Trước đây, khoa Dược bệnh viện tương đối tách biệt với các bộ phận khác trong bệnh viện vì chủ yếu làm nhiệm vụ cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế cho các khoa phòng. Nhưng hiện nay công tác Dược bệnh viện ngày càng được chú ý, người cán bộ Dược ngày càng được tiếp cận với các bộ phận lâm sàng và cận lâm sàng, thậm chí với cả người bệnh và người nhà người bệnh. Do đó công tác Dược bệnh viện ngày càng mang tính cộng đồng hơn, chiếm một vị trí quan trọng trong công tác điều trị tại bệnh viện. Để xứng đáng với nhiệm vụ ấy, người dược sĩ không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể khai thác, truyền tải tốt thông tin về thuốc và phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác trong bệnh viện. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra đối với công tác đào tạo là phải làm thế nào để sinh viên có điều kiện tiếp xúc và hiểu rõ về công tác dược bệnh viện, so sánh và vận dụng tốt kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế, cũng như học hỏi thêm từ thực tế những kỹ năng và thái độ cần thiết. Chính vì lẽ đó, một chuyến đi thực tế tại bệnh viện dù ngắn ngủi nhưng lại hết sức cần thiết và quý báu đối với mỗi sinh viên Dược khoa.
LỜI MỞ ĐẦU Bệnh viện là một xã hội thu nhỏ, là nơi tập hợp của nhiều nhóm xã hội, nơi tồn tại và phát sinh của nhiều mối quan hệ chồng chéo như: Thầy thuốc với người bệnh Điều dưỡng với người bệnh Thầy thuốc, điều dưỡng với người nhà người bệnh Thầy thuốc, điều dưỡng, người bệnh, người nhà người bệnh với người thăm nuôi… Trước đây, khoa Dược bệnh viện tương đối tách biệt với các bộ phận khác trong bệnh viện vì chủ yếu làm nhiệm vụ cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế cho các khoa phòng. Nhưng hiện nay công tác Dược bệnh viện ngày càng được chú ý, người cán bộ Dược ngày càng được tiếp cận với các bộ phận lâm sàng và cận lâm sàng, thậm chí với cả người bệnh và người nhà người bệnh. Do đó công tác Dược bệnh viện ngày càng mang tính cộng đồng hơn, chiếm một vị trí quan trọng trong công tác điều trị tại bệnh viện. Để xứng đáng với nhiệm vụ ấy, người dược sĩ không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể khai thác, truyền tải tốt thông tin về thuốc và phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác trong bệnh viện. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra đối với công tác đào tạo là phải làm thế nào để sinh viên có điều kiện tiếp xúc và hiểu rõ về công tác dược bệnh viện, so sánh và vận dụng tốt kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế, cũng như học hỏi thêm từ thực tế những kỹ năng và thái độ cần thiết. Chính vì lẽ đó, một chuyến đi thực tế tại bệnh viện dù ngắn ngủi nhưng lại hết sức cần thiết và quý báu đối với mỗi sinh viên Dược khoa. 1 LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ và Bộ môn Quản Lý Dược đã tạo điều kiện cho em hoàn thành đợt thực tập môn Thực tập bệnh viện và hiệu thuốc trong thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn DS.Nguyễn Thị Hồng Phiến - Phó trưởng khoa Dược bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ và DS.Trần Thị Tuyết Phụng - Bộ môn Quản Lý Dược trường ĐHYD Cần Thơ đã tận tình hướng dẫn chúng em trong quá trình thực tập và hoàn thành quyển sổ thu hoạch này. Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong khoa Dược bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi, truyền đạt kinh nghiệm cho chúng em trong quá trình tiếp xúc và làm việc thực tế tại khoa Dược bệnh viện. Trong quyển sổ thu hoạch này, em trình bày những gì em đã tiếp thu được trong suốt quá trình thực tập vừa qua. Vì thời gian có hạn, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em xin Cô vui lòng góp ý để em hoàn thành tốt quyển sổ thu hoạch này. Em xin chân thành cảm ơn! 2 MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG THỰC TẾ TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN I. MỤC TIÊU: 1. Biết được vị trí chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức của khoa Dược bệnh viện nơi thực tế. 2. Vận dụng được kiến thức, kỹ năng đã học và có thể tham gia vào hoạt động tại bệnh viện đến thực tế. 3. Liên hệ được giữa lý thuyết, thực hành đã học với thực tế tại bệnh viện. 4. Học thêm được kiến thức - kỹ năng - thái độ cần thiết đối với cán bộ Dược thông qua hoạt động thực tiễn tại bệnh viện. II.YÊU CẦU- NỘI DUNG: 1. Quản lý dược ở bệnh viện: - Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của khoa Dược bệnh viện. - Mối quan hệ giữa khoa dược và các bộ phận khác trong bệnh viện (các khoa phòng lâm sàng, cận lâm sàng, phòng y vụ, ban giám đốc…). - Biết được quy trình quản lý và cấp phát thuốc (cho các khoa phòng điều trị và Bảo hiểm y tế). - Việc áp dụng được các qui chế Dược trong bệnh viện. - Các nguyên tắc, căn cứ để làm dự trù, tồn trữ, kế hoạch cấp phát, biện pháp quản lý đảm bảo hợp lý - an toàn trong sử dụng.Cách thông tin giới thiệu thuốc của khoa Dược trong bệnh viện. - Cách làm các biểu mẫu, sổ sách của khoa Dược bệnh viện. 2. Sử dụng thuốc: - Tìm hiểu danh mục và việc sử dụng thuốc trong bệnh viện, phân loại được nhóm. - Nhận biết tên, dạng bào chế, dạng dùng, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ, độc tính điển hình của các thuốc dùng phổ biến trong bệnh viện. - Biết cách sắp xếp, bảo quản thuốc và kiểm tra hạn dùng của thuốc. 3. Bào chế: 3 - Tìm hiểu việc tổ chức pha chế và các loại thuốc khoa Dược bệnh viện đang pha chế (nếu có). 4. Giao tiếp: - Học tập cách giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp, cán bộ nhân viên trong khoa Dược và trong bệnh viện. - Các kỹ năng giao tiếp với khách hàng tại quầy dược. NỘI DUNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ 4 Cần Thơ là một thành phố lớn với một hệ thống chăm sóc sức khỏe khá hoàn thiện, có thể đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe của đông đảo người dân. Trong đó, nổi bật nhất là vai trò của các bệnh viện. Có thể kể đến các bệnh viện lớn ở thành phố Cần Thơ hiện nay như: bệnh viện Đa khoa Trung Ương, bệnh viện 30/4, bệnh viện Nhi Đồng, bệnh viện Quân Y 121, bệnh viện Y Học Dân Tộc…Trong đó, nổi bật là bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ. Với đối tượng chăm sóc chuyên biệt là tập trung vào các em nhỏ, bệnh viện đã mang một vóc dáng và đặc điểm riêng. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu vài nét về bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ. 