Trong sản xuất theo mô hình VAC, các loại giống cây trồng vật nuôi phán ánh quá trình sản xuất của các hộ trong mô hình. Các loại cây trồng chủ yếu trong mô hình đều là những loại cây lương thực, cây ăn quả phục vụ thiết yếu cho con người và vật nuôi. Những loại cây ăn quả như vải hay ổi được trồng xung quanh ao cá giúp làm mát cho ao và chuồng trại. Các hộ trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau trong mô hình góp phần phân tán rủi ro trong trường hợp cây quả mất mùa không mang lại thu nhập. Đối với những loại cây ăn quả khi còn nhỏ thì các hộ trồng xen ghép các loại cây đậu tương, sắn, ngô góp phần tận dụng nguồn đất trồng, tạo thêm nguồn thu.
Chăn nuôi gia súc có những hộ quy mô diện tích lớn đầu tư nuôi nhiều loại con như gà, lợn, vịt, chim cút trong 1 mô hình. Nhưng có nhưng hộ chỉ tập chung nuôi 1 loại lợn, gà vịt, chim cút riêng.Trong đó một mô hình chăn nuôi, số lợn giao động nuôi từ 8 – 15 con lợn nái, một năm lợn đẻ 2 lứa, số
lợn con trung bình là 10 con/ lứa tính. Sơ qua thì mỗi hộ chăn nuôi từ 100 -300 con một năm tương ứng với khoảng 2 - 3 dãy chuồng, mỗi chuồng 15 –
30 m2 nuôi khoảng 10 – 15 con. Lợn con sinh ra được xuất chuồng tách riêng
được chủ hộ làm giống nuôi lợn thịt, vây nên giống lợn thịt được các chủ hộ sản xuất không phải mua từ các hộ khác. Số lượng gà, vịt bình quân trong năm mỗi hộ cũng từ 100 – 200 con 1 năm. Với các hộ nuôi chim cút chủ yếu thì số đầu con giao động từ 1500 – 2000 con/ hộ.
Các loại cá chủ yếu được các hộ lựa chọn cho chăn nuôi là các loại cá mè, trắm, rô phi, chim. Với các loại cá giống có trọng lượng tầm 80 – 150 gam/ 1 con, thì bình quân khối lượng cá giống từng loại được thả chung trong các ao nuôi từ 9 –15 kg mỗi loại cho 1 ao nuôi lớn. Kết hợp nuôi các loại cá trắm, cá chim, cá mè ở tầng đáy với các loại cá rô phi ở tầng giữa để tận dụng tối đa diện tích ao nuôi và tận dụng nguồn thức ăn. Dưới đây là quy mô của một số loại cây trồng vật nuôi của các hộ.
Bảng 4.7: Quy mô sản xuất của các mô hình VAC
Loại cây/con ĐVT VC VAC AC
1.Cây ha 0,36 0,39 0,18 - Ổi ha 0,1 0,12 0,05 - Ngô ha 0,03 0,03 0,02 - Vải ha 0,2 0,22 0,09 - Đậu tương ha 0,03 0,02 0,02 2.Con nuôi - Lợn Con 200 150 220 - Gà Con 100 150 150 - Vịt Con 80 100 100 - Chim cút Con 0 1000 1500 3.Cá - Mè kg/ao 15 15 12 - Trắm kg/ao 10 9 12
- Rô phi kg/ao 15 12 10
- Chim kg/ao 10 15 12
Nguồn: Số liệu thống kê 201
4.2.4Chi phí sản xuất
a. Chi phí cho vườn.
Trong tất cả các hoạt động đầu tư cho mô hình VAC thì đầu tư cho hoạt động làm vườn là không thể thiếu được nó đã xuất hiện từ bao đời nay. Làm vườn là 1 trong những thành phần chủ yếu nhằm đem lại hiệu quả cho các hộ áp dụng mô hình, nó cung cấp 1 lượng rau quả chủ yếu cũng như trái cây chính để phục vụ gia đình. Nó cũng là 1 trong 3 thành phần liên kết với nhau để tạo thành 1 mô hình VAC đầy đủ. Tùy vào quy mô cũng như diện tích, cũng như nguồn vốn từng hộ có mà các khoản đầu tư vào từng mô hình mà chi phí các khoản khác nhau. Trên địa bàn xã các hộ tập chung chủ yếu vào trồng các loại cây ổi, vải và cây đậu tương xen canh. Các loại cây này ít sâu bệnh, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương, cho năng suất cao. Ổi và đậu tương cho thu hoạch sớm nên 2 loại cây này được trồng sau thời gian kiến thiết với mục đích phân tán rủi ro trong trồng trọt của các hộ. Cây vải có thời gian lâu hơn cho thu hoạch muộn được các hộ trồng từ ngay
khi xây dựng mô hình, do đó chi phí giốngxuất hiện từ khi các hộ kiến thiết mô hình.
