Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc thực thi không hiệu quả, không thích đáng các khuôn khổ pháp lý liên quan đến ngăn chặn và trừng trị tội phạm xâm hại tình dục trẻ em dẫn đến việc
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này
Tác giả luận văn
Nguyễn Thành Long
Trang 4BLHS Bộ luật hình sự
TANDTC Tòa án nhân dân tối cao TTLT Thông tư liên tịch
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I QUY ĐỊNH VỀ TỘI DÂM Ô ĐỐI VỚI TRẺ EM TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 7
1.1 Những khái niệm chung đối với tội dâm ô đối với trẻ em 7
1.1.1 Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em 7
1.1.2 Khái niệm hành vi dâm ô đối với trẻ em 10
1.1.3 Khái niệm tội dâm ô đối với trẻ em 12
1.2 Các dấu hiệu pháp lý của tội dâm ô đối với trẻ em trong quy định của BLHS năm 1999 14
1.2.1 Các dấu hiệu định tội của tội dâm ô đối với trẻ em 15
1.2.2 Các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của tội dâm ô đối với trẻ em 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG I 39
CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH VỀ TỘI DÂM Ô ĐỐI VỚI TRẺ EM TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT BẢO ĐẢM HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 40
2.1 Những nội dung sửa đổi quy định về tội dâm ô đối với trẻ em trong BLHS năm 2015 40
2.2 Một số vấn đề cần chú ý khi triển khai áp dụng quy định của BLHS năm 2015 về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi 45
2.2.1 Phân biệt hành vi khách quan của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi với hành vi khách quan của các tội phạm tình dục khác đối với người dưới 16 tuổi trong BLHS năm 2015 45
2.2.2 Vấn đề về độ tuổi pháp lý của trẻ em 59
Trang 62.2.3 Vấn đề nhận thức chủ quan của người phạm tội đối với độ tuổi của nạn
nhân 62
2.3 Một số đề xuất nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi 66
2.3.1 Hướng dẫn áp dụng pháp luật Hình sự 66
2.3.2 Nâng cao năng lực, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp lý và đạo đức nghề nghiệp cho những người tiến hành tố tụng 71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 74
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ở Châu Á và Thái Bình Dương cũng như nhiều khu vực khác trên thế giới, tình trạng xâm hại tình dục đối với trẻ em diễn ra khá nghiêm trọng, xâm phạm đến quyền cơ bản của trẻ em Luật pháp quốc tế quy định rõ ràng rằng các quốc gia có nghĩa vụ thực hiện "tích cực" để ngăn chặn và đối phó với xâm hại tình dục trẻ em Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc thực thi không hiệu quả, không thích đáng các khuôn khổ pháp lý liên quan đến ngăn chặn và trừng trị tội phạm xâm hại tình dục trẻ em dẫn đến việc trẻ em phải đối mặt với nguy cơ bị xâm hại ngày càng nghiêm trọng
Là quốc gia đầu tiên tại châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1990, Việt Nam đã thể hiện
sự chú trọng và tầm nhìn chiến lược trong việc bảo vệ quyền của trẻ em từ rất sớm Để bảo vệ các quyền trẻ em theo nội dung của Công ước, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp lý khác nhau, trong đó có các quy định của pháp luật hình sự quy định về các tội phạm xâm hại tình dục đối với trẻ em Việc quy định tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong Bộ luật hình sự của nước ta đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xử lý loại tội phạm này cũng như góp phần to lớn vào công cuộc phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục, giữ vững trật tự an toàn xã hội và bảo vệ lợi ích của công dân Tuy nhiên, các hành vi xâm hại trẻ em có chiều hướng ngày càng gia tăng, chủ yếu tập trung vào nhóm tội xâm hại tình dục như: tội hiếp dâm trẻ em, tội cưỡng dâm trẻ em, tội giao cấu với trẻ em, tội dâm ô đối với trẻ em,… Đặc biệt, tình hình tội phạm dâm ô đối với trẻ em đang là vấn đề đáng báo động Hiện nay, tội phạm dâm ô đối với trẻ em ngày càng nhiều, hành vi xâm hại ngày càng tinh vi, diễn biến phức tạp Hậu quả của tội phạm dâm ô đối với trẻ em không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, danh dự, nhân
Trang 8phẩm mà còn tác động lâu dài, để lại hậu quả nặng nề về tâm sinh lý đối với sự phát triển của trẻ em về sau
Thực tiễn đấu tranh chống tội dâm ô đối với trẻ em thời gian qua cho thấy dâm ô đối với trẻ em là loại tội phạm rất khó xử lý Việc thu thập chứng
cứ để chứng minh đối với loại tội phạm này không hề đơn giản và luôn gặp khó khăn Trong quá trình giải quyết các vụ án dâm ô đối với trẻ em, các cơ quan tiến hành tố tụng còn có những nhận thức khác nhau, chưa thực sự đầy
đủ về các quy định của pháp luật, dẫn đến quan điểm khác nhau về định tội danh và đường lối xử lý giải quyết vụ án
Đề tài nghiên cứu tội dâm ô đối với trẻ em trong pháp luật hình sự Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai, áp dụng có hiệu quả pháp luật hình sự đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi mà Bộ luật hình sự năm 2015 mới được ban hành cần có các nghiên cứu đánh giá, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của BLHS
Do vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Tội dâm ô đối với trẻ em trong pháp luật hình sự Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Tội dâm ô đối với trẻ em là tội phạm thuộc nhóm các tội phạm về tình dục - một trong các nhóm tội xảy ra khá phổ biến trên thực tế Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy các công trình nghiên cứu về tội dâm ô đối với trẻ em được thực hiện theo các hướng sau:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu quy định của BLHS có nội dung
nghiên cứu về dấu hiệu pháp lý của tội dâm ô đối với trẻ em Trong đó tiêu
biểu là: Trịnh Thị Thu Hương (2004), Các tội xâm phạm tình dục trẻ em
trong luật hình sự Việt Nam và đấu tranh chống loại tội phạm này, Luận văn
thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội; Nguyễn Minh Hương
(2014), Các tội xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam, Luận
văn Thạc sỹ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; Lê Thị
Trang 9Diễm Hằng (2016), Các tội xâm phạm tình dục trẻ em – So sánh pháp luật
hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự một số nước, Luận văn thạc sỹ Luật
học, Trường Đại học Luật Hà Nội Tuy nhiên, có thể thấy rằng các nghiên cứu trên đây mới chỉ dừng ở việc chỉ ra các dấu hiệu pháp lý của tội dâm ô đối với trẻ em trong mối liên hệ với các tội phạm tình dục khác trong BLHS mà chưa
đi sâu nghiên cứu cụ thể các dấu hiệu pháp lý của tội dâm ô đối với trẻ em Một số công trình có nội dung bình luận quy định về tội dâm ô đối với
trẻ em trong BLHS năm 1999 như: Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa
học chuyên sâu Bộ luật hình sự năm 1999 (Tập 1), các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, NXB Tư pháp, Hà
Nội; Trần Quốc Văn (2011), Cần sửa đổi các Điều 115 và Điều 116 Bộ
luật Hình sự hiện hành, Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, (09),
tr.34-36; Phạm Quang Huy (2016), Tội dâm ô với trẻ em: Một số thực
trạng và giải pháp pháp lý, Nghiên cứu lập pháp, Viện nghiên cứu lập pháp, (13), tr 44-51,…
Thứ hai, các công trình nghiên cứu có nội dung liên quan về tội dâm ô
đối với trẻ em Đây là các công trình nghiên cứu mà đối tượng nghiên cứu trực tiếp không phải là tội dâm ô đối với trẻ em mà chỉ đề cập đến các nội dung liên quan đến tội dâm ô đối với trẻ em Trong đó có thể kể đến: Nguyễn
Ngọc Hòa (2001), Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh
dự của con người - So sánh giữa Bộ luật hình sự năm 1999 và Bộ luật hình sự năm 1985, Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, (01), tr.30-33; Trần Văn
Luyện (2001), Những điểm mới cơ bản về các tội xâm phạm tính mạng, sức
khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người trong Bộ luật Hình sự năm 1999,
(03), tr.65-71; Phạm Văn Báu (2002), Phạm tội đối với trẻ em – những vấn đề
lý luận thực tiễn, Tạp chí Luật học, (3), tr.3-8; Nguyễn Phương Lan (2013), Hành vi xâm hại tình dục trẻ em và vấn đề bảo vệ quyền trẻ em, Luật học, Trường
Đại học Luật Hà Nội, (09), tr.23-31; Nguyễn Thị Ngọc Linh (2016), Khái niệm
Trang 10giao cấu và hành vi quan hệ tình dục khác từ Điều 141 đến Điều 146 điểm mới của
Bộ luật hình sự năm 2015, Nghề luật, Học viện Tư pháp, (2), tr.61,…
Các công trình nghiên cứu trên đây ở những mức độ và phạm vi khác nhau đều đã đề cập và bình luận về tội phạm dâm ô đối với trẻ em Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 và Bộ luật hình
sự năm 2015 về vấn đề này Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những thành tựu khoa học của các công trình nghiên cứu đã công bố, Luận văn tiếp tục tìm hiểu, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận của pháp luật về tội dâm
ô đối với trẻ em, đồng thời đóng góp một công trình nghiên cứu chuyên sâu
về tội dâm ô đối với trẻ em theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 và
Bộ luật hình sự năm 2015
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích đánh
giá các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội dâm ô đối với trẻ em trong mối liên hệ với một số tội phạm khác
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn nghiên cứu các quy định của
BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 về tội dâm ô đối với trẻ em
4 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Đề tài được nghiên cứu nhằm làm rõ các đặc điểm của tội dâm ô đối với trẻ em, các dấu hiệu pháp lý của tội dâm ô đối với trẻ em theo quy định hiện hành, những điểm mới của trong quy định BLHS năm 2015 về tội dâm ô đối với trẻ em Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá các quy định của BLHS năm 2015, đồng thời đưa ra một số lưu ý khi triển khai thi hành các quy định này
5 Các câu hỏi nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu nhằm trả lời những câu hỏi sau:
- Dấu hiệu pháp lý của tội dâm ô đối với trẻ em được quy định trong BLHS năm 1999 như thế nào ?
