1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý quỹ hỗ trợ nông dân huyện tân lạc, tỉnh hòa bình

116 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Quỹ Hỗ Trợ Nông Dân Huyện Tân Lạc, Tỉnh Hòa Bình
Tác giả Hà Thị Diễn
Người hướng dẫn PGS. TS Trần Thị Thu Hà
Trường học Trường Đại Học Lâm Nghiệp
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Nguồn Quỹ HTND toàn tỉnh đạt 22 tỷ đồng năm 2015, trong đó, Quỹ HTND cấp tỉnh đạt 15 tỷ đồng, Quỹ HTND cấp huyện 5 tỷ đồng; Quỹ cấp xã vận động 2 tỷ đồng, hàng năm đã hỗ trợ cho trên 1.0

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS TRẦN THỊ THU HÀ

Hà Nội, 2023

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học

Hòa Bình, ngày 1 tháng 11 năm 2023

Tác giả

Hà Thị Diễn

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập, nghiên cứu Để hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới: Giảng viên hướng dẫn khoa

học: PGS TS Trần Thị Thu Hà - Trường đại học Lâm Nghiệp

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý quý báu của các Thầy, Cô Trường Đại học Lâm nghiệp đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình trong quá trình tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn các phòng ban, UBND huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu, thông tin trong quá trình thực hiện luận văn này

Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo, đồng nghiệp cơ quan và gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện

Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi không tránh khỏi thiếu sót và sơ xuất Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các quý thầy

cô, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Hà Thị Diễn

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN CẤP HUYỆN 5

1.1 Cơ sở lý luận về công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện 5 1.1.1 Các khái niệm cơ bản 5

1.1.2 Vai trò và nhiệm vụ của Quỹ Hỗ trợ nông dân 10

1.1.3 Nội dung công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân 11

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Quỹ HTND 18

1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý Quỹ HTND 19

1.2.1 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về quản lý Quỹ HTND 19

1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho Quỹ HTND huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình 25

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 2.1 Đặc điểm cơ bản của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình 27

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 27

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 29

2.2 Quá trình hình thành và phát triển Quỹ hỗ trợ nông dân huyện Tân Lạc 33

2.2.1 Tổ chức hoạt động 33

2.2.2 Đặc điểm tổ chức Hội Nông dân huyện Tân Lạc 34

Trang 5

2.2.3 Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến công tác quản lý

Quỹ hỗ trợ nông dân huyện Tân Lạc 35

2.3 Phương pháp nghiên cứu 37

2.3.1 Chọn điểm khảo sát 37

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 38

2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 39

2.3.4 Phương pháp phân tích số liệu 39

2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 40

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41

3.1 Thực trạng công tác quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân huyện Tân Lạc 41 3.1.1 Quản lý huy động nguồn vốn Quỹ HTND 41

3.1.2 Quản lý hoạt động cho vay của Quỹ HTND 47

3.1.3 Quản lý thu hồi vốn Quỹ HTND 55

3.1.4 Thực trạng quản lý tài chính Quỹ HTND tại huyện Tân Lạc 61

3.1.5 Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động của Quỹ HTND 66

3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Quỹ HTND huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình 68

3.2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội 68

3.2.2 Cơ chế, chính sách 72

3.2.3 Chất lượng cán bộ 73

3.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin 73

3.2.5 Công tác kiểm tra, kiểm soát 74

3.2.6 Cơ sở vật chất và trang thiết bị khác 74

3.3 Đánh giá chung về công tác quản lý Quỹ HTND huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình 75

3.3.1 Những kết quả đạt được 75

3.3.2 Những hạn chế 80

3.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 81

Trang 6

3.4 Giải pháp hoàn thiện quản lý Quỹ NTND huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình 82

3.4.1 Quan điểm, mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý Quỹ HTND 82 3.4.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân 85

KẾT LUẬN 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

3 CDCCKT CNH - : Chuyểndịch cơcấukinhtế

4 HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

6 GDP : Tổng sản phẩm quốc nội

7 HĐND : Hội đồng nhân dân

15 QHTND : Quỹ Hỗ trợ nông dân

16 TK&VV : Tiết kiệm và vay vốn

18 UBND : Ủy ban nhân dân

19 XD NTM : Xâydựng nông thôn mới

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Giá trị sản xuất và cơ cấu GTSX của huyện Tân Lạc 29

Bảng 2.2.Tình hình dân số, diện tích và mật độ dân số huyện Tân Lạc 30

Bảng 2.3 Phân bổ mẫu điều tra 39

Bảng 3.1 Nguồn vốn của Quỹ HTND huyện Tân Lạc 43

Bảng 3.2 Tăng trưởng nguồn vốn của Quỹ HTND huyện Tân Lạc 45

Bảng 3.3 Kết quả cho vay của Quỹ HTND huyện Tân Lạc 51

Bảng 3.4 Tình hình giao vốn của Quỹ HTND huyện Tân Lạc 52

Bảng 3.5 Kế hoạch thu hồi vốn của Quỹ HTND huyện Tân Lạc 55

Bảng 3.6 Kết quả thu phí theo nguồn vốn của Quỹ HTND huyện Tân Lạc 56

Bảng 3.7 Thu nợ gốc Quỹ HTND huyện Tân Lạc 58

Bảng 3.8 Kết quả thu nợ gốc so với dư nợ cho vay Quỹ HTND 59

Bảng 3.9 Kế hoạch thu hồi vốn của Quỹ HTND huyện Tân Lạc 61

Bảng 3.10 Kết quả phân bổ phí của Quỹ HTND huyện Tân Lạc 64

Bảng 3.11 Kết quả chi phí nguồn Quỹ HTND cấp tỉnh của Quỹ HTND 65

Bảng 3.12 Các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến quản lý Quỹ HTND 68

Bảng 3.13 Đánh giá yếu tố cơ chế, chính ảnh hưởng đến công tác quản lý Quỹ HTND huyện Tân Lạc 72

Bảng 3.14 Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Quỹ HTND huyện Tân Lạc 74

DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện Tân Lạc 33

Hình 2.2: Sơ đồ BCH các cấp của Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện Tân Lạc 35

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, phát huy tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau trong nông dân, tạo điều kiện cho hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam góp phần thực hiện các chương trình kinh tế của Đảng và Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp - nông thôn, Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam đã được thành lập ngày 26/7/1995 và chịu sự quản lý, điều hành của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Đây được coi là một trong những công cụ hữu hiệu giúp cho Trung ương Hội Nông dân Việt Nam - Tổ chức đại diện cho giai cấp nông dân cụ thể hóa vai trò, nhiệm vụ của mình bằng các hoạt động cụ thể, gắn liền với lợi ích hợp pháp của hội viên

Cụ thể hóa chủ trương trên, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Hòa Bình đã được thành lập theo Quyết định số 1735/QĐ-UB ngày 26 tháng 7 năm 1995 với mục tiêu hỗ trợ, gắn kết nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đưa kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển Sau 20 năm hình thành và phát triển, Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND) tỉnh Hòa Bình đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần vào cải thiện bộ mặt nông thôn trong tình hình mới Nguồn Quỹ HTND toàn tỉnh đạt 22 tỷ đồng năm 2015, trong đó, Quỹ HTND cấp tỉnh đạt 15 tỷ đồng, Quỹ HTND cấp huyện 5 tỷ đồng; Quỹ cấp xã vận động 2 tỷ đồng, hàng năm đã hỗ trợ cho trên 1.000 lượt hội viên nông dân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, giúp nông dân thoát nghèo ốn định đời sống Ngoài ra, các cấp Hội còn nhận ủy thác nguồn vốn của Quỹ HTND Trung ương Hội; phối hợp với Ngân hàng nông nghiệp

&PTNT, Ngân hàng chính sách xã hội giúp cho trên 52 nghìn hội viên vay trên 1.360 ngàn tỷ đồng phát triển sản xuất Thông qua hoạt động hỗ trợ vốn của Hội đã tạo nên sự đoàn kết, gắn bó trong hội viên, nông dân trên địa bàn nông thôn, tạo việc làm cho hàng chục ngàn lao động nông thôn, giảm tệ nạn

Trang 10

cho vay nặng lãi, thu hút hội viên tham gia vào tổ chức Hội, vai trò, vị thế của Hội ngày càng được nâng lên

