Phương pháp tổng hợp và phân tích

Một phần của tài liệu Phát triển mô hình VAC trên địa bàn xã Thượng Vũ huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương (Trang 46)

Các tài liệu sau khi thu thập sẽ được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống và tổng hợp số liệu. Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp và sử lí thông tin.

3.2.5 Các chỉ tiêu nghiên cứu chủ yếu

a. Chỉ tiêu nguồn lực sản xuất.

 Diện tích đất VAC/hộ.

- Đất làm VAC

+ Đất được thuê, đất đấu thầu. - Đất sản xuất nông nghiệp khác + Đất được thuê, đất đấu thầu.

 Lao động bình quân/hộ.

- Lao động ( trong độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động có tham gia vào VAC).

- Lao động thuê cho sản xuất VAC của gia đình

+ Số lao động bình quân thuê hàng năm,số lao động bình quân thuê thời vụ.

- Đi vay. - Tự có.

- Đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị khi tham gia sản xuất và mở rộng mô hình.

- Đầu tư mua các loại giống cây trồng vật nuôi mới.

b. Chỉ tiêu thể hiện tình hình phát triển VAC.

- Loại mô hình

- Chủng loại sản phẩm

- Quy mô sản xuất và lao động - Chất lượng sản phẩm

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Quá trình phát triển mô hình VAC tại xã Thương Vũ

Điều kiện tự nhiên thuận lợi về diện tích đất nông nghiệp lớn, bằng phẳng gần với con sông Kinh Thầy thường xuyên bù đắp phù xa, nên rất tiện cho việc cung cấp nước tưới tiêu cho việc trồng cây ăn quả, nuôi cá, chăn nuôi. Do đó sản phẩm sản xuất ra đạt năng suất cao, mẫu mã chất lượng tốt nên sản phẩm được tiêu thụ rộng trên địa bàn các huyện, tỉnh lân cận. Vậy nên, tiềm năng sản xuất của các hộ làm mô hình VAC là rất cao.

Từ những năm 2000, một số hộ dân trong xã đã bắt đầu thực hiện mô hình VAC chỉ từ 3 – 5 hộ, đa phần xây dựng các chuồng trại chăn nuôi, đào ao nuôi cá trên chính diện tích đất hiện có của gia đình. Ban đầu diện tích chỉ

từ 1800m2– 3000m2( 0,18 – 0,3)ha/hộ sau đó do phát triển kinh tế của mô

hình mang lại hiệu quả cao nhiều hộ đã tham gia, mở rộng diện tích lên đến 2,5ha/hộ. Được sự tạo điều kiện của chính quyền xã cho các hộ nông dân nên việc dồn điền, đổi thửa, đấu thầu của các hộ tham gia mô hình VAC là hoàn toàn thuận lợi. Qua các năm tiếp cận thông tin cũng như học hỏi kinh nghiệm từ những hộ đi trước thì số hộ tham gia mô hình VAC cuối năm 2014 đã lên tới 104 hộ trên địa bàn toàn xã. Cùng với việc áp dụng khoa học kĩ thuật cũng như học hỏi kinh nghiệm của các hộ khác thì sản lượng của các hộ đều tăng qua các năm. Các hộ nuôi cá những năm 2002 – 2003 thì sản lượng các chỉ đạt 5– 10tạ/ha, do áp dụng các loại giống mới và kĩ thuật chăm sóc thì vài năm trở lại đây thì 1 ha có thể thu được từ 14 – 20 tạ/ha. Chủng loại các loại cây trồng, vật nuôi cũng đa dạng hơn trước, đơn thuần trước đây các hộ chỉ nuôi 1 số loại cá chính như cá trắm, cá trôi, cá mè. Những năm gần đây nhiều hộ đã mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm bỏ vốn đầu tư để nuôi những loại cá có giá trị kinh tế như các loại cá chim, cá trê, cá chép.

