Công ty cổ phần Pico với các ngành nghề kinh doanh chính là phân phối các sản phẩm điện tử - điện lạnh - viễn thông – IT - kĩ thuật số theo giấy phép hoạt động kinh doanh số 0051/NH-GP n
Trang 1PHIẾU PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP
I GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP
1 Khái lược về doanh nghiệp
Tên đầy đủ doanh nghiệp: Công ty cổ phần Pico
Tên viết tắt của doanh nghiệp: Pico Plaza
Thời gian thành lập: 01/07/2007
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Trụ sở:
Trụ sở chính: 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
76 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
324 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
35 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
173 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 1900.66.19 và các số điện thoại riêng ở từng trụ sở
Website:
2 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 2Công ty cổ phần Pico với các ngành nghề kinh doanh chính là phân phối các sản phẩm điện tử - điện lạnh - viễn thông – IT - kĩ thuật số theo giấy phép hoạt động kinh doanh số 0051/NH-GP ngày 25 tháng 03 năm 2007 do bộ tài chính cấp
3 Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU)
Nhà bán lẻ chuyên nghiệp các sản phẩm Điện tử - Điện lạnh - Viễn thông –
IT - Kĩ thuật số - Gia dụng của các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu trên thế giới như Sony, Samsung, Panasonic, LG, JVC, Philips, Sanyo, Electrolux, Fagor, Nokia, Motorola, Lenovo, HP, Acer…
Kinh doanh đồ nội thất
Trung tâm thương mại gồm các tổ hợp mua sắm, vui chơi giải trí, rạp chiếu phim, khu vui chơi trẻ em
4 Tầm nhìn chiến lược doanh nghiệp
Trở thành nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam và hàng đầu Đông Nam Á
Tham gia thị trường bán lẻ điện máy với những bước đi mạnh dạn, táo bạo nhưng không liều lĩnh Ngay từ đầu ra nhập thị trường Pico đã xây dựng tầm nhìn cho mình, từ tầm nhìn: “ trở thành nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam và Đông Nam Á”
Pico không ngừng lỗ lực để biến tầm nhìn chiến lược này thành sự thật.pico khôngngừng mở rộng quy mô kinh doanh và đầu tư toàn diện về
cơ sở vật chất,vốn và độingũ nhân sự để nhằm thực hiện muc tiêu trở thành nhà bán lẻ chuyên nghiệp Để thựchiện mục tiêu xây dựng thương hiệu kinh doanh hàng điện máy hàng đầu trong nướcvà khu vực Đông Nam Á, đội ngũ lãnh đạo của Pico đã hiện thực hóa ý tưởng bằngviệc đưa ra chiến lược kinh doanh bài bản Với phương châm chỉ phân phối những sản phẩm có
xuất xứ, tạo lập mối quan hệ với các đối tác để nhận được hỗ trợ tốt nhất từcác nhà cung cấp có uy tín.với sự lỗ lực không ngừng ,trong tương lai không xa tầmnhìn mà pico vạch ra cho mình sẽ không dừng lại ở viễn cảnh tương lai
mà sẽ trở thànhsự thật
5 Sứ mạng kinh doanh doanh nghiệp
Quy mô lớn hơn- giá rẻ hơn- chuyên nghiệp hơn
Trang 3 Để cụ thể hóa cho tâm nhìn mới đây pico đã thay đổi sứ mạng kinh doanh của mình từ “ Tiên phong trong sứ mệnh phục vụ” trở thành “ Quy mô lớn hơn- giá rẻ hơn- chuyên nghiệp hơn”
Pico không ngừng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh
Tháng 10/2010 Pico đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình bằng việc khai trương thêm siêuthị quy mô lớn tại 173 Xuân Thủy – Cầu Giấy Trong thời gian sắp tới Pico con tiếp tục triển khai thêm nhiều dự án lớn để tăng cường và mở rộng quy
mô kinh doanh
Để thu hút khách hàng pico đưa ra những mức giá hợp lý nhất cho từng sản phẩm của mình.với việc mở rộng quy mô pico co thể bán các sản phẩm của mìnhvới mức giá rẻ hơn,do đạt được tính kinh tế theo quy mô
6 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản
II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
1 Ngành kinh doanh của doanh nghiệp:
Tốc độ tăng trưởng năm 2009:
Tốc độ tăng trưởng năm 2010: 14,43%
Tốc độ tăng trưởng năm 2011:khoang 38 %
2 Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, doanh thu hàng năm từ ngành bán lẻ của Việt Nam
đã tăng trung bình 20% trong những năm gần đây, và dự báo là sẽ tiế p tục duy trì mứ c gia tăng này trong thời gian tới.- Năm 2010: tăng trưởng từ 20 - 25% Ngành
Trang 4dịch vụ bán lẻ Việt Nam đang phát triển nhanh Mức tăng trưởng đạt 20%hàng năm chủ yếu là do tầng lớp trung lưu đang thay đổi những thói quen tiêu dùng của mình, điều này cho thấy ngành sẽ tiếp tục phát triển Theo Bộ Công Thương thì mức tăngtrưởng của ngành bán lẻ dẫn đầu năm 2009 đạt 26,9%, và mức tăng
trưởng 6 tháng đầu năm 2010 đạt 39,34 tỷ USD Ngành dịch vụ bán lẻ đã đạt doanh thu 75,8 tỷ USD vào năm 2010 và tăng lên 85 tỷ USD vào năm 2012 Những con số này khá ấntượng nhưng cần lưu ý chỉ có 20 - 25% tổng doanh thu được coi là “thương mại hiện đại” cóthể so sánh với trình độ và chất lượng ở Đan Mạch Một vài năm trở lại đây, chứng kiến sự phát triển rất mạnh củacác siêu thị điện máy với quy mô lớn, thay thế dần cho các cửa hàng bán đồ điện tử, điệnlạnh nhỏ lẻ Mức doanh thu thị
trường điện máy Việt Nam có thể đạt khoảng 3 tỷ USD/năm, tuy nhiên doanh số bán lẻ hiện tại chỉ đạt khoảng 1,2-1,3 tỷ USD/năm, tươngđương 40% Như vậy, còn đến 60% thị trường chưa được khai thác đúng mức Tại Hà Nội, từ chỗ chỉ có 1, 2 siêu thị điện máy thì chỉ trong vòng 2 năm (2008 - 2009), số lượng nàyđã lên con số hàng chục Năm 2008, doanh số bán lẻ của Việt nam đã đạt con số tỷ USD vàtrở thành nước
có chỉ số bán lẻ đứng đầu trên toàn thế giới, trong đó doanh số của ngành bán lẻ điện máy chiếm không nhỏ
3 Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô
3.1 Nhân tố Chính trị - Pháp luật:
Sự thông thoáng và minh bạch của cơ chế quản lý nền kinh tế
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, nhằm tạo điều kiện cho thị trường phân phối phát triển, quan điểm điều hành của Bộ Công Thương tới đây sẽ cụ thể hoá Nghị quyết TW 4 khoá XI (Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012) về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, theo đó về hạ tầng thương mại sẽ gắn phát triển hệ thống phân phối và bán lẻ trước hết tập trung ở những mặt hàng quan trọng, thiết yếu với công tác đảm bảo cung cầu
Đề xuất Chính phủ các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối bán
lẻ trong nước mà không vi phạm các cam kết WTO, trong đó đề xuất về đào tạo, hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ thông tin, tư vấn pháp lý trong việc liên kết các nhà sản xuất - nhà phân phối