Trang 11- Những điểm mới của của tội dâm ô đối với trẻ em trong BLHS năm
2015 so với BLHS năm 1999 là gì ?
- Những vấn đề vướng mắc về lý luận và thực tiễn khi triển khai thi hành BLHS năm 2015 về tội dâm ô đối với trẻ em là gì ?
6 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nội dung nghiên cứu và mục đích mà đề tài đặt ra, luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin;
- Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp được sử dụng để nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của tội dâm ô đối với trẻ em trong pháp luật hình sự;
- Phương pháp luật so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp đánh giá, phương pháp bình luận được sử dụng để nghiên cứu quy định về tội dâm
ô đối với trẻ em trong Bộ luật hình sự;
- Phương pháp tổng hợp, phương pháp diễn giải, phương pháp quy nạp… được sử dụng để nghiên cứu về các yêu cầu hoàn thiện quy định pháp luật về tội dâm ô đối với trẻ em, các giải pháp triển khai áp dụng quy định của BLHS năm 2015 về tội dâm ô đối với trẻ em
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn được thực hiện với mong muốn của tác giả sẽ đóng góp một công trình nghiên cứu chuyên sâu về tội dâm ô đối với trẻ em trong pháp luật hình sự Việt Nam Các vấn đề tác giả đưa ra trong luận văn nhằm đưa đến cách nhận thức đúng đắn về bản chất của tội dâm ô đối với trẻ em trên cơ sở phân tích những quy định của của BLHS Việt Nam năm 1999 và BLHS năm
2015 Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa góp phần triển khai thi hành quy định của BLHS năm 2015 Tác giả hi vọng luận văn sẽ là một tài
Trang 12liệu tham khảo cho cho việc đào tạo và nghiên cứu cũng như cho việc xây dựng và áp dụng pháp luật trong thực tiễn
8 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 2 chương, cụ thể:
Chương 1: Quy định về tội dâm ô đối với trẻ em trong Bộ luật hình sự
năm 1999
Chương 2: Quy định về tội dâm ô đối với trẻ em trong Bộ luật hình sự
năm 2015 và một số đề xuất bảo đảm hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự năm 2015
Trang 13CHƯƠNG I QUY ĐỊNH VỀ TỘI DÂM Ô ĐỐI VỚI TRẺ EM TRONG BỘ
LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 1.1 Những khái niệm chung đối với tội dâm ô đối với trẻ em
1.1.1 Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em
Theo quan điểm của Liên hợp quốc, trẻ em là đối tượng thuộc nhóm yếu thế trong xã hội Đây cũng chính là nhóm đối tượng dễ bị xâm hại bởi các tội phạm khác nhau, trong đó có các tội phạm xâm hại tình dục Các tội phạm xâm hại tình dục đối với trẻ em là nhóm tội phạm xảy ra khá phổ biến Tuy nhiên, thực tế giải quyết các vụ án liên quan đến tội phạm xâm hại tình dục đối với trẻ em cho thấy, không phải lúc nào người áp dụng pháp luật cũng có những nhận thức thống nhất về các quy định pháp luật liên quan đến loại tội phạm này Mặc dù bộ luật hình sự đã có quy định về các dấu hiệu pháp lý của từng tội phạm nhưng trong một số trường hợp, việc nhận thức hành vi phạm tội trong nhóm các tội phạm xâm hại tình dục đối với trẻ
em còn gặp khó khăn Do vậy, để có thể hiểu đúng các tội phạm này thì cần
đi vào nghiên cứu cơ sở để nhà làm luật xây dựng các nhóm tội phạm này: các hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em Vậy hiểu như nào là xâm hại tình dục đối với trẻ em ? Xâm hại tình dục trẻ em có đặc điểm gì khác với các trường hợp xâm hại khác ?
Xét về ngữ nghĩa, “Xâm hại là xâm hại đến khiến cho bị tổn hại ” còn
“Tình dục là nhu cầu tự nhiên của con người về quan hệ tính giao”.1 Như vậy về ngữ nghĩa xâm hại tình dục được hiểu là cách hành vi gây tổn hại đến trẻ em về quan hệ tính giao
Hiện nay, chưa có một định nghĩa thống nhất của quốc tế về khái niệm xâm hại tình dục trẻ em Mỗi quốc gia khác nhau lại tiếp cận về xâm hại tình
1
Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học Hà Nội, Đà Nẵng
Trang 14dục dưới một góc độ khác nhau Đối với pháp luật Việt Nam thì xâm hại tình dục trẻ em được hiểu là:
“Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép
buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.” 2
Như vậy, theo pháp luật Việt Nam thì xâm hại tình dục trẻ em được hiểu
là việc dùng các thủ đoạn khác nhau như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục Trẻ em là đối tượng đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện bản thân
về mặt tâm lý và sinh lý, cho nên việc tiếp xúc với tình dục quá sớm sẽ gây
ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho trẻ em mà ngay cả bản thân họ vẫn chưa nhận thức được Hậu quả của việc thực hiện các hoạt động tình dục đối với trẻ không chỉ gây tổn thương cơ thể và những hậu quả nhất thời mà còn
có thể ảnh hưởng rất lâu dài về sau này Những hậu quả lâu dài này có thể biểu hiện từ nhẹ cho đến những rối loạn rất nặng nề không chỉ liên quan đến sức khỏe sinh sản mà còn liên quan đến khả năng học tập, khả năng hòa nhập gia đình và xã hội cũng như đối với sức khỏe tâm thần của trẻ em Do vậy mà bất kì hành vi ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia các hoạt động tình dục dưới mọi hình thức đều là xâm hại tình dục trẻ em, kể cả các trong trường hợp sự đồng tình của trẻ em
Hành vi xâm hại tình dục trẻ em rất đa dạng, được biểu hiệu dưới nhiều hình thức khác nhau Căn cứ vào một số tiêu chí có thể phân loại xâm hại tình dục thành các dạng như sau:
Thứ nhất, căn cứ theo mục đích thì xâm hại tình dục được chia thành lạm
Trang 15+ Lạm dụng tình dục trẻ em là các hành vi xâm hại tình dục với trẻ em nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tình dục của chính người có hành vi xâm hại Lạm dụng tình dục trẻ em phổ biến ở các dạng: hiếp dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em, loạn luân (giữa cha/mẹ và con gái/trai), hành vi dâm ô (nhằm thoả mãn dục vọng của mình, nhưng không có giao cấu)…
+ Bóc lột tình dục trẻ em là sử dụng trẻ em để thoả mãn dục vọng của người lớn nhằm mục đích kiếm tiền, trục lợi Bóc lột tình dục trẻ em phổ biến
ở dạng: mại dâm trẻ em, buôn bán trẻ em nhằm mục đích mại dâm, văn hoá phẩm khiêu dâm, sử dụng hình ảnh trẻ em làm mục đích kinh doanh
Thứ hai, căn cứ vào cách thức thực hiện hành vi xâm hại tình dục có thể
phân thành các dạng:
+ Hành vi xâm hại tình dục có sự tiếp xúc với cơ thể của trẻ em Các hành vi xâm hại ở dạng này có thể là các dạng xâm hại tình dục có thâm nhập như giao cấu với trẻ em hoặc bằng các dạng không có thâm nhập như động chạm vào các bộ phận trên cơ thể trẻ em…
+ Hành vi xâm hại tình dục không có sự tiếp xúc với cơ thể trẻ em Các hành vi xâm hại tình dục ở dạng này có thể là sử dụng trẻ em để trình diễn khiêu dâm, sản xuất các ấn phẩm khiêu dâm, chứng kiến trẻ em thực hiện các hành vi khiêu dâm hoặc buộc trẻ em phải chứng kiến các hành vi khiêu dâm…
Có thể thấy các hành vi xâm hại tình dục trẻ em này đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm đặc biệt là quyền được tôn trọng và bất khả xâm phạm về tình dục của trẻ
em Căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm của các hành vi xâm hại này mà nhà làm luật tội phạm hóa các hành vi này thành các tội phạm cụ thể trong BLHS
Trang 161.1.2 Khái niệm hành vi dâm ô đối với trẻ em