Bảng 4.1: Quy mô mô hình VAC qua các năm

Hạng mục ĐVT 2012 2013 2014

1.Số hộ Hộ 80 96 104

2.Diện tích bình quân Ha/hộ 1,28 1,35 1,47

3.Lao động bình quân Người/hộ 3,6 3,3 3,2

4. Các loại sản phẩm

Cây trồng Cây 15 18 22

Vật nuôi Con 4 5 5

Thủy sản Con 7 8 10

Nguồn: số liệu điều tra 2014

Năm 2000, số hộ tham gia chỉ là 3 - 5 hộ, và rải rác với diện tích nhỏ. Do điều kiện kinh tế còn lạc hậu, người dân chưa tiếp cận được khoa học kỹ thuật nên các hộsản xuất vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ. Chủ yếu người dân chỉ có trồng lúa nuôi một vài con gà, và vài con lợn nên điều kiện kinh tế chậm phát triển. Nhưng sau nhiều năm tuyên truyền qua loa đài, ti vi, sách báo...thì nhiều hộ đã biết đến mô hình VAC và mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển mô hình. Năm 2003 thì số hộ làm mô hình VAC tăng lên 21 hộ. Trong vòng 9 năm, từ năm 2003 đến năm 2012 thì số hộ tăng lên 80 hộ và đến cuối năm 2014 là 104 hộ sản xuất theo mô hình VAC. Số hộ tham gia không ngừng tăng, do được sư quan tâm của chính quyền địa phương, nên việc tiếp cận nguồn vốn cũng như kĩ thuật vào sản xuất thuận lợi hơn. Diện tích bình quân của các hộ tăng qua các năm từ 1,28 ha năm 2012 đến 1,47 ha năm 2014 do quá trình mở rộng quy mô sản xuất nên diện tích các mô hình không ngừng ra tăng.

Lao động trung bình trên hộ giảm dần qua các năm, những năm trước đây lao động đa phần làm nông nghiệp chủ yếu, gần đây thì quá trình công nghiêp hóa hiện đại hóa thì thì có nhiều công ty, xí nghiệp mở lên thu hút nhiều lao động. Do đó, lực lượng lao động trẻ chuyển dần qua các xí nghiệp, công ty còn lại những lao động già hơn tham vào quá trình sản xuất nông

nghiệp. Năm 2012 tỷ lệ số lao động bình quân tham gia vào mô hình VAC là 3,6 người/hộ, đến năm 2014 là 3,2 người/hộ. Hiện nay thì việc chăn nuôi, trồng trọt không còn lạc hâu như trước, người dân biết áp dụng khĩ thuật vào mô hình sản xuất nên không cần đến quá nhiều lao động. Như trước kia chăn nuôi lợn đều là thủ công, cắt rau nấu cám nhưng đến bây giờ các loại thức ăn cho gia súc đều là thức ăn sẵn do vậy tiết kiệm phần lớn thời gian và nhân công trong sản xuất.

Chủng loại cây trồng vật nuôi qua các năm đều tăng, đối với cây trồng năm 2012 chỉ có 15 loại đến năm 2014 đã bao gồm 22 loại cây bao gồm những loại cây lương thực và rau màu : đậu tương, khoai, ngô, rau muống, rau đay, mùng tơi, rau cải,bí ngô, bầu, bí, mướp… các loại cây ăn quả tiêu biểu gồm: ổi, khế, nhãn, vải, mít, bưởi, xoài, cam, hồng xiêm, số lượng các loại cây thì ngày càng đa dạng hơn. Đối với vật nuôi thì đa phần là gia cầm, gia súc: lợn, gà, ngan, vịt, chim cút…Còn đối với thủy sản thì đa phần nuôi các loại như cá trôi, cá trắm, cá trê, cá chép, cá mè, cá chim, cá giống, rô phi. Do việc áp dụng các loại giống mới vào sản xuất và chăn nuôi nên mẫu mã chủng loại các loài vật nuôi ngày cang đa dạng theo các năm. Quy mô, số lượng của mô hình tăng qua các năm đòi hỏi chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho các hộ dễ dàng mở rộng quy mô diện tích đầu tư xây dựng mô hình.

4.2.Thực trạng phát triển mô hình VAC trên địa bàn xã

Thượng Vũ là 1 xã thuộc đồng bằng sông Hồng đất đai phù xa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm trong việc trồng trọt và chăn nuôi thích hợp cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Cùng với việc thâm canh, trồng các loại cây xen canh gối thụ hàng năm thì không ngừng làm tăng năng suất cây trồng. Trong vòng 10 năm gần đây nhiều hộ dân đã được chính quyền xã quan tâm và tạo điều kiện để kết hợp trồng trọt và chăn nuôi theo mô hình VAC. Đến cuối năm 2014 trên địa bàn toàn xã có 104 hộ tham gia sản

xuất theo mô hình VAC, trong đó có 23 hộ sản xuất theo mô hình VC, 35 hộ sản xuất theo mô hình AC còn lại 46 hộ sản xuất theo mô hình tổng hợp VAC.