Hỗ trợ về chính sách thuế, tài chính, tín dụng, về mặt bằng và cơ sở hạ tầng, theo đó có cơ chế ưu đãi trong vay vốn đầu tư cơ sở hạ tầng thương
Trang 5mại cũng như hoàn thiện chính sách pháp luật về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối
Thiếu chiến lược phát triển cho thị trường bán lẻ ở cả 3 cấp độ: Nhà nước, ngành công nghiệp và DN; Tính chuyên nghiệp của lực lượng các nhà phân phối bán lẻ Việt Nam, đặc biệt là quản trị DN và chất lượng nguồn nhân lực chưa cao Điều đó thể hiện ở giá thành nhiều sản phẩm còn cao, chất lượng phục vụ chưa chuyên nghiệp
Hàng rào bảo hộ Tại Việt Nam,ENT quy định: Nếu nhà đầu tư nước ngoài muốn mở chuỗi siêu thị thì phải xin giấy phép riêng biệt cho mỗi siêu thị.Và Sở Công Thương tại các địa phương sẽ căn cứ vào rất nhiều tiêu chí
để quyết định có cấp phép cho từng siêu thị hay không,chẳng hạn như: số lượng siêu thị(cả Việt Nam và quốc tế) đã hiện diện ở địa phương đó,sự ổn định thị trường và khoảng cách địa lý giữa các siêu thị
3.2 Nhân tố văn hóa – xã hội
Việt Nam là nước đông dân (xấp xỉ 90 triệu), thu nhập bình quân đầu người khá thấp, khoảng 1.000 USD/1 người/1 năm Trong đó, có nhiều người chưa thể mua các sản phẩm điện tử- điện máy thiết yếu như: máy giặt, điều hòa, tivi LCD, máy ảnh du lịch, điện thoại di động, máy tính… Do đó, thị trường vẫn còn nhiều khoảng trống có thể gia tăng doanh số cho các doanh nghiệp bán lẻ
Việt Nam là nước có độ tuổi dân số khá trẻ Có đến 60% là dân số trẻ nên họ sẵn sàng đầu tư mua sắm nhiều hơn, đồng thời cũng sẵn sàng mua những sản phẩm đắt tiền hơn Cùng với tâm lý tiêu dùng là chạy theo thị hiếu, người Việt Nam thường thích những sản phẩm đẹp, nhiều tính năng và có thương hiệu mạnh
Thiếu tính tập trung và đồng nhất giữa các khu vực.Ông Jonh
Yeomans,Giám đốc điều hành Deloitte Consulting : “ Ngành bán lẻ thế giới
có sự tập trung và đồng nhất cao nên có thể chỉ cần xây dựng ở một điểm và
có thể áp dụng mô hình ra toàn bộ địa lý.Nhưng Việt Nam thì khác,độ phân tán rất cao nên rủi ro quản trị là lớn”
Xu hướng tiêu dùng Mức chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam bằng tới 70% thu nhập,6 thành phố chính của Việt Nam chỉ có 14% dân số nhưng lại tiêu thụ đến 40% lượng hàng tiêu dùng nhanh Với xu hướng mua sắm hiện đại, người tiêu dùng Việt Nam đã chi nhiều tiền hơn cho mỗi lần mua sắm tại các cửa hàng, siêu thị Nếu trước đây, chỉ có 21% người dân đi siêu thị thì nay, đã là 43%
Trang 63.3 Nhân tố kinh tế
Những yếu tố của môi trường kinh tế như : Tăng trưởng kinh tế ,lạm phát,…
Nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu nhập , thanh toán , chi tiêu và tiêu dùng Môi trường kinh tế có tác động rất mạnh mẽ đến nhu cầu và cách thức sử dụng các sản phẩm ,dịch vụcủa ngành bán lẻ các sản phẩm có giá trị điện tử, điện máy Do vậy nó chi phối rất mạnh đến hoạt động của ngành bán lẻ đặc biệt là bán lẻ IT Môi trường kinh tế vừa tạo cho ngành bán lẻ điện tử,điện máy những cơ hội kinh
