xuất mô hình VAC. Mô hình đã được nước ta áp dụng thử nghiệm đầu tiên ở Đông Bắc Bộ đầu tiên rồi sau đó, nhờ đạt được phát triển kinh tế mà đã lan rộng ra các các tỉnh trên toàn quốc. Lợi nhuận mang lại từ mô hình VAC đã thúc đẩy người dân không ngừng học hỏi, sáng tạo để áp dụng vào mô hình của mình nhằm đạt phát triển kinh tế cao hơn.
2.2.2 Tổng quan quá trình hình thành và phát triển mô hình VAC ở ViệtNam Nam
2.2.2.1 Quá trình hình thành.
Phong trào phát triển kinh tế theo mô hình VAC do hội làm vườn Việt Nam đề xuất và vận động phát triển đã trở thành phong trào quần chúng sâu rộng trong cả nước, đem lại phát triển kinh tế. Phát triển theo mô hình VAC đã góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công an việc làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho hàng triệu hộ nông dân. Cơ cấu kinh tế theo mô hình VAC góp phần chuyển đổi kinh tế nông nghiệp nông thôn, bảo vệ môi trường sinh
thái, bảo vệ sự đa dạng và phát triển của tài nguyên, xây dựng nông nghiệp bền vững. Nhưng hiện nay phong trào VAC đã bước sang giai đoạn mới với việc hình thành các trang trại lớn.Tạo nền tảng cho việc sản xuất theo mô hình VAC cung cấp hàng hóa cho thị trường giúp nông dân làm giàu.
Năm 1986, Hội làm vườn (VACVINA) đã tập hợp các hoạt động từ yếu tố phát triển sinh kế truyền thống gắn liền với sự hình thành, phát triển và lập nghiên cứu của đại bộ phận nông dân Việt Nam và đã thúc đẩy để nâng cao thành mô hình sản xuất tổng hợp VAC.Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn (CCRD) là 1 đơn vị trực thuộc, với các thành công trong nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học cao cho việc hoàn thiên mô hình VAC tại các vùng sinh thái khác nhau trên cả nước. Ứng dụng mô hình VAC thì khẩu hiệu lúc đó “Người người làm VAC, nhà nhà làm VAC, khắp nơi làm VAC”.Chương trình VAC dinh dưỡng phối hợp giữ hội làm vườn với UNICEF lúc đầu chỉ có 4 xã thí điểm với 20 hộ, khi trương trình kết thúc đã thu hút hàng nghìn hộ tham gia chương trình
Nghị quyết số 64 - CP ngày 27/9/1993 quy định của chính phủ về “Quy định chuyển giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng lâu dài vào mục tiêu sản xuất đất nông nghiệp”.
Nghị quyết số 09/2000/NQ - CP ngày 15/6/2000 của chính phủ về số chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Ngày 20/7/2006 QĐ của TTCP số 975/QĐ-TTg về cấp 1 số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc miền núi, giúp tạo điều kiện cho người dân học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất.
Kết quả từ các hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ và phát huy các nguồn lực có sẵn góp phần quan trọng vào các chương trình xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an ninh lương thực cho các vùng nghèo. Tùy thuộc vào đặc điểm điều kiện từng vùng mà có thể bao gồm tất cả 3 thành phần V, A, C hay chỉ có 2 thành phần. Sự tác động tương hỗ của con người trong hệ thống đóng
vai trò tác động quan trọng từ những việc điều chỉnh áp dụng quy mô của con người theo hệ thống sinh học.Tuy nhiên điều kiện môi trường xung quanh là yếu tố quan trọng quyết định đế sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Do đó điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng là yếu tố quyết định
2.2.2.2 Kinh nghiêm xây dựng và phát triển mô hình VAC ở 1 số địa phương ở nước ta.
VAC đã gắn liền với sự hình thành và phát triển của Hội làm vườn Việt Nam.Từ năm 1986 đến nay tổ chức đã thu hút 980.000 hội viên trong mạng lưới tổ chức từ cấp trung ương đến cấp địa phương trên diện rộng với 61 tỉnh thành trên cả nước. Mô hình VAC theo quy mô lớn theo kiểu trang trại là 1 bước tiến lớn và cũng là hướng đi tất yếu của nông nghiệp trong xu hướng hội nhập.
