1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích SOWT về môi trường kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại ngân hàng TMPC dầu khí toàn cầu (GPBank)

13 171 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 132,5 KB

Nội dung

Lời nói đầu:Ngày 7/11/2006 Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO, điều này đã mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động Thương mại

Trang 1

Phân tích SOWT về môi trường kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại Ngân Hàng TMPC Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank)

MỤC LỤC

I. Quá trình hình thành và phát triển của GPBank Trang 2

II Khái quát về nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của Ngân

hàng thương mại.

Trang 3

2 Những nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của GPBank hiện nay Trang 3

III Phân tích SOWT về môi trường kinh doanh nghiệp vụ

Ngân hàng quốc tế của GPBank.

Trang 4

IV Phân tích chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ

Ngân hàng thanh toán quốc tế tại GPBank.

Trang 10

Trang 2

A Lời nói đầu:

Ngày 7/11/2006 Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), điều này đã mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động Thương mại Quốc tế của các Ngân hàng Việt Nam nói riêng nhiều cơ hội kinh doanh cững như những thách thức không nhỏ nếu như không có

sự cố gắng và lỗ lực lớn của các doanh nghiệp trong đó có GPBank

Sự mở cửa của hệ thống Ngân hàng với những quy định nới lỏng và giảm dần sự bảo hộ của Chính phủ đã và đang tạo điều kiện cho các Ngân hàng nước ngoài vào đầu tư hoạt động kinh doanh tại Việt Nam

Các Ngân hàng nước ngoài có lợi thế về vốn, công nghệ, trình độ quản lý cũng như những sản phẩm đa dạng trong đó có các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng quốc tế hoàn hảo Do đó, khi tham gia vào thị trường Việt Nam các Ngân hàng nước ngoài sẽ cạnh tranh khốc liệt với các Ngân hàng trong nước trong đó có GPBank về dịch vụ Ngân hàng quốc tế Trong khi đó mảng nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam chưa được chú trọng phát triển ngoại trừ một số Ngân hàng có bề dày phát triển như Vietcombank, BIDV, Vietinbank, ACB, Eximbank …

Với lợi thế về vốn, trình độ quản lý, công nghệ,… các Ngân hàng nước ngoài sẽ mở rộng mạng lưới thu hút thêm nhiều khách hàng lớn, qua đó chiếm lĩnh thị trường, tăng khả năng cạnh tranh Trước tình hình này đặt ra cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và GPBank nói riêng phải có chiến lược phát triển lâu dài để tăng khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng trong nước cũng như Ngân hàng nước ngoài Vì vậy, việc phân tích SOWT về môi trường kinh doanh nghiệp

Trang 3

vụ ngân hàng quốc tế của GPBank là đặc biệt quan trọng, đây là cơ sở để GPBank phát huy những thế mạnh sẵn có và khắc phục những điểm hạn chế để phát triển thành một Ngân hàng đô thị đa năng, hiện đại

I Quá trình hình thành và phát triển của GPBank.

Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank) tiền thân là Ngân hàng TM Nông Thôn Ninh Bình (được thành lập năm 1995) đã chính thức chuyển đổi mô hình từ Ngân hàng Nông Thôn sang Ngân hàng đô thị từ tháng 7/11/2005

Hiện tại GPBank có vốn điều lệ là 3.017 tỷ đồng, với trên 2.000 nhân viên

và 200 Chinh nhánh/Phòng giao dịch trên toàn quốc

GPBank có cổ đông chiến lược là Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (Petrovietnam) – là một trong những tập đoàn hùng mạnh nhất Việt Nam với tỷ lệ vốn góp là 20%

GPBank có đội ngũ lãnh đạo điều hành trẻ, năng động, nhiều kinh nghiệp quản lý điều hành hoạt động Ngân hàng trên thị trường tài chính - tiền tệ trong nước và quốc tế GPBank là một trong những Ngân hàng đầu tiên triển khai thành công phần mền Hệ thống Ngân hàng lõi (Core Banking) của hãng Temenos của Thụy Sỹ, phần mền này cho phép Ngân hàng phát triển nhiều loại sản phảm dịch

vụ hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ

II Khái quát về nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của Ngân hàng thương mại.

1 Khái niệm nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế

Nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế bao gồm tất cả các dịch vụ do khách hàng yêu cầu liên quan đến thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế …

2 Những nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của GPBank hiện nay.

1 Nghiệp vụ thanh toán quốc tế

2 Nghiệp vụ giao dịch về vốn trên thị trường quốc tế

Trang 4

3 Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối

4 Dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế

5 Các nghiệp vụ khác

III Phân tích SOWT về môi trường kinh doanh nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế của GPBank.

