MỞ ĐẦUNỘI DUNGI. Khái quát chung về bí mật kinh doanh1. Khái niệm:2. Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ3. Sử dụng bí mật kinh doanh là việc thực hiện các hành vi sau đây:4. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh45. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây:6. Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh7. Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanhII. Tình huống và giải quyết tình huống1. Tình huống2. Giải quyết tình huốngIII. Định hướng hoàn thiện qui định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam1. Quy định cụ thể hơn về phạm vi và điều kiện bảo hộ2. Bổ sung thêm các quyền của chủ sở hữu bí mật kinh doanh3. Quy định thời điểm chấm dứt quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh4. Quy định các vấn đề liên quan đến chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh5. Quy định các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động đối với việc quản lý, bộc lộ, khai thác bí mật kinh doanhC. KẾT LUẬN
Trang 1Mục Lục
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
I Khái quát chung về bí mật kinh doanh 3
1 Khái niệm: 3
2 Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ 3
3 Sử dụng bí mật kinh doanh là việc thực hiện các hành vi sau đây: 3
4 Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh 4
5 Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây: 4
6 Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh 4
7 Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh 7
II Tình huống và giải quyết tình huống 10
1 Tình huống 10
2 Giải quyết tình huống 10
III Định hướng hoàn thiện qui định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 16
1 Quy định cụ thể hơn về phạm vi và điều kiện bảo hộ 17
2 Bổ sung thêm các quyền của chủ sở hữu bí mật kinh doanh 18
3 Quy định thời điểm chấm dứt quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh .18 4 Quy định các vấn đề liên quan đến chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh 18
5 Quy định các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động đối với việc quản lý, bộc lộ, khai thác bí mật kinh doanh 19
C KẾT LUẬN 20
Trang 2MỞ ĐẦU
Hiện nay trong xu thế hội nhập toàn và phát triển kinh tế tri thức hiện nay,
sở hữu trí tuệ không những thành một tài sản quan trọng của doanh nghiệp mà còn là trở thành một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Nhiều thách thức về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Việt Nam
sẽ đặt ra khi Việt Nam ký các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định TPP, Việt Nam – EU với các tiêu chuẩn cao hơn so với các cam kết trong WTO (TRIPS+) Trong đó bí mật kinh doanh cũng được xem là một đối tượng của sở hữu trí tuệ và được bảo hộ theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, bên cạnh với cả nhãn hiệu, kiểu dáng sáng chế
Trong tình hình kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay việc nâng cao lợi thế và duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận là vấn đề sống còn của doanh nghiệp Chính vì vậy mỗi doạnh nghiệp phải luôn vận động và biến đổi để tạo ra cho mình một vị trí nhất định và bí mật kinh doanh đã trở thành yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp bên cạnh các yếu tố cơ bản khác như vốn, nhân lực, môi trường đầu tư…nó giúp tạo ra lợi nhuận và vị thế cho doanh nghiệp
Mặc dù bí mật kinh doanh đã trở nên rộng rãi và được ghi vào trong Luật
Sở hữu trí tuệ, tuy nhiên trên thực tế các doanh nghiệp chỉ chú trọng đến các đối tượng như là nhãn hiệu, kiểu dáng, sáng chế mà ít quan tâm đến bí mật kinh doanh, do đó không ít doanh nghiệp đã bị các doanh nghiệp đối thủ có hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh gây tổn thất cho chính mình
Vậy nhóm em xin chọn tình huống liên quan đến bí mật kinh doanh của doanh nghiệp là Công ty cổ phần đậu phộng Tân Tân, qua nghiên cứu tình huống nhóm em muốn làm rõ thế nào là bí mật kinh doanh, các điều kiện bảo hộ
bí mật kinh doanh, những hành vi nào được coi là hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh, phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh và qua đó để đưa ra hướng giải quyết của nhóm đối với tình huống
Trang 3NỘI DUNG
I Khái quát chung về bí mật kinh doanh
1 Khái niệm:
Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh
Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ
sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó
Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác
2 Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ
Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
b) Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
c) Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh
đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được
3 Sử dụng bí mật kinh doanh là việc thực hiện các hành vi sau đây:
a) Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá;
b) Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất
do áp dụng bí mật kinh doanh
4 Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh
Các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh:
a) Bí mật về nhân thân;
Trang 4b) Bí mật về quản lý nhà nước;
c) Bí mật về quốc phòng, an ninh;
d) Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh
5 Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây:
a) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa
vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp;
b) Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng theo quy định tại khoản 1 Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ;
c) Sử dụng dữ liệu bí mật quy định tại Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ không nhằm mục đích thương mại;
d) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập;
e) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không
có thoả thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng
6 Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh
Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh theo Điều 127 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung 2009
“- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại
các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó Người kiểm soát bí mật kinh doanh trong trường hợp này bao gồm chủ sở hữu
bí mật kinh doanh, người được chuyển giao hợp pháp quyền dử dụng bí mật kinh doanh;
- Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó (loại trừ các trường hợp ngoại lệ đã được nêu tại khoản 3, Điều 125 Luật sở hữu trí tuệ).
- Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ
dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;
- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;
- Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này;
Trang 5- Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ.”
Chủ sở hữu quyên công nghiệp đới với bí mật kinh doanh có quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyển buộc người thực hiện hành vi xâm phạm quyền của mình phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại phải chứng minh được các yêu cầu của mình cũng như chứng minh được hành
vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh do mình sở hữu
Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với bí mật kinh doanh, chủ thể có bí mật kinh doanh phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng
cứ thể hiện hoạt động trong đó thông tin tạo thành bí mật kinh doanh được tạo ra
có được bằng biện pháp bảo mặt thông tin đó
Các nahan, tổ chức có hành vi vi phạm bí mật kinh doanh về sở hữu công nghiệp thì bị xử phạt theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh Theo Điều 31 Nghị định 120/2005/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh:
“1 Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh;
c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.
2 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sử dụng bí mật kinh doanh để sản xuất và lưu thông hàng hoá, cung ứng dịch
vụ trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;
b) Tiết lộ, cung cấp bí mật kinh doanh cho đối thủ cạnh tranh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó.
3 Ngoài việc bị phạt theo khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể
bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao
Trang 6gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.”
Việc quy định cụ thể các hành vi vi phạm bí mật kinh doanh được xem là một trong những bức tiến quan trong của pháp luật Việt Nam trong thời gian gần đây, nó có ý nghĩa thiết thực trong việc xác định và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm bí mật kinh doanh, bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp cho chủ sở hữu bí mật kinh doanh Tuy nhiên, so với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, chúng ta có thể nhận thấy vẫn còn một số điểm cần bàn, như:
- Pháp luật Việt nam chứ làm rõ trách nhiệm pháp lý của Bên thứ ba Bên thứ ba trong trường hợp này phải được hiểu là bên không có quyển chiếm giữ,
sử dụng cũng như nghĩa vụ bảo mật kinh doanh của chủ sở hữu cho họ Khi xem xét trách nhiệm của bên thứ ba để xá định có hay không hành vi vi phạm bí mật kinh doanh, thì một vấn đề được đặt ra là làm thế nào để xác định được việc bên thứ ba “biết hoặc có nghĩa vụ phải biết” về việc bí mật kinh doanh đó là được tiếp nhận một cách bất hợp pháp? Pháp luật Việt Nam chư có giải thích cũng như quy định các căn cứ cụ thể Mặt khác, Điều 130 Luật sở hữu trí tuệ có
đề cập đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ; nhưng việc bên thứ ba xâm phạm đến bí mật kinh doanh của chủ sở hữu hoặc người kiểm soát bí mật kinh doanh lại không có trong nội dung điều Luật Điều
đó là chưa phù hợp với quy định của hiệp định TRIPs, bởi mục đochs trước tiên trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với thông tin bí mật theo quy định của Hiệp định này là tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể : “để đảm bảo việc chống cạnh tranh không lành mạnh một cách hữu hiệu… các nước thành viên phải có nghĩa vụ bảo hộ thông tin bí mật (theo khoản 1, Điều 39 Hiệp định TRIPs)
- Các hành vi vi phạm bí mật kinh doanh trong lĩnh vực quan hệ lao động, trong lĩnh vực chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với bí mật kinh doanh cũng chưa được pháp luật Việt Nam đề cập tới
- Quy định về xử lý vi phạm bi mật kinh doanh không tương xứng so với mức tổn hại khi bị xâm phạm bí mật kinh doanh
7 Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh
“Khi phát hiện có chủ thể “đánh cắp” hoặc bộc lộ trái phép bí mật kinh doanh của mình; chủ sở hữu bí mật kinh doanh có thể yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi và bồi thường thiệt hại là hậu quả của hành vi vi phạm; hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước có biện pháp xử lý như phạt tiền; tịch thu tang vật,
Trang 7phương tiện, khoản lợi nhuận có được do thực hiện hành vi pham… hay các biện pháp khác theo quy định của pháp luật về cạnh tranh và sở hữu trí tuệ
