Vì vậy chính sách tiền tệ vừa là công cụ quản lí vĩ mô của Nhà nước vừa là công cụ vi mô được áp dụng nhất quán trong mộtlãnh thổ và được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh chặt chẽ, mềm dẻo
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ TÁI CẤP VỐN 1
I/ Ngân hàng trung ương và Chính sách tiền tệ 1
1 Ngân hàng trung ương 1
2 Chính sách tiền tệ 1
2.1 Khái niệm 1
2.2 Vị trí của chính sách tiền tệ 1
2.3 Nhiệm vụ của chính sách tiền tệ 2
2.4 Mục tiêu của chính sách tiền tệ 2
2.5 Các công cụ của chính sách tiền tệ 2
3 NHTW là người đề ra và vận hành Chính sách tiền tệ 5
II/ Công cụ tái cấp vốn 5
1 Khái niệm 5
2 Nội dung hoạt động của Công cụ tái cấp vốn 5
2.1 Cơ chế tác động đến lượng tiền cung ứng 5
2.2 Các loại khoản vay chiết khấu cho NHTM 6
2.3 Các loại phí khi vay chiết khấu 7
3 Các hình thức của tái cấp vốn 7
3.1 Tái chiết khấu các chứng từ có giá: 7
3.2 Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố các chứng từ có giá: 9
3.3 Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng 10
3.4 Cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ 11
3.5 Cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng 11
4 Ưu nhược điểm của công cụ tái cấp vốn 12
4.1 Ưu điểm 12
4.2 Nhược điểm 12
Trang 2CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TIỀN
TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG TÁI CẤP VỐN TẠI VIỆT NAM 14
I Vài nét về chính sách tiền tệ và công cụ tái cấp vốn Việt Nam 14
1.1 Thị trường liên ngân hàng 15
1.2 Thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc 18
II Hiện thực trạng cho vay tái chấp vốn của NHNN vẫn tồn tại một số hạn chế 19
III Mở rộng công cụ tái cấp vốn cho các NHTM 21
IV Tái cấp vốn L/C 22
CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG CỤ TÁI CẤP VỐN Ở VIỆT NAM 23
I Mục tiêu, định hướng: 23
1 Mục tiêu 23
2 Định hướng: 23
II Giải pháp phát triển thị trường tiền tệ năm 2010 và tầm nhìn 2015 23
1 Giải pháp trước mắt 23
2 Các giải pháp thường xuyên và lâu dài 25
2.1 Không ngừng hoàn thiện khung pháp lý cho sự phát triển của thị trường tiền tệ 25
2.2 Thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao vai trò điều tiết, hướng dẫn thị trường của NHNN 25
2.3 Tăng cường năng lực quản lý và sử dụng vốn, năng lực kinh doanh của các tổ chức tín dụng- các thành viên chủ yếu của thị trường 26
III Giải pháp cho thực trang tái cấp vốn hiện nay 26
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng nhà nước Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt trong lĩnh vựctài chính tiền tệ của nước ta Với sự ra đời của Ngân hàng quốc gia lần đầutiên chúng ta có một ngân hàng mang đầy đủ tính độc lập tự chủ và là mộtngân hàng quốc gia duy nhất Vì vậy chính sách tiền tệ vừa là công cụ quản lí
vĩ mô của Nhà nước vừa là công cụ vi mô được áp dụng nhất quán trong mộtlãnh thổ và được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh chặt chẽ, mềm dẻo theotừng thời kì cho phù hợp vời tình hình phát triển kinh tế đất nước, đồng thờibảo đảm được cho hoạt động của các NHTM thực sự có hiệu quả Đó là mộttrong những chính sách vi kinh tế vĩ mô mà trong đó NHTW thông qua cáccông cụ của mình để tác động vào lượng tiền cung ứng hay chính sách tái cấpvốn nhằm đạt được các mục tiêu: giá cả, sản lượng và công ăn việc làm Sựtác động đó thông qua các công cụ là chính sách tái cấp vốn, nghiệp vụ thịtrường mở, hạn mức tín dụng, dự trừ bắt buộc, lãi suất,…
Như vậy có thể hiểu công cụ tái cấp vốn là một kênh truyền dẫn sự tác độngcủa chính sách tiền tệ Nó được sử dụng như là một công cụ vô cùng hữu hiệu
để điều tiết nền kinh tế Đó là một biến số được theo dõi vô cùng chặt chẽ bởi
nó chi phối đến các quyết định của chúng ta, nó ảnh hưởng đến cuộc sống củamỗi con người trong thời đại ngày nay
Đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì việc sử dụng có hiểu quả công cụtái cấp vốn để đem lại một hiệu quả tốt cho nền kinh tế hay nói cách khác làviệc thực thi chính sách tiền tệ, đặc biệt là chính sách tái cấp vốn một cáchhiệu quả là tương đối phức tạp và rất có ý nghĩa đối với nền kinh tế, đặc biệt
Trang 5những thời điểm khác nhau cần phải có những biên pháp tác động khác nhau.Hay nói cách khác để vận dụng có hiệu quả công cụ này thì đòi hỏi phải có sựlinh hoạt, mềm dẻo, và nhất là phải phù hợp với môi trường kinh tế vĩ mô.Chính vì vậy, một sự nắm bắt chính xác bản chất, sự tác động của nó đói vớinền kinh tế là vô cùng quan trọng đối với những nhà quản lí và cả những nhàkinh tế.
