MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN a Đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại VQG Chư Yang Sin và tri thức, kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc của các dân tộc thiểu số bản địa vùng
Trang 1MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Vườn quốc gia (VQG) Chư Yang Sin là một khu rừng đặc dụng của Việt Nam nói chung và của Tây nguyên nói riêng, được thành lập năm 2002, nằm trên địa phận 11 xã thuộc 2 huyện Lắc và Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
VQG hiện có (đang bảo vệ) diện tích rừng nguyên sinh rất lớn, đóng vai trò
quan trọng trong bảo vệ đa dạng sinh học Ngọn núi Chư Yang Sin là nơi giàu đa dạng sinh học bậc nhất của cao nguyên Đà Lạt, hơn nữa, VQG còn chứa đựng nhiều loài cây thuốc quý, hiếm, có giá trị kinh tế cũng như có giá trị khoa học cao VQG Chư Yang Sin được ví như viên ngọc của hệ thống các VQG của nước ta do vị trí địa lý và thành phần các loài sinh vật tại đây Bên cạnh sự đa dạng sinh học cao, vùng đệm VQG Chư Yang Sin là nơi sinh sống của của 3 dân tộc bản địa Họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu, độc đáo trong việc sử dụng cây cỏ làm thuốc để phòng và chữa bệnh tại cộng đồng Ngoài việc thu hái cây thuốc đáp ứng nhu cầu chữa bệnh tại chỗ trong thời gian dài, cây thuốc còn bị khai thác vì mục đích thương mại đã dẫn đến tình trạng khan hiếm và có nguy cơ biến mất một số loài cây thuốc quý tại vùng núi Chư Yang Sin Cho tới nay, tại VQG Chư Yang Sin chỉ có một số nghiên cứu về đa dạng sinh học nói chung Các nghiên cứu về nguồn tài nguyên cây thuốc ở đây còn ít ỏi Điều này gây khó khăn cho việc đánh giá toàn diện giá trị cây thuốc của VQG Do vậy, cần thiết phải có các nghiên cứu chuyên sâu nhằm phục vụ cho việc bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc cũng như phát triển và bảo tồn tri thức dược học, khai thác bền vững và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này
Xuất phát từ các lý do trên, tôi lựa chọn đề tài luận án: “Nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin và đề xuất các biện pháp bảo tồn, sử dụng bền vững” Đây là vấn đề mang tính cấp
thiết, có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn cao
2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
a) Đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại VQG Chư Yang Sin và tri thức, kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc của các dân tộc thiểu số bản địa vùng đệm VQG Chư Yang Sin
b) Tìm hiểu các mối đe dọa và đề xuất biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc và nguồn tri thức dược học tại VQG Chư Yang Sin c) Bước đầu tìm hiểu khả năng bảo tồn, phát triển một số loài cây thuốc có triển vọng
Trang 23 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
* Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án là cơ sở
để bảo tồn và phát huy nguồn tài nguyên cây thuốc; là cơ sở để nghiên cứu dược học, thành phần hóa học, điều tra các hoạt chất sinh học trong các cây thuốc tại VQG Từ đó, đề xuất giải pháp khai thác, phát triển và sử dụng bền vững đối với các loài cây thuốc quý, hiếm, nguy cấp tại khu vực nghiên cứu
cũng như tri thức dược học độc đáo của các dân tộc thiểu số bản địa tại đây
* Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài làm cơ sở khoa học phục vụ