Dâm ô đối với trẻ em là một trong các dạng hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em Đây là một trong các dạng hành vi xâm hại tình dục trẻ em được quy định là tội phạm từ rất sớm Từ trước đến nay, về mặt pháp lý định nghĩa hành vi “dâm ô” thường được viện dẫn theo Bản tổng kết và hướng dẫn đường lối xét xử tội hiếp dâm và các tội phạm khác về mặt tình dục số 329-HS2 ngày ngày 11 tháng 5 năm 1967 (Sau đây gọi tắt là Bản tổng kết 329-HS2) Đây là văn bản đầu tiên quy định một cách hệ thống các tội phạm xâm hại tình dục nói chung và xâm hại tình dục trẻ em nói riêng
Theo Bản tổng kết số 329-HS2 thì hành vi dâm ô được hiểu là:
“Dâm ô tức là có hành vi bỉ ổi đối với người khác, tuy không phải là
hành vi giao cấu nhưng cũng nhằm thỏa mãn tình dục của mình hoặc khêu gợi bản năng tình dục người đó”3
Như vậy, theo hướng dẫn của Bản tổng kết 329-HS2 thì hành vi dâm ô là một dạng hành vi lạm dụng tình dục đối với trẻ em Đây là các hành vi sử dụng trẻ em như một công cụ nhằm thỏa mãn hoặc khêu gợi nhu cầu tình dục của chính bản thân người phạm tội hoặc khêu gợi bản năng tình dục của người khác nhưng không phải là hành vi “giao cấu” Các hành vi này chỉ dừng lại ở việc tác động ở bên ngoài cơ thể của nạn nhân mà không có sự
giao cấu Tức là không có “sự cọ sát trực tiếp dương vật vào bộ phận sinh dục
của người phụ nữ với ý thức ấn sâu vào trong không kể sự xâm nhập của dương vật là sâu hay cạn, không kể có xuất tinh hay không”4
Các hành vi này có thể biểu hiện ở một số dạng như “dùng tay sờ mó
hoặc kích thích bộ phận sinh dục, tác động dương vật vào những chỗ khác trong thân thể người phụ nữ ngoài bộ phận sinh dục hoặc chỉ quệt bên ngoài
bộ phận sinh dục không có ý định ấn vào trong, ấn dương vật vào sau quần,
Trang 17cho xuất tinh vào sau quần, bắt nạn nhân sờ mó bộ phận sinh dục của mình” 5
Bên cạnh định nghĩa được mô tả trong Bản tổng kết 329-HS2 thì khái niệm “dâm ô” cũng được đề cập trong một số tài liệu khoa học pháp lý
Trong cuốn Từ điển luật học do Viện khoa học pháp lý biên tập thì dâm
ô được hiểu là :
“Hành vi xúc phạm nhân phẩm người khác nhằm kích thích hoặc thỏa
mãn tình dục, trừ hành vi giao cấu với chính người bị xúc phạm
Dâm ô bao gồm nhiều loại hành vi khác nhau Những hành vi này cùng
có đặc điểm chung là xúc phạm người khác qua hành vi bất kì có tính tình dục, trừ hành vi giao cấu với chính người bị xúc phạm Người bị xúc phạm của hành vi dâm ô có thể là đối tượng của hành vi dâm ô (bị hành vi tình dục tác động đến thân thể như bị sờ mó…hoặc bị buộc phải thực hiện hành vi tình dục như phải sờ mó bộ phận sinh dục của người phạm tội…) hoặc có thể bị buộc phải chứng kiến hành vi tình dục.”6
Còn trong cuốn Giáo trình luật hình sự Việt Nam tập I của Trường Đại
học Luật Hà Nội cũng đã xác định dâm ô là “hành vi tình dục nhưng không
phải là hành vi giao cấu”7 Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập I của Trường Đại học Luật Hà Nội cũng chỉ rõ hành vi dâm ô là các hành vi có đặc điểm “thỏa mãn” nhu cầu của người thực hiện hoặc “khêu gợi” nhu cầu tình dục Hành vi dâm ô có thể là hành vi tác động trực tiếp vào nạn nhân hoặc nạn nhân cũng có thể chỉ là người trực tiếp chứng kiến các hành vi này
Các định nghĩa “dâm ô” trong các tài liệu pháp lí khác về cơ bản là tương đồng với khái niệm “dâm ô” được hướng dẫn trong Bản tổng kết 329-HS2 khi đều xác định dâm ô là các hành vi tình dục có tính chất “thỏa mãn
Trang 18hoặc khêu gợi nhu cầu tình dục nhưng không phải hành vi giao cấu” Tuy nhiên, trong Giáo trình luật hình sự Việt Nam tập I của Trường Đại học Luật
Hà Nội cùng với cuốn Từ điển luật học do Viện khoa học pháp lý biên tập đã
bổ sung thêm một dạng hành vi mà Bản tổng kết 329-HS2 chưa đề cập đến: hành vi buộc trẻ em phải trực tiếp chứng kiến các hành vi tình dục Đây là một trong các dạng hành vi dâm ô đã được thực tiễn xét xét xử xác định và thừa nhận nhằm bảo vệ trẻ em trước các hành vi xâm hại tình dục
Từ những phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm về hành vi dâm ô với trẻ em như sau:
Dâm ô với trẻ em là các hành vi tình dục tác động vào trẻ em nhằm thỏa mãn, khêu gợi nhu cầu tình dục cuả người đó hoặc khêu gợi, kích thích nhu cầu tình dục của trẻ em nhưng không phải là hành vi giao cấu
Hành vi dâm ô với trẻ em bao gồm các hành vi tác động trực tiếp lên cơ thể của trẻ em (động chạm vào cơ quan sinh dục, ngực của trẻ em…); buộc trẻ
em tác động lên cơ thể của người phạm tội hoặc người khác (cầm nắm, vuốt
ve bộ phân sinh dục của người phạm tội hoặc người khác…) hoặc tác động thông qua việc bắt trẻ em trực tiếp chứng kiến các hành vi tình dục
1.1.3 Khái niệm tội dâm ô đối với trẻ em
Trong pháp luật hình sự Việt Nam chưa có khái niệm cụ thể về “tội dâm
ô đối với trẻ em”, do vậy để xây dựng được khái niệm về tội dâm ô đối với trẻ
em cần dựa trên khái niệm tội phạm được quy định trong BLHS
Điều 8 BLHS năm 1999 đã đưa ra khái niệm về tội phạm như sau: “Tội
phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người
có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế
độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm
Trang 19phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa” Có thể nói
khái niệm tội phạm này là khái niệm có tính khoa học đã thể hiện tập trung nhất quan điểm của Nhà nước ta về tội phạm Nó không những là cơ sở khoa học thống nhất cho việc xác định những loại tội phạm cụ thể trong phần các tội phạm của BLHS mà nó còn là cơ sở cho việc nhận thức và áp dụng đúng đắn những điều luật quy định về từng tội phạm cụ thể
Từ khái niệm trên của tội phạm, có thể xác định khái niệm về tội dâm ô đối với trẻ em như sau:
Tội dâm ô đối với trẻ em là hành vi cố ý động chạm, tiếp xúc với các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể của trẻ em; buộc trẻ em động chạm, tiếp xúc với các bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc buộc trẻ em trực tiếp chứng kiến các hành vi tình dục nhằm thỏa mãn, khêu gợi nhu cầu tình dục của người phạm tội hoặc kích thích, khêu gợi nhu cầu tình dục của trẻ em nhưng không phải là hành vi giao cấu
Nhìn chung, tội dâm ô đối với trẻ em có những dấu hiệu pháp lý đặc trưng sau:
Thứ nhất, về khách thể của tội dâm ô đối với trẻ em
Khách thể của tội dâm ô đối với trẻ em là các quan hệ về nhân thân, cụ thể là danh dự, nhân phẩm của trẻ em Để gây thiệt hại đến khách thể này, tội phạm xâm hại thông qua việc tác động đến đối tượng tác động của tội phạm,
đó là trẻ em (người dưới 16 tuổi)
Thứ hai, về mặt khách quan của tội dâm ô đối với trẻ em
Hành vi của tội dâm ô đối với trẻ em đặc trưng bởi hành vi dâm ô Đây
là các hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em có tính chất nhằm thỏa mãn hoặc khêu gợi nhu cầu tình dục của người phạm tội hoặc trẻ em nhưng không phải là hành vi giao cấu
Trang 20Tội dâm ô đối với trẻ em là tội phạm có cấu thành hình thức, do vậy hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc để định tội danh đối với tội dâm ô đối với trẻ em
Thứ ba, về mặt chủ quan của tội dâm ô đối với trẻ em
Lỗi đối với tội dâm ô đối với trẻ em là lỗi cố ý Khi thực hiện hành vi dâm ô đối với trẻ em, người phạm tội nhận thức được hành vi dâm ô đối với trẻ em của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện hành vi này để thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình
Thứ tư, về chủ thể của tội dâm ô đối với trẻ em
Theo quy định của BLHS năm 1985 trở về trước thì chủ thể của tội dâm
ô đối với trẻ em chỉ là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi theo luật định và có hành vi dâm ô đối với trẻ em Tuy nhiên, từ BLHS năm 1999 trở về sau thì chủ thể của tội phạm này ngoài thỏa mãn các điều kiện trên còn phải là người đã thành niên (người từ đủ 18 tuổi trở lên)
