Nguyên nhân gián tiếp: Gia tăng dân số và di cư.

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học và nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học (Trang 31)

5 Nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh họC 1Nguyên nhân trực tiếp:

5.2Nguyên nhân gián tiếp: Gia tăng dân số và di cư.

Gia tăng dân số và di cư.

Những thách thức về dân số của nước ta rất nghiêm trọng đối với các vấn đề tài nguyên, môi trường và ĐDSH. Tăng dân số nhanh đã là một trong những nguyên nhân chính làm suy thoái ĐDSH của Việt Nam. Sự gia tăng dân số dẫn đến tăng nhu cầu sinh hoạt và nhu cầu thiết yếu khác trong khi lượng tài nguyên có hạn, nhất là tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp. Hệ quả tất yếu dẫn tới là phải mở rộng đất nông nghiệp, xâm lấn vào đất rừng, làm suy thoái ĐDSH.

Sự nghèo đói.

Việt Nam được xếp loại là một trong những nước nghèo trên thế giới với gần 80% dân số sống ở nông thôn, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông – lâm – ngư nghiệp, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Những người nghèo thường không có ruộng đất, phải sống dựa vào đất bạc màu, đất dốc, đất có độ phì kém, lại thiếu vốn đầu tư lâu dài cho sản xuất, buộc họ phải khai thác nhanh ruộng đất của mình hoặc phá rừng lấy đất canh tác.

hội là mối quan hệ nhân quả. Vì vậy, xoá đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu của phát triển, là điều kiện để bảo vệ môi trường

Sự thay đổi trong thành phần HST

Chẳng hạn như mất hoặc suy giảm của một loài có thể dẫn đến sự suy giảm ĐDSH. Ví dụ, nỗ lực loại trừ chó sói châu Mỹ ở miền nam California dẫn đến việc giảm sút các quần thể chim hót trong vùng. Khi quần thể chó sói châu Mỹ giảm sút, quần thể con mồi của chúng, gấu trúc Mỹ, sẽ tăng lên. Do gấu trúc Mỹ ăn trứng chim, nên khi số lượng chó sói ít hơn thì số lượng gấu trúc ăn trứng chim lại nhiều lên, kết quả là số lượng chim hót sẽ ít đi.

Sự bất lực của chính quyền và những chiến lược phát triển không hợp lý:

Nguyên nhân này có vai trò tương đối lớn, nhất là đối với các loài có nguy cơ tuyệt

chủng và ở các nước nghèo. Hệ thống các văn bản pháp luật chưa hoàn thiện và không được những người có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc. Do cuộc sống khó khăn nên những người dân bản địa đã tiến hành khai thác bất hợp pháp các loài động thực vật cung cấp cho thị trường, song các cấp chính quyền dường như không làm được nhiều để hạn chế tình trạng trên, thậm chí do nguồn lợi kinh tế rất lớn nên một số nhà chức trách còn tiếp tay cho các hoạt động phi pháp. Bên cạnh đó chính sách di dân đã làm cho rất nhiều diện tích rừng bị mất đi nhanh chóng. Các chính sách kinh tế sai lầm đã làm giá cả gia tăng nhanh và đẩy một bộ phận người dân thuộc vùng sâu, vùng xa, những vùng có mức độ ĐDSH cao nhất, ngày càng trở nên khốn khó, để tự nuôi sống mình và gia đình họ đã khai thác triệt để nguồn lợi sinh học tại địa phương.

6 Giải Pháp

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học và nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học (Trang 31)