1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quyền riêng tư dưới góc độ lý luận và pháp luật thực định (luận văn thạc sĩ luật học)

98 610 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 645,08 KB

Nội dung

Theo nghĩa rộng, quyền dân sự là quyền của chủ thể được pháp luật dân sự quy định như là nội dung của năng lực pháp luật của chủ thể đó”3“Quyền công dân” là “Khả năng tự do lựa chọn hành

Trang 2

TRẦN HOÀNG ĐỨC

QUYỀN RIÊNG TƯ DƯỚI GÓC ĐỘ LÝ LUẬN VÀ PHÁP

LUẬT THỰC ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự

Mã số: 60380103

HÀ NỘI - NĂM 2016

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất

cứ công trình nghiên cứu nào khác Những nội dung trong luận văn có sử dụng tài liệu tham khảo đều trích dẫn nguồn đầy đủ.

Trang 4

MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN

2 Phân biệt Quyền riêng tư với một số quyền dân sự khác 19

3 Sơ lược về lịch sử phát triển của quyền riêng tư trên thế giới và

tổng quan quy định về quyền riêng tư trong pháp luật Việt Nam

22

3.1 Sơ lược về lịch sử phát triển của quyền riêng tư trên thế giới. 22

3.2 Tổng quan quy định về quyền riêng tư trong Luật dân sự Việt Nam 29 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CỦA QUYỀN RIÊNG TƯ TRONG MỘT

SỐ LĨNH VỰC CỤ THỂ

34

1.1 Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền riêng tư trong lĩnh vực y tế. 34

1.2 Quy định về quyền riêng tư của người bệnh trong pháp luật của

một số quốc gia trên thế giới.

35

1.3 Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ thông tin của người

bệnh và các thông tin về sức khoẻ.

37

3.1 Ý nghĩa của việc bảo vệ sự riêng tư cho học sinh, sinh viên. 40

Trang 5

3.2 Quy định về quyền riêng tư của học sinh theo pháp luật Hoa Kỳ 41

3.3 Thực tiễn bảo vệ quyền riêng tư của học sinh và trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam.

44

3.2 Những biển pháp kiểm soát của người chủ sử dụng lao động đối với người lao động trong thời đại Công nghệ thông tin.

50

3.3 Quy định của pháp luật một số quốc gia trên thế giới về Quyền

riêng tư trong lĩnh vực Lao động

51

3.4 Thực tiễn tại Việt Nam trong việc bảo vệ quyền riêng tư trong lĩnh vực lao động

53

4.2 Quyền riêng tư của người nổi tiếng và quy định của Pháp luật Hoa

Kỳ về bảo vệ quyền riêng tư trước sự tự do báo chí.

5.1 Giới hạn của quyền riêng tư và vấn đề bảo vệ riêng tư trong quá

trình cơ quan nhà nước thực thi pháp luật.

NAM

76

Trang 6

1 Những yếu tố tác động tới Pháp luật về Quyền riêng tư tại Việt

Nam hiện nay.

76

2 Những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về Quyền

riêng tư tại Việt Nam và nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ quyền

riêng tư cho cá nhân.

79

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Về tính cấp thiết của Đề tài

Quyền riêng tư là một quyền dân sự, quyền con người cơ bản được ghi nhận từ lâu trong các văn bản pháp lý quốc tế như Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị Tuy nhiên tại Việt Nam, Quyền riêng tư vẫn còn là khái niệm mới mẻ chưa được quan tâm đúng mức Hiện nay, trong quá trình giao lưu hội nhập với thế giới, Việt Nam được hưởng nhiều lợi ích từ những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, khoa học công nghệ đặc biệt là Công nghệ thông tin cũng đặt ra những thách thức cho vấn đề bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân Công nghệ khiến cho thông tin được lưu truyền nhanh hơn, lưu trữ dưới những dạng thức phức tạp hơn, việc thu thập thông tin cũng trở nên

dễ dàng hơn do đó hậu quả khi thông tin bị xâm phạm và phát tán cũng trở nên nghiêm trọng hơn nhiều Là một nước đi sau, Việt Nam gặp phải vấn đề lớn khi nhận thức của người dân chưa tương đồng với sự phát triển của Công nghệ, ý thức về bảo vệ sự riêng tư của mỗi cá nhân cũng như bảo vệ quyền riêng tư của người khác là chưa cao Việc tìm hiểu, nghiên cứu về bản chất quyền riêng tư hướng tới mục đích tìm ra phương hướng hoàn thiện hệ thống quy định của pháp luật Việt Nam qua đó nâng cao nhận thức của người dân

về Quyền riêng tư trong thời kỳ mới, bối cảnh xã hội mới

Với những lý do nêu trên, việc lựa chọn đề tài "Quyền riêng tư – dưới

góc độ lý luận và pháp luật thực định" làm đề tài luận văn thạc sĩ là cấp

thiết, có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn trong tình hình hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu Đề tài

Vấn đề quyền riêng tư là một vấn đề pháp lý chưa được quan tâm do đặc thù pháp luật dân sự nước ta chưa ghi nhận trực tiếp quyền năng này Hiện nay, chưa có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về Quyền riêng tư Tuy nhiên vẫn có một số học giả quan tâm nghiên cứu đề cập tới Quyền riêng tư trong các tác phẩm của mình điển hình là:

Trang 8

- Luận án tiến sĩ luật học “Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp

luật dân sự Việt Nam” của Tiến sĩ Lê Đình Nghị” Trong tác phẩm này mặc

dù TS Lê Đình Nghị đã đưa ra định nghĩa về quyền riêng tư, phân tích bản chất của quyền năng này và đặt nó trong mối liên hệ với quyền bí mật đời tư được quy định trong BLDS 2005 Quyền riêng tư trong tác phẩm này không phải là đối tượng nghiên cứu chính nhưng đã được phân tích rất kỹ lưỡng

- Sách tham khảo “Quyền tiếp cận thông tin và quyền riêng tư tại Việt

Nam” của Tiến sĩ Thái Thị Tuyết Dung (giảng viên Đại học luật thành phố

Hồ Chí Minh) Trong tác phẩm này, Tiến sĩ Thái Thị Tuyết Dung đã giới thiệu được rất nhiều nội dung liên quan tới quyền riêng tư như Lịch sử phát triển, định nghĩa, nội dung, các mô hình bảo vệ quyền riêng tư trên thế giới, các quy định về quyền riêng tư trên thế giới và quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền riêng tư

Mặc dù Quyền riêng tư chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều, nhưng những tác phẩm trên đã giới thiệu được những khái niệm, nội dung cơ bản về Quyền riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, chỉ ra được đúng bản chất của quyền riêng tư, có sự so sánh quyền riêng tư với quyền bí mất đời tư trong Bộ luật dân sự Việt Nam Những tác phẩm này đã đặt nền tảng, cung cấp những thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu của tác giả

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài Quyền riêng tư

của cá nhân – một quyền năng pháp lý được công nhận rộng rãi trong pháp luật quốc tế trên các phương diện: phương diện lý luận, phương diện pháp luật thực định, phương diện áp dụng pháp luật

Phạm vi nghiên cứu: phạm vi của việc nghiên trải rộng theo quá trình

lịch sử phát triển của quyền riêng tư từ thời cổ đại tới thế kỷ 20 khi quyền riêng tư đã được quan tâm và ghi nhận rộng rãi trong pháp luật của nhiều quốc gia Phạm vi nghiên cứu của đề tài còn được triển khai theo diện rộng, nghiên cứu quy định pháp lý của quốc tế, của một số quốc gia nổi bật rồi trở

Trang 9

lại nghiên cứu hệ thống quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền riêng tư.

4 Mục đích nghiên cứu của Đề tài

Trên cơ sở phân tích quyền riêng tư dưới góc độ lý luận, chỉ ra những ưu điểm nhược điểm của hệ thống quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ Quyền riêng tư, phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới quyền riêng tư trong thời kỳ mới để từ đó kiến nghĩ những đường lối, giải pháp tăng cường bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân tại Việt Nam Ngoài ra việc nghiên cứu đề tài cũng mong muốn làm sáng tỏ bản chất của quyền riêng tư, sự giống và khác nhau giữa quan niệm về quyền riêng tư tại Việt Nam và thế giới Việc thực hiện đề tài này cũng hướng tới làm rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của quyền riêng tư, từ đó nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội trong việc bảo vệ quyền riêng tư

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về hoàn

thiện hệ thống pháp luật theo hướng bảo vệ quyền con người, quyền công dân

cơ bản; đề tài đã vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để phân tích và làm sáng tỏ các nội dung nghiên

cứu Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu khác

nhau để giải quyết những vấn đề đặt ra đối với đề tài như: phương pháp phân tích, đối chiếu so sánh lịch sử, tổng hợp…

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn.

Ý nghĩa khoa học: Thông qua các phương pháp nghiên cứu, Luận văn đã

làm rõ bản chất, đặc điểm, ý nghĩa của quyền riêng tư; phân biệt quyền riêng

tư với một số quyền nhân thân gần gũi dễ nhầm lẫn qua đó góp phần đưa ra một cái nhìn tổng quan về quyền riêng tư – một quyền năng pháp lý chưa được quan tâm nhiều tại Việt nam

Trang 10

Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua việc đối chiếu so sánh quy định về quyền

riêng tư của một số quốc gia với quy định tương tự của pháp luật Việt Nam, Luận văn đã phân tích được những tiến bộ hạn chế của hệ thống quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền riêng tư, từ đó đề ra phương hướng, giải pháp để hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ quyền riêng

tư trên thức tế

7 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về quyền riêng tư.

