1. Khái niệm và các giá trị của Tài nguyên cây thuốc. Thành 2. Tài nguyên cây thuốc trên thế giới. Thành 3. Đa dạng sinh học, phân bố và tri thức sử dụng Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam. Hoàng Vân 4. Hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam, những khó khăn và thuận lợi trong việc bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên này. Hoàng Vân 5. Các vấn đề tồn tại về khai thác và sử dụng Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam. Đề xuất giải pháp. Phương 6. Phương pháp bảo tồn nguyên vị (in situ) Tài nguyên cây thuốc và thực trạng ở Việt Nam. Đề xuất giải pháp. Phương 7. Phương pháp bảo tồn chuyển vị (ex situ) Tài nguyên cây thuốc và thực trạng ở Việt Nam. Đề xuất giải pháp. Giang 8. Bảo tồn tri thức sử dụng Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam, nội dung, thực trạng và giải pháp. Giang 9. Hệ thống marketing trong phát triển TNCT (cầu, cạnh tranh, chuỗi giá trị, dịch vụ hỗ trợ, các yếu tố luật, chính sách của NN). Phân tích hiện trạng hệ thống marketing hiện có trong phát triển một loài cây thuốc cụ thể ở Việt Nam (như Quế, Hồi, Thảo quả, Actiso, Ba kích, Sâm Ngọc Linh,...) và đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống marketing của loài này. Kim 10. Phân tích nguyên tắc một chuỗi sản xuấtgiá trị dược liệu ở Việt Nam, dựa trên nguyên tắc này, phân tích chuỗi sản xuấtgiá trị của một loài cây thuốc ở VN, từ đó đề xuất chuỗi sản xuấtgiá trị của nó (như Quế, Hồi, Thảo quả, Actiso, Ba kích, Sâm Ngọc Linh,...). Kim 11. Các vấn đề trong chuỗi sản xuấtgiá trị dược liệu ở Việt Nam (chủ thể, khoa học công nghệ,...), đề xuất giải pháp. Kim 12. Đề xuất các sản phẩm có thể phát triển từ một cây thuốc (Sâm Việt Nam, Gấc, Ý dĩ, Hồi, Quế,...) (theo hướng mở rộng khái niệm thuốc) Phương 13. Hiện đại hóa thuốc YHCT: Sự cần thiết, nội dung, các yếu tố quyết định và các xu hướng, ý kiến của mình. Phương 14. Các vấn đề tồn tại trong hiện đại hóa thuốc YHCT và giải pháp của mình. Huỳnh Như Tuấn 15. Đề xuất nội dung dự án Trục văn hóa thảo dược ở một tỉnh miền núi của Việt Nam (Lào Cai, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Yên Bái, Quảng Ninh, Sơn La, Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa) (Nội dung cần bám sát hệ thống marketing trong phát triển TNCT (cầu, cạnh tranh, chuỗi giá trị, dịch vụ hỗ trợ, các yếu tố luật, chính sách của NN; tháp thảo dược). Kim
Trang 1NỘI DUNG ÔN TẬP
LÝ THUYẾT TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC
(2018)
1 Khái niệm và các giá trị của Tài nguyên cây thuốc Thành
Khái niệm tài nguyên cây thuốc:
Tài nguyên cây thuốc là một dạng đặc biệt của tài nguyên sinh vật, thuộc tài nguyên có thể tái sinh (hồi phục), bao gồm hai yếu tố cấu thành là cây cỏ và tri thức sử dụng chúng để làm thuốc và chăm sóc sức khoẻ
Cây thuốc khác với một cây cỏ bình thường ở chỗ nó được dùng làm thuốc Suy rộng ra đối với cây rau, cây để nhuộm, cây gia vị, vv cũng như vậy Tính từ đứng sau danh từ “cây” chỉ công dụng của cây đó Với định nghĩa này, một cây thuốc cần có hai yếu tố cấu thành, đó là (i) bản thân
Cây cỏ, là nguồn gien hay yếu tố vật thể, và (ii) Tri thức sử dụng cây cỏ đó để chữa bệnh, là yếu tố
phi vật thể dùng làm thuốc nhưng sau đó lại để mất tri thức sử dụng (hoặc.đưa đến mộ tnơi mà không
có ai biết dùng) thì nó cũng chỉ là cây cỏ hoang dại trong tự nhiên
Hai yếu tố này luôn đi kèm với nhau Các sinh vật quanh ta rất nhiều, nếu không biết sử dụng chúng để làm thuốc (cũng như các ứng dụng khác tro g đời sống) thì chúng chỉ là những sinh vật hoang dại trong tự nhiên và ngược lại
Bộ phận cấu thành thứ nhất (cây cỏ) là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài dưới tác động của các yếu tố tự nhiên, do đó liên quan đến các môn khoa học tự nhiên như sinh học, nông học, lâm học, dược học, vv Bộ phận cấu thành thứ hai (tri thức) là kết quả của quá trình đấu tranh sinh tồn của loài người, có từ khi loài người xuất hiện trên trái đất, được đúc rút, tích luỹ và lưu tryền trải qua nhiều thế hệ, chịu tác động của các qui luật kinh tế- xã hội, quản lý, thuc vat do đó liên quan đến các môn học xã hội như dân tộc học, xã hội học, kinh tế học,…
Đặc điểm của tài nguyên cây thuốc