Ở Hà Nội thực hiện các chương trình nghị quyết của TP Hà Nội về việc phát triển kinh tế ngoại thành và phát triển VAC theo hướng hàng hóa sinh thái bền vững. Hội làm vườn đã động viên mọi người tham gia chương trình “3 cây, 3 con”. Hình thành sản xuất tập chung như trồng vải thiều, hồng không hạt, xoài, na...Vùng cam Canh, bưởi Diễn, hồng xiêm Xuân Phương, Phú Diễn, Đại Mỗ, vùng nhãn chín muộn Đại Thành Quốc Oai. Gần đây, một số quân Như Cầu Giấy,Tây Hồ phát triển mạnh mô hình vườn treo, vườn chậu, vườn ban công - sân thượng.
Ơ Phú Thọ, Hội làm vườn đã vận động, động viên người dân khôi phục và phát triển nghề truyền thống trong nông dân mà trọng tâm là thi đua và phát triển kinh tế VAC, quy mô gia đình để từng bước xóa đói giảm nghèo.Từ đại hội lần thứ II, hoạt động của hội làm vườn của tỉnh dần có bề rộng và sâu, phát triển phong trào làm VAC trong từng tỉnh. Trên cơ sở đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng tiến bộ KHKT, đào tạo huân luyện cho nông dân về các kiến thức kĩ thuật trồng trồng trọt, chăm sóc cây trồng và các loại động thực vật.
Hay HLH tỉnh Bắc Ninh có 3.000 mô hình sản xuất VAC tổng hợp. Trong đó có 2.855 gia trại; 145 trang trại (25,5% trang trại sản xuất và kinh doanh tổng hợp; 54,5% trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; 12,4% trang trại nuôi trồng thủy sản và 7,6% trang trại trồng trọt). Thu hút hơn 10.864 lao động thường xuyên và gần 30.000 lao động thời vụ, với thu nhập bình quân từ 1,5 – 4 triệu đồng/người/tháng. Để tập hợp các chủ trang trại, từ năm 2006, HLV Bắc Ninh đã thành lập câu lạc bộ trang trại tỉnh, thu hút 120 chủ trang trại tham gia, tiếp đó các huyện đều thành lập các câu lạc bộ. Hơn 1.000 hội viên là các chủ trang trang, gia trại tham gia trên toàn tỉnh, tiêu biểu như huyện Gia Bình có 14/14 xã, thị trấn thành lập câu lạc bộ trang trại với trên 300 hội viên.
Sau 20 năm đổi mới nền nông nghiệp Việt Nam đã có sự chuyển biến vượt bậc.Tổng diện tích các loại cây trồng tăng từ 9.040 ngàn ha năm 1990 lên 13.374,4 ngàn ha năm 2006.Trong đó diện tích cây công nghiệp tăng 2,52 lần,cây ăn quả tăng 2,75. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng 2,3 lần, trong đó giá trị cây công nghiệp tăng 4,12 lần, cây ăn quả tăng 1,6 lần...Năm 2007, tổng giá trị sản phẩm nông, lâm, nghiệp, thủy sản đạt 231 nghìn tỉ đồng, chiếm 20,23 % tổng sản phẩm quốc nội. Có được thành tích đó là sự đóng góp của 13 triệu hộ tương ứng 13 triệu mô hình, trong đó có khoảng 30% hộ áp dụng mô hình VAC (GSTS Đường Hồng Dật,2003).