Để phân tích môi trường kinh doanh nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế tại GPBank, chúng ta sử dụng mô hình SOWT nhằm phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà Ngân hàng phải đối mặt (cơ hội và thách thức) cũng như các yếu tố môi trường nội bộ Ngân hàng (điểm mạnh và điểm yếu)

1 Điểm mạnh (S – Strength).

Thứ nhất: Trong thời gian qua GPBank không ngừng mở rộng mạng lưới

các Chi nhánh/Phòng giao dịch trên toàn quốc cùng với tăng vốn điều lệ cũng rất cao.

Tăng vốn điều lệ không chỉ tăng uy tín của Ngân hàng với khách hàng về khả năng tài chính hùng hậu mà còn là cơ sở để GPBank mở rộng mạng lưới ở khắp các tỉnh thành trong cả nước để người dân, doanh nghiệp có thể tiếp cận một cách dễ dàng Trong thời gian qua GPBank đã tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 3.017 tỷ đồng, và dự kiến tháng 8/2012 GPBank tăng vốn điều lệ lên trên 8.000

tỷ đồng

Bảng 1: Số lượng mạng lưới của một vài NHTM Việt Nam qua các năm.

(Nguồn tổng hợp: báo cáo thường niên năm 2011 của GPBank; www.hsbc.com.vn)

Trang 5

Số lượng Chi nhánh/Phòng giao dịch của GPBank liên tục tăng trong những năm gần đây, mức tăng bình quân trên 20%/năm Năm 2008 mới chỉ có 63 Chi nhánh/Phòng giao dich, nhưng đến năm 2010 đã là trên 90 điểm giao dịch trên toàn quốc GPBank có mạng lưới ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước Điều đó chứng

tỏ GPBank đã tích cực trong việc mở rộng địa bàn hoạt động của mình để cạnh tranh với các Ngân hàng trong nước và các Ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

Thứ hai: GPBank từng bước hiện đại hóa hệ thống, ứng dụng những phần

mền công nghệ hiện đại trong việc quản lý ngân hàng.

GPBank là một trong 04 Ngân hàng ứng dụng thành công hệ thống phần mền ngân hàng lõi (Core Banking – T24) của Temenos của Thụy Sỹ, đây là phần mền tiên tiến, có thể phát triển nhiều loại sản phẩm dịch vụ mới và nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh trong nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế

Thứ ba: Tích cực trong việc nghiên cứu đa dạng hóa các dịch vụ Ngân

hàng quốc tế.

GPBank đã nghiên cứu triển khai các sản phẩm dịch vụ mới như bảo lãnh, bao thanh toán trong hoạt động xuất nhập khẩu, hợp đồng ngoại hối tương lai, hợp đồng quyền chọn trong mua bán ngoại tệ

Thứ tư: GPBank am hiểu khách hàng trong nước và có một lượng lớn

khách hàng truyền thống.

Trong những năm qua GPBank đã có chính sách chăm sóc khách hàng tốt và tích cực nâng cao chất lượng dịch vụ, quan tâm đến lợi ích của khách hàng đặc biệt

là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ Thị phần trong thanh toán quốc tê của GPBank chiếm khoảng 10% Doanh thu từ thanh toán quốc

tế năm 2011 của GPBank đạt trên 100 tỷ đồng

Trang 6

Thứ năm: Phí dịch vụ của ngân hàng là tương đối thấp so với các ngân

hàng nước ngoài.

Xét biểu phí dịch vụ thanh toán L/C của GPBank chỉ bằng 70% phí của Ngân hàng Standard Charteretbank, nghĩa là khoảng 27,5 USD cho một L/C có giá trị dưới 100.000 USD Điều này cũng là một lợi thế của GPBank trong việc mở rộng nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế và thu hút thêm khách hàng Tuy nhiên trong thanh toán quốc tế các Hợp đồng ngoại thương thường có giá trị cao, nên các doanh nghiệp thường chọn những Ngân hàng có uy tín, có chất lượng dịch vụ tốt

và có một lượng ngoại tệ dồi dào

Bảng 2 Biểu phí dịch vụ thanh toán quốc tế của GPBank và Standard.