a Các đặc điểm liên quan đến cây cỏ:
- Một loài có nhiều tên gọi khác nhau, tuỳ theo dân tộc và địa phương
- Phần có giá trị sử dụng của cây thuốc là các chất hoá học, được gọi là hoạt chất Hàm lượng hoạt chất chứa trong cây thường chiếm một tỷ lệ rất thấp Thành phần và hàm lượng hoạt chất có thể thay đổi theo điều kiện sinh sống, do đó làm thay đổi, giảm hoặc mất tác dụng chữa bệnh Các bậc phân loại (taxon) giống nhau thường chứa các nhóm hoạt chất như nhau
- Bộ phận sử dụng đa dạng, có thể là cả cây, toàn bộ phần trên mặt đất, phần dưới mặt đất (như rễ, củ, thân rễ), lá, vỏ (thân, rễ), hoa, quả, hạt Trong một loài, các bộ phận khác nhau có thể có tác dụng khác nhau
b Các đặc điểm liên quan đến tri thức sử dụng:
- Tri thức sử dụng cây thuốc có được từ 2 nguồn: (i) Tri thức bản địa và (ii) tri thức khoa học Tri thức khoa học thường được lưu lại trong các ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu khoa học,
cơ sở dữ liệu, vv.); Tri thức bản địa thường được truyền miệng, giới hạn ở mức độ hẹp, do cá nhân, gia đình, dòng họ hay cộng đồng nắm giữ do đó có thể bị mất Phần lớn tri thức khoa học là bắt nguồn
Trang 2- Tri thức sử dụng gắn liền với thu nhập kinh tế của người nắm giữ nó
- Có sự khác biệt về số lượng và chất lượng tri thức sử dụng giữa các thành viên khác nhau trong cộng đồng, dân tộc, nền văn hoá Sự khác nhau này phụ thuộc vào tuổi tác, học vấn, giới tính, tình trạng kinh tế, kinh nghiệm, tác động goại lai, vai trò và trách nhiệm trong gia đình và cộng đồng, quĩ thời gian, năng khiếu,.khả năng đi lại và mức độ tự lập, kiểm soát nguồn tài nguyên
GIÁ TRỊ CỦA TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC
1 GIÁ TRỊ SỬ DỤNG
Tài nguyên cây thuốc đóng vai trò quan trọng trong chă m sóc sức khoẻ, chữa bệnh, đặc biệt ở các nước nghèo, đang phát triển và có truyền thống sử dụng cây cỏ làm thuốc Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngày nay có khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển với dân số khoảng 3,5 đến 4 tỉ người trên thế giới có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu phụ thuộc vào nền y học cổ truyền Phần lớn trong số đó phụ thuộc vào nguồn dược liệu hoặc các chất chiết suất từ dược liệu Ở Trung Quốc, nhu cầu thuốc cây cỏ là 1.600.000 tấn/năm và tăng khoảng 9%/năm Châu Âu
và Bắc Mỹ tăng trưởng 10% mỗi năm
2 GIÁ TRỊ KINH TẾ
Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ hơn thuốc có nguồn gốc từ hoá học, công nghệ sinh học, cây cỏ làm thuốc
vẫn được buôn bán khắp nơi trên thế giới Trên qui mô toàn cầu, doanh số mua bán cây thuốc ước tính
khoảng 16 tỉ Euro
Có 119 chất tinh khiết được chiết tách từ khoảng 90 loài thực vật bậc cao được sử dụng làm thuốc
trên toàn thế giới, trong đó có tới 74% chất có mối quan hệ hay cùng được sử dụng như các cộng đồng đã
sử dụng ví dụ như Theophyllin ừ cây Chè, Reserpin từ cây Ba gạc, Rotundin từ cây Bình vôi, vv…
3 GIÁ TRỊ TIỀM NĂNG
Tài nguyên cây cỏ là đối tượng sàng lọc để tìm các huốc mới Viện Ung thư Quốc gia Mỹ đã đầu
tư nhiều tiền bạc để sàng lọc đến 35.000 trong số trên 250.000 loài cây cỏ tìm thuốc chữa ung thư trên khắp thế giới Theo bộ dữ liệu NAPRALERT, đến năm 1985 đã có khoảng 3.500 cấu trúc hoá học mới ó nguồn gốc từ thiên nhiên được phát hiện, 2.618 trong số đó từ thực vật bậc cao, 512 từ thực ật bậc thấp và 372 từ các còn là một kho tàng khổng lồ, trong đó p ần k ám phá còn quá ít ỏi.Các vùng nhiệt đới trên thế giới, bao gồm lưu vực sông Amazon của chây Mỹ, Đông Nam Á, Ấn Độ - Mã Lai,Tây Phi chứa đựng kho tàng cây cỏ khổng lồ cũng như giàu có về tri thức sử dụng, có tiềm năng lớn trong nghiên cứu và phát triển dược phẩm mới từ cây cỏ
Ở Trung Quốc, ngoài nền y học cổ truyền chính thống của người Hán (Trung y), các cộng đồng không phải người Hán, với dân số khoảng 100 triệu người, cũng có các nền y học riêng của mình, sử dụng khoảng 8,000 loài cây cỏ làm thuốc, trong đó có 5 nền y học chính là nền y học của người Tây Tạng (sử dụng 3,294 loài), Mông Cổ (sử dụng 1,430 loài), Ugur, Thái (sử dụng 800 loài) và Triều Tiên Như vậy, cũng có thể tồn tại các nền y học dân tộc riêng, ở mức độ phát triển nhất định ở Việt Nam, đặc biệt là của các cộng đồng dân tộc sinh sống lâu đời hoặc có hệ thống chữ viết sớm phát triển như người Thái, Mường, Chăm, vv