Chương 2: Nội dung của Quyền riêng tư trong một số lĩnh vực cụ thể Chương3: Nhưỡng yếu tố tác động tới pháp luật về quyền riêng tư tại

Việt Nam và giải pháp nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ quyền riêng

tư tại Việt Nam

Trang 11

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN

RIÊNG TƯ

1 Khái niệm về quyền riêng tư

1.1 Định nghĩa về quyền riêng tư:

Đưa ra một định nghĩa thống nhất về quyền riêng tư là cần thiết cho việc nghiên cứu về quyền riêng tư, là cơ sở để phân tích lập luận và giúp đảm bảo tính thống nhất cho việc nghiên cứu về quyền năng pháp lý này

Từ điển tiếng việt định nghĩa “quyền” là “điều mà pháp luật và xã hội

cộng nhân, cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi”1, “riêng tư” thì được

hiểu là “Riêng của từng người, từng cá nhân”.2 Nếu chỉ lắp ghép đơn giản

hai từ này với nhau thì không thể hiện đúng bản chất pháp lý của quyền riêng

tư Việc cắt nghĩa này chỉ cho ta rõ một thông tin đó là về cơ bản quyền riêng

tư trước hết phải là quyền tức là lợi ích được pháp luật quy định dành cho một chủ thể nhất định

Hiện nay trong lĩnh vực pháp lý, có rất nhiều thuật ngữ liên quan đến quyền được sử dụng như “Quyền dân sự”; “Quyền con người”, “Nhân quyền”, “Quyền hiến định”; “Quyền nhân thân” Vậy Quyền riêng tư là thuộc vào nhóm quyền nào và vì sao

“Quyền con người” theo định nghĩa tại từ điển Luật học của nhà xuất

bản tư pháp là quyền của tất cả mọi người, là nhân phẩm, nhu cầu, lợi ích và năng lực của con người được thể chế hoá trong pháp luật quốc tế và quốc gia

“Nhân quyền” là cách gọi hán việt của Quyền con người.

“Quyền hiến định” là quyền được hiến pháp quy định cho công dân,

cho cá nhân

“Quyền dân sự” được định nghĩa là: “Khả năng được phép xử sự theo một cách nhất định của chủ thể trong quan hệ dân sự để thực hiện, bảo vệ lợi

1, Từ điển tiếng việt, Nxb Đà Nẵng, tr1068

2, Từ điển tiếng việt, Nxb Đà Nẵng, tr1087

Trang 12

ích của mình” Theo nghĩa rộng, quyền dân sự là quyền của chủ thể được pháp luật dân sự quy định như là nội dung của năng lực pháp luật của chủ thể đó”3

“Quyền công dân” là “Khả năng tự do lựa chọn hành vi của công dân

mà nhà nước phải đảm bảo khi công dân yêu cầu”, “Các quyền của công dân được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác, điều chỉnh những quan hệ giữa công dân và nhà nước, là cơ sở tồn tại của cá nhân và hoạt động bình thường của xã hội”.4

Đối chiếu tham khảo với những định nghĩa trên thì thấy, Quyền riêng

tư được ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc tế như hiến chương về quyền con người, công ước Liên hợp quốc về quyền dân sự chính trị do đó Quyền riêng tư phải là một trong nhiều quyền con người Hơn nữa quyền riêng tư là đại diện cho giá trị của con người, thể hiện nhu cầu tự nhiên của con người trong mối quan hệ với xã hội do đó quyền riêng tư là một trong những quyền con người được pháp luật quốc tế ghi nhận Quyền riêng tư cũng

là quyền hiến định vì được quy định trong hiến pháp Quyền riêng tư được ghi nhận trong chương về quyền công dân do đó có thể hiểu đó là một trong những quyền cơ bản của công dân

Để có cái nhìn rõ nét hơn về Quyền riêng tư, cần thiết phải tham khảo những quan điểm về quyền riêng tư của một số học giả trên thế giới Năm

1890, Hai học giả người Mỹ là Samuel D Warren và Louis D Brandeis đã cho ra đời tác phẩm “Right to Privacy” – được đánh giá là một trong những tác phẩm quan trọng nhất, là nền tảng cho sự phát triển của pháp luật về quyền riêng tư trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ Warren và Brandeis không đưa ra một định nghĩa cụ thể về quyền riêng tư mà chỉ sử dụng thuật ngữ đã được thẩm phán Thomas Cooley đưa ra vào năm 1878 đó là “quyền được ở

3 Nxb Tư pháp (2009), Từ điển luật học, tr…

4 Nxb Tư pháp (2009), Từ điển luật học, tr…

Trang 13

một mình” Nội dung bài viết tập trung vào sự thay đổi của công nghệ và truyền thông, tạo điều kiện cho báo chí can thiệp sâu hơn vào đời sống cá nhân do đó cần thiết phải có luật để bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân.

Mở đầu bài viết Warren và Brandeis có đề cập tới sự thay đổi của pháp luật từ chỗ chỉ bảo vệ tài sản và thân thể của cá nhân, thì bây giờ đã có những bước tiến bảo vệ cả tài sản vô hình cũng như danh dự nhân phẩm Hai học giả cũng cho rằng Bảo vệ về quyền riêng tư là bảo vệ cá nhân khỏi những tổn thương về mặt cảm xúc và tinh thần do những hành vi xâm phạm riêng tư gây

ra, điều này rất khác với việc bảo vệ danh dự nhân phẩm và bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ.5

William Prosser (1898 – 1972) thì đưa ra hệ thống 04 hành vi được coi

là xâm phạm quyền riêng tư:

1 Xâm phạm không gian riêng tư, đời sống riêng tư của người khác

2 Công khai những thông tin cá nhân gây làm người khác bị tổn thương

3 Công khai thông tin cá nhân đặt người khác vào tình huống bị hiểu lầm

4 Sử dụng hình ảnh, tên tuổi người khác để vụ lợi

Học giả Alain Westin (1929 – 2013) trong tác phẩm “Privacy and

Freedom” của mình cho rằng: “Quyền riêng tư là yêu cầu của cá nhân, nhóm,

hoặc tổ chức để quyết định khi nào, như thế nào, trong phạm vi giới hạn nào những thông tin cá nhân của mình được chia sẻ cho những người khác”6

Judith Jarvis Thomson (1975) thì cho rằng Quyền riêng tư thực ra là tập hợp của những quyền khác Những quyền năng trong tập hợp này có xu

5 Samuel Warren and Louis Brandeis, (1890) “Right to privacy”; Havard law review, Vol IV, No5.

6 https://en.wikipedia.org/wiki/Privacy.

Trang 14

hướng đan xen, chồng chéo lên nhau và hoàn toàn có thể lý giải thông qua các quyền về thân thể, và các quyền về tài sản.7

Học giả Ruth Gavison viết trong tác phẩm “Privacy and Limit of the

law” rằng:

“Riêng tư là thuật ngữ được sử dụng với nhiều ý nghĩa Đối với

tôi, có hai vấn đề quan trọng về quyền riêng tư Thứ nhất liên

quan tới bản chất của quyền riêng tư: Riêng tư là một trạng thái,

một quyền, một yêu cầu, một dạng thực của sự kiểm soát, hay

một giá trị? Câu hỏi thứ hai liên quan tới những yếu tố thuộc về

quyền riêng tư: là liên quan tới thông tin, quyền tự chủ, yếu tố

định danh cá nhân, sự tiếp xúc về thân thể?” 8

trên cơ sở đặt 02 câu hỏi đó, Ruth Gavison đã phân tích chứng tỏ rằng quyền riêng tư là sự kiểm soát đối với những vấn đề thuộc về cá nhân Khi nói đế các thành tố thuộc về sự riêng tư, Ruth Gavison đưa ra một ví dụ về trạng thái riêng tư tuyệt đối:

“Một người được coi là trong trạng thái riêng tư tuyệt đối khi anh ta hoàn toàn không bị tiếp cận bởi những người khác Trạng

thái riêng tư tuyệt đối chia thành 3 thành tố: trong trạng thái

riêng tư tuyệt đối không ai có thông tin gì về X, không ai quan

tâm để ý tới X, không ai tiếp xúc với X Khái niệm riêng tư ở

đây là sự phức hợp của ba yếu tố độc lập là: bí mật (secrecy);

quyền tự chủ (anonymity) và trạng thái độc lập (solitude).”9

Trang 15

Pháp luật của nước ta từ khi lập quốc năm 1945 luôn khẳng định một nguyên tắc nhất quán là bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Hiến pháp 1946, ghi nhận tại điều 10 và điều 11 quyền tự do đi lại, và quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và thư tín Tuy nhiên lại chưa có quy định trực tiếp về quyền riêng tư

Hiến pháp 1959, điều 27, 28 quy định quyền bất khả xâm phạm về thân thể và bất khả xâm phạm về nhà ở và thư tín

Hiến pháp 1980, ghi nhận tại các điều 69, 70, 71 các quyền công dân như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, bảo vệ danh dự nhân phẩm, bất khả xâm phạm về chỗ ở, bí mật thư tín điện thoại điện tín

Hiến pháp 1992, Điều 73 quy định về quyền bất khả xâm phạm về thư tín và chỗ ở nhưng đã bổ sung thêm quy định về việc khám xét, thu giữ thư tín phải tuân thủ quy định của pháp luật

Hiến pháp 2013, thể theo tinh thần của nghị quyết 49 về cải cách tư pháp, các quyền con người, quyền công dân được ghi nhận rất đầy đủ và lần

đầu tiên Quyền riêng tư đã được quy định Điều 21 quy định: “Mọi người có

quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn

2 Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín

và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”

Như vậy, mặc dù có khác biệt về mặt từ ngữ, nhưng có thể khẳng định rằng Hiến pháp 2013 đã thể chế hoá quyền riêng tư như là một quyền con

Trang 16

người, quyền cơ bản của công dân Quy định này là một điểm mới so với các bản Hiến pháp trước đây.