Đặc biệt được chính quyền địa phương ưu tiên giới thiệu vay vốn theo nhiều chương trình khác góp phần xây dựng và mở rộng mô hình VAC cho các hộ. Chính quyền địa phương có những biện pháp khuyến thích các tập thể cá nhân cho vay vốn với lãi suất thấp để các hộ dẽ dàng tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi.Và đặc biệt tổ chức các chương trình tập huấn về chăm sóc, cây trồng, vật nuôi và có các cán bộ kĩ thuật về tận thôn, đội hướng dẫn cho nông dân. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều điểm yếu kém như việc đấu thầu hay dồn điền đổi thửa của các hộ về 1 khu nhất định còn khó khăn, giá bán của sản phẩm sản xuất ra còn bị các thương lái ép giá, lãi suất vốn vay của các ngân hàng còn cao…khiến cho nhiều hộ chưa dám mạnh dạn đầu tư mở rộng mô hình.

4.2.1 Các dạng mô hình VAC

Hiện tại trên địa bàn toàn xã có 4 thôn thôn Vũ Xá, thôn Thượng Vũ, thôn Thắng Yên và thôn Bộ Hổ ở các thôn này đều có các hộ sản xuất theo mô hình VAC. Mô hình VAC tổng hợp là mô hình được nhiều hộ dân trong xã mạnh dạn đầu tư xây dựng. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương thì việc sản xuất mô hình VAC được đặt chủ yếu riêng và tách biệt khu dân cư để thuận lợi cho quá trình sản xuất cũng như mở rộng mô hình. Chủ yếu các mô hình được đặt ở khu bãi thấp thuận lợi cho việc đào ao nuôi cá cũng như thuận lợi cho nguồn nước ra vào trong ao. Những khu bãi đất thấp có diện tích lớn, việc đào ao góp phần cung cấp lấy đất để tôn cao nền móng xây dựng chuồng trại, ven ao thì thuận lợi cho việc trồng các loại cây ăn quả cũng như rau màu.Việc tận dụng tốt các điều kiện trên đã góp phần làm giảm chi phí đầu vào trong quá trình xây dựng chuồng trại nhằm mang lại lợi nhuận cao hơn. Qua đó số hộ tham gia sản xuất mô hình cũng như mở rộng mô hình tăng qua các năm.

Tùy từng điều kiện nguồn vốn cũng như điều kiện tự nhiên mà các hộ sản xuất theo mô hình VAC theo kiểu kết hợp A – C hay V – C. Ở những hộ có mô hình đầy đủ V, A, C thì việc có các điều kiện về đất đai, vốn, kĩ thuật hoàn chỉnh hơn. Đa phần các hộ có mô hình hoàn chỉnh như mô hình VAC thì đều có diện tích lớn hơn những hộ áp dụng mô hình A – C hay V - C. Với diện tích lớn hơn thì các hộ VAC đầy đủ dễ dàng kết hợp làm vườn, làm ao và chăn nuôi. Những hộ áp dụng mô hình A - C do những hộ này chỉ đủ tiềm năng về vốn, lao động cũng như diện tích để sản xuất kết hợp giữa làm ao và chăn nuôi. Kết hợp giữa chăn nuôi vào ao cá của các hộ A – C để tận dụng nguồn nước ao rửa, làm mát chuồng trại, phân gia súc làm thức ăn cho các loại cá giúp làm giảm chi phí trong chăn nuôi. Do vị trí đất đai, những hộ có mô hình V - C đa phần là những hộ có vị trí đất cao hơn so với những hộ có hình VAC, A - C nên thích hợp cho trồng trọt và chăn nuôi. Việc trồng trọt và chăn nuôi ở những khu đất cao giúp tạo điều kiện cho thoát nước phòng tránh ngập úng ở cây trồng.

Bảng 4.2 Các dạng mô hình sản xuất tại hộ điều tra

Nội dung Mô hình Số lượng

(Hộ)

Cơ cấu (%)

Cây ăn quả,rau-chăn nuôi VC 9 18

Nuôi gia súc-ao cá AC 9 18

Mô hình tổng hợp VAC 32 64

Chung 50 100

Nguồn:Số liệu điều tra năm 2014

Trong quá trình phát triển đến cuối năm 2014 số lượng các loại mô hình trong xã là 104 mô hình khác nhau, việc sản xuất và phát triển mô hình VAC trên địa bàn xã còn có xu hướng tăng qua các năm tới. Việc kết hợp giữa các hợp phần chăn nuôi gia súc, trồng trọt, nuôi ao cá của các hộ phù

hợp sẽ thu được lợi nhuận cao. Số hộ tham gia sản xuất cũng như mở rộng quy mô trên địa bàn toàn xã cũng nhiều hơn trước.