2.4 GIÁ TRỊ VĂN HOÁ
- Sử dụng cây cỏ làm thuốc là một trong những đặc trưng văn hóa của các đồng bào dân tộc:
• Người Dao: Bài thuốc tắm để chữa bệnh, tăng cường thể lực cho phụ nữ sau đẻ, sử dụng lúa làm thuốc
• Các dân tộc khác như: Tày, Nùng, Mường, Chăm…
TNCT góp phần duy trì và bảo vệ một trong 5 loại tài sản của con nguời:là Sức khoẻ
Các loại YHCT trên thế giới:
Các nền YHCT trên thế giới có thể chia thành 3 loại:
– Traditional Medicine System (TMS): Có hệ thống lý luận, được tư liệu hoá, như các loại
dược thư (trên giấy gió, Dướng, lá Cọ,…): Trung Quốc, Ayurveda,…
Trang 3– Traditional Medicine Knowledge (TMK): Chưa được tư liệu hoá, mà được truyền miệng
từ đời này sang đời khác, như: TMK của người Dao, Mông, La Hủ, Giáy,
– Shamanism: Sử dụng cây thuốc + các hoạt động tâm linh: Người Anh Điêng ở Châu Mỹ,
Sibêri, nhiều nhóm dân tộc ở châu Phi, Trung Quốc, Việt Nam,…
a YHCT Trung Quốc:
• YHCT của người không phải Hán, với số dân ca.100
triệu, sử dụng 7,000 - 8,000 loài cây thuốc
• Traditional knowledge của các DT thiểu số:
– Người Yi (1,189 spp.), nguời Choang (2,310 spp.), người
– Ayurveda, bao gồm cả khoa học, tôn giáo và triết học
• Các phương pháp chữa bệnh: Dùng thuốc thiên nhiên, chế độ ăn kiêng và thay đổi cách sống
– Unani Tibb
– Siddha,
• Cây thuốc:
– Eletteria cardamomum (Đậu khấu), Withania somnifera (Sâm Ấn Độ), Punica granatum,
Zingiber officinale, Curcuma longa), etc
• Năm 1883, người Anh đã đóng cửa những nơi hành nghề y học Ayurveda và cấm sử dụng nó
– Những trung tâm nghiên cứu lớn bị đóng cửa
– Tri thức và thực hành Ayurveda dần lùi về các làng mạc và chùa chiền
• Khi Ấn Độ giành được độc lập (1947):
– Y học Ayurveda được khôi phục và lấy lại danh tiếng
– Ngày nay, y học Ayurveda được chính phủ ấn Độ khuyến khích vì không đắt như các thuốc phương Tây
c YHCT Châu Âu:
• Nền tảng chính là hai học thuyết của Hippocrates và Aristotle (thế kỷ IV TCN)
– Hippocrates: Thuyết “4 yếu tố”:
• Thế giới được cấu tạo bởi lửa, không khí, đất và nước;
• Cây cỏ làm thuốc được phân loại thành các yếu tố nóng, khô, lạnh và ẩm ướt – Aristotle: Thuyết “bốn thể dịch”:
• Bốn chất lỏng (thể dịch) chính tồn tại trong cơ thể người: Máu, mật vàng, mật đen và đàm
• Sức khoẻ con người phụ thuộc:
– Sự cân bằng giữa bốn dịch và bốn yếu tố, cùng với sự kết hợp đúng mực của các “linh hồn” hơi thở hít vào
Trang 4• Phương pháp chữa trị chính là trích máu và uống thuốc xổ
- Cây thuốc:
• Nữ lang (Valeriana officinalis), Cỏ ban (Hypericum perfoliatum), Cúc vạn thọ (Calendula
officinalis), Tầm ma (Urtica dioica), Hoa bia (Humulus lupulus), Gingko biloba, v.v…
- Trong quyển “De Materia Medica” (do Dioscorides, nhà giải phẫu quân đội người La Mã gốc Hy Lạp- TK I TCN:
• 600 loài cây thuốc
- Các học thuyết liên quan đến sử dụng cây cỏ làm thuốc đã bị loại bỏ khi ngành y khoa chính thống thiết lập tính độc quyền trong thực hành ở phẩn lớn các quốc gia châu Âu vào thế kỷ XIX
- Việc sử dụng cây cỏ làm thuốc không có chứng nhận y khoa chính thống được coi là bất hợp pháp
- Mặc dù vậy, tác dụng làm thuốc của các cây thuốc được sử dụng theo cách truyền thống là điều không thể chối cãi
- Ngày nay, nhiều cây thuốc thường được sử dụng ở Thuỵ Sỹ, Đức, Italia, Pháp, v.v như Kim sa
(Arnica montana), Bạch đầu ông (Anemone pulsatilla), v.v… đặc biệt là Bạch quả (Gingko biloba)
d YHCT Châu Phi:
- Việc chữa trị bệnh gắn liền với thế giới thần bí, trong đó các hồn ma ảnh hưởng đến bệnh tật và cái chết
Hàng ngàn loại cây thuốc được sử dụng trong gia đình, các lễ hội tôn giáo và buôn bán trên thị trường
- Vào thế kỷ XIX và thế kỷ XX:
Chính phủ thực dân và các nhà truyền đạo thiên Chúa đã xem các thầy lang cổ truyền sử dụng cây cỏ làm thuốc như là những thầy phù thuỷ sử dụng quyền lực đen tối và thẳng tay đàn áp
- Ngày nay:
+ Chăm sóc sức khoẻ bằng y học truyền thống vẫn tồn tại ở các vùng nông thôn
+ Các bộ tộc du mục ở những vùng xa xôi hẻo lánh của châu Phi như người Berber ở Moroco, người Topnaar ở Nambia vẫn còn giữ truyền thống sử dụng cây cỏ làm thuốc và ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của nền y khoa thế giới