Những quy định về sự bảo vệ đời sống riêng tư cũng được quy định rõ trong các bộ luật dân sự Bộ luật dân sự 1995 quy định tại Điều 34 về quyền

bí mật đời tư như sau:

“Quyền đối với bí mật đời tư

1- Quyền đối với bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2- Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý hoặc thân nhân của người đó đồng ý, nếu người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3- Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu huỷ thư tín, điện tín, nghe trộm điện thoại hoặc có hành vi khác nhằm ngăn chặn, cản trở đường liên lạc của người khác.

Chỉ trong những trường hợp được pháp luật quy định và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân”

Bộ luật dân sự 2005 tiếp tục quy định về quyền bí mật đời tư tại điều

38, theo đó: “1 Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được

pháp luật bảo vệ.

2 Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập,

Trang 17

công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3 Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật

Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.“

So với bộ luật 1995 thì quy định về quyền bí mật đời tư trong bộ luật dân sự 2005 không có nhiều thay đổi Quy định về quyền bí mật đời tư trong

Bộ luật 2005 đã làm dấy lên nhiều bàn luận trong giới luật học, nhiều học giả cho rằng dùng thuật ngữ bí mật đời tư là chưa thoả đáng bởi lẽ bí mật chỉ là một nội dung thuộc về sự riêng tư mà thôi Đời sống riêng tư rất rộng lớn bao gồm tất cả những gì thuộc về cá nhân, được cá nhân kiểm soát như thông tin, tên tuổi hình ảnh, thân thể, nơi cư trú và cả công việc liên quan tới cá nhân Nói đến đời sống riêng tư không phải để ám chỉ những bí mật không một ai biết mà để ám chỉ những việc, những thông tin người khác có thể biết, có thể nhận thức về sự tồn tại của nó nhưng không có quyền can thiệp, thay đổi

Trên cơ sở tiếp thu những quan điểm đóng góp của xã hội và giới chuyên gia, trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến, Quốc hội

đã thông qua Bộ luật dân sự 2015 với nhiều đổi mới trong đó có sửa đổi về quyền bí mật đời tư Sửa đổi đầu tiên của Bộ luật dân sự 2015 là về mặt thuật ngữ, tên điều luật, tên gọi của quyền nhân thân đã được thay đổi chuyển từ

“quyền bí mật đời tư” sang “Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình” như vậy nội dung của quyền đời sống riêng tư theo pháp luật

Việt Nam gồm 3 nhóm thông tin chính là thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình

Trang 18

Cấu trúc của điều luật bao gồm 4 khoản Khoản 1 quy định về nguyên tắc chung trong bảo vệ thông tin riêng tư, coi thông tin riêng tư là bất khả xâm phạm, Khoản 2 quy định về phương thức, cách thức hợp pháp để tiếp cận, khai thác, quản lý đối với những thông tin thuộc về đời sống riêng tư Khoản

3 đề cập tới thông tin riêng tư được lưu trữ dưới các định dạng số hoá và truyền thông (quy định trên được nêu ra nhằm phù hợp với điều kiện xã hội đương thời khi công nghê thông tin phát triển đe doạ tới đời sống cá nhân) Cuối cùng, khoản 4 quy định về quyền riêng tư trong giao dịch dân sự giữa các bên trong giao dịch Cụ thể, Điều 38 BLDS 2015 quy định về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình như sau:

“1 Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm

và được pháp luật bảo vệ.

2 Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

3 Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện

tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

4 Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư,

bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Căn cứ theo quy định của pháp luật Việt Nam, Quyền bí mật đời tư của Việt Nam trước đây và quyền đối với đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình hiện nay có sự khác biệt nhất định so với Quyền riêng tư theo

Trang 19

quan niệm của một số Quốc gia trên thế giới Quyền đối với đời sống riêng tư theo pháp luật Việt Nam tập trung vào bảo vệ các thông tin riêng tư của cá nhân, hơn thế nữa quyền bí mật đời tư của cá nhân thiên về được xây dựng theo xu hướng phòng ngừa, ngăn chặn sự xâm nhập, kiểm soát khai thác của bên thứ ba đối với thông tin riêng tư, thông tin cá nhân Theo quan niệm của quốc tế, thông tin cá nhân chỉ là một nội dung của quyền riêng tư ngoài ra còn

sự riêng tư đối với thân thể, hình ảnh, nơi ở và công việc cá nhân Hơn nữa, quyền riêng tư theo quan niệm của quốc tế không chỉ đơn thuần là sự ngăn chặn mà hơn thế đó phải là quyền của cá nhân trong việc tự do thực hiện các hoạt động, công việc của cá nhân mà không bị bất kỳ sự can thiệp, tác động từ bên ngoài

Hiện nay, số lượng các công trình nghiên cứu về quyền riêng tư tại nước ta chưa nhiều, tuy nhiên vẫn có một số tác giả quan tâm nghiên cứu và đưa ra định nghĩa về quyền riêng tư

TS Lê Đình Nghị (Đại học luật Hà Nội) trong luận án tiến sĩ về quyền

bí mật đời tư, ông cho rằng “quyền riêng tư được hiểu là quyền được sống

như mong muốn của mỗi cá nhân mà không chịu ảnh hưởng bởi bất kỳ chủ thể nào khác Cá nhân có thể sinh hoạt theo sở thích trong một môi trường và không gian của riêng mình, tự do lựa chọn cách sống, cách sinh hoạt, ăn mặc…”10 Như vậy theo định nghĩa mà TS Lê Đình Nghị đưa ra thì bản chất

của quyền riêng tư chính là sự tự do cá nhân, quyền của cá nhân trong việc sinh hoạt theo mong muốn mà không gặp phải sự cản trở, hạn chế nào

TS Thái Thị Tuyết Dung (Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh) thì

cho rằng: “Quyền riêng tư là quyền của cá nhân được phép giữ kín những

thôn tin, tư liệu, dữ liệu gắn liền với cuộc sống riêng tư của mình, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, về nơi ở, về thư tín, điện thoại, điện tín và các

10 Lê Đình Nghị (2008), “Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam”, Luận án tiến

sỹ luật học, Đại học luật Hà Nội, tr53.

Trang 20

thông tin điện tử khác mà không một chủ thể nào có quyền tiếp cận, công khai trừ trường hợp được chính người này hoặc bằng quyền định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.11 Quan điểm của Tiến sĩ Thái Thị Tuyết Dung có nêu

ra được những nội dung của Quyền riêng tư, phù hợp với nhận thức về quyền riêng tư trên bình diện quốc tế, tuy nhiên định nghĩa mà bà đưa ra chỉ mới là

sự liệt kê các quyền năng gần gũi với đời sống riêng tư mà chưa có sự liên kết các quyền năng này qua đó nêu được bản chất của Quyền riêng tư

Như vậy qua các phân tích trên, có thể thấy rằng từ trước đến nay đã có nhiều học giả cố gắng đưa ra được một định nghĩa thống nhất về Quyền riêng

tư nhưng chưa thực sự nêu bật được đúng bản chất của quyền năng này Tuy nhiên, tựu trung lại những quan điểm trên đều ghi nhận những đặc trưng của Quyền riêng tư như: Quyền riêng tư liên quan tới đời sống cá nhân của mỗi người, bao trùm lên toàn bộ không gian riêng tư của cá nhân, liên quan tới nhiều yếu tố thuộc về cá nhân như thân thể, thông tin cá nhân, công việc riêng, thư tín, tài liệu đồ vật cá nhân, nơi ở; Quyền riêng tư không chỉ thể hiện

ở việc hạn chế sự tiếp cận và can thiệp của các chủ thể khác đối với không gian riêng tư mà còn thể hiện ở sự tự chủ của chủ thể đối với những vấn đề thuộc về riêng tư của mình

Kết luận lại, chúng ta có thể tạm thời định nghĩa về quyền riêng tư như

sau: “Quyền riêng tư là quyền bất khả xâm phạm của cá nhân đối với: thân

thể, thông tin cá nhân, bí mật cá nhân, hình ảnh, thư tín, công việc cá nhân Trong phạm vi không gian riêng tư của mình, cá nhân không phải chịu bất cứ

sự can thiệp, tiếp cận bất hợp pháp đối với các yếu tố riêng tư Cá nhân có quyền tự do trong không gian riêng tư của mình Cá nhân có thể lựa chọn việc công khai hoặc không công khai các nội dung thuộc về đời sống riêng tư,

11.Bài viết “Quyền riêng tư trong thời đại công nghệ thông tin”, trang chủ Toà án nhân dân tối cao, tại địa chỉ

http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&artic le_details=1&item_id=21317245

Trang 21

lựa chọn thời điểm, nội dung, phương thức của việc chia sẻ, công khai thông tin thuộc về đời sống riêng tư nếu muốn Quyền riêng tư chỉ bị hạn chế trong trường hợp mà việc xâm phạm không gian riêng tư nhằm bảo vệ lợi ích chung của xã hội, cộng đồng, hoặc của những người khác mà những lợi ích đó quan trọng hơn lợi ích của chủ thể quyền”.