1.1. Giới thiệu chung : Bệnh viện Nhi Đồng thành phố Cần Thơ được thành lập tháng 10 năm 1980. Là Bệnh viện chuyên ngành Nhi khoa, khám, điều trị chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ em từ 0 - 15 tuổi tại TP. Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Bệnh viện có qui mô 200 giường bệnh, 16 khoa, phòng và 240 cán bộ công nhân viên trong đó trên 60% bác sĩ có trình độ sau Đại học. Trong những năm qua, Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ luôn phát huy nội lực, vận dụng triển khai quán triệt các chủ trương, đường lối, Luật pháp của Đảng và Nhà nước từ đó vượt qua nhiều khó khăn thực hiện thắng lợi những chỉ tiêu kế hoạch được giao. Công tác khám chữa bệnh được quan tâm đầu tư các trang thiết bị y tế kỹ thuật hiện đại, nâng cao năng lực chuyên môn của Bác sĩ, Điều dưỡng, mở rộng nhiều chuyên khoa sâu như: sơ sinh, hô hấp, vật lý trị liệu, ngoại nhi, xét nghiệm,…nhờ đó chất lượng điều trị được tăng lên ngày càng cao. Trong 5 năm qua, Bệnh viện có 42 công trình nghiên cứu khoa học, thực hiện được 02 tập kỷ yếu nghiên cứu khoa học với trên 40 đề tài có giá trị. Bệnh viện liên kết hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế: VMA, BASAID, CASCODEM, PHYSIO (Thụy sĩ),… và các Bệnh viện Nhi khu vực phía Nam. Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ ngày càng khẳng định được uy tín, sự tin yêu của người bệnh và các đồng nghiệp trên cả nước. 1.2. Những thành tích đã đạt được : - Huân chương Lao động Hạng III năm 2002. - Bệnh viện Bạn hữu trẻ em năm 2003. 5 - Nhiều bằng khen của Bộ Y tế. - 04 cờ thi đua xuất sắc của UNND tỉnh năm: 1996,1999,2000,2003. - Nhiều năm liền được Ngành Y tế bình chọn đơn vị dẫn đầu các Bệnh viện, Trung tâm y tế trong toàn tỉnh. - Từ năm 1996-2000 có 18 tập thể được công nhận lao động xuất sắc. - Từ năm 2000 đến nay Bệnh viện được UBND Tỉnh, TP Cần Thơ và Sở Y tế tặng thưởng nhiều Bằng khen và Cờ thi đua xuất sắc. 1.3. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện Nhi Đồng thành phố Cần Thơ: * Điều trị ngoại trú Khu khám bệnh tổng quát: khám, cấp cứu và điều trị tất cả các bệnh nhi khoa tổng quát Cấp cứu - Lưu: phân loại bệnh và xử trí cấp cứu, theo dõi bệnh và điều trị Khám chuyên khoa nội: tim, thận, nội tiết, huyết học, sốt xuất huyết, tiêu hóa, hô hấp và đơn vị quản lý - điều trị suyễn, sơ sinh, thần kinh, nhiễm, da liễu… Khu khám chuyên khoa ngoại: ngoại khoa tổng quát Khu khám chuyên khoa Mắt - TMH - RHM: khám và điều trị các bệnh về mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt Phòng khám Dinh dưỡng: Khám và điều trị suy dinh dưỡng, béo phì. Tham vấn dinh dưỡng trẻ em, tham vấn nuôi con bằng sữa mẹ. Hướng dẫn bà mẹ thực hiện chế biến các khẩu phần ăn cho trẻ em vào mỗi ngày trong giờ hành chánh. Phòng khám Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng: điều trị ngoại trú vật lý trị liệu, lượng giá và điều trị phục hồi trẻ bại não, chăm sóc và điều trị ban ngày các trẻ khuyết tật. Đơn vị chủng ngừa trẻ em khoa khám: Chủng ngừa các bệnh trong chương trình tiêm chủng quốc gia: sáng thứ năm hàng tuần. Khu khám bệnh