– Sử dụng cây cỏ để chữa bệnh và đặt tay lên người bệnh để trừ tà ma
• Việc nhập cư của người
Châu Âu (TK XVIII:
– Dẫn đến số lượng người dân bản địa ở đây bị giảm sút nghiêm trọng, nhiều bộ tộc bị tan
rã, dẫn đến sự mất đi các tri thức truyền thống
• Cây thuốc:
– Eucalyptus spp., Acacia spp
f YHCT Châu Mỹ:
- Việc sử dụng cây cỏ làm thuốc gắn liền với học thuyết Shaman:
+ Linh hồn của con người bị các thế lực độc ác chiếm hữu gây ra các bệnh hiểm nghèo
+ Nhiệm vụ của thầy thuốc Shaman: Chữa trị cho cả phần thể xác và linh hồn người bệnh
+ Lễ hội để chữa cho linh hồn gồm có múa, hát, đánh trống, chơi các trò chơi, khuấy tro và tát nước, trong
đó có sử dụng chất ảo giác từ cây Xương rồng Mexico (Lophophora williamsii)
- Khi người Châu Âu đến định cư:
+ Việc chữa bệnh theo cách truyền thống được cho là man rợ, lạc hậu và bị bài trừ
- Tuy nhiên, dần dần người châu Âu đã nhận thấy khả năng chữa bệnh theo cách truyền thống của các cộng đồng địa phương và chấp nhận những cây thuốc được sử dụng
Trang 5+ Thậm chí còn phát triển một số phương pháp chữa bệnh dựa trên thực hành truyền thống của người dân bản địa như thuốc xông hơi (dựa trên việc tắm xông hơi của thổ dân)
Đa dạng sinh học được biểu hiện ở 3 mức độ: đa dạng loài, đa dạng hệ sinh thái và đa dạng di truyền
1 Đa dạng loài
Số loài cây thuốc được phát hiện ở Việt Nam tăng liên tục theo thời gian Theo GS Đỗ Tất Lợi, Việt Nam
có 800 loài cây được sử dụng làm thuốc Theo TS Võ Văn Chi, số lượng này là 3200 loài (kể cả những cây nhập nội) Theo số liệu thống kê của Viện dược liệu, tính đến năm 2015, cả nước có khoảng 5100 loài cây thuốc trong tổng số 12000 loài (kể cả nấm và thực vật bậc thấp) Số loài cây thuốc ở Việt Nam hiện chiếm
Trang 616 – 17% số loài cây thuốc trên toàn thế giới Theo dự đoán, nếu được khảo sát đầy đủ, số loài cây thuốc ở Việt Nam có thể là 6.000
2 Đa dạng hệ sinh thái
Có đến 3/4 là các loài cây mọc hoang dại, phân bố chủ yếu ở các vùng rừng núi (khoảng 700 loài), vùng đồi và trung du (400 loài)
Tài nguyên cây thuốc phân bố theo 8 vùng sinh thái: Đông Bắc - Bắc Bộ, Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Đông Trường Sơn và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam
Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long và tập trung chủ yếu ở 5 trung tâm đa dạng sinh vật: Hoàng Liên Sơn, Ba
Bể, Cúc Phương, Bạch Mã, Lâm Viên
Dãy Hoàng Liên Sơn ngăn miền Bắc nước ta thành 2 vùng có khí hậu khác nhau hoàn toàn là Tây Bắc Bộ
và Đông Bắc Bộ Vùng Tây Bắc Bộ có mùa hè nóng ẩm, chỉ thích hợp trồng những cây có rễ ăn sâu vào đất, nên trồng cây thuốc lấy củ, hạn chế trồng các cây thuốc vào đầu mùa hè Vùng Đông Bắc Bộ có mùa đông lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3, thích hợp trồng những cây thuốc ngắn ngày như đương quy, địa hoàng
Đèo Hải Vân chia đất nước thành 2 miền Nam – Bác với 2 kiểu khí hậu khác nhau Miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, thích hợp trồng những cây thốc ngắn ngày Miền Nam ít ảnh hưởng bới gió mùa, thích hợp trồng những cây nhiệt đới quanh năm như cây Dây thìa canh nhập từ Ấn Độ
Dãy Trường Sơn kéo dài từ Nghệ An đến Đông Nam Bộ, ở độ cao 1000 mét so với mực nước biển, chia làm 2 khu vực Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn -> miền Trung bị ảnh hưởng bới gió phơn nóng vào mùa hè Nếu trồng cây thuốc ở miền Trung, cần phải chủ động được nguồn nước tưới
Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cây thuốc phát triển mạnh mẽ quanh năm nhưng do cây mọc quá nhanh nên hàm lượng hoạt chất thường thấp
=> Trước khi trồng dược liệu, cần phải khảo sát vùng sinh thái (khí hậu, đất và dinh dưỡng, địa hình,…) để chọn vùng phù hợp nhất với đặc tính của dược liệu, cho dược liệu có chất lượng tốt nhất
Giới thiệu về 5 trung tâm đa dạng sinh học:
(1) Trung tâm ĐDSH Hoàng Liên Sơn
• Phân bố: là trung tâm ĐDSH lớn nhất cả nước, nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn
– Thuộc địa phần Lào Cai – Lai Châu – Yên Bái – Sơn La (Phú Thọ)
• Thảm thực vật chính:
– Rừng kín thường xanh trên địa đới
– Nhiệt đới và á nhiệt đới
– Hoàng liên, Sì to, Tam thất hoang, Sâm tam thất, Sâm vũ diệp, Táo mèo
(2) Trung tâm Đông Bắc
• Phân bố:
– Cao Bằng – Bắc Kạn