Mục đích chính của đề tài là làm cho mọi người hiểu rõ được bản chất và vaitrò của công cụ tái cấp vốn của Nhà nước đối với nền kinh tế, đồng thời cũnglàm cho mọi người thấy được nhu cầu cần thiết phải hoàn thiện công cụ táicấp vốn trong quá trình phát triển kinh tế
Tuy nhiên đây là một lĩnh vực nghiên cứu có phạm vi và qui mô tương đốirộng Vì điều kiện kiến thức và thời gian hạn hẹp nên trong em chỉ đề cập đếnmột khía cạnh Đó là :
“ Sử dụng công cụ tái cấp vốn trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia ở Việt Nam hiện nay ”.
Trong đề tài này , em xin trình bày những vấn đề xoay quanh chủ đề trên.Tuy nhiên , với sự hiểu biết về những kiến thức chuyên ngành còn hạn chế, đề
án chắc chắn còn nhiều sai sót Em mong nhận được sự nhận xét , góp ý củathầy để hoàn thiện thêm vốn kiến thức của bản thân
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Hữu Tài đã giúp em hoàn thành
đề tài này
Kết cấu của đề tài gồm có:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục đề
án gồm các chương sau:
Chương I: Tổng quan về công cụ tái cấp vốn
Chương II: Thực trạng thị trường tái chính tiền tệ và hoạt động tái cấpvốn tại Việt Nam
Chương III: Phương hướng phát triển công cụ tái cấp vốn ở Việt Nam
Trang 7CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ TÁI CẤP VỐNI/ Ngân hàng trung ương và Chính sách tiền tệ
1 Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương được hiểu là một định chế tài chính hỗn hợp mang lạiđặc trưng cơ bản: vừa là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, thanhtoán, ngoại hối và hoạt động ngân hàng; vừa mang tính chất là một doanhnghiệp, nhưng toàn bộ hoạt động của nó lại đều hưởng vào mục tiêu ổn đinhgiá trị đồng tiền quốc gia, trên cơ sở đó góp phần thực hiện các mục tiêu kinh
tế vĩ mô khác chứ không tìm kiếm lợi nhuận
NHTW thực hiện chức năng quản lý của mình thông qua 2 phương pháp:phương pháp truyền thống ( tức là giống các cơ quan quản lý khác) vàphương pháp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh
2 Chính sách tiền tệ
2.1 Khái niệm
Chính sách lưu thông tiền tệ hay chính sách tiền tệ là quá trình quản lý hỗtrợ đồng tiền của chính phủ hay NHTW để đạt được những mục đích đặc biệtnhư kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng laođộng hay tăng trưởng kinh tế Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thayđổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua cácnghiệp vụ thị trường mở; qui định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thịtrường ngoại hối
2.2 Vị trí của chính sách tiền tệ
Kinh tế thị trường về thực chất là một nền kinh tế tiền tệ bên cạnh chínhsách tài khoá, chính sách phân phối thu nhập, chính sách kinh tế đôi ngoại,…chính sách tiền tệ là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quantrọng nhất của Nhà nước
NHTW sử dụng chính sách tiền tệ nhằm gây ra sự mở rộng hay thắt chặt lạitrong việc cung ứng tiền tệ, để ổn định giá trị đồng bản tệ, đưa sản lượng và
Trang 8Chính sách tiền tệ mở rộng nhằm tăng lượng tiền cung ứng khuyến khíchđầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm Trường hợp này, chốngsuy thoái kinh tế, chống thất nghiệp.
Chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm lượng tiền cung ứng, hạn chế đầu tư,kìm hãm sự phát triển quá đà của nền kinh tế Trường hợp này chính sách tiền
tệ nhằm chống lạm phát
Như vậy, chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản, chủ yếu nhất của NHTW
Có thể coi chính sách tiền tệ là linh hồn, xuyên suốt trong mọi hoạt động củaNHTW Các hoạt động khác của NHTW đều nhằm thực thi chính sách tiền tệ
để đạt được các mục tiêu của nó
2.3 Nhiệm vụ của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ, một mặt là cung cấp đủ phương tiện thanh toán cho nềnkinh tế ( lượng tiền cung ứng), mặt khác phải giữ ổn định giá trị đồng bản tệ.Thông thường việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ được giao choNHTW Trong lĩnh vực này, NHTW cần được độc lập ở một mức độ nhấtđịnh với Chính phủ
2.4 Mục tiêu của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ nhắm vào hai mục tiêu là lãi suất và lượng cung tiền.Thông thường, không thể thực hiện đồng thời hai mục tiêu này Chỉ để điềutiết chu kỳ kinh tế ở tình trạng bình thường, thì mục tiêu lãi suất được lựachọn Còn khi kinh tế quá nóng hay kinh tế quá lạnh, chính sách tiền tệ sẽnhằm vào mục tiêu trực tiếp hơn, đó là lượng cung tiền
2.5 Các công cụ của chính sách tiền tệ
2.5.1 Chính sách chiết khấu ( công cụ tái cấp vốn)
Chính sách chiết khấu là công cụ của NHTW trong việc thực thi chính sáchtiền tệ, bằng cách cho vay tái cấp vốn cho các ngân hàng kinh doanh Tái cấpvốn là hình thức cấp tín dụng của NHTW đối với các NHTM Khi cấp 1khoản tín dụng cho NHTM, NHTW đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thờitạo cơ sở cho NHTM tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ
Trang 92.5.2 Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện thanh toán cần vôhiệu hoá trên tổng số tiền gửi huy động nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán
và cho vay của các NHTM
Nếu khả năng thanh toán quá lớn( NHTM đang dư thừa tiền ) thì việc tăng tỷ
lệ dự trữ bắt buộc nhằm giảm quy mô tín dụng từ đó giảm khối lượng tiền.Ngược lại, nếu khả năng thanh toán thấp thì giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằmtăng khả năng cho vay của các NHTM Với các chế độ dự trữ bắt buộc ở cácnước khác nhau, ở các thời kỳ khác nhau thì có một tỷ lệ dự trữ bắt buộc khácnhau
Những thay đổi trong dự trữ bắt buộc có tác động đầy quyền lực đến cungứng tiền tệ Vì thế, NHTW sử dụng dự trữ bắt buộc để tác động đến lượngtiền cung ứng qua hai phương diện: tác động đến cơ chế tạo tiền gửi của cácNHTM và tác động đến lãi suất cho vay của hệ thống NHTM
2.5.3 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
Công cụ nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động NHTW mua bán giấy tờ có giángắn hạn trên thị trường tiền tệ( tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHTW, chứngchỉ tiền gửi,…), điều hòa cung - cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đếnkhối lượng dự trữ của các NHTM, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tíndụng của các NHTM dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ
Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chính sách tiền tệ quan trọng nhất bởi vìnhững nghiệp vụ này là yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với nhưng thayđổi trong cơ số tiền tệ, là nguồn chính gây nên những biến động trong cungứng tiền tệ
Các nghiệp vụ thị trường mở tác động tới dự trữ của hệ thông ngân hàng.Việc mua bán chứng khoán trên thị trường mở của NHTW có khả năng ảnhhưởng ngay lập tức đến tình trạng dự trữ của các NHTM thông qua ảnhhưởng đến tiền gửi của các ngân hàng tại NHTW và tiền gửi của khách hàngtại NHTM Mua chứng khoán trên thị trường tự do làm tăng cơ số tiền tệ, do
Trang 10đó tăng cung tiền tệ, còn bán chứng khoán thì thu hẹp cơ số tiền tệ bằng cáchgiảm bớt cung ứng tiền tệ.