thiết thực cho các ngành Y học, Dược học, Hóa học, đồng thời làm cơ sở để bảo tồn, phát triển một số loài cây thuốc quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa cao tại VQG Chư Yang Sin
4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
a) Đây là công trình đầy đủ và cập nhập nhất về nguồn tài nguyên cây thuốc của VQG Chư Yang Sin, bao gồm thành phần loài, đặc điểm phân
bố và các loài bị đe dọa cần bảo vệ
b) Lần đầu tiên cung cấp các dẫn liệu về tri thức và kinh nghiệm sử dụng tài nguyên cây thuốc của 3 dân tộc thiểu số bản địa (M’nông, Ê đê và K’ho) sống tại vừng đệm VQG Chư Yang Sin
c) Bước đầu thăm dò thành công triển vọng nhân giống vô tính và
hữu tính hai loài cây thuốc Bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum Jack) và
Kỳ nam gai (Myrmecodia tuberosa Jack)
d) Lần đầu tiên nghiên cứu chi tiết thành phần hóa học hai loài cây
thuốc Bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum Jack) và Kỳ nam gai (Myrmecodia tuberosa Jack)
e) Đã xác định được các mối đe dọa tới nguồn tài nguyên cây thuốc
và tri thức dược học của các dân tộc thiểu số bản địa vùng đệm tại VQG Chư Yang Sin và đề xuất các biện pháp nhằm bảo tồn, sử dụng bền vững chúng
5 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Luận án gồm 5 phần:
- Mở đầu: 03 trang
- Tổng quan tài liệu: 36 trang
- Địa điểm, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu: 07 trang
- Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 78 trang
- Kết luận và kiến nghị: 03 trang
Trang 3CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Khái quát lịch sử và tình hình nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc trên thế giới và ở Việt Nam, bao gồm: một số mốc lịch sử điển hình nghiên cứu cây thuốc, tình hình điều tra, nghiên cứu, đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc (thống kê nguồn tài nguyên cây thuốc, đánh giá giá trị sử dụng và tiềm năng nguồn tài nguyên cây thuốc); khái quát hiện trạng bảo tồn cây thuốc (vai trò của cây thuốc và mối quan tâm của các quốc gia, các
tổ chức tới bảo tồn cây thuốc); khái quát tri thức dược học dân tộc và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc (kinh nghiệm chữa bệnh bằng cây thuốc ở một số quốc gia và dựa vào kinh nghiệm, tri thức sử dụng cây cỏ chữa bệnh của các dân tộc bản địa trên nhiều vùng lãnh thổ mà nhiều loại thuốc đã được phát hiện, sản xuất và đưa vào ứng dụng rộng rãi) Khái quát giới thiệu
về hai loài Bí kỳ nam - Hydnophytum formicarum Jack và Kỳ nam gai
Myrmecodia tuberosa Jack (về tri thức sử dụng ở một số dân tộc, các nghiên
cứu hóa học và hiện trạng bảo tồn ở một số nước trên thế giới, hình vẽ hai loài này) và khái quát về địa điểm nghiên cứu (vị trí VQG Chư Yang Sin,
điều kiện tự nhiên và xã hội,…)
CHƯƠNG 2 ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm nghiên cứu: VQG Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk
2.2 Đối tượng nghiên cứu:
2.2.1 Tài nguyên cây thuốc ở VQG Chư Yang Sin
2.2.2 Tri thức sử dụng cây thuốc của 3 dân tộc bản địa sống ở vùng đệm VQG Chư Yang Sin
2.2.3 Thành phần hóa học loài Bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum Jack)
và Kỳ nam gai (Myrmecodia tuberosa Jack) phân bố tại VQG Chư Yang
Sin
2.3 Nội dung nghiên cứu
2.3.1 Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc VQG Chư Yang Sin 2.3.2 Giá trị sử dụng và các mối đe dọa đối với nguồn tài nguyên cây thuốc VQG Chư Yang Sin
