1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO cáo THÀNH TÍCH CÔNG tác CHỦ NHIỆM lớp

12 648 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 135,5 KB

Nội dung

* Bầu cán sự lớp: Bầu lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó phụ trách văn nghệ, lớp phó phụ trách nề nếp: Lấy ý kiến biểu quyết của tổ trên cơ sở gợi ý của giáo viên chủ nhiệm.. Lớp trưởn

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN ÂN THI

TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG HOA THÁM

Lĩnh vực: Chủ nhiệm

Họ và tên: Đàm Thị Ngân Công việc được giao: Chủ nhiệm lớp 2A Tài liệu đính kèm:

=================T™ Năm học : 2014 - 2015 ™T=================

Trang 2

PHÒNG GD-ĐT ÂN THI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường TH Hoàng Hoa Thám Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO THÀNH TÍCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

Năm học: 2014 - 2015

1 Họ và tên: Đàm Thị Ngân Nam (nữ): Nữ

2 Năm sinh: 14/ 11/ 1972

3 Quê quán: TT Ân Thi, Ân Thi, Hưng Yên

4 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cao đẳng Sư phạm Tiểu học

5 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên chủ nhiệm lớp 2A; Tổ trưởng

CM tổ 2 + 3, Trường TH Hoàng Hoa Thám, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên

I ĐẶT VẤN ĐỀ:

Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh Tiểu học, Năm học 2014 –

2015 với mục tiêu: “Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý chỉ đạo, xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và cán bộ quản lý Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát huy hiệu quả, tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành Tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục KNS cho học sinh…” của Phòng GDĐT Ân Thi, Sở GDĐT Hưng Yên và

Bộ GDĐT đề ra Bản thân tôi đã vận dụng và thực hiện mục tiêu trên và đã thu được một số kết quả nhất định

II THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH:

- Tổng số HS: 35 em (trong đó có 18 em HS nữ, 17 em HS nam )

- Học sinh khuyết tật trí tuệ: 0 em

- Học sinh khuyết tật thể chất: 1 em

- Học sinh hộ nghèo: 1 em

- Học sinh cận nghèo: 2 em

- Học sinh xa bố mẹ: 1 em

Trang 3

1/ Thuận lợi:

- Đa số học sinh ngoan, biết vâng lời các em lại dễ bảo

- Được sự quan tân chỉ đạo sâu sắc của Ban giám hiệu nhà trường, đề ra

kế hoạch cụ thể cho từng tháng trong suốt năm học

- Sự quan tâm của địa phương

- Sự kết hợp, hỗ trợ kịp thời của Đội

- Sự cộng tác chặc chẽ của các giáo viên bộ môn cùng tôi quản lý lớp

- Sự quan tâm từ phía phụ huynh học sinh

- Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên gần gũi với các em trong các tiết học

2/ Khó khăn:

- Trong tình trạng hiện nay với sự phát triển kinh tế thị trường và sự bùng phát của công nghệ thông tin, trong đó phẩn lớn là vấn đề phổ cập giáo dục dẫn đến sự khó khăn trong việc học tập tiếp thu kiến thức của chương trình sách giáo khoa

- Học sinh nhỏ, nhận thức các em còn non nên các em hay vấp phải những khuyết điểm ham vui quên học, say các trò chơi trên intenet

- Gia đình HS chủ yếu là thuần nông Nhiều phụ huynh HS đi làm xa hoặc đi làm công ty theo thời vụ nên ít quan tâm đến việc học của các em Các em đến trường là phụ huynh phó thác cho giáo viên Do đó đa số các

em học sinh thường không có ý thức trong học tập thậm chí các em không

hề xem bài mới hay học bài ở nhà.