Cây trồng thì vải và đậu tương là loại cây dễ chăm sóc và mang lại hiệu quả nên được trồng chủ yếu ở tất cả các hộ. Cây vải được trồng chủ yếu ven quanh ao cá với diện tích mỗi mô hình VAC và VC lên đến 0,2 ha và 0,16 ha trong mỗi mô hình. Cây đậu tương được trồng xung quanh diện tích cây vải và ven bờ ao nuôi cá nên diện tích nhỏ chỉ 0,04 ha và 0,08 ha mỗi mô hình VC và VAC. Ổi loại cây trồng xen ao được các hộ dân chọn làm cây ăn quả chính quanh năm có diện tích 0,12ha ở mô hình VC, 015 ha ở mô hình VAC.
Bảng 4.8: Chi phí 1 số cây trồng chính năm 2014
ĐVT: Trđ/hộ
Cây trồng Chi phí VC VAC
Vải
- Diện tích (ha) 0,2 0,16
- Đạm, lân, kali, thuốc BVTV 1,7 1,8
- Thuê lao động 0,5 0,95
- Chi phí khác 1 0,7
Đậu tương
- Diện tích (ha) 0,04 0,08
- Giống 0,3 0,25
- Đạm, lân, kali, thuốc BVTTV 0,6 0,5
- Thuê lao động 0,65 0,55
- Chi phí khác 0,3 0,5
Ổi
- Diện tích 0,12 0,15
- Giống 0,2 0,3
- Đạm, lân, kali, thuốc BVTV 0,15 0,2
- Thuê lao động 0,2 0,2
- Chi phí khác 0,5 0,45
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại cây ăn quả thì đều được chia thành 2 giai đoạn chính là giai đoạn kiến thiết cơ bản và giai đoạn cây cho thu hoạch. Ở giai đoạn kiến thiết cơ bản chúng ta bắt đầu chọn giống, đầu tư công lao động trồng cây, chăm sóc cây non, chi phí phát sinh từ lúc bắt đầu trồng cho đến thời kì thu hoạch. Để tiết kiệm diện tích, nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ đất, các hộ gia đình trồng xen cây họ đậu với cây sắn, đậu xanh, đậu đen, lạc… hoặc các loại cây rau muống, mùng tơi,rau đay… Cây họ đậu lại có khả năng cố định đạm tự do trong không khí thành đạm dễ tiêu trong đất, có khả năng cải tạo đất rất tốt. Giai đoạn trưởng thành ra hoa kết trái cũng là lúc sắp thu hoạch những cây rau, cây họ đậu...Quá trình xen canh gối vụ giúp mang lại hiệu quả cả về kinh tế cũng như môi trường cho các hộ sản xuất.
Đối với các loại cây ăn quả như: nhãn, vải, bưởi, hồng xiêm, ổi…đa phần các hộ đều mua giống ở những chợ quê, nơi mà những người buôn cây giống lấy từ trại giống cây ở huyện Thanh Hà. Chất lượng giống cây tương đối tốt chống được sâu bệnh, đem lại sản lượng cao nên được nhiều hộ gia đình tin tưởng và tiếp tục sử dụng nguồn giống đó. Qua hàng chục năm làm VAC thì nhiều hộ vẫn tin tưởng sử dụng nguồn giống đó để mở rộng diện tích mô hình. Việc mua bán các giống cây rất thuận lợi tuy nhiên đối với các giống cây mới như lúa, ngô, đậu tương …thì đa phần là các hộ đều mua từ hợp tác xã. Hợp tác xã thường xuyên cập nhập cũng như tìm hiểu những giống cây mới phù hợp với điều kiện tự nhiên để cung cấp cho nhân dân. Đa phần nguồn giống các loại cây trồng ở 2 mô hình VC và VAC đều giống nhau, các thành phần chi phí của các loại cây đều như nhau. Các loại chi phí đạm, lân, kali, thuốc BVTV ở các mô hình đều giống nhau chỉ chênh lệch không đáng kể do các loại cây này đều là những loại cây ăn quả tính chất chi phí tương đương nhau.
