Để tìm hiểu rõ hơn về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo con đường Tòa án căn cứ vào vụ án :số 072015TLST – KDTM ngày 30 tháng 7 năm 2015 về yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 052015QĐXX –ST ngày 28102015. Và qua đó phân tích làm rõ đề số 5: “Sưu tầm một tình huống về tranh chấp kinh doanh thương mại, qua đó làm rõ: 1 Tư cách của từng chủ thể trong tình huống. 2 Xác định thẩm quyền của Tòa án. 3 Bình luận về phán quyết của Tòa án nhân dân có thẩm quyền và đưa ra hướng giải quyết của nhóm đối với tình huống?.
Trang 1MỤC LỤC
MỞ BÀI 2
I Khái quát chung 3
1 Cơ quan tiến hành tố tụng 3
2 Người tiến hành tố tụng 3
3 Người tham gia tố tụng 5
II Giải quyết của nhóm 7
1 Tư cách tham gia tố tụng của từng chủ thể trong tình huống 7
2 Xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án 9
3 Bình luận về phán quyết của Tòa án nhân dân có thẩm quyền và đưa ra hướng giải quyết của nhóm 12
KẾT LUẬN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 2MỞ BÀI
Hiện nay khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các quan hệ hợp tác, giao lưu kinh tế được mở rộng, đa dạng và phong phú hơn Trong khi hợp tác, giao lưu dân sự thì giữa các chủ thể cũng không tránh khỏi những bất đồng về lợi ích hay sự vi phạm về nghĩa vụ dẫn đến tranh chấp xảy ra Cùng với sự phát triển của kinh tế, tính đa dạng và phức tạp trong quan hệ thương mại làm cho tranh chấp thương mại cũng trở lên phức tạp về nội dung, gay gắt về mức độ tranh chấp vì vậy việc giải quyết tranh chấp là hết sức quan trong và cần thiết Giải quyết tranh chấp kịp thời và hiệu quả các tranh chấp cho phép hạn chế đến mức tối thiểu sự gián đoạn của sản xuất kinh doanh cũng như đặt ở mức chi phí thấp nhất Song, quan trọng đó là phải bảo vệ một cách có hiệu quả lợi ích hợp pháp
và chính đáng của các bên khi tham gia vào kinh tế thương mại
Để tìm hiểu rõ hơn về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mại theo con đường Tòa án nhóm em xin căn cứ vào vụ án :số 07/2015/TLST – KDTM ngày 30 tháng 7 năm 2015 về yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo quyết định đưa
vụ án ra xét xử số 05/2015/QĐXX –ST ngày 28/10/2015 Và qua đó phân tích
làm rõ đề số 5: “Sưu tầm một tình huống về tranh chấp kinh doanh thương mại, qua đó làm rõ:
1/ Tư cách của từng chủ thể tròn tình huống
2/ Xác định thẩm quyền của Tòa án
3/ Bình luận về phán quyết của Tòa án nhân dân có thẩm quyền và đưa ra hướng giải quyết của nhóm đối với tình huống?
Trang 3NỘI DUNG
I Khái quát chung
1 Cơ quan tiến hành tố tụng
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, cơ quan tiến hành tố tụng gồm có: Toà án, Viện kiểm sát Các chủ thể này tham gia vào quá trình tố tụng dân sự với mục đích, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau
- Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ ngĩa
Việt Nam Trong tố tụng dân sự, Toà án là cơ quan tiến hành tố tụng dân sự, thực hiện quyền lực nhà nước trong việc giải quyết các vụ việc dân sự
- Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện quyền lực
nhà nước trong việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tố tụng dân sự Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng dân sự, thực hiện quyền lực nhà nước trong việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự
2 Người tiến hành tố tụng
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, những người tiến hành tố tụng gồm có: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân,Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
- Chánh án Tòa án:Trong tố tụng dân sự, chánh án có nhiệm vụ, quyền hạn tổ
chức việc giải quyết các vụ việc dân sự, tiến hành các hoạt động tố tụng dân sự được pháp luật quy định
- Thẩm phán là người tiến hành tố tụng có tính chuyên nghiệp, thuộc biên chế
của Toà án, được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử các vụ án và giải quyết các việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án Trong tố tụng dân sự, thẩm phán là người có quyền trực tiếp tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ việc dân sự
Trang 4- Hội thẩm nhân dân là người tiến hành tố tụng được bầu theo quy định của
pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử các vụ án và giải quyết các việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án Hội thẩm nhân dân không phải là người làm công tác xét xử chuyên nghiệp, không thuộc biên chế Toà án và chỉ tham gia tố tụng khi được Toà án mời tham gia phiên toà, phiên họp sơ thẩm vụ việc dân sự Tuy nhiên, khi tham gia giải quyết vụ việc, hội thẩm nhân dân ngang quyền và độc lập với thẩm phán
- Thẩm tra viên
Theo quy định tại Điều 50 BLTTDS 2015 thì nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên
+Thẩm tra hồ sơ vụ việc dân sự mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
+ Kết luận về việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra, đề xuất phương án giải quyết vụ việc dân sự với Chánh án Tòa án;
+Thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này;
+ Hỗ trợ Thẩm phán thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này;
+ Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ luật này