doanh đồng thời cũng tạo ra cả những tháchthức đối với hoạt động kinh doanh của ngành Sự thành công hay thất bại của một chiếnlược hay chương trình marketing của ngành này phụ thuộc rất nhiều vào tình hình của mộtnền kinh tế trong nước , khu vực , và toàn cầu như phát triển ,suy thoái hay khủng hoảng.Cụ thể 1 số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cùa ngành
*Hệ thống tiền tệ:
Từ cuối năm 2007 và đặc biệt là năm 2008, với ảnh hưởng củacuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, việc gia tăng giá trị của đồng đôla và sự mất giá củaVNĐ, tình hình đó dã gây khó khăn cho việc nhập khẩu các máy móc, thiết bị điện tử điềunày ảnh hưởng trực tiếp đến ngành kinh doanh các mặt hàng điện tử ,điện lạnh
*Trình độ phát triển kinh tế :
Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang nổi, một thị trường đầy tiềm năng, tốc độtăng trưởng GDP ổn định
Trong năm 2009 cho dù chịu sự tác động của khủng khoảng kinh tế toàn cầu nhưngtăng trưởng kinh tế ở nước ta vẫn tăng trưởng dương cụ thể là 5.32% Năm 2010Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 ước tính tăng 6,78% so với năm 2009, trongđó quý I tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng 7,18% và quý IV tăng 7,34% Đây làmức tăng khá cao so với mức tăng 6,31% của năm 2008 và cao hơn hẳn mức 5,32% củanăm 2009, vượt mục tiêu đề ra 6,5% Trong 6,78% tăng chung của nền kinh tế, khu vựcnông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,78%, đóng góp 0,47 điểm phần trăm; công nghiệp,xây dựng tăng 7,7%, đóng góp 3,20 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 7,52%, đónggóp 3,11 điểm phần trăm Kết quả trên khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, phù hợp và hiệuquả của các biện phá p và giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tếvĩmô đượcChính phủ ban hành và chỉ đạo quyết liệt các các cấp, các ngành, các địa phương cùng thựchiện Năm 2011Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2011 ước tính tăng 5,43% so với cùng kỳ năm2010, bao gồm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,05%; khu vực công nghiệp vàxây dựng tăng 5,47%; khu vực dịch vụ tăng 6,28% Trong tốc độ tăng trưởng chung củatoàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và
Trang 7thuỷ sản đóng góp 0,24 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 2,36 điểm phần trăm; khu vựcdịch vụ đóng góp 2,83 điểm phần trăm
*Lạm phát :
Đây cũng là một vấn đề mà không chỉ ngành bán lẻ mà hầu hết các
ngành cần phải quan tâm bởi vì nước ta không năm nào là không có lạm phát Khi lạm phát quá cao sẽ không khuyến khích tiết kiệm và gây ra những rủi ro lớn cho doanh nghiệp,không khuyến khích tiêu dùng,Khi lạm phát quá thấp cũng sẽ làm cho nền kinh tế trì trệ
*Thuế :
Sự thay đổi về mức thuế có thể tạo ra nguy cơ hay cơ hội cho các doanh nghiệp vì nó làm cho mức chi phí hay thu nhập của doanh nghiệp thayđổiSau cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2007-2008 gần đây tăng trưởng kinh tế,hoạt động của các doanh ngiệp trên thị trường ổn định trở lại Các lĩnh vực trong nền kinhtế cũng đang được phục hồi Cuộc sống của người dân ổn định, nhu cầu của khách hàngtăng lên, tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp Hơn nữa khi nền kinh tế pháttriển, nhu cầu người tiêu dùng tăng lên cho cả cuộc sống và công việc lên các thiết bị điệnmáy có cơ hội phát triển