Ngoài ra, hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường mở của NHTW cóảnh hưởng gián tiếp đến mức lãi suất thị trường, dẫn đến lượng cung cầu vốncủa NHTW thay đôi
2.5.4 Công cụ lãi suất tín dụng
Công cụ lãi suất tín dụng được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiệnchính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm haygiảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãmsản xuất
Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương, chính sách
và giải pháp cụ thể của NHTW nhằm kiểm soát và điều tiết lãi suất trên thịtrường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kì nhất định
2.5.5.Công cụ hạn mức tín dụng
Công cụ hạn mức tín dụng là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hànhchính của NHTW để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chứctín dụng cung ứng cho nền kinh tế đảm bảo mức tăng trưởng tổng phươngdiện thanh toán theo mục tiêu đề ra Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa màNHTW buộc các NHTM phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế
2.5.6 Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ Nóvừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiện quan hệ cung cầungoại hối Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ,tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trongnước
Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuấtnhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế,thu hút vốn dầu tư, dự trữ của đất nước Về thực chất tỷ giá không phải làcông cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong
Trang 11lưu thông Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đangchuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ.
3 NHTW là người đề ra và vận hành Chính sách tiền tệ
Do chính sách tiền tệ luôn hướng vào việc thay đổi lượng tiền cung ứng nênchủ thể nào thực hiện chức năng phát hành tiền và điều hoà lưu thông tiền tệthì chính chủ thể đó phải trực tiếp vạch ra và thực thi chính sách tiền tệ chửthể đó không ai khác ngoài NHTW
Đối với Việt Nam, mặc dù thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ là Quốchội nhưng NHNN có trách nhiệm xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia
để Chính phủ xem xét trình Quốc hội và là cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện
dự án chính sách tiền tệ sau khi đã được phê duyệt
II/ Công cụ tái cấp vốn
1 Khái niệm
Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của NHNN nhằm cung ứngvốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các NHTM và các tổ chức tín dụngbao gồm các hoạt động: chiết khấu, tái chiết khấu các chứng từ có giá, cho vay
có đảm bảo bằng các chứng từ có giá
2 Nội dung hoạt động của Công cụ tái cấp vốn
2.1 Cơ chế tác động đến lượng tiền cung ứng
NHTW có thể tác động tới lượng tiền cung ứng bằng hai cách : một là tácđộng đến giá cả của khoản vay ( lãi suất tái cấp vốn ), hai là tác động đến sốlượng vay thông qua quản lý cửa sổ chiết khấu
Cơ chế mà theo đó lãi suất chiết khấu tác động đến lượng tiền trong lưuthông là ngay thẳng NHTW điều chỉnh tăng, giảm lãi suất tái cấp vốn và lãisuất chiết khấu phụ thuộc vào mục tiêu của chính sách tiền tệ thắt chặt haytăng lượng tiền trong luu thông Khi NHTW thấy cần tăng tiền cho lưu thông,NHTW sẽ hạ thấp lãi suất tái cấp vốn xuống Điều này sẽ hấp dẫn các NHTMđến NHTW để vay vì giá cả tín dụng giảm, thêm nữa khối lượng tín dụngđược cấp tăng lên Ngược lại, NHTW cần giảm khối lương tiền trong lưu
Trang 12thông, họ sẽ tăng lãi suất tái cấp vốn lên Như vậy, chi phí vay sẽ tăng lênkhiến các NHTM sẽ vay chiết khấu ít hơn Đồng thời, NHTW còn giảm khốilượng tín dụng được cấp xuống nếu NHTM vẫn quyết định vay.
