Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của mô hình sản xuất VAC tại các hộ

Một phần của tài liệu Phát triển mô hình VAC trên địa bàn xã Thượng Vũ huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương (Trang 78)

tại các hộ

Làm vườn là nghề truyền thống của người dân Việt Nam. Phát triển sản xuất theo mô hình VAC từ lâu đã được nhà nước quan tâm và chú trọng, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Thượng Vũ là 1 xã nằm ở vùng đồng bằng Sông Hồng cách thị trường lớn Hải Phòng không quá xa, giao thông đi lại thì thuận lợi, người dân thì cần cù chăm chỉ. Tuy bên cạnh những thuận lợi thì còn tồn tại rất nhiều những điểm hạn chế. Điều quan trọng là chính quyền xã thấy được điều này đồng thời và đưa ra các phương hướng để giải quyết, biết tận dụng được những cơ hộ đồng thời khắc phục được điểm yếu, đẩy lùi thách thức. Có như vậy mới có thể phát triển sản xuất 1 cách bền vững và nâng cao phát triển kinh tế của các hộ VAC.

a.Ma trận SWOT S - Điểm mạnh

Thượng Vũ là 1 xã thuộc đồng bằng sông Hồng cách thị trường lớn như Hải Phòng thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn không quá xa, cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại thuận tiện, người dân có kinh nghiệm làm nông nghiệp từ lâu đời nay.

Có điều kiện khí hậu thích hợp cho sản xuất và trồng trọt, có con sông Kinh Thầy chạy xuyên suốt trên địa bàn xã nên hàng năm thì đất đai được bồi đắp 1 lượng phù xa không hề nhỏ.

Các hộ tham gia làm mô hình VAC thì đều được học và tham gia các lớp tập huấn về, trồng trọt, chăn nuôi. Mỗi năm chính quyền xã tổ chức 3 lần tập huấn vào tháng 1 tháng 5 và tháng 10 cho các hộ dân tham gia học hỏi các kĩ thuật chăm sóc cây trồng vật nuôi. Chính quyền xã rất chú trọng đến việc đầu tư con giống, cây trồng mới được đem vào sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ.

Được chính quyền xã quan tâm, đầu tư các quỹ để mở rộng nguồn vốn với lãi xuất thấp, như quỹ nước sạch với lãi suất chỉ 7% một năm, quỹ từ hội cựu chiến binh với lãi suất 6% một năm…để giúp người dân mở rộng mô hình.

W – Điểm yếu

Hiện nay mô hình VAC đã là rất phổ biến trên địa bàn xã nhưng nhìn chung thì các mô hình vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, thường tập chung vào chăn nuôi là chính mà chưa quan tâm đầu tư mở rộng đến trồng trọt và chăn nuôi, nên chưa thấy được hết lợi ích của các hợp phần.

Thiếu trình độ kĩ thuật: Kĩ thuật thì đã có rất nhiều cuộc hội thảo cũng như cán bộ đến xã hướng dẫn bà con cách trồng trọt, chăn nuôi khoa học. Nhưng có đến 54% số hộ không chịu tham gia để học hỏi cách nuôi và chăm sóc cây trồng 1 cách bài bảng. Do vậy, rất khó để mang lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất.

Thiếu thông tin thị trường: Hiện nay thì có rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng để cung cấp thông tin như: loa, đài, máy tính, điện thoại, ti vi.. Nhưng thực tế thì có tới 36% số hộ không tìm hiểu thông tin giá cả của các sản nên thường bị bán giá dẻ hơn mức giá thị trường. Đây cũng là nguyên nhân làm cho sản phẩm nông nghiệp nói chung, sản xuất VAC nói riêng trên địa bàn xã chưa đạt được hiệu quả cao trong sản xuất. Đây cũng chính là

thách thức trong thời gian tới của các hộ nông dân, đòi hỏi người dân cần chủ động tiếp cận thông tin tham khảo giá cả trên thị trường.

Công tác sau thu hoạch còn nhỏ lẻ: Trong nền kinh tế hàng hóa hiện nay thì mọi ngành sản xuất và đầu ra sản phẩm đều phải gắn chặt với thị trường. Do vậy để tìm hiệu sự tồn tại và phát triển của mô hình VAC phải chú trọng đến khâu đầu ra của sản phẩm. Việc tìm hiểu đầu ra cho sản phẩm tốt đó là 1 quá trình đòi hỏi các sản phẩm của mô hình VAC phải đạt chất lượng tốt, sẽ thu hút thương lái đến mua với số lượng lớn.