Lao động thuê ở các mô hình cho trồng trọt đa phần là lao động thời vụ cho những ngày mùa hay những ngày thu hoạch. Vào những ngày thu hoạch, lao động gia đình không thể đáp ứng được công việc trong những ngày này, buộc các hộ phải thuê thêm lao động bên ngoài để thu hoạch. Lương của những lao động này được tính chủ yếu theo ngày công mà họ đã làm việc, thường thì những ngày mùa diễn ra trong 1 tháng, lương của họ trong những ngày mùa từ 180.000 – 200.000 đồng/1 ngày. Vậy nên chi phí thuê thêm lao động là tất yếu của toàn bộ chi phí trồng trọt.
b. Chi phí cho ao
Nuôi cá là hoạt động chính và chủ yếu của mô hình VAC, AC cung cấp thủy sản cho thị trường. Sản phẩm thủy sản từ ao đa phần là các loại cá: trôi, chép, rô phi, mè, trắm, ba ba, chim, tôm, cua … để cung cấp ra thị trường. Đó đều là những sản phẩm dùng làm thức ăn hàng ngày nên có nhu cầu cao, nên việc đầu tư mở rộng quy mô của mô hình để nuôi trồng thủy sản có tiềm năng cao.Trong địa bàn xã thì đa phần các hộ đều làm ao nuôi tổng hợp các loại cá chứ không nuôi 1 loại cá nhất định. Như vậy góp phần làm đa dạng các loại cá sản xuất ra giúp tiêu thụ dễ dàng hơn.
Bảng 4.9: Chi phí 1 số loại cá chính năm 2014
ĐVT: Trđ/hộ
Chi phí AC VAC
- Diện tích ao nuôi (ha) 0,78 0,9
- Giống + Cá trắm 3,4 4,3 + Cá rô phi 1,5 1,7 + Cá mè 2,5 3 - Thức ăn 7,2 6,9 - Chi phí tu sửa ao 1,1 1,5 - Chi phí khác 1,7 2,1 - Tổng chi phí 17,4 19,5
Ao nuôi cá có diện tích của 2 mô hình AC và VAC lần lượt là 0,78 ha và 0,9 ha với quy mô lớn như vậy thì trong 1 ao có thể nuôi nhiều loại cá, tận dụng các tầng mặt nước thức ăn, các hộ nuôi chủ yếu các loại như cá mè,cá trắm. Trong đó nuôi cá trắm, cá mè và cá rô phi Đài Loan là chủ yếu chiếm tới 60 -70 % các loại cá trong ao, đây là những giống cá tương đối dễ nuôi, phù hợp với khí hậu miền Bắc, ít dịch bệnh, không kén thức ăn, mà thị trường tiêu thụ rộng. Các giống cá trên đa phần được mua từ các hộ chuyên nuôi cá
giống trong hoặc ngoài xã, mật độ từ 1-2 con trên 1m2 được thả vào vụ xuân
từ tháng 2 cho đến tháng 3. Với quy mô như trên thì lượng mỗi loại cá trắm và cá rô phi lên tới 3000 con trong 1 ao nuôi, sau khi nuôi từ 8 tháng đến 1 năm thì có thể thu hoạch.
Việc làm ao nuôi cá thì cá yếu tố cơ bản đầu vào là giống, thức ăn, điện nước, thuốc thú y, chi phí tu sửa ao...là chi phí chính quá trình sản xuất. Chi phí về giống và thức ăn là chủ yếu trong quá trình nuôi.Thức ăn cho cá là các loại cám ngô hay cám ăn sẵn, kèm với đó thì cỏ, phân chuồng gia súc là thức ăn kèm . Tùy từng loại cá cũng như quy mô và dạng mô hình khác nhau mà chi phí khác nhau. Chi phí tu sửa mỗi năm ở các hộ thuộc các mô hình VAC, AC khác nhau, hàng năm thì các hộ đều phải tu sửa bờ cống cấp thoát nước, vét bùn đáy chỉ để lại mức 10 – 20 cm bùn đáy, nhằm làm tăng độ sâu nước ao và giảm sự biến động nhiệt độ trong ngày, đồng thời cải taọ điều kiện
các yếu tố thuỷ hoá ở đáy như CO2, O2,, H2S, NH3.... san phẳng đáy nhằm
giúp sinh vật đáy phát triển tốt và tiện thu hoạch.
Với việc nuôi ao cá thì quá trình nuôi không vất vả và bận rộn như quá trình chăn nuôi và trồng trọt. Nên lao động cho việc nuôi cá đôi khi không cần đến thuê lao động bên ngoài mà chủ yếu là lao động trong gia đình là chính. Do đó thì lượng lao động gia đình đáp ứng đủ công việc trong việc nuôi trồng.
c. Chi phí cho chăn nuôi.
