Giải quyết được các mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên bao gồm cả ĐDSH Quản lý và sử dụng ổn định bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học và nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học (Trang 35)

- Quản lý và sử dụng ổn định bền vững tài nguyên thiên nhiên.

- Hạn chế các mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn thiên nhiên. - Giảm thiểu được các tác động tới đa dạng sinh học và môi trường sống tự nhiên. - Giảm thiểu mức đầu tư ngân sách nhà nước đối với công tác bảo tồn thiên nhiên;…. Giảm sức ép về dân số:

- Có những chính sách, giải pháp mạnh mẽ, được thể chế hoá thành các văn bản pháp quy.

- Bảo đảm kinh phí cho công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình. Thực hiện phương thức quản lý các nguồn kinh phí theo chương trình mục tiêu, bảo đảm phân bổ và sử dụng có hiệu quả.

- Kiện toàn Uỷ ban dân số và kế hoạch hoá gia đình các cấp từ Trung ương đến cơ sở. - Tăng cường công tác thông tin về dân số, tuyên truyền rộng rãi các chủ trương và biện pháp kế hoạch hoá gia đình, thực hiện giáo dục dân số với nội dung thích hợp, hình thức đa dạng, có sự tham gia của toàn xã hội.

- Cung cấp đầy đủ, kịp thời dụng cụ, phương tiện theo yêu cầu của người sử dụng. Từng bước đa dạng hoá các biện pháp trành thai, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, an toàn và thuận tiện.

- Có chính sách khuyến khích về vật chất và tinh thần đối với những cặp vợ chồng tích cực thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

7.4 Bảo tồn đa dạng sinh học bằng pháp chế: 7.4.1 Các bộ luật quốc gia: 7.4.1 Các bộ luật quốc gia:

Luật tuân theo quy định bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH phải tuân thủ nguyên tắc:

- Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý ĐDSH; giữa bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý ĐDSH với việc xóa đói, giảm nghèo.

- Bảo tồn tại chỗ là chính, kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ.

- Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng ĐDSH phải chia sẻ lợi ích với các bên có liên quan

- Bảo đảm hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân.

- Bảo đảm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với ĐDSH…

Luật cấm các hành vi:

- Săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học.

- Lấn chiếm đất đai, phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên, nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại trong khu bảo tồn.

- Xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.

- Xây dựng công trình, nhà ở trái phép trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.

- Điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thuỷ sản quy mô công nghiệp.

- Cư trú trái phép, gây ô nhiễm môi trường trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn…

7.4.2 Các thoả thuận quốc tế:

- Trước hết, các loài thường di chuyển qua các biên giới. Các hoạt động bảo tồn chim di cư ở phía Bắc Châu Âu sẽ không thể thành công nếu nơi cư trú qua mùa đông của chim tại Châu Phi bị phá hủy.

- Thứ hai, việc buôn bán quốc tế về các sản phẩm sinh học có thể gây nên hậu quả là sự khai thác quá mức các loài nhằm đáp ứng nhu cầu thương mại. Việc quản lí và kiểm soát buôn bán đòi hỏi phải cả trên lĩnh vực xuất và nhập khẩu.

- Thứ ba, những lợi ích của đa dạng sinh học là có tầm quan trọng quốc tế. Các quốc gia giàu có thuộc vùng ôn đới được hưởng lợi ích từ tính đa dạng sinh học của vùng nhiệt đới cần phải sẵn sàng giúp đỡ các nước nghèo khó hơn nhưng đã tham gia thực hiện việc bảo tồn các nguồn đa dạng sinh học đó.

- Cuối cùng, rất nhiều vấn đề của các loài hay các hệ sinh thái bị đe dọa có qui mô toàn cầu nên đòi hỏi sự hợp tác quốc tế để giải quyết. Những mối đe dọa như vậy bao gồm đánh bắt thủy sản quá mức, ô nhiễm không khí và mưa acid, ô nhiễm sông, hồ và đại dương, biến đổi khí hậu toàn cầu và suy thoái tầng ôzôn.

8 Kêt Luận

Việc bảo tồn ĐDSH ít được quan tâm vì sự mất mát về đa dạng sinh học, đặc biệt là ở biển ít được nhìn thấy; sự mất mát này không tác động ngay lập tức và trông thấy được trong cuộc sống hàng ngày; đa số quần chúng ít cảm nhận được lợi ích trong việc bảo tồn đa dạng sinh học. Nhiều lý do được đưa ra để mọi người thấy được việc bảo tồn đa dạng sinh học là cần thiết ví dụ như: phục vụ cho mục đích sử dụng trong hiện tại và tương lai các nhân tố của đa dạng sinh học như các nguồn tài nguyên sinh học; phục vụ cho việc duy trì sinh quyển trong trạng thái có thể hỗ trợ cho cuộc sống của con người; phục vụ bảo tồn bản thân đa dạng sinh học mà không vì một mục đích nào khác, đặc biệt tất cả các loài đang sống hiện nay.

Trong thời đại ngày nay, bảo vệ đa dạng sinh học đang được quan tâm không chỉ ở phạm vi riêng lẽ của từng quốc gia mà là mối quan tâm chung của toàn nhân loại. Bởi vì bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia cũng như sự hạn chế các tác động của sự thay đổi khí hậu.

ngày càng tốt hơn nhu cầu cuộc sống của con người về tất cả mọi mặt. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi có sự liên kết, hỗ trợ giúp đỡ giữa các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học, các doanh nghiệ, cộng đồng,...nhằm làm cho quá trình phát triển không ảnh hưởng tới các hoạt động bảo tồn và hoạt động bảo tồn sẽ hỗ trợ ngày càng tốt hơn cho quá trình phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

http://tailieu.vn/

http://huegreencorridor.org/resources/DATA/GCP_Bach%20Ma%20NP %20Extension/Bach%20Ma_Community%20Awareness%201_VN.pdf http://thuviensinhhoc.violet.vn/present/show/entry_id/457861

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học và nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w