Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
32,2 KB
Nội dung
Đánhgiáchungvề môi trườngkinhdoanhcủangànhNgânhàng sau 2010: 3.1.1.Nhận định đặc điểm môitrường có ảnh hưởng đến hoạt động kinhdoanhcủangànhNgânhàngsau năm 2010: Cho đến nay, về cơ bản Việt Nam đã hoàn thành cơ cấu lại các NHTM theo đề án NHTM giai đoạn 2001-2010 của Thủ tuớng chính phủ. Năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam đã được nâng lên rõ rệt và cạnh tranh bình đẳng với các NHNNg. Các hệ số an toàn và tiêu chuẩn quản trị hoạt động Ngânhàng cơ bản đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế, công nghệ thông tin được xây dựng hiện đại, đáp ứng tốt cho nhu cầu phát triển đa dạng của sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Số lượng các Ngânhàng nước ngoài tiếp tục tăng lên và đi cùng với đó là sự sàng lọc của các Ngânhàng cổ phần có quy mô nhỏ và hoạt động kém hiệu quả sẽ diễn ra gay gắt. Thị phần tín dụng sẽ bị thu hẹp dần. Hoạt động của các NHTM sẽ hướng vào phát triển các dịch vụ tiện ích ngày càng phù hợp hơn với Ngânhàng nước ngoài. Ngoài ra, các NHTM còn chú ý đến việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế, nâng cao khả năng sinh lời, nâng cao năng suất lao động, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cho vay trên tổng thu nhập và thiết lập mối quan hệ với Ngânhàng nước ngoài. Riêng khối NHTMCP ngoài những yếu tố trên thì mở rộng chi nhánh, gia tăng thị phần, cạnh tranh thông qua đổi mới rất được quan tâm.Vốn đầu tư xã hội qua kênh Ngânhàng có thể bị giảm do sự lớn mạnh ngày càng nhiều của các kênh huy động vốn khác: thị trườngchứng khoán, các quỹ tài chính, các tổ chức phi ngân hàng,… Khách hàngcủaNgânhàng thương mại sẽ có bước chuyển dịch cơ bản theo hướng tăng dần các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng dần các công ty có yếu tố nước ngòai và khách hàng cá nhân. Các khách hàng có quan hệ thanh toán quốc tế sẽ chuyển sang dùng các sản phẩm có tính chất phòng ngừa sự biến động tỷ giá như:forward future, Tăng cuờng các kênh bán lẻ(thông qua hệ thống ATM, POS, e-banking, mobile banking). Thị trường nông thôn vẫn là thị trường hấp dẫn nhất đối với các NHTM trong tương lai vì đây là thị trường bán lẻ tốt nhất và là thị trường đuợc Nhà nước và nhiều Tổ chức quan tâm. 3.1.2.Các sản phẩm, dịch vụ Ngânhàng có triển vọng phát triển trong năm 2010: Các sản phẩm như: sản phẩm phái sinh, sản phẩm ngân hàng/điện tử/mobile/internet, tư vấn tài chính, thấu chi tài khoản vãng lai, sản phẩm cho thuê két sắt,… là những sản phẩm sẽ được phát triển. Những sản phẩm như: tài trợ doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, quản lý vốn, kinhdoanh bảo hiểm, kinhdoanh vàng, 3.2.Định hướng phát triển của Chi nhánh Ngânhàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thủ Đô những năm sau 2010: 3.2.1.Các chỉ tiêu chủ yếu của chi nhánh trong năm2010: -Tổng dư nợ: 1.343 tỷ đồng,tăng trưởng 65% so với năm 2009. Trong đó: +Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn: 50 tỷ đồng,chiếm 3.7 % tổng dư nợ +Dư nợ cho vay doanh nghiệp tăng hơn so với năm 2009 là 64%,tỷ trọng cho vay DN/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế là 94%. +Dư nợ cho vay khác tăng hơn so với năm 2009: 3.9 % +Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ<5% +Đủ quỹ tiền lương,thưởng theo quy định. 3.2.2.