3.4 Nhân tố công nghệ
Là nhân tố mà bất kì doanh nghiệp kinh doanh cũng không thể bỏ qua đặc biệt làhiện nay khi mà : khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển nhanh chóng.Việc phát minh racác thiết bị, máy móc hiện đại để đáp ứng nhu cầu con người ngày càng xuất hiện nhiềuhơn.Việc nhận biết, áp dụng các thành tựu đó vào sản xuất , quản lý bán hàng giúp cácdoanh nghiệp tạo lợi thế riêng cho mình
Hơn nữa ngành kinh doanh bán lẻ IT và các sản phẩm điện tử là ngành ứng dụngtrực tiếp, Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, khi hành lang pháp lý được thôngthoáng, các rào cản về việc phân biệt đối xử giữa các nhà bán lẻ với nhau cũng không còn nữa, khi mà dịch vụ của các công ty IT và điện tử, điện lạnh… gần như tương đồng thì nóvừa là cơ hội vừa đăt ra cho công ty những thách thức bới tất cả đều được tiếp cận nguồnthông tin như nhau vấn đề là việc ứng dụng nó…Công nghệ trên thế giới đang thay đổi từng ngày đặc biệt với các thiết bị điện máy.Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật, cung cấp các mặt hàngmới nhất tốt nhất, để thảo mãn nhu cầu khách hàng
4 Đánh giá cường độ cạnh tranh
4.1 Tồn tại rào cản ra nhập ngành
Trang 8 Rào cản từ ENT và những đòi hỏi khắt khe mang tính đặc thù của ngành như vốn lưu động lớn,quản trị chuỗi cung ứng phải chuyên nghiệp
Giá thuê mặt bằng ngày càng tăng cao, kinh doanh điện máy đòi hỏi phải có mặt bằng lớn (từ 2000m2 mặt bằng trở lên), cộng thêm đó là lượng nhân viên vận hàng siêu thị rất đông, quỹ lương trở thành gánh nặng cho các doanh nghiệp
4.2 Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng
Khi lực lượng nhà cung ứng đang phát trển như vũ bão nên hình thành những cán cân lệch.Và quyền lực thuộc về kẻ mạnh
Một so sánh để thấy khoảng cách về quyền lực náy.Trong khi Co.op Mart, một hệ thống bán lẻ hang “top” của Việt Nam, đạt doanh thu khoảng 500 triệu USD thì chỉ riêng Unilever,một công ty sx hàng TD đa quốc gia hang đầu TG đã tạo ra doanh thu đến 940 triệu USD.Chưa kể hàng loạt các công
ty như P&G,Nestlé, Pepsi, Coca-Cola…và nội địa như Vinamilk,Trung Nguyên,
Nhưng chẳng hạn, sự hiện diện của Wall-Mart với sức mạnh quy mô và thương hiệu của nó sẽ khiến các nhà cung ứng nội địa muốn được vào phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt.Họ có thể phạt các nhà cung ứng nếu
họ không tuân thủ quy trình của chuỗi cung ứng như chuyển hàng trễ sản phẩm không đảm bảo chất lượng cam kết.Trong khi đó, chuyện xác lập kỷ luật từ các nhà bán lẻ cho các nhà cung ứng tại VN không phải là dễ, đặc biệt là nhà bán lẻ nội địa khi phải nhận hang của các nhà cung ứng quốc tế lớn
4.3 Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng
Bán lẻ là một ngành rất đặc thù vì nó là hỗn hợp của sản phẩm và dịch vụ
do vậy để có thể làm hài lòng khách hàng ngoài yếu tố sản phẩm chất lượng cao, chất lượng phục vụ cũng có tầm ảnh hưởng rất lớn Áp lực từ phía khách hàng xem ra rất quan trọng đối với doanh nghiệp, nó thể hiện chủ yếu dưới hai dạng là đòi hỏi giảm giá hoặc mặc cả để có giá hoặc chất lượng tốt hơn.Chính điều này làm cho các nhà cạnh tranh chống lại nhau, tất cả những điều đó đều làm tổn hao lợi nhuận của ngành