1.2 Các dấu hiệu pháp lý của tội dâm ô đối với trẻ em trong quy định của BLHS năm 1999
Bộ luật hình sự năm 1999 được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ VI thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2000).Bộ luật hình sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và
có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 Tuy nhiên, nội dung quy định về tội dâm ô đối với trẻ em vẫn không thay đổi Điều 116 BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (nay gọi là BLHS năm 1999) quy định về tội dâm ô đối với trẻ em như sau:
Điều 116 Tội dâm ô đối với trẻ em
1 Người nào đã thành niên mà có hành vi dâm ô đối với trẻ em, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm
Trang 212 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
ba năm đến bảy năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều trẻ em;
c) Đối với trẻ em mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm
3 Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm
4 Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm
Theo quy định tại Điều 116 BLHS năm 1999 thì tội dâm ô đối với trẻ
em có các dấu hiệu pháp lý sau đây:
1.2.1 Các dấu hiệu định tội của tội dâm ô đối với trẻ em
Các dấu hiệu định tội là các dấu hiệu đặc trưng điển hình, phản ánh được đầy đủ tính nguy hiểm của tội phạm, để phân biệt tội phạm này với tội phạm khác cũng như để phân biệt giữa trường hợp là tội phạm với trường hợp không phải là tội phạm Đó là các dấu hiệu được quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản của tội phạm cụ thể được ghi nhận tại phần các tội phạm của BLHS Theo quy định tại Điều 116 BLHS năm 1999, tội dâm ô đối với trẻ em có các dấu hiệu định tội như sau:
Khách thể của tội dâm ô đối với trẻ em
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo
vệ và bị hành vi phạm tội xâm hại Với ý nghĩa là những quan hệ xã hội bị tội phạm gây thiệt hại hoặc đe dọa gậy thiệt hại, khách thể của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành có vị trí đặc biệt Không có khách thể của tội
Trang 22phạm thì sẽ không có tội phạm8 Việc nghiên cứu khách thể của tội phạm có
ý nghĩa quan trọng trong việc việc xác định tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như đối với việc định tội danh và quyết định hình phạt trên thực tế
Khách thể của tội phạm là cơ sở cho việc hệ thống hóa các quy phạm pháp luật trong Phần các tội phạm của BLHS Các tội phạm xâm hại cùng nhóm quan hệ xã hội thì được xếp vào cùng một chương trong BLHS
Tội dâm ô đối với trẻ em lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật hình
sự năm 1985 sửa đổi, bổ sung năm 1997 (là lần sửa đổi thứ 4 của BLHS năm 1985) Trong đó tội dâm ô đối với trẻ em được quy định tại Điều 202b thuộc Chương VIII – “Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự quản
lý hành chính” Như vậy, tội dâm ô đối với trẻ em thuộc nhóm các tội phạm xâm phạm đến trật tự công cộng, khách thể của tội dâm ô đối với trẻ em được xác định là trật tự công cộng
Khi BLHS năm 1999 được ban hành, nhà làm luật đã chuyển tội dâm ô đối với trẻ em từ chương “Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính” về chương “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người”
Đây là một trong những điểm mới của BLHS năm 1999 so với BLHS năm 1985, thể hiện sự thay đổi nhận thức mới về tội dâm ô đối với trẻ em, đảm bảo tính logic, khoa học, chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp và phù hợp với tình hình hình thực tế, diễn biến thực tế của tội phạm Qua thực tiễn đấu tranh chống tội phạm dâm ô đối với trẻ em và về mặt lí luận thì hành vi dâm
ô xâm hại trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm của trẻ em, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của trẻ em Hành vi dâm ô mặc dù có thể xâm phạm đến thuần phong mỹ tục của Việt Nam nhưng đối tượng chính
8
Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam Tập 1, NXB Công an nhân dân,
tr.88
Trang 23của tội phạm là con người Chủ thể của hành vi dâm ô đã coi con người như phương tiện để thỏa mãn một cách bất hợp pháp nhu cầu tình dục của mình Chính vì vậy, việc xếp tội dâm ô đối với trẻ em vào chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người và cụ thể là nhóm các tội xâm hại đến danh dự, nhân phẩm con người là hoàn toàn hợp
lý.9
Theo đó, tội dâm ô đối với trẻ em được quy định trong BLHS năm
1999 tại Chương XII – “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, của con người” Khách thể của tội dâm ô đối với trẻ em là quyền được tôn trọng nhân phẩm, danh dự và cụ thể là quyền được phát triển bình thường về tình dục của trẻ em
Là yếu tố quan trọng của tội phạm nhưng khách thể của tội phạm không phải luôn được mô tả đầy đủ trong các cấu thành tội phạm Trong cấu thành tội phạm thường chỉ mô tả đối tượng tác động của tội phạm Đối tượng tác động của tội phạm là một bộ phận quan trọng của khách thể bị tội phạm trực tiếp tác động, qua đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm
Theo nguyên tắc này, cấu thành tội phạm của tội dâm ô đối với trẻ em không mô tả khách thể vào trong quy định của điều luật mà chỉ mô tả đối tượng tác động của tội phạm Theo tội danh và mô tả trong điều luật thì đối tượng tác động của tội dâm ô đối với trẻ em là trẻ em Thông qua việc tác động đến trẻ em mà người phạm tội xâm phạm khách thể của tội phạm
Trẻ em là đối tượng tác động của tội dâm ô đối với trẻ em nhưng trong BLHS năm 1999 lại không đưa ra định nghĩa về khái niệm cũng như hướng dẫn cách xác định trẻ em Việc xác định đối tượng tác động trẻ em được viện dẫn căn cứ vào các quy định của văn bản pháp luật chuyên ngành tương ứng
9
Nguyễn Ngọc Hòa (2000), Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người – so sánh giữa BLHS năm 1999 và BLHS năm 1985, Tạp chí Luật học, số 1
Trang 24là Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991, sửa đổi bổ sung năm
2004 Theo luật này trẻ em được hiểu là “công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” Trẻ em theo quy định tại Điều 116 BLHS năm 1999 có thể được hiểu là
cả trẻ em nam hoặc trẻ em nữ, điều kiện duy nhất là các em trong độ tuổi
độ tuổi của trẻ em phải xác định theo tuổi tròn Ví dụ: Trường hợp người sinh ngày 01 tháng 1 năm 2000 thì đến ngày 01 tháng 1 năm 2016 mới đủ 16 tuổi Để xác định chính xác ngày, tháng, năm sinh của trẻ em, phải căn cứ vào các tài liệu hợp pháp như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu gia đình, các giấy
tờ, tài liệu khác… Các tài liệu này phải được thu thập theo trình tự, quy định của pháp luật
Trong trường hợp đã tiến hành các biện pháp hợp pháp mà không xác định chính xác ngày tháng năm sinh của của trẻ em thì theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BLĐTBXH ngày 12 tháng 07 năm 2011 của Viện kiểm sát nhân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội “Hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên”, tuổi của trẻ em được xác định như sau:
“Trường hợp xác định tháng sinh cụ thể, nhưng không xác định được
ngày sinh trong tháng đó thì lấy ngày mùng một của tháng đó làm ngày sinh;
Trang 25Trường hợp xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong quý đó thì lấy ngày mùng một của tháng đầu của quý đó làm ngày sinh;
