Một trong những điểm nhấn củaQuỹ HTND là đổi mới căn bản phương thức hỗ trợ cho nông dân vay vốn phát triểnsản xuất kinh doanh theo mô hình dự án thay cho vay theo hộ hay nhóm hộ nhỏ lẻ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
CAO PHƯƠNG NGA
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN CỦA TỈNH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
CAO PHƯƠNG NGA
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN CỦA TỈNH
QUẢNG TRỊ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410 Định hướng đào tạo: Ứng dụng
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HOÀNG VĂN LIÊM
HUẾ, 2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của khoa học của Tiến sỹ Hoàng Văn Liêm Các nội dung nghiên cứu, kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nàotrước đây Các tài liệu, số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích trong
luận văn do cán bộ nghiệp vụ Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Trị cung cấp và kếtquả thu thập từ các nguồn tài liệu tin cậy đã được công bố trung thực và có nguồngốc rõ ràng./
Quảng Trị, ngày 31 tháng 7 năm 2018
Tác giả luận văn
Cao Phương Nga
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ
nông dân c ủa tỉnh Quảng Trị” tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hứớng dẫn,
động viên của nhiều tập thể, cá nhân
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ti ến sỹ Hoàng Văn Liêm thầy đã tận tình
trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoànthiện luận văn này và các ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo
Trường Đại học Kinh tế Huế
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Huế cùngtoàn thể các thầy cô giáo công tác trong trường đã tận tình truyền đạt những kiếnthức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, tôi đã nhận được
sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như là quan tâm, động viên từ nhiều cơ quan, tổ chức và cánhân Nghiên cứu khoa học cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tậpkinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành củanhiều tác giả ở các trường Đại học…Đặc biệt và sự giúp đỡ của tập thể lãnh đạo,cán bộ Ban điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị, bêncạnh đó là sự tạo điều kiện về vật chất và tinh thần từ phía gia đình, bạn bè và các
đồng nghiệp
Tuy có nhiều cố gắng trong suốt quá trình nghiên cứu nhưng không tránhkhỏi những thiếu sót Tôi kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, đồng nghiệp, cónhững ý kiến đóng góp, giúp đỡ để luận văn được hoàn thiện hơn./
Quảng Trị, ngày 31 tháng 7 năm 2018
Tác giả luận văn
Cao Phương Nga
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 5TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: CAO PHƯƠNG NGA
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Định hướng đào tạo: Ứng dụng
Người hướng dẫn khoa học: TS HOÀNG VĂN LIÊM Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ
NÔNG DÂN CỦA HỘI NÔNG DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
1 Mục đích và đối tượng nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động quản lý Quỹ
hỗ trợ nông dân tại Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị từ đó đề xuất một số giải phápnhằm hoàn thiện công tác quản lý Quỹ HTND tại tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý
Quỹ HTND của Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị
2 Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng 2.1 Phương pháp thu thập số liệu
* Thu thập số liệu thứ cấp+ Tổng hợp các tài liệu, văn bản, số liệu từ các báo cáo về hoạt động Quỹ hỗtrợ nông dân, báo cáo công tác Hội và phong trào nông dân của Hội Nông dân tỉnh,báo cáo tình hình kinh tế xã hội của UBND tỉnh Quảng Trị, các tài liệu liên quan
đến đề tài đã được công bố từ năm 2014-2016
- Thu thập thông tin từ các tài liệu lưu hành trong hệ thống Hội Nông dânViệt Nam về hoạt động Quỹ HTND các cấp, báo, internet
- Thu thập các văn bản pháp quy, văn bản hành chính Nhà nước về chủ
trương, chính sách hỗ trợ, chương trình đầu tư phát triển cho nông nghiệp, nông
dân, nông thôn
2.2 Phương pháp phân tích 2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 6Phương pháp thống kê mô tả là phân tích, tổng hợp, thống kê mô tả số liệu
bằng cách tập hợp các báo cáo, phân tích các số liệu thống kê nhằm rút ra những nétnổi bật, những
đặc điểm qua các năm để nhận định và đánh giá hiện trạng, đặc điểm của quá
trình hoạt động, quản lý Quỹ HTND
2.2.2 Phương pháp so sánh
Phương pháp này nhằm đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng đã được lượng
hóa có cùng một nội dung, tổ chức tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến
động, đánh giá kết quả quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân theo thứ tự thời gian
- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm
- Phương pháp so sánh gồm các dạng:
+ So sánh các nhiệm vụ kế hoạch
+ So sánh qua các giai đoạn khác nhau
+ So sánh các đối tượng tương tự
* Phương pháp phân tích dãy số theo thời gianDùng phương pháp này để nghiên cứu sự biến động về ngồn huy động vốn
của quỹ HTND qua các năm Sử dụng các chỉ tiêu: Tốc độ phát triển, tốc độ tăng
trưởng bình quân, liên hoàn để phân tích các bảng số liệu…
3 Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận hoạt động quản lý Quỹ hỗ trợnông dân của Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị Sau đó, đi sâu phân tích thực trạng hoạt
động quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân, rút ra những kết quả mà đơn vị đã đạt được và
những mặt tồn tại, nguyên nhân; qua đó, đề ra những giải pháp để hoàn thiện côngtác quản lý Quỹ HTND tại tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới
Tác giả luận văn
Cao Phương Nga
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
UBND Ủy ban nhân dân
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 8MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU v
MỤC LỤC vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ x
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Câu hỏi nghiên cứu 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Cấu trúc luận văn 4
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN 5
1.1 Cơ sở lý luận lý luận về Quỹ hỗ trợ nông dân 5
1.1.1 Quan niệm về Quỹ hỗ trợ nông dân, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động 5
1.1.2 Vai trò và nhiệm vụ của Quỹ Hỗ trợ nông dân 6
1.2 Một số vấn đề lý luận về quản lý và quản lý Quỹ HTND 7
1.2.1 Quan niệm về quản lý, đặc điểm, chức năng, mục tiêu quản lý 7
1.2.2 Quan niệm, nội dung quản lý của Quỹ HTND 12
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân 24
1.3 Cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm về Quản lý Quỹ HTND ở một số địa phương 26
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý Qũy HTND tỉnh Hải Dương 26
1.3.2 Kinh nghiệm quản lý Qũy HTND tỉnh Lâm Đồng 27
1.3.3 Một số kinh nghiệm đối với tỉnh Quảng Trị 28 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 9CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG
DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ 29
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị 29
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 29
2.1.2 Điều kiện Kinh tế - xã hội 35
2.2 Khái quát về Quỹ HTND tỉnh Quảng Trị 37
2.2.1 Thông tin về Qũy HTND tỉnh Quảng Trị 37
2.2.2 Quá trình hình thành và phát triển 37
2.2.3 Cơ cấu quản lý 39
2.3 Thực trạng công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tại tỉnh Quảng Trị 41
2.3.1 Quản lý việc huy động nguồn vốn của Quỹ HTND tỉnh Quảng Trị 41
2.3.2 Quản lý hoạt động cho vay của Quỹ HTND tỉnh 47
2.3.3 Quản lý thu hồi vốn Quỹ HTND tỉnh 54
2.3.4 Quản lý tài chính Quỹ HTND tỉnh 56
2.3.5 Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động Quỹ HTND tỉnh 61
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Quỹ HTND của Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị 64
2.4.1 Điều kiện Kinh tế - xã hội 64
2.4.3 Chất lượng cán bộ 67
2.4.4 Ứng dụng công nghệ thông tin 67
2.4.5 Công tác kiểm tra, giám sát 67
2.4.6 Cơ sở vật chất và thiết bị khác 68
2.5 Đánh giá chung 68
2.5.1 Kết quả đạt được 68
2.5.2 Tồn tại, hạn chế 70
2.5.3 Một số nguyên nhân chủ yếu 71
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN HUYỆN HẢI LĂNG,TỈNH QUẢNG TRỊ 73
3.1 Định hướng giải pháp 73
3.1.1 Định hướng chung 73
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 103.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Quỹ HTND tỉnh Quảng Trị 74