2.3.3 Cơ sở khoa học và các giải pháp bảo tồn, phát triển cây thuốc VQG Chư Yang Sin
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp nghiên cứu thực vật
Trang 4+ Các nghiên cứu về thực vật tại thực địa được thực hiện theo
phương pháp truyền thống (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997, 2007) [33, 35], gồm:
a) Phương pháp điều tra thực địa
Dựa trên bản đồ địa hình, vị trí các kiểu thảm thực vật hiện có của Vườn quốc gia, thiết kế 06 tuyến điều tra chính đi qua các kiểu thảm thực vật ở các đai độ cao khác nhau Từ các tuyến chính mở rộng sang 2 bên khoảng 40 - 50m (theo kiểu xương cá) để thu thập mẫu vật được đầy đủ nhất Trên mỗi tuyến ghi lại các loài cây thuốc đã gặp
Các mẫu vật được cắt tỉa theo kích thước chuẩn là 29 x 41 cm, sau đó được ép giữa hai tời báo và bó chặt lại rồi được cố định tạm thời bằng cồn
500 - 550 (chú ý với các cây mọng nước nên tăng độ cồn), sau đó đem về phòng thí nghiệm để thay giấy báo và sấy khô
Tên khoa học của các loài cây thuốc được xác định bằng phương pháp hình thái so sánh và chỉnh lý theo tài liệu “Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II, III (2003, 2005) nhằm lập danh lục cây thuốc tại khu vực nghiên cứu
b) Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc
Đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại VQG Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk, dựa vào phương pháp đánh giá của Nguyễn Nghĩa
Thìn [33], bao gồm đánh giá đa dạng các bậc taxon (ngành, họ, chi, loài)
c) Phương pháp đánh giá về giá trị bảo tồn nguồn gen cây thuốc
Đánh giá về giá trị tài nguyên cây thuốc, các loài quý, hiếm và tình trạng bảo tồn các loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu dựa trên: Sách đỏ
Việt Nam 2007, phần Thực vật; Nghị định 32/2006/NĐ - CP về “quản lý thực vật và động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm” và Danh lục đỏ cây thuốc
Việt Nam (2006) để phân tích thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu thực vật dân tộc
Nhằm thu thập các thông tin về sử dụng cây thuốc trong cộng đồng
các dân tộc bản địa (M’nông, Ê đê, K’ho) vùng đệm VQG Chư Yang Sin, đã
sử dụng các phương pháp điều tra thực vật học chuyên ngành của Anon,
1996 và Martin J Gary, 2002 [16, 49] Hai phương pháp nghiên cứu được
sử dụng là RRA (đánh giá nhanh nông thôn) và PRA (đánh giá nông thôn có
sự tham gia của cộng đồng) để thu thập thông tin tại cộng đồng Đây là hai phương pháp phổ biến và truyền thống trong nghiên cứu và điều tra tri thức bản địa, gồm phỏng vấn lãnh đạo địa phương (nắm bắt tình hình địa phương), người dân, người am hiểu về cây thuốc, người làm thuốc (ông lang
bà mế) thuộc dân tộc M’nông, Ê đê và K’ho để thu thập thông tin về việc sử dụng cây thuốc trong cộng đồng và điều tra thu mẫu
Trang 52.4.3 Phương pháp phân tích thành phần và cấu trúc hóa học
2.4.3.1 Phương pháp phân lập các chất
*Sắc ký lớp mỏng (TLC): Sắc ký lớp mỏng (TLC) được tiến hành trên bản
mỏng tráng sẵn silica gel loại DC-Alufolien 60 F254 (Merck 1.05715) hoặc
RP18 F254s (Merck) Hiển thị chất trên TLC bằng cách phun đều dung dịch
H2SO4 10% và gia nhiệt từ từ đến khi hiện màu
* Sắc ký cột (CC): Sắc ký cột (CC) được thực hiện với chất hấp phụ là silica
gel 230400 mesh (0.040 0.063 mm, Merck) hoặc YMC RP-18 (3050
m, Fuji Silysia Chemical Ltd.)