1.2 Đặc điểm của quyền riêng tư.

Đặc điểm của quyền riêng tư là những thuộc tính, tính chất nổi bật của quyền riêng tư là cơ sở để phân biệt quyền riêng tư với các quyền năng khác

Theo quan điểm cá nhân thì quyền riêng tư có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, Nội hàm của quyền riêng tư rất rộng lớn và có sự liên qua

mật thiết tới nhiều quyền năng khác của cá nhân Như đã phân tích ở trên quyền riêng tư là một quyền năng bao trùm lên toàn bộ đời sống riêng tư của

cá nhân, cho phép cá nhân được thực hiện những hoạt động thuộc về đời sống riêng tư được lưu giữ thông tin riêng tư mà không bị bất kỳ sự can thiệp trái phép từ bên ngoài Quyền riêng tư liên quan tới những gì thuộc về cá nhân không chỉ bao gồm thông tin cá nhân, bí mật cá nhân mà còn trải rộng ra những yếu tố khác như hình ảnh, thân thể, công việc cá nhân

Thứ hai, Khách thể của quyền riêng tư hướng tới là giá trị tinh thần

của một cá nhân Quyền riêng tư ra đời nhằm bảo vệ một cá nhân khỏi sự tổn thương về mặt tinh thần do những hành vi xâm phạm riêng tư gây nên Có thể đối tượng bảo vệ của Quyền riêng tư rất rộng bao gồm: hình ảnh tên tuổi, thân thể, nơi ở và các thông tin cá nhân Nhưng việc bảo vệ các yếu tố trên đều nhằm mục đích hướng tới bảo vệ không gian riêng tư của cá nhân qua đó tránh cho cá nhân khỏi những thương tổn về mặt tinh thần Lấy ví dụ trong trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân bị sử dụng bất hợp pháp thì nó vừa trực tiếp xâm hại tới quyền của cá nhân đối với hình ảnh mà cũng xâm phạm quyền riêng tư

Trang 22

Thứ ba, Quyền riêng tư có thể bị hạn chế trong một số trường hợp vì

lợi ích quốc gia, hay vì lợi ích xã hội Việc hạn chế quyền riêng tư tức là trong điều kiện bình thường thì cá nhân có quyền riêng tư nhưng trong trường hợp

vì để bảo vệ lợi ích xã hội, lợi ích quốc gia mà quyền riêng tư phải bị hạn chế

Sự hạn chế quyền riêng tư chính là biểu hiện sinh động nhất của mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, con người không sống đơn lẻ mà là thành tố tạo nên

xã hội, lợi ích cá nhân đôi khi phải hi sinh vì lợi ích chung lớn hơn của xã hội Các trường hợp điều kiện của sự hạn chế, thì tuỳ theo điều kiện của mỗi quốc gia quy định rất khác nhau Tại Việt Nam ta, việc hạn chế quyền riêng tư (hay quyền về đời sống riêng tư) được quy định trong rất nhiều luật chuyên ngành như luật an ninh quốc gia, luật chống khủng bố, luật phòng chống ma tuý Vấn đề hạn chế quyền riêng tư sẽ được làm rõ hơn trong chương sau

1.3 Ý nghĩa vai trò của quyền riêng tư.

Phía trên đây, chúng ta đã bàn luận rất nhiều về vấn đề định nghĩa, đặc điểm của quyền riêng tư tuy vậy có một vấn đề cần làm sáng tỏ đó là liệu những quy định về quyền riêng tư có ý nghĩa gì đối với cá nhân và xã hội, liệu những quy định về quyền riêng tư có thực sự cần thiết

Dễ thấy rằng những tư tưởng về quyền riêng tư đã có từ rất lâu đời, tuy nhiên việc đặt ra những quy định pháp lý để bảo vệ quyền riêng tư chỉ nảy sinh trong khoảng 100 trở lại đây Như đã nêu ở trên, trong các quan điểm về quyền riêng tư thì, J Thompson cho rằng quyền riêng tư là phức hợp của nhiều quyền, đôi khi các quyền này chồng chéo lẫn nhau Vậy, có cần thiết phải có quy định bảo vệ quyền riêng tư nếu như đã có những quy định pháp lý khác bảo vệ những yếu tố riêng lẻ của quyền riêng tư Ví dụ: Quyền bất khả xâm phạm về thư tín, quyền tự do đi lại, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền về hình ảnh Trong mỗi quyền này đều có một khía cạnh của sự riêng tư được bảo vệ

Trang 23

Trong tác phẩm “Right to privacy” của mình, Warren và Brandeis đã viện dẫn rằng do sự phát triển của báo chí và các thiết bị thông tin liên lạc, từ chỗ pháp luật chỉ tập chung bảo vệ tài sản và thân thể của chủ thể pháp lý thì

nó đã có sự phát triển tiến tới bảo vệ những yếu tố khác như tinh thần, danh

dự nhân phẩm và cả những tài sản vô hình Những quy định pháp luật ra đời khi mà trên thực tế chủ thể pháp lý cảm thấy quyền lợi của mình đang bị đe doạ Nếu như trước đây, những tin đồn không có giá trị, thì giờ đây nó được báo chí khai thác để sử dụng nhằm thu hút độc giả, những tổn thương về tinh thần do sự lan chuyền của những tin đồn đã nghiêm trọng đến mức phải cần

có những quy định để kiểm soát chúng

Edward bloustein coi quyền riêng tư liên quan tới “bảo toàn giá trị

nhân bản và cá tính” Bloustein đánh giá vai trò của quyền riêng tư như là

cách để bảo toàn giá trị bản thân, tính cách cá nhân:

“Một cá nhân bị hoà tan trong đám đông, Ý kiến của anh ta, bị công khai trước nhiều người, có xu hướng trở nên đồng nhất

Nguyện vọng của anh ta, bị nhiều người biết, có xu hướng trở

thành ý kiến dễ chấp nhận Cảm xúc của anh ta, được bày tỏ

rộng rãi, có xu hướng mất đi sự độc đáo và trở nên đồng nhất

với số đông Với tư cách là một chủ thể, dù tồn tại, nhưng bị

đồng nhất Anh ta không phải là cá nhân.”12

Học giả Ruth Gavision có những phân tích sâu sắc về vai trò của sự

riêng tư trong tác phẩm “Privacy and the Limit of the law” Khi đề cập đến

vai trò của riêng tư đối với cá nhân Ruth Gavision cho rằng, Sự riêng tư có hai chức năng chính đó là giải phóng con người khỏi sự xâm phạm về mặt vật

lý (Freedom from Physical access) và thúc đẩy độc lập trong hành động

(Promoting Liberty of action) Thông qua việc ngăn chặn các hành vi xâm

12 Edward J.Bloustein, (1964), Privacy as an aspect of Human Dignity: An answer to Dean Prosser, Newyork University Law review, Vol39, tr 1003.

Trang 24

phạm tới một cá nhân, sự riêng tư tách cá nhân khỏi sự phân tâm và các yếu

tố cản trở nảy sinh từ việc tiếp xúc với người khác Không bị phân tâm là cần thiết cho nhiều hoạt động của cá nhân như học tập, sáng tác, hay các hoạt động sáng tạo khác Những hoạt động này không chỉ giúp cá nhân trang bị thông tin, kiến thức và kỹ năng cơ bản hơn thế nữa còn giúp phát triển năng lực tinh thần và đạo đức Tóm lại tới phần mình, những hoạt động sáng tạo hay học tập có được sự tập trung sẽ giúp cho sự phát triển của cá nhân, sự tự chủ, và sức mạnh tinh thần Giới hạn sự tiếp cận từ bên ngoài cũng cho phép mỗi cá nhân có được giây phút thảnh thơi (relax) và bảo vệ những mối quan

hệ, những khía cạnh nhạy cảm của đời sống cá nhân Sự riêng tư còn bảo vệ chúng ta khỏi sự chỉ trích và thói tò mò để có thể trở nên mạnh dạn hơn Sự riêng tư thúc đẩy sự tự chủ cá nhân, các mối quan hệ giữa người với người Đối với xã hội Ruth Gavision cho rằng, Sự riêng tư, hay bảo vệ sự riêng tư của cá nhân là cần thiết cho một xã hội dân chủ bởi nó thúc đẩy sự tự chủ (autonomy) của mỗi công dân.13