Hình 4.1: Các dạng mô hình VAC

VC: Là sự kết hợp trồng rau, cây ăn quả và nuôi các loại động vật, nhưng số lượng những hộ tham gia theo mô hình này là 9 hộ trong 50 hộ chiếm 18% trong tổng số 100% tham gia theo mô hình VAC. Việc trồng các loại rau củ quả cung cấp cho việc chăn nuôi góp phần cải thiện thức ăn cho gia súc và cải thiện thức ăn cho gia súc hàng ngày.

AC: Nuôi cá kết hợp với chăn nuôi gia súc là mô hình khá phổ biến. Ao nuôi các loại thủy sản như cá mè, cá trôi, cá trắm, cá mè, ba ba…với việc chăn nuôi gia súc như gà, lợn, trâu, bò…kết hợp lấy phân gia xúc thải ra làm 1 phần thức ăn cho cá dưới ao. Dạng mô hình này là 9 hộ trong 50 hộ cũng chiếm 18% trong tổng số 100%.

VAC : Mô hình kết hợp đầy đủ chiếm 64% kết hợp đầy đủ chiếm tới 32 hộ trong tổng số 50 hộ. Trồng trọt - chăn nuôi – làm ao là sự hợp thành giữa thành phần V, A, C này góp phần đáng kể về việc tiết kiệm thức ăn cho chăn nuôi, cũng là 1 phần để cải thiện thức ăn cho gia súc thay cho các loại cám ăn sẵn.

Tóm lại, sự kết hợp giữa các thành phần trong mô hình VAC góp phần tạo ra sự kết hợp về thức ăn giữa các loại vật nuôi, tiết kiệm được chi phí trong chăn nuôi và trồng trọt. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay mô hình sản xuất VAC đã góp phần hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực sản

xuất của các hộ gia đình phát huy được tiềm năng và lợi thế của địa phương.Nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao thông qua trao đổi đểsản phẩm sản xuất ra tạo được chỗ đứng trên thị trường.

4.2.2 Các nguồn lực sử dụng trong các mô hình.a)Thông tin chung về hộ điều tra a)Thông tin chung về hộ điều tra

Lao động là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả của từng quá trình sản xuất kinh doanh.Trong tất cả các hoạt động sản xuất của nhiều nghành nghề nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng thì người lao động và kinh nghiệm sản xuất là yếu tố quan trọng để phát triển. Nó là quá trình vận dụng những kinh nghiệm mà chủ hộ học hỏi được vào để áp dụng chính vào quá trình sản xuất của mình. Đối với lao động nông thôn đa phần họ sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi theo những kinh nghiệm từ đời cha ông để lại. Họ chưa mạnh dạn áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nên lợi nhuận cũng chua cao.

Đối với sản xuất theo mô hình VAC thì nguồn nhân lực quyết định chính đến năng suất và hiệu quả kinh tế của mỗi mô hình. Các yếu tố: Quy mô, nhân khẩu, tuổi, giới tính trình độ học vấn của chủ hộ cũng tác động gián tiếp tới quá trình sản xuất, mở rộng quy mô trồng trọt và chăn nuôi của các hộ. Nguồn nhân lực của các hộ là thành phần chính tham gia vào quá trình sản xuất. Do đó cần có sự điều tra để đánh giá rõ những yếu tố tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ.

Từ đó đưa ra những nhận xét, lời khuyên cho các hộ để áp dụng sản xuất theo mô hình VAC.

Bảng 4.3: Một số thông tin về lao động và nhân khẩu ở các hộ điều tra (Tính bình quân trên 1 hộ)

Chỉ Tiêu ĐVT Mô hình VAC Mô hình VC Mô hình AC

1. Tổng lao động Người/hộ 4,6 4,1 4,4

- Số lao động gia

đình Người/hộ 3,4 3,1 3,3

- Số lao động thuê Người/hộ 1,2 1 1,1

2. Thông tin về chủ hộ

- Tuổi bình quân Năm 42,28 42,21 41,9

- Trình độ văn hóa

- Cấp I % 15,63 0 11,11

- Cấp II % 18,75 44,44 33,33

- Cấp III % 56,25 44,44 55,56

- Trung cấp % 9,38 11,11 0

3. Thời gian thực hiện mô hình Năm 4 3,5 3,7

Một phần của tài liệu Phát triển mô hình VAC trên địa bàn xã Thượng Vũ huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w