Để nâng cao hiệu quả quản lý, Hội Nông dân huyện Tân Lạc yêu cầu sử dụng Quỹ phải lồng ghép được với các hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ và dạy nghề khác của tổ chức Hội Đó là các hoạt động tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; cung ứng phân bón, thức ăn chăn nuôi chậm trả và các vật tư nông nghiệp khác; dạy nghề nông nghiệp cho hội viên Nguồn vốn Quỹ HTND cũng được sử dụng như một công cụ làm thay đổi về nhận thức tư duy sản xuất của hội viên, nông dân từ làm ăn nhỏ lẻ, manh mún tiến tới liên kết, hợp tác với nhau qua các hình thức kinh tế tập thể Tăng cường liên kết từ

mô hình nhỏ, đơn giản như tổ, nhóm nông dân cùng sở thích, tổ hợp tác, chi hội nghề nghiệp đến hợp tác xã, thậm chí hình thành doanh nghiệp do nông dân góp cổ phần…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện Tân Lạc đang bộc lộ những hạn chế trong công tác quản lý như: Nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất của nông dân rất lớn nhưng số tiền được vay quá ít Nguồn vốn vận động ủng hộ còn hạn chế nên quỹ chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu vay vốn của nông dân trong tỉnh Việc vận động xây dựng quỹ ở cấp cơ sở còn gặp nhiều khó khăn do phần lớn số vốn của QHTND các cấp trông chờ kinh phí từ nguồn ngân sách chuyển sang; Các xã trên địa bàn huyện Tân Lạc đều xây dựng Quỹ nhưng mới chỉ đạt con số khiêm tốn (30-55 triệu đồng/quỹ) nên chưa giúp được nhiều hộ nông dân vay vốn phát triển sản xuất; Công tác vận động nông dân, các hộ phi nông nghiệp, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước cho vay không lãi hoặc lãi suất thấp cũng chưa đạt kết quả cao Về cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động: Hệ thống tổ chức, quản lý điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân, tổ chức các dịch vụ hỗ trợ vốn trong hệ thống Hội chưa hoàn thiện cả về pháp nhân, bộ máy và chức năng, nhiệm vụ Việc phân công quản lý, điều hành Quỹ, tổ chức

Trang 11

các hoạt động dịch vụ hỗ trợ vốn chưa thống nhất Năng lực cán bộ Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp vừa thiếu, vừa yếu; Cơ chế chỉ đạo, quản lý và điều hành, kiểm tra giám sát hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân chưa thực sự rõ ràng, rành mạch và thống nhất ở các cấp Hội

Xuất phát từ thực trạng trên, để góp phần nâng cao hiệu quả của Quỹ

hỗ trợ nông dân dưới góc độ của đơn vị làm công tác quản lý, việc lựa chọn

thực hiện nghiên cứu: “Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân

huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, cung

cấp cơ sở khoa học trong việc hoàn thiện và nhân rộng mô hình quản lý Quỹ

hỗ trợ nông dân ở nước ta hiện nay

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình, để đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề liên quan đến quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình

Trang 12

- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá các hoạt động chính của quỹ Quỹ hỗ trợ nông dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình:

+ Hoạt động cho vay tín dụng

+ Hoạt động đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật

+ Công tác tuyên truyền vận động thực hiện cải cách trong nông nghiệp, nông thôn

+ Quản lý và sử dụng vốn của Quỹ

- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình

- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu tổ chức và công tác hỗ trợ của Quỹ hỗ trợ nông dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình trong thời gian 2020-

2022 Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra, khảo sát năm 2023

4 Nội dung nghiên cứu

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân;

- Thực trạng công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình;

- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình

- Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình trong thời gian tới

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận Kết cấu luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý Quỹ Hỗ trợ ND Chương 2 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 3 Kết quả nghiên cứu

Trang 13

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ

HỖ TRỢ NÔNG DÂN CẤP HUYỆN

1.1 Cơ sở lý luận về công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện

1.1.1 Các khái niệm cơ bản

Quỹ hỗ trợ: là số tiền hay nói chung là tiền của dành riêng cho những hoạt động giúp đỡ, tương trợ Không vì lợi nhuận: là không tìm kiếm lợi nhuận để phân chia, lợi nhuận có được trong quá trình hoạt động được dành cho các hoạt động của quỹ theo điều lệ đã được công nhận

Nguyên tắc hoạt động và quản lý tài chính của Quỹ, theo Điều 4, Nghị định số 30/2012/NĐ-CP đã quy định: Quỹ thành lập và hoạt động không vì lợi nhuận Tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang trải và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của mình Hoạt động theo điều lệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan Công khai, minh bạch về thu, chi, tài chính, tài sản của quỹ Không phân chia tài sản của quỹ trong quá trình quỹ đang hoạt động

Trang 14

1.1.1.2 Quỹ Hỗ trợ nông dân

Quỹ HTND thuộc Hội Nông dân Việt Nam được thành lập trên cơ sở Văn bản số 4035/KHTT ngày 26/7/1995 của Thủ tướng Chính phủ và và Quyết định số 673/QĐ - TTG ngày 10/5/ 2011 của Thủ tướng Chính phủ

Quỹ HTND chịu sự chỉ đạo, quản lý của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Quỹ HTND có tư cách pháp nhân, có con dấu, có bảng cân đối kế toán riêng, đặt trụ sở tại cơ quan Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật (Hội Nông dân Việt Nam, 2018)

Tên giao dịch tiếng Anh của Quỹ hỗ trợ nông dân là Supporting Fund for Famers, viết tắt là SFF (Hội Nông dân Việt Nam, 2018)

Trong khuôn khổ luận văn này, khái niệm Quỹ HTND được hiểu như sau: Quỹ HTND là một tổ chức tài chính đặc biệt có tư cách pháp nhân, có con dấu, được đặt trong hệ thống tổ chức Hội Nông dân Việt Nam nhằm hỗ trợ vốn cho hội viên nông dân phát triển sản xuất kinh doanh, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, thông qua đó thu hút, tập hợp hội viên nông dân

tham gia thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của Hội (Hội Nông dân Việt Nam, 2018)

1.1.1.3 Đặc điểm và nguyên tắc hoạt động

Là sản phẩm của Hội Nông dân Việt Nam, sứ mệnh của Quỹ Hỗ trợ nông dân là tạo iơ hội cho đối tượng hội viên nông dân, trước hết là nông dân inghèo, thiếu iốn, ít có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn từ các tổ chức tài chính chính thống trên,thị trường Dịch vụ của Quỹ với một cơ chế mềm dẻo, năng động cho nhóm đối tượng mà họ vừa là người thụ hưởng, vừa là người quản lý, là người chủ và đồng thời là người kiểm tra giám sát Chính vì vậy, Quỹ có những đặc điểm chính sau đây:

Thứ nhất, đối tượng ưu tiên cho vay của Quỹ là các hộ nghèo hoặc cận nghèo có thu nhập thấp, nông dân thiếu vốn và không có tài sản thế chấp

Trang 15

Đối với người nông dân, thiếu nguồn lực là một trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo, trong đó có thiếu vốn Để giải quyết vấn đề này, người nông dân cần được tiếp cận đến nhiều loại dịch vụ tài chính khác nhau với mức độ thuận tiện và nằm trong khả năng chi trả của họ Tuy nhiên, nông dân nghèo thường khó có thể vay vốn từ các tổ chức tài chính trong khu vực chính thức bởi tài sản của họ thường không đáng kể, họ không có khả năng thế chấp

để vay vốn, nguồn thu nhập không ổn định và thấp càng làm giảm cơ hội tiếp cận tài chính chính thức Ngoài ra, còn phải kể đến những sản phẩm, dịch vụ được cung cấp có giá cả đắt đỏ và càng không phù hợp với nông dân Quỹ hỗ trợ nông dân là một trong các công cụ để giú nông dân vượt qua đói nghèo Khi nông dân được vay vốn, họ có thể kiếm được nhiều hơn thu nhập, tạo dựng được tài sản và có chỗ dựa để tự mình phát triển kinh tế gia đình

Thứ hai, Quỹ cho vay với mức vay nhỏ, ngắn hạn, không thu lãi mà chỉ thu phí Đây chính là đặc điểm rất khác biệt giữa Quỹ Hỗ trợ nông dân với các tổ chức tài chính không chính thức khác

Đối tượng của Quỹ Hỗ trợ nông dân thường là những nông dân nghèo hoặc cận nghèo với mức thu nhập không cao Theo đó, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của họ phần nhiều hạn chế nên nhu cầu đối với các khoản vay cũng thường là nhỏ