Tuy nhiên, dù các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có áp dụng các biện pháp luật định để xử lý các hành vi xâm phạm đến bí mật kinh doanh; thì thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra chưa chắc có thể khắc phục đầy đủ Do đó, các chủ thể sở hữu bí mật kinh doanh phải có các biện pháp, chiến lược quản lý và bảo hộ bí mật kinh doanh thích hợp để không rơi vào tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) có gợi ý cho các doanh nghiệp sở hữu bí mật kinh doanh 10 chiến lược bảo hộ cơ bản; bao gồm:
- Nhận dạng bí mật kinh doanh: các doanh nghiệp nên cân nhắc khi quyết định coi một thông tin là bí mật thương mại Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải đánh giá các yếu tố như: phạm vi đã bộc lộ của thông tin; khả năng bảo mật thông tin; giá trị của thông tin đối với chính doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh; độ khó để người khác thu thập và tiếp cận thông tin…
- Xây dựng chính sách bảo hộ: chính sách bảo hộ bí mật kinh doanh phải minh bạch, rõ ràng; phải có khả năng chứng minh được các cam kết bảo hộ có ý nghĩa quan trọng trong trường hợp phải tiến hành thủ tục tố tụng…
- Giáo dục nhân viên: phải hạn chế được việc bộc lộ thông tin do vô ý; đào tạo nội bộ nhân viên từ khi mới vào về ý thức bảo mật thông tin; thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra vi phạm…
- Hạn chế tiếp cận: chỉ nên bộc lộ bí mật kinh doanh đối với những người cần
phải biết thông tin đó; và hạn chế sự tiếp cận của từng nhân viên vào cơ sở dữ liệu thông tin cần bảo mật…
- Đánh dấu tài liệu: xây dựng hệ thông đánh dấu tư liệu thống nhất và nâng cao hiểu biết của nhân viên để tránh vô ý bộc lộ thông tin
- Cách ly và bảo bộ về mặt vật lý: có thể thực hiện các biện pháp như nộp lưu có khóa riêng biệt; kiểm soát truy cập; xé nhỏ thông tin; kiểm tra giám sát thường xuyên
- Cách ly và bảo hộ dữ liệu điện tử: như kiểm soát truy cập; mã hóa, xây dựng tường lửa; giám sát kiểm tra dữ liệu đi và đến…
- Hạn chế sự tiếp cận của công chúng với cơ sở: kiểm tra việc ra vào của khách; tiến hành theo dõi di chuyển của khách trong công ty…
- Đối với các bên thứ ba: lập hợp đồng bảo mật, hạn chế tiếp cận chỉ theo nhu cầu cần phải biết…
- Cung cấp tự nguyện: chia sẻ theo mức độ để khai thác; hạn chế tiếp cận của những đối tượng được cung cấp; thiết lập hợp đồng bảo mật…
Tóm lại; khi lựa chọn phương thức bảo hộ cho một sản phẩm trí tuệ, các doanh nghiệp cần xác định và đánh giá đúng đối tượng cần bảo vệ để có thể đưa ra
Trang 8quyết định phù hợp Đối với đối tượng có khả năng bị tìm ra khi áp dụng công nghệ ngược thì doanh nghiệp nên tiến hành đăng ký bảo hộ công khai với danh nghĩa là sáng chế / giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, hoặc kiểu dáng công nghiệp Với các đối tượng còn lại, xét thấy việc giữ chúng ở trong vòng bí mật sẽ tạo ưu thế cạnh tranh hơn cho mình, doanh nghiệp nên bảo
vệ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh bằng các biện pháp bảo mật và quản lý chặt chẽ.”1
Có thể chỉ ra được ví dụ như là: Coca-Cola là tập đoàn nước giải khát số
1 thế giới hiện nay Bất chấp sự cạnh tranh khốc liệt của các nhẫn hiệu đồ uống, hãng nước ngọt này vẫn cứ thống trị thị trường tiêu thụ dù không thiếu thương hiệu bắt chước công thức sản xuất Thứ dung dịch ngọt này bao gồm 4 nguyên liệu: nước sủi tăm, xi-rô bắp chứa lượng đường cao, chất caffeine và phẩm nâu Nhưng chính liều lượng phối hợp, nhiệt độ trung hòa của từng thành phần giữa chúng trong mỗi lon do tiến sĩ John Pemberton sáng chế lại là thứ công thức tối mật chưa đối thủ nào tìm ra Do quyết giữ bí mật bằng được công thức của mình
mà năm 1970, Coca-Cola đành cắn răng rút khỏi Ấn Độ, hy sinh thị phần béo bở đông dân thứ nhì thế giới, chỉ vì chính quyền sở tại dùng luật ép hãng phải cung cấp công thức Cũng vì cố bảo mật tối đa mới đẻ ra chuyện điều khoản trong ly
dị ở nội bộ tập đoàn Khi một người thừa kế hãng chấm dứt cuộc hôn nhân, bản
“di chúc” của vợ dành cho con cái phải được công ty thông qua, đề phòng trong
đó tiết lộ dữ liệu về công thức Bí mật này suốt bao năm nay chỉ có từng cặp giám đốc điều hành còn sống được biết Bản gốc được cất giữ an toàn tuyệt đối trong két sắt ngân hàng SunTrust ở Atlanta
II Tình huống và giải quyết tình huống
1 Tình huống