Bên cạnh tác động thông qua lãi suất tái cấp vốn, NHTW còn quản lý cửa sổchiết khấu để tác động trực tiếp đến mặt lượng đối với dự trữ của hệ thốngNHTM Những khoản cho vay tái chiết khấu của NHTW đối với NHTM đượcgọi là cửa sổ chiết khấu NHTW quản lí cửa sổ chiết khấu bằng nhiều cách đểkhoản vốn cho vay của mình khỏi bị sử dụng không đúng và hạn chế việc vay
đó Khi NHTW tăng tổng hạn mức tái cấp vốn có nghĩa là các NHTM có thểđược vay ở NHTW nhiều hơn Điều này sẽ làm tăng vốn khả dụng của hệthống NHTM, từ đó tăng khả năng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, tăngkhả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng Những tác động trên sẽ hoàn toànngược lại nếu NHTW giảm hạn mức tái cấp vốn xuống
2.2 Các loại khoản vay chiết khấu cho NHTM
- Cho vay tín dụng điều chỉnh
Đây là loại vay chiết khấu thông dụng nhất nhằm giúp cho các NHTM giảiquyết vấn đề khả năng hoàn trả ngắn hạn do tiền gửi bị tạm thời rút ra Tíndụng diều chỉnh được cấp bằng một cú điện thoại, sẽ được hoàn trả khánhanh chóng vào cuối ngày làm việc sau đối với ngân hàng lớn
- Tín dụng thời vụ
Tín dụng thời vụ được cấp để đáp ứng những nhu cầu thời vụ của một số ítngân hàng đang nghỉ và của những vùng nông nghiệp hoạt động theo kiểuthời vụ
- Tín dụng mở rộng
Tín dụng mở rộng được cấp cho các ngân hàng bị khó khăn nghiêm trọng vềkhả năng hoàn trả do tiền gửi bị rút ra Khoản vay này không yêu cầu phảihoàn trả ngay Để được cấp loại tín dụng này, ngân hàng phải nộp một bản đềnghị trình bày nhu cầu vay tín dụng mở rộng và một bản kế hoạch khôi phụclại khả năng hoàn trả cảu ngân hàng
Trang 132.3 Các loại phí khi vay chiết khấu
Ngân hàng đi vay chiết khấu phải chịu 3 khoản phí khi đến vay tại cửa sổchiết khấu: một là, phí lãi biểu thị bằng lãi suất chiết khấu; hai là, phí về việcphải làm đúng thao các điều tra của NHTW về khả năng thanh toán của ngânhàng khi đến vay tại cửa sổ chiết khấu; thứ ba, phí về việc rất có thể bịNHTW từ chối cho vay chiết khấu vì NHTW đang theo đuổi chính sách thắtchặt tiền tệ nhằm chống lạm phát
3 Các hình thức của tái cấp vốn
3.1 Tái chiết khấu các chứng từ có giá:
Tái chiết khấu là việc NHTW thực hiện việc mua lại các giấy tờ có giá cònthời hạn thanh toán, thuộc sở hữu của các ngân hàng Các giấy tờ có giá ngắnhạn này đã được các ngân hàng chiết khấu trên thị trường thứ cấp Tái chiếtkhấu có thể được coi là hình thức tín dụng có đảm bảo, trong đó các TCTD sửdụng các giấy tờ có giá đủ điều kiện cầm cố để bảo đảm cho tiền vay tạiNHTW
Với bản chất của loại cho vay dưới hình thức chiết khấu chứng từ có giá, đây
là loại cho vay có mức độ rủi ro thấp nên lãi suất tái chiết khấu thường là lãisuất cho vay thấp nhất của NHTW Vì vậy NHTW thường xác định một hạnmức tái chiết khấu và đưa ra các điều kiện cụ thể đối với các chứng từ có giáđược phép tái chiết khấu tại NHTW
Hạn mức tái chiết khấu: là mức dư nợ tối đa mà NHTW chấp nhận trong việccấp tín dụng cho các NHTM Hạn mức tái chiết khấu được xác định trên cơ sở
dự tính:
- Mức tăng trưởng cơ số tiền MB
- Mức thay đổi của tài sản có ngoại tệ ròng
- Những thay đổi của tình trạng Ngân sách Nhà nước ảnh hưởng đến khoảnmục tạm ứng cho ngân sách ròng nhằm đảm bảo mức tín dụng cung ứng chocác NHTM nằm trong giới hạn mức tăng trưởng khối tiền cơ sở
Hạn mức tái chiết khấu được tính hàng năm và chia ra từng quý Việc phân bổhạn mức tín dụng phụ thuộc vào quy mô hoạt động của từng ngân hàng cũng
Trang 14như tỷ trọng khoản mục dư nợ tín dụng trên tổng tài sản có và được thông báocho các ngân hàng hàng quý.