3.2.1 Đào tạo bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ Quỹ 74
3.2.2 Hoàn thiện quản lý huy động vốn 75
3.2.3 Hoàn thiện quy trình, nghiệp vụ quản lý, điều hành Quỹ HTND 75
3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát 76
3.2.5 Tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, hoạt động và hiệu quả của Quỹ HTND 77
3.2.6 Đẩy mạnh hoạt động phối hợp với UBND và các cơ quan, sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh 78
3.2.7 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý Quỹ 79
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
1 Kết luận 80
2 Kiến nghị 81
2.1 Quỹ HTND Trung ương 81
2.2 UBND tỉnh Quảng Trị 82
2.3 Sở Kế hoạch đầu tư và Sở tài chính 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng nguồn Quỹ HTND tỉnh Quảng Trị qua các năm 37Bảng 2.2: Tăng trưởng nguồn vốn của Quỹ HTND tỉnh Quảng Trị giai đoạn
2014-2016 43Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn Quỹ HTND tỉnh Quảng Trị, (giai đoạn 2014-2016) 45
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay của Quỹ HTND tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-201650
Bảng 2.5: Tỷ lệ dư nợ cho vay/ tổng nguồn xây dựng của Quỹ HTND tỉnh
Quảng Trị giai đoạn 2014-2016 52Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ quá hạn Quỹ HTND tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016 53Bảng 2.7: Thu nợ gốc của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-
2016 55Bảng 2.8: Tỷ lệ thu hồi gốc so với dư nợ của Quỹ HTND tỉnh Quảng Trị,Giai
đoạn 2014- 2016 56
Bảng 2.9: Kết quả thu phí Quỹ HTND HND tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016 58Bảng 2.10: Chi phí của Quỹ HTND tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2014 – 2016 60Bảng 2.11: Công tác kiểm tra của Quỹ HTND tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2014-
2016 63TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 12DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 2.1: Cơ cấu quản lý của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Trị 39
Hình 2.2: Bộ máy tổ chức Quỹ HTND tỉnh Quảng Trị 39Hình 2.3: Quy trình tổ chức hoạt động kiểm tra của Quỹ HTND tỉnh Quảng Trị61Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ phân bổ kết quả thu phí Quỹ HTND tỉnh Quảng Trị giai đoạn
2014-2016 59TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 13PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp với tỷ lệ dân cư nông thôn chiếm gần70% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, là lượng trực tiếp sản xuất nông
- lâm - ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề Nông dân, nông nghiệp
và nông thôn nước ta có vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giànhđộc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng Chủ nghĩa xã hội Phát triển nông
nghiệp, nông thôn, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân
là nhiệm vụ chiến lược và là cơ sở đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị - xã hội của
đất nước Được Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương quan tâm và tạo điều
kiện, Quỹ Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân Việt Nam đã được thành lập theoQuyết định số 80-QĐ/HND, ngày 02/3/1996 của Ban Thường vụ Trung ương HộiNông dân Việt Nam Quỹ HTND ra đời nhằm hỗ trợ vốn ưu đãi cho hội viên nôngdân, nhất là hội viên nông dân nghèo phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thunhập, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu Một trong những điểm nhấn củaQuỹ HTND là đổi mới căn bản phương thức hỗ trợ cho nông dân vay vốn phát triểnsản xuất kinh doanh theo mô hình dự án thay cho vay theo hộ hay nhóm hộ nhỏ lẻ đểxây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết, hợp tác, nhóm hộ, trang trại, doanh nghiệpnhỏ… Lúc mới ra đời Quỹ Hỗ trợ nông dân được tổ chức ở 04 cấp (TW, tỉnh, huyện,xã), Quỹ HTND mỗi cấp trực thuộc Hội Nông dân cấp đó quản lý Từ ngày 11/9/2013,thực hiện Hướng dẫn số 841-HD/HNDTW của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nôngdân Việt Nam về vận động và quản lý nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân do Hội Nôngdân cấp xã vận động được, Quỹ Hỗ trợ nông dân được tổ chức ở 03 cấp (Trung ương,tỉnh, huyện) và không thành lập Quỹ HTND ở cấp xã
Dưới sự chỉ đạo của Ban Điều hành Quỹ HTND TW thuộc Hội Nông dân Việt
Nam Từ khi thành lập đến nay, Quỹ HTND tỉnh Quảng Trị đã hỗ trợ, giúp đỡ hộiviên nông dân trong toàn tỉnh xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế, góp phần
xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho nhiều lao động; phát triển các hình thức kinh tế
tập thể ở nông thôn; thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất nôngTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 14nghiệp, khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh, gópphần thực hiện thắng lợi các mục tiêu về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thônmới, nâng cao đời sống hội viên nông dân và xây dựng Hội từ cơ sở đến tỉnh vữngmạnh Tuy nhiên, hoạt động quản lý của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Trị vẫn cònmột số vấn đề tồn tại như: Tốc độ tăng trưởng vốn hàng năm còn thấp; quy mô nguồnvốn của quỹ còn khá khiêm tốn so với các tỉnh khác; trình độ của cán bộ Hội làmcông tác quản lý quỹ còn hạn chế do kiêm nhiệm; việc quản lý, điều hành chưa cụthể, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân còn chưa được
thường xuyên Bên cạnh đó, các hoạt động hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, tư vấn về cácphương án sản xuất cho hội viên nông dân sử dụng hiệu quả vốn vay từ Quỹ HTND
hiệu quả chưa cao; các mô hình kinh tế xây dựng được còn nhỏ bé, tầm ảnh hưởng
chưa sâu rộng; chưa lồng ghép, phát huy tốt các chương trình dự án khác của Hội với
hoạt động hỗ trợ vốn trong việc tham gia thực hiện các chương trình phát triển nôngnghiệp, xây dựng nông thôn mới Xuất phát từ những tồn tại, hạn chế trong công tácquản lý Quỹ HTND tỉnh những năm vừa qua, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài“Hoàn
thi ện công tác quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân của tỉnh Quảng Trị”.
2 Câu hỏi nghiên cứu
- Có các lý thuyết, lý luận nào về quản lý Quỹ hỗ trợ cho các hoạt động liên
quan đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân?
- Có những bài học kinh nghiệm nào trong quản lý Quỹ HTND?
- Có những tồn tại, hạn chế gì trong quản lý Quỹ HTND tỉnh Quảng Trị vàtìm ra những nguyên nhân của tồn tại hạn chế đó?
- Cần có các giải pháp nào để khắc phục tồn tại, yếu kém đồng thời hoànthiện công tác quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tại Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị?
3 Mục tiêu nghiên cứu 3.1 Mục tiêu chung
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý Quỹ HTND tỉnh Quảng Trị tronggiai đoạn 2014-2016, từ đó đề xuất những giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý
Quỹ HTND của tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 153.2 Mục tiêu cụ thể
-Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận chung về quản lý, quản lý Quỹ HTND
- Phân tích thực trạng công tác quản lý Quỹ HTND tại Hội Nông dân tỉnhQuảng Trị Từ đó đánh giá kết quả đạt được và chỉ rõ những nguyên nhân, hạn chếcòn tồn tại trong hoạt động quản lý Quỹ HTND tỉnh Quảng Trị
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Quỹ HTND tạitỉnh Quảng Trị trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
hoạt động quản lý Quỹ HTND tỉnh (quản lý việc huy động nguồn vốn, quản lý hoạt
động cho vay, quản lý thu hồi vốn, quản lý tài chính)
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu quá trình hình thành, hoạt động quản lý củaQuỹ HTND tỉnh Quảng Trị, trong đó tập trung đánh giá thực trạng công tác quản lýQuỹ HTND của Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý Quỹ HTND
trong giai đoạn 2014 – 2016
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
5 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp thu thập số liệu
* Thu thập số liệu thứ cấp
+ Tổng hợp các tài liệu, văn bản, số liệu từ các báo cáo về hoạt động QuỹHTND, báo cáo công tác Hội và phong trào nông dân của Hội Nông dân tỉnh, báocáo tình hình kinh tế xã hội của UBND tỉnh Quảng Trị, các tài liệu liên quan đến đề
tài đã được công bố từ năm 2014-2016
- Thu thập thông tin từ các tài liệu lưu hành trong hệ thống Hội Nông dân ViệtNam về hoạt động Quỹ HTND các cấp, báo, internet
- Thu thập các văn bản pháp quy, văn bản hành chính Nhà nước về chủ