• Thảm thực vật chính:
– Rừng kín thường xanh trên địa đới, đá vôi
– Nhiệt đới và á nhiệt đới
– Ô đầu, Bình vôi đỏ, Bồ khai, Xuyên tâm thảo, Hồi, Hoàng liên ô rô, Mật mông hoa
(3) Trung tâm Cúc Phương – Pù Luông
• Phân bố: vùng núi đá vôi
– Ninh Bình – Thanh Hóa – Hòa Bình – Sơn La
• Thảm thực vật chính:
– Rừng kín thường xanh trên đá vôi và địa đới
– Nhiệt đới (chủ yếu), một số ít á nhiệt đới
Trang 7– Rừng kín thường xanh trên địa đới
– Nhiệt đới và á nhiệt đới
– Rừng kín thường xanh trên địa đới
– Nhiệt đới, á nhiệt đới
Ở Việt Nam, đa dạng di truyền của một số cây thuốc đã bắt đầu được nghiên cứu như: Hoài sơn, Ý dĩ, Ba kích, Panax spp (Sâm vũ diệp, Sâm tam thất, Sâm Ngọc Linh)– Acanthopanax spp (Ngũ gia bì gai, NGB hương), Hồi,…
II Phân bố
Trong số 1.863 loài cây thuốc phát hiện trong các đợt điều tra sưu tầm trong giai đoạn từ 1961 đến 1985,
có đến 3/4 là các loài cây mọc hoang dại, phân bố chủ yếu ở các vùng rừng núi (khoảng 700 loài), vùng đồi
và trung du (400 loài) Các loài cây thuốc phân bố ở 8 vùng sinh thái trong nước là Đông Bắc - Bắc bộ, Việt Bắc – Hoàng liên Sơn, Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng , Bắc Trung bộ, Đông Trường Sơn và Nam Trung
bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu long; tập trung chủ yếu ở 5 trung tâm đa dạng sinh vật là Hoàng Liên Sơn, Cúc Phương, Bạch Mã, Yok Đôn, Lâm Viên và Cát Tiên
Theo độ cao, phân bố các hệ sinh thái được chia thành các vùng: vùng đồng bằng, vùng trung du, núi thấp, vùng núi cao
Trang 9III Tri thức sử dụng Tài nguyên cây thuốc
Có 3 loại tri thức sử dụng Tài nguyên cây thuốc chính:
Traditional medicine system (TMS): Nền YHCT chính thống, có nguồn gốc từ Trung Y với các hệ thống
lý luận và thực hành được tư liệu hoá trong sách vở, trường lớp, bệnh viện Ví dụ: các loại dược thư
Trong nền y học chính thống, cả nước có hơn 40 bệnh viện y học cổ truyền và các khoa y học cổ truyền trong các bệnh viện đa khoa Có 5.000 người hành nghề thuốc y học cổ truyền với gần 4.000 cơ sở chẩn trị đông y Có khoảng 700 loài thường được nhắc đến trong các sách đông y, sách về cây thuốc, 150-180 vị thuốc thường được sử dụng ở các bệnh viện y học cổ truyền, lương y Nhu cầu dược liệu cho y học cổ truyền chính thống khoảng 30.000 tấn/năm
Traditional medicine knowledge (TMK): Các nền Y học dân gian TMK ít được tư liệu hoá hay chưa
được nghiên cứu đầy đủ mà được truyền từ đời này qua đời khác VD: TMK của người Dao, Mông, La Hủ, Giáy,… TMK dễ được hiện đại hóa và tạo ra sản phẩm mới
Hiện đã tập hợp được 39.381 bài thuốc kinh nghiệm dân gian gia truyền của 12.531 lương y Nhiều dược phẩm được phát triển gần đây dựa trên tri thức sử dụng của cộng đồng như Ampelop, dựa trên tri thức sử dụng cây Chè dây (Ampelopsis cantoniensis (Hook Et Arn.) để chữa bệnh của người Tày ở Cao Bằng; cây Tật lê (Tribulus terrestris L.), dựa trên tri thức sử dụng của người Chăm, vv
Trong các nền y học nhân dân, mỗi cộng đồng miền núi (cấp xã) thường biết sử dụng từ 300-500 loài cây
cỏ sẵn có trong khu vực để làm thuốc Mỗi gia đình biết sử dụng từ vài đến vài chục cây để chữa các chứng bệnh thông thường ở cộng đồng đó Mỗi cộng đồng thường có 2-5 thầy lang (hay hơn) có kinh nghiệm sử dụng và sử dụng số loài nhiều hơn Ước lượng số loài sử dụng tại các cộng đồng ở Việt Nam là 6.000
Shamanism: Trong hầu hết các dân tộc, ít được nghiên cứu, sử dụng các loại cây thuốc kết hợp với các
hoạt động tâm linh
Để bảo đảm công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại tuyến y tế cơ sở, bộ Y tế đã ban hành “Danh mục thuốc thiết yếu” Trong Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ IV, có qui định 188 vị thuốc YHCT thiết yếu và
60 loài cây cỏ làm thuốc cần trồng tại tuyến xã, gọi là thuốc Nam thiết yếu
4 Hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam, những khó khăn và thuận lợi
trong việc bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên này
Hoàng Vân
I Hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
Nguồn tài nguyên cây thuốc đang bị đe dọa bởi các nguyên nhân sau:
Các mối đe doạ đối với cây thuốc:
Trang 101 Tàn phá thảm thực vật: Thảm thực vật bị tàn phá do áp lực của dân số và các hoạt động phát triển như