Định hướng phát triển của Chi nhánh Ngânhàng No&PTNT Thủ đô những năm sau 2010: Tiếp tục thực hiện định hướng kinhdoanh đã lựa chọn, điều chỉnh chiến luợc kinhdoanh phù hợp với xu thế phát triển nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng đều và vững chắc. Mở rộng quy mô gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh, đa dạng các hình thức huy động vốn, từng bước nâng cao tỷ trọng nguồn vốn có tính ổn định, có mức lãi suất đầu vào thấp, thực hiện cho vay có chọn lọc trong phạm vi khả năng kiểm soát. Tích cực đào tạo nâng cao trình độ cán bộ để tạo ra ưu thế trong cạnh tranh, đảm bảo ổn định việc làm, thu nhập và nâng cao đời sống người lao động trong toàn chi nhánh.Cụ thể: -Giữ vững và củng cố vị thế là một trong hệ thống chi nhánh củaNgânhàng chủ lực trong vai trò cung cấp tài chính,tín dụng cho khu vực nông nghiệp nông thôn, tập trung đầu tư phát triển các phân khúc thị trường đem lại hiệu quả cao tại các khu đô thị, khu vực công nghiệp, các trường đại học, cao đẳng, -Phát triển đủ 39 sản phẩm dịch vụ mới theo dự án của WorldBank(Ngân hàng Thế Giới) trên nền tảng công nghệ thông tin phù hợp để đáp ứng nhu cầu khách hàng và yêu cầu của hội nhập. -Cùng phát triển thương hiệu và xây dựng văn hóa Ngânhàng No&PTNT Việt Nam, từng bước đưa Ngânhàng No&PTNT thành”Lựa chọn số một”đối với khách hàng hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế trang trại, hợp tác xã tại các địa bàn nông nghiệp nông thôn và là “Ngân hàng chấp nhận được”đối với khách lớn, dân cư có thu nhập cao tại khu vực đô thị, khu công nghiệp. -Lành mạnh hóa tài chính, thông qua việc cải thiện chất lượng tài sản, nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả nguồn vốn đáp ứng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về an toàn hoạt động. -Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế để phát triển bền vững. -Triển khai áp dụng công nghệ thông tin, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ ngân hàng, xây dựng triển khai hệ thống thông tin quản trị trên nền tảng của hệ thống kế toán theo chuẩn quốc tế. -Nâng cao năng suất lao động.Ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo tại chỗ,khuyến khích tự học để nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên, tích cực áp dụng công nghệ thông tin, đào tạo từ xa. -Nâng cao năng lực điều hành và phát triển các kỹ năng quản trị ngânhàng hiện đại, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. 3.3.Vận dụng mô hình SWOT để nâng cao năng lực cạnh tranh Chi nhánh Ngânhàng No&PTNT Thủ Đô: 3.3.1.Phát huy thế mạnh: Ngày nay, khi áp lực cạnh tranh trong hoạt động kinhdoanhNgânhàng càng gia tăng, các NH luôn tìm mọi cách để nâng cao sức mạnh cạnh tranh của mình, trong đó, việc tận dụng những lợi thế mà mình có sẵn để phát huy sức mạnh được là bước đi ngắn nhất và hiệu quả nhất. Các lợi thế mà chi nhánh sẽ phát huy là: Thứ nhất, tận dụng mạng lưới rộng khắp để phát triển mạng lưới dịch vụ, hướng chi nhánh nói riêng và Ngânhàng No&PTNT Việt Nam thành Ngânhàng bán lẻ hàng đầu. Đa dạng hóa các dòng sản phẩm tiền gửi và huy động vốn, sản phẩm thẻ, sản phẩm công nghệ cao,…Với các biện pháp cụ thể: -Về huy động vốn:Vẫn tiếp tục mở rộng và thu hút các khách hàng có nguồn vốn thanh toán lớn về Chi nhánh với phương châm thuận tiện, nhanh, an toàn tạo niềm tin với khách hàng, phấn đấu nguồn vốn trên tài khoản thanh toán của khách hàng chiếm từ 10 đến 15% tổng nguồn vốn huy động. Nâng dần tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư, nhất là nguồn vốn trung dài hạn, tiến tới tự cân đối một cách vững chắc nguồn vốn để đầu tư tín dụng theo ngành, lĩnh vực kinh tế cụ thể đảm bảo chất lượng tín dụng tốt. -Về công tác cho vay: Từng bước chuyển đổi cơ cấu đầu tư, đối tượng đầu tư, tập trung cho vay hộ kinhdoanh và các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất, làm hàng xuất khẩu. Đẩy mạnh việc cho vay tiêu dùng để thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ. Hiện nay chi nhánh liên kết với các Công ty bảo hiểm xây dựng các sản phẩm bảo hiểm đối với các sản phẩm tín dụng, như: Sản phẩm Bảo an tín dụng nhằm hỗ trợ người vay tín dụng trong việc bảo hiểm tính mạng và sức khỏe. Thực hiện chuyển tiền đi cho Western UNI0N, Thứ hai, tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ, các tổ chức quốc tế để tiếp cận và sử dụng nguồn vốn để phát triển công nghệ, nguồn nhân lực,… 3.3.2.Khắc phục điểm yếu: Không chỉ riêng Chi nhánh, bất cứ, tổ chức tín dụng nào cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định. Vì vậy, khắc phục những điểm yếu của mình và biến chúng thành những lợi thế, những cơ hội nhằm tăng cường sức mạnh cạnh tranh cho sự phát triển là điều mà bất cứ tổ chức nào cũng mong muốn. Để làm được điều đó, chi nhánh cần phải: Thứ nhất, cần phải nâng cao chất luợng nhân sự trên cơ sở xây dựng và đào tạo một đội ngũ nhân viên với một tư tưởng mới, hiểu và nhận biết tầm quan trọng của khách hàng đối với sự phát triển và tồn vong của Chi nhánh. Đào tạo một đội ngũ lao động với tinh thần làm việc hết mình, cống hiến vì sự nghiệp của chi nhánh nói riêng và NH No&PTNT nói chung. Thứ hai, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, hoàn thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ trên những lợi thế về mạng lưới, thương hiệu, sự ủng hộ chính phủ, Thứ ba, để khắc phục rủi ro tín dụng mà chi nhánh phải gánh chịu trong những năm qua, thì Chi nhánh phái tận dụng tốt những lợi thế của Chính phủ để khắc phục những điểm yếu này, bằng cách hoán chuyển những rủi ro, là công ty bảo hiểm. Bên cạnh đó, chi nhánh cần thắt chặt mới quan hệ với các chi nhánh khác, với các tổ chức, …. để làm tốt vai trò tổ chức tín dụng nông nghiệp của mình. Thứ tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đảm bảo tính đồng bộ về lĩnh vực công nghệ. Thứ năm, nâng cao chất lượng công tác báo cáo để làm cơ sở cho việc dự báo và định hướng phát triển của chi nhánh trên cơ sở phát triển củaNgânhàng No&PTNT Việt nam và theo đúng xu thế của Đảng và Nhà nước. 3.3.3.Tận dụng cơ hội Hội nhập không chỉ mở ra cho nền kinh tế Việt Nam những cơ hội mới mà còn tạo ra cho ngànhngânhàng nói chung và Ngânhàng No&PTNT noi riêng (trong đó có Chi nhánh). Thế nhưng việc tận dụng những cơ hội đó như thế nào để biến chúng thành sức mạnh và sử dụng chúng như là công cụ để gia tăng sức mạnh trong cạnh tranh mới là điều quan trọng. Để biến những cơ hội đó thành chìa khóa cho sự thành công của Chi nhánh thì Chi nhánh cần phải: Thứ nhất, nhanh chóng phát triển những sản phẩm mang tính công nghệ cao( dòng sản phẩm mobile_banking,internet_banking,E-banking), đẩy mạnh và phát triển xu hướng kinhdoanhcủaNgânhàng theo hướng Ngânhàng bán lẻ hiện đại dựa trên những lợi thế sẵn có(mạng lưới rộng khắp). Thứ hai, tranh thủ sự hợp tác với NHNNg để tiếp cận phương pháp quản lý chuyên nghiệp, công nghệ cao. Bên cạnh đó, cần phải tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ về mặt công nghệ, tài chính của các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ODA, để củng cố và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, chất luợng nhân sự ,…nhằm nâng cao sức mạnh cạnh tranh. 3.3.4.Vượt qua thử thách Để biến những lợi thế mà mình đang có, những cơ hội mà thị trường đang tạo ra trên những điểm yếu của mình để vượt qua những thử thách của thị trường nhằm tạo lợi thế trong cạnh tranh Chi nhánh cần phải: Thứ nhất, tăng cường sức mạnh tài chính để đầu tư phát triển công nghệ, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị nhằm cải tiến tốc độ truyền tải dữ liệu giữa chi nhánh và các phòng giao dịch đảm bảo sự chính xác, an toàn, nhanh chóng trong giao dịch. Tránh tình trạng tắc nghẽn khi giao dịch, ảnh hưởng tới khách hàng và ảnh huởng uy tín của chi nhánh và Ngânhàng No&PTNT nói chung. Bên cạnh đó, cần chú trọng công tác quản trị mạng, vì một khi các sản phẩm công nghệ cao được sử dụng thì vấn đề trộm cắp thông tin, tài sản của khách hàng sẽ tinh vi hơn và hậu quả nghiêm trọng hơn. Thứ hai, hoàn thiện và nâng cao vai trò quản