Thư tín dụng

1.1

Phát hành L/

C

Ký quỹ 100%

0.075% giá trị L/C Min: 20USD; Max 200 USD

0.1% giá trị L/C Min: 40 USD + điện phí

Ký quỹ nhỏ hơn 100%

Phần ký quỹ 0.075% giá trị

Phần không ký quỹ 0.15%

giá trị

Min: 20USD

0.1% giá trị L/C +

25 USD

1.2 Hủy L/C 10USD + diện phí + phí

phát sinh

30USD

1.3 Thanh toán 0.2% giá trị L/C 0.125% giá trị

Trang 7

L/C Min 20USD: Max: 500

USD

Min 25 USD

(Nguồn tổng hợp: www.gpbank.com.vn ; www.standardcharteretbank.com.vn )

2 Điểm yếu (W – Weaknesses).

Thứ nhất: Năng lực của GPBank còn quá thấp so với yêu cầu của hội

nhập.

Theo Nghị định số 141/2006/NĐ- CP của Chính Phủ ban hành ngày 22/11/2006 thì mức vố pháp lệnh của các Ngân hàng TMCP Việt Nam trong đó có GPBank đến hết năm 2010 là 3.000 tỷ đồng Trong khi đó đến hết năm 2012 vến điều lệ của GPBank đạt trên 3.170 tỷ đồng, mức vốn trên là rất bé so với các Ngân hàng trong khu vực và trên thế giới

Biểu 3: Mức vốn điều lệ của một số Ngân hàng Việt Nam và thế giới năm 2012.

www.standardchartered.com.vn ).

Mức vốn điều lệ thấp làm giàm khả năng mở rộng các dịch vụ thanh toán quốc tế như bảo lãnh, phát hành L/C… cũng như uy tín của Ngân hàng với các đối tác kinh doanh

Thứ hai: Năng lực điều hành, trình độ chuyên môn trong lĩnh vực Nghiệp

vụ thanh toán quốc tế còn yếu.

GPBank bắt đầu chuyển đổi sang Ngân hàng thương mại đô thị từ đầu năm

2005 So với các Ngân hàng nước ngoài có bề dày phát triển như: HSBC, ANZ, Vietinbank, Eximbank… thì GPBank còn khá non trẻ trong nghiệp vụ thanh toán

Trang 8

quốc tế, cán bộ nhân viên làm nghiệp vụ chưa được cọ sát nhiều, khả năng giao tiếp bằng tiếng anh còn yếu, các nghiệp vụ còn đơn giản chưa đáp ứng được đòi hỏi của các doanh nghiệp

Thứ ba: Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao.

Cán bộ phụ trách mảng Nghiệp vụ thanh thanh toán quốc tế tại GPBank chủ yếu là những cán bộ nhân viên làm việc lâu năm, có kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, nhưng trình độ tiếng anh còn hạn chế, ngoài ra GPBank tuyển những nhân viên mới từ các Trường Đại Học như Ngoại thương, Kinh tế, Tài chính, đây là những nhân viên còn trẻ, năng động, có trình độ ngoại ngũ tốt, nhưng lại thiếu kiến thức thực tế và kinh nghiệm trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế

Nghiệp vụ thanh toán quốc tế chứa đựng nhiều rủi ro không chỉ giới hạn trong nước mà còn cả nưới ngoài Do đó, GPBank cần phải xây dựng đội ngũ cán

bộ giỏi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngũ

Thứ tư: Mức độ đa dạng của các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế chưa đa

dạng.

Hiện tại GPBank mới chỉ tập trung phát triển các nghiệp vụ thanh toán L/C, chuyển tiền TTR, chiết khấu bộ chứng từ, bảo lãnh, còn các nghiệp vụ khác chưa triển khai, hoặc có phát sinh rất ít Trong kinh doanh ngoại tệ chủ yếu là sử dụng dịch vụ Spot (mua bán trao ngay) là chủ yếu, còn các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ khác ít được áp dụng do trình độ quản lý, cũng như trình độ về chuyên môn nghiệp

vụ của cán bộ nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu công việc

3 Cơ hội (O – Opportunities)

Thứ nhất: Việt Nam gia nhập WTO sẽ làm tăng uy tín và vị thế của các

Ngân hàng Việt nam trên trường quốc tế.

Trang 9

Sau khi Việt nam gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và các Ngân hàng nói riêng trong đó có GPBank có cơ hội để phát triển quảng bá hình ảnh của mình trên trường quốc tế, qua đó mở rộng hợp tác kinh doanh với các đối tác nước ngoài

Trong những năm qua GPBank đã phát triển mở rộng được các đại lý ở các quốc gia trên thế giới qua đó giúp GPBank phát triển các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế một cách mạnh mẽ

Bảng 4: Số lượng ngân hàng đại lý của GPBank và của một số Ngân hàng TMCP Việt Nam năm 2011.