2.4.3.2 Phương pháp xác định cấu trúc hóa học các hợp chất
Cấu trúc hóa học của các hợp chất được xác định bằng kết quả phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều và hai chiều cũng như so sánh với các số liệu đã được công bố (Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR): 1H-NMR (500 MHz) và 13C-NMR (125 MHz) được đo trên máy Bruker AM500 FT-NMR Spectrometer)
2.4.4 Phương pháp nhân giống một số loài có triển vọng bằng phương pháp vô tính (giâm hom) và hữu tính (bằng hạt)
Nhân giống vô tính (giâm hom) và hữu tính (bằng hạt) theo phương pháp của Nguyễn Duy Minh (2010)
Số liệu được xử lý thống kê bằng chương trình Excel
Trang 6CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Hiện trạng tài nguyên cây thuốc VQG Chư Yang Sin
3.1.1 Tính đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc VQG Chư Yang Sin
3.1.1.1 Đa dạng về các bậc taxon trong ngành
Có thể nói tài nguyên cây thuốc tại VQG Chư Yang Sin rất phong phú và đa dạng; hội tụ đầy đủ các ngành thực vật bậc cao có mạch của hệ
thực vật Việt Nam; bao gồm 6 ngành: ngành Lá thông (Psilotophyta), ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Mộc tặc (Equisetophyta), ngành Dương
xỉ (Polypodiophyta), ngành Thông (Pinophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta); với tổng số 715 loài thuộc 475 chi, 153 họ Đa số các loài tập trung chủ yếu ở ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) với 670 loài (93,7%),
445 chi (chiếm 93,7%) và 132 họ (chiếm 86,27%) Do vậy, chúng tôi đi sâu
phân tích ngành Ngọc lan, trong đó có lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) và lớp Hành (Liliopsida) Lớp Ngọc lan chiếm ưu thế với 565 loài (chiếm 84,33%),
378 chi (chiếm 84,95%), 115 họ (chiếm 87,12%) Tỷ lệ tương quan số loài giữa lớp Ngọc lan và lớp Hành là 5,38, nghĩa là cứ 5,38 loài thuộc lớp Ngọc Lan thì có một loài thuộc lớp Hành, tỷ lệ này tăng dần đến bậc chi 5,64/1 và bậc họ 6,76/1 Tỷ lệ này thể hiện tính vượt trội về các bậc phân loại của lớp Ngọc lan so với lớp Hành Tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng lớp Hành
(Liliopsida) cũng chứa đựng nhiều loài cây thuốc quý, có giá trị cao như: Lan gấm (Anoectochilus setaceus), Sâm cau (Curculigo orchioides), Thiên môn (Asparagus filicinus),…
Bảng 3.1: Sự phân bố cây thuốc của từng Ngành thực vật
tại VQG Chư Yang Sin T
So với nghiên cứu trước đây, nghiên cứu của chúng tôi đã phát hiện
và bổ sung một ngành thực vật nữa cho hệ thực vật VQG Chư Yang Sin, đó
là ngành Lá thông (Psilotophyta)
Trang 73.1.1.2 Đa dạng về bậc họ
Kết quả thống kê cho thấy, tổng số loài của 10 họ giàu loài nhất là
229 loài, chiếm 32,0% số loài cây thuốc trong nguồn tài nguyên cây thuốc VQG Chư Yang Sin và không có họ nào chiếm tới 10% tổng số loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu Họ Đậu (Fabaceae) có số lượng loài sử dụng làm thuốc nhiều nhất, với 38 loài (chiếm 5,3%)
Bảng 3.3: Thống kê 10 họ đa dạng cây thuốc nhất tại VQG Chư Yang Sin
TT
Tên khoa học Tên Việt
Nam