Nhưng trong thực tế thì các hộ thường không chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm mà toàn là các thương lái buôn nhỏ lẻ tìm đến do đó nhiều khi các hộ bị ép giá xuống mức thấp hơn thị trường. Phần lớn các sản phẩm của mô hình VAC đều được buôn bán tại nơi sản xuất và buôn bán lẻ ở các chợ nên thông tin giá cả thường không chính sác.Theo ý kiến của người dân.

Hộp 4.1: Ý kiến về tiêu thụ sản phẩm

Theo ông Nguyễn Quý Tình thì đa phần giá cả bán buôn cho các thương lái ấn định 1 mức giá nhất định rồi người dân tham khảo ý kiến của nhau mà đòi giá sao cho phù hợp với các sản phẩm của gia đình. Chứ chúng tôi không biết rõ chính xác từng loại sản phẩm .

Thiếu đất: Đất đai là yếu tố quan trọng hàng đầu để xây dựng được mô hình cũng như để mở rông sản xuất. Trong thực tế thì chính quyền xã có tạo điều kiện để cho các hộ dồn điền đổi thửa, đấu thầu để thuận lợi cho lập mô hình nhưng việc dồn điền đổi thửa còn gặp nhiều khó khăn. Thực tế thì có 38% số hộ cho rằng gia đình vẫn thiếu đất canh tác sảnnuôi. Lơn tai xanh là 1 trong những bệnh rất nguy hiểm, có tỉ lệ chết cao và lan rộng, trong khi việc phát hiện rất khó. Do đó cần có những hiểu biết nhất định của các hộ trong chăn nuôi để kịp thời chăm sóc, phòng tránh cho vât nuôi

Bảng 4.17 Các hạn chế ảnh hưởng đến phát triển sản xuất theo mô hình VAC ĐVT: Hộ Hạng Mục VC VAC AC Tổng Số hộ (9) Cơ cấu (%) Số hộ (32) Cơ cấu (%) Số hộ (9) Cơ cấu (%) Số hộ (50) Cơ cấu (%) Thiếu trình độ kĩ thuật 5 55,5 12 37,5 5 55,5 22 44 Thiếu thông tin thị

trường 4 44,4 10 31,2 4 44,4 18 36

Công tác sau thu

hoạch nhỏ lẻ 2 22,2 16 50 3 33,3 21 42

Thiếu đất 5 55,5 9 28,1 5 55,5 19 38

Nguồn số liệu thống kê năm 2014

O – Cơ hội

Trồng trọt, làm vườn chăn nuôi đã có từ rất lâu đời nên dể dàng học hỏi đúc kết kinh nghiệm từ những người đi trước, đặc biệt là những người có kinh nghiệm và đạt được phát triển kinh tế cao.

Sản phẩm nông nghiệp là sản phẩm thiết yếu có thị trường tương đối rộng nên thu hút được người tiêu dùng.

Mô hình VAC là chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, để xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế, vì vậy phát triển sản xuất theo mô hình được Đảng và nhà nước quan tâm, trong thời gian qua có nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển của mô hình trong vấn đề nhà nước quan tâm nhất đó là chính sách khuyến nông

T- Thách thức

Các dịch bệnh: Thường xuyên xuất như H5N1, H7N9, bệnh tai xanh, lở mồm long móng…các dịch bệnh rất dễ xảy ra và bùng phát thành đại dịch, nên cần có những biện pháp kĩ thuật, vệ sinh phòng bện kịp thời dể phòng

ngừa gây thiệt hại kinh tế cho người dân. Trong những năm gần đây do biến

đổi khí hậu cùng với những hiện tượng thời tiết cực đoan thì ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. Hầu hết các hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chủ yếu ở ngoài trời, các sinh vật khó chịu được tác động trực tiếp từ tự nhiên. Do đó thì xuất hiện nhiều dịch bệnh trến đàn gia xúc như cúm gia cầm, lợn tai xanh, diễn ra phức tạp và cây ảnh hưởng xấu đến sản xuất. Ví dụ

như ảnh hưởng của dich H5N1 bùng phát khiến nhiều hộ phải thiêu hủy,

trôn… gia cầm dẫn đến thiệt hại nặng nề. Tiếp đến là dịch bệnh tai xanh đã gây ra thiệt hại không hề nhỏ cho người chăn nuôi. Lơn tai xanh là 1 trong những bệnh rất nguy hiểm, có tỉ lệ chết cao và lan rộng, trong khi việc phát hiện rất khó. Do đó cần có những hiểu biết nhất định của các hộ trong chăn nuôi để kịp thời chăm sóc, phòng tránh cho vât nuôi.