Công ty cổ phần thực phẩm Tân Tân là doanh nghiệp chế biến, sản xuất đậu phộng chiên và đặt tên cho sản phẩm của mình là “Đậu phộng Tân Tân” Sản phẩm đậu phộng Tân Tân được sản xuất từ năm 1984 và nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần trên thị trường với mức doanh thu rất cao Sự thành công của Công
ty cổ phần thực phẩm Tân Tân chủ yếu là do công ty đã xây dựng được công thức chế biến đậu phộng khác biệt so với đối thủ cạnh tranh khác Năm 2011 Doanh nghiệp X chuyên sản xuất đậu phộng có chất lượng, thành phần giống đậu phộng Tân Tân của Công ty cổ phần thực phẩm Tân Tân Khi biết được đối thủ cạnh tranh đã sản xuất ra sản phẩm giống hệt về thành phần, chất lượng, Công ty cổ phần thực phẩm Tân Tân đã đưa đơn khởi kiện gửi đến Tòa án nhân
1 http://baohothuonghieu.com Luật sư, thạc sỹ Nguyễn Thanh Hà Giám đốc Công ty Luật Sư S&B
Trang 9dân tỉnh Bình Dương yêu cầu giải quyết Tuy nhiên phía doanh nghiệp X cho rằng họ có được công thức chế biến sản phẩm đậu phộng giống với công thức sản phẩm đậu phộng Tân Tân là do áp dụng kỹ thuật đảo ngược bằng cách phân tích, đánh giá sản phẩm đậu phộng Tân Tân và đã có được công thức chế biến đậu phộng của Công ty cổ phần thực phẩm Tân Tân Do đó việc chế biến sản xuất của họ hoàn toàn hợp pháp
2 Giải quyết tình huống
Hướng giải quyết của nhóm:
Để giải quyết tình huống, trước hết phải xác định doanh nghiệp X có hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh hay không Không thể căn cứ vào lời nói từ một phía của doanh nghiệp X là họ có được công thức chế biến sản phẩm đậu phộng giống với công thức chế biến sản phẩm đậu phộng Tân Tân là
do đã áp dụng kỹ thuật đảo ngược bằng cách phân tích, đánh giá sản phẩm đậu phộng Tân Tân mà phải điều tra, giám định làm rõ nguồn gốc công thức chế biến đậu phộng của doanh nghiệp X là có từ đâu Do đó cả Công ty cổ phần thực phẩm Tân Tân và doanh nghiệp X phải có nghĩa vụ chứng minh được quan điểm của mình là đúng theo quy định tại điều 79 luật tố tụng dân sự:
“1 Đương sự có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp
2 Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh
3 Cá nhân, cơ quan tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho việc khởi kiện, yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp
4 Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ đó.”
Và Điều 203 Luật sở hữu trí tuệ quy định:
Trang 10“1 Nguyên đơn và bị đơn trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có quyền và nghĩa vụ chứng minh theo quy định tại Điều 79 của Bộ luật tố tụng dân sự và theo quy định tại Điều này
2 Nguyên đơn chứng minh mình là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bằng một trong các chứng cứ sau đây:
a) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả,Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan,văn bằng bảo hộ; bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả,quyền liên quan,Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp,Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ;
b) Chứng cứ cần thiết để chứng minh căn cứ phát sinh quyền tác giả,quyền liên quan trong trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả,Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan; chứng cứ cần thiết để chứng minh quyền đối với bí mật kinh doanh,tên thương mại,nhãn hiệu nổi tiếng;
c) Bản sao hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong trường hợp quyền sử dụng được chuyển giao theo hợp đồng
3 Nguyên đơn phải cung cấp các chứng cứ về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh
4 Trong vụ kiện về xâm phạm quyền đối với sáng chế là một quy trình sản xuất sản phẩm,bị đơn phải chứng minh sản phẩm của mình được sản xuất theo một quy trình khác với quy trình được bảo hộ trong các trường hợp sau đây:
a) Sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ là sản phẩm mới;
b) Sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ không phải là sản phẩm mới nhưng chủ sở hữu sáng chế cho rằng sản phẩm do bị đơn sản xuất là theo quy trình được bảo hộ và mặc dù đã sử dụng các biện pháp thích hợp nhưng vẫn không thể xác định được quy trình do bị đơn sử dụng
5 Trong trường hợp một bên trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chứng minh được chứng cứ thích hợp để chứng minh cho yêu cầu của mình bị bên kia kiểm soát do đó không thể tiếp cận được thì có quyền yên cầu Toà án buộc bên kiểm soát chứng cứ phải đưa ra chứng cứ đó