Một số học giả Việt Nam thì tiếp cận vấn đề này mang tính pháp lý hơn

là thiên về góc độ tâm lý học Theo Tiến sĩ Lê Đình Nghị, khi đề cập đến ý nghĩa của việc quy định các quyền nhân thân cho cá nhân, ông cho rằng việc này có 4 ý nghĩa:

Thứ nhất, Việc ghi nhận các quyền nhân thân trong BLDS là sự khẳng định của nhà nước trong việc tôn vinh và bảo vệ các giá trị tinh thần của con người Dưới góc độ pháp lý, việc ghi nhận các quyền nhân thân thể hiện sự phát triển hoàn thiện của hệ thống pháp luật Con người là trọng tâm cần được bảo vệ, xã hội càng phát triển thì những giá trị tinh thần của con người càng được chú trọng

13 Ruth Gavision, tlđd, tr 444-445

Trang 25

Thứ hai, quy định về quyền nhân thân là cơ sở để cá nhân thực hiện các quyền của mình

Thứ ba, Việc quy định về quyền nhân thân là cơ sở để các cơ quan tư pháp, cơ quan hành pháp bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân

Thứ tư, quy định về quyền nhân thân còn là cơ sở để tăng cường hội nhập quốc tế.14

Như vậy tựu trung lại cần khẳng định rằng sự tồn tại của những quy định bảo vệ quyền riêng tư là rất cần thiết, không chỉ cho sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân mà còn cho sự tiến bộ chung của toàn xã hội Quyền riêng tư có ý nghĩa trong việc định hình cá tính, tính cách của cá nhân, tăng cường khả năng tập trung và học hỏi của mỗi cá nhân Mỗi cá nhân là hạt nhân của xã hội, mỗi cá nhân càng độc lập tự chủ và sáng tạo thì xã hội càng phát triển

2 Phân biệt Quyền riêng tư với một số quyền dân sự khác.

- Quyền riêng tư với Quyền bí mật đời tư.

Không phải vô cớ mà đặt ra vấn đề phân định quyền riêng tư và quyền

bí mật đời tư Những tranh luận về hai khái niệm này nảy sinh sau khi luật dân sự 2005 ra đời Điều 38 BLDS 2005 dùng thuật ngữ bí mật đời tư, và nhiều luật gia cho rằng dùng thuật ngữ này là chưa thoả đáng Theo các chuyên gia thì bí mật đời tư chỉ là một khía cạnh của đời sống riêng tư, khái niệm đời sống riêng tư rộng hơn bao gồm rất nhiều yếu tố trong không gian riêng tư như thân thể, hình ảnh, các mối quan hệ, thư tín, và công việc cá nhân…

Để phân biệt rõ ràng hai khai niệm này cần chỉ ra được sự khác nhau cơ bản giữa chúng Theo TS Lê Đình Nghị thì nói đến riêng tư, chúng ta thấy đây là khái niệm dùng để chỉ một trạng thái sinh hoạt của cá nhân mà không

14 Lê Đình Nghị, tlđd, tr 65

Trang 26

chịu bất kỳ sự can thiệp nào từ những người xung quanh Quyền riêng tư được hiểu là quyền được sống như mong muốn của mỗi cá nhân mà không chịu ảnh hưởng bởi bất kỳ chủ thể nào khác Cá nhân có thể sinh hoạt theo sở thích trong một môi trường và không gian của riêng mình, tự do lựa chọn cách sống, cách sinh hoạt, ăn mặc Bí mật là thông tin, nó được che giấu và giới hạn không cho những người không có phận sự được biết Từ đó, suy ra Quyền bí mật đời tư được hiểu là Quyền được giữ kín thông tin cho riêng mình không để lộ cho người khác.15

Theo TS Lê Đình Nghị thì quyền bí mật đời tư là mức độ cao hơn của riêng tư Đó không chỉ là sinh hoạt theo sở thích, theo thói quen sự tự do của

cá nhân mà đã có những thông tin, tư liệu thuộc về mức độ bí mật để tránh hành vi xâm phạm từ bên ngoài Điều này khác với quyền riêng tư bởi với quyền riêng tư có thể bản thân không áp dụng các biện pháp bảo mật đối với sinh hoạt thói quen của mình nhưng không vì thề mà người khác có thể xâm phạm VD: Một người sinh hoạt trong một ngôi nhà của họ, mặc dù cửa không khá nhưng nếu không được sự đồng ý của người này thì người khác không thể

tự do vào ngôi nhà đó được Còn nếu vào trong ngôi nhà đó người đó nghe lén, đọc trộm nhật ký thì đó là sự xâm phạm bí mật đời tư16

Quyền bí mật đời tư chỉ liên quan đến thông tin, còn quyền riêng tư rộng lớn hơn, liên quan tới việc không can thiệp vào đời sống cá nhân

Quyền bí mật đời tư chỉ áp dụng đối với các thông tin chưa được công

bố, còn quyền riêng tư áp dụng đối với mọi thông tin bất kể đã công bố hay chưa

Quyền bí mật đời tư chỉ được công nhận khi cá nhân áp dụng các biện pháp bảo mật còn quyền riêng tư thì không buộc cá nhân áp dụng biện pháp bảo mật

15 Lê Đình Nghị, tlđd, tr53

16 Lê Đình Nghị, tlđd, tr54

Trang 27

Kết luận lại, Quyền riêng tư rộng hơn và quyền bí mật đời tư là một bộ phận của quyền riêng tư.

- Phân biệt quyền riêng tư với quyền bí mật gia đình.

Trong quy định về quyền đối với đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình tại điều 38 BLDS 2015 thì có đưa vào nội dung bí mật gia đình như là một phần của quyền đối với đời sống riêng tư Việc đưa vào nội dung

về quyền bí mật gia đình xuất phát từ quan điểm, mỗi cá nhân là một thành viên gia đình, trong quan hệ đó họ có sự chia sẻ những thông tin được coi là

bí mật giữa các thành viên trong gia đình

Quyền bí mật gia đình cũng giống như quyền bí mật cá nhân đã nêu trên đề là bộ phận của quyền riêng tư bởi lẽ, bí mật gia đình thì cũng là yếu tố thuộc về không gian riêng tư của cá nhân Tuy nhiên quyền bí mật gia đình khác với quyền bí mật đời tư đó là nó không chỉ hướng tới bảo vệ khía cạnh thông tin của cá nhân, mà rộng hơn nó hướng tới bảo vệ sự ổn định của quan

hệ hôn nhân gia đình, bảo vệ quyền lợi của các chủ thể khác là thành viên trong gia đình

- Phân biệt quyền riêng tư với quyền bất khả xâm phạm thân thể.

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể được quy định tại Điều 33 BLDS

2015 Quyền năng này được quy định là nhằm bảo vệ thân thể cá nhân khỏi những xâm phạm mang tính vật chất hay nói cách khác là bảo vệ cá nhân khỏi những thương tổn về mặt vật lý (các hành vi như tấn công, chiếm đoạt nội tạng bộ phận thân thể) Như đã phân tích ở trên thân thể, hình ảnh cũng là một

bộ phận của cá nhân, thuộc về không gian riêng tư Các hành vi xâm phạm đến quyền riêng tư cũng được thực hiện thông qua việc xâm hại về thân thể,

ví du: nhìn lén thân thể người khác, bắt giữ người khác, tiết lộ các thông tin chi tiết về thân thể (dấu săm, đặc điểm bộ phân, thông tin về nhóm máu, nhóm ADN, thông tin về nội tạng) Sự khác biệt giữa hai quyền năng này là ở

Trang 28

chỗ, Quyền bất khả xâm phạm về thân thể thì nhằm bảo vệ cá nhân khỏi tổn thương về mặt vật lý còn Quyền riêng tư không bảo vệ thân thể mà bảo vệ sự riêng tư của cá nhân, thân thể chỉ là đối tượng bị tác động khi quyền riêng tư

bị xâm phạm mà thôi, sự tổn thương là tổn thương về mặt tinh thần

- Phân biệt quyền riêng tư với quyền sở hữu trí tuệ.