du canh, mở rộng đất canh tác, khai thác gỗ, làm đường, xây dựng các công trinh thuỷ điện,…
2 Khai thác quá mức: Lượng tài nguyên tái sinh không bù đắp được lượng bị mất đi
3 Lãng phí tài nguyên cây thuốc: Thu hái mang tính chất huỷ diệt, điều kiện bảo quản kém, cách sử dụng
lãng phí, thiếu các phương tiện vận chuyển và thị trường thích hợp,
4 Nhu cầu sử dụng cây thuốc tăng lên Trong thời kỳ thực dân kiểu cũ, các nền y học truyền thống bị coi
rẻ và chèn ép Khi giành được độc lập nhiều nước có chính sách khuyến khích, khôi phục nền y học truyền thống Điều này dẫn đến nhu cầu sử dụng cây cỏ tăng lên ở nhiều nơi trên thế giới Một lý do khác là con người ngày càng nhận thấy tính an toàn và dễ sử dụng của cây cỏ làm thuốc, đặc biệt từ những năm cuối
của thế kỷ 20 Do đó có xu hướng quay trở lại sử dụng thuốc và các sản phẩm có nguồn gốc từ cây cỏ
5 Thay đổi cơ cấu cây trồng Nhiều vườn hộ gia đình đất đai xung quanh cộng đồng đang bị phá đi để trồng các loại cây trồng cao sản phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế
Các mối đe doạ đối với tri thức sử dụng
1 Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc không được tư liệu hoá: Truyền miệng từ đời này sang đời khác hay
từ người dạy nghề sang người học nghề, không được chi chép
2 Sự phá vỡ các nguồn thông tin truyền khẩu truyền thống:
- Những điều thế hệ trẻ học được ngày nay học chủ yếu nhấn mạnh các tri thức khoa học
– Một bộ phận thế hệ trẻ không quan tâm đến thừa kế tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc từ thế hệ trước
3 Sự phát triển của các chế phẩm hiện đại và tâm lý coi thường tri thức bản địa (có từ thời kỳ thực dân
và tiếp tục được duy tri thông qua các phương tiện thông tin đại chúng)
4 Xói mòn đa dạng các nền văn hoá
II Những thuận lợi và khó khăn trong việc bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc
ở Việt Nam
1 Thuận lợi
- Việc bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ Bằng chứng là sự ra đời của Nghị định 32 về “quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm” và Quyết định 1796 về “phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030” Nghị định 32 đưa ra các chính sách của Nhà nước về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhằm bảo vệ và phát triển thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, trong đó có tài nguyên cây thuốc Quyết định 1796 đưa ra nội dung quy hoạch 08 vùng trồng tập trung các loài dược liệu có thế mạnh, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và sinh thái để đáp ứng nhu cầu thị trường Ví dụ: Vùng núi cao có khí hậu á nhiệt đới: Lào Cai (Sa Pa), Lai Châu (Sìn Hồ) và Hà Giang (Đồng Văn, Quản Bạ) phát triển trồng 13 loài dược liệu bao gồm 04 loài bản địa: Bình vôi, Đảng sâm, Hà thủ ô đỏ, Tục đoạn và 09 loài nhập nội: Actisô, Đỗ trọng, Độc hoạt, Đương quy, Hoàng bá, Mộc hương, Ô đầu, Tam thất, Xuyên khung với diện tích trồng khoảng 2.550 ha Ưu tiên phát triển các loài: Actisô, Đương quy, Đảng sâm Kết hợp trồng với nghiên cứu sản xuất giống các loài cây thuốc nhập nội từ phương Bắc phục vụ công tác phát triển dược liệu
- Liên quan đến bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc còn có sự tham gia của các nhà khoa học trong việc điều tra cơ bản về tài nguyên cây thuốc
- Nhận thức của người dân trong việc bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc cũng ngày càng nâng cao
- Nghiên cứu và phát triển trồng cây thuốc được đẩy mạnh
- Các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào quá trình trồng trọt và thu hái cây thuốc
- Các khu dự trữ sinh quyển, các vườn quốc gia được thành lập
- Hệ thống các Trung tâm nghiên cứu nguồn gen và giống dược liệu để bảo tồn khai thác nguồn gen, phát triển giống, kỹ thuật nuôi trồng được chú trọng đầu tư
- Sự hợp tác quốc tế để đẩy mạnh công tác bảo tồn, khai thác, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên dược liệu
và bảo tồn đa dạng sinh học cũng được chú trọng
2 Khó khăn
- Nguồn nhân lực tham gia vào công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc vẫn còn rất hạn chế
- Chưa xác định được tầm nhìn rõ ràng trong phát triển tài nguyên cây thuốc
- Chưa khai thác đúng mực tiềm năng, thế mạnh của tài nguyên cây thuốc nước nhà