- Địa bàn rộng các em lại ở xa trường, đa số gia đình các em lại nghèo, nên việc đến trường còn gặp nhiều khó khăn

III./ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp bản thân tôi đã đúc rút cho mình một số giải pháp để làm tốt chủ nhiệm như sau :

Trang 4

- Bước vào năm học tôi nắm bắt tình hình chung của lớp và cụ thể đến từng học sinh Tìm hiểu đến những học sinh giỏi, khá, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh cá biệt,…

- Sau lễ khai giảng tiến hành họp lớp Ổn định lớp, sắp xếp chỗ ngồi cho các em Triển khai họp phụ huynh lớp thông qua nội quy của nhà trường cũng như nội quy của lớp để phụ huynh phối kết hợp cùng với giáo viên một cách chặt chẽ về giáo dục học sinh

- Tôi tổ chức bầu Ban cán sự lớp:

- Tiến hành ngay sau lễ khai giảng, lấy ý kiến từ phía tập thể lớp, sau đó biểu quyết

- Đổi ban cán sự lớp 1 tháng 1lần, đổi tổ trưởng 2 tuần 1lần để tất cả các

em được làm cán sự lớp, giúp các em mạnh dạn, tự tinh trước mọi người

- Đổi vị trí ngồi cho các em để các em thấy được sự gần gũi, được quan tâm

- Nói chung là giáo viên chủ nhiệm đòi hỏi ở chúng ta phải có tấm lòng cao cả yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề nghiệp

1 Chia tổ và bầu cán sự lớp:

*Chia tổ:

VD: Lớp tổng số 35 học sinh, HS ngồi thành 3 dãy, tôi chia làm 3 tổ, mỗi dãy

là 1 tổ Mỗi tổ phải đảm bảo nhiều đối tượng: có học sinh yếu, học sinh khá, học sinh trung bình và học sinh ở địa bàn xa, học sinh ở địa bàn gần, có học sinh ngoan, có học sinh cá biệt, học sinh khuyết tật… các em có điều kiện giúp nhau cùng tiến bộ

* Bầu cán sự lớp: Bầu lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó phụ trách văn

nghệ, lớp phó phụ trách nề nếp: Lấy ý kiến biểu quyết của tổ trên cơ sở gợi ý của giáo viên chủ nhiệm

- Giao nhiệm vụ cho lớp trưởng và lớp phó một cách cụ thể.

Lớp trưởng: Bao quát công việc chung của lớp, theo dõi tình hình chung

của lớp và tổng hợp các bảng theo dõi hoạt động học tập trong tuần từ các tổ trưởng cho GVCN kịp thời xử lý, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các cán

Trang 5

sự lớp, kiểm tra cơ sở vật chất của lớp, tắt đèn quạt, đóng cửa sổ khi ra khỏi phòng học,

Lớp phó học tập:

+ Làm thay nhiệm vụ của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng

+ Ghi nhận những bạn thuộc bài, không thuộc bài, không học bài, không làm bài tập hoặc làm việc riêng báo cáo cho GVCN vào cuối từng buổi học để kịp thời xử lí

+ GVCN theo dõi học sinh yếu kém, học sinh khuyết tật có kế hoạch phân công học sinh khá giỏi kèm cặp kịp thời

+ Tổ chức truy bài 15 phút đầu giờ, học tổ, nhóm theo sự phân công của GVCN

Lớp phó văn nghệ:

+ Có nhiệm vụ quán xuyến việc văn nghệ, múa hát trong các tiết học , các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt ngoại khóa của lớp và của trường

Lớp phó nề nếp:

+ Có nhiệm vụ theo dõi hoạt động ngoài giờ, sinh hoạt tập thể,

+ Quán xuyến các nề nếp sinh hoạt, vệ sinh của lớp

Bầu tổ trưởng, tổ phó (dãy trưởng, dãy phó): Lấy ý kiến biểu quyết của

tổ trên cơ sở gợi ý của giáo viên chủ nhiệm

+ Tổ trưởng (dãy trưởng): Điều hành công việc chung, theo dõi, đôn đốc

các hoạt động hằng ngày của cả dãy về việc thực hiện nội quy, học tập, …

+ Tổ phó (dãy phó): Theo dõi, điều hành công việc thuộc về lao động, vệ

sinh môi trường, hoạt động ngoài giờ,…của tổ Hỗ trợ và kết hợp cùng tổ trưởng trong cong việc chung của tổ