- Thư ký Tòa án là người tiến hành tố tụng thuộc biên chế của Toà án, thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc ghi các biên bản tố tụng và thực hiện những công việc khác theo sự phân công của chánh án Toà án và thẩm phán
- Viện trưởng Viện kiểm sát là người tổ chức kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự
Trang 5- Kiểm sát viên là người tiến hành tố tụng thuộc biên chế của Viện kiểm sát,
được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp Trong tố tụng dân sự, Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự theo sự phân công của viện trưởng Viện kiểm sát
- Kiểm tra viên Theo qui định tại điều Điều 59 BLTTDS 2015 khi được
phân công tiến hành hoạt động tố tụng, Kiểm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;
+ Lập hồ sơ kiểm sát vụ việc dân sự theo phân công của Kiểm sát viên hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát;
+ Giúp Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự
3 Người tham gia tố tụng
3.1 Đương sự trong vụ việc dân sự
- Đương sự trong vụ án dân sự
+ Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người được giả thiết có quyền, lợi ích
hợp pháp bị xâm phạm nên đã khởi kiện hoặc được tổ chức, cá nhân khác khởi kiện yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt thì nguyên đơn có thể là cơ quan, tổ chức đã khởi kiện theo quy định của pháp luật để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách
+ Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị buộc phải tham gia tố tụng dân sự do
bị nguyên đơn hoặc bị tổ chức, cá nhân khác khởi kiện theo quy định của pháp luật vì cho rằng họ đã xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, xâm
Trang 6phạm lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc có tranh chấp với nguyên đơn
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tham
gia tố tụng sau khi vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn, do có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tới vụ án dân sự mà Toà án đang giải quyết
- Đương sự trong việc dân sự
+ Người yêu cầu trong việc dân sự là người tham gia tố tụng có yêu cầu Toà
án giải quyết việc dân sự do họ là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung hoặc
có quyền yêu cầu Toà án giải quyết quyết việc dân sự theo quy định của pháp luật
+ Người bị yêu cầu trong việc dân sự là người bị buộc phải tham gia tố tụng
dân sự do có yêu cầu giải quyết việc dân sự trước Toà án Họ có thể bị buộc phải tham gia tố tụng do có yêu cầu tuyên bố họ bị hạn chế, mất năng lực hành
vi dân sự, vắng mặt tại nơi cư trú, mất tích hoặc chết
+ Người có liên quan trong việc dân sự là người tham gia tố tụng vào việc
dân sự đã phát sinh do có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tới việc dân sự mà Toà
án đang giải quyết Việc tham gia tố tụng của người có liên quan trong việc dân
sự có thể do họ chủ động hoặc theo yêu cầu của đương sự khác hoặc theo yêu cầu của Toà án
3.2 Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự
a) Khái niệm người đại diện của đương sự
Người đại diện của đương sự là người tham gia tố tụng thay mặt đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ do được pháp luật quy định, được Toà án chỉ định hoặc được uỷ quyền tham gia tố tụng (Người đại diện gồm có
Trang 7người đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền, và người đại diện do Tòa án chỉ định)
3.3 Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng do được đương sự nhờ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ và được Toà
án chấp nhận khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định (bao gồm những người được quy định tại Điều 75 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015)
3.4 Người làm chứng trong tố tụng dân sự
Người làm chứng là người tham gia tố tụng theo yêu cầu của đương sự hoặc Toà án để làm rõ các tình tiết của vụ việc dân sự do họ biết được các tình tiết đó
3.5 Người giám định trong tố tụng dân sự
Người giám định là có kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn được các đương
sự thoả thuận lựa chọn hoặc được Toà án trưng cầu để kết luận về những vấn đề chuyên môn liên quan đến đối tượng cần giám định trong vụ việc dân sự
3.6 Người phiên dịch trong tố tụng dân sự
Người phiên dịch là người tham gia tố tụng được các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt
II Giải quyết của nhóm
1 Tư cách tham gia tố tụng của từng chủ thể trong tình huống
1.1 Cơ quan tiến hành tố tụng
Trang 8- Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình là cơ quan xét xử sơ thẩm công khai
Vụ án thụ lý số 07/2015/TLST – KDTM ngày 30 tháng 7 năm 2015 về yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 05/2015/QĐXX –ST ngày 28/10/2015
- Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Thái bình tham gia phiên tòa
1.2 Người tiến hành tố tụng
- Thẩm phán – Chủ tọa Phiên tòa: Ông Trần Hồng Sơn
- Hội thẩm nhân dân:
1/ Bà Dương Thị Tư – cán bộ hưu xã Đông Hòa, TP Thái Bình
2/ Ông Nguyễn Ngọc Bảo – cán bộ trung tâm CBGD $ LĐXH TP Thái Bình
- Thư ký Tòa án: Bà Mai Thị Quyên
- Kiểm sát viên: Bà Nguyễn Thị Lan