Thành Tựu kinh tế của mô hình VAC
Mô hình VAC ở nước ta đến nay đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận,nó đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn.Thay đổi được nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa.Nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo bằng cách chăn nuôi sản xuất theo mô hình VAC đã làm kinh tế hộc gia đình khá giả hơn.Mỗi năm chăn nuôi và sản xuất theo mô hình VAC thì mỗi hộ có thể mang về thu nhập tới vài trăm triệu đồng từ các hoạt động:nuôi lợn,nuôi cá,trồng rau hay các loại cây ăn quả:
Theo báo (Dân Việt) - Gia đình ông Trịnh Hữu Bình 1 nông dân tiêu biểu có một trong những trang trại thành công, mô hình VAC của gia đình ông Trịnh Hữu Bình, thôn 8, xã Thiệu Khánh, TP. Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá là địa chỉ tin cậy cho bà con ND trong và ngoài xã đến học hỏi.
Ông Bình chia sẻ: "Tôi phải đầu tư làm hơn 2km đường điện liên thôn cho trang trại. Đồng thời, sửa lại đường đi để việc mua bán cũng như vận chuyển sản phẩm dễ dàng hơn". Với 4 ao cải tạo từ diện tích đất ruộng, ông Bình mua các giống cá như: Trắm, chép, trôi, mè về thả. Trên bờ, ông quây chuồng nuôi vịt, gà đẻ và trồng các cây lưu niên như ổi, hồng xiêm, bưởi, mít, đu đủ.
Mỗi năm ông thu 1 vụ cá vào tháng 10-11. Với giá hiện nay là 30.000 đồng/kg, ông thu hơn 50 triệu đồng/năm 1.000 con vịt đẻ trứng, mỗi ngày ông Bình thu khoảng 700 quả trứng, bán 2.900 đồng, tính sơ sơ, ông cũng bỏ túi hơn 200.000 đồng/ngày, mỗi tháng cho ông 7-8 triệu đồng. Còn gà, ông nuôi để phục vụ bữa ăn trong gia đình, nếu thừa thì bán ra bên ngoài. Các loại cây ăn quả cũng là nguồn thu không nhỏ của gia đình ông. Riêng ổi, ông thu 2 vụ/năm, được gần 10 triệu đồng. Tổng các nguồn thu từ trang trại, mỗi năm gia đình ông có gần 100 triệu đồng. Trang trại của ông còn tạo việc làm cho 4 – 5 lao động là con em nông dân trong xã với thu nhập 3 triệu đồng/người/tháng.
http://danviet.vn/nong-thon-moi/thu-tram-trieu-dong-tu-mo-hinh-vac- 106443.html
Những hạn chế của mô hình VAC.
Bên cạnh việc phát triển và mang lại nhiều lợi ích từ việc sản xuất chăn nuôi theo mô hình VAC thì còn tồn tại nhiều điểm khó khăn vướng mắc mà chúng ta chưa giải quyết được.
- Các chính sách dành cho đầu tư về tập huấn kiến thức kĩ thuật làm vườn-chăn nuôi – trồng trọt của người dân còn ít. Dẫn đến thiếu kiến thức nên đôi khi đầu tư theo mô hình còn dẫn đến thua lỗ.
- Mức độ tiếp cận nguồn vốn của người dân với ngân hàng còn kém, dẫn đến chưa đủ kinh phí xây dựng mô hình lớn.
- Quy mô trang trại chưa tập chung thành 1 khu tiện cho việc học hỏi kiến thức kinh nghiệm từ các trạng trại khác chưa có.
- Chưa xác định được vị trí của các thành phần trông hệ thống và phân bố đất đai hợp lý
+Chưa chọn được giống cây và con để nuôi trồng
+Chưa có bản đồ thiết kế chi tiết về vườn cây chuồng nuôi
+Chưa xây dựng được hệ thống đường xá và hàng rào bảo vệ trong hệ thống VAC dẫn tới những khó khăn trong quá trình vân chuyển cây con cũng như vật nuôi, gây ra khó khăn trong quá trình chăm sóc.
+Mỗi loại địa hình và quy mô cụ thể mà ta xây dựng một loại kiểu ao khác nhau.Có thể là ao đơn, ao song song hoặc ao xen. Nước trong ao không đáp ứng đủ tiêu chuẩn dễ mang lại bệnh dịch
+ Vệ sinh chuồng trại chưa tốt vật nuôi dễ bị nhiễm bệnh. + Phân chia cây cối trong hệ thống chưa phù hợp.