trị trong hoạt động kinhdoanh Chi nhánh như: quản trị tài sản nợ_có, quản trị rủi ro, quản trị nhân sự,…vì một khi, khi xu thế cạnh tranh giữa các ngânhàng ngày càng một gia tăng thì rủi ro trong hoạt động kinhdoanhngânhàng ngày càng một gia tăng. Ngoài ra, không chỉ riêng mỗi một ngànhngânhàng đối mặt với xu thế cạnh tranh mà tất cả các ngành khác trong nền kinh tế cũng phải chịu chung áp lực đó, vì vậy tính đổ vỡ của thị trường cũng sẽ gia tăng. Điều này tất yếu sẽ làm cho ngànhngânhàng không tránh khỏi liên lụy vì thế hòan thiện và nâng cao vai trò quản trị rủi ro là điều cần chú trọng. Thứ ba, cần tiếp tục chú trọng chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ, công tác tuyển dụng để thu hút nguồn nhân lực có chất xám đảm bảo tạo ra một đội ngũ nhân viên giàu nghị lực, đủ năng lực để quản lý và điều hành trong điều kiện hiện tại và kế thừa trong tương lai. Cuối cùng, tạo nên sự khác biệt trong chính hoạt động kinhdoanhcủa mình dựa trên các sản phẩm, con người và dịch vụ. 3.4.Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Ngânhàng No&PTNT Thủ Đô: 3.4.1.Nâng cao việc sử dụng vốn: Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, NH cần chú trọng tới: -Xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp:nếu có chiến lược đúng đắn sẽ mang lại lợi nhuận của đồng vốn bỏ ra, tăng khả năng chi trả của khách hàng. NH nên bắt đầu từ việc rà soát lại các danh mục đầu tư, xem lĩnh vực nào có hiệu quả, lĩnh vực nào kém hiệu quả cần có biện pháp khắc phục. Bên cạnh đó, NH cần xem xét chú trọng tới một số biện pháp: +Nâng cao chất lượng tài sản có: -Đẩy mạnh giải quyết nợ tồn đọng :trước mắt, chi nhánh một mặt cần tích cực tăng cường việc xử lý các khoản nợ đọng bằng quỹ dự phòng rủi ro, mặt khác, cần tăng cường hiệu quả của việc khai thác các tài sản siết nợ, tích cực thu hồi nợ bằng các biện pháp mạnh. -Song song với các biện pháp xử lý nợ tồn đọng, việc thực thi các biện pháp tăng cường chất lượng tài sản và tín dụng cũng như nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát tín dụng là một việc làm rất quan trọng để hạn chế sự phát sinh các khoản nợ không sinh lời. Bên cạnh đó, việc rà soát lại về số lượng và trình độ đội ngũ cán bộ thực hiện công tác tín dụng, nâng cao chất lượng hệ thống quản lý và báo cáo thông tin khách hàng cũng là những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng thẩm định và xét duyệt tín dụng. +Tăng vốn bằng cách: tăng vốn điều lệ từ việc xin cấp vốn bổ sung từ ngân sách Nhà nước, thu hồi nợ tồn đọng hoặc tăng phần thu nhập giữ lại, phát hành trái phiếu với lãi suất cạnh tranh. 3.4.2.Nâng cao hiệu quả dầu tư vào hoạt động công nghệ thông tin: Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc áp dụng khoa học công nghệ vào kinhdoanh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để có thể cạnh tranh được với các ngânhàng nước ngoài khi cơ chế đối với các ngânhàng nước ngoài được nới lỏng thì Ngânhàng phải đầu tư vào việc nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng và hệ thống công nghệ thông tin nhằm tăng hiệu quả xử lý nghiệp vụ, nâng cao khả năng phục vụ khách hàng và đặc biệt là nhằm tăng hiệu quả xử lý nghiệp vụ, nâng cao khả năng phục vụ khách hàng và đặc biệt là nhằm theo kịp các nước trong khu vực, tạo điều kiện phát triển bền vững. Chính sức mạnh của các nguồn lực của chi nhánh kết hợp với việc sử dụng công nghệ thông tin mới, tố chất kinhdoanh và khả năng tổ chức là những yếu tố chính tạo nên lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng. Do tính đặc thù của hoạt động ngânhàng là phải đảm bảo tính bảo mật nên các công cụ tin học áp dụng vào ngânhàng yêu cầu ở mức độ cao hơn so với tin học thông thường. Sau đây là một số đề xuất để nâng cao năng lực công nghệ: -Triển khai đúng tiến độ dự án