vốn lớn đầu tư xây dựng mô hình, nguồn vốn để sản xuất được đầu tư qua các năm, từng bước các hộ mở rộng và phát triển mô hình. Nguồn vốn vay từ gia đình bạn bè cũng là 1 thành phần quan trọng trong tổng số vốn đi vay để áp dụng từng mô hình. Nguồn vốn này cao nhất là những hộ áp dụng mô hình VAC với số vốn vay được chiếm 13% trong tổng số vốn. Vốn vay tín dụng từ các ngân hàng hay các tổ chức, các quỹ từ chính quyền xã cũng chiếm thành phần chủ yếu trong tổng nguồn vốn đầu tư. Nguồn vốn vay tín dụng bình quân các hộ áp dụng VAC vẫn cao nhất chiếm 30% trong tổng số vốn đầu tư.Nguồn vốn vay tín dụng thông qua các ngân hàng hay các quỹ hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, quỹ nước sạch… trong xã. Các nguồn vốn từ các quỹ trong xã thường có lãi suất thấp gao động 6 – 7 % 1 năm, nên việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của các hộ thuận lợi hơn.

d.Cơ sở vật chất

Bất kì 1 hoạt động sản xuất nào cũng đều cần có cơ sở vật chất nhất định để tác động vào đối tượng sản xuất tạo ra sản phẩm. Trong quá trình chăn nuôi và trồng trọt thì việc áp dụng các loại máy móc trang thiết bị qua các năm giúp giảm bớt sức lao động con người, vừa làm tăng phát triển kinh tế thông qua quá trình mua sắm, tu bổ của các hộ qua các năm. Đối với những hộ áp dụng mô hình VAC cũng vậy, cơ sở vật chất của những hộ đều là: máy bơm nước, máy phát điện, bình thuốc sâu, chuồng trại nhà ở kiên cố, hay xây dựng hầm bioga…Trước đây khi mới gia nhập sản xuất theo mô hình VAC nguồn vốn còn hạn hẹp nhiều hộ chỉ có 1 vài máy móc đơn giản như bình thuốc sâu, máy bơm nước, chuồng trại tạm bợ để phục vụ sản xuất. Nhưng trong quá trình sản xuất thì các hộ cũng đã tích lũy hay mạnh dạn vay vốn đầu tư thêm nhiều vật dụng trang thiết bị như xây dựng chuồng trại kiên cố, mua sắm thêm xe kéo, ô tô….. Nhiều hộ xây dựng mô hình VAC từ năm 2005 nhưng cho mãi đến 2008 mới xây dựng hầm Bioga và mua sắm thêm nhiều

trang thiết bị khác. Cho thấy việc đầu tư cho sản xuất của các hộ đều phải qua 1 quá trình tích lũy về vốn qua các năm thì mới có đủ điều kiện mua sắm trang thiết bị để phục vụ sản xuất.

Bảng 4.6 Cơ sở vật chất cho các mô hình VAC của các hộ điều tra

ST T Hạng mục Đơn vị VC VAC AC Số Lượn g Cơ cấu (%) Số Lượn g Cơ cấu (%) Số Lượn g Cơ cấu (%) 1 DT chuồng trại Ha 0,26 0,3 0,36

2 Chuồng trại kiên cố Chuồn

g 9 100 32 100 9 100

3 Bình phun thuốc sâu Bình 9 100 32 100 9 100

4 Hầm Bioga Hầm 7 77,8 28 87,5 8 88,9

5 Máy bơm nước Chiếc 8 88,9 30 93,8 7 77,8

6 Máy phát điện Chiếc 5 55,6 28 33,3 3 33,3

Nguồn số liệu điều tra năm 2014

Qua bảng số liệu trên ta thấy được gần như 100% các hộ áp dụng mô hình VC, VAC, AC đều trang bị cơ sở vật chất đầy đủ để phục vụ cho quá trình sản xuất. Để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh thì hầu như tất cả các hộ đều xây dựng chuồng trại cố, bình thuốc sâu đầy đủ 100%. Đối với

Một phần của tài liệu Phát triển mô hình VAC trên địa bàn xã Thượng Vũ huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương (Trang 54)

w