Trường hợp xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm đó thì lấy ngày mùng một tháng Giêng hoặc ngày mùng một tháng Bảy tương ứng của năm đó làm ngày sinh;
Trường hợp xác định được năm sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày tháng sinh thì lấy ngày mùng một tháng Giêng của năm đó làm ngày sinh
Trường hợp không xác định được năm sinh của người bị hại là người chưa thành niên thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi của họ.”10
Mặt khách quan của tội dâm ô đối với trẻ em
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, những biểu hiện khác của mặt khách quan như thời gian phạm tội, địa điểm phạm tội, công cụ phương tiện phạm tội…11 Tuy nhiên, không phải dấu hiệu nào của mặt khách quan cũng được phản ánh trong cấu thành tội phạm cơ bản Việc
mô tả các dấu hiệu thuộc mặt khách quan ở tội phạm cụ thể phụ thuộc vào bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cũng như để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm đó Trong các dấu hiệu thuộc mặt khách quan chỉ có duy nhất hành vi nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc phải
có ở tất cả cấu thành tội phạm cơ bản Các dấu hiệu khác thuộc mặt khách quan chỉ được quy định là dấu hiệu bắt buộc ở một số tội phạm
Trang 26Đối với tội dâm ô đối với trẻ em, dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm được mô tả trong cấu thành tội phạm cơ bản là hành vi nguy hiểm cho xã hội Dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm tội phạm cơ bản của tội dâm ô đối với trẻ
em
Về dấu hiệu hành vi
Trong quy định của điều luật, nhà làm luật chỉ nhắc lại tội danh mà không mô tả cụ thể hành vi dâm ô là như thế nào Việc không mô tả hành vi dâm ô trong quy định điều luật xuất phát từ văn hóa pháp lý hình sự của Việt Nam: tránh mô tả các thuật ngữ mang tính nhạy cảm vào trong BLHS và nếu
có quy định thì chỉ mô tả trong các văn bản hướng dẫn
Hiện nay, về mặt lý luận cũng như trong thực tiễn xét xử ở nước ta đều thừa nhận khái niệm “dâm ô” theo hướng dẫn tại Bản tổng kết và hướng dẫn đường lối xét xử tội hiếp dâm và một số tội phạm khác về mặt tình dục số 329-HS2 ngày 11 tháng 5 năm 1967 của TAND tối cao Đây là văn bản đầu tiên cũng là văn bản duy nhất hướng dẫn một cách hệ thống và chi tiết về tội dâm ô cũng như hành vi dâm ô
Theo Bản tổng kết 329 thì dâm ô được hiểu là: “hành vi bỉ ổi đối với
người khác, tuy không phải là hành vi giao cấu nhưng cũng nhằm thỏa mãn tình dục của mình hoặc khêu gợi bản năng tình dục người đó”12
Như đã phân tích ở trên, hành vi dâm ô đối với trẻ em được hiểu là các hành vi tình dục có tính chất thỏa mãn nhu cầu tình dục hoặc khêu gợi nhu cầu tình dục của người phạm tội hoặc cũng có thể chỉ khêu gợi bản năng tình dục của của trẻ em nhưng không phải là hành vi giao cấu
Dạng cụ thể của dâm ô có thể là các hành vi như sờ mó các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể trẻ em như ngực, bộ phận sinh dục…; tiếp xúc bộ phận sinh dục của người phạm tội với các bộ phận trên cơ thể của trẻ em; hoặc
12
Tòa án nhân dân tối cao, Hệ thống luật lệ về hình sự, tập I, tr.389
Trang 27cho trẻ em tiếp xúc với các bộ phận trên cơ thể của người phạm tội hoặc chỉ
là chứng kiến bộ phận sinh dục của người phạm tội
Ví dụ: “Khoảng 01 giờ 50 phút ngày 30/6/2016, em Danh Hoàng T sinh
ngày 15/10/2001 đang ngủ trên gác nhà số 21/8 Bùi Thế Mỹ, phường 10, quận Tân Bình thì cảm thấy đau ở vùng ngực, tưởng là em mình đạp trúng nên quay người sang hướng khác ngủ tiếp Sau đó, em T cảm thấy có người dùng tay sờ vào bộ phận sinh dục của mình (bên ngoài quần) nên quay lại thì phát hiện Danh Trung Hiếu hàng xóm của gia đình em T nên la lên Lúc này, ông L là cha ruột của em T ở dưới nhà chạy lên thì thấy Hiếu đang ở trên gác với T, ông L dùng tay đánh vào mặt Hiếu rồi đuổi Hiếu về Sau đó, gia đình
em T đã trình báo lên cơ quan công an Hiếu bị bắt và bị tuyên phạt 9 tháng
tù về tội dâm ô đối với trẻ em.”13 Trong trường hợp này, để thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình Hiếu đã thực hiện hành vi động chạm vào các bộ phận nhạy cảm của em T (ngực và bộ phận sinh dục của em T) Đây được xác
định là hành vi dâm ô đối với trẻ em
Hành vi dâm ô không chỉ dừng lại ở việc tiếp xúc, động chạm giữa các
bộ phận trên cơ thể của người phạm tội và trẻ em mà còn có thể là việc để cho trẻ em chứng kiến các hành vi tình dục của người phạm tội hoặc của người khác Việc để cho trẻ em chứng kiến các hành vi tình dục của người phạm tội hoặc của người khác tuy không tác động trực tiếp đến cơ thể của trẻ em nhưng cũng có thể khơi gợi nhu cầu tình dục của trẻ em, gây ra những ảnh hướng xấu đến sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của trẻ em Do vậy, đây cũng được coi là một dạng của hành vi dâm ô đối với trẻ em Cần lưu ý đối với trường hợp cho trẻ em chứng kiến các hành vi tình dục của người khác thì việc chứng kiến này phải là trực tiếp mới cấu thành tội dâm ô đối với trẻ em Trường hợp trẻ em không trực tiếp chứng kiến mà gián tiếp
13
Bản án hình sự sơ thẩm số 273/2016/HSST ngày 25 tháng 10 năm 2016 của TAND thành phố Hồ Chí Minh
Trang 28qua phim ảnh, sách báo, tài liệu khiêu dâm…thì hành vi này không phải là dâm ô đối với trẻ em
Hành vi dâm ô đối với trẻ em dù trực tiếp hay không trực tiếp tác động vào thân thể trẻ em thì cũng đều gây ra những hậu quả xấu đối với trẻ em Trẻ em do đặc điểm tâm sinh lý còn chưa phát triển đầy đủ nên việc tiếp xúc hoặc thực hiện các hoạt động liên quan đến tình dục sớm sẽ gây ảnh hưởng đến trẻ em về cả thể xác lẫn chấn thương về tâm lý Do vậy, dù chỉ là thực hiện các hành vi tình dục (không bao gồm hành vi giao cấu) đối với trẻ em thì đều bị coi là nguy hiểm cho xã hội
Khi đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi dâm ô đối với trẻ
em thì cần đặt ra một vấn đề, đó là thái độ của trẻ em đối với các hành vi này Hành vi dâm ô có buộc phải là hành vi trái ý muốn đối với trẻ em hay không? Liên quan đến vấn đề thái độ của nạn nhân đối với hành vi dâm ô đối với trẻ em, Bản tổng kết 329 đã hướng dẫn :
“Trong hình thức dâm ô với người dưới 16 tuổi tròn, vì sự phát triển cơ
thể cũng như về trí óc các em còn non nớt, các em cần được bảo vệ chống mọi hành vi khiêu dâm, cho nên không kể các em có đồng ý hay không đồng
ý, hễ có hành vi dâm ô tức là có tội.”14
Như vậy, theo hướng dẫn của Bản tổng kết 329 thì hành vi dâm ô đối với trẻ em không bắt buộc phải trái ý muốn của trẻ em Trẻ em do cơ thể và trí óc còn non nớt, chưa phát triển nên cần được bảo vệ chống lại hành vi dâm ô dưới mọi hình thức Do vậy, hành vi dâm ô dù có sự đồng tình hay trái ý muốn của trẻ em thì đều là hành vi nguy hiểm cho xã hội Chính vì vậy, trong quy định của điều luật về tội dâm ô đối với trẻ em, nhà làm luật chỉ quy định về hành vi dâm ô đối với trẻ em chứ không quy định thủ đoạn phạm tội là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của tội phạm như một
số tội phạm xâm hại tình dục trẻ em khác
14
Tòa án nhân dân tối cao, Hệ thống luật lệ về hình sự, tập I, tr.389
Trang 29Khi thực hiện hành vi dâm ô đối với trẻ em, người phạm tội có thể sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau Thủ đoạn của người phạm tội thực hiện hết sức đa dạng như: dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực khống chế trẻ em để thực hiện hành vi dâm ô hoặc có thể lôi kéo dụ dỗ trẻ em tham gia thực hiện các hành vi dâm ô cùng với mình… Tuy nhiên, thủ đoạn của người phạm tội không có ý nghĩa trong việc định tội mà chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt
Hành vi dâm ô là hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em nhưng không phải là hành vi giao cấu Do vậy, cần chú ý phân biệt hành vi dâm ô đối với một số dạng hành vi liền trước hành vi giao cấu Trước khi thực hiện hành vi giao cấu, người phạm tội có thể thực hiện các hành kích thích, khêu gợi nhu cầu tình dục giống như hành vi dâm ô Tuy nhiên khi thực hiện hành vi dâm
ô, người phạm tội chỉ có ý định tiếp xúc bên ngoài bộ phận sinh dục của mình với cơ thể của trẻ em chứ “không có ý định thâm nhập vào bên trong”
bộ phận sinh dục của trẻ em Nếu có ý định thâm nhập vào bên trong bộ phận sinh dục của trẻ em thì hành vi đó không phải là hành vi dâm ô mà là các hành vi đi liền trước hành vi giao cấu và tùy từng trường hợp người phạm tội có thể bị xử lý về tội hiếp dâm trẻ em, tội cưỡng dâm trẻ em hoặc tội giao cấu với trẻ em
Ví dụ: Vào khoảng tháng 8/2016, Lưu Ngọc Sơn và em Nguyễn Thị Ngọc Q quen biết nhau qua mạng xã hội, sau đó nảy sinh tình cảm với nhau Đến ngày 31/8/2016, Sơn chở em Q về nhà giới thiệu với gia đình là người yêu và ở lại nhà Sơn chơi Trong 2 ngày 31/8/2016 và ngày 01/9/2016 khi
em Q ở lại nhà Sơn, Sơn đã có hành vi ôm em Q và dùng tay sờ bên ngoài áo ngực của em Q Đến khoảng 04 giờ ngày 02/9/2016, Sơn chuẩn bị 01 bao cao su để giao cấu với em Q, em Q không đồng ý nên Sơn không giao cấu Sau đó, Lưu Ngọc Sơn kéo quần của em Q ra rồi dùng tay sờ vào ngực, dùng dương vật (có mang bao cao su) va chạm ngoài âm hộ của em Q đến khi
Trang 30xuất tinh, sau đó nằm ngủ Sau khi sự việc xảy ra em Q kể lại cho cha mẹ mình là ông Nguyễn Thanh A, bà Danh Thị Xuân H biết ông A, bà H làm
đơn tố cáo hành vi của Sơn.15 Trong vụ án này, mặc dù Sơn đã chuẩn bị bao cao su để giao cấu với em Q Tuy nhiên, khi bị Q từ chối Sơn chỉ dùng tay
sờ vào ngực, dùng dương vật (có mang bao cao su) va chạm ngoài bộ phận sinh dục của em Q đến khi xuất tinh Hành vi này của Sơn không phải là hành vi giao cấu mà là dâm ô đối với trẻ em Bởi lẽ, trong trường hợp này, Sơn hoàn toàn có thể thực hiện hành vi giao cấu với em Q, tuy nhiên Sơn đã không thực hiện hành vi giao cấu Điều đó thể hiện ở chỗ Sơn chỉ dùng dương vật va chạm ngoài âm hộ của em Q chứ không có ý định xâm nhập vào trong Do vậy, hành vi của Q được xác định là dâm ô đối với trẻ em
Ví dụ: Khoảng 14 giờ ngày 11/5/2016 bị cáo Đào Văn Tiến nhờ Nguyễn Thị Cẩm N (sinh ngày 19/4/2002) cùng ở ấp Nhân Trung, xã Xuyên Mộc cho đi nhờ xe đạp để đến Thị trấn Phước Bửu để bán điện thoại di động lấy tiền tiêu xài Khi đi, Tiến điều khiển xe đạp chở em N đến tiệm điện thoại Hưng Thịnh ở đường 27/4, khu phố Láng Sim để bán nhưng chủ tiệm không mua Sau đó, Đào Văn Tiến chở em N đến khu đất nuôi vịt bỏ hoang
ấp Xóm Rẫy, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc (nơi gia đình của Tiến đã thuê trước đó) ngồi chơi Đào Văn Tiến và em N ngồi chơi khoảng 10 phút,
vì có tình cảm nên Tiến và em N hôn nhau Sau đó Tiến dùng tay sờ vào ngực của em N và kéo quần của em N để quan hệ tình dục nhưng em N không đồng ý Tiếp theo, Tiến nằm đè lên người em N và dùng bộ phận sinh dục của mình áp sát vào vùng kín của em N (ngoài quần của N) đến khi xuất tinh thì nghỉ Cả hai ngồi chơi một lúc sau đó Tiến chở em N về Đến khoảng 19 giờ cùng ngày cha mẹ em N thấy N có biểu hiện không bình thường nên hỏi, em N nói cho gia đình biết sự việc và trình báo Công an giải
15
Bản án sơ thẩm số: 05/2017/ HSST ngày 23 tháng 1 năm 2017 của TAND huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà rịa
Vũng Tầu
Trang 31quyết.16 Trong trường hợp này, để thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình Tiến
đã thực hiện hành vi dâm ô đối với trẻ em chứ không phải là hành vi giao
cấu Việc Tiến chỉ dùng bộ phận sinh dục của mình áp sát vào vùng kín của
em N ngoài quần cho thấy Tiến không có ý định thực hiện hành vi giao cấu
với N
Về dấu hiệu hậu quả
Hậu quả không phải là dấu hiệu định tội của tội dâm ô đối với trẻ em
Giống như các tội phạm về tình dục khác, dấu hiệu hậu quả của tội dâm ô
đối với trẻ em không được quy định là dấu hiệu bắt buộc để định tội danh
mà được quy định là dấu hiệu định khung tăng nặng hoặc tình tiết để đánh
giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
Nhà làm luật không quy định hậu quả là dấu hiệu định tội của tội dâm ô
đối với trẻ em bởi hai lý do sau:
Thứ nhất, hậu quả của tội dâm ô đối với trẻ em khó xác định Hậu quả
của tội dâm ô đối với trẻ em là các thiệt hại về danh dự, nhân phẩm của trẻ
em Đây là các thiệt hại mang tính chất định tính, do vậy rất khó xác định
trên thực tế
Thứ hai, chỉ riêng hành vi dâm ô đối với trẻ em đã thể hiện được đầy đủ
bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm Dâm ô đối với trẻ em là hành
vi có tính nguy hiểm cho xã hội cao, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của
con người Đối tượng tác động của tội phạm này lại là trẻ em, là đối tượng
được quan tâm chăm sóc bảo vệ đặc biệt trong xã hội Do đó, chỉ riêng hành
vi phạm tội đã thể hiện được đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội
phạm dâm ô đối với trẻ em
Chính vì các lý do trên mà tội dâm ô đối với trẻ em được xây dựng là
tội phạm có cấu thành hình thức Tội phạm dâm ô đối với trẻ em hoàn thành
khi người phạm tội đã thực hiện hành vi dâm ô đối với trẻ em trên thực tế
16
Bản án sơ thẩm số: 72/2016/ HSST ngày 7/9/2016 của TAND huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tầu
Trang 32 Mặt chủ quan của tội dâm ô đối với trẻ em
Tội phạm là một thể thống nhất về các yếu tố chủ quan và khách quan Với ý nghĩa là một thể thống nhất, mặt chủ quan của tội phạm không tồn tại độc lập mà gắn liền với mặt khách quan của tội phạm Nếu như mặt khách quan của tội dâm ô đối với trẻ em là những yếu tố bên ngoài của tội phạm thì mặt chủ quan là yếu tố tâm lý bên trong của người phạm tội, bao gồm ba nội dung: Lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội
Trong các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm thì lỗi là dấu hiệu không thể thiếu được của bất cứ cấu thành tội phạm nào Mục đích phạm tội
và động cơ phạm tội tuy cũng là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm nhưng không phải luôn luôn có ý nghĩa quyết định tính chất nguy hiểm cho
xã hội của tội phạm và do vậy không phải là dấu hiệu đặc trưng của tội phạm
để phân biệt giữa các loại tội phạm với nhau
Về mặt chủ quan, tội dâm ô đối với trẻ em đòi hỏi hai dấu hiệu là lỗi cố
ý và mục đích nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục hoặc kích thích, khơi gợi nhu cầu tình dục của trẻ em
Thứ nhất, về lỗi của người phạm tội dâm ô đối với trẻ em
Trong mặt chủ quan của tội phạm, lỗi là yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định tội phạm và TNHS Một người phải chịu TNHS theo luật Hình
sự Việt Nam không chỉ đơn thuần vì họ đã thực hiện hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội mà còn vì họ có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó Lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi đó gây ra Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc tâm lí của yếu tố lí trí và ý chí trong những trường hợp hợp có lỗi, luật hình sự Việt Nam chia lỗi thành hai loại là cố ý và vô ý