(Nguồn tổng hợp từ www.vietinbank.com.vn; www.gpbank.com.vn; www.bidv.com.vn )

Việc tăng số lượng các ngân hàng đại lý giúp GPBank mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế và nâng cao được chất lượng dịch vụ, tạo uy tín trên thị trường trong nước và thế giới

Thứ hai: Việc mở rộng nền kinh tế tạo cơ hội cho GPBank mở rộng quan hệ

hợp tác, liên doanh, liên kết với nước ngoài.

Việc mở rộng nền kinh tế sẽ tạo điều kiện cho những Ngân hàng, các tập đoàn lớn của nước ngoài có thế mạnh về vốn, công nghệ, trình độ quản lý vào hợp tác liên doanh niên kết với các Ngân hàng trong nước Trong thời gian qua đã có nhiều Ngân hàng nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia vào Việt nam góp vốn, liên doanh liên kết với các Ngân hàng Việt Nam như: VPBank có đối tác chiến lược là Ngân hàng OCBC của Singapore nắm giữ 15% vốn cổ phần, Sacombank có đối tác chiến lược là ANZ của Australia nắm giữ 10% vốn cổ phần…

Trang 10

Nếu GPBank tìm được đối tác thích hợp để liên doanh, liên kết với các Ngân hàng, công ty lớn của nước ngoài thì GPBank sẽ tận dụng được vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại của Ngân hàng nước ngoài qua đó nâng cao được uy tín và năng lực cạnh tranh trong nước và trên trường quốc tế

Thứ ba: Hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ đây là cơ hội để

GPBank phát triển các nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế đặc biệt là thanh toán quốc

tế và tài trợ xuất nhập khẩu.

Trong những năm gần đây hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt nam ngày càng được mở rộng và phát triển, tăng về số lượng và giá trị Như vậy, nhu cầu sử dụng các dịch vụ thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp là rất lớn, đây là cơ hội để GPBank phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu

4 Thách thức (T- Threats)

Thứ nhất: Việt nam mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng số lượng các

ngân hàng có tiềm lực về vốn, công nghệ và trình động quản lý.

Các Ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính, công nghệ và trình độ quản

lý tiên tiến được phép mở các chi nhánh tại Việt nam và liên doanh với các ngân hàng trong nước để thành lập những Ngân hàng hàng có thế mạnh để cạnh tranh với các ngân hàng trong nước như: Citibank, ANZ, HSBC, …

Các Ngân hàng này liên tục mở các chi nhánh ở các thành phố lớn với vị trí kinh doanh rất thuận lợi để cạnh tranh với các ngân hàng trong nước nói trung và GPBank nói riêng

Thứ hai: Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hoạt động kinh doanh

của GPBank chịu tác động rất lớn của thị trường tài chính thế giới.

Trang 11

Khi thị trường tài chính thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của GPBank GPBank sẽ gặp rủi ro trong quan hệ thanh toán quốc tế, giảm

uy tín nếu các Ngân hàng đại lý bị phá sản hay gặp khó khăn về tài chính

Thứ ba: Tỷ giá hối đoái có nhiều biến động phức tạp.

Các doanh nghiệp Việt nam thường dùng đồng USD, EURO, NDT và một

số đồng tiền của các quốc gia khác trong thanh toán quốc tế, sự biến động của tỷ giá sẽ tạo ra rủi ro trong việc mua bán ngoại tệ Trong thời gian vừa qua thị trường chợ đen (thị trường không hợp pháp) phát triển khá mạnh và tỷ giá thường cao hơn

tỷ giá của các ngân hàng trong đó có GPBank Vì vậy, khi giá mua cao hơn thị trường tự do các doanh nghiệp, cá nhân thường tìm thị trường chợ đen để mua, và khi tỷ giá thấp các doanh nghiệp tìm cách bán ngoài chợ đen điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn ngoại hối của GPBank nói riêng và các Ngân hàng Việt nam nói chung

IV Phân tích chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ Ngân hàng thanh toán quốc tế tại GPBank.

Trong những năm qua GPBank đã có bước phát triển vượt bực, mạng lưới các chi nhánh/phòng giao dịch được mở rộng ở khắp các tình thành trong cả nước, tập trung ơ những nơi đông dân cư, có nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, do đó doanh thu, lợi nhuận đạt và vượt kế hoạch đề ra Vì vậy, việc tập trung phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng

là ưu tiên của GPBank

Để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tháng 5/2011 GPBank đã chính thức nâng cấp thành công phần mền Ngân hàng lõi T24 V.5 lên T24 V.8 đây là phần mền hiện đại được nhiều Ngân hàng nước ngoài đang

Ngày đăng: 17/11/2018, 10:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w