Quyền riêng tư và Quyền sở hữu trí tuệ thoạt nghe thì không có gì gần gũi nhưng thực ra giữa chúng có mối quan hệ khá đặc biệt Khi một cá nhân sáng tác được một tác phẩm nghệ thuật, trước hết nó là một sản phẩm trí tuệ

và làm phát sinh các quyền tài sản, tuy nhiên dưới góc độ khác tác phẩm cũng

là một phần thuộc về không gian riêng tư Khi tác phẩm đó bị sao chép, công

bố mà không có sự đồng ý của chủ nhân thì hành vi đó đã vừa xâm phạm tới quyền sở hữu trí tuệ cũng như quyền riêng tư của tác giả Vấn đề này cũng đã được hai học giả Warren và Brandeis nêu trong tác phẩm “Right to Privacy” của mình, khi một sản phẩm trí tuệ bị xâm hại thì cùng lúc cả quyền riêng tư

và quyền sở hữu trí tuệ bị xâm hại, tuy nhiên sự bảo vệ của quyền sở hữu trí tuệ là bảo vệ về mặt vật chất, bảo vệ cho người chủ sở hữu khỏi sự thất thoát

về tài sản, còn sự bảo vệ của quyền riêng tư là nhằm tránh cho chủ thể khỏi những tổn thương về tinh thân khi không gian riêng tư bị xâm phạm, thông tin riêng tư bị công khai không mong muốn

3 Sơ lược về lịch sử phát triển của quyền riêng tư trên thế giới và tổng quan quy định về quyền riêng tư trong pháp luật Việt Nam

3.1 Sơ lược về lịch sử phát triển của quyền riêng tư trên thế giới.

Lịch sử phát triển của khái niệm riêng tư là một quá trình lâu dài với nhiều biến đổi Quyền riêng tư là một hiện tượng mang tính xã hội, nó tồn tại

và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loại người Khi con người còn trong trạng thái nguyên thuỷ, sống thành cộng đồng, dựa vào săn bắt hái lượm, hôn nhân còn tuỳ tiện thì ý niệm về sự riêng tư chưa có Khi xã hội

Trang 29

phát triển hơn, lao động từ săn bắt hái lượm có sự phân chia thành chăn nuôi, trồng trọt và giao thương, của cải dư thừa, sự phân chia giàu nghèo nảy sinh

Từ đây mỗi cá nhân có sự gia đình riêng, đời sống riêng, của cải và vợ con riêng, do vậy con người dần hình thành suy nghĩ về sự riêng tư của gia đình

và cá nhân mình

Trong các hình thái xã hội kế tiếp như nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, quyền riêng tư ít nhiều được đề cập gián tiếp, sơ lược trong các quy định pháp luật, tôn giáo, hay những học thuyết khoa học xã hội tuy nhiên quan niệm về quyền riêng tư lúc này còn rất hạn chế, và sự riêng tư chỉ dành cho những tầng lớp quý tộc Có thể thấy một số quan niệm về sự riêng

tư được hình thành trong thời kỳ này, như trong triết học của Aristotle (384 –

322 TCN), ông đề cập đến sự phân chia giữa không gian của những hoạt động chính trị (gọi là Polis) và không gian của cá nhân (gọi là Oikos) hay là lời thề của Hippocrates (460 – 370 TCN) dành cho các y sinh sắp tốt nghiệp, tại điều

6 của lời thề này có ghi rằng: “ Dù tôi có nhìn thấy hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc hành nghề, tôi sẽ im lặng trước những điều không bao giờ cần để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như là một nghĩa vụ”17

Những ví dụ trên chỉ là sự thể hiện rất mờ nhạt của quyền riêng tư trong đời sống xã hội thời kỳ chiếm hữu nô lệ và phong kiến của phương Tây

Do đặc thù của thời kỳ này, sự phân chia đẳng cấp, giai cấp quá sâu sắc, dẫn đến quyền con người, quyền của người dân nói chung và quyền riêng tư nói riêng không được coi trọng Hơn nữa, Khoa học pháp lý của thời kỳ này chỉ dừng lại ở nhận thức về sự bảo vệ đối với tài sản, tính mạng sức khoẻ của cá nhân chứ chưa hình thành những cơ chế để bảo vệ những giá trị vô hình như

sở hữu trí tuệ, danh dự nhân phẩm, và thương tổn về tinh thần

17 http://www.pbs.org/wgbh/nova/body/hippocratic-oath-today.html

Trang 30

Trải qua đêm trường trung cổ, sự phát triển của giao thương và chủ nghĩa tư bản đã đem tới nền tảng vật chất, nền tảng xã hội tự do cho sự phát triển của tư tưởng Từ đó đã có nhiều học thuyết xã hội đề cập đến sự tự do cá nhân ra đời Trong tác phẩm “Bàn về tự do”, Stuard Mill (1806 – 1873) đề cập tới sự tồn tại của 2 không gian đối lập, một thuộc về chính quyền quản lý, một dành cho cá nhân tự quản Trước đó, Sự phân biệt giữa không gian riêng

và chung cũng đã được John Locke (1632 – 1704) đề cập gián tiếp trong tác phẩm “chuyên luận số hai về chính quyền”, khi bàn về tài sản, Locke cho rằng trong trạng thái tự nhiên của cải xã hội được giữ như là tài sản chung Một cá nhân có quyền sở hữu đương nhiên đối với thân thế và tinh thần, thông qua lao động một cá nhân có thể sở hữu tài sản thông qua việc kết tinh lao động vào trong tài sản đó, biến nó thành tài sản cá nhân

Những tư tưởng về quyền riêng tư phát triển cực thịnh cùng với sự phát triển của tư tưởng về các quyền cơ bản của con người trong những năm 40 của thế kỷ 20 Ngày 10 tháng 12 năm 1948, Đại hội đồng liên hợp quốc đã thông qua Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền Trong đó, Điều 12 Tuyên ngôn này có ghi nhận về quyền riêng tư của cá nhân: “Không một ai bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, hay thư tín, cũng như

bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ, trước những xâm phạm và xúc phạm như vậy”

Để cụ thể hoá các quy định về quyền con người trong hiến chương Liên Hiệp quốc, hai công ước quốc tế đã ra đời vào ngày 16/12/1966: Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế,

xã hội và văn hoá Tại Điều 17 Công ước về các quyền dân sự chính trị,

Quyền riêng tư tiếp tục được đề cập : “1 Không ai bị can thiệp một cách tuỳ

tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín.

Trang 31

2 Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy.”

Thập kỷ bảy mươi và khoảng thời gian sau nay là thời kỳ nở rộ của quyền riêng tư trên bình diện quốc tế, rất nhiều quốc gia ban hành những đạo luật nhằm bảo về dữ liệu điện tử và bảo vệ quyền riêng tư, có thể kể đến như: năm 1974, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật về quyền riêng tư The Privacy Act; Năm 1977, Nước Đức cho ban hành đạo luật liên bang về bảo vệ thông tin (Federal data protection act); Năm 1978, tại Pháp đạo luật bảo vệ thông tin dữ liệu ra đời; Năm 1981, Irsael ban hành luật về quyền riêng tư; năm 1988 đến lượt Australia ban hành đạo luật về quyền riêng tư; năm 1992

là Thuỵ Sỹ và năm 1998 là Vương quốc Anh

Trong quá trình khảo cứu quy định về quyền riêng tư thì thấy tại nhiều quốc gia trong họ luật Civl law, các quy định về quyền riêng tư được ghi nhận trong hiến pháp, luật dân sự và các luật chuyên ngành Còn trong họ luật Common law, các quy định về quyền riêng tư được xây dựng thông qua các

án lệ cũng như pháp luật thành văn, do đó bao quát được những lỗ hổng nhưng thiếu sót mà nhà nước chưa kịp ban hành quy định để giải quyết Trong các quốc gia thuộc dòng họ Common law, Hoa Kỳ là quốc gia có nền pháp lý phát triển nhất, hệ thống quy định của pháp luật Hoa Kỳ về quyền riêng tư cũng rất phong phú đa dạng do đó rất cần phải quan tâm nghiên cứu

Tại Hoa Kỳ, nguồn luật bao gồm cả pháp luật thành văn và án lệ, án lệ

sử dụng chủ yếu trong hoạt động xét xử Trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, khi giải quyết những tranh chấp bồi thường thiệt hại về dân sự, hệ thống các quy định về trách nhiệm dân sự (tort, civil wrong) được áp dụng Những quy định này được ghi nhận thông qua án lệ Ngoài ra để làm sáng tỏ thêm về những án lệ đã có cũng như để tập hợp, pháp điển hoá những nguyên tắc chung trong giải quyết tranh chấp, mà Viện khoa học pháp lý Hoa Kỳ đã ban

Trang 32

hành những tuyển tập bình luận về các vấn đề pháp lý khác nhau gọi là Reastatement of law Bộ Reastatement of law đề cập tới nhiều lĩnh vực như Đại diện (Agency), Xung đột pháp luật (Conflict of the law), Hợp đồng (Contract), Tài sản (Property)………

Khi xét xử bên cạnh việc viện dẫn các án lệ, các thẩm phán cũng dựa trên những nguyên tắc được ghi nhận trong các tuyển tập này để lập luận và đưa ra phán quyết

Mục 652 tuyển tập số 02 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Reastatement of the law, second, Torts 652) có quy định về các dạng hành vi xâm phạm quyền riêng tư phải chịu trách nhiệm dân sự bao gồm:

- Xâm phạm không gian riêng (Instrusion upon seclusion).

Việc xâm phạm không gian riêng tư có thể dưới nhiều hình thức như xâm nhập nơi cư trú mà không được sự đồng ý, nghe trộm nghe lén, nhìn lén việc riêng tư, tự tiện mở thư tín, ví, cặp sách Hành vi xâm phạm không gian riêng của người khác cấu thành trách nhiệm dân sự độc lập, không yêu cầu phải có hành vi phát tán, hay sử dụng vụ lợi.18

- Hành vi sử dụng tên tuổi và hình ảnh của người khác (Approriation of Name or Likeness).