Có nhiều quan niệm cho rằng, lãi suất cho vay người nghèo cần phải được bao cấp Thực tế cho thấy, lãi suất của các tổ chức tài chính cần phải tính đến mọi khoản chi phí hoạt động để đạt đến sự bền vững Những khoản vay nhỏ thường phát sinh chi phí rất cao Chẳng hạn như, một món vay lên đến vài trăm triệu hoặc nhiều hơn cũng chỉ mất các chi phí nhân công, thời gian, thủ tục, quy trình bằng với các khoản tín dụng nhỏ từ vài trăm nghìn đến vài triệu Hơn nữa, vì họ là những người nghèo, điều kiện, phương tiện, cơ hội, các thủ tục, giấy tờ để họ tiếp cận với nguồn lực sẽ hạn chế và thường là nhà cung cấp chủ động đem đến với họ Vì vậy, những tổ chức cung cấp nhiều món vay nhỏ sẽ phải chịu chi phí giao dịch cao và họ phải áp dụng mức lãi suất

Trang 16

phù hợp để đảm bảo trang trải chi phí nhằm đạt đến sự phát triển bền vững của tín dụng nhỏ

Quỹ Hỗ trợi nông dân, với mục đích hoạt động giúp đỡ Hội viên nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế nhằm xóa đói giảm nghèo, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế , tạo việc làm, tạo điều kiện để Hội Nông dân Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền tập hợp nông dân, hoạt động phi lợi nhuận nên không thu lãi mà chỉ thu phí Phần phí thu đảm bảo trang trải chi phí cho Quỹ vận hành và phát triển

Thứ ba, hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân thường được tổ chức theo các

dự án phát triển sản xuất kinh doanh của nhóm hộ Hội viên nông dân

Thông qua các dự án quỹ nhằm tập hợp và bố trí sử dụng các nguồn lực về tài chính, nhân lực, vật lực, phương tiện kỹ thuật nhằm tạo ra sản phẩm hay dịch vụ về tài chính hay các dịch vụ hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp, đặc biệt là hộ gia đình nghèo và người nghèo trong khoảng thời gian nhất định Việc hỗ trợ cho vay theo dự án cũng góp phần nâng cao quy mô sản xuất, phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở Nông thôn, xây dựng Nông thôn mới

Quỹ Hỗ trợ nông dân thành lập và hoạt động phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân không vì mục đích lợi

nhuận nhưng phải bảo toàn, phát triển vốn và bù đắp chi phí

Thứ hai, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của Quỹ trước phát luật,

tuân thủ các quy định về nghiệp vụ tài chính, tín dụng theo quy định hiện hành của nhà nước

1.1.1.4 Quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ khái niệm chung về quản lý và quản lý nhà nước đã nêu trên áp dụng đối với quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân là sự tác động của chủ thể quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân lên đối tượng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân trong quá

Trang 17

trình tiến hành các hoạt động của Quỹ nhằm đạt được các mục tiêu đề ra với kết quả cao nhất

Chủ thể quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân là cơ quan Hội Nông dân cụ thể

là Ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ inông dân Đối tượng quản lý của Quỹ Hỗ trợ nông dân là: Ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp dưới; Cán bộ Ban điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân; Người vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

1.1.1.5 Sự cần thiết của quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân

Nguồn vốn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được hình thành từ

ngân sách nhà nước; vận động trong cán bộ, hội viên nông dân, cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân, các hộ phi nông dân, các doanh nghiệp,

tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh ủng hộ Do đó, việc quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân là trách nhiệm không chỉ của các cấp chính quyền, địa phương, cán

bộ tổ chức Hội cũng như các Hội viên nông dân vay vốn phát triển sản xuất Hội nông dân các cấp triển khai vận động Quỹ Hỗ trợ nông dân trong toàn dân là đã thực hiện đúng các quy định, phù hợp với yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của hội

Mục đích của quỹ là để hỗ trợ, giúp đỡ hội viên nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế nhằm xóa đói giảm nghèo; nâng cao quy mô sản xuất và sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề Qua đó, góp phần chuyển dịch

cơ cấu kinh tế và phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn; tạo việc làm, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp; khai thác tiềm năng, thế mạnh từng vùng để tạo ra các loại nông sản hàng hóa, dịch vụ đạt chất lượng cao Quỹ cũng tạo điều kiện để hội nông dân các cấp đẩy mạnh hoạt động; tuyên truyền, tập hợp nông dân thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế gắn với phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân và xây dựng hội vững mạnh

Điều lệ Quỹ Hỗ trợ nông dân quy định, đối tượng vay vốn phải là hộ gia đình hội viên nông dân tự nguyên tham gia dự án nhóm hộ vay vốn phát

Trang 18

triển sản xuất, kinh doanh theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của hội nông dân các cấp Vì vậy, những hộ không phải là hội viên nông dân không thuộc đối tượng được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Quỹ Hỗ trợ nông dân được quản lý và sử dụng theo Thông tư số 69 ngày 21/5/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ i Hỗ trợ i nông i dân từ Trung ương đến cơ sở Hội và Hướng dẫn

số 82 HD/QHTTW ngày 31/12/2013 của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về hướng dẫn nghiệp vụ cho vay vốn Quỹ HTND; đồng thời định kỳ hàng tháng lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành và các quy định của Bộ Tài chính

1.1.2 Vai trò và nhiệm vụ của Quỹ Hỗ trợ nông dân

1.1.2.1 Vai trò của Quỹ Hỗ trợ nông dân

Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam ra đời, hoạt động nhằm thực hiện chủ trương của BTV Trung ương Hội về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Hội, gắn nhiệm vụ tuyên truyền vận động nông dân thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước với hoạt động

hỗ trợ vốn, tư vấn dịch vụ, thu hút hội viên nông dân vào tổ chức Hội, thông qua đó xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh (Hội Nông dân Việt Nam, 2018)

Quỹ HTND hoạt động không vì mục tiêu kinh doanh lợi nhuận mà vì mục tiêu hỗ trợ vốn cho nông dân, giúp đỡ hội viên nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế nhằm xóa đói giảm nghèo; nâng cao quy mô sản xuất và sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn; tạo việc làm, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng để tạo ra các loại nông sản hàng hóa, dịch vụ đạt chất lượng, hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, xóa đói giảm nghèo và làm giàu,

Trang 19

từng bước thực hiện người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người

khá giàu thì giàu thêm (Hội Nông dân Việt Nam, 2011)

1.1.2.2 Nhiệm vụ của Quỹ Hỗ trợ nông dân

Quỹ tự chịu trách nhiệm bảo toàn vốn, đảm bảo chi phí quản lý, bù đắp rủi ro trừ những trường hợp ngoại lệ bất khả kháng Thực hiện chế độ kế toán

và quản lý tài chính theo đúng chế độ tài chính hiện hành (Hội Nông dân Việt Nam, 2011)

Phân bổ vốn, tổ chức thu hồi vốn, phí khi đến hạn Tổ chức tập huấn, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác Quỹ Kiểm tra hoạt động Quỹ HTND các cấp Phối hợp với ngân hàng và các cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm đẩy mạnh hoạt động của Quỹ

BTV Hội Nông dân các cấp trực tiếp chỉ đạo về các vấn đề: Quyết định chủ trương, định hướng xây dựng và phát triển Quỹ HTND gắn với công tác Hội và phong trào nông dân Kiểm tra, giám sát các hoạt động của Quỹ, phát hiện sớm và xử lý kịp thời những sai phạm Định kỳ tổng kết hàng năm, 5 năm, đánh giá kết quả hoạt động của Quỹ và sự chỉ đạo của BTV Hội Nông dân các cấp, xác định phương hướng, nhiệm vụ những năm tiếp theo, đồng thời động viên khen thưởng những đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc (Hội Nông dân Việt Nam, 2018)

Những quy định chung, hoạt động nghiệp vụ của Quỹ HTND được đảm bảo thực hiện tại Quy định “Điều lệ tổ chức và hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam” ban hành năm 2012 và sửa đổi năm 2018

1.1.3 Nội dung công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân

1.1.3.1 Quản lý việc vận động nguồn vốn

- Căn cứ Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ, BTV Hội Nông dân xây dựng Đề án về “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân giai đoạn 2011-2020” trình cấp

ủy đề nghị thành lập Ban vận động Quỹ HTND ở địa phương

Trang 20

- Thẩm quyền quyết định thành lập, cấp ủy cùng cấp ra quyết định thành lập Ban vận động Quỹ HTND Trưởng Ban vận động Quỹ HTND là đại diện lãnh đạo cấp ủy hoặc lãnh đạo UBND cùng cấp; Phó Ban Thường trực là đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội Nông dân cùng cấp; thành viên là đại diện một số ban ngành đoàn thể Căn cứ tình hình cụ thể của từng địa phương, BTV Hội Nông dân cấp tỉnh, huyện, xã tham mưu với cấp ủy cùng cấp đề xuất nhân sự, số lượng thành viên Ban vận động Quỹ cho phù hợp