Trang 94.4 Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành
RẤT LỚN
Chỉ trong vòng vài năm các siêu thị điện máy mọc lên với tấn suất dày đặc như Nguyễn Kim, Trần Anh,Topcare, Best Caring…cạnh tranh trực tiếp với Pico
4.5 Đe dọa từ các sản phẩm thay thế
Thương mại điện tử
Không khó để có thể nhận ra một trào lưu đang ngày càng trở nên phổ biến, đó
là việc người tiêu dùng và nhà sản xuất “xích lại gần nhau” thông qua kênh truyền thông internet, thay vì giao tiếp gián tiếp qua các hãng bán lẻ Thay vì mất thời gian “lượn” khắp các cửa hàng để tìm sản phẩm mình cần, rất nhiều người đã chọn giải pháp đến thẳng các website của nhà sản xuất để đặt hàng Tất cả chỉ gói gọn trong vài cái click chuột Hơn nữa, thông qua kênh tiêu thụ sản phẩm là website, doanh nghiệp còn tận dụng được một cơ hội tốt để củng cố, phát triển thương hiệu của mình Không chỉ làm nhiệm vụ bán hàng, website còn là cổng giao tiếp trực tiếp giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, qua đó, doanh nghiệp sẽ nhận được sự phản hồi nhanh nhất từ thị trường Mạng internet là nơi lý tưởng để người tiêu dùng tìm kiếm, so sánh và lựa chọn cho mình sản phẩm vừa ý và tiết kiệm nhất Điều này sẽ giúp cho việc “thắt chặt hầu bao” của người tiêu dùng trở nên dễ dàng
và hiệu quả hơn
Tuy nhiên,ở Việt Nam,do thói quen mua sắm muốn sờ tận tay nhìn tận mắt mà nhiều người tiêu dùng Việt Nam hiện nay sẽ chỉ xem sản phẩm và giá ở trên mạng rồi sẽ đến tận nơi các trung tâm điện máy để mua.Vì vậy,các trung tâm bán lẻ điện máy sẽ vẫn có cơ hội để mở rộng và phát triển tốt
4.6 Quyền lực thương lượng của các bên liên quan
Các nhà đầu tư tài chính, cổ đông …
CƯỜNG ĐỘ CẠNH TRANH TRUNG BÌNH
5 Mô thức EFAS
Trang 10Nhân tố
Độ quan trọng
Xếp loại
Điểm quan trọng
Giải thích
Cơ
hội
Thị trường bán lẻ ngày
càng sôi động
Người tiêu dùng sẽ tích cực tiêu dùng hơn Tăng trưởng kinh tế
chung của Việt Nam
Kéo theo sự phát triển của ngành bán lẻ
Hệ thống phân phối
chuyên nghiệp
Tiết kiệm được chi phí phân phối
Nhu cầu người dân tăng
cao
Nhu cầu tiêu dùng cũng tăng theo Công nghệ phát triển
nhanh
Thuận lợi cho mọi quá trình hoạt động
Đe
dọa
Cường độ cạnh tranh
trong ngành cao
Cạnh tranh sẽ làm giảm thị phần
Rủi ro trong vận chuyển
sản phẩm
Sản phẩm lỗi không kiểm soát được Nguồn cung ứng khó
Thay đổi yêu cầu của
khách hàng
Khó khăn trong đáp ứng nhu cầu KH
III PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA DOANH NGHIỆP
Vai trò của việc đánh giá môi trường bên trong của doanh nghiệp cho phép xác định được điểm mạnh và điểm yếu từ đó nhận ra được những lĩnh vực mà doanh nghiệp đã và đang có tiềm năng thực hiện tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác, đó chính là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó cho phép doanh
nghiệp có thể xác định được mục tiêu và đinh hướng phát triển trông tương lai 1 cách hiệu quả nhất
Cơ sở để đánh giá môi trường bên trong của doanh nghiệp là dựa vào các
nguồn lực mà nó có,bao gồm nguồn lực hữu hình( vật chất, tài chính, con người, tổ chức…) và nguồn lực vô hinh( công nghệ, thương hiệu, bí quyết )