theo yêu cầu: hoạt động liên tục từ 7 – 19 giờ ngày: thứ bảy, chủ nhật và ngày nghỉ lễ. Để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh nhi. Thực hiện khám nhi tổng quát, ngọai trừ các bệnh cấp cứu được khám và điều trị cấp cứu ngay theo qui định về chuyên môn. * Điều trị ngoại trú 6 Hồi sức Cấp cứu: hồi sức cấp cứu các bệnh nặng cần phương tiện hồi sức tích cực và theo dõi sát. Đặc biệt thực hiện các chẩn đoán và điều trị kỹ thuật cao như thở máy hiện đại, máy giúp thở cao tần số, điều trị ngộ độc cấp… Chuyên khoa Sơ sinh: điều trị tất cả các bệnh lý nội khoa trẻ dưới 30 ngày tuổi, với trang thiết bị hiện đại về chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh nhi. Khoa nội tổng hợp: Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp, các bệnh lý về tim- thận-máu… Khoa Nhiễm: Điều trị các bệnh nhiễm trùng như viêm não, viêm màng não, thương hàn, sốt rét, quai bị, sởi, thủy đậu, viêm gan siêu vi, tiêu chảy… Khu điều trị cách ly cho các bệnh lây nhiễm. Khoa Sốt xuất huyết: lọc bệnh, điều trị các trường hợp SXH nhẹ độ I, độ II theo dõi chuyển độ phối hợp khoa hồi sức cấp cứu điều trị nội trú các trường hợp sốt xuất huyết nặng có sốc. Khoa Ngoại: Phẫu thuật hầu hết các bệnh lý ngoại khoa ở trẻ em. Bao gồm: phẫu thuật nhi tổng quát, phẫu thuật chỉnh hình, phẫu thuật tạo hình (chức năng), điều trị bỏng ở trẻ. Khoa Mắt - TMH-RHM: điều trị các bệnh mắt, các bệnh tai mũi họng, răng hàm mặt trẻ em. Phòng trò chơi trẻ em. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG TP CẦN THƠ 7 TS. BS. Lê Hoàng Sơn Giám Đốc CÁC PHÒNG BAN Phòng kế hoạch tổng hợp : BS.CKI. Cao Minh Chu Phòng tổ chức – hành chánh – quản trị : CN. Trần Thanh Liêm Phòng tài chính – kế toán : CN. Nguyễn Thị Tuyết Mai Phòng điều dưỡng : CN. Nguyễn Thị Thu Hà CÁC KHOA CHUYÊN MÔN Khoa hồi sức cấp cứu : BS.CKI. Hà Anh Tuấn Khoa sơ sinh : BS.CKI. Ngô Thị Bạch Vân Khoa khám bệnh : BS.CKI. Bùi Hùng Việt Khoa nội : BS.CKI. Nguyễn Thị Tuyết Minh Khoa nhiễm : BS.CKI. Phạm Thị Chinh Khoa sốt xuất huyết : BS.CKI. Phạm Công Tạo Khoa ngoại : BS.CKI. Trần Văn Dễ Khoa ba chuyên khoa : BS.CKI. Đinh Tiến Dũng Khoa Dược : DS.CKI. Nguyễn Phước Tồn Khoa chuẩn đoán hình ảnh : BS.CKI. Trần Văn Nô Khoa xét nghiệm : BS.CKI. Trương Kim Chi Khoa chống nhiễm khuẩn : BS. Huỳnh Vũ Hải Khoa vật lý trị liệu : BS. Lưu Thị Nhất Phương 2. QUẢN LÝ DƯỢC Ở BỆNH VIỆN 8 BS. CKI. Cao Minh Chu Phó Giám Đốc DS.CKI.Nguyễn Phước Tồn Phó Giám Đốc BS. CKII. Trần Châu Quản lý Dược bệnh viện là một khâu then chốt, không thể thiếu trong toàn bộ hoạt động của cả bệnh viện. Nếu quản lý Dược không hiệu quả, thì hoạt động của bệnh viện sẽ bị ngưng trệ. Thực hiện tốt công tác quản lý Dược bệnh viện cũng chính là vì mục tiêu chăm sóc tốt sức khoẻ cộng đồng và nâng cao chất lượng các cơ sở, đơn vị làm công tác khám chữa bệnh. Quản lý Dược bao gồm rất nhiều vấn đề liên quan, trong đó nổi bật nhất là hai vấn đề có tính chất thời sự: - Dược vật tư (quản lý cung ứng, xuất nhập, bảo quản và cấp phát thuốc) - Dược Lâm sàng (quản lý, theo dõi và giám sát hướng dẫn sử dụng thuốc trong điều trị). Khoa Dược chính là bộ phận chịu trách nhiệm và thực hiện toàn bộ các công tác