Ai sử dụng hình ảnh hoặc tên tuổi của người khác phục vụ cho mục đích riêng mà không được người khác đồng ý phải chịu trách nhiệm cho việc xâm phạm quyền riêng tư

Lợi ích được bảo vệ bởi quy định này là quyền của cá nhân trong việc sử dụng hình ảnh và tên tuổi (những yếu tố định danh) của mình Quy định này

ra đời nhằm bảo vệ cảm xúc của cá nhân đối với những tổn thương về mặt tâm lý, nhưng cũng đồng thời nhằm bảo vệ quyền tài sản của cá nhân.19

- Hành vi công khai đời sống riêng tư (Publicity Given to Private Life).

18 https://cyber.law.harvard.edu/privacy/Privacy_R2d_Torts_Sections.htm

19 https://cyber.law.harvard.edu/privacy/Privacy_R2d_Torts_Sections.htm

Trang 33

Người nào công khai thông tin liên quan tới đời sống riêng tư của người khác thì phải chịu trách nhiệm cho hành vi xâm phạm riêng tư, trong trường hợp những thông tin bị công bố:

a) gây bất lợi lớn, nguy hiểm đối với người bị công khai

b) không phải là vấn đề liên quan tới cộng đồng

Khi luận về dạng thức hành vi này có 02 vấn đề cần chú ý:

Thứ nhất là sự liên quan giữa hành vi này và quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận Điều này được thể hiện rõ trong vụ án Cox Broading Co vs Cohn (1975) 420 US 469 Nội dung vụ việc như sau: năm 1971, Cynthia Leslie Cohn, là một nữ sinh 17 tuổi học tại trường trung học Potter Steward đã bị hãm hiếp bởi một nhóm người và sau đó nữ sinh này đã qua đời Truyền thông ngay lập tức nhảy vào vụ việc để đưa tin Thomas Wassell, một biên tập viên của WSB-TV, đã gặp thư ký phiên toà xét xử các bị can vào năm

1972 và hỏi xin một một bản copy của văn bản truy tố đối với các bị can (indicment documents) trong đó có tên của nạn nhân Thomas đã công khai tên tuổi của nạn nhân trong bản tin tối Martin Cohn, cha của nạn nhân đã kiện hãng tin WBS và cả biên tập viên vì hành vi công khai danh tính con gái ông ta Trải qua nhiều phiên xét xử, quan điểm cuối cùng của toà án tối cao đưa ra là bác bỏ đơn của Cohn và xử thắng cho Cox, với lập luận rằng, việc thu thập thông tin của biên tập viên Thomas wassell là từ một văn bản pháp lý

và trong một phiên toà công khai cho nên hành vi này được bảo vệ bởi tu chính án số 01 về quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận 20

Thứ hai, công khai phải là sự truyền đạt rộng khắp trên diện rộng, việc truyền đạt thông tin nếu chỉ cho một cá nhân, một nhóm người thì không phải

là công khai trên diện rộng được 21

20 https://en.wikipedia.org/wiki/New_York_Times_Co._v._Sullivan

21 https://cyber.law.harvard.edu/privacy/Privacy_R2d_Torts_Sections.htm

Trang 34

- Công bố thông tin không có cơ sở đặt người khác vào tình huống gây hiểu lầm (Publicity that unreasonably places the other in a false light before the public)

Đây là một hành vi xâm phạm quyền riêng tư gây nhiều tranh cãi Có một số bang thì không coi đây là hành vi độc lập mà đồng nhất nó với hành vi

xâm phạm danh dự uy tín (defamation) Một ví dụ cho thấy sự khác biệt giữa

hành vi gây hiểu nhầm và hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm: Người khởi kiện là một anh hùng trong chiến tranh và người bị kiện là nhà làm phim Trong quá trình làm phim thì nhà làm phim đã thêm thắt một số tình tiết hư cấu về đời sống riêng tư của người này đặc biệt là một truyện tình rất đẹp đẽ Mặc dù, danh dự uy tín của người khởi kiện không bị ảnh hưởng nhưng anh ta vẫn có thể khởi kiện một vụ việc về hành vi xuyên tạc gây hiểu lầm (false light).22

Như vậy với bốn hành vi nêu trên có thể thấy rằng, nội dung của quyền riêng tư trong pháp luật dân sự Hoa Kỳ không chỉ đơn thuần là sự bảo vệ về khía cạnh thông tin cá nhân mà nó còn có sự giao thoa với các quyền dân sự khác: đó quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và nơi cư trú, quyền bất khả xâm phạm đối với thư tín, quyền của cá nhân đối với tên tuổi hình ảnh Việc xây dựng các quy định về quyền riêng tư tại Hoa Kỳ, không xuất phát trên cơ sở

lý luận pháp lý mà được thực hiện thông qua thực tiễn Thông qua các cuộc trao đổi, bàn luận về quyền riêng tư xuyên suốt từ đầu thế kỷ 20, năm 1960, học giả William Prosser đã đưa ra hệ thống 4 hành vi xâm phạm tới quyền riêng tư (đã nêu trong chương I) làm tiền đề cho công tác xét xử của các toà

án, từ đó đúc kết kinh nghiệm thực tiễn cho sự ra đời cho quy định về 04 hành

vi xâm phạm riêng tư đã nêu ở trên Trong 04 hành vi xâm phạm riêng tư theo pháp luật Mỹ thì hành vi đầu tiên (Instrusion upon seclusion) và hành vi thứ

22 http://injury.findlaw.com/torts-and-personal-injuries/invasion-of-privacy false-light.html

Trang 35

ba - Hành vi công khai đời sống riêng tư (Publicity Given to Private Life) là

dễ dàng nhận thấy nó đúng là sự xâm phạm vào không gian riêng, phù hợp với những quan niệm của Việt Nam Tuy nhiên dạng hành vi thứ hai thì có vẻ giống với hành vi xâm phạm về hình ảnh, còn dạng hành vi thứ tư thì giống với hành vi xâm phạm về danh dự nhân phẩm Như vậy có thể thấy, pháp luật

Mỹ xây dựng, định hình các hành vi xâm phạm riêng tư thông qua hình thức (mặt khách quan) của hành vi mà hướng tới giá trị (khách thể) mà hành vi xâm hại Sử dụng hình ảnh thì đối tượng tác động là hình ảnh, nhưng về bản chất là làm tổn thương tới đời sống tinh thần, sự riêng tư của cá nhân

Mỗi quốc gia có quan niệm khác nhau về quyền riêng tư đó là vấn đề

về truyền thống pháp lý, tuy nhiên có một điểm đáng ghi nhận của hệ thống Hoa Kỳ là môi trường lý luận và học thuật phát triển có sự tương tác với đời sống pháp lý từ đó cho ra đời những quy định rất thiết thực phản ảnh đúng bản chất của hành vi chứ không viển vông xa vời Hệ thống án lệ của Hoa Kỳ thực sự có giá trị trong việc xác định các hành vi khách quan xâm phạm riêng

tư và đường lối xử lý, sao cho đảm bảo nguyên tắc stare decisis khoả lấp được những thiếu sót của pháp luật thành văn

3.2 Tổng quan quy định về quyền riêng tư trong Luật dân sự Việt Nam

Như đã nêu, từ trước khi Bộ luật dân sự 2015 được thông qua, hệ thống pháp lý của nước ta chỉ ghi nhận quyền bất khả xâm phạm về nơi cư trú và thư tín, trong hiến pháp 1992 và quyền bí mật đời tư trong Luật dân sự 1995

và Luật dân sự 2005 chứ chưa có quy định trực tiếp về quyền riêng tư Năm

2013, Hiến pháp 2013 quy định về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng

tư: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá

nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn

Trang 36

2 Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín

và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”

Năm 2015, Bộ luật dân sự 2015 với nhiều thay đổi trong đó có sửa đổi

về quyền bí mật đời tư trước đây trong luật dân sự 2005, cụ thể Điều 38

BLDS 2015 quy định rằng: “Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí

3 Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện

tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

4 Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư,

bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy, Luật dân sự 2015 thay đổi về mặt thuật ngữ, sửa đổi từ “bí

mật đời tư” sang “quyền đối với đời sống riêng tư” bổ sung thêm cụm từ bí

mật cá nhân, bí mật gia đình Về mặt nội dung, khoản 1 của hai quy định năm

2005 và 2015 vẫn là thiệt lập nguyên tắc bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ cho quyền nhân thân được quy định Khoản 2 điều 38 BLDS 2015 bãi

Trang 37

bỏ quy định tiết lộ thông tin trong trường hợp chủ thể của thông tin đã chết, mất năng lực hành vi, chưa đủ tuổi có năng lực hành vi dân sự Khoản 3 điều

38 BLDS 2015 so với quy định của BLDS 2005, không có nhiều thay đổi Khoản 4 quy định thêm về quyền riêng tư của các bên trong quan hệ hợp đồng (một quan hệ đặc trưng trong lĩnh vực dân sự)

Quy định của Bộ luật dân sự 2015 chỉ có sự đổi mới về hình thức chứ chưa có sự đổi mới nhiều về mặt nội dung Quy định về quyền đối với đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình có 4 điểm mới là: thay đổi về mặt thuật ngữ để tránh khỏi những khúc mắc về khái niệm bí mật đời tư trước đây; bổ sung thêm dữ liệu điện tử tại khoản 3 cho phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin; bổ sung thêm quy định về bảo vệ thông tin trong giao dịch hợp đồng và cuối cùng là bổ sung nội dung quyền đối với bí mật gia đình