trương, chính sách hỗ trợ, chương trình đầu tư phát triển cho nông nghiệp, nông
dân, nông thôn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 165.2 Công cụ xử lý số liệu
Các số liệu sau khi thu thập được kiểm tra và nhập vào máy tính, sau đó dùngphần mềm excel để xử lý
5.3 Phương pháp phân tích 5.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là phân tích, tổng hợp, thống kê mô tả số liệu
bằng cách tập hợp các báo cáo, phân tích các số liệu thống kê nhằm rút ra những nétnổi bật, những đặc điểm qua các năm để nhận định và đánh giá hiện trạng, đặc điểmcủa quá trình hoạt động, quản lý Quỹ HTND
5.3.2 Phương pháp so sánh
Phương pháp này nhằm đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng đã được lượng
hóa có cùng một nội dung, tổ chức tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến
động, đánh giá kết quả quản lý Quỹ HTND theo thứ tự thời gian
- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm
- Phương pháp so sánh gồm các dạng:
+ So sánh các nhiệm vụ kế hoạch
+ So sánh qua các giai đoạn khác nhau
+ So sánh các đối tượng tương tự
* Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian
Dùng phương pháp này để nghiên cứu sự biến động về nguồn huy động vốn
của quỹ HTND qua các năm Sử dụng các chỉ tiêu: Tốc độ phát triển, tốc độ tăng
trưởng bình quân, liên hoàn để phân tích các bảng số liệu…
6 Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm các phần: Phần mở đầu, nội dung nghiên cứu, kết luận vàkiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục Phần nội dung nghiên cứu có 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý Quỹ HTNDChương 2: Thực trạng công tác quản lý Quỹ HTND tỉnh Quảng TrịChương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Quỹ HTND tỉnh Quảng Trị
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 17PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN1.1 Cơ sở lý luận lý luận về Quỹ hỗ trợ nông dân
1.1.1 Quan niệm về Quỹ hỗ trợ nông dân, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động
Quan niệm về Quỹ HTND: “Quỹ HTND được quan niệm là quỹ tài chính
ngoài ngân sách do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thành lập, tổ chức và quản
lý trên cơ sở các quyết định của Thủ tướng Chínhphủ”.[4, tr5]
Nguồn tài chính hình thành Quỹ HTND gồm: “Vốn được từ Ngân sách nhà
nước (bao gồm ngân sách trung ương và đia phương); vận động cán bộ, hội viên
nông dân; cán bộ công nhân viên chức, cán bộ, sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệptrong lực lượng vũ trang, các hộ phi nông nghiệp, các doanh nghiệp, các tổ chức và
cá nhân trông và ngoài nước ủng hộ, cho mượn không lãi hoặc lãi suất thấp; vốn
tiếp nhận từ các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức và người nước
ngoài giúp đỡ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam; vốn uỷ thác của Nhànước, của các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ cho phát triển nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam; vốn tự bổ sung hàng năm và các nguồn hợp pháp theo quy địnhhiện hành.[7, tr 23-24]
Mục tiêu hoạt động của Quỹ HTND: Hỗ trợ, giúp đỡ hội viên nông dân xây
dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế nhằm xóa đói giảm nghèo; nângcao quy mô sản xuất và sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề; góp phần chuyểndịch cơ cấu kinh tế và phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn; tạo việc
làm, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông
nghiệp, khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng để tạo ra các loại nông sảnhàng hóa, dịch vụ đạt chất lượng, hiệu quả cao Tạo điều kiện để Hội Nông dân Việt
Nam đẩy mạnh hoạt động, tuyên truyền, tập hợp nông dân, thực hiện thắng lợi cácchương trình phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp,
xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân và xây dựng Hội vữngmạnh.[7, tr 22-23]
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 18Cơ chế hoạt động của Quỹ: Quỹ HTND hoạt động như một Quỹ tín dụng:
huy động vốn, cho vay vốn, bảo toàn vồn và phát triển quỹ … Tuy nhiên, QuỹHTND không được huy động vốn và vay vốn dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm, phát
hành kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, vay thương mại của các tổ chức, cá nhân nhưhoạt động của các tổ chức tín dụng
Quỹ HTND cho vay không thu lãi mà chỉ thu một phần phí nhỏ để trang trải,
bù đắp chi phí quản lý Quỹ HTND không được sử dụng nguồn vốn hoạt động để
thực hiện các mục đích kinh doanh tiền tệ, đầu tư chứng khoán, kinh doanh bất
động sản, đầu tư tài chính và các hoạt động kinh doanh khác
Việc cho vay vốn Quỹ HTND dựa trên tín chấp, uy tín của các hộ hội viênchứ không bắt buộc phải thế chấp tài sản
Nguyên tắc hoạt động của Quỹ: Hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân không vì
mục đích lợi nhuận nhưng phải bảo toàn, phát triển vốn và bù đắp chi phí quản lý
Tự chịu trách nhiệm về hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân trước pháp luật; tuânthủ các quy định về nghiệp vụ tài chính, tín dụng theo quy định hiện hành của Nhà
nước.[7, tr 23]
1.1.2 Vai trò và nhiệm vụ của Quỹ Hỗ trợ nông dân
Quỹ HTNN có các vai trò chính sau:
* Vai trò phát triển kinh tế:
Là một trong những phương tiện hữu hiệu để Hội Nông dân Việt Nam hỗ trợ,
hướng dẫn hội viên, nông dân xây dựng, hình thành mô hình kinh tế tập thể, các
hình thức liên kết trong sản xuất, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của nền nông nghiệphàng hóa trong thời kỳ hội nhập quốc tế
* Vai trò xã hội:
Các dự án được triển khai: tạo việc làm thường xuyên và thời vụ cho nhiều
lao động, tạo thu nhập ổn định và nâng cao mức sống cho các hộ hội viên nông dân
tham gia dự án; góp phần xây dựng xã hội ổn định, bảo vệ trị an; góp phần thay đổinhận thức của nông dân về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nông, lâm, ngưnghiệp Thông qua các hoạt động của dự án, có thể trực tiếp và gián tiếp, tuyêntruyền tới hội viên nông dân về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước.[4, tr 6]
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 19* Vai trò đối với tổ chức Hội Nông dân:
Thông qua việc thực hiện các dự án vay vốn từ Quỹ HTND, nông dân tích cực
tham gia các phong trào thi đua do Hội phát động như: phong trào thi đua sản xuất
kinh doanh giỏi; thi đua xây dựng nông thôn mới; tham gia đảm bảo quốc phòng – an
ninh địa phương Qua hoạt động quỹ HTND, trình độ năng lực của cán bộ Hội các
cấp được nâng lên về nhiều mặt như: tổ chức chỉ đạo, quản lý điều hành, am hiểu sâu
hơn về nguyên tắc quản lý và sử dụng tiền vốn, về xây dựng mô hình kinh tế phát
triển sản xuất Các dự án Quỹ HTND được triển khai cũng tạo điều kiện để HộiNông dân Việt Nam đẩy mạnh hoạt động, tuyên truyền, tập hợp nông dân, thực hiệnthắng lợi các chương trình phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước về phát triển nôngnghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân và xây dựng tổ chứcHội vững mạnh.[4, tr 6-7]
1.2 Một số vấn đề lý luận về quản lý và quản lý Quỹ HTND 1.2.1 Quan niệm về quản lý, đặc điểm, chức năng, mục tiêu quản lý 1.2.1.1 Quan niệm về quản lý
“Quản lý là một dạng hoạt động đặc biệt quan trọng của con người”[13, tr
11], có nội dung rộng lớn, đa dạng và phức tạp Vì vậy, tiếp cận dưới nhiều góc độkhác nhau, quan niệm về quản lý cũng khác nhau:
Mary Parker Follett định nghĩa:“Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc
của bạn được hoàn thành thông qua người khác”[13, tr 11] Như vậy, theo quan
điểm này nhà quản lý đạt được các mục tiêu của tổ chức bằng cách sắp xếp, giao
việc cho những người khác thực hiện chứ không phải hoàn thành công việc bằngchính mình
F.W Taylor, từ góc độ kinh tế - kỹ thuật lại cho rằng: “Quản lý là hoàn thành
công việc của mình thông qua người khác và biết được một cách chính xác họ đãhoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”.[13, tr 11]
Henrry Fayol là người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình, cho rằng:
“Quản lý lý hành chính là dự toán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển và phối hợp
kiểm tra”.[13, tr 11]
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 20C.I.Barnarrd, tiếp cận quản lý từ góc độ của lý thuyết hệ thống, ông chorằng: “Quản lý không phải là công việc của tổ chức mà là công việc chuyên môn
để duy trì và phát triển của tổ chức Điều quyết định đối với sự tồn tại của một tổ