Lỗi của người phạm tội dâm ô đối với trẻ em là lỗi cố ý Khi thực hiện hành vi phạm tội, lí trí và ý chí của người phạm tội có những đặc điểm nhất định thể hiện người phạm tội cố ý đối với hành vi dâm ô của mình
Trang 33Về lí trí, người phạm tội nhận thức được các dấu hiệu thể tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội Trong trường hợp phạm tội dâm ô đối với trẻ em đòi hỏi người phạm tội phải nhận thức được hành vi của mình là hành vi dâm ô đối với trẻ em, tức là nhận thức được hành vi của mình thực hiện các hành vi tình dục với trẻ em nhưng không phải là hành vi giao cấu
Về ý chí, người phạm tội mong muốn thực hiện hành vi phạm tội hoặc chấp nhận thực hiện hành vi phạm tội để đạt được mục đích Người phạm tội dâm ô đối với trẻ em nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tình dục hoặc kích thích, khơi gợi nhu cầu tình dục của trẻ em Do vậy để đạt được mục đích này họ mong muốn thực hiện hành vi dâm ô đối với trẻ em hoặc chấp nhận hành vi của mình có thể là dâm ô đối với trẻ em
Thứ hai, về dấu hiệu mục đích phạm tội “Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan của người phạm tội đặt ra khi (lựa chọn), thực hiện hành vi phạm tội”17 Mục đích của người thực hiện hành vi dâm ô đối với trẻ
em là nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình hoặc kích thích, khêu gợi nhu cầu tình dục của chính mình hoặc của trẻ em
Trong trường hợp, người thực hiện hành vi dâm ô đối với trẻ em mà có mục đích khác thì họ có thể không bị truy cứu TNHS về tội dâm ô đối với trẻ em mà có thể bị truy cứu TNHS về một tội khác Ví dụ: Người phạm tội thực hiện các hành vi dâm ô đối với trẻ em mục đích bôi nhọ hoặc trả thù thì
có thể bị xử lý về tội làm nhục người khác (Điều 121 BLHS năm 1999)
Chủ thể của tội dâm ô đối với trẻ em
Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định Cũng như các tội phạm khác, chủ thể của dâm ô đối với trẻ
em cũng phải đảm bảo các dấu hiệu chung như có năng lực trách nhiệm hình
17
Trường Đại học Luật Hà Nội (2014),Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập 1,tr.153
Trang 34sự và đạt độ tuổi luật định Ngoài ra, người thực hiện hành vi dâm ô đối với trẻ em còn phải đáp ứng một số điều kiện khác mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm này Như vậy, chủ thể của tội dâm ô đối với trẻ em được xác định là chủ thể đặc biệt
Dấu hiệu chủ thể đặc biệt của tội dâm ô đối với trẻ em được xác định qua độ tuổi của người phạm tội Khoản 1 Điều 116 BLHS năm 1999 có quy định “Người nào đã thành niên mà thực hiện hành vi dâm ô đối với trẻ em…” Theo quy định của điều luật thì chủ thể của tội dâm ô đối với trẻ em phải là “người đã thành niên” Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người “đã thành niên” được hiểu là người “từ đủ 18 tuổi”
Với việc quy định chủ thể của tội dâm ô đối với trẻ em phải là “người
đã thành niên”, BLHS năm 1999 đã giới hạn phạm vi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm này so với quy định của BLHS năm 1985 Theo đó,
“người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi” sẽ không phải chịu trách nhiệm hình
sự về hành vi dâm ô đối với trẻ em như quy định của BLHS năm 1985 Việc giới hạn phạm vi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm này một mặt thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với người chưa thành niên, một mặt thể hiện tính nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam
Người chưa thành niên ở một số mặt nào đó chưa hoàn toàn trưởng thành nên trong một số trường hợp chưa phát triển đầy đủ về khả năng nhận thức đối với hành vi mà mình thực hiện, đặc biệt đối với các hoạt động mang tính tình dục Do vậy, người chưa thành niên khi thực hiện hành vi dâm ô có thể chưa nhận thức hết được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi này Bên cạnh đó hành vi dâm ô đối với trẻ em chỉ thể hiện được đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này khi có sự lợi dụng sự chênh lệch về tuổi tác giữa người đã thành niên và trẻ em
Trong điều luật chỉ quy định chủ thể của tội dâm ô đối với trẻ em
“người nào đã thành niên”, do vậy chủ thể của tội dâm ô đối với trẻ em có
Trang 35thể là nam giới hoặc nữ giới Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy hành vi phạm tội dâm ô đối với trẻ em chủ yếu do nam giới đã thành niên thực hiện, chỉ có một số ít vụ phạm tội do nữ giới đã thành niên thực hiện.18
Căn cứ xác định độ tuổi của “người đã thành niên” giống như xác định
độ tuổi của trẻ em, tức là xác định theo tuổi tròn Ví dụ: nếu sinh ngày 01 tháng 01 năm 1990 thì đến ngày 01 tháng 01 năm 2008 mới được coi là 18 tuổi tròn Trong trường hợp không có điều kiện xác định được chính xác ngày sinh thì tính ngày sinh theo ngày cuối cùng của tháng sinh và nếu cũng không có điều kiện xác định chính xác tháng sinh thì xác định ngày sinh là 31-12-năm sinh19
1.2.2 Các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của tội dâm ô đối với trẻ em
Các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của tội dâm ô đối với trẻ
em được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 116 BLHS năm 1999, gồm các dấu hiệu: “Phạm tội nhiều lần”, “Phạm tội đối với nhiều trẻ em”, “Nạn nhân là người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh”, “Gây hậu quả nghiêm trọng”, “Tái phạm nguy hiểm”, “Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” Đây là các dấu hiệu phản ánh tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội tăng lên đáng kể so với trường hợp bình thường và cho phép chuyển khung hình phạt từ cơ bản lên các khung tăng nặng tương ứng có quy định các dấu hiệu này
Trang 36khung hình phạt tăng nặng mà tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội thể hiện ở chỗ người phạm tội đã nhiều lần thực hiện tội phạm
Trong BLHS tình tiết “Phạm tội nhiều lần” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự20 hoặc tình tiết định khung hình phạt được quy định ở một số điều luật cụ thể Do vậy mà tình tiết “Phạm tội nhiều lần” được hướng dẫn trong nhiều văn bản khác nhau Tuy nhiên, không có văn bản hướng dẫn nào quy định hướng dẫn trực tiếp tình tiết “Phạm tội nhiều lần” đối với tội dâm ô đối với trẻ em Chính vì vậy để có thể nhận thức đúng về tình tiết “Phạm tội nhiều lần” cần viện dẫn đến nhiều văn bản hướng dẫn khác nhau
Khi áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần các cơ quan tiến hành tố tụng thường viện dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 02 tháng 1 năm 1998 của TAND tối cao, VKSND tối cao và Bộ Nội vụ hướng dẫn áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần quy định tại khoản 2 Điều 133, khoản 2 Điều 134a…(đối với một số tội phạm có tính chất tham nhũng và tội phạm liên quan) Bên cạnh đó tình tiết “Phạm tội nhiều lần” còn được hướng dẫn trong Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ công an, VKSND tối cao, TAND tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII
“Các tội phạm về ma túy”21; Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17 tháng 4 năm 2003 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS22 Theo các văn bản hướng dẫn này thì
“Phạm tội nhiều lần” được giải thích là phạm tội từ hai lần trở lên, mỗi lần đều đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại khoản 1 của Điều luật
và trong hai lần thực hiện hành vi phạm tội chưa lần nào bị các cơ quan có thẩm quyền xử lý
Trang 37Dựa trên hướng dẫn, giải thích luật và thực tiễn áp dụng có thể hiểu