Cơ sở hạ tầng thấp kém: Nhiều hộ chưa đặt việc xây dựng chuồng trại chăn nuôi là chủ yếu nên việc đầu tư cho xây dựng chuồng trại chăn nuôi còn chưa được chú trọng. Do quá trình đầu tư nguồn vốn ít nên việc xây dựng chuồng trại còn nhỏ lẻ, chưa có quy mô lớn. 52% số hộ cho rằng cơ sở hạ tầng của hộ vẫn còn kém, chưa đáp ứng được nhu cầu chăn nuôi sản xuất, dẫn đến quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ tự phát.

Thiếu vốn: Có tới 70% số hộ sử dụng mô hình VAC có ý kiến khẳng định do thiếu vốn nên không thể mở rộng đầu tư cho đầu tư và sản xuất. Nguồn vốn là yếu tố quyết định đến đầu vào cũng như cơ sở vật chất để xây dụng mô hình. Do thiếu vốn nên việc đầu tư thâm canh cho cây trồng vật nuôi còn hạn chế. Còn nhiều ý kiến cho rằng thủ tục cho vay còn rườm rà, lãi xuất cao nên người dân khó tiếp cận nguồn vốn.

Chi phí đầu vào tăng: Đây là 1 trong những vấn đề khó khăn đối với các hộ sản xuất VAC là giá cả đầu vào tăng liên tục trong khi đó giá sản phẩm đầu ra không tăng mấy. Qua điều tra cho thấy 30% số hộ cho rằng giá trị phân bón, thuốc sâu, con giống…tăng hơn so với năm 2013. Như giá gà giống năm 2014 từ 15.000- 20.000 đồng, giá cám ngô 5.500- 6.500 đồng… Trong khi đó giá gà ta trên thị trường vẫn giao động 80.000– 130.000 đồng,các giá hoa quả

vẫn vậy nhãn vải vẫn giao đọng tư 15.000 – 20.000 đồng. Nói chung giá sản phẩm trên thị trường cũng tăng nhưng tăng không đáng kể mấy so với trước kia.

Bảng 4.18 Những thách thức trong việc phát triển mô hình

ĐVT:Hộ Hạng Mục VC VAC AC Tổng Số hộ (9) Cơ cấu (%) Số hộ (32) Cơ cấu (%) Số hộ (9) Cơ cấu (%) Số hộ (50) Cơ cấu (%) Thiếu vốn 8 88,9 20 62,5 7 77,8 35 70 Cơ sở hạ tầng kém 6 66,7 15 46,9 5 55,6 26 52 Thiên tai, dịch bệnh 4 44,4 7 21,9 3 33,3 14 28 Chi phí đầu vào tăng 3 33,3 6 18,7 6 66,7 15 30

Nguồn số liệu thống kê năm 2014

Bảng 4.19: Phân tích ma trận SWOT

Các đặc tính Tích cực Hạn chế

Bên trong có thể kiếm soát

S: Điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu thuận lợi

Con người chăm chỉ,cần cù

W: Nguồn vốn ít, Diện tích đất còn chưa được mở rộng, dịch bệnh, công tác thu hoạch nhỏ lẻ Bên ngoài tầm

kiểm soát

O: Sản phẩm nông nghiệp đều là những sản phẩm thiết yếu.

Được chính quyền tạo điều kiện đầu tư mở rộng mô hình.

T: Cơ sở hạ tầng kém, thiên tai dịch bệnh, chi phí đầu tư tăng.

SWOT O T

S

O – S: Cần chăn nuôi với quy mô lớn hơn nữa. Tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi và được chính quyền ủng hộ để mở rộng mô hình.

S - T: Tận dụng điều kiện tự nhiên thích hợp để mở rộng diện tích trồng trọt hơn nữa

W

W – O: Chính quyền xã cần quan tâm hỗ trợ người dân vay vốn lãi suất thấp từ các quỹ : Nước sạch, thương binh… trong xã

W – T: Cần tích cực chuyển giao kĩ thuật vào sản xuất chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Phát triển mô hình VAC trên địa bàn xã Thượng Vũ huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương (Trang 78)