chức đó là sự sẵn sàng hợp tác, sự thừa nhận mục tiêu chung và khả năng thông
tin”.[13, tr 11]
J.H Donnelly, James Gibson và J.M Ivancevich cho rằng: “Quản lý là mộtquá trình do một người hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động củanhững người khác để đạt được kết quả mà một người hành động riêng rẽ không thể
nào đạt được” [13, tr 12]
Stephan Robbins quan niệm: “Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh
đạo và kiểm soát những hành động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất
cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra” [13, tr 12]
Như vậy: “Quản lý là tác động có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình của
chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý để phối hợp các nguồn lực nhằm thực hiệnmục tiêu của tổ chức trong điều kiện môi trường biến đổi” “….Quản lý là một hệthống bao gồm những nhân tố cơ bản: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, mục tiêuquản lý, công cụ, phương tiện quản lý, cách thức quản lý (có ý thức, bằng quyềnlực, theo quy trình) và môi trường quản lý Những nhân tố đó có quan hệ và tác
động lẫn nhau để hình thành nên quy luật và tính quy luật quản lý…” [13, tr 17]
1.2.1.2 Đặc điểm của quản lý
Quản lý có những đặc điểm cơ bản sau:
- Quản lý là hoạt động mang tính tất yếu và phổ biến
Khi con người cùng tham gia hoạt động với nhau thì tất yếu phải có tác nhân
quản lý nếu muốn đạt tới trật tự và hiệu quả Chính vì vậy, hoạt động quản lý tồn tại
như một tất yếu ở mọi loại hình tổ chức khác nhau.[13, tr 18]
- Hoạt động quản lý biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người
“Thực chất của quan hệ giữa con người với con người trong quản lý là quan
hệ giữa chủ thể quản lý (người quản lý) và đối tượng quản lý (người bị quản lý)
Một trong những đặc trưng nổi bật của hoạt động quản lý so với các hoạtTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 21động khác là ở chỗ: Các hoạt động cụ thể của con người là biểu hiện của mối quan
hệ giữa chủ thể (con người) với đối tượng của nó (là lĩnh vực phi con người) Cònhoạt động quản lý dù ở lĩnh vực hoặc cấp độ nào cũng là sự biểu hiện của mối quan
hệ giữa con người với con người Vì vậy, tác động quản lý (mục tiêu, nội dung,
phương thức quản lý) có sự khác biệt so với các tác động của các hoạt độngkhác”.[13, tr 18]
- Quản lý là tác động có ý thức
“Chủ thể quản lý tác động tới đối tượng quản lý là những con người hiện
thực để điều khiển hành vi, phát huy cao nhất tiềm năng và năng lực của họ nhằmhoàn thành mục tiêu của tổ chức Chính vì vậy, tác động quản lý (mục tiêu, nội
dung và phương thức) của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý phải là tác động có
ý thức, nghĩa là tác động bằng tình cảm (tâm lý), dựa trên cơ sở tri thức khoa học
(khách quan, đúng đắn) và bằng ý chí (thể hiện bản lĩnh) Có như vậy chủ thể quản
lý mới gây ảnh hưởng tích cực tới đối tượng quản lý”.[13, tr 18]
- Quản lý là tác động bằng quyền lực
“Hoạt động quản lý được tiến hành trên cơ sở các công cụ, phương tiện và
cách thức tác động nhất định Tuy nhiên, khác với các hoạt động khác, hoạt độngquản lý chỉ có thể tồn tại nhờ ở yếu tố quyền lực Quyền lực là nhân tố giúp cho chủthể quản lý tác động tới đối tượng quản lý để điều khiển hành vi của họ Quyền lực
được biểu hiện thông qua các quyết định quản lý, các nguyên tắc quản lý, các chế
độ, chính sách ” [13, tr 19]
- Quản lý là tác động theo quy trình
“Hoạt động quản lý được tiến hành theo một quy trình: Lập kế hoạch, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm tra Đó là quy trình chung cho mọi nhà quản lý và mọi lĩnhvực quản lý Với quy trình như vậy, hoạt động quản lý được coi là một dạng lao
động mang tính gián tiếp và tổng hợp Nghĩa là nó không trực tiếp tạo ra sản phẩm
mà nhờ thực hiện các vai trò định hướng, thiết kế, duy trì, thúc đẩy và điều chỉnh để
từ đó gián tiếp tạo ra nhiều sản phẩm hơn và mang lại hiệu lực và hiệu quả cho tổchức”.[13, tr 20]
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 22- Quản lý là hoạt động để phối hợp các nguồn lực
“Thông qua tác động có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình mà hoạtđộng quản lý mới có thể phối hợp các nguồn lực bên trong và bên ngoài tổ chức
Các nguồn lực được phối hợp bao gồm: Nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực Nhờ
đó mà quản lý trở thành tác nhân quan trọng trong việc tạo nên sức mạnh tổng
hợp”.[13, tr 20]
- Quản lý nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu chung
“Hoạt động quản lý ngoài việc thoả mãn nhu cầu riêng của chủ thể thì điềuđặc biệt quan trọng là phải đáp ứng lợi ích của đối tượng Tuy nhiên, trong thực tiễn
quản lý, không phải bao giờ mục tiêu chung cũng được thực hiện một cách triệt để.Những xung đột về lợi ích giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý thường xuyêntồn tại, vì vậy, hoạt động quản lý xét đến cùng là phải đưa ra các cách thức để giảiquyết xung đột ấy, nhằm đạt được mục tiêu chung”.[13, tr 20]
- Quản lý là hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật.
“Tính khoa học của hoạt động quản lý thể hiện ở chỗ, các nguyên tắc quản
lý, phương pháp quản lý, các chức năng của quy trình quản lý và các quyết địnhquản lý phải được xây dựng trên cơ sở những tri thức, kinh nghiệm mà nhà quản lý
có được thông qua quá trình nhận thức và trải nghiệm trong thực tiễn Tính nghệ
thuật của hoạt động quản lý thể hiện ở quá trình thực thi các quyết định quản lýtrong thực tiễn và được biểu hiện trong việc vận dụng các phương pháp quản lý,việc lựa chọn các phong cách và nghệ thuật lãnh đạo Tính khoa học và nghệ thuậttrong quản lý không loại trừ nhau mà chúng có mối quan hệ tương tác, tương sinh
và được biểu hiện ra ở tất cả các nội dung của tác động quản lý”.[13, tr 20]
1.2.1.3 Chức năng của quản lý
Các chức năng quản lý để chỉ những nhiệm vụ lớn nhất và bao trùm nhấttrong hoạt động quản lý, gồm:
Hoạch định: “Là chức năng đầu tiên trong tiến trình quản lý, bao gồm: việc
xác định mục tiêu hoạt động, xây dựng chiến lược tổng thể để đạt mục tiêu, và thiết
lập một hệ thống các kế hoạch để phối hợp các hoạt động Hoạch định liên quan đếnTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 23dự báo và tiên liệu tương lai, những mục tiêu cần đạt được và những phương thức
để đạt được mục tiêu đó Nếu không lập kế hoạch thận trọng và đúng đắn thì dễ dẫnđến thất bại trong quản lý”.[13, tr 100]
Tổ chức: “Đây là chức năng thiết kế cơ cấu, tổ chức công việc và tổ chứcnhân sự cho một tổ chức Công việc này bao gồm: xác định những việc phải làm,
người nào phải làm, phối hợp hoạt động ra sao, bộ phận nào được hình thành, quan
hệ giữa các bộ phận được thiết lập thế nào và hệ thống quyền hành trong tổ chức đó
được thiết lập ra sao? Tổ chức đúng đắn sẽ tạo nên môi trường nội bộ thuận lợi thúcđẩy hoạt động đạt mục tiêu, tổ chức kém thì công ty sẽ thất bại, dù hoạch định
tốt”.[13, tr 132]
Lãnh đạo: “Một tổ chức bao giờ cũng gồm nhiều người, mỗi một cá nhân
có cá tính riêng, hoàn cảnh riêng và vị trí khác nhau Nhiệm vụ của lãnh đạo làphải biết động cơ và hành vi của những người dưới quyền, biết cách động viên,
điều khiển, lãnh đạo những người khác, chọn lọc những phong cách lãnh đạo phù
hợp với những đối tượng và hoàn cảnh cùng sở trường của người lãnh đạo, nhằmgiải quyết các xung đột giữa các thành phần, thắng được sức ỳ của các thành
viên trước những thay đổi Lãnh đạo xuất sắc có khả năng đưa công ty đến thành
công dù kế hoạch và tổ chức chưa thật tốt, nhưng sẽ chắc chắn thất bại nếu lãnh
đạo kém”.[13, tr 154]
Kiểm tra: “Sau khi đã đề ra những mục tiêu, xác định những kế hoạch, vạch
rõ việc xếp đặt cơ cấu, tuyển dụng, huấn luyện và động viên nhân sự, công việc cònlại vẫn còn có thể thất bại nếu không kiểm tra Công tác kiểm tra bao gồm việc xác
định thành quả, so sánh thành quả thực tế với thành quả đã được xác định và tiến
hành các biện pháp sửa chữa nếu có sai lệch, nhằm bảo đảm tổ chức đang trên
đường đi đúng hướng để hoàn thành mục tiêu”.[13, tr 163]
Trong thực tế, mỗi tổ chức đều có những đặc điểm về môi trường, xã hội,ngành nghề, quy trình công nghệ khác nhau … nên các hoạt động quản lý cũng có
sự khác nhau Nhưng những cái khác nhau đó chỉ là khác nhau về mức độ phức tạp,
phương pháp thực hiện, chứ không khác nhau về bản chất
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 24Với nhà quản lý, mục tiêu quản lý là cái đích phải đạt tới sau một quá trìnhphấn đấu thực hiện hàng loạt các chức năng, các phương pháp quản lý.