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Cây thuốc ở VQG Chư Yang Sin phân bố trong 475 chi Tổng số loài
10 chi giàu loài nhất là 63 loài, chiếm 8,8% số loài trong tổng số loài đã
được nghiên cứu Chi nhiều loài nhất gồm 10 loài (Ficus) Các chi còn lại có
từ 5 loài trở lên (Bauhinia, Phyllanthus, Albizia, Syzygium, Smilax, Zingiber,…)
3.1.1.4 Đa dạng về bậc loài
Cây thuốc ở VQG Chư Yang Sin có 715 loài Họ dẫn đầu về số loài
cây thuốc là họ Đậu (Fabaceae) với 38 loài Chi nhiều loài nhất là chi Ficus (Moraceae) chứa 10 loài
Với 715 loài đã được xác định, so với số lượng loài cây thuốc của Việt Nam đã được công bố [V.V.Chi, 2012], cây thuốc tại VQG Chư Yang Sin chiếm 15,3%, còn so với số liệu của Viện Dược liệu điều tra, thống kê năm 2004 (3.897 loài thực vật bậc cao) thì số loài cây thuốc tại VQG Chư Yang Sin chiếm tới 18,34% tổng số loài cây của nước ta Có thể thấy, VQG Chư Yang Sin chứa đựng một tiềm năng lớn về nguồn tài nguyên cây thuốc
Trang 83.1.1.5 Đa dạng về dạng sống của cây thuốc ở VQG Chư Yang Sin
Từ kết quả điều tra, chúng tôi đã thống kê được 12/16 dạng sống cơ bản, trong đó dạng cây cỏ đứng (COD) chiếm tỷ lệ nhiều nhất (24,05%) với
3.1.2 Đặc điểm phân bố cây thuốc trong các kiểu thảm thực vật
Để đánh giá đặc điểm phân bố của các loài cây thuốc trong các kiểu thảm thực vật, chúng tôi dựa vào bản đồ hiện trạng thảm thực vật của VQG Chư Yang Sin do Vườn cung cấp làm cơ sở thiết lập các tuyến điều tra Từ
đó, thống kê số lượng loài cây thuốc phân bố ở các kiểu thảm thực vật khác
nhau trong VQG
Qua điều tra, nghiên cứu chúng tôi thấy cây thuốc có mặt ở hầu hết các thảm thực vật điển hình của VQG và vùng đệm Kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa ẩm á nhiệt đới núi thấp là kiểu thảm có nhiều cây thuốc phân bố nhất, với 369 loài (chiếm 51,60%)
Trang 9Bảng 3.6: Số loài cây thuốc tại các kiểu thảm thực vật
TT
(ha)
Tỷ lệ (%)
Số cây thuốc
Tỷ lệ (%)
1 Kiểu rừng kín thường xanh mưa
mùa ẩm nhiệt đới
5.342,4 8,97 256 35,80
1.1 Kiểu rừng kín thường xanh mưa
mùa ẩm nhiệt đới
1.2 Kiểu rừng phụ thứ sinh (rừng phụ
thứ sinh nhân tác, rừng kín
thường xanh mưa mùa ẩm nhiệt
đới phục hồi sau nương rẫy, kiểu
rừng phụ thứ sinh tre nứa phục
hồi sau nương rẫy, trảng cỏ, cây
bụi, cây gỗ rải rác)
3.760.86 6,31 51 7,13
2 Kiểu rừng kín thường xanh mưa
mùa ẩm á nhiệt đới núi thấp
43.829,8 73,63 369 51,60
2.1 Kiểu rừng kín thường xanh mưa
ẩm á nhiệt đới núi thấp
29.515,69 49,58 309 43,21 2.2 Kiểu rừng phụ thứ sinh (kiểu phụ
thứ sinh nhân tác rừng kín thường
xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp
phục hồi sau nương rẫy, kiểu phụ
thứ sinh tre nứa phục hồi sau
nương rẫy và trảng cỏ, cây bụi,
cây gỗ rải rác)
14.314,11 24,05 60 8,39
3 Kiểu rừng kín thường xanh mưa
mùa ẩm á nhiệt đới núi cao trung
bình
2.894,10 4,86 166 23,2
4 Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô
á nhiệt đới núi thấp
3.1.3 Giá trị bảo tồn nguồn gen cây thuốc
So với số lượng cây thuốc đã biết hiện nay ở nước ta, VQG Chư Yang Sin chứa đựng một nguồn gen cây thuốc khá phong phú và đa dạng; chúng tôi đã thống kê được 715 cây thuốc, chiếm 18,34% (so với tổng số loài thực vật bậc cao có mạch làm thuốc đã biết ở nước ta - 3.897 loài)