- Theo Điều lệ Quỹ HTND Việt Nam: Hằng năm, Ban Vận động Quỹ HTND xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện vận động xây dựng Quỹ HTND trên địa bàn với các hình thức vận động phù hợp theo điều kiện của từng địa phương Đồng thời đề nghị Ủy ban nhân dân bổ sung vốn cho Quỹ HTND theo Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ Trong đó đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền để cán bộ, hội viên nông dân và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn hiểu rõ mục đích ý nghĩa, nội dung hoạt động của Quỹ HTND

1.1.3.2 Quản lý việc cho vay vốn

a Kế hoạch cho vay

Căn cứ trên tổng nguồn vận động được theo năm hoặc theo thời từng thời kỳ, nguồn vốn được Quỹ HTND cấp trên uỷ thác và thời gian đến hạn của các dự án đang triển khai, ngay từ đầu năm Ban Điều hành Quỹ các cấp xây dựng kế hoạch cho vay vốn tại cấp mình

Kế hoạch cho vay đảm bảo sử dụng tối đa nguồn vốn đang có, tránh ứ đọng lâu ngày gây lãng phí

Hiện nay, vốn Quỹ HTND chỉ thực hiện cho vay theo dự án, không cho vay đơn lẻ tới từng hộ hội viên

b Xây dựng dự án, lập hồ sơ vay vốn

* Người vay vốn, tham gia dự án phải thuộc đối tượng được vay vốn Quỹ HTND (theo Điều lệ Quỹ HTND Việt Nam, năm 2018):

Trang 21

+ Hộ gia đình hội viên nông dân tự nguyện tham gia dự án nhóm hộ vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Hội Nông dân các cấp;

+ Tổ hợp tác của hội viên nông dân, Hợp tác xã nông nghiệp có ký Hợp đồng hoặc Thoả thuận hợp tác với Hội Nông dân về việc hỗ trợ nông dân, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo trong vùng tổ chức sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập;

+ Các đối tượng khác khi có quyết định của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

* Điều kiện để được vay vốn Quỹ HTND, theo Điều lệ Quỹ HTND Việt Nam năm 2018, thì người vay có đủ các điều kiện sau:

+ Có đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi Quỹ cho vay vốn

+ Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật

+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

+ Có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, hiệu quả; được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận về năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của chủ hộ, chủ dự án; được các cấp Hội có thẩm quyền phê duyệt

*Vốn vay phải được người vay triển khai trong các hoạt động phát triển sản xuất, cụ thể: Sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; Phát triển ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp; Chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản

và muối; Kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm, thuỷ sản, diêm nghiệp, ngành nghề và đời sống nông dân (Điều lệ Quỹ HTND Việt Nam, năm 2018)

*Dự án vay vốn:

Theo Điều lệ Quỹ HTND Việt Nam, năm 2018: Quỹ HTND cho vay theo các dự án, gồm hai hình thức: là dự án gồm nhóm các hộ hội viên nông

Trang 22

dân; là dự án của các tổ hợp tác, hợp tác xã Đặc biệt, các dự án vay vốn Quỹ HTND được tín chấp bằng uy tín của Hội Nông dân cấp xã, không sử dụng bất kì tài sản thế chấp nào

Quỹ HTND áp dụng 02 loại cho vay với các dự án: Cho vay ngắn hạn

là các khoản vay có thời hạn đến 12 tháng; Cho vay trung hạn là các khoản cho vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng; Thời hạn cho vay được căn

cứ vào mục đích sử dụng vốn vay; chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của người vay; nguồn vốn của Quỹ HTND

Dự án Nhóm hộ là tổng các phương án sản xuất kinh doanh của các hộ hội viên có nhu cầu vay vốn, thuộc đối tượng được vay vốn Quỹ HTND như

đã nêu ở trên, được xây dựng theo mẫu như sau: Chủ dự án có thể là Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc người tham gia thực hiện dự án được các hộ khác bầu chọn; Các hộ tham gia dự án phải cùng mục đích sản xuất và có địa điểm sản xuất liền kề hoặc gần với nhau; Một dự án tối thiểu có 10 hộ tham gia; Số vốn

đề nghị vay của một dự án tối thiểu là 0,3 tỷ đồng, tối đa không quá 1 tỷ đồng

Dự án cho vay Tổ hợp tác, Hợp tác xã do Ban quản lý, Ban chủ nhiệm xây dựng: Chủ dự án là người đứng đầu tổ chức, hoặc người được uỷ quyền đại diện theo pháp luật; Số vốn đề nghị vay của một dự án tối thiểu là 0,3 tỷ đồng, tối đa không quá 1 tỷ đồng

* Hồ sơ vay vốn:

Theo Điều lệ Quỹ HTND Việt Nam, năm 2018, quy định:

- Với dự án vay nhóm hộ, hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất kinh doanh do đại diện hộ gia đình lập Các giấy đề nghị của các hộ tham gia cùng một dự án phải cùng chung một mục đích đầu tư; Biên bản họp các thành viên tổ vay vốn; Dự án chung của nhóm hộ vay vốn

Dự án chung cũng chính là tổng các phương án sản xuất kinh doanh của các

hộ tham gia dự án đã nêu trong Giấy đề nghị vay vốn Vì vậy, khi xây dựng

dự án không được thoát ly khỏi các phương án đã nêu; Danh sách các hộ vay vốn có xác nhận của UBND cấp xã trực tiếp triển khai dự án; Tờ trình đề nghị

Trang 23

vay vốn của Hội Nông dân các cấp liên quan; Biên bản thẩm định dự án của Hội Nông dân cấp có thẩm quyền

- Với dự án vay theo tổ hợp tác, hợp tác xã, hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị vay vốn; Dự án có xác nhận của UBND cấp xã; Hợp đồng hợp tác sản xuất, kinh doanh có chứng nhận của UBND đối với tổ hợp tác; Quyết định thành lập; Điều lệ hoặc văn bản pháp lý của cơ quan có thẩm quyền quy định

về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; Văn bản bổ nhiệm hoặc cử người đứng đầu tổ chức theo quy định của điều lệ tổ chức hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; Giấy chứng nhận kinh doanh; Văn bản uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật; Kế hoạch sản xuất kinh doanh từng thời kỳ; Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh kỳ gần nhất; Báo cáo quyết toán tài chính

2 năm liền kề

- Người vay cần điền đầy đủ thông tin vào các giấy tờ trong hồ sơ vay vốn bằng một loại mực xanh hoặc đen, không dùng mực đỏ và ký đúng chữ

ký Trong trường hợp người vay không biết chữ, có thể nhờ người khác viết

hộ nhưng người vay phải điểm chỉ vào Giấy đề nghị vay vốn, người viết không được ký thay Người thừa kế cũng phải ký hoặc điểm chỉ vào Giấy đề nghị vay vốn do người vay lập

- Người đứng tên vay vốn của hộ gia đình không được ký thay người thừa kế và ngược lại Đối với các hộ đơn thân, không có người thừa kế thì không phải ký vào phần người thừa kế

- Hồ sơ vay vốn của dự án phải đầy đủ các văn bản yêu cầu, mỗi văn bản phải có đủ chữ ký của các bên liên quan và ký xác nhận của UBND cấp

xã (nếu có yêu cầu) theo mẫu

1.1.3.3 Quản lý việc thu hồi nguồn vốn

Điều lệ Quỹ HTND Việt Nam, năm 2018 có nêu:

*Thu phí: do Hội Nông dân cấp xã thực hiện, tại đây lập sổ theo dõi

cho vay, thu nợ, thu phí để theo dõi việc thu nợ cho đến khi dự án kết thúc

Trang 24

Sổ theo dõi cần được điền đầy đủ, chính xác các thông tin như số tiền vay, hạn trả nợ cuối cùng, nợ gốc còn lại, số phí trả trong kỳ

Khi thu phí, người trực tiếp thu phí cần phải ghi đầy đủ nội dung thu,

số tiền thu theo quy định và ký nhận vào phụ lục Hợp đồng vay vốn được lưu giữ kèm Hợp đồng vay vốn tại nhà người vay vốn

Phí thu tối đa 3 tháng/lần Mức phí cụ thể do BTV Trung ương Hội Nông dân Việt Nam quyết định tuỳ theo tình hình thực tế từng thời kỳ, hiện nay là 0,7%/tháng, 8,4%/năm