- Chi phí cho việc bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc quá lớn
- Trong quá trình quy hoạch vùng có nhiều bất cập:
+ Phần lớn các khu rừng đặc dụng đều có diện tích nhỏ, phân bố phân tán
Trang 11+ Nhiều khu bảo tồn còn bao chiếm nhiều diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư,…
+ Ranh giới một số khu bảo tồn trên thực địa chưa rõ ràng, còn có tranh chấp
- Tính liên kết các khu yếu, chưa hình thành được các hành lang liên kết các khu bảo tồn nhỏ, có nhiều đặc điểm giống nhau,…
- Trong bảo tồn cây thuốc:
+ Chưa kiểm kê đầy đủ hệ cây thuốc trong khác khu bảo tồn
+ Chưa có kế hoạch quản lý đa dạng sinh học cây thuốc trong các VQG
+ Chưa giám sát quần thể
+ Chưa khôi phục quần thể
+ Chưa quan tâm đến lợi ích của cộng đồng
5 Các vấn đề tồn tại về khai thác và sử dụng Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam Đề
xuất giải pháp
Phương
1 Các vấn đề tồn tại
a Với cây thuốc
- Tàn phá thảm thực vật: Thảm thực vật bị tàn phá do áp lực của dân số, sinh kế và các hoạt động
phát triển như mở rộng đất canh tác, khao thác gỗ, làm đường, xây dựng các công trình thủy
điện… Thảm thực vật bị phá dẫn đến tàn phá trực tiếp cây thuốc cũng như làm mất nơi sống của chúng
- Khai thác quá mức: Là lượng khai thác lớn hơn lượng tái sinh tự nhiên của cây thuốc Việc khai
thác quá mức tài nguyên cây thuốc gây ra bởi áp lực tăng dân số và nhu cầu cuộc sống càng ngày càng tăng, không những cho nhu cầu trong nước mà còn để xuất khẩu Điều này dẫn đến lượng tài nguyên tái sinh không bù đắp được lượng bị mất đi
- Lãng phí tài nguyên cây thuốc: Là dược liệu khai thác không được sử dụng hết hoặc sử dụng
không hiệu quả Sự lãng phí tài nguyên cây thuốc gây ra bởi hoạt động thu hái mang tính chất huỷ diệt, điều kiện bảo quản kém, cách sử dụng lãng phí, thiếu các phương tiện vận chuyển và thị trường thích hợp
- Nhu cầu sử dụng cây thuốc tăng lên: Trong thời kỳ thực dân kiểu cũ, các nền y học truyền thống bị
coi rẻ và chèn ép Khi giành được độc lập nhiều nước có chính sách khuyến khích, khôi phục nền
y học truyền thống Điều này dẫn đến nhu cầu sử dụng cây cỏ tăng lên ở nhiều nơi trên thế giới Một lý do khác là con người ngày càng nhận thấy tính an toàn và dễ sử dụng của cây cỏ làm thuốc, đặc biệt từ những năm cuối của thế kỷ 20 Do đó có xu hướng quay trở lại sử dụng thuốc và các sản phẩm có nguồn gốc từ cây cỏ
- Thay đổi cơ cấu cây trồng: Nhiều vườn hộ gia đình đất đai xung quanh cộng đồng đang bị phá đi
để trồng các loại cây trồng cao sản phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế
b Với tri thức sử dụng
- Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc không được tư liệu hoá: Hầu hết tri thức sử dụng cây cỏ làm
thuốc của các cộng đồng truyền thống được truyền miệng từ đời này sang đời khác hay từ người dạy nghề sang người học nghề, không được chi chép đễ có thể lưu giữ lâu dài
- Sự phá vỡ các nguồn thông tin truyền khẩu truyền thống: Những điều thế hệ trẻ học được ngày nay
qua sách vở, đài, ti vi, vv trong đó chủ yếu nhấn mạnh các tri thức khoa học Trong khi đó các phương pháp truyền nghề truyền thống ngày càng bị mai một Một bộ phận thế hệ trẻ không quan tâm đến thừa kế tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc từ thế hệ trước Điều này dẫn đến tri thức sử dụng bị mai một
- Sự phát triển của các chế phẩm hiện đại và tâm lý coi thường tri thức truyền thống: Điều này có
từ thời kỳ thực dân và tiếp tục được duy trì một cách vô ý thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và nhiều khi trong các trường học
- Xói mòn đa dạng các nền văn hoá
2 Giải pháp đề xuất
- Chính sách Nhà nước về vấn đề du canh du cư, bảo vệ rừng, trồng rừng
- Có phương án khai thác phù hợp với khả năng tái sinh
- Nâng cao phát triển kinh tế các loại dược liệu
- Điều tra cây thuốc, hệ thống hóa tri thức sử dụng cây cỏ, đặc biệt các dân tộc thiểu số
Trang 12- Tuyên truyền, nâng cao tri thức và hiểu biết về nên YHCT cũng như tài nguyên cây thuốc
- Bảo tồn các nền văn hóa truyền thống
6 Phương pháp bảo tồn nguyên vị (in situ) Tài nguyên cây thuốc và thực trạng ở Việt
Nam Đề xuất giải pháp
Phương
Phương pháp bảo tồn nguyên vị (in situ) là phương pháp bảo tồn tại chỗ các hệ sinh thái, loài các