Chăn nuôi là một ngành hết sức quan trọng, bao gồm chăn nuôi lợn, gà, vịt…giúp cung cấp 1 lượng lớn thịt cho bữa ăn hàng ngày và là nguyên liệu
để sản xuất những thực phẩm khác.Trên điạ bàn toàn xã thì có tới 44 trong 50
hộ điều tra nuôi lợn chiếm 90% các loại vật nuôi. Đa phần các hộ đều kết hợp giữa nuôi lợn với 1 vài loại gia cầm như gà, vịt. Cụ thể có 20 trong 50 hộ nuôi kết hợp giữa lợn và gà là14 trong 50 hộ kết hợp nuôi lợn và vịt và 10 hộ kết hợp chăn nuôi các loại cả lợn, gà, vịt . Có 3 trong 50 hộ chỉ nuôi kết hợp cả gà và chim cút với nhau những hộ nuôi gà và chim cút thường không mang lại hiệu quả cao như những hộ nuôi lợn và 1 số loại gia cần khác.Số hộ chăn nuôi độc lập các loại gà, vịt hay chim cút thì không có hộ nào, các hộ chủ yếu đều nuôi nhiều loài gia súc, gia cầm với nhau nhằmcung cấp đa dạng các sản phẩm từ thịt ra thị trường.
Bảng 4.10 Chi phí cho 1 số loại vật nuôi chính năm 2014 (Tính bình quân 1 hộ 1 năm)
ĐVT: Trđ
Con Chi phí bình quân/hộ AC VAC
Lợn Giống 77,1 68,7 Nuôi lợn nái 14,5 20,5 Thức ăn, thuốc TY 138,5 127,9 Công lao động 39,6 35 Chi phí khác 4,4 5 Tổng chi phí 259,6 262,2 Gà Giống 3,5 4,3 Thức ăn, thuốc TY 5,2 6,2 Chi phí khác 1,2 1,4 Tổng chi phí 9,9 11,9
Nguồn : Số liệu điều tra năm 2014
Chi phí chăn nuôi bao gồm rất nhiều hợp phần, do bao gồm nhiều loại vật nuôi nên chi phí được tính riêng trên từng loại vật nuôi. Các loại vật nuôi chính như gà, lợn, vịt, chim cút… thì các loại đầu vào chủ yếu bao gồm giống, thức ăn chăn nuôi, chi phí thuốc men.Có nhiều hộ trong mô hình trên
chỉ chăn nuôi lợn hoặc gà, vịt, chim cút nên quy mô chuồng trại chi phí giống khác nhau.Các hộ nuôi lợn chủ yếu thìđềunuôi lợn nái để cung cấp con giống cho nuôi lợn thịt. Chi phí nuôi lợn nái được tính từ khoảng thời gian từ khi lợn con xuất chuồng đến khi lợn nái đẻ lứa khác là khoảng 6 tháng. Lúc này chi phí nuôi lợn nái được tính riêngkhi nuôi con. Thức ăn nuôi lợn nái khi tách con chủ yếu là các loại cám ngô, mạch và rau xanh nên giá thành không cao như các loại thức ăn của lợn thịt. Đối với nuôi gia cầmnuôi gà trung bình 50 -300 con, 50 – 200 con vịt 1 năm và chim cút là 1000 – 1500 con 1 năm. Cần đến nhiều nhân công để chăm sóc cho vật nuôi do đó thì ở các mô hình lớn họ đều phải thuê thêm lao động. Lao động thuê chủ yếu là lao động thời vụ với các mức trung bình 37,3 triệu/năm/người thông qua quá trình điều tra tính toán. Tùy mức độ công việc mà các chủ hộ và người lao động thương lượng với nhau. Các nguồn giống cho quá trình chăn nuôi đa phần đều tự cung cấp hoặc mua các con giống từ những người bán buôn trong xã đối với các giống gà, vịt và chim cút. Đối với các giống lợn thì chủ yếu là các loại lợn siêu nạc mà tự các hộ nuôi lợn nái cung cấp lợn con để nuôi cho chính gia đình. Các giống gà, vịt thì chủ yếu là gà ta, vịt bầu… có những hộ nuôi tới 300 con gà ta, giống gà mang lại hiệu quả kinh tế và được nhiều hộ dân trong xã áp dụng chăn nuôi.