*Thu gốc: Việc thu nợ gốc phải đảm bảo thu đúng đủ kịp thời, chính

xác theo thỏa thuận trong Hợp đồng vay vốn Ngay sau khi thu nợ gốc, nếu

là nguồn do ủy thác thì Quỹ HTND phải chuyển trả Quỹ HTND cấp trên, đồng thời triển khai dự án mới để thực hiện chu kỳ mới, tránh tồn đọng vốn lâu ngày

- Quỹ HTND cấp nào cho vay thì phải thu trực tiếp từ người vay, không được ủy quyền cho Hội Nông dân các xã thu hộ

- Trường hợp người vay trả nợ gốc trước khi đến hạn thì Hội Nông dân cấp đó phải báo cáo cho Quỹ cấp trên biết để thu tiền và tất toán khoản vay theo đúng quy định

- Trước khi đến hạn trả nợ 30 ngày, Quỹ HTND trực tiếp cho vay gửi thông báo đến hạn cho Chủ tịch HND cấp xã Chủ tịch HND cấp xã có trách nhiệm gửi thông báo đến từng người vay để chủ động cho việc trả nợ

*Trường hợp được gia hạn nợ: Với các khoản vay đến hạn nhưng

người vay chưa có khả năng tài chính để trả nợ, do gặp một số nguyên nhân khách quan như dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn hoặc sản xuất chưa đến kỳ thu hoạch Lúc này người vay cần làm giấy đề nghị gia hạn nợ, trong đó nêu rõ nguyên nhân và cách khắc phục gửi Quỹ HTND trực tiếp quản lý trước 20 ngày để được xem xét giải quyết

+ Quỹ HTND tiến hành kiểm tra thực tế, nếu đúng quy định thì giải quyết gia hạn nợ, nguồn vốn cho vay thuộc quyền quản lý của cấp nào thì cấp

Trang 25

đó quyết định cho gia hạn nợ Thời gian giải quyết tối đa là 5 ngày làm việc sau khi nhận được Giấy đề nghị từ người vay Với khoản vay ngắn hạn tối đa

là 12 tháng, với những khoản vay trung hạn thì không quá nửa chu kỳ và mỗi khoản vay chỉ được gia hạn một lần

*Chuyển nợ quá hạn:

+ Người vay sử dụng vốn sai mục đích đã có quyết định thu hồi những chưa trả nợ

+ Khoản vay đã đến hạn trả nợ nhưng người vay không trả đầy đủ nợ

mà cũng không được cho gia hạn nợ

- Trong mọi trường hợp nợ quá hạn, Quỹ HTND gửi thông báo chuyển

nợ quá hạn tới từng người vay và phối hợp với chính quyền địa phương để có biện pháp tích cực thu hồi nợ

- Sau 3 tháng chuyển nợ quá hạn, nếu đã được đôn đốc trả nợ nhưng người vay vẫn cố tình không trả nợ thì Quỹ HTND xem xét đề nghị các cơ quan thi hành pháp luật giải quyết theo quy định

* Xử lý nợ bị rủi ro: Nếu trong quá trình vay vốn, phát sinh các nguyên

nhân khách quan làm thiệt hại trực tiếp đến vốn và tài sản của người vay như: thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, dịch bệnh… Tùy mức độ rủi ro và khả năng trả nợ của người vay mà Quỹ HTND trực tiếp cho vay ra quyết định xem xét

xử lý nợ rủi ro

1.1.3.4 Quản lý tài chính Quỹ HTND

Việc quản lý nguồn vốn, cho vay vốn, thu, chi, hạch toán và quyết toán thu chi tài chính Quỹ HTND đảm bảo đúng quy định theo hướng dẫn của Bộ

Tài chính tại Thông tư số 69/2013/TT-BTC ngày 21/5/2013 về “Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các Quỹ hỗ trợ nông dân thuộc hệ thống Hội Nông dân Việt Nam”

1.1.3.5 Kiểm tra, kiểm soát Quỹ HTND

Quỹ HTND các cấp đều phải thành lập Ban Kiểm soát Theo Điều lệ Quỹ HTND Việt Nam, năm 2018: Ban Kiểm soát Quỹ có tối đa 03 thành

Trang 26

viên Thành viên Ban Kiểm soát là các cán bộ, chuyên viên am hiểu về lĩnh vực tài chính, tín dụng, đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, hiểu biết pháp luật, không có tiền án, tiền sự và các tội danh có liên quan đến hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Quỹ HTND

1.1.4.1 Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương

Nền kinh tế phát triển, bền vững tác động to lớn và là cơ sở để các dự

án Quỹ HTND đạt hiệu quả Trong một nền kinh tế đa dạng và năng động, việc lựa chọn dự án để triển khai thực hiện Quỹ HTND được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả Kinh tế có phát triển, ổn định thì đầu ra cho sản phẩm của các dự án được đảm bảo hơn, cũng như khả năng thanh toán nợ gốc khi tới hạn của các hộ cũng được nâng cao

Một xã hội phát triển ổn định là cơ sở để có thể tập trung các nguồn lực tốt nhất cho việc triển khai các dự án Quỹ HTND Hơn nữa, xã hội có ổn định, thịnh vượng thì mới tạo điều kiện tốt nhất để phát triển kinh tế, từ đó thúc đẩy hiệu quả các dự án Quỹ HTND như đã đề cập ở trên

1.1.4.2 Cơ chế, chính sách của nhà nước

Cơ chế, chính sách có vai trò to lớn và tiên quyết trong việc hình thành cũng như mọi hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân Việt Nam Trong thời gian qua, Nghị quyết số 26 của BCH TW Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân,

nông thôn, Chỉ thị số 59 của Bộ chính trị (năm 2000) “Về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của tổ chức Hội nông dân trong thời kỳ CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn”, Kết luận 61/TW và Quyết định 673/TTg “về việc tạo điều kiện để các cấp Hội nông dân tham gia trực tiếp triển khai các chương trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn” đã tạo điều

kiện thuận lợi về chủ trương định hướng và cơ chế chính sách cho tổ chức Hội nói chung, trong đó có Quỹ HTND

1.1.4.3 Chất lượng cán bộ quản lý Quỹ

Chất lượng cán bộ là nhân tố quan trọng tác động tới mọi hoạt động của Quỹ HTND Do chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Hội truyền thống là thực

Trang 27

hiện công tác tuyên truyền vận động, không trực tiếp tham gia vào phát triển sản xuất kinh doanh nên việc triển khai các hoạt động của Quỹ gắn với việc xây dựng dự án, phương án sản xuất kinh doanh, hạch toán - chi đối với cán

bộ hội còn rất bỡ ngỡ, lúng túng công tác tác chỉ đạo điều hành, quản lý Cán

bộ tham gia hoạt động quản lý Quỹ, ngoài có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng đòi hỏi phải có trình độ đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ Quỹ

1.1.4.4 Cở sở vật chất và trang thiết bị

Điều kiện và các thiết bị làm việc như: Máy tính, máy in, máy Scan,

mạng Internet, tủ tài liệu, két sắt, bàn ghế làm việc là những trang thiết bị cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành Quỹ HTND Với Quỹ HTND, việc ứng dụng phần mềm kế toán sẽ giúp cho việc quản lý Quỹ đơn giản mà hiệu quả hơn rất nhiều

1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý Quỹ HTND

1.2.1 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về quản lý Quỹ HTND

1.2.1.1 Kinh nghiệm quản lý Quỹ HTND ở tỉnh Thái Bình

Năm 2009, khi Nhà nước có chủ trương thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để phát triển công nghiệp, dịch vụ và xây dựng kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010-2015, một vấn đề cấp bách được đặt ra là sinh kế bền vững cho số hội viên nông dân trong diện thu hồi đất sẽ như thế nào Ngay lập tức, Hội Nông dân tỉnh Thái Bình xây dựng đề án Thành lập Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh

Theo Đề án, Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Thái Bình sẽ hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho đối tượng là những người lao động thuộc gia đình

hộ nông dân bị Nhà nước thu hồi đất sản xuất nông nghiệp có nhu cầu và đăng

ký học nghề, với mức hỗ trợ 100% tiền học phí học nghề theo quy định mức đóng học phí học nghề ở các trường trung cấp, cao đẳng nghề theo từng thời kỳ

Bên cạnh đó, Quỹ hỗ trợ nông dân còn hỗ trợ lãi suất tiền vay được áp dụng cho hộ gia đình nông dân bị Nhà nước thu hồi 30% diện tích đất nông

Trang 28

nghiệp trở lên từ ngày 1/1/2003, được vay vốn từ các tổ chức tín dụng để đầu

tư phát triển sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình trong giai đoạn 2010 -