1.2.2 Quan niệm, nội dung quản lý của Quỹ HTND 1.2.2.1 Quan niệm về quản lý của Quỹ HTND
Từ quan niệm chung về quản lý nêu trên, áp dụng đối với Quỹ HTND có thểnói: Quản lý của Quỹ HTND là sự tác động của chủ thể quản lý Quỹ HTND lên đối
tượng quản lý Quỹ HTND trong quá trình tiến hành các hoạt động của Quỹ nhằmđạt được các mục tiêu đề ra với kết quả cao nhất
Chủ thể quản lý Quỹ HTND là cơ quan Hội Nông dân, cụ thể là Ban điềuhành Quỹ HTND
* Đối tượng quản lý của Quỹ HTND:
Ban điều hành Quỹ HTND cấp dưới; Cán bộ ban điều hành Quỹ HTND;Người vay vốn từ Quỹ HTND; Nguồn vốn Quỹ HTND; Các trang thiết bị phục vụ
công tác quản lý Quỹ HTND
* Bộ máy tổ chức thực hiện quản lý Quỹ HTND
Cơ cấu tổ chức: Ban điều hành Quỹ HTND cấp nào do Ban Thường vụ Hội
Nông dân cấp đó quyết định thành lập và bổ nhiệm các chức danh trên cơ sở tổ chức
bộ máy và biên chế được giao Cơ cấu tổ chức của Ban điều hành Quỹ HTND ởmỗi cấp gồm: Giám đốc, các Phó giám đốc, kế toán và bộ phận hoặc cán bộ chuyênmôn giúp việc.[7, tr 29]
Cán bộ, nhân viên Ban điều hành Quỹ HTND các cấp làm việc theo chế độchuyên trách hoặc kiêm nhiệm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 25Nhiệm vụ của Ban điều hành Quỹ HTND:
“Tiếp nhận nguồn vốn ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương giao; huyđộng vốn đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước với
các hình thức ủng hộ, cho mượn không lãi hoặc lãi suất thấp
+ Tiếp nhận và quản lý nguồn vốn tài trợ, viện trợ, vốn uỷ thác (toàn phầnhoặc từng phần) từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phục vụ cho cáchoạt động xây dựng và nhân rộng các mô hình hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế,giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống
+ Tổ chức thẩm định, tái thẩm định hồ sơ đề nghị vay vốn của người vay vàthực hiện cho vay, thu nợ theo quy định
+ Quản lý vốn và tài sản của Quỹ theo quy định của pháp luật
+ Thực hiện các dịch vụ chuyển tải vốn, dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ hỗ trợvốn khác do Ban Thường vụ Hội Nông dân các cấp giao
+ Phối hợp với các đơn vị và cá nhân tổ chức các hoạt động tập huấn,chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, tham quan trao đổi kinh nghiệm trong và
ngoài nước giúp người vay sử dụng vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả cao
+ Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý điều hành cho độingũ cán bộ tham gia công tác quản lý, điều hành Quỹ
+ Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định củapháp luật và của Hội
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp có thẩm quyền giao”.[7, 40-41]
Quyền hạn của Ban điều hành Quỹ:
+ Tổ chức vận động, quản lý và sử dụng các nguồn vốn theo quy định của
Nhà nước và Điều lệ này
+ Được quyền lựa chọn các dự án, phương án để trình Ban Thường vụHội Nông dân cùng cấp quyết định việc hỗ trợ; uỷ thác hỗ trợ
+ Được thuê các tổ chức, chuyên gia tư vấn để xem xét, thẩm định một số
dự án, phương án vay vốn, xin hỗ trợ, tài trợ của Quỹ; đào tạo bồi dưỡng cán bộquản lý, điều hành Quỹ, khi được Ban Thường vụ Hội Nông dân cùng cấp đồng ý.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 26+ Được yêu cầu các đơn vị, cá nhân có dự án, phương án đang đượcQuỹ xem xét hỗ trợ hoặc đã được hỗ trợ cung cấp các thông tin có liên quan
về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tín dụng
+ Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn và những vấn đề
liên quan đến việc sử dụng vốn của Quỹ
+ Được xem xét cho gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn đối với người vaynguồn vốn thuộc thẩm quyền điều hành
+ Đình chỉ việc hỗ trợ vốn hoặc thu hồi vốn trước hạn đối với các trườnghợp người vay vi phạm cam kết với Quỹ, đồng thời đề nghị chính quyền và cácngành liên quan hỗ trợ để thu hồi vốn hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật
+ Từ chối yêu cầu cung cấp thông tin, nguồn tài chính, nhân lực của Quỹcho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào nếu những yêu cầu đó trái với quy định của phápluật và quy định của Quỹ
+ Quan hệ trực tiếp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thựchiện các nhiệm vụ của Quỹ.[7, tr 41-42]
- Giám đốc Quỹ HTND: Là người đại diện theo pháp luật trong các hoạt độngcủa Quỹ; chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Hội Nông dân Việt Nam cùng cấp,
cơ quan quản lý nhà nước về tài chính cùng cấp và trước pháp luật về việc điều hành
hoạt động Quỹ; là đại diện pháp nhân của Quỹ trước pháp luật trong việc tranh tụng,tranh chấp, thanh lý, giải thể và trong các quan hệ liên quan đến hoạt động củaQuỹ.[7, tr 42-43]
- Các mối quan hệ của Quỹ Hỗ trợ nông dân:
+ Mối quan hệ với Ban Thường vụ Hội Nông dân các cấp: “Quỹ Hỗ trợ nôngdân các cấp chịu sự lãnh đạo, quản lý của Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp trên và
sự lãnh đạo quản lý trực tiếp của Ban Thường vụ Hội Nông dân cùng cấp và cấptrên”.[7, tr 44]
+ Mối quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước về tài chính: Quỹ Hỗ trợ nôngdân các cấp chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của cơ quan tài chính cùng cấp vàcấp trên.[7, tr 44]
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 27+ Mối quan hệ giữa Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp: Ban điều hành Quỹ hỗ trợnông dân cấp dưới chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ và kiểm tra, kiểm soátcủa Ban điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân cấp trên.[7, tr 45]
1.2.2.2 Nội dung quản lý của Quỹ HTND
(1) Qu ản lý việc huy động nguồn vốn
* Thành lập Ban vận động Quỹ các cấp:
Ban Thường vụ Hội Nông dân các cấp có trách nhiệm chủ động báo cáo, đềxuất với cấp uỷ, chính quyền cùng cấp xin chủ trương về việc tổ chức các hình thứcvận động xây dựng Quỹ HTND thông qua Ban vận động Quỹ
Để công tác vận động xây dựng Quỹ HTND đạt kết quả tốt, Hội Nông dânnên đề xuất đồng chí lãnh đạo cấp uỷ hoặc UBND cùng cấp làm trưởng ban vậnđộng, số lượng thành viên Ban vận động tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của từng địaphương nhưng cần quan tâm đến hiệu lực, hiệu quả
* Quản lý phiếu vận động quỹ:
Hội Nông dân các tỉnh phát hành các loại phiếu vận động quỹ theo mẫuthống nhất trên toàn quốc, gồm: phiếu ủng hộ, mượn và vay Các phiếu này do Chủtịch Hội nông dân tỉnh ký được sử dụng như là chứng từ gốc
* Nguồn vốn hoạt động của Quỹ được hình thành từ:
- Nguồn vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân được hình thành từ 6 nguồn sau:
“Vốn được cấp từ ngân sách Nhà nước (bao gồm ngân sách trung ương và ngânsách địa phương); Vận động cán bộ, hội viên nông dân, cán bộ công nhân viên
chức, cán bộ, sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong lực lượng vũ trang, các hộphi nông nghiệp, các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước ủng
hộ, cho mượn không lãi hoặc lãi suất thấp; Vốn tiếp nhận từ các nguồn tài trợ củacác tổ chức quốc tế, các tổ chức và người nước ngoài giúp đỡ phát triển kinh tế - xãhội nông thôn Việt Nam; Vốn ủy thác của Nhà nước, của các tổ chức trong và ngoài
nước tài trợ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; Vốn tự bổ sung hàng năm; Các
nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.[17]
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 28(2) Qu ản lý việc cho vay vốn
a- Kế hoạch cho vay
Dựa trên tổng nguồn vận động được theo năm hoặc theo thời từng thời kỳ,vốn được Hội cấp trên uỷ thác và thời gian đến hạn của các dự án đang triển khai;