hiện đại hóa - Chuẩn bị các điều kiện để chuyển sang chương trình mới, đảm bảo toàn hệ thống họat động bình thường, -Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị điều hành, đồng thời triển khai đúng kế họach phát triển sản phẩm mới theo lộ trình. -Bên cạnh việc lắp đặt trang thiết bị công nghệ, NH cần đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ cho cán bộ NH, đồng thời phải thường xuyên đánhgiá hiệu quả việc sử dụng công nghệ NH. -Việc triển khai công nghệ thông tin phải tiến hành triệt để. Do đó, nhất thiết phải có sự kết hợp giữa các phòng ban với nhau và với trung tâm đầu não của hệ thống công nghệ thông tin. Xây dựng cơ chế nhằm nâng cao khả năng hợp tác giữa ban công nghệ thông tin với các phòng ban khác của NH. -Nền công nghệ thông tin đang từng bước phát triển, các công ty và người dân ngày một làm quen với mạng trực tuyến. Nhu cầu của dân cư sẽ cao hơn trong công tác phục vụ khách hàng. Việc giao dịch với NH sẽ tiện lợi hơn nếu NH áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật.Vấn đề về không gian sẽ không còn là trở ngại đối với khách hàng và NH. Chính vì vậy, NH cần đẩy mạnh giao dịch trực tuyến trên toàn quốc. 3.4.3.Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ: Nguồn thu từ sản phẩm dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu của chi nhánh. Do đó, việc đa dạng hóa cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ là hết sức cần thiết. Nghiệp vụ dịch vụ của chi nhánh đã có những chuyển biến đáng kể, tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế nhất định và chưa thực sự hiệu quả. Trên nền tảng đã đạt được, chi nhánh cần triển khai các họat động phát triển kinhdoanh dịch vụ một cách quyết liệt hơn nữa, bằng các biện pháp cụ thể: Thứ nhất, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ: Trước hết, chi nhánh cần nghiên cứu cầu về những sản phẩm dịch vụ tiện ích ngânhàng trên địa bàn để có thể sửa đổi hoặc cải tiến cho phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường trên địa bàn. Trên cơ sở đó, xây dựng chiến lược mở rộng dịch vụ với những bước đi cụ thể, có định hướng nhằm tránh việc đầu tư lãng phí, không hiệu quả. Trong cải tiến phát triển các sản phẩm mới, bên cạnh việc đa dạng hóa các hình thức vốn và cho vay, chi nhánh cũng cần tập trung vào các dịch vụ thu phí, đặc biệt là những dịch vụ được ứng dụng trên cơ sở công nghệ hiện đại. Việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới cũng cần phải được tiến hành đồng bộ với những giải pháp marketing nhằm quảng bá sản phẩm dịch vụ rộng rãi, đồng thời xác định phản ứng của khách hàng để có những quyết định đầu tư đúng đắn. Thứ hai, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng: Cùng với sự gia tăng mức độ cạnh tranh trên địa bàn hoạt động, người tiêu dùng ngày càng có nhiều cơ hội lựa chọn các dịch vụ phù hợp cho mình hơn và do đó, mức độ trung bình của người tiêu dùng đối với ngânhàng cũng có thay đổi theo chiều hướng giảm dần. Vì vậy, vấn đề thu hút và giữ chân khách hàng cũng là yếu tố hết sức quan trọng để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững củangân hàng. Do đó, chi nhánh phải quan tâm và chú trọng nhiều hơn đến chất lượng hoạt động giao dịch trực tiếp với khách hàng, đảm bảo khách hàng luôn được hài lòng khi sử dụng dich vụ củangânhàng không chỉ vì chất lượng sản phẩm mà còn vì chất lượng phục vụ. 3.4.4.Đa dạng hóa các sản phẩm truyền thống và phát triển sản phẩm mới: Thứ nhất, thành lập phòng nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm bên cạnh phòng marketing nhằm nghiên cứu nhu cầu, xu hướng và thị hiếu người tiêu dùng trên cơ sở những lợi thế vốn có để đưa ra những dòng sản phẩm mới đáp ứng đuợc yêu cầu người tiêu dùng Thứ hai, đa dạng hóa các dòng sản phẩm mới trên nền tảng của sản phẩm truyền thống để thích ứng với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, phân khúc thị trường để cung ứng những sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng và lợi thế chi nhánh. 