2015, với mức hỗ trợ bằng phần chênh lệch lãi suất giữa Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng Chính sách xã hội

Như vậy, Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Thái Bình đã góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, thúc đẩy, phân công lại lao động xã hội

Hiện nay, tổng nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân của Trung ương Hội nông dân và Hội nông dân các cấp trong tỉnh Thái Bình đạt 16,7 tỷ đồng cho trên 1.600 hộ vay thực hiện 35 dự án Trong đó, 19 dự án được vay quay vòng trên 6,6 tỷ đồng, đầu tư thâm canh cây trồng, phát triển chăn nuôi bò, nuôi lợn, nuôi trồng thuỷ hải sản

Với nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân ở mức 25 - 30 triệu đồng một hộ, song với các mô hình phát triển kinh tế như gia trại nông dân cần có sự hỗ trợ được vay các nguồn đầu tư phát triển sản xuất có hiệu quả

Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Thái Bình cũng là một trong những tỉnh đầu tiên hoạt động độc lập như một ban của Hội Nông dân tỉnh, với các cán bộ chuyên trách, không kiêm nghiệm, có trụ sở, con dấu và cơ sở vật chất khác riêng biệt

Có thể nói, với cơ chế đề xuất linh hoạt, đúng lúc, đúng chỗ mà Thái Bình trở thành địa phương đi tiên phong trong việc xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân hoạt động độc lập với tư cách pháp nhân đầy đủ Đến nay, tuy nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân còn khiêm tốn, nhưng hiệu quả mà quỹ đem lại rất lớn, góp phần giải quyết việc làm ở nông thôn, hạn chế tệ nạn xã hội, tăng thu nhập cho nông dân nghèo, nhiều hộ được vay vốn đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu

1.2.1.2 Kinh nghiệm quản lý Quỹ HTND ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An

Những năm qua, Ban Thường vụ Hội ND huyện Quỳ Châu tăng cường công tác giải ngân, hỗ trợ hội viên nghèo được tiếp cận với nguồn Quỹ HTND

Trang 29

do các cấp Hội quản lý Quỹ HTND trở thành nguồn lực giúp hội viên, nông dân phát triển kinh tế, sản xuất, xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập của gia đình cũng như góp phần chuyển dịch kinh tế ở địa phương, xây dựng các

mô hình kinh tế, hiệu quả và bền vững

Hàng năm, Ban Thường vụ Hội ND huyện triển khai thực hiện tốt việc giải ngân nguồn vốn Quỹ HTND Nhiều mô hình kinh tế, tổ Hội ND nghề nghiệp, tổ hợp tác được vay vốn sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế giúp đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo cho hội viên, nông dân Tính đến tháng 8/2023, Hội ND huyện đã giải ngân nguồn vốn Quỹ HTND cấp tỉnh và cấp huyện triển khai hơn 10 dự án với trên 100 hộ tham gia

Phó Chủ tịch Hội ND huyện Sầm Trung Kiên cho biết: Tổng vốn Quỹ HTND do Hội ND huyện quản lý đến nay đạt 3.486.602 triệu đồng; trong đó,

từ nguồn Quỹ HTND cấp tỉnh quản lý 2,4 tỷ đồng giải ngân 8 dự án với 80 hộ tham gia; nguồn quản lý cấp huyện 1.086.602 triệu đồng (UBND huyện cấp

500 triệu đồng, vận động cán bộ, hội viên, nông dân toàn huyện đóng góp 558.602.000 đồng), đã giải ngân 5 dự án với 31 hộ tham gia

Ngoài ra, tổng số vốn vay ủy thác từ Ngân hàng CSXH do Ban Thường

vụ Hội ND huyện quản lý đạt trên 139 tỷ đồng với gần 2.500 hộ vay thông qua 60 Tổ TK&VV

Nguồn Quỹ HTND hỗ trợ mức vay 300 triệu đồng/mô hình hoặc tổ Hội nghề nghiệp, giúp nâng cao năng suất và thu nhập cho các hộ tham gia Điển hình như: Mô hình tổ Hội nghề nghiệp “Chăn nuôi bò sinh sản” được thành lập tại xã Châu Hội và Châu Tiến vào tháng 9/2022 với tổng nguồn vốn 600 triệu đồng, giải ngân cho 20 hộ hội viên tham gia tổ Hội Hay như dự án “Sản xuất hương trầm” tại thị trấn Tân Lạc”, tổ Hội “Chăn nuôi bò nhốt sinh sản” tại xã Diên Lãm…

Nhờ vậy, nhiều mô hình kinh tế, mô hình sản xuất kinh doanh giỏi cũng được hình thành tại các địa phương Nguồn lợi nhuận của các hộ hội viên,

Trang 30

nông dân được nâng cao, có thu nhập ổn định, góp phần xóa nghèo, thoát nghèo bền vững, tạo tiền đề để phát triển và nâng cao hơn nữa các mô hình

Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Hội ND huyện cũng thường xuyên phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng NN&PTNT huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm giúp hội viên tiếp cận được với các nguồn vốn vay ưu đãi Mặt khác, các cấp Hội phối hợp tổ chức các lớp tập huấn để chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh

Hiện, các cấp Hội tập trung nhân rộng một số mô hình như: Chăn nuôi lợn đen, nuôi bò 3B, cá lồng nước ngọt; đặc biệt là mô hình nuôi vịt bầu Quỳ đang được duy trì và phát triển khoảng 10.000 nghìn con Mới đây, Ban Thường vụ Hội ND huyện cũng đã cho ra mắt thêm tổ Hội chăn nuôi vịt bầu Quỳ thương phẩm tại xã Châu Thắng

Song song với đó, công tác kiểm tra, giám sát luôn được Hội ND huyện chú trọng thực hiện thường xuyên Qua các đợt kiểm tra, các dự án vay vốn Quỹ đã thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra, đúng đối tượng, các hộ vay vốn đúng mục đích và mang lại hiệu quả rõ nét

Thời gian tới, Ban Thường vụ Hội ND huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt sâu sắc mục đích, ý nghĩa của Quỹ HTND; tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển hoạt động Quỹ HTND trên cơ sở các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra; tăng cường phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng NN & PTNN huyện hỗ trợ cho hội viên, nông dân được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi thông qua các chương trình và các kênh vay vốn, giải ngân nguồn vốn…

1.2.1.3 Kinh nghiệm quản lý Quỹ HTND ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Đà Bắc là huyện vùng cao khó khăn nhất của tỉnh, địa hình chia cắt, độ dốc lớn, giao thông khó khăn, cơ sở hạ tầng thiết yếu còn thiếu Huyện có 19

xã và 1 thị trấn, trong đó 14 xã thuộc khu vực III, 5 xã khu vực II, 15 xã vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Trang 31

Do điều kiện tự nhiên khó khăn, ruộng ít, nương nhiều, nhỏ lẻ, manh mún gây khó khăn cho canh tác, đòi hỏi chi phí lớn, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi đối với Đà Bắc khó khăn hơn nhiều địa phương khác trong tỉnh Mặc dù diện tích rộng nhưng lại thiếu đất sản xuất, nhiều rừng núi nhưng kinh tế rừng khó phát triển Mức đầu tư sản xuất lớn, song giao thông cách trở, giá nông sản từ những cây trồng chủ lực như ngô, sắn, gừng… thấp hơn nhiều khu vực khác Mặt khác, người dân thiếu kiến thức ứng dụng khoa học

kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao

Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo được phê duyệt đã góp phần đáng kể vào công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương Đồng chí Xa Văn Chí, Trưởng phòng LĐTBXH huyện Đà Bắc cho biết: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, huyện tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội nhằm xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là đối với các xã, xóm đặc biệt khó khăn, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng Đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo, gắn giảm nghèo bền vững với Chương trình Xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo được tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản

Để thực hiện có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ hội viên nông dân, Hội Nông dân huyện Đà Bắc đã triển khai đồng bộ các giải pháp Hiện nay Hội Nông dân huyện quản lý gần 3 tỷ đồng, trong đó: Nguồn vốn Trung ương Hội

ủy thác 500 triệu đồng thực hiện 1 dự án cho 10 hộ vay; nguồn vốn Quỹ tỉnh

ủy thác 1,4 tỷ đồng, thực hiện 2 dự án cho 22 hộ vay; vốn quỹ của huyện 940 triệu đồng, thực hiện 13 dự án cho 35 hộ vay