“Phạm tội nhiều lần” đối với tội dâm ô đối với trẻ em được hiểu là “phạm tội
từ 02 lần trở lên” Trong đó “Phạm tội nhiều lần” đối với tội dâm ô đối với trẻ em sẽ có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, “Phạm tội nhiều lần” là trường hợp người phạm tội đã thực hiện hành vi dâm ô đối với một trẻ em từ 02 lần trở lên
Thứ hai, nếu tách ra từng hành vi phạm tội riêng lẻ thì mỗi hành vi đều
đã cấu thành tội dâm ô đối với trẻ em
Thứ ba, tất cả hành vi phạm tội này đều được quy định tại điều luật về tội dâm ô đối với trẻ em, có thể trong cùng một khoản hoặc nhiều khoản khác nhau
Thứ tư, các hành vi phạm tội này đều chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS
và chưa bị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo pháp luật Ở đây cần chú ý
là hành vi phạm tội chưa bị xử lý theo quy định của pháp luật chứ không phải là chưa bị đưa ra xét xử Do vậy các trường hợp bị đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, miễn truy tố, miễn khởi tố hoặc bị xử phạt hành chính … thì không được tính làm căn cứ để xác định phạm tội nhiều lần
Ví dụ: Nguyễn Mạnh Thắng (19 tuổi) cùng Phạm Quốc Khánh từ Hưng Yên vào Nha Trang chơi Ngày 04/03/2011, Thắng cùng Khánh gặp cháu Võ Thanh A (14 tuổi) và cháu Đỗ Kim B Sau khi làm quen Thắng và Khánh rủ cháu A và B về khách sạn Vân Nam nghỉ A và B đồng ý Về tới khách sạn, Thắng thuê phòng 203 cho A và B nghỉ còn mình về phòng 204 Khoảng 23 giờ cùng ngày, Thắng và Khánh qua phòng 203 ngồi chơi và nói chuyện với
A và B Khánh và B ngồi nói chuyện ở giường gần cửa ra vào còn Thắng và
A ngồi nói chuyện ở giường bên trong Được một lúc thì Khánh về phòng còn B thì đi ra ngoài Thấy vậy, Thắng kéo A nằm xuống giường ôm hôn và dùng tay sờ vào eo, lưng, mông của A Lúc này, B gõ cửa A đẩy Thắng ra và
đi lại mở cửa cho B Khi B vào phòng, Thắng lại nói B đi ra ngoài để mình
Trang 38nói chuyện với A Khi B ra ngoài, Thắng chốt cửa và đi đến chỗ A và nằm
ôm hôn và tiếp tục dùng tay sờ vào eo, mông, lưng ngực của A Lúc này dương vật của Thắng đã cương nên Thắng để dương vật đè lên âm hộ của A
và nhịp khoảng 10 phút thì xuất tinh (cả hai vẫn mặc quần áo) Khi B gõ cửa thì A ra mở cửa cho B rồi tất cả cùng đi ngủ (Cả ba cùng ngủ tại phòng 203) Đến 2h sáng ngày 5/03/2011, Thắng tiếp tục nằm đè lên người A và dùng tay sờ vào eo, lưng, mông của A Khi dương vật của Thắng cương lên thì Thắng nhịp nhanh cho đến khi xuất tinh Sau đó hành vi của Thắng bị phát hiện và Thắng bị xét xử tội dâm ô đối với trẻ em theo điểm a khoản 2 Điều 116 BLHS năm 1999.23 Hành vi của Thắng trong trường hợp này là phạm tội nhiều lần Thắng đã có hai lần thực hiện hành vi dâm ô đối với cháu A Mỗi lần thực hiện hành vi này của Thắng đều đã đủ các yếu tố cấu thành của tội dâm ô đối với trẻ em theo khoản 1 Điều 116 BLHS năm 1999
và chưa lần nào bị xử lý hình sự
Khi xác định trường hợp phạm tội nhiều lần cần chú ý: trong trường hợp chỉ có hai lần thực hiện hành vi dâm ô, trong đó một lần người phạm tội chưa đủ 18 tuổi hoặc có một lần với người bị hại đủ 16 tuổi thì không bị coi
là dâm ô đối với trẻ em nhiều lần mà chỉ tính là một lần phạm tội
Ví dụ: A (18 tuổi) bị khởi tố về tội dâm ô đối với trẻ em đối với cháu B (13 tuổi) Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra còn phát hiện trước đó A còn thực hiện hành vi dâm ô với với cháu C (12 tuổi) Tuy nhiên, khi thực hiện hành vi này A vẫn chưa đủ 18 tuổi Do vậy trong trường hợp này hành
vi của A không phải là “Phạm tội nhiều lần” A chỉ bị truy cứu về tội dâm ô đối với trẻ em theo khoản 1 Điều 116 BLHS năm 1999
Phạm tội đối với nhiều trẻ em
23
Bản án Hình sự sơ thẩm số 150/2011/HSST ngày 07/07/2011 của TAND thành phố Nha Trang
Trang 39“Phạm tội đối với nhiều trẻ em” là tình tiết định khung hình phạt quy định tại điểm b khoản 2 Điều 116 BLHS năm 1999 Đây là trường hợp mà người phạm tội đã thực hiện hành vi dâm ô với từ hai trẻ em trở lên
Cần phân biệt giữa tình tiết “Phạm tội đối với nhiều trẻ em” và “Phạm tội nhiều lần” Đối với trường hợp “phạm tội nhiều lần”, người phạm tội thực hiện hành vi dâm ô từ hai lần trở lên với chỉ một trẻ em còn trong trường hợp “phạm tội đối với nhiều trẻ em” người phạm tội thực hiện hành
vi dâm ô với từ hai trẻ em Tình tiết “Phạm tội đối với nhiều trẻ em” có thể được áp dụng trong một lần phạm tội hoặc có thể áp dụng trong trường hợp người phạm tội đã thực hiện nhiều lần hành vi phạm tội
Ví dụ: Cuối tháng 12/2015, sau khi đi ăn sáng xong, Nguyễn Đăng Huynh đi xe mô tô về đến nhà thì gặp cháu M (sinh ngày 29/8/2007) và cháu
K (sinh ngày 12/4/2007) Huynh kêu hai cháu M, K ra nhà văn hóa thôn Xuân Chiếng Tại đây, Huynh lại nảy sinh ý định muốn xem các cháu quan
hệ tình dục với nhau nên Huynh bảo hai cháu đi vào một phòng ở cạnh sân khấu và bảo hai cháu cởi quần ra để quan hệ tình dục với nhau cho Huynh xem nhưng các cháu không làm Thấy vậy, Huynh tự tay tụt quần của cháu
K, cháu M xuống đến đầu gối và đẩy hai cháu đứng sát với nhau Huynh dùng tay phải của mình cầm dương vật của cháu K dí sát vào âm hộ của cháu M nhưng cháu K sợ nên đã rụt người lại và kéo quần lên Tiếp đó, Huynh kéo khóa quần của mình, cầm dương vật đưa ra bên ngoài khóa quần
và dùng tay sờ nắn phía ngoài âm hộ của cháu M Do vướng chiếc quần đang mặc nên Huynh cởi quần của mình xuống đến đầu gối, sau đó dùng hai tay bế cháu M lên để cho phần âm hộ của cháu M cọ sát với phần thân của dương vật (Huynh không cho dương vật vào trong âm hộ), được khoảng 01 đến 02 phút thì xuất tinh xuống nền nhà
Theo Phiếu khám chuyên khoa sản phụ khoa số 02/2016 ngày 04/01/2016 của Bệnh viện phụ sản Hải Phòng - Sở y tế Hải Phòng kết luận:
Trang 40- Màng trinh nguyên vẹn;
- Không tìm thấy xác tinh trùng trên mẫu xét nghiệm;
- Xung quanh âm hộ không có vết xây xước hay bầm tím;
Tại Cơ quan điều tra, Nguyễn Đăng Huynh đã khai nhận hành vi phạm tội của mình như nêu trên.24 Như vậy trong cùng một lần phạm tội, Nguyễn Đăng Huynh đã có hành vi dâm ô đối với cả cháu K và cháu M Hành vi của Huynh được xác định là dâm ô đối với nhiều trẻ em theo điểm b khoản 2 Điều 116 BLHS năm 1999
Bên cạnh đó cần chú ý trường hợp có hai lần thực hiện hành vi dâm ô với hai đối tượng khác nhau trong đó một lần với người dưới 16 tuổi và một lần với người trên 16 tuổi thì không được coi là phạm tội với tình tiết “đối với nhiều trẻ em”
Nạn nhân là người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh
Tình tiết phạm tội “Nạn nhân là người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh” được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 116 BLHS năm 1999 Đây là trường hợp giữa người phạm tội và nạn nhân có mối quan
hệ đặc biệt với nhau, trong đó người phạm tội có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với nạn nhân Nghĩa vụ này có thể xuất phát từ quan hệ huyết thống như
bố mẹ đối với con cái, quan hệ giáo dục như thầy giáo đối với học sinh, quan
hệ chữa bệnh như thầy thuốc đối với bệnh nhân vv
So với trường hợp dâm ô quy định tại khoản 1 Điều 116 BLHS năm
1999 thì trường hợp phạm tội này nguy hiểm hơn ở chỗ người phạm tội đã lợi dụng trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh để thực hiện hành vi dâm ô với nạn nhân Do vậy, chỉ khi nào người phạm tội lợi dụng lợi dụng trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh… đối với nạn nhân để thực hiện
24
Cáo trạng số 76/CT của VKSND huyện Kiến Thụy ngày 13 tháng 04 năm 2016