1.3 Người tham gia tố tụng
- Nguyên đơn: Công ty TNHH Hồng Triển
+ Người đại diện theo pháp luật: bà Trịnh Tú Linh – chức vụ: Giám Đốc + Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn: Ông Nguyễn Ngọc Phong (theo văn bản ủy quyền số 39/GUQ – HT ngày 01/6/2015)
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Luật sư Nguyễn Thành Luân và luật sư Lê Viết Phương – Công ty Luật TNHH Hà Việt, thuộc đoàn Luật sư thành phố Hà Nội
- Bị đơn: Công ty Cổ phần dinh dưỡng Quang Minh
+ Người đại diện theo pháp luật: ông Tô Chí Sỹ - chức vụ: Giám đốc
Trang 9+ Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn: bà Trần Minh Hà – Chức vụ: Phó giám đốc ( theo giấy ủy quyền số 0111/2015/UQ – QM ngày 23/11/2015)
2 Xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Khái niệm Thẩm quyền dân sự của Tòa án: là toàn bộ những quyền của một
Tòa án hoặc các Tòa án trong hệ thống Tòa án nhân dân dó pháp luật quy định, theo đó Tòa án được tiến hành xem xét giải quyết vụ việc dân sự cụ thể theo quy đinh pháp luật tố tụng
Để xác định thẩm quyền Tòa án thì cần xác định theo bốn phương diện:
- Thẩm quyền của Tòa án theo vụ việc
- Thẩm quyền của Tòa án theo hai cấp xét xử
- Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
- Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, bị đơn
Thứ nhất: xét về thẩm quyền giải quyết theo vụ việc:
Xét về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trên, theo khoản 1 Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 “Những tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.” Theo tình huống trên thì tranh chấp là Tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Chi nhánh CTTNHH Hồng Triển và CTCP dinh dưỡng Quang Minh là tranh chấp kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án
Thứ hai: xét về thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo các cấp:
Thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án các cấp là quyền của từng cấp Tòa án trong hệ thống Tòa án thực hiện các thủ tục giải quyết một vụ việc dân sự cụ thể theo thủ tục sơ thẩm
Trang 10Trường hợp tranh chấp trên đây là tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình tại Điều 26 thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương theo khoản a Điều 35 Như vậy theo thâm quyền giải quyết của Tòa án thì tranh chấp trên được xác định là tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Thứ ba: xét về thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo lãnh thổ
Thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự theo lãnh thổ của tòa án là quyền của một tòa án cụ thể trong hệ thống tòa án được thực hiện thủ tục giải quyết một vụ việc dân sự trong phạm vi lãnh thổ theo quy định của pháp luật
Theo khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ thì
- Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này Quy định này tạo điều kiện cho việc triệu tập bị đơn, việc xét xử cũng như việc thi hành
án được thuận lợi và có hiệu quả
Thẩm quyền theo lãnh thổ thường được xác định theo nơi cư trú của bị đơn Xét về vị trí tố tụng, bị đơn là người bị buộc phải tham gia tố tụng để giải quyết tranh chấp với nguyên đơn Về tâm lý, bị đơn không muốn và thường trốn tránh không tham gia tố tụng hoặc gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án Mặt khác, người phải thực hiện nghĩa vụ trong vụ án dân sự thường là bị đơn, vì vậy, Tòa
án địa phương nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc nơi bị đơn có trụ sở sẽ có những phán quyết về nghĩa vụ của bị đơn phù hợp hơn trong điều kiện, hoàn cảnh của địa phương nên có khả năng thi hành cao hơn
Trang 11- Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ
sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung Lưu ý khi thỏa thuận, không được trái với quy định tại Điều 33, Điều 34 Bộ luật
tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung Quy định này một mặt phát huy cao hơn quyền
tự định đoạt của các đương sự trong tố tụng dân sự, mặt khác đã hạn chế các vướng mắc phát sinh tương đối phổ biến trong thực tế, đó là khi ký kết hợp đồng, các bên thường thoả thuận lựa chọn Toà án thuộc một trong hai địa phương giải quyết tranh chấp nhưng khi tranh chấp xảy ra thì nguyên đơn lại khởi kiện đến Toà án khác theo quy định của pháp luật tố tụng để yêu cầu giải quyết vụ tranh chấp vì vậy, đã làm cho Toà án này rất lúng túng trong việc quyết định thụ lý hay không thụ lý vụ kiện
- Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp
về bất động sản
Việc xác định nơi cư trú, làm việc, nơi có trụ sở trong ba trường hợp trên được xác định tại thời điểm nộp đơn khởi kiện ra Tòa án giải quyết vụ án
Trường hợp này, tranh chấp của các bên không liên quan đến bất động sản, hơn nữa cũng không có sự thỏa thuận của các đương sự Do đó, trường hợp này việc giải quyết tranh chấp sẽ xác định theo điểm a khoản 1 Điều 39 bộ luật
tố tụng dân sự Đó là Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình.
Thứ tư, xét về thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu
Thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu là quyền của một tòa án cụ thể trong hệ thống tòa án được thực