Điều kiện các loại giấy tờ có giá được chấp nhận:
- Tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng nhà nước và các loại giấy tờ có giákhác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ
- Phát hành bằng đồng Việt Nam và có thể chuyển nhượng được
- Thời hạn còn lại tối đa là 90 ngày trong trường hợp Ngân hàng Nhà nướcchiết khấu, tái chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá
- Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải dài hơn thời hạn Ngân hàng nhànước chiết khấu, tái chiết khấu trong trường hợp chiết khấu, tái chiết khấu có
kỳ hạn
Lãi suất tái chiết khấu:
Lãi suất tái chiết khấu do NHTW xác định căn cứ vào yêu cầu thực hiệnCSTT, có tham khảo sự biến động của một số loại lãi suất ngắn hạn cùng kỳhạn như: lãi suất đấu thầu tín phiếu kho bạc phiên gần nhất, lãi suất thị trườngliên ngân hàng và nhu cầu tín dụng của hệ thống các TCTD
Phương thức giao dịch:
Trong trường hợp cần thiết và theo yêu cầu của CSTT trong từng thời kỳ,NHTW có thể thực hiện chiết khấu hẳn thời hạn còn lại của chứng từ có giáhoặc chiết khấu có kỳ hạn kèm theo hợp đồng bán lại
Giá giao dịch (St) trong quan hệ tái chiết khấu được xác định dựa trên cácyếu tố sau đây:
+ Mệnh giá của chứng từ có giá (Gt)
+ Thời hạn còn lại của chứng từ có giá (Tc)
+ Lãi suất tái chiết khấu được NHTW xác định và công bố (Lsc)
+ Hoa hồng chiết khấu và thuế (nếu có) cũng được quy định cho từng loại Sốtiền thanh toán khi thực hiện nghiệp vụ chiết khấu được xác định như sau:
St = (365 – Số ngày quy ước cho một năm)
Trang 15Khi thực hiện chiết khấu có kỳ hạn giấy tờ có giá ngắn hạn, số tiền NHTWbán lại được xác định như sau:
Gbl = St
Trong đó: Gbl: là giá bán lại
St: là số tiền NHTW thanh toán khi chiết khấu giấy tờ cógiá ngắn hạn
Ls: là lãi suất trúng thầu phiên gần nhất
Tm: là thời gian NHTW chiết khấu giấy tờ có giá ngắn hạn
3.2 Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố các chứng từ có giá:
Khi có nhu cầu vay vốn, các TCTD có thể sử dụng các chứng từ có giá để
cầm cố làm đảm bảo cho khoản vay được yêu cầu tại NHTW Khi tái cấp vốntheo hình thức này, giá trị tiền vay được xác định theo một tỷ lệ phần trămtính trên giá trị chứng từ có giá làm đảm bảo Tỷ lệ này thay đổi tùy thuộc vàomức độ rủi ro của chứng từ có giá theo đánh giá của NHTW
- Điều kiện chứng từ có giá được chấp nhận:
+ Ngân hàng xin vay là người thụ hưởng hay nắm giữ hợp pháp
+ Giấy tờ có giá là Tín phiếu Kho bạc Nhà nước hoặc Tín phiếu NHNN
+ Được giao dịch, được thanh toán cho NHNN với tư cách là người thứ batheo quy định
+ Trường hợp giấy tờ có giá được phát hành theo hình thức ghi sổ phải có xácnhận và đảm bảo của tổ chức có trách nhiệm thanh toán đối với giấy tờ có giá
về việc sẽ thanh toán cho NHNN khi ngân hàng xin vay có nợ đến hạn nhưngchưa thanh toán
- Lãi suất cho vay:
Lãi suất hình thức cho vay cầm cố thế chấp thường được NHTW quy địnhcao hơn lãi suất thị trường liên ngân hàng và biến động căn cứ vào mục tiêuCSTT
- Quy trình, thủ tục cho vay:
Trang 16Yêu cầu của loại cho vay này là các TCTD phải có uy tín với NHTW, cótình hình tài chính lành mạnh, không có nợ quá hạn quá lớn, khả năng rủi rothấp; các chứng từ được sử dụng làm đảm bảo cho khoản vay phải đạt các tiêuchuẩn: hợp pháp, hợp lệ, được phép giao dịch đảm bảo; người nhận nợ có khảnăng tài chính tốt; thời hạn đáo hạn của chứng từ lớn hơn thời hạn xin vay củaTCTD.
