Hiệu quảcủa các mô hình sản xuất VAC

Một phần của tài liệu Phát triển mô hình VAC trên địa bàn xã Thượng Vũ huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương (Trang 76)

Mô hình VAC phải đầu tư nhiều cả về nhân lực và vật lực nên thu nhập cao, nó thích hợp cho những hộ có nhiều lao động gia đình, diện tích đất lớn. Đánh giá hiệu quả của các mô hình VAC dưới góc độ chi phí và nguồn vốn sản xuất ra nhằm so sánh hiệu quả giữa các mô hình VAC từ đó đưa ra phương án sản xuất cho mỗi mô hình. Các loại mô hình AC, VC cũng được thể hiện trong bảng giúp thấy được sựchi phí bỏ ra với giá trị sản xuất thu được giữa các mô hình khác nhau.

Bảng 4.16 Hiệu quả sản xuất của các mô hình VAC năm 2014 (BQ/hộ).

Diễn giải ĐVT VC VAC AC

GTSX (GO) 1000đ 422,6 568,5 503

CP trung gian (IC) 1000 đ 233,01 264,9 304,6

Σ CP (TC) 1000đ 290,5 308,6 283,3

Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 172,2 260,1 189,8 Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 232,1 202,1 152,4 Lao động gia đình (L) 1000đ 139,1 166,7 139,5 Hiệu quả tính trên 1

đồng chi phí

GO/TC Lần 1,46 2,1 1,8

VA/TC Lần 0,6 0,84 0,67

MI/TC Lần 0,79 0,65 0,54

Hiệu quả tính trên 1 đồng chi phí trung gian

GO/IC Lần 1,8 1,47 1,65

VA/IC Lần 1,23 1,6 1,36

MI/IC Lần 1,67 1,56 1,36

Hiệu quả tính trên 1

đồng vốn GO/L

Lần 0,33 0,3 0,28

VA/L Lần 0,3 0,38 0,28

MI/L Lần 0,22 0,34 0,24

Qua bảng trên ta thấy giá trị sản xuất bình quân của các hộ áp dụng mô hình VAC là cao nhất là 568,5 triệu nhỏ hơn là giá trị của các mô hình AC, VC lần lượt là 503 và 422,9 triệu. Giá trị cao nhất của những hộ VAC cao do mô hình VAC sản xuất đầy đủ cả chăn nuôi – trồng trọt – làm ao cá mang lại giá trị đầy đủ giữa các thành phần. Các mô hình VC và AC chỉ kết hợp giữa chăn nuôi – trồng cây, nuôi cá – chăn nuôi, nên chưa tận dụng hết các thành phần trong mô hình để giảm chi phí sản xuất. Giá trị trung gian phản ánh các chi phí phát sinh trong quá trình chăm sóc, chăn nuôi của cây trồng. Mô hình AC có chi phí trung gian lớn nhất trong 3 mô hình trên là 304,6 triệudo trồng trọt và chăn nuôi với quy mô mở rộng hơn mô hình VC, VAC.Trong tổng chi phí của quá trình sản xuất của những hộ làm mô hình VAC lớn nhất là 308,6 triệu do chủng loại cây trồng vật nuôi đa dạng hơn, thấp hơn là ở 2 mô hình VC và AC có tổng chi phí lần lượt là 290,5 và 283,3 triệu đồng. Giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, công lao động cũng được thể hiện rõ trên bảng trên, nhằm thấy được giá trị khác nhau giữa các loại mô hình VAC. Sự chênh lệch về chi phí, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng của các loại mô hình VAC sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi và trồng trọt của từng hộ khác nhau.

Một phần của tài liệu Phát triển mô hình VAC trên địa bàn xã Thượng Vũ huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương (Trang 76)