Quỹ hỗ trợ nông dân huyện Đà Bắc thực hiện cho vay theo phương

án sản xuất - kinh doanh, mỗi chu kỳ cho vay 2-3 năm/mô hình dự án Hàng năm, Hội Nông dân đã hỗ trợ hội viên, nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình, thúc đẩy sản xuất, phát triển các cây, con chủ lực theo định hướng của tỉnh, huyện

Trang 32

Để hội viên nông dân sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, Hội Nông dân huyện Đà Bắc đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn hướng dẫn hội viên

áp dụng kỹ thuật vào sản xuất Từ đầu năm đến nay, đã tổ chức 4 hội nghị tập huấn về việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân cho trên

220 hội viên; tổ chức 1 lớp tập huấn về nghiệp vụ Quỹ hỗ trợ nông dân và ủy thác vay vốn ngân hàng cho 48 học viên; phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện mở 15 lớp tập huấn về quản lý hoạt động ủy thác cho gần 630 học viên Bên cạnh đó, mở hàng chục buổi chuyển giao KHKT cho các hội viên nông dân tại các xã trên địa bàn huyện

Bên cạnh nguồn vốn từ quỹ hỗ trợ nông dân, để tạo điều kiện cho hội viên có vốn vay phát triển sản xuất, Hội Nông dân huyện Đà Bắc đã tận dụng mọi nguồn lực hỗ trợ, thông qua việc phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Đến nay, tổng dư nợ với Ngân hàng Chính sách xã hội gần 83,2

tỷ đồng, thông qua 60 tổ tiết kiệm và vay vốn cho 2.285 lượt hội viên vay; dư

nợ với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên 7,4 tỷ đồng, thông qua 4 tổ vay vốn cho trên 103 lượt hội viên vay

"Trong quá trình cho vay, Hội luôn chú trọng đến khâu khảo sát, chọn đúng đối tượng; tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo các hộ vay vốn đều

sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả Đồng thời, Hội còn tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật, thành lập các tổ hợp tác liên kết phát triển sản xuất,

tư vấn phương án sản xuất, kinh doanh

Cũng theo Chủ tịch Hội nông dân huyện Đà Bắc, qua đánh giá, khi kết thúc chu kỳ vay vốn, các dự án đã nộp phí và vốn đúng hạn Định kỳ hàng quý, các tổ vay vốn dự án duy trì sinh hoạt tổ, nội dung phong phú, với sự tham gia của ban quản lý dự án và hộ vay để trao đổi và học tập, truyền đạt các kinh nghiệm trong sản xuất và đời sống, tìm đầu ra cho sản phẩm

Với những cách làm hiệu quả, trong thời gian tới, Hội Nông dân huyện

Đà Bắc tiếp tục đẩy mạnh công tác rà soát số hộ hội viên cần được vay vốn

Trang 33

Đồng thời, đẩy mạnh việc phối hợp với các đơn vị tạo điều kiện giúp đỡ hội viên; xây dựng các dự án mới, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế tại địa phương, giúp hội viên vươn lên làm giàu, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện từ 3 - 4%/ năm

Trong quá trình xây dựng, quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã thể hiện được năng lực của đội ngũ cán bộ Hội, việc quản lý tài chính Quỹ hỗ trợ nông dân được cán bộ Hội đảm nhiệm tốt, quản

lý tín dụng uỷ thác được thực hiện đúng quy định, nguồn vốn được bảo toàn, công tác thu hồi nợ đến hạn và lãi thực hiện theo đúng quy định và luôn đạt 100% Việc quản lý điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân giúp các cấp Hội tập hợp, thu hút được nông dân vào Hội, hoạt động của Hội ngày càng thực chất, đáp ứng được quyền và lợi ích của hội viên nông dân

Hiện nay nhu cầu vay vốn của Hội viên nông dân là rất lớn, Vốn vay từ các tổ chức tín dụng chỉ đảm bảo được phần nào nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất của nông dân Việc tạo được nguồn vốn chủ động giải quyết kịp thời cho nông dân là trách nhiệm của tổ chức Hội Nông dân góp phần nâng cao vị thế và thu hút, gắn bó hội viên với tổ chức Hội

1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho Quỹ HTND huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình

Từ kinh nghiệm trong công tác quản lý hoạt động Quỹ HTND của tỉnh Hòa Bình, có thể giúp ích cho huyện Tân Lạc rất nhiều trong việc hoàn thiện công tác quản lý Quỹ HTND của huyện

Một là, để hoàn thiện quy trình quản lý Quỹ HTND, Ban Điều hành Quỹ HTND hoạt động độc lập, không kiêm nhiệm, năng lực quản lý về tài chính của Quỹ Hội được đảm nhiệm tốt, quản lý tín dụng uỷ thác được thực hiện đúng quy định

Hai là, chủ động chuyển hình thức cho vay vốn Quỹ HTND nhỏ lẻ, phân tán theo nhóm hộ sang cho vay theo dự án, để nhân rộng tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn Các hộ tham gia dự án đều là thành

Trang 34

viên của Tổ hội nghề nghiệp, Tổ hợp tác để từ đó hình thành Hợp tác xã, các sản phẩm làm ra đều đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý

Ba là, để hoạt động của Quỹ HTND sôi nổi, rõ nét, cần có sự tham gia trực tiếp của các ban ngành vào Ban Điều hành Quỹ, đặc biệt là sự quan tâm ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương Hơn nữa, với sự tham gia của các ban ngành, mục đích, quy chế hoạt động của Quỹ HTND được toàn xã hội hiểu, chia sẻ nhiều hơn

Bốn là, cùng với việc hỗ trợ vay vốn Quỹ HTND, các cấp Hội Nông dân cần đẩy mạnh các hoạt động tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao khoa học

kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh Thường xuyên tổ chức cho các hộ tham gia dự án tham quan, học tập trao đổi kinh nghiêm tại các mô hình điểm nhằm khích lệ hội viên sử dụng vốn đúng mục đích, khai thác sử dụng có hiệu quả đồng vốn

Trang 35

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm cơ bản của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý:

Tân Lạc là một huyện miền núi nằm cách trung tâm tỉnh Hoà Bình 30

km về phía nam Diện tích tự nhiên của toàn huyện là 523 km2 (chiếm 11,2% tổng diện tích toàn tỉnh), dân số hơn 91.896 người, mật độ dân số 274 người/km2 Huyện Tân Lạc nằm ở 21027’ – 20035’ vĩ độ Bắc, 10506’ – 105023’ độ kinh đông

Phía Tây giáp với huyện Mai Châu và tỉnh Thanh Hoá; Phía Bắc giáp huyện đà Bắc và huyện Cao Phong; Phía đông giáp huyện Kim Bôi; Phía Nam giáp huyện Lạc Sơn

Tân Lạc là đầu mối giao thông, cửa ngõ nối vùng Tây Bắc với thủ đô

Hà Nội theo quốc lộ 6 và đường 12B và có đường mòn Hồ Chí Minh đi qua nên rất thuận lợi trong việc giao lưu hàng hóa của huyện với các vùng khác, đặc biệt với thị trường lớn như thủ đô Hà Nội, thành phố Hòa Bình

- Khí hậu, thời tiết:

Tân Lạc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Trong năm, khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5

và kết thúc vào tháng 10, nhiệt độ và độ ẩm cao Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 năm trước và kết thúc vào tháng 4 năm sau với đặc trưng nhiệt độ xuống thấp, lượng mưa ít Nhiệt độ trung bình cả năm đạt 22,90C Các xã vùng cao huyện Tân Lạc có lượng mưa lớn hơn so với các xã vùng thấp độ ẩm không khí bình quân 82%, tháng cao nhất 99%, tháng thấp nhất 29% độ ẩm thường cao vào những tháng cuối xuân, đầu hè Trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm thường xuất hiện sương mù và sương muối Với điều kiện thời tiết,

Trang 36

khí hậu như trên tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Tân Lạc phát triển Nông nghiệp & nông thôn

- Đặc điểm địa hình:

Ngày 17 tháng 12 năm 2022, sáp nhập 3 xã: Lũng Vân, Bắc Sơn, Nam Sơn thành xã Vân Sơn; sáp nhập 3 xã: Do Nhân, Quy Mỹ, Tuân Lộ thành xã Nhân Mỹ; sáp nhập 2 xã Quy Hậu và Mãn Đức vào thị trấn Mường Khến để thành lập thị trấn Mãn Đức; sáp nhập xã Địch Giáo vào xã Phong Phú; sáp nhập 2 xã Ngòi Hoa và Trung Hòa thành xã Suối Hoa

Huyện Tân Lạc có 1 thị trấn và 15 xã như hiện nay, bao gồm thị trấn Mãn Đức và 15 xã: Đông Lai, Gia Mô, Lỗ Sơn, Mỹ Hòa, Ngổ Luông, Ngọc

Mỹ, Nhân Mỹ, Phong Phú, Phú Cường, Phú Vinh, Quyết Chiến, Suối Hoa, Thanh Hối, Tử Nê, Vân Sơn

Huyện có trên 80% là đồi núi, độ cao trung bình toàn huyện so với mặt nước biển khoảng 300 - 400m, Tân Lạc có địa thế thấp dần về phía đông nam

và có thể chia thành 3 vùng rõ rệt:

+ Vùng cao gồm 3 xã: Quyết Chiến, Ngổ Luông, Vân Sơn độ cao trung bình của vùng dao động trong khoảng 600-800m, có nhiều núi, độ dốc lớn và các thung lũng hẹp Vùng này rất thích hợp phát triển kinh tế trang trại

và đồi rừng và phát triển dịch vụ du lịch

+ Vùng giữa gồm 3 xã: Suối Hoa, Phú Cường, Phú Vinh, với địa hình nhiều đồi, núi xen kẽ các khe suối và bãi bằng Vùng này rất thích hợp phát triển kinh tế trang trại và trồng cây hoa mầu

+ Vùng thấp gồm thị trấn Mãn Đức (huyện lỵ) và 9 xã: Đông Lai, Gia

Mô, Lỗ Sơn, Mỹ Hòa, Ngọc Mỹ, Nhân Mỹ, Phong Phú, Thanh Hối, Tử Nê

Có độ cao trung bình khoảng 150 - 200m, với địa hình là đồng bằng xen với đồi thấp, là vựa lúa chính của Tân Lạc Vùng này rất thích hợp phát triển kinh

tế trang trại, cây lúa và hoa màu

Trang 37

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Bảng 2.1 Giá trị sản xuất và cơ cấu GTSX của huyện Tân Lạc

+ Nông lâm thuỷ sản Tỷ đồng 151 187 203 115.95 + Công nghiệp, xây dựng Tỷ đồng 196 211 241 110.89

Nguồn: UBND huyện Tân Lạc, 2023

Qua bảng ta thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương tương đối cao với năm 2020 là 10,8% và đến năm 2022 là 14,5%

Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp, xây dựng cao nhất là 241 tỷ đồng, tuy nhiên tốc độ phát triển mình quân cao nhất lại thuộc về ngành nông lâm, thủy sản với tốc độ phát triển bình quân là 115,95%

Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2022 là 33.720,71 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 5745 ha, đất lâm nghiệp 27.947ha, đất nuôi trồng thủy sản là 28,71 ha Đất nông nghiệp trong những năm gần đây có xu hướng giảm dần, tốc độ giảm trung bình là 5,08%/năm do cả 3 loại đất nông nghiệp đều giảm, nguyên nhân chính là một phần đất nông nghiệp bị chuyển sang mục đích sử dụng khác một phần còn lại bị tái hoang hóa do đất xấu không canh tác được (ảnh hưởng của tập quán canh tác quảng canh), phần còn lại là

Trang 38

đất rừng khai thác chưa sử dụng, cũng vì thế đã làm diện tích đất chưa sử dụng tăng lên 13.728,3 ha năm 2021 với tốc độ tăng bình quân là 17,09% Nói chung đất đai ở các vùng trong huyện còn rất mầu mỡ, phù hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi và đây chính là thế mạnh để huyện phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp Huyện đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 35 chỉ tiêu kinh tế xã hội năm Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2022: Năm

2022 là năm tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế xã hội Tuy nhiên tình hình kinh tế xã hội của huyện năm 2022 vẫn đạt những kết quả tích cực Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,85%, đạt 91,13%KH, Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 47,5 triệu đồng/người/năm, đạt 95% so với KH; duy trì tốt việc sản xuất công nghiệp; dịch vụ phát triển tương đối ổn định không

có nhiều biến động; an ninh quốc phòng được giữ vững ổn định Tuy nhiên, công tác triển khai một số chính sách về nông nghiệp và kết nối nhà sản xuất với đơn vị tiêu thụ khó khăn; Thu ngân sách nhà nước không đạt kế hoạch đề

ra, nhất là các khoản thu tiền sử dụng đất

- Tình hình dân số và lao động:

Bảng 2.2.Tình hình dân số, diện tích và mật độ dân số huyện Tân Lạc

(km²)

Mật độ Dân số (người/km²)

Trang 39

TT Tên Dân số Diện tích

(km²)

Mật độ Dân số (người/km²)

(Nguồn: Phòng thống kê, UBND huyện Tân Lạc, 2023)

Theo số liệu thống kê năm 2022, tổng dân số của cả huyện là 91.898 người, với gần 17,323 hộ Dân tộc Mường chiếm đại đa số 84,5 %, dân tộc Kinh chiếm 15%, các dân tộc khác 0,5% Tốc độ tăng dân số bình quân năm

là 0,53%, mật độ dân số 73 người/km2, dân số thành thị (thị trấn) chiếm 7,57%, dân số nông thôn chiếm 92,4% Tốc độ tăng dân số thành thị khá nhanh trong những năm gần đây với tốc độ tăng bình quân là 18,44%, cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh cũng thể hiện trình độ dân trí và điều kiện sống của một bộ phận dân cư tăng lên

- Về giáo dục:

Theo báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chuẩn phổ cập giáo dục, xóa

mù chữ năm 2022 của huyện Tân Lạc, hiện nay, huyện Tân Lạc có 100% các trường đạt chuẩn phổ cập giáo dục mức độ 3, ở cả 3 cấp học Cơ sở vật chất

và chất lượng dạy học của 03 cấp học đều đảm bảo, đạt hiệu quả cao 100% các xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi với 1.608

số trẻ đến trường lớp đạt 100% Ở cấp Tiểu học, Tân Lạc có 1.619 em 6 tuổi vào lớp 1, đạt 100 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, trên 30% giáo viên trình độ đào tạo trên chuẩn; 100% các trường có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định; có hệ thống sân chơi, bãi tập, nước sạch và công trình vệ

Trang 40

sinh theo yêu cầu Ở cấp THCS, số thanh thiếu niên từ 15 đến 18 tuổi tốt nghiệp THCS là trên 4.560 em đạt tỷ lệ 96%; số người trong độ tuổi từ 15 đến

18 đang học chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên cấp THPT hoặc GDNN có 4189 em đạt tỷ lệ 88% 100% giáo viên đạt yêu cầu chuẩn nghề, hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo quy định, an toàn, đủ bàn ghế và trang thiết bị, có sân chơi bãi tập, công trình vệ sinh Ở nội dung xóa mù chữ,

số người trong độ tuổi từ 15 đến 60 đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 là 58.485 người, số người trong độ tuổi từ 15 đến 35 đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 là

30.086 người đạt tỷ lệ 99,99% ( Nguồn: Phòng Giáo dục huyện)

- Về cơ sở hạ tầng:

Xác định kết cấu hạ tầng cần phải đi trước một bước, mở đường cho sự phát triển kinh tế xã hội, nhiệm kỳ vừa qua, huyện Tân Lạc đã tranh thủ sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh, thông qua các chương trình, dự án cùng sự đóng góp của cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tập trung phát triển giao thông, xây dựng công trình thiết yếu như trường học, trạm y tế, kênh mương thủy lợi, nước sinh hoạt, điện Kết quả, đến năm 2020, 100% xã có điện lưới quốc gia, 100% hộ nông thôn được sử dụng điện, 100% số xã có trụ sở làm việc khang trang, 100% trường học được kiên cố và cơ bản được bố trí xây dựng các phòng học chức năng phục vụ dạy

và học; các trạm y tế được xây dựng kiên cố

Đặc biệt, được sự quan tâm hỗ trợ xi măng của các doanh nghiệp cùng với đóng góp của nhân dân, huyện Tân Lạc đã cứng hóa 591,6/1.062 km (đạt 55,7%) đường giao thông nông thôn, bao gồm hệ thống đường huyện, đường trục xã, đường trục thôn, đường ngõ xóm, đường nội đồng, cải tạo, xây mới cầu, cống dân sinh Nhiều tuyến đường đã được hạ bớt đi những ta luy dương dựng đứng, bồi lấp thêm những vạt ta luy âm, lấp, vá những ổ voi, ổ gà bằng bê tông, cát, sỏi để người dân được đi trên những con đường êm thuận (

Nguồn: Phòng kinh tế)

Ngày đăng: 18/03/2024, 13:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w