3.4.5.Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Chi nhánh: Cán bộ,nhân viên là khâu quyết định hiệu quả kinhdoanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của NH .Kết quả này phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn,nghiệp vụ, tính năng sáng tạo,đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ của nhân viên NH, đó cũng là những vấn đề khách hàng phàn nàn và mong muốn nhiều nhất từ NH. Do vậy, để góp phần nâng cao chất luợng sản phẩm dịch vụ NH và tạo được hình ảnh thân thiện trong lòng khách hàng thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,nhân viên chính là một giải pháp rất quan trọng trong mọi giai đoạn phát triển của Chi nhánh. Để củng cố và phát triển nguồn nhân lực, chi nhánh có thể thực hiện các biện pháp sau: Thứ nhất, xây dựng một hệ thống phương pháp luận và các công cụ, phương tiện đánhgiá và tuyển dụng nhân viên minh bạch và khoa học. Ngày nay, bên cạnh kiến thức có rất nhiều các phẩm chất khác như kỹ năng giao tiếp, khả năng lãnh đạo, khả năng chịu đựng áp lực công việc… mà các nhân viên cần có để có thể đem lại hiệu quả hoạt động cao hơn trong công việc, do đó có thể đem lại hiệu quả cao hơn cho chi nhánh. Những yêu cầu về phẩm chất hay năng lực toàn diện có thể thay đổi tùy thuộc vào chiến lược của chi nhánh cũng như nhu cầu của thị trường. Trên cơ sở yêu cầu của mình, chi nhánh có thể thiết kế những phương pháp và công cụ để đánhgiá mức độ thành thạo của các nhân viên làm cơ sở cho việc tuyển dụng cũng như xét nâng lương hằng năm. Hệ thống các công việc và phương tiện để đảm bảo đánhgiá công bằng, khách quan hiệu quả công việc và mức độ thành thạo của nhân viên thường bao gồm những công cụ sau: -Ma trận chấm điểm từng chỉ tiêu theo từng cấp bậc cho mỗi vị trí công việc. -Tùy thuộc vào tính chất công việc có thể thiết kế các mẫu biểu đánhgiá nhân viên từng công việc cụ thể. -Bản thân mỗi nhân viên cũng được thiết kế một mẫu riêng để tự theo dõi sự tiến bộ của mình trên cơ sở khung điểm của các tiêu chí cụ thể. -Tổ chức thảo luận, đánh giá, bình xét nhân viên định kỳ trên cơ sở các đánhgiá công việc trong năm. Thứ hai, xây dựng chế độ đãi ngộ minh bạch có tác dụng khuyến khích nhân tài và giảm thiểu rủi ro. Việc thực hiện cơ chế trả lương trên cơ sở lợi nhuận hoạt động cũng cần có những điều chỉnh nhằm đảm bảo hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Để đạt được điều đó, chi nhánh cần thiết kế một cơ chế trả lương theo đó mức lợi nhuận cơ sở phải được điều chỉnh các chỉ tiêu về rủi ro. Lợi nhuận mà mỗi nhân viên hay các nhà quản lý tạo ra phải được phân tích trong tương quan với mức nợ không sinh lời và các rủi ro tiềm ẩn khác. Ngoài ra, chi nhánh có thể xây dựng chính sách trả lương và thưởng không chỉ trên cơ sở lợi nhuận mà còn trên cơ sở những tiến bộ về mặt kiến thức, kỹ năng, khả năng ứng dụng công nghệ,… của nhân viên nhằm tạo động lực khuyến khích các nhân viên không ngừng học tập và nâng cao trình độ. Thứ ba, xây dựng chiến lược đào tạo và đào tạo lại nhân viên thường xuyên và liên tục cập nhật. Định kỳ, chi nhánh đã tổ chức các lớp học nhằm nâng cao và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên tuy nhiên hiệu quả đạt được vẫn chưa cao. Trong thời gian tới, chi nhánh vẫn cần thực hiện công tác này, tổ chức các lớp học phù hợp với nhu cầu thực tiễn công việc trên cơ sở các yêu cầu công việc trong hiện tài cũng như trong tuơng lai. Kết thúc lớp học cũng cần phải có bài kiểm tra khả năng tiếp nhận thông tin của các nhân viên. Thứ tư, các giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên của chi nhánh: -Nâng cao chất lượng tuyển dụng: Trên cơ sở chiến lược kinh doanh, chi nhánh cần cân đối, xem xét nhu cầu tuyển dụng và yêu cầu tuyển dụng cụ thể dối với từng vị trí công việc của các phòng ban không chỉ trong hiện tại mà còn cả nhu cầu trong tương lai. Các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất khác của nhân viên cho mỗi vị trí có thể được xây dựng trên cơ sở khung năng lực toàn diện. Tùy thuộc vào số lượng và yêu cầu của từng vị trí, các ngânhàng có thể thiết kế một quy trình tuyển chọn với những hình thức thi cũng như nội dung thi phù hợp. -Xây dựng môitrường văn hóa ngânhàng thân thiện, hiệu quả: Môitrường làm việc, đặc biệt là môitrường văn hóa công ty đang ngày càng trở thành một điều kiện quan trọng trong các quyết định lựa chọn nghề nghiệp của người lao động bên cạnh các yếu tố tiền lương, cơ hội thăng tiến. Một môitrường văn hóa công ty thân thiện và hiệu quả là một môitrường ở đó mỗi người lao động luôn cảm thấy vui vẻ, tự hào về công việc và công ty của mình, sẵn sàng cống hiến và gắn bó lâu dài. Để xây dựng một môitrường làm việc như thế đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của ban lãnh đạo cũng như tập thể nhân viên củangân hàng. Xác định giá trị văn hóa cốt lõi củangânhàng mình, tạo một phong cách hoàn toàn khác biệt cho các nhân viên củangânhàng chính là cách để tạo niềm tự hào riêng cho mỗi nhân viên trước các ngânhàng khác. Chi nhánh cũng cần chú trọng công tác tuyên truyền vể truyền thống, về những thành tích nổi bật củangânhàng mình, để những giá trị đó thấm sâu vào tư tưởng củamỗi nhân viên và trở thành niềm tự hào của họ. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng có thể tổ chức những hoạt động sinh họat tập thể văn hóa, văn nghệ, thể thao, những cuộc thi kỹ năng, một mặt đem lại những dịp vui chơi, thư giãn cho nhân viên, nhưng quan trọng hơn những hoạt động như thế sẽ góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, củng cố sự đoàn kết trong nội bộ chi nhánh. Nâng cao năng lực quản trị: Để nâng cao năng lực quản lý của các ngânhàng thì vấn đề cốt yếu là phải nâng cao chất luợng đội ngũ nhân sự quản lý. Điểm yếu của đội ngũ ban lãnh đạo chi nhánh hiện nay là kinh nghiệm quản lý các nghiệp vụ ngânhàng hiện đại cxung như kinh nghiệm sử dụng các công cụ hiện đại, đặc biệt là kinh nghiệm trong công tác quản trị rủi ro. Để khắc phục điểm yếu này, bên cạnh việc tích lũy kinh nghiệm theo thời gian, bản thân các nhà lãnh đạo chi nhánh phải tích cực học hỏi, tự nghiên cứu để trang bị thêm cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết, bên cạnh đó có thể tổ chức những khóa đào tạo riêng biệt dành cho các cán bộ quản lý và tham gia những khóa tham quan, tập huấn ở nước ngòai cho các cán bộ quản lý. 3.4.6.N âng cao hiệu quả đầu tư vào hoạt động marketing:: 3.4.6.1. Đầu tư phát triển kênh truyền thông cá nhân. Kênh được thực hiện bởi các cá nhân chuyển tải thông điệp, bao gồm đội ngũ nhân viên NH giao dịch trực tiếp phục vụ khác hàng và thậm chí sử dụng cả những [...]... động giám sát ngânhàng một cách có hiệu quả hơn Vai trò quản lý, điều tiết của Ngânhàng Nhà nước cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng để tạo thế cân bằng cho sự phát triển và lớn mạnh của hệ thống ngân ahfng trong nước song song với quá trình tham gia thị trườngngành càng tăng của ngânhàng nước ngoài -Tăng cường các công cụ và phương pháp giám sát ngânhàng hiệu quả hơn.:Hoạt động của hệ thống ngân hàng. .. rõ nhất yêu cầu và mong nuốn của khách hàng Do vậy, NH nên khuyến khích nhân viên của mình thu thập thông tin và ý kiến về sản phẩm dịch vụ 3.5.Một số kiến nghị nhằm nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Ngânhàng No&PTNT Thủ Đô: 3.5.1.Kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN: -Về tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật: Đây cũng là nhiệm vj trọng tâm mà ngànhngânhàng đã đề ra trong kế hoạch... duy trì sự hiểu biết rộng rãi trên địa bàn Thủ đô về NH Tuyên truyền về hình ảnh hạot động của NH phải đưọc thực hiện nghiêm túc và phải phù hợp với cảm nhận của khách hàngvề NH, có nghĩa là NH phải đồng thời phát triển các yếu tố về thái độ, danh tiếng, chất lượng, dịch vụ cung ứng chiến lược kinh doanh, cơ cấu tổ chức, kỹ thuật công nghệ, văn hóa kinhdoanh đi kèm Nhằm tăng sự tin tưởng, gây dựng hình... từng đoạn thị trườngSau khi phân chia khách hàng hiện tại theo các mảng dịch vụ khác nhau, NH có thể tiến hành nghiên cứu Marketing đối với nhóm khách hàng cụ thể Kết quả của cuộc nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản trị NH phát triển những nhu cầu của khách hàng mà NH chưa thõa mãn, nhưng khiếm khuyết trong quy trình dịch vụ của NH và quan trọng hơn là phát hiện những nhu cầu mớicủa khách hàng Bên cạnh... cho Ngânhàng Chính sách xã hội và Ngânhàng phát triển, nhưng thực tế, các NHTMQD vẫn duy trì số dư tiền gửi theo tỷ lệ nhất định tài các tổ chức này với mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất thị trường) Bên cạnh đó, tính tự chủ của các ngânhàng bị hạn chế thể hiện ở cơ chế giấy phép và các biện pháp điều hành tỷ giá, lãi suất hay phí suất còn mang tính can thiệp hành chính 3.5.2.Kiến nghị đối với Ngân. .. với thị hiếu của từng nhóm khác hàng riêng lẻ; -Đầu tư và lắp đặt thiết bị với các khách hàng là những doanh nghiệp lớn để tiến hàng giao dịch trục tiếp qua ngânhàng -Mở rộng các hình thức cấp tín dụng mới như mua bán, cầm cố giấy tờ có giá trị, tài trợ theo dự án, tham gia tích cực vào thị trường tài chính; -Ngoài ra, nên đưa thêm một số sản phẩm, dịch vụ có nhiều tiện ích cho khách hàng như: thu... và công cụ giám sát tiên tiến trên thế giới trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc giám sát ngân hàngcủa Ủy ban Basel -Tăng cường tính tự chủ cho các ngân hàng: Mặc dù là đối tượng được hưởng nhiều ưu đãi nhất, song các NHTMQD cũng là đối tượng phải chịu nhiều quy định mang tính hành chính nhất trong khối các NHTM, làm mất đi sự linh hoạt và chủ động trong việc thực hiện các quyết định kinhdoanh Điều... kế hoạch cũng như chương trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngânhàng Hoàn thiện hệ thống các quy phạm, pháp luật điều chỉnh hoạt động ngânhàng cũng là một trong những điều kiện cốt yếu bảo đảm cho các ngânhàng họat động an toàn và có hiệu quả -Tăng cường quyền lực cho NHNN trong việc điều chỉnh các chính sách tài chính tiền tệ và các hoạt động ngân hàng, nhằm đảm bảo quyền lực thực hiện... 3.5.2.Kiến nghị đối với Ngânhàng No&PTNT Việt Nam: • Nâng cao năng lực cung cấp sản phẩm dịch vụ: -Phát triển các sản phẩm dịch vụ ngânhàng bán lẻ, hệ thống ATM đa chức năng, mở rộng dịch vụ ngânhàng điện tử Thực hiện rộng rãi hình thức ngânhàng tại nhà thông qua Internet để phát đi các lệnh giao dịch, đưa chữ ký điện tử váo sử dụng; -Thiết kế các sản phẩm dịch vụ ngânhàng bán lẻ trọn gói với những... cũng chỉ là một hình kinhdoanh và nó cũng chịu những sức ép từ phía môi trườngkinhdoanh Chỉ khi các nhân viên NH nhận ra rằng người đem lại việc làm và thu nhập cho mình không ai khác chính là khách hàng thì họ mới góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của NHNo&PTNT Thủ Đô một cách hiệu qủa nhất Như vậy, NH cần thường xuyên phổ cập và nâng cao kiến thức Marketing cho cán bộ nhân viên của mình Để công . Đánh giá chung về môi trường kinh doanh của ngành Ngân hàng sau 2010: 3.1.1.Nhận định đặc điểm môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngành. thị trường ngành càng tăng của ngân hàng nước ngoài. -Tăng cường các công cụ và phương pháp giám sát ngân hàng hiệu quả hơn.:Hoạt động của hệ thống ngân hàng