NHTW thực hiện các nghiệp vụ cho vay khi tổ chức vay có nhu cầu vay và có
đề nghị vay sau khi gửi NHTW các giấy tờ sau:
+ Đơn xin vay với các nội dung cơ bản như tên, địa chỉ của tổ chức vay; sốtiền vay; mục đích vay; cam kết về đảm bảo tiền vay, sử dụng tiền vay, trả nợ,trả lãi và các cam kết khác
+ Các tài liệu liên quan đến điều kiện vay vốn của tổ chức vay
+ Bảng kê chứng từ kèm theo các chứng từ đề nghị cầm cố đẻ vay vốn
Trên cơ sở thủ tục nhận nợ, tổ chức vay vốn chủ động trả nợ cho NHTW
3.3 Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng
Đây là một hình thức tái cấp vốn, trong đó NHNN cung cấp các khoản vaycho các NHTM trên cơ sở bảo đảm bằng các hồ sơ tín dụng mà NHTM đang
sở hữu và quản lý
Khi có nhu cầu vay vốn bằng hình thức này, các NHTM phải lựa chọnnhững hồ sơ tín dụng đảm bảo các điều kiện như khả năng thu hồi nợ tốt,khách hàng vay vốn đang sử dụng có hiệu quả vốn vay, thời hạn thu hồi ngắn,
… Trên cơ sở đó, NHNN sẽ xem xét và quyết định cho các NHTM được vayvốn Trong thời gian vay vốn tại NHNN, các hồ sơ tín dụng làm đảm bảokhoản vay cần phải được lưu giữ, quản lý và theo dõi riêng theo hướng dẫncủa NHNN Số tiền cho vay và thời hạn vay được xác định dựa vào nhu cầuvay vốn của các NHTM và tổng dư nợ các hồ sơ tín dụng làm đảm bảo tiềnvay Tuy nhiên hiện nay NHNN Việt Nam gần như không áp dụng hình thứctái cấp vốn này
Trang 173.4 Cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ
Khi thực hiện cho vay thanh toán bù trừ, sau khi kết thúc phiên tại thanh toán
bù trừ, địa phương căn cứ vào chênh lệch thiếu giữa số tiền chuyển đi và sốtiền chuyển đến, các NHTM sẽ đề nghị NHNN cho vay bù đắp để đảm bảothanh toán thành công Việc cho vay này không yêu cầu phải thế chấp tài sản.Thời gian cho vay tối đa đến 10 ngày Lãi suất cho vay nhìn chung khá cao là0,1-0,15%/ngày Đến năm 2003, lãi suất này ở nước ta được điều chỉnh còn0,03%/ngày Từ khi NHNN đưa vào áp dụng hình thức cho vay thấu chi vàqua đêm khi thực hiện thanh toán điện tử liên ngân hàng đến nay, việc chovay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ đã giảm bớt
Hình thức cho vay này có một số ưu nhược điểm như:
- Rất đơn giản và nhanh chóng Các ngân hàng có thể đề nghị và nhận đượcvốn vay ngay sau khi kết thúc phiên thanh toán Các ngân hàng cũng khôngcần phải thế chấp tài sản để đảm bảo khoản vay
- Đối tượng vay vốn được mở rộng tới các chi nhánh của tổ chức tín dụng cótham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn
- Số tiền cho vay thấp và lãi suất cho vay cao Các chi nhánh NHNN chỉ đượccho vay trong chỉ tiêu cho vay thanh toán bù trừ đã được thông báo
- Thời hạn cho vay ngắn, chỉ tối đa 10 ngày Điều này đã tăng thêm sức ép vềvốn cho bản thân các ngân hàng
Đến nay, tuy không còn thực hiện thường xuyên nhưng NHNN vẫn chưachính thức loại bỏ hay thay thế hình thức cho vay này
3.5 Cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng
Năm 2002, NHNN chính thức triển khai hệ thống thanh toán điện tử liên ngânhàng Cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng là một hìnhthức tái cấp vốn của NHNN đối với các ngân hàng Theo đó, đây là một hìnhthức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố GTCG Mục đích của hình thức chovay qua đêm là để tất toán các tài khoản thấu chi của tổ chức tín dụng tại thờiđiểm cuối ngày làm việc Các tài sản cầm cố khi cho vay qua đêm là tphiếukho bạc, tín phiếu NHNN, GTCG dài hạn và các GTCG khác do Thống đốc