đầu năm Ban điều hành Quỹ các cấp xây dựng kế hoạch cho vay vốn tại cấp mình
Kế hoạch đặt ra đảm bảo sử dụng tối đa nguồn vốn đang có, tránh ứ đọng lâungày (30 ngày) gây lãng phí
Trong giai đoạn hiện nay, vốn Quỹ HTND TW chỉ cho vay theo dự án, Quỹ
HTND cấp tỉnh, huyện cho vay theo dự án hoặc cho vay đơn lẻ tới từng hộ hội viên
b- Xây dựng dự án, lập hồ sơ vay vốn
* Người vay vốn, tham gia dự án phải thuộc đối tượng được vay vốn Quỹ
HTND:
+ Hộ gia đình hội viên nông dân tự nguyện tham gia dự án nhóm hộ vay vốnphát triển sản xuất, kinh doanh theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Hội Nông dân các cấp;
+ Tổ hợp tác của hội viên nông dân, Hợp tác xã nông nghiệp có ký Hợp
đồng hoặc Thoả thuận hợp tác với Hội Nông dân về việc hỗ trợ nông dân, nhất là hộ
nghèo, hộ cận nghèo trong vùng tổ chức sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm,giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập;
+ Các đối tượng khác khi có quyết định của Ban Thường vụ Trung ương Hội
Nông dân Việt Nam
* Người vay phải có đủ các điều kiện sau đây để được vay vốn Quỹ HTND:
+ Đối với hộ gia đình: Chủ hộ gia đình hoặc người đại diện hộ gia đình phải
là hội viên Hội Nông dân Việt Nam Đối với thành viên Tổ hợp tác, thành viên Hợptác xã phải do hội viên Hội Nông dân sáng lập
+ Người vay phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và
chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, cụ thể:
+ Có địa chỉ cư trú hợp pháp, Chủ hộ hoặc người đại diện của hộ phải có đủnăng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân
sự được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi Quỹ Hỗ trợ nông dân cho vay xác nhận
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 29+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
+ Có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, được Ủy bannhân dân cấp xã xác nhận và được cấp Hội có thẩm quyền phê duyệt [17]
* Vốn vay phải được người vay triển khai trong các lĩnh vực, ngành nghề cụ thể sau: “Sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; phát triển ngành nghề, tiểu thủ
công nghiệp; Chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản và muối; Kinh doanhcác sản phẩm, dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm, thuỷ sản, diêm nghiệp, ngànhnghề và đời sống nông dân”.[7, tr 54]
* Dự án vay vốn:
Quỹ HTND cho vay theo các dự án, gồm hai hình thức là: Dự án nhóm các
hộ hội viên nông dân và dự án của các tổ hợp tác, hợp tác xã Đặc biệt, các dự ánvay vốn Quỹ HTND đều được tín chấp bằng uy tín của Hội Nông dân cấp xã, chứkhông sử dụng bất kì tài sản thế chấp nào
Quỹ HTND áp dụng 02 loại cho vay với các dự án: “Cho vay ngắn hạn là cáckhoản vay có thời hạn đến 12 tháng; Cho vay trung hạn là các khoản cho vay cóthời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng.[10, tr 2]
“Thời hạn cho vay được căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay; chu kỳ sản
xuất, kinh doanh; khả năng tài chính của người vay; nguồn vốn của QuỹHTND”.[10, tr 2-3]
+ Dự án Nhóm hộ là tổng các phương án sản xuất kinh doanh của các hộ hộiviên có nhu cầu vay vốn, thuộc đối tượng được vay vốn Quỹ HTND như đã nêu ở
trên, được xây dựng theo mẫu như sau:
+ Chủ dự án có thể là Chủ tịch, phó chủ tịch hoặc người tham gia thực hiện
dự án được các hộ khác bầu chọn
+ Các hộ tham gia dự án phải cùng mục đích sản xuất và có địa điểm sảnxuất liền kề hoặc gần với nhau
+ Một dự án tối thiểu có 10 hộ tham gia
+ Số vốn đề nghị vay của một dự án tối thiểu là 300.000.000 đồng, tối đakhông quá 1 tỷ đồng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 30+ Dự án cho vay tổ hợp tác, hợp tác xã do Ban quản lý, Ban chủ nhiệm xây dựng:+ Chủ dự án là người đứng đầu tổ chức, hoặc người được uỷ quyền đại diệntheo pháp luật.
* Hồ sơ vay vốn:
- Với dự án vay nhóm hộ, hồ sơ bao gồm:
+ Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất kinh doanh do đại diện hộ
gia đình lập Các giấy đề nghị của các hộ tham gia cùng một dự án phải cùng chung
một mục đích đầu tư
+ Biên bản họp các thành viên tổ vay vốn
+ Dự án chung của nhóm hộ vay vốn Dự án chung cũng chính là tổng các
phương án sản xuất kinh doanh của các hộ tham gia dự án đã nêu trong Giấy đề
nghị vay vốn Vì vậy, khi xây dựng dự án không được thoát ly khỏi các phương án
đã nêu
+ Danh sách các hộ vay vốn Lưu ý mẫu này cần có xác nhận của UBNDcấp xã trực tiếp triển khai dự án
+ Tờ trình đề nghị vay vốn của Hội Nông dân các cấp liên quan
+ Biên bản thẩm định dự án của Hội Nông dân cấp có thẩm quyền
- Với dự án vay theo tổ hợp tác, hợp tác xã, hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản bổ nhiệm hoặc cử người đứng đầu tổ chức theo quy định của điều
lệ tổ chức hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền
+ Giấy chứng nhận kinh doanh
+ Văn bản uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật (nếu có)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 31+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh từng thời kỳ.
+ Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh kỳ gần nhất
+ Báo cáo quyết toán tài chính 2 năm liền kề
- Người vay cần điền đầy đủ thông tin vào các giấy tờ trong hồ sơ vay vốnbằng một loại mực xanh hoặc đen, không dùng mực đỏ và ký đúng chữ ký Trong
trường hợp người vay không biết chữ, có thể nhờ người khác viết hộ nhưng người
vay phải điểm chỉ vào Giấy đề nghị vay vốn, người viết không được ký thay Ngườithừa kế cũng phải ký hoặc điểm chỉ vào Giấy đề nghị vay vốn do người vay lập
- Người đứng tên vay vốn của hộ gia đình không được ký thay người thừa kế
và ngược lại Đối với các hộ đơn thân, không có người thừa kế thì không phải ký
vào phần người thừa kế
- Hồ sơ vay vốn của dự án phải đầy đủ các văn bản yêu cầu, mỗi văn bảnphải có đủ chữ ký của các bên liên quan và ký xác nhận của uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn (nếu có yêu cầu) theo mẫu
c- Thẩm định dự án trước khi cho vay
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn của Hội Nông dân cấp dưới, lãnh
đạo Quỹ HTND cấp có thẩm quyền phân công cán bộ thẩm định hồ sơ dự án, khi
cần thiết thì tổ chức tái thẩm định tại thực địa
- Quá trình thẩm định là quá trình đánh giá, kiểm tra tính khả thi, tính hiệuquả của dự án tại thực địa và kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ vay vốn
- Đơn vị hoặc cá nhân được giao trách nhiệm thẩm định phải lập biên bảnthẩm định theo mẫu và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết luận thẩm định
- Nếu dự án không đủ điều kiện cho vay, chậm nhất 10 ngày làm việc sau khicấp cuối cùng có thẩm quyền nhận hồ sơ phải thông báo cho người vay hoặc đơn vịlập hồ sơ xin vay vốn biết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 32d- Phê duyệt và giải ngân cho vay
- Sau khi tổ chức thẩm định dự án, nếu đủ điều kiện cho vay, QuỹHTND cáccấp lập tờ trình đề nghị Ban Thường vụ Hội Nông dân cùng cấp quyết định phêduyệt dự án cho vay
- Nếu dự án đủ điều kiện, căn cứ vào Quyết định phê duyệt của Ban thường
vụ Hội Nông dân, Ban điều hành Quỹ HTND cùng cấp triển khai giải ngân Có hai
phương án giải ngân:
* Giải ngân cho đơn vị nhận uỷ thác:
Căn cứ hệ thống tổ chức của Hội Nông dân và Quỹ HTND các cấp, Quỹ
HTND cấp trung ương và cấp tỉnh có thể uỷ thác cho Hội Nông dân cấp dưới tổchức giải ngân đến người vay
Giữa hai đơn vị trên phải ký hợp đồng uỷ thác cho vay vốn
* Giải ngân trực tiếp đến người vay:
- Người nhận tiền phải là người trực tiếp đứng tên trong Giấy đề nghị vayvốn kiêm phương án sản xuất
+ Khi nhận tiền, người vay phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc sổ hộkhẩu/hộ chiếu Trong trường hợp người vay không có chứng minh nhân dân thì phải
có xác nhận của địa phương
- Trường hợp người vay uỷ quyền cho người khác trong hộ nhận tiền thay thìphải có giấy xác nhận của UBND hoặc Giấy uỷ quyền hợp lệ
- Giữa người vay và Quỹ HTND trực tiếp cho vay cần có Hợp đồng vay vốnkèm phụ lục hợp đồng
- Đối chiếu, đảm bảo chữ ký của người vay trên tất cả các hồ sơ là thốngnhất, không tẩy xoá
- Quá trình giải ngân phải lập biên bản giải ngân
(3) Qu ản lý việc thu hồi nguồn vốn
Trang 33hạn trả nợ cuối cùng, nợ gốc còn lại, số phí trả trong kỳ
Khi thu phí, người trực tiếp thu phí cần ghi đầy đủ nội dung thu, số tiền thutheo quy định và ký nhận vào phụ lục hợp đồng vay vốn được lưu giữ kèm Hợpđồng vay vốn tại nhà người vay vốn
Phí thu tối đa 3 tháng/lần Mức phí cho vay cụ thể do Ban Thường vụTrung
ương Hội Nông dân Việt Nam quyết định tuỳ theo tình hình thực tế từng thời kỳ,
hiện nay là 0,7%/tháng, 8,4%/năm
* Thu gốc:
- Quỹ HTND cấp nào cho vay thì phải tiến hành thu trực tiếp từ người vay,
không được uỷ quyền cho Hội Nông dân cấp xã thu nợ gốc
- Trong trường hợp người vay trả nợ gốc trước khi đến hạn thì Hội Nông dâncấp xã phải báo cho Quỹ HTND cho vay biết để thu tiền và tất toán khoản vay theo
đúng quy định
- Trước khi đến hạn trả nợ 30 ngày, Quỹ HTND trực tiếp cho vay gửi thôngbáo nợ đến hạn cho Chủ tịch HND cấp xã, Chủ tịch HND cấp xã có trách nhiệm gửi
thông báo này đến từng người vay để chủ động trong việc trả nợ
- Việc thu nợ gốc phải đảm bảo thu đúng, thu đủ, chính xác, kịp thời theothời hạn thoả thuận trong Hợp đồng vay vốn
- Ngay sau khi thu nợ gốc, nếu là nguồn uỷ thác thì Quỹ HTND phải chuyểntrả Quỹ cấp trên và kịp thời triển khai lập dự án để cho vay chu kỳ mới, không đểtồn đọng vốn lâu
đảm bảo đúng quy định theo hướng dẫn của Bộ tài chính tại Thông tư số
69/2013/TT-BTC ngày 21/5/2013 về “Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối vớicác Quỹ HTND thuộc hệ thống Hội Nông dân Việt Nam”; theo đó:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 34* Thu nhập Quỹ HTND bao gồm:
- Phí thu cho vay từ các nguồn cho vay
- Phí nhận uỷ thác cho vay lại theo hợp đồng uỷ thác
- Lãi tiền gửi trên tài khoản của Quỹ HTND
- Các khoản thu hợp pháp khác.[3, tr3]
* Các chi phí từ thu nhập Quỹ HTND được quy định như sau:
- Chi cho hoạt động nghiệp vụ:
+ Trích lập Quỹ Dự phòng rủi ro: trích 0,9% trên số dư nợ tại thời
điểm 31/12 hàng năm
+ Chi nghiệp vụ khác theo thực tế hoạt động
- Chi quản lý và công vụ:
+ Chi công tác phí;
+ Chi mua sắm vật tư, thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm, tài liệu
+ Chi các dịch vụ thanh toán;
+ Chi khấu hao tài sản cố định;
+ Chi cước bưu điện, điện thoại;
+ Chi phí thuê tài sản, thiết bị phục vụ hoạt động Quỹ HTND;
+ Chi hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo
+ Chi giao dịch, tiếp khách theo quy định của pháp luật;
+ Chi công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán với hoạt động QuỹHTND;
+ Chi thu hồi các khoản nợ quá hạn;
+ Chi hỗ trợ các hoạt động của tổ chức Đảng, đoàn thể của QuỹHTND;
+ Chi hỗ trợ hoạt động của Hội và phong trào nông dân các cấp: Không vượtquá 10% tổng thu nhập của Quỹ HTND;
+ Chi nộp thuế, phí, lệ phí
+ Các khoản chi khác phù hợp với quy định của pháp luật
- Chi cho cán bộ, viên chức, người lao động của Quỹ HTND:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 35+ Chi lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản phải nộp theo
lương cho cán bộ, nhân viên làm việc trực tiếp tại Quỹ HTND tỉnh mà không thuộc
diện được hưởng lương do cơ quan Hội Nông dân tỉnh chi trả
+ Chi phụ cấp cho cán bộ thuộc biên chế của cơ quan Hội Nông dân tỉnh
được phân công trực tiếp quản lý, điều hành Quỹ HTND Mức chi tối đa không quá80% lương theo ngạch, bậc và phụ cấp của cán bộ đó hiện hưởng
+ Chi phụ cấp cho cán bộ tham gia quản lý, chỉ đạo Quỹ HTND và cán bộBan kiểm soát Quỹ HTND tỉnh Mức chi tối đa không quá 10% lương theo ngạch,bậc và phụ cấp của của cán bộ đó hiện hưởng
* Nếu tới 31/12 hàng năm, có phát sinh chênh lệch thu chi từ thu nhập QuỹHTND thì phân phối như sau:
- Trích 20% bổ sung Quỹ đầu tư phát triển
- Trích 02 quỹ: phúc lợi, khen thưởng tối đa bằng 03 tháng lương thực hiện
trong năm của Quỹ HTND
- Số còn lại bổ sung vào nguồn vốn hoạt động
(5) Ki ểm tra, kiểm soát Quỹ
“Ban Kiểm soát quỹ tối đa 03 (ba) thành viên Thành viên Ban Kiểm soát là
các cán bộ, chuyên viên am hiểu về lĩnh vực tài chính, tín dụng, đầu tư phát triểnnông nghiệp, nông thôn, hiểu biết pháp luật, không có tiền án, tiền sự và các tội
danh có liên quan đến hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật”.[7, tr 37]
“Ban Thường vụ Hội Nông dân mỗi cấp quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệmTrưởng ban và các thành viên của Ban Kiểm soát Quỹ Hỗ trợ nông dân cùng
cấp”.[7, tr 38]
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm soát các cấp: “Kiểm tra việc chấphành của Quỹ HTND đối với các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Trung ương Hội, Ban Thường vụ các cấp
Hội; kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ tài chính, kế toán
Định kỳ sáu tháng, một năm và theo vụ việc, Ban Kiểm soát có trách nhiệm báo cáoBan Thường vụ Hội Nông dân cùng cấp kết quả kiểm tra, giám sát hoạt động tài
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 36chính của Quỹ; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm giúp Ban Thường vụ HộiNông dân cùng cấp; lập báo cáo kiểm tra, kiểm soát hàng năm trình Ban Thường vụHội Nông dân cùng cấp phê duyệt và báo cáo Ban Thường vụ Hội Nông dân cấptrên trực tiếp.[7, tr 38]
Như vậy, có thể thấy việc quản lý tốt Ban kiểm soát có ý nghĩa trực tiếp tới
hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân 1.2.3.1 Điều kiện kinh tế - xã hội
Nền kinh tế phát triển, bền vững tác động to lớn và là cơ sở để các dự án Quỹ
HTND đạt hiệu quả Trong một nền kinh tế đa dạng và năng động, việc lựa chọn dự
án để triển khai thực hiện Quỹ HTND được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả Kinh
tế có phát triển, ổn định thì đầu ra cho sản phẩm của các dự án được đảm bảo hơn,cũng như khả năng thanh toán nợ gốc khi tới hạn của các hộ cũng được nâng cao
Một xã hội phát triển ổn định là cơ sở để có thể tập trung các nguồn lực tốtnhất cho việc triển khai các dự án Quỹ HTND Hơn nữa, xã hội có ổn định, thịnh
vượng thì mới tạo điều kiện tốt nhất để phát triển kinh tế, từ đó thúc đẩy hiệu quả
các dự án Quỹ HTND như đã đề cập ở trên
Ngày nay, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nông dân, nông thôn ViệtNam có nhiều cơ hội phát triển, song cũng tiềm ẩn không ít nguy cơ tác động xấu,
đó là diện tích đất sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp bị thu hẹp bởi các khu đô thị,
khu công nghiệp, dự án du lịch sinh thái, dịch vụ, cảng biển, v.v và đi liền theo đó
là tái định cư, việc làm, tệ nạn, là chuyển đổi ngành nghề nông thôn, biến đổi môitrường Tất cả các điều kiện trên đều là cơ hội cũng như thách thức tới công tác
quản lý Quỹ HTND, một kênh phân phối vốn cho người nông dân
1.2.3.2 Cơ chế, chính sách
Cơ chế, chính sách có vai trò to lớn và tiên quyết trong việc hình thành cũngnhư mọi hoạt động của Quỹ HTND Việt Nam Trong thời gian qua, Nghị quyết số