Như đã lý giải trong phần định nghĩa, do những quan niệm pháp lý khác nhau cũng như đặc thù của hệ thống pháp lý mà pháp luật nước ta không

có quy định ghi nhận trực tiếp quyền riêng tư Điều này không phải vấn đề lớn bởi lẽ quyền riêng tư là một quyền mang tính ứng dụng rất cao có thể được quy định trong các trường hợp cụ thể, các điều luật cụ thể chứ không nhất thiết phải có một quy định trực tiếp về quyền riêng tư trong luật dân sự

Quyền về bí mật đời tư trước đây hay quyền về đời sống riêng tư hiện nay đều chưa thể hiện hết các khía cạnh của quyền riêng tư, hai quyền này mới chỉ đảm bảo sự riêng tư về thông tin, bản chất của quyền riêng tư còn bao gồm sự riêng tư về thân thể, hình ảnh, nơi cư trú, và tự do hành động Nếu đưa quyền riêng tư vào trong luật dân sự, vô hình chung sẽ chồng chéo lên các quyền năng khác, cụ thể quyền riêng tư sẽ chống chéo quyền đối với hình ảnh (mặc dù khách thể bảo vệ là khác nhau, nhưng đối tượng bảo vệ lại giống

Trang 38

nhau), quyền riêng tư sẽ chồng chéo với quyền tự do đi lại, quyền bất khả xâm phạm nơi cư trú

Nhìn sang pháp luật Mỹ thì thấy rằng, việc đưa ra định nghĩa cụ thể về quyền riêng tư không quá quan trọng mà quan trọng là xác định được các hành vi xâm phạm riêng tư và thiết lập những nguyên tắc pháp lý để bảo vệ

sự riêng tư Tu chính án số 4 được coi là gốc của quyền riêng tư tại Mỹ, nó quy định về việc bảo vệ thân thể, tài sản, thư tín trước những cuộc lục soát và tịch thu vô căn cứ Trong tu chính án số 4 không hề có một từ ngữ nào liên quan tới quyền riêng tư “privacy” Quyền riêng tư và các quy định về quyền riêng tư trong pháp luật Hoa Kỳ được xây dựng trên cơ sở pháp điển hoá, tập trung hoá những tranh luận, quan điểm học thuật, thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng án lệ và ban hành những đạo luật để giải quyết những vấn đề phát sinh mới trong xã hội Như vậy, Những quy định về quyền riêng tư ra đời là

để đáp ứng nhu cầu của thời đại, việc xây dựng hệ thống quy định về quyền riêng tư trong pháp luật Mỹ rất linh hoạt và mang tính thực tiễn cao chứ không đòi hỏi những quy định khung, quy định cứng trong các đạo luật gốc Đây là điểm mà những nhà làm luật Việt Nam cần lưu tâm nghiên cứu học hỏi

Về vấn đề bảo vệ quyền riêng tư thì hiện nay chúng ta có 03 cơ chế chính để bảo vệ quyền riêng tư: Thứ nhất dựa vào quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp luật dân sự; thứ hai là dựa vào việc xử lý hành chính đối với các hành vi xâm phạm thông tin riêng tư trong từng lĩnh vực cụ thể; thứ ba là xử lý hình sự về các tội phạm hình sự nếu hành vi cấu thành các tội phạm như làm nhục người khác (Điều 155 BLHS 2015), tội xâm phạm chỗ ở người khác (Điều 158 BLHS 2015), tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư ckhacs của người khác (điều 159 BLHS 2015) Cơ chế thì đã có nhưng việc

Trang 39

xử lý trên thực tế thì khó bởi các phương thức xử lý thì chưa rõ ràng đôi khi chồng chéo lẫn lộn, hơn nữa cũng một phần là do nhận thức của xã hội, của các cơ quan công quyền về tâm quan trọng của việc bảo vệ sự riêng tư và thông tin là chưa cao

Với những phân tích trên có thể thấy pháp luật dân sự nước ta quy định

về quyền về đời sống riêng tư là khác so với quyền riêng tư của một số quốc gia trên thế giới Tuy nhiên cần phải hiểu rằng, quyền riêng tư là một lĩnh vực mang tính thực tiễn cao, những quy định về quyền riêng tư được xây dựng trên cơ sở nhu cầu thực tế của xã hội, chứ không phải là thông qua quy định khung trong các đạo luật gốc như Hiến pháp, luật dân sự Vấn đề hiện tại của Việt Nam không phải là sửa đổi Hiến pháp hay Bộ luật dân sự để đưa quyền riêng tư vào, mà là xây dựng các đạo luật, các văn bản pháp luật chuyên ngành quy định bảo vệ đời sống riêng tư cho cá nhân Hiện nay Nhà nước ta cũng đã rất tích cực chủ động để sửa đổi các bộ luật hiện hành, bổ sung các quy định về riêng tư, ban hành những quy định mới bảo vệ sự riêng tư trong các lĩnh vực như thông tin mạng, báo chí truyền thông, tố tụng hình sự Hơn nữa, với sự ra đời của nguồn luật mới là Án lệ (theo Luật tổ chức toà án nhân dân 2014, Nghị quyết 03/2015 về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án

lệ của Hội đồng thẩm phán TANDTC) hy vọng rằng quá trình xây dựng và áp dụng các quy định để bảo vệ sự riêng tư sẽ diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn nữa

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CỦA QUYỀN RIÊNG TƯ TRONG MỘT SỐ

LĨNH VỰC CỤ THỂ

1 Quyền riêng tư trong lĩnh vực Y tế.

1.1 Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền riêng tư trong lĩnh vực y tế.

Trang 40

Trong nhiều lĩnh vực của đời sống pháp lý và xã hội, thì y tế được coi

là lĩnh vực mà quyền riêng tư phát triển mạnh mẽ nhất Thế kỷ V TCN, đánh dấu những bước phát triển đầu tiên của quyền riêng tư trong y tế thông qua sự

ra đời của lời thề Hypocrat Nhằm nâng cao nhận thức và đạo đức của những người hành nghề y, Hypocrate đã đặt ra những lời thề này và buộc những y sinh sắp tốt nghiệp phải tuyên thề Điều thứ 6 trong lời thề Hypocrate có ghi:

“Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để lộ ra

và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ.”.23

Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ đem lại những thay đổi to lớn trong việc ứng dụng kỹ thuật y tế cũng như lưu trữ thông tin y tế Thông tin y tế giờ đây không chỉ được cất giữ trong tủ hồ sơ hoặc những bệnh

án bằng giấy, chúng được lưu dữ dưới dạng dữ liệu điện tử trong hệ thống cơ

sở dữ liệu của các bệnh viện lớn Việc lưu trữ thông tin y tế dưới dạng điện tử mang lại lợi cho quy trình tra cứu và trao đổi thông tin tuy nhiên cũng đặt ra những vấn đề về tính bảo mật và khả năng bị rò rỉ

Thông tin về sức khoẻ ảnh hưởng lớn tới đời sống cá nhân Những thông tin về bệnh tật và khiếm khuyết về thể chất khi bị rò rỉ có thể trở thành chủ đề bàn tán của những người khác gây nên tổn thương tâm lý sâu sắc cho chủ thể Những thông tin về bệnh tật ảnh hưởng tới công việc, học tập, bị bạn

bè người xung quanh xa lánh Do vậy bảo vệ thông tin về sức khoẻ là cần thiết

Trong bối cảnh hiện nay, Việc hiến tặng nội tạng đã trở nên phổ biến, tuy nhiên thực trạng này cũng đặt ra một vẫn đế đó là bên cạnh những hoạt động hiến tặng mang mục đích nhân đạo và phục vụ nghiên cứu thì có sự tồn tại của các tổ chức, đường dây chiếm đoạt mua bán trái phép nội tạng Nếu

23 https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%9Di_th%E1%BB%81_Hippocrates

Ngày đăng: 03/11/2018, 15:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Samuel Warren and Louis Brandeis, (1890) “Right to privacy”; Havard law review, Vol IV, No5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Right to privacy”
3. Ruth Gavision (1980), “Privacy and the limit of the law”, The Yale Law Journal, Vol 89, No3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Privacy and the limit of the law
Tác giả: Ruth Gavision
Năm: 1980
6. PGS.TS.Bùi Đăng Hiếu, “Khái niệm và phân loại quyền nhân thân”, Tạp chí Luật Học, Đại học luật Hà Nội, số 07/2009, tr39-46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Khái niệm và phân loại quyền nhân thân”
7. TS Phùng Trung Tập, “Bàn thêm về các quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật dân sự năm 2005” Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,Văn phòng Quốc hội, Số 17/2013, tr. 36 - 38, 35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn thêm về các quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật dân sự năm 2005
8. Ths.Phùng Bích Ngọc, (2011), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh trong pháp luật dân sự Việt Nam” luận văn thạc sĩ luật học, Đại học luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về "quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh trong pháp luật dân sự Việt Nam”
Tác giả: Ths.Phùng Bích Ngọc
Năm: 2011
28. Luật Phòng chống ma tuý SÁCH, BÀI VIẾT THAM KHẢO Khác
2. Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học Vietlex,2015 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w