tương tác giữa các loài, các nền văn hoá Phương pháp này có đặc điểm duy trì được sự tiến hóa, bảo tồn được đa dạng nguồn gen
Các hình thức bảo tồn nguyên vị in situ bao gồm:
- Rừng đặc dụng
- Các khu bảo tồn biển
- Các khu bảo tồn đất ngập nước
- Rừng thiêng của cộng đồng
Hệ thống các khu bảo tồn in situ ở Việt Nam gồm có:
- Các KBT rừng (Rừng đặc dụng): 128
- Các khu bảo tồn biển (do Bộ Thủy sản đề xuất): 15
- Các khu bảo tồn đất ngập nước (do Bộ Tài nguyên và môi trường đề xuất): 68
Trong đó, đáng lưu ý là hệ thống rừng đặc dụng tại Việt Nam với 128 khu bảo tổn rừng, tương đương với tổng diện tích là 2.400.092 ha, chiếm gần 7,24% diện tích tự nhiên trên đất liền của cả nước Hệ thống này bao gồm: 30 Vườn quốc gia (VQG), 48 Khu dữ trữ thiên nhiên, 12 khu bảo tồn loài và sinh cảnh, 38 khu bảo vệ cảnh quan Thông tin cụ thể của từng vùng được trình bày trong bảng dưới đây:
Bên cạnh đó cũng xuất hiện các hình thức bảo tồn nguyên vị khác được công nhận ở Việt Nam như:
- 5 khu Dự trữ sinh quyển quốc gia được UNESCO công nhận bao gồm: Khu Cần giờ (Tp Hồ Chí Minh), Khu Cát Tiên (Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước), Khu Cát Bà (Tp Hải Phòng), khu ven biển Đồng bằng Sông Hồng (Nam Định và Thái Bình) và khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang
- 2 khu di sản thiên nhiên thế giới là Khu Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Khu Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình);
- 4 khu di sản thiên nhiên của Asean gồm 4 VQG: Ba bể (Bắc Cạn), Hoàng Liên (Lào Cai), Chư Mom Rây ( Kon Tum) và Kon Ka Kinh ( Gia Lai)
- 2 khu Ramsar tại vườn quốc gia Xuân Thủy, (tỉnh Nam Định) và VQG Cát Tiên
Trong bảo tồn cây thuốc cũng xuất hiện nhiều vấn đề như chưa kiểm kê đầy đủ hệ cây thuốc trong khác khu bảo tồn Hiện nay, các VQG đã kiểm kê cây thuốc tương đối có hệ thống mới chỉ bao gồm một số khu vực như Ba Vì, Tam Đảo, Hoàng Liên, Xuân Sơn, Ba Bể Đồng thời, chưa có KHQL đa dạng sinh học cây thuốc trong các VQG Không chỉ vậy, khâu giám sát quần thể và khôi phục quần thể còn chưa được
Trang 13thực hiện Đặc biệt, lợi ích của cộng đồng vẫn chưa được quan tâm và chú trọng
Phân quyền, minh bạch và trách nhiệm giải trình Việc này cần được đề cập đến trong tất cả các nội dung
và phải đi đôi với lợi ích hai bên: Của khu bảo vệ và dân bản địa truyền thống Cụ thể: dân bản địa truyền thống phải được phân chia đầy đủ và công bằng các lợi ích với khu bảo tồn Điều này có thể được thực hiện dựa vào sự công nhận các quyền hạn hợp pháp
7 Phương pháp bảo tồn chuyển vị (ex situ) Tài nguyên cây thuốc và thực trạng ở Việt
Nam Đề xuất giải pháp
– Không tiến hóa
Các loại hình: Vườn thực vật (VTV), vườn động vật, bể nuôi thuỷ hải sản, bộ sưu tập vi sinh vật, bảo tàng, ngân hàng hạt giống, bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy
Mục đích:
– Nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trường hợp:
– Nơi sinh sống bị suy thoái hay huỷ hoại không thể lưu giữ lâu hơn
– Dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm mới, học tập,…
– Nâng cao kiến thức cho cộng đồng
Rừng thực nghiệm
• Bao gồm: Vườn cây gỗ, vườn thực vật, vườn sưu tập bảo tồn nguồn gen cây rừng
• Một số khu thực nghiệm điển hình:
– Vườn cây gỗ Trảng Bom (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai): có 155 loài, thuộc 55 họ và
17 loài tre nứa – Vườn cây gỗ của Trạm thí nghiệm Lâm sinh Lang Hanh (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) – Vườn cây gỗ Mang Lin (thành phố Đà Lat)
– Vườn Bách Thảo Hà Nội
– Thảo cầm viên Sài gòn: Hơn 100 loài cây
Vườn cây thuốc
– Trạm cây thuốc Sa Pa: 63 loài, độ cao 1.500 m
– Trạm cây thuốc Tam Đảo: 175 loài, độ cao 900m
– Trạm cây thuốc Văn Điển (Hà Nội): 294 loài
– Vườn Trường Đại học Dược Hà Nội: 134 loài
– Vườn Học Viện Quân Y: 95 loài
– Vườn Bệnh viện YHCT Quân đội
– Trung tâm giống cây thuộc Đà Lạt: 88 loài, độ cao 1.500m
– Trung tâm Sâm Việt Nam: 6 loài
– Vườn cây thuốc Yên Tử, 650 loài
– Ngoài ra, còn thu hạt một số cây thuốc để bảo quản ngắn hạn và trung hạn trong điều kiện nhiệt độ thấp
(PHẦN CHỮ IN NGHIÊNG THÌ LẤY Ý CHỌN LỌC VÀ GHI, CÓ THỂ K CẦN)
Các VCT trên thế giới
• Vườn cây thuốc Quảng Tây (TQ)
• Vườn cây thuốc Chelsea (UK)