26 của BCH TW Đảng khoá X về Nông nghiệp - nông dân - nông thôn, Chỉ thị số
59 của Bộ chính trị (năm 2000) “Về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớiTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 37hoạt động của tổ chức HND trong thời kỳ CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn”,Kết luận số 61-KL/TW, ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đề
án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển
nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai
đoạn 2010-2020”, Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10/05/2011 của Thủ tướng
Chính phủ về việc “Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số Chương trình, Đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai
đoạn 2011-2020”đã tạo điều kiện thuận lợi về chủ trương định hướng và cơ chế
chính sách cho tổ chức Hội nói chung, trong đó có Quỹ HTND
Trong những năm qua, nhờ có các cơ chế, chính sách tích cực của Đảng và Nhà
nước, Quỹ HTND không ngừng được đổi mới, mở rộng, hoàn thiện và hiệu quả cả về
công tác quản lý, triển khai cũng như qui mô nguồn Quỹ (từ huy động vận động từnguồn ngân sách tới vận động, đóng góp của các thành phần tổ chức trong xã hội)
1.2.3.3 Chất lượng cán bộ
Cũng như tất cả các công tác khác, chất lượng cán bộ là nhân tố quan trọng
tác động tới chất lượng mọi hoạt động của Quỹ HTND Đặc biệt với đặc thù của tổ
chức Hội Nông dân với nhiệm vụ truyền thống là tuyên truyền, giáo dục về các
đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước chứ không phải tham gia
trực tiếp vào phát triển sản xuất kinh doanh trong đời sống của hội viên nông dân.Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ Hội còn rất bỡ ngỡ và mới mẻ với vai trò làm kinh tế,chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều hạn chế
Các cán bộ Hội cần đáp ứng được yêu cầu về nghiệp vụ chuyên môn: Tíndụng, kế toán, xây dựng dự án, quản lý dự án, ứng dụng công nghệ thông tin… cóphẩm chất đạo đức tốt; có bản lĩnh chính trị vững vàng khi tham gia công tác điềuhành Quỹ HTND
1.2.3.4 Trang thiết bị và công nghệ thông tin
Điều kiện và các thiết bị làm việc như: Máy tính, máy in, máy fax, mạng
internet, két sắt, tủ tài liệu, bàn làm việc…là những phương tiện cần thiết để nângcao hiệu quả quản lý, điều hành Quỹ HTND ở các cấp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 38Ngày nay, công nghệ thông tin là ứng dụng không thể thiếu và được áp dụngrộng rãi, phổ cập trong các hoạt động văn phòng, trong trao đổi, giao tiếp công việc.
Sử dụng hợp lý và hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin sẽ tiết kiệm thời gian,tiết kiệm chi phí, mang lại hiệu quả công việc to lớn
Với Quỹ HTND, việc sử dụng các phần mềm kế toán, phần mềm tín dụng,email, mạng LAN… hiệu quả giúp việc quản lý Quỹ trở lên đơn giản, thuận tiện
hơn rất nhiều Hơn nữa, trong bối cảnh tất cả các cơ quan khác đều sử dụng công
nghệ thông tin
1.2.3.5 Công tác kiểm tra, kiểm soát
Công tác kiểm tra, kiểm soát không những giúp tổ chức Hội Nông dân đánh
giá được những mặt còn tồn tại, hạn chế của hoạt động Quỹ HTND, từ đó có những
biện pháp khắc phục kịp thời mà còn đảm bảo hoạt động của Quỹ HTND an toàn,hiệu quả và lành mạnh
Quy chế kiểm tra, soát Quỹ HTND ở các cấp Hội do Ban Thường vụ HộiNông dân các cấp xây dựng và tổ chức kiểm tra, giám sát
Ban điều hành Quỹ HTND các cấp có chức năng kiểm soát nội bộ, kiểm traBan điều hành Quỹ cấp dưới
Sau khi kiểm tra, việc xử lý sai phạm nếu có như: Xâm tiêu, chiếm dụng, sửdụng vốn sai mục đích… cũng ảnh hưởng tới sự an toàn, lành mạnh của cả hệ thốngQuỹ các cấp
1.3 Cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm về Quản lý Quỹ HTND ở một số địa phương
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý Qũy HTND tỉnh Hải Dương
- Các cấp Hội làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa
phương trong tổ chức tuyên truyền và mở rộng các hình thức, đối tượng vận độngủng hộ xây dựng Quỹ Giao chỉ tiêu vận động lồng ghép vào Nghị quyết thi đuahàng năm để đơn vị cấp huyện phân bổ đến từng cơ sở Hình thức vận động trên
tinh thần tự nguyện đóng góp ủng hộ, vận động cán bộ công chức, hội viên nôngdân và các tổ chức, cá nhân, các mạnh Thường quân trên địa bàn tỉnh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 39- Công tác quản lý cho vay và thu hồi vốn Quỹ được thực hiện theo đúng
Hướng dẫn số 82 của Quỹ HTND Trung ương về hướng dẫn nghiệp vụ cho vay vốn
Quỹ HTND; do vậy nguồn vốn vay Quỹ HTND không bị tồn đọng, không có nợquá hạn
- Ban Thường vụ Hội ND tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức tậphuấn nghiệp vụ cho cán bộ Hội từ tỉnh đến cơ sở; đồng thời chỉ đạo Hội Nông dâncấp huyện tổ chức tập huấn nghiệp vụ Quỹ HTND cho các cơ sở gắn với nội dungtập huấn nghiệp vụ công tác Hội
- Hệ thống sổ sách theo dõi Quỹ HTND được thiết lập theo mẫu thống nhất
từ tỉnh đến cơ sở; chế độ báo cáo đã dần đi vào nề nếp theo định kỳ
1.3.2 Kinh nghiệm quản lý Qũy HTND tỉnh Lâm Đồng
- Ban Thường vụ Hội Nông dân các huyện, thành làm tốt công tác tham
mưu cho cấp Uỷ, Uỷ ban nhân dân cùng cấp cấp ngân sách địa phương cho Quỹ
HTND theo Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10/05/2011 của Thủ tướng Chínhphủ Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân trên toàn tỉnh đónggóp ủng hộ Quỹ
- Ban Điều hành Quỹ HTND tỉnh đã chủ động rà soát nhu cầu sử dụng vốncủa các nhóm hộ nông dân, hướng dẫn nông dân thực hiện các mô hình chăn nuôi,trồng trọt Cùng với đó, các cấp hội tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật
về chăn nuôi, trồng trọt, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh để nâng cao hiệu quả sửdụng vốn vay
- Để vốn vay sử dụng có hiệu quả, Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn
cácđơn vị chọn lựa những mô hình phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương,
những sản phẩm của dự án dễ tiêu thụ, giá cả ổn định và có xu hướng phát triển tốt.Tập trung cho các mô hình điển hình của cơ sở để xây dựng tổ liên kết hợp tác sảnxuất cùng phát triển và nhân ra diện rộng
- Công tác kiểm tra và quản lý phí được tiến hành thường xuyên, quản lýnguồn vốn chặt chẽ, có sổ sách ghi chép theo dõi đầy đủ, đúng nguyên tắc, đúng chế
độ tài chính và theo Điều lệ tổ chức, hoạt động của Quỹ HTND; cho vay đúng đối
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 40tượng, sử dụng vốn đúng mục đích, trả vốn vay và phí kịp thời hạn, phát huy hiệu
quả đồng vốn và bảo toàn được nguồn vốn
1.3.3 Một số kinh nghiệm đối với tỉnh Quảng Trị
- Các cấp Hội cần chủ động, tích cực tham mưu và tranh thủ sự lãnh đạo củacấp ủy, sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền; phải tạo được cơ chế phối hợp
đồng bộ, chặt chẽ, cụ thể giữa Hội Nông dân và chính quyền các cấp trong việc huyđộng các nguồn lực trong xã hội để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng Quỹ HTND
- Cần phân công, bố trí cán bộ làm Ban điều hành Quỹ HTND có đủ nănglực, trình độ, nhiệt tình trách nhiệm và có tính ổn định Coi trọng công tác đào tạo,tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Hội
- Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động Quỹ HTND cũng như các
nguồn vốn ủy thác qua kênh Hội để đảm bảo vốn vay qua nông dân sử dụng đúng
mục đích, phát huy hiệu quả
- Quan tâm công tác tuyên truyền, thi đua khen thưởng trên lĩnh vực hoạt
động Quỹ HTND; Xây dựng các mô hình, điển hình để nhân rộng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