Trang 10Giá trị nguồn gen cây thuốc tại VQG Chư Yang Sin không chỉ thể hiện ở số lượng lớn loài cây thuốc mà còn chứa đựng rất nhiều nguồn gen
quý, hiếm và độc đáo (Trầm hương (Aquilaria crassna); Bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum); Kỳ nam gai (Myrmecodia tuberosa); Pơ mu (Fokienia hodginsii); Thông đà lạt (Pinus dalatensis); Thông 2 lá dẹt (Pinus krempfii); Cốt toái bổ (Drynaria fortunei);… )
3.1.3.1 Theo sách đỏ Việt Nam, 2007
Dựa vào “Sách đỏ Việt Nam, 2007- Phần II: Thực vật” thì cây thuốc tại VQG Chư Yang Sin có 45 loài chiếm 6,2% tổng số loài cây thuốc trong khu vực nghiên cứu đang bị đe dọa ở các mức độ khác nhau như sau: Mức độ rất nguy cấp (CR): có 01 loài; mức độ nguy cấp (EN): có 19
loài; mức sẽ nguy cấp (VU): gồm có 25 loài
3.1.3.2 Theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ
về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Căn cứ theo Nghị định này, đã thống kê được 21 loài, cụ thể: nhóm I.A: có 3 loài nhóm II.A: 18 loài
3.1.3.3 Theo danh lục đỏ cây thuốc 2006
Theo Danh lục đỏ cây thuốc (2006), chúng tôi đã thống kê được 27 loài ở các mức phân hạng sau:
Mức đang bị nguy cấp (EN): có 13 loài; mức sắp nguy cấp (VU): có
14 loài
Rõ ràng, tài nguyên cây thuốc tại VQG Chư Yang Sin không chỉ chứa nguồn gen nhiều loài quý, hiếm, có giá trị cao mà là nơi chứa nhiều loài cây thuốc nguy cấp mà cho tới nay chưa được nghiên cứu kỹ
3.2 Giá trị sử dụng và mối đe dọa nguồn tài nguyên cây thuốc
3.2.1 Giá trị sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc trong y học cổ truyền
và công nghiệp dƣợc phẩm
3.2.1.1 Giá trị trong y học cổ truyền
Hiện nay, theo thống kê của Bộ Y tế thì số loài cây thuốc được sử dụng trong Y học cổ truyền tại các bệnh viện y học cổ truyền và lương y là khoảng 180 - 200 loài Theo danh lục này, đã thống kê được ở VQG Chư Yang Sin có mặt 120 loài Có nhiều loài khá nổi tiếng như Đảng sâm, Ngân đằng, Hoài sơn, Tắc kè đá, Thổ phục linh, Xuyên tâm liên, Gừng, Địa liền,
Sa nhân, Nhân trần, Chè dây, Kha tử và các loài Bình vôi,
Trang 113.2.1.2 Giá trị trong công nghiệp dược
So với danh mục thuốc (khoảng 300 loại) có nguồn gốc thực vật của
Bộ Y tế (2013) thì cây thuốc ở VQG Chư Yang Sin hiện đang chứa đựng khoảng 70 loài cây thuốc và vị thuốc dùng để sản xuất thuốc Điển hình trong số đó là Vàng đắng, Đảng sâm, Hoài sơn, Ba gạc, Chè dây, Sa nhân, Gừng, Địa liền, Chó đẻ răng cưa, các loài Bình vôi, Trong đó, một số loài
có thể cung cấp cho thị trường một lượng lớn nguyên liệu dược mỗi năm như Sa nhân, Giềng, Gừng và Địa liền, Bá bệnh, Chè dây, Kháo nhậm; cho khối lượng thấp hơn: Vàng đắng, củ Thổ phục linh,
3.2.2 Tri thức bản địa và vai trò của cây thuốc trong đời sống người dân thiểu số trong vùng đệm
nhưng cũng xin được trình bày ở đây như sau:
a) Thành phần cây thuốc truyền thống của 3 dân tộc bản địa
- Dân tộc M’nông