Nhiệm vụ chung của tổ trưởng và tổ phó là 10 phút đầu giờ kiểm tra tổ viên của mình về việc học ở nhà, làm bài tập (mỗi em kiểm tra 1 nửa tổ, trong đó em

tổ trưởng và tổ phó kiểm tra chéo nhau) Tôi đưa ra những quy định cụ thể để các em tổ trưởng, tổ phó theo dõi chính xác và công bằng

2 Nâng cao chất lượng học sinh đại trà:

Trang 6

- Như chúng ta đã biết, mỗi đối tượng học sinh, mỗi con người thì có đặc điểm tâm sinh lí khác nhau Nhất là đối tượng học sinh yếu, học sinh kuyết tật thì tâm sinh lí của các em càng khác thường hơn Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng học tập của các em thì nhất thiết người giáo viên phải hiểu rõ về từng em đó Từ việc tìm hiểu và thống kê đặc điểm tâm sinh lí của từng đối tượng học sinh yếu, học sinh kuyết tật nó sẽ giúp giáo viên đề

ra các biện pháp và phương pháp dạy học thích hợp

- Tôi đã quan tâm nhiều đến học sinh yếu bằng cách rà soát và tổ chức phụ đạo thêm cho các em những kiến thức còn hổng ở buổi 2; thường xuyên đi thực tế đến phụ huynh trao đổi tìm ra biện pháp giúp các em có cách học ở nhà hợp lí, tìm hiểu thêm về hoàn cảnh của từng em kịp thời động viên giúp đỡ các em thêm trong học tập Không chỉ thế tôi còn kịp thời khen ngợi và tuyên dương trước lớp về sự tiến bộ của các em đó dù rằng sự tiến bộ đó là rất ít Có làm như vậy thì các em cảm thấy tự tin hơn

và hứng thú hơn trong học tập

- Hàng tháng tổ chức gặp gỡ phụ huynh HS để thông báo tình hình học tập của các em, đặc biệt là những đối tượng HS yếu và HS cá biệt, thường xuyên trao đổi tình hình học tập ở lớp, ở nhà của các em qua sổ liên lạc.

- Đối với học sinh khuyết tật ( em Nguyễn Văn Trọng), bị khuyết tật vùng hậu môn, hàng ngày phải đóng bỉm đến trường, tôi thường động viên, khen ngợi sự nỗ lực của em trong học tập, miễn cho em các hoạt động liên quan đến hoạt động thể chất như tập thể dục, lao động vệ sinh trường lớp Bên cạnh đó, tôi nhắc nhở các bạn trong lớp yêu thương và quý mến bạn để

em không tự ti khi giao tiếp Các em còn có nhiều cá biệt chỉ thích nói ngọt, thích thưởng kẹo hơn thưởng sách vở đồ dùng học tập nên tôi phải nắm bắt tâm sinh lí của các em để có những phần thưởng đúng với sở thích của các

em tạo cho các em cảm giác hứng thú thích đến trường học đều đặn

3 Công tác mũi nhọn:

Trang 7

- Vào đầu năm học tôi tổ chức thi khảo sát, trong giờ học tôi theo giỏi lực học các em để chọn đội ngũ học sinh giỏi của lớp Tôi đã mượn sách nâng cao chọn các bài toán khó, bài văn hay nghiên cứu trước để dạy lồng ghép vào các tiết học, bồi dưỡng thêm cho các em một tuần một buổi, khuyến khích các em đọc nhiều sách báo, mượn sách nâng cao để đọc, để học có vướng mắc kịp thời trao đổi để tháo gỡ ngay với GV

- Tham mưu với hội phụ huynh lớp trích quỹ lớp thưởng động viên các em đạt giải trong các cuộc thi.

4 Hoạt động ngoài giờ lên lớp:

- Tôi phối kết hợp với Đội nắm bắt mọi hoạt động Đội-Sao để triển khai kịp thời cho ban cán sự lớp.

- Tôi thường đến lớp trước giờ học 15 phút để nhắc nhở các em công tác vệ sinh lớp, vệ sinh cá nhân

- 5 phút đầu giờ học tôi có thói quen trò chuyện, quan sát, hướng dẫn và

uốn nắn, nhắc nhở HS những thói quen cần thiết, giúp các em chuẩn bị tâm thế bước vào tiết học một cách hào hứng và tập trung

- 2- 3 phút cuối buổi học tôi giúp đỡ hướng dẫn các em vệ sinh lớp sạch

sẽ cho buổi học sau để, các em làm quen với sự tự giác và có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đep, biết bảo vệ môi trường

- Trong các giờ sinh hoạt tập thể, tôi tập cho các em thói quen tự quản, hướng dẫn ban cán sự tự điều hành buổi sinh hoạt lớp Các em phụ trách từng nội dung sẽ lần lượt báo các trước lớp về hoạt động của lớp trong tuần, đề ra hướng phấn đấu cho tuần tới Tôi chỉ ngồi nghe cùng HS cả lớp, gợi ý và bổ sung cách trình bày khi các em nói chưa thoát ý Sau đó cho HS cả lớp thảo luận

về các báo cáo, cuối cùng tôi mới đưa ra ý kiến chung, nhằm giúp các em có định hướng tốt hơn trong quá trình rèn luyện của tuần tới Cuổi buổi sinh hoạt, tôi đều tham gia cùng các em vui chơi, ca múa hát tạo cho các em sự gần gũi thân thiện hơn

- Tổ chức họp ban cán sự lớp mỗi tháng 1 lần để giúp các em giải quyết những thắc mắc

Trang 8

- Tôi phối kết hợp với thư viện mượn sách nâng cao, truyện, báo, đồ dùng học tập cho các em, nắm lại số học sinh đọc sách chuyên cần để tuyên dương trong các tiết sinh hoạt gây cho các em một bản năng siêng tìm tòi hiểu biết thêm

5 Công tác trang trí lớp học:

Tôi cũng rất coi trọng việc trang trí lớp học Tôi thay chủ điểm theo tháng, trưng bày sản phẩm của các em được tôi đưa lên hàng tuần để tạo cho các

em tính tích cực thi đua trong học tập

Bên cạnh đó, tôi cũng lưu tâm xây dựng thư viện thân thiện, khuyến khích các em sưu tầm các đầu sách hay, góp lại để cả lớp dùng chung Vì vậy, lớp tôi

đã có một kho sách đủ các loại cho các em tìm hiểu

V KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

1 kết quả định lượng:

Sau đây là bảng kết quả so sánh đối chứng sau từng kì :

(Lần 1: Đầu năm; Lần 2: Cuối HKI; Lần 3: Giữa HKII)

Số

HS

Lần

KT Hạnh kiểm Học lực

35em

Lần

1

35 100%

0 0% 12 34,3% 10 28,6% 11 31,4% 02 5,7%

Trang 9

HS

Lần

KT

Năng lực Phẩm chất Kiến thức, kĩ năng

35em Lần

2

35 100%

0

35em

Lần

100%

0

* Chất lượng mũi nhọn :

- Thi đọc diễn cảm cấp trường tham gia đạt 1 giải nhất

- Thi Violympic toán trên internet đạt giải nhất cấp trường.

- Thi viết chữ đẹp cấp trường có 2 em tham gia trong đó đạt 1 giải nhất, 1

giải nhì

- Chấm vở sạch chữ đẹp cấp trường đạt trên 70% (cao nhất khối)

2 Kết quả định tính:

- Đại đa số học sinh của lớp tôi chủ nhiệm có ý thức , kỉ luật cao Biết phê bình, tự phê bình, có tinh thần thi đua trong học tập

- Các em, tự rèn cho mình luôn luôn có ý thức giữ gìn trường, lớp sạch đẹp Trong suốt buổi học lớp không có hiện tượng xả rác bừa bãi, để dép ngoài hành lang dùng dép đi trong nhà để bảo vệ vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh lớp học, tạo lớp học thoáng mát

- Từng tổ có ý thức trách nhiệm được giao và bảo quản cây xanh đạt hiệu quả cao

- Ý thức chấp hành nội quy của các em rất cao Đồng phục trước khi đến lớp theo quy định của trường Xếp hàng trước khi ra, vào lớp

- Sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình, thông tin chính xác kịp thời vì vậy lớp tôi chủ nhiệm đã nhiều năm qua không có học sinh nghỉ học tuỳ tiện, đến lớp thuộc bài, làm bài tập đầy đủ Lớp tôi đã xoá được học sinh yếu, số lượng học sinh khá giỏi cũng tăng lên đáng kể

Trang 10

- Học sinh khuyết tật đi học đều, hoà nhập tốt, có nhiều tiến bộ trong giao tiếp

- Các em tích cực và hào hứng tham gia các hoạt động và phong trào của Sao-Đội Đạt giải nhất trong phong trào thu gom vỏ lon, ủng hộ người khuyết tật,

- Cuối học kì I lớp tôi còn đạt danh hiệu lớp Tiên tiến xuất sắc trong toàn trường.

IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM :

Qua quá trình làm công tác chủ nhiệm, với những thành quả đã đạt được cho tôi ngày hôm nay Tôi rút ra được các kinh nghiệm sau:

- GV chủ nhiệm cần có lòng nhiệt tình tính chịu khó, năng động sáng tạo nhất là thực sự yêu mến quan tâm đến HS như chính con em mình Đúng như ông cha ta đã nói: “Trồng cây gì thu được quả đó” Vâng! Chúng ta hãy yêu thương các em bằng chính trái tim của người anh, người chị, người cha, người

mẹ, lúc đó ta hiểu được các em cần gì? Ước mơ gì?

- Người GV cần phải nắm và am hiểu sự phát triển tâm sinh lí của HS tiểu học để để có biện pháp giáo dục không phải là khuôn mẫu, mỗi con người đều

có hoàn cảnh, có tình cảm, tính tình khác nhau cho nên việc am hiểu các em và tìm biện pháp giáo dục thích hợp quả là không đơn giản Nó vốn đã khó với một

GV lại càng khó hơn đối với một GV chủ nhiệm Nhưng càng đắng cay bao nhiêu thì thành quả lại càng ngọt ngào và đáng trân trọng bấy nhiêu

- Người GV phải thực sự mẫu mực, phải là tấm gương sáng toàn vẹn từ nhận thức đến hành động thực tiễn, từ lời nói cử chỉ điệu bộ đến thái độ ứng xử hằng ngày đây là cách giáo dục dùng nhân cách tác động đến nhân cách Để trở thành tấm gương sáng cho HS noi theo

- GV chủ nhiệm cần phải có lí tưởng nghề nghiệp đúng đắn, phải thực sự am hiểu nắm bắt sâu sát, chủ trương đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước trong thời kì đổi mới Chính lí tưởng và lòng yêu nghề mến trẻ sẽ là nghị lực

Trang 11

niềm tin để người GV vững bước trong sự nghiệp giáo dục mà mình đã theo đuổi

- GV cần phải không ngừng học tập, trau dồi chuyên môn, phải có tay nghề cao Đây chính là yếu tố quyết định sự thành công của công tác chủ nhiệm

* Tóm lại, để làm tốt công tác chủ nhiệm, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm không chỉ phải là một GV dạy tốt môn học văn hoá, phải quan tâm đến chất lượng các mặt kiến thức, kĩ năng, năng lực và phẩm chất của HS ( đây là những vấn đề trọng tâm) mà còn phải quan tâm đến sự phát triển ở học sinh về các giá trị đạo đức, thẩm mỹ, thể chất,…Do vậy, theo tôi, hai yếu tố cốt lõi không thể thiếu đối là người GV chủ nhiệm lớp đó là “cái tài” của một nhà tâm lí và “cái tâm” của một nhà giáo dục Khi kết hợp nhuần nhuyễn, hoà quyện hai yếu tố này thì người GV nói chung, người GV chủ nhiệm lớp nói riêng đã có thể làm tốt trách nhiệm của mình trong thời đại mới ngày nay và hơn thế làm thăng hoa nhân cách của mình trong lòng bao thế hệ đồng nghiệp và học trò yêu dấu

Trên đây là thành tích mà trong công tác chủ nhiệm lớp tôi đã đạt được, mong sự đóng góp của các đồng nghiệp giúp đỡ tôi làm tốt hơn

Xin chân thành cảm ơn !!!

Hoàng Hoa Thám, ngày 15 tháng 4 năm 2015

Người viết:

Đàm Thị Ngân

Ngày đăng: 03/11/2018, 10:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w