về quản lý Dược trong bệnh viện. Chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu về khoa Dược bệnh viện. 2.1. Vị trí – Chức năng – Nhiệm vụ của khoa Dược bệnh viện: 2.1.1. Vị trí : Tổ chức Dược bệnh viện là một khoa chuyên môn đặt trực thuộc Giám đốc bệnh viện. Trong một bệnh viện chỉ có một khoa Dược, nó là tổ chức cao nhất đảm nhiệm mọi công tác về dược, nên không chỉ có tính chất thuần tuý của một khoa chuyên môn mà còn thêm tính chất của một bộ phận quản lý và tham mưu toàn công tác về dược trong cơ sở điều trị đó, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, đảm bảo an toàn trong khám, chữa bệnh nhất là trong quản lý sử dụng thuốc an toàn hợp lý. Khoa Dược chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. 2.1.2. Chức năng : Chuyên môn kỹ thuật: - Thực hiện công tác chuyên môn kỹ thuật về Dược (pha chế, bảo quản, cấp phát…), nghiên cứu khoa học kinh tế về Dược, tham gia huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về Dược (đào tạo dược tá, hướng dẫn sinh viên thực tập…). - Đây là chức năng trọng tâm của khoa Dược bệnh viện. Quản lý: 9 - Quản lý thuốc men, hóa chất, y cụ và các chế độ chuyên môn về dược trong toàn bệnh viên. - Quy chế Dược chính, quản lý các khoa phòng, các tổ thực hiện. Tham mưu: Tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất các vấn đề về công tác Dược trong toàn bệnh viện , đảm bảo thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, kịểm tra theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong toàn bệnh viện. Giúp giám đốc bệnh viện chỉ đạo thực hiện và phát triển công tác Dược theo phương hướng của ngành và yêu cầu của điều trị. 2.1.3. Nhiệm vụ - hoạt động của khoa Dược : 2.1.3.1. Đảm bảo cung cấp thuốc đầy đủ, kịp thời, đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lý: - Căn cứ vào nhu cầu và định mức của bệnh viện, khoa Dược lập kế hoạch thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao hàng năm theo đúng mẫu qui định, căn cứ vào: + Phân loại bệnh viện + Khả năng kinh phí + Cơ cấu thuốc dùng + Danh mục thuốc dùng trong bệnh viện - Trưởng khoa Dược tập hợp lập kế hoạch, giám đốc bệnh viện ký duyệt sau khi đã có ý kiến tư vấn của hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện. Trường hợp nhu cầu thuốc tăng đột xuất phải làm dự trù bổ sung. - Khoa dược mua thuốc thực hiện theo cơ chế đấu thầu nhằm đảm bảo cung cấp thuốc kịp thời, đầy đủ và có chất lượng. - Ngoài việc lập kế hoạch kinh doanh, khoa Dược còn lập kế hoạch nghiên cứu và đào tạo cán bộ. 2.1.3.2. Pha chế sản xuất chế biến thuốc - Pha chế đủ và kịp thời theo yêu cầu của khoa điều trị - Thực hành đúng quy trình và đảm bảo an toàn lao động trong công tác pha chế - Báo cáo đầy đủ và đúng theo quy trình pha chế - Khoa Dược có nhiệm vụ pha chế một số thuốc thường dùng trong bệnh viện, chú trọng đảm bảo pha các thuốc: 10 . theo dõi bệnh nhi. Khoa nội tổng hợp: Điều trị các bệnh nhi m khuẩn hô hấp cấp, các bệnh lý về tim- thận-máu… Khoa Nhi m: Điều trị các bệnh nhi m trùng. hiện đại, nâng cao năng lực chuyên môn của Bác sĩ, Điều dưỡng, mở rộng nhi u chuyên khoa sâu như: sơ sinh, hô hấp, vật lý trị liệu, ngoại nhi, xét nghiệm,…nhờ