Chúng tôi đã điều tra, thông kê được 85 loài, 79 chi, 52 họ thuộc 02 ngành: ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) được người M’nông thường xuyên thu hái và sử dụng theo kinh nghiệm truyền thống Đa số loài cây thuốc tập trung ở ngành Ngọc lan, với 83 loài (chiếm 97,65%); trong đó lớp Ngọc lan chiếm 74 loài Họ Đậu (Fabaceae) có số loài được sử dụng làm thuốc nhiều nhất (10 loài)
- Dân tộc Êđê
Thành phần cây thuốc truyền thống của dân tộc Ê đê đa dạng nhất trong số 3 dân tộc bản địa về số lượng các bậc taxon (ngành, họ, chi, loài) Theo kết quả điều tra, chúng tôi đã thống kê cây thuốc đồng bào Ê đê thường xuyên thu hái và sử dụng là 105 loài, 92 chi, 58 họ thuộc 5 ngành: ngành Lá thông, ngành Thông đất, ngành Dương xỉ, ngành Thông và ngành Ngọc lan Đa số cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan, với 98 loài (chiếm 93,33%); trong đó lớp Ngọc lan có 73 loài, chiếm 74,48% Hai họ có số loài
Trang 12được sử dụng làm thuốc nhiều nhất (6 loài/họ) là họ Đậu (Fabaceae) và họ Gừng (Zingiberaceae)
- Dân tộc K’ho
Thành phần cây thuốc truyền thống của đồng bào dân tộc K’ho thấp hơn hẳn so với hai dân tộc đã nêu trên và nhiều dân tộc khác (một số dân tộc phía Bắc: H’mông, Dao, Thái,…) Chúng tôi đã ghi nhận được 65 loài cây thuốc của 64 chi, 39 họ thuộc 2 ngành: ngành Thông đất (Lycopodiophyta)
và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) thường xuyên được người K’ho thu hái
và sử dụng tại cộng đồng Trong đó, ngành Thông đất chỉ có 2 loài, 2 chi của 1 họ duy nhất Ngành Ngọc lan chiếm ưu thế vượt trội với 63 loài, 62 chi và 38 họ Họ Cúc (Asteraceae) có số loài bị thu hái làm thuốc nhiều nhất (6 loài)
Như vậy, tổng số loài cây thuốc của 3 dân tộc đã được thống kê là
215 loài của 173 chi, 88 họ thuộc 5 ngành (ngành Lá thông, Thông đất, Dương xỉ, Thông và ngành Ngọc lan)
Sự khác biệt rõ rệt về thành phần cây thuốc giữa 3 dân tộc cho thấy rằng: dù sinh sống cùng địa giới hành chính song mỗi dân tộc đều có thành phần cây thuốc và nguồn tri thức riêng biệt Một số rất ít loài dùng chung có cùng công dụng, phản ánh sự giao thoa kiến thức giữa các dân tộc
Thành phần loài cây thuốc của cả 3 dân tộc tuy không nhiều so với các dân tộc khác ở phía Bắc (Dao, H’mông, ) nhưng phải nói rằng, 3 dân tộc thiểu số vùng nghiên cứu có nhiều cách chế biến cây thuốc độc đáo và
khác lạ (dân tộc M’nông dùng trực tiếp nhựa cây Dầu mít (Dipterocarpus alatus) chữa đau bụng ở trẻ em, độc đáo và khác lạ hơn nữa là đun quả Chiêu liêu (Terminalia chebula) tắm chữa sởi, trong khi đó bệnh này ở các
dân tộc phía Bắc lại kiêng nước; dân tộc Ê đê dùng cụm hoa cây Giềng gió
(Zingiber zerumbet) đập dập đắp vào chim trẻ em để chữa đái dầm; lấy nước cắt ngang cây Sổ bạc (Dillenia hookeri) uống chữa tiêu chảy trẻ em, nướng
củ gừng cho phụ nữ mới sinh ăn ra nhiều sữa,… là những ví dụ điển hình)
b) Kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc
* Bộ phận sử dụng
Hầu hết các bộ phận của cây đều được sử dụng chữa bệnh, tuy nhiên
tỷ lệ mỗi bộ phận được sử dụng là khác nhau và không giống nhau ở từng dân tộc Số liệu được trình bày cụ thể như sau: