ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMLÊ THỊ KIM OANH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY PHÊ PHÁN CHO HỌC SINH LỚP 4 THÔNG QUA DẠY HỌC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC GIÁO DỤC TIỂU H
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ THỊ KIM OANH
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY PHÊ PHÁN CHO HỌC SINH LỚP 4 THÔNG QUA DẠY HỌC
GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC (GIÁO DỤC TIỂU HỌC)
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Thừa Thiên Huế, năm 2017
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ THỊ KIM OANH
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY PHÊ PHÁN CHO HỌC SINH LỚP 4 THÔNG QUA DẠY HỌC
GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
Chuyên ngành: GIÁO DỤC HỌC (GIÁO DỤC TIỂU HỌC)
Mã số: 60 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC (GIÁO DỤC TIỂU HỌC)
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM THOA
Thừa Thiên Huế, năm 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực,được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bốtrong bất kì một công trình nào khác
Họ và tên tác giả
Lê Thị Kim Oanh
Trang 4Lời Cảm Ơn
Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường được
sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy cô khoa Giáo dục Tiểu học và phòng Đào tạo sau đại học của trường Đại học Sư phạm Huế, tôi đã hoàn thành xong quá trình học tập của mình và đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học cùng toàn thể quý thầy cô và Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Huế đã tận tình giảng dạy trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Kim Thoa, là người đã trự c tiếp giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập lớp tiểu học K24
đã luôn động viên, khích lệ để tôi hoàn thành tốt quá trình học tập của mình Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, anh em và bạn bè đã quan tâm động viên tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn.
Mặc dù hết sức nổ lực và cố gắng, nhưng do kiến thức
và kinh nghiệm còn hạn hẹp nên đề tài không tránh khỏi sai sót, rất mong được sự chỉ đạo đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn.
Trang 5MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA i
Lời Cảm Ơn iii
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 5
Chương 1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
1.1 Đặt vấn đề 7
1.2 Mục đích nghiên cứu 8
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 9
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 9
1.4 Phương pháp nghiên cứu 9
1.5 Giả thuyết khoa học 9
1.6 Ý nghĩa của đề tài 10
1.7 Cấu trúc của đề tài 10
Tiểu kết chương 1 10
Chương 2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 11
2.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 11
2.2 Tư duy phê phán 13
2.2.1 Khái niệm 13
2.2.2 Đặc điểm của tư duy phê phán 15
2.3 Năng lực tư duy phê phán 17
Trang 62.3.1 Quan niệm về năng lực, năng lực tư duy phê phán 17
2.3.1.1 Năng lực 17
2.3.1.2 Năng lực tư duy phê phán 18
2.3.2 Mức độ phát triển năng lực tư duy phê phán của học sinh lớp 4 .19 2.3.2.1 Đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh lớp 4 19
2.3.2.2 Biểu hiện tư duy phê phán của học sinh lớp 4 21
2.4 Những vấn đề cơ bản về dạy học giải toán có lời văn 22
2.4.1 Mục tiêu dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4 22
2.4.2 Nội dung và phương pháp dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4 23
2.4.3 Một số phương pháp giải toán có lời văn thường sử dụng ở lớp 4 .24
2.4.3.1 Phương pháp dụng sơ đồ đoạn thẳng 24
2.4.3.2 Phương pháp rút về đơn vị-Phương pháp tỉ số 25
2.4.3.3 Phương pháp chia tỉ lệ 25
2.4.3.4 Phương pháp thay thế 26
2.4.3.5 Phương pháp suy luận logic 27
2.5 Câu hỏi nghiên cứu 29
Tiểu kết chương 2 29
Chương 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 30
3.1 Mục tiêu và ngữ cảnh 30
3.2 Phương pháp tiến hành 30
3.2.1 Nghiên cứu lí luận 30
3.2.2 Quan sát lớp học 30
3.2.3 Thực nghiệm sư phạm 30
3.3 Công cụ nghiên cứu 30
Trang 73.4 Phân tích tiên nghiệm 32
3.4.1 Bài toán 1 32
3.4.2 Bài toán 2 34
3.4.3 Bài toán 3 35
3.5 Tổ chức và thu thập dữ liệu 36
Tiểu kết chương 3 36
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
4.1 Thực trạng dạy học theo hướng phát triển năng lực tư duy phê phán của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Số 1, 2 Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế 37
4.1.1 Kết quả điều tra bằng bảng hỏi dành cho học sinh 37
4.1.2 Kết quả điều tra bằng bảng hỏi dành cho giáo viên 38
4.1.3 Kết quả phiếu học tập 44
4.1.3.1 Phiếu thực nghiệm số 1 44
4.1.3.2 Phiếu thực nghiệm số 2 46
4.1.3.3 Phiếu thực nghiệm số 3 48
4.2 Biện pháp phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học giải toán có lời văn 49
4.2.1 Chủ động đặt câu hỏi 50
4.2.2 Phát triển khả năng lập luận có hệ thống cho học sinh 50
4.2.3 Phát triển năng lực đưa ra các giả thuyết và kiểm chứng các giả thuyết đó 52
4.2.4 Đưa ra những bài toán có lời văn kích thích sự phát triển năng lực phê phán của học sinh 54
4.2.5 Tạo một môi trường học tập thân thiện, cởi mở 56
Tiểu kết chương 4 57
Chương 5 LÍ GIẢI VÀ KẾT LUẬN 58
Trang 85.1 Lí giải và kết luận cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất 58
5.2 Lí giải và kết luận cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai 59
5.3 Lí giải và kết luận cho câu hỏi nghiên cứu thứ ba 60
Tiểukết chương 5 61
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC 67
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1 Hoạt động thường nhật của học sinh trong tiết học Toán 37
Bảng 4.2 Mức độ tổ chức các hoạt động trong tiết học của giáo viên 38
Bảng 4.3 Tại sao chúng ta cần phát triển tư duy phê phán ở HS lớp 4? 40
Bảng 4.4 Căn cứ để đánh giá năng lực tư duy phê phán của HS lớp 4 41
Bảng 4.5 GV tự đánh giá mức độ chú ý phát triển tư duy phê phán cho HS trong các tiết học 42
Bảng 4.6 Những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi dạy học phát triển tư duy phê phán cho học sinh lớp 4 43
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 4.1 Bài làm của học sinh 45
Hình 4.2 Bài làm của học sinh 46
Hình 4.3 Bài làm của học sinh 47
Hình 4.4 Bài làm của học sinh 47
Hình 4.5 Bài làm của học sinh 48
Hình 4.6 Bài làm của học sinh 48
Hình 4.7 Bài làm của học sinh 49
Trang 11Chương 1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Đặt vấn đề
Nhiệm vụ của giáo dục là mở rộng kiến thức của học sinh, giúp cho họcsinh có thể tự mình giải quyết được những vấn đề trong cuộc sống Do đó,giáo dục không phải là sự nhồi nhét thông tin để rồi một ngày đẹp trời nào đó
ta bỗng nhiên mất nó mà không biết làm sao lấy lại được; giáo dục nên dạy,rèn luyện cho người ta cách tư duy để hiểu, chọn lọc, chiếm lĩnh tri thức hơn.Cùng với sự phát triển của giáo dục thế giới, giáo dục nước ta đang có nhữngchuyển biến tích cực, đặc biệt là đối với giáo dục tiểu học
Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh tiểu học lànhiệm vụ quan trọng của giáo dục và đào tạo Để thực hiện được điều đó thìviệc rèn luyện cho học sinh khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, đánh giá,phán đoán, ra quyết định, lập luận để chứng minh hay bác bỏ (những kĩ năngcủa tư duy phê phán) không chỉ những lập luận của người khác mà còn củachính bản thân mình là rất cần thiết Theo các mức độ tư duy của Bloom(1956) thì những kỹ năng cần phải có để phát triển tư duy phê phán đạt ở cácmức cao nhất Trước hết cần nhận định rõ rằng tư duy phê phán là hoạt độngtrí tuệ cần phải tập luyện, chứ không phải chỉ là những kiến thức cần đượcdạy Một người nếu chỉ có khả năng phê phán thì chưa đủ cơ sở để khẳng địnhngười đó có năng lực tư duy phê phán; muốn phát triển tư duy phê phán thìhoạt động trí tuệ này phải được quan tâm phát triển ngay ở bậc Tiểu học
Trong những năm gần đây, tư duy phê phán được các nhà giáo dục chú
ý đến một cách đặc biệt và tìm cách để đưa nội dung này vào giảng dạy Tuynhiên, thực tế giảng dạy Toán ở tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng, chưathể hiện rõ nét vai trò, cũng như chưa có định hướng rõ ràng, cụ thể để pháttriển tư duy phê phán ở học sinh
Trang 12Quá trình dạy học Toán ở tiểu học được chia thành hai giai đoạn, giaiđoạn học tập cơ bản (các lớp 1, 2, 3) và giai đoạn học tập sâu (các lớp 4,5) Ởgiai đoạn đầu tiên, học sinh chủ yếu chỉ nhận biết các khái niệm ban đầu, đơngiản qua các ví dụ cụ thể với sự hỗ trợ của các vật thật hoặc mô hình, tranhảnh,… chủ yếu chỉ nhận biết “cái tổng thể”, “ cái riêng lẻ”, chưa làm rõ cácmối quan hệ, các tính chất của sự vật, hiện tưởng Ở giai đoạn sau, Toán họctrở nên trừu tượng, khái quát hơn Đây là giai đoạn mà giáo viên cần chútrọng hơn trong việc phát triển tư duy cho học sinh nói chung và tư duy phêphán, đặc biệt là ở lớp 4 - nơi chuyển giao giữa hai giai đoạn học tập.
Giải toán có lời văn là một nội dung khá thuận tiện cho giáo viên hìnhthành và phát triển tư duy phê phán cho học sinh, vì chúng chứa đựng nhữngnhiệm vụ có tính phức hợp liên quan đến việc việc huy động nhiều kiến thứctoán học đồng thời là cầu nối giữa toán học và thực tế, giữa toán học và cácmôn học khác Để giải quyết được các bài toán có lời văn, học sinh cần phântích các giả thuyết, tổng hợp các dữ kiện liên quan, đưa ra các lập luận chặtchẽ, đánh giá tính đúng đắn của các lập luận của bản thân, cũng như củangười khác Tuy nhiên, trong dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4, giáo viênchưa chú ý khai thác bài toán, chưa gợi ý học sinh lật ngược vấn đề, phân tích
sự thừa thiếu của các dữ kiện đã cho,… nên phần nào cũng hạn chế sự pháttriển tư duy phê phán của học sinh
Với những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học giải toán có lời văn”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn nhằm xác định các biểu hiện nănglực tư duy phê phán của học sinh lớp 4, từ đó đề xuất những biện pháp để pháttriển năng lực tư duy phê phán cho các em, nhằm góp phần thực hiện mục tiêudạy học Toán ở tiểu học
Trang 131.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh lớp 4
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tìm hiểu sách giáo khoa Toánlớp 4 hiện hành, tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến tư duy phê phán, đặcđiểm sự phát triển tư duy của học sinh tiểu học, tạo cơ sở cho các lập luận đềtài, hình thành giả thuyết khoa học, và là cơ sở cho hoạt động thiết kế thựcnghiệm sư phạm
- Phương pháp điều tra khảo sát:
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để khảo sát giáo viên và học sinh về
sự cần thiết cũng như hoạt động rèn luyện tư duy phê phán trong nhà trường
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá khả năng tư duyphê phán của học sinh thông qua giải toán có lời văn lớp 4
- Phương pháp thống kê toán học:
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để thống kê những kết quả thuđược từ thực nghiệm sư phạm, tạo cơ sở cho những kết luận được đưa ratrong nghiên cứu này
1.5 Giả thuyết khoa học
Xây dựng được các biện pháp phát triển năng lực tư duy phê phán chohọc sinh một cách hợp lí, phù hợp với thực tiễn dạy học hiện nay thì việc phát
Trang 14triển năng lực tư duy phê phán của học sinh sẽ có hiệu quả thiết thực; gópphần tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, nâng cao chất lượng dạyhọc Toán ở lớp 4.
1.6 Ý nghĩa của đề tài
Nghiên cứu này mong đợi sẽ làm sáng tỏ mức độ phát triển tư duy phêphán của học sinh lớp 4; những khó khăn mà các em gặp phải trong quá trìnhphát triển năng lực tư duy phê phán thông qua giải toán có lời văn; đồng thời,
đề xuất một số biện pháp giúp phát triển tư duy phê phán của các em qua giảitoán có lời văn
1.7 Cấu trúc của đề tài
Chương 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu có liên quan
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Lí giải và kết luận
Tiểu kết chương 1
Trong chương này, chúng tôi đã trình bày những lập luận sơ khởi chothấy sự cần thiết phải thực hiện nghiên cứu này Chúng tôi đã trình bày mụcđích, ý nghĩa của nghiên cứu; đồng thời đưa các giả thuyết khoa học cũng nhưcấu trúc của luận văn này
Trang 15Chương 2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tư duy phê phán (critical thinking) đã được quan tâm bởi Scorates từrất lâu Mặc dù các nhà giáo dục đều nhận thức được tầm quan trọng của nónhưng vẫn chưa có một nghiên cứu nghiêm túc và có hệ thống nào tư duy phêphán Đến thập niên 1970 tư duy phê phán đã trở thành một thuật ngữ đượcnhững nhà giáo dục tại Mỹ chú ý một cách đặc biệt và kêu gọi nền giáo dụctại Mỹ phải cải cách để đưa kĩ năng này vào trong chương trình giảng dạytrong các trường học Trong khoảng vài thập niên trở lại đây có ba đợt sóngnghiên cứu về tư duy phê phán và những ứng dụng của kỹ năng này tronggiảng dạy tại đại học Hoa Kỳ (Paul, 2012, [28])
• Đợt sóng thứ nhất về nghiên cứu và thực hành tư duy phê phán(1970-1982) Đợt sóng này chú trọng vào luận lý học và triết học, cũng nhưtương quan giữa ngôn ngữ và luận lý Những nhà giáo dục trong thời kỳ này
đề nghị sinh viên khi vào đại học phải học qua một khóa căn bản về tư duyphê phán Tuy nhiên, kết quả không được như mong đợi
• Đợt sóng thứ hai về nghiên cứu và thực hành tư duy phê phán 1993) Sau khi nhận thức được những khiếm khuyết của đợt sóng thứ nhất,một số nhà nghiên cứu đề nghị phương thức mới với trọng tâm khác về tư duyphê phán Thay vì soạn một khóa học về tư duy phê phán riêng rẽ thì chuyểnsang làm thế nào để kết hợp được tư duy phê phán vào trong giảng dạy chomọi môn và mọi cấp lớp Trong giai đoạn này nhiều phương thức "mới," đượcbảo đảm là hữu hiệu mọc lên như nấm, nhưng chỉ toàn là những phươngthuốc "quick-fixed" (đau đâu chữa đấy) (Paul, 2012, [28]) Dĩ nhiên, "đau đâuchữa đấy" không thể là một giải pháp hữu hiệu, và đợt sóng thứ hai bắt đầuthoái trào, nhường cho đợt sóng thứ ba
Trang 16(1980-• Đợt sóng thứ ba về nghiên cứu và thực hành tư duy phê phán hiện tại) Trọng tâm của những nhà nghiên cứu thuộc đợt sóng thứ ba có thểđược tóm tắt như sau:
(1990-(a) Tổng hợp những nghiên cứu của hai đợt sóng trước,
(b) Phát triển một hệ thống lý thuyết về tư duy phê phán nghiêm cách
và toàn diện,
(c) Lưu tâm đến vai trò của tình cảm và giá trị trong tư duy,
(d) Tổng hợp những nghiên cứu thực nghiệm của khoa tâm lý học nhậnthức vào lý thuyết tư duy phê phán,
(e) Phát triển những phương thức đánh giá (thi) kỹ năng tư duy phê phán.Không chỉ tại Mỹ, nghiên cứu về tư duy phê phán cũng được các nước
Âu châu và Á châu (Paul, 2012, [28]) được quan tâm Tư duy phê phán khôngnhững chỉ là kỹ năng mà đã trở thành một ngành học chính quy tại các trườngđại học của Mỹ và Canada (Walton, 1989, [32]) Không chỉ phát triển ở Mỹ
mà trong những năm gần đây, tư duy phê phán nhận được rất nhiều sự quantâm trên toàn thế giới với hàng loạt các nghiên cứu, đầu sách liên quan đến tưduy phê phán Trong những năm gần đây ở Việt Nam vấn đề nghiên cứu về tưduy phê phán cũng được nhiều nhà giáo dục toán thực hiện dưới nhiều cấp độkhác nhau Cụ thể:
Nghiên cứu về quá trình rèn luyện và phát triển tư duy phê phán của
học sinh THPT phải kể đến các công trình: Rèn luyện tư duy phê phán của học sinh trung học phổ thông qua dạy học chủ đề phương trình và bất phương trình (Phan Thị Luyến, 2008, [12]); Rèn luyện tư duy phê phán cho học sinh thông qua dạy học Hình học không gian lớp 11 – THPT (Lê Thị Thu
Hương, 2006, [5]) của đã làm rõ thực trạng tư duy phê phán của HS THPTtrong quá trình học toán và đưa ra một số giải pháp nhằm rèn luyện tư duyphê phán cho HS thông qua dạy học từng chủ đề cụ thể như “phương trình vàbất phương trình”, “Hình học không gian” Cùng hướng nghiên cứu này còn
Trang 17có đề tài: Bồi dưỡng năng lực tư duy phê phán cho học sinh trung học phổ thông miền núi thông qua dạy học đại số tổ hợp lớp 11 (Đỗ Hồng Điệp, 2014,
gần đây: Hình thành kĩ năng tư duy cho học sinh lớp 4, lớp 5 thông qua dạy học giải toán (Luận án tiến sĩ của Đỗ Tùng, 2014, [3]); Phát triển một số yếu
tố của tư suy sáng tạo cho học sinh tiểu học” (Đỗ Ngọc Miên, 2014, [2]).
Như vậy, có rất nhiều nghiên cứu về tư duy phê phán nói chung và tưduy phê phán đối với học sinh tiểu học nói riêng, tuy nhiên chưa có nghiên
cứu nào về vấn đề “Phát triển năng lực tư duy phê phán qua dạy học toán có lời văn cho học sinh lớp 4”.
2.2 Tư duy phê phán
rộng rãi nhất trong học giới hàn lâm cũng như trong thực hành
Robert Ennis và Richard Paul là hai trong số những học giả và nhànghiên cứu về tư duy phê phán có nhiều đóng góp nhất trong ngành học này
Ennis (1987a, [20]) đưa ra khái niệm tư duy phê phán, đó là:
"Sự suy niệm hợp lý tập trung vào việc quyết định nên tin điều gì hay làm điều gì."
Viện Đại học Louisville, Kentuckey đã chọn định nghĩa về tư duy phê
Trang 18phán sau đây của Paul và Scriven:
“Tư duy phê phán là một tiến trình tư duy tích cực và thành thạo trong việc khái niệm hóa, phân tích, tổng hợp, và đánh giá những tin tức thu nhận được từ sự quan sát hay do kinh nghiệm, suy niệm, lý luận, hay giao tiếp [với các nguồn tin khác] để hướng dẫn hành động và sự tin tưởng”.
Từ định nghĩa này, Richard Paul và Linda Elder, một nhà tâm lý học, đề
ra một cấu trúc cơ bản vẫn thường được gọi chung là cấu trúc Paul-Elder, choviệc giảng dạy và đào tạo kỹ năng tư duy phê phán, gồm có ba phần:
(a) Phân tích tư duy,
(b) Đánh giá tư duy,
(c) Cải thiện tư duy.
Paul-Elder (2015, [8]) đưa ra định nghĩa: Tư duy phê phán là khả năngsuy tư về chính sự suy nghĩ của mình, nhằm nhận ra điểm mạnh cũng như yếutrong tư tưởng của mình và qua đó cải thiện sự suy nghĩ của mình cho tốt hơn
Lipman (2003, [26]) đã tóm lược một cách vắn tắt một số phát biểu củacác tác giả khác về tư duy phê phán như sau:
- Tư duy để giải quyết vấn đề và ra quyết định (Sternberg);
- Tư duy nỗ lực để đưa ra một phán đoán sau khi đã tìm cách thứcđáng tin cậy để đánh giá thực chất về mọi phương diện của các bằng chứng vàcác luận cứ (Hatcher);
- Là khả năng của người tư duy phát triển các tiêu chuẩn năng lực hoạtđộng trí tuệ và vận dụng vào quá trình tư duy của chính họ (Paul);
- Sự nỗ lực tìm kiếm một cách có hệ thống những nguyên nhân và lý
lẽ giải thích những điều mà có thể đã được người khác cho là đúng;
- Là loại tư duy bảo vệ chúng ta không bị người khác lừa phỉnh vàkhông tự lừa phỉnh chính mình (Paul);
- Là sự đánh giá đúng các phát biểu (Ennis);
- Là sự vận dụng các lý thuyết về tư duy vào thực tiễn và các tình
Trang 19huống có vấn đề;
- Hiểu được nguyên nhân và tiến trình của các sự kiện;
- Xem xét các cách giải thích khác nhau về kết quả khảo sát từ các tìnhhuống, lý thuyết, và quan điểm khác nhau
Rõ ràng có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tư duy phê phán, nhưngtrong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy rằng sử dụng định nghĩa của Paul
và Scriven là phù hợp với Toán học hơn cả
Từ định nghĩa của Paul và Scriveb chúng tôi quan niệm rằng: Tư duy
phê phán là khả năng suy tư về chính sự suy nghĩ của mình, nhằm nhận rađiểm mạnh cũng như yếu trong tư tưởng của mình và qua đó cải thiện sự suynghĩ của mình cho tốt hơn
2.2.2 Đặc điểm của tư duy phê phán
Lipman (2003, [26]) đã chỉ ra những đặc điểm của tư duy phê phán,trong đó:
- Các đặc điểm quen thuộc:
• Sử dụng các bằng chứng một cách am hiểu, không thiên lệch;
• Sắp xếp và diễn giải các ý tưởng một cách ngắn gọn rõ rang, dễ hiểu;
• Phân biệt giữa các suy diễn logic có thể chấp nhận được và khôngthể chấp nhận được;
• Đưa ra phán đoán khi không có đủ các bằng chứng để có thể kết luận;
• Nỗ lực để dự kiến các tình huống có thể xảy ra đối với các phương
án hành động trước khi quyết định chọn phương án nào;
• Vận dụng các kỹ thuật giải quyết vấn đề thích hợp vào các tìnhhuống mới hay lĩnh vực khác;
• Lắng nghe cẩn thận các ý tưởng của người khác;
• Tìm kiếm cách tiếp cận khác thường cho các vấn đề phức tạp;
• Hiểu những khác biệt trong các kết luận, giả định, giả thuyết;
• Thường xuyên tìm hiểu quan điểm của người khác và nỗ lực để hiểu
Trang 20- Các đặc điểm đặc biệt hơn:
• Hiểu sự khác biệt giữa suy luận và cố gắng suy luận có lý;
• Hiểu các ý kiến biểu lộ các mức độ khác nhau của sự tin cậy;
• Nhận thức về giá trị của thông tin, biết cách tìm kiếm thông tin;
• Nhìn thấy và phân biệt được nét khác biệt trong sự tương đồng,không bị lầm lẫn bởi các dấu hiệu bề ngoài;
Có khả năng lượt bỏ các câu chữ hay lý lẽ ít liên quan;
• Nhạy cảm với sự khác nhau giữa sự có thể chấp nhận được và sứcmạnh của một niềm tin;
• Có thể trình bày lại các quan điểm khác nhau mà không thay đổi,cường điệu hay tô vẽ thêm;
Lipman (2003, [26]) cũng đã đi sâu vào phân tích một số đặc điểm bảnchất của tư duy phê phán như sau:
• Sản phẩm của tư duy phê phán là các phán đoán
Phán đoán là hình thức diễn đạt chung của mọi quan điểm, ước lượng, vàkết luận, do đó, cũng bao hàm cả các cách thức giải quyết vấn đề, quyết địnhđược đưa ra, sự thông hiểu khái niệm Vì vậy, nói rằng sản phẩm của tư duyphê phán là các phán đoán thì có ý nghĩa rất khái quát Tuy nhiên, tư duy phêphán hướng đến sự khôn ngoan nên các sản phẩm được nhắm đến của tư duyphê phán phải là các phán đoán tốt Sự phân biệt cơ bản giữa một phán đoán tốt
và một phán đoán không có giá trị là tính ứng dụng thực tiễn của nó Mọingười, cho dù họ là bác sĩ hay nông dân, họ đều phải thường xuyên đưa ra cácphán đoán trong công việc cũng như trong đời sống Một bác sĩ giỏi không thể
Trang 21chỉ chẩn bệnh tốt mà còn phải kê đơn thuốc và tiên lượng phản ứng của bệnhnhân, cũng như là các cân nhắc về vấn đề đạo đức Một phán đoán tốt là kếtquả của sự xem xét đến tất cả mọi vấn đề liên quan, bao gồm cả chính phánđoán đó Một phán đoán tốt phải là sản phẩm của một tiến trình tư duy thuầnthục về kỹ năng và có sử dụng các thủ thuật và công cụ hỗ trợ thích hợp.
Tư duy phê phán là loại tư duy ứng dụng Do đó, nó không chỉ nhắmđến việc đạt được sự hiểu biết, mà còn là việc vận dụng kiến thức để tạo ranhững thay đổi tích cực Sản phẩm của tư duy phê phán là các phán đoán và
sự ứng dụng thực tiễn của các phán đoán đó
2.3 Năng lực tư duy phê phán
2.3.1 Quan niệm về năng lực, năng lực tư duy phê phán
2.3.1.1 Năng lực
- Năng lực được định nghĩa theo nhiều cách tiếp cận khác nhau Năng
lực là sự kết hợp của kiến thức, kỹ năng, và khả năng cá nhân cần thiết để
thực hiện một nhiệm vụ cụ thể John Erpenbeck (1998) cho rằng: năng lựcđược xây dựng trên cơ sở tri thức, thiết lập qua giá trị, cấu trúc như là các khảnăng, hình thành qua trải nghiệm/ củng cố qua kinh nghiệm, hiện thực hóaqua ý chí Theo OECD (2002), năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêucầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể.Ngoài ra, ănng lực còn được xem là khả năng vận dụng những kiến thức, kinhnghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và cóhiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống
- Theo Krutecxki (1973, [4]), năng lực toán học được hiểu là những đặcđiểm tâm lí cá nhân (trước hết là những đặc điểm của hoạt động trí tuệ) đápứng những yêu cầu của hoạt động học tập toán, và trong những điều kiệnvững chắc như nhau thì là nguyên nhân của sự thành công trong việc nắmvững một cách sáng tạo toán học với tư cách là một môn học, đặc biệt nắmvững tương đối nhanh, dễ dàng, sâu sắc những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo
Trang 22trong lĩnh vực Toán học
2.3.1.2 Năng lực tư duy phê phán
Theo Trần Thị Tuyết Oanh (2010,[17]), “Năng lực tư duy phê phán làkhả năng đánh giá của con người, thể hiện sự tương tác tích cực của conngười về thế giới xung quanh” Từ quan điểm tiếp cận năng lực chúng tôi xácđịnh năng lực tư duy phê phán thể hiện ở khả năng quan sát; luôn luôn tò mò,đặt câu hỏi và tìm câu trả lời cần thiết cho mình; luôn kiểm tra và tự thử tháchnhững điều mình vốn tin, những quan điểm, suy nghĩ, những giả sử mình hayngười khác đặt ra xem chúng có đúng sự thật không; đưa ra những quyết địnhsáng suốt và tìm ra được những giải pháp, những lời giải vững chắc
Tư duy phê phán là năng lực tư duy đối với chính bản thân mỗi người
và đưa ra những quyết định đáng tin cậy và có trách nhiệm tác động đến cuộcsống của người đó Tư duy phê phán cũng là sự tra hỏi mang tính phê phán, vìthế những nhà tư duy phê phán như vậy điều tra nghiên cứu vấn đề, đặt ranhững câu hỏi, đưa ra những câu trả lời thách thức nguyên trạng (trạng thái,vấn đề đã có), khám phá các thông tin mới có thể được sử dụng cho mục đíchtốt hoặc xấu, chất vấn các thẩm quyền và các niềm tin truyền thống, tháchthức các giáo điều và học thuyết đã được chấp nhận, và thường đem lại sứcmạnh hành động trong xã hội lớn hơn rất nhiều so với số lượng của họ
Phát triển năng lực phê phán cho học sinh là giúp học sinh vượt ra khỏi
KIẾN THỨC
KĨ NĂNG,
KĨ XẢO
HÀNH VI, THÁI ĐỘ
NĂNG LỰC
Trang 23cách suy nghĩ theo khuôn mẫu, cố gắng hướng tới cái mới trong khoa học, thoát
ra những rào cản của lối mòn tư duy, kích thích các em tự đặt ra những câu hỏi
và trả lời chúng theo cách nghĩ của mình Hoặc khi phản bác ý kiến của ngườikhác các em sẽ biết trình bày lập luận một cách thuyết phục, rõ ràng, chặt chẽ
Phát triển năng lực phê phán cho học sinh cũng chính là rèn luyện cho các
em khả năng lập luận, tìm hiểu vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau Nó giúp các
em tránh được tình trạng đồng thuận dễ dãi, hời hợt xuôi chiều trong khoa học,ngăn chặn tình trạng học vẹt, đọc vẹt Vì vậy quá trình tích lũy kiến thức của họcsinh cũng sẽ có hiệu quả cao hơn Đồng thời còn rèn luyện cho các em conđường tư duy, cách giải quyết vấn đề một cách linh hoạt và hiệu quả
Phát triển năng lực phê phán còn giúp học sinh tự nắm vững được tìnhhình học tập của chính mình Học sinh biết mình còn có những chỗ thiếu sóthoặc sai lầm nào để bổ sung hoặc sửa chữa, xác lập mục tiêu học tập mới.Đồng thời trong quá trình tranh luận của mình học sinh sẽ hoàn thiện thêm kĩnăng nói trước đám đông, kĩ năng thu hút người nghe, kĩ năng trình bày vấn
đề khoa học Nó cũng sẽ kích thích hứng thú học tập của học sinh, bởi vì các
em luôn muốn là người chiến thắng trong các cuộc tranh luận
Phát triển năng lực phê phán cho học sinh còn giúp các giáo viên thuđược những thông tin phản hồi hữu ích để điều chỉnh phương pháp dạy học củamình Thông qua việc phê phán của trò, người dạy sẽ phân loại được đối tượng.Qua đó có sự điều chỉnh dạy học phù hợp cho mỗi đối tượng khác nhau
2.3.2 Mức độ phát triển năng lực tư duy phê phán của học sinh lớp 4
2.3.2.1 Đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh lớp 4
Theo Đỗ Ngọc Miên (2014, [2]) thì hệ thần kinh của học sinh tiểu họcđang trong thời kì phát triển mạnh Đến chín, mười tuổi hệ thần kinh của trẻcăn bản được hoàn thiện và chất lượng của nó sẽ được giữ lại trong suốt cuộcđời Trong thời kì này, ở các em khả năng kìm hãm (khả năng ức chế) của hệthần kinh vẫn còn yếu, dễ bị kích thích; trí giác mang tính đại thể, ít đi sauvào chi tiết, gắn với hành động và hoạt động thực tiễn Tuy nhiên, các em
Trang 24cũng bắt đầu có khả năng phân tích tách các dấu hiệu, chi tiết của một đốitượng cụ thể.
Ở học sinh lớp 4, chú ý không chủ định chiếm ưu thế Do thiếu khảnăng tổng hợp nên sự chú ý chưa bền vững, hay bị phân tán, thường bị lôicuốn vào trực quan, gợi cảm Đồng thời do trường chú ý hẹp nên học sinh lớp
4 không biết tổ chức sự chú ý, sự chú ý thường hướng ra bên ngoài các hoạtđộng trí tuệ chứ không hướng vào chủ thể đang giải quyết Chẳng hạn, họcsinh thường thích thú, chăm chú vào những đồ vật trực quan, sinh động màgiáo viên dùng để minh họa cho bài học mà lại không hay ít chú ý đến nộidung tri thức ẩn chứa bên trong đồ vật mà mình cần nắm Mặc dù vậy nhưngvới học sinh lớp 4, các em bắt đầu có biểu hiện rõ nét hơn về khả năng chú ýmột cách có chủ định và bền vững
Trí nhớ tuy đã phát triển nhưng còn chịu nhiều tác động từ hứng thú vàcác hình mẫu Nhiều học sinh lớp 4 chưa biết tổ chức việc ghi nhớ Trí nhớtrực quan-hình tượng và trí nhớ máy móc phát triển hơn trí nhớ logic, trí nhớhình ảnh phát triển hơn trí nhớ ngôn ngữ Các em chưa hiểu cụ thể cần phảighi nhớ cái gì, trong bao lâu, vốn ngôn ngữ còn hạn chế, chưa biết sử dụng sơ
đồ logic và dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết xây dựng dàn ý tài liệucần ghi nhớ,… Tuy nhiên theo các thực nghiệm về trí nhớ của học sinh tiểuhọc cho thấy trí nhớ của học sinh ở lớp 4 đã dần mang tính chủ định, bềnvững, logic và có ý nghĩa Nó tương ứng với yêu cầu nhận thức các kháiniệm, các công thức, quy tắc mang tính trừu tượng cao ở các lớp cuối cấp
Tưởng tượng của học sinh lớp 4 đã phát triển phong phú và ngày cànggần với hiện thực hơn Có như vậy là nhờ vốn kiến thức và kinh nghiệm củacác em đã phong phú hơn Học sinh thể hiện rõ hơn khả năng nhào nặn, gọtgiũa những hình tượng cũ để sáng tạo ra hình tượng mới, đã biết dựa vàongôn ngữ để xây dựng hình tượng mang tính khái quát và trừu tượng cao.Chẳng hạn như từ những số liệu cụ thể được cho, học sinh có thể tự hìnhthành nên bài toán dựa vào những số liệu cụ thể đó
Trang 25Như vậy, học sinh lớp 4 có đặc điểm tâm lí, nhận thức hoàn toàn phùhợp cho việc rèn luyện phát triển tư duy phê phán.
2.3.2.2 Biểu hiện tư duy phê phán của học sinh lớp 4
Dựa trên các dấu hiệu chung của biểu hiện năng lực tư duy phê phán vàđặc điểm phát triển nhân thức của học lớp 4, kết hợp với thực tiễn quá trìnhquan sát hoạt động học tập của các em, chúng tôi nhận thấy một số dấu hiệubiểu hiện như sau:
• Luôn mong muốn được bày tỏ sự đánh giá đối với các lập luận, trìnhbày bài giải của bạn;
• Biết lắng nghe những ý kiến khác của bạn và sẵn sàng đưa ra ý kiếnđối trọng với ý kiến của bạn, đồng thời lập luận bảo vệ ý kiến đó;
• Có khả năng nhận xét, đánh giá ý tưởng, cách giải quyết của bạn mộtcách đúng đắn và nghiêm túc;
• Có khả năng tự lựa chọn cách giải quyết bài toán, không phụ thuộcvào khuôn mẫu có sẵn
• Có thái độ thận trọng với cách giải quyết bài toán của bản than, có ýthức kiểm tra cách giải của chính mình trước khi kết luận
• Thường không hài lòng với kết quả đạt được mà luôn lật ngược vấn
đề, tìm nhiều cách giải cho một bài toán;
• Có khả năng trao đổi với người khác cũng như khả năng tranh luận,trình bày ý kiến của mình
Để hình thành tư duy phê phán thì học sinh cần:
• Có đủ tri thức cần thiết, học sinh không thể xem xét một cách có phêphán đúng đắn những cái mà các em không có những hiểu biết cần thiết về nó;
• Có thói quen kiểm tra các kết quả, các quyết định, hành động hay ýkiến phán đoán nào đó trước khi cho là nó đúng;
• Có kỹ năng đối chiếu quá trình và kết qủa của quyết định, hoạt động
và ý kiến phán đoán với hiện thực, với những quy tắc, định luật, tiêu chuẩn, lýluận tương ứng;
Trang 26• Có trình độ phát triển tương ứng về trình bày những suy luận logic;
• Có trình độ phát triển khá đầy đủ nhân cách: quan điểm, niềm tin, lýtưởng và tính độc lập
2.4 Những vấn đề cơ bản về dạy học giải toán có lời văn
2.4.1 Mục tiêu dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4
Bài toán có lời văn là bài toán được diễn đạt bằng ngôn ngữ lời văn.Mỗi bài toán có lời văn gồm 3 thành phần:
- Dữ kiện là thông tin được cho sẵn trong bài toán
- Ẩn số là những cái chưa biết cái cần tìm và thường được diễn đạtdưới dạng câu hỏi của bài toán
- Điều kiện là mối quan hệ giữa dữ kiện và ẩn số, tức là quan hệ giữacái đã cho và cái cần tìm Điều kiện là nút thắt đồng thời cũng là nút mở trongbài toán
Trong chương trình môn Toán tiểu học, giải toán có lời văn giữ một vaitrò quan trọng Thông qua việc giải toán các em thấy được nhiều khái niệmtoán học như: các số, các phép tính, các đại lượng, các yếu tố hình học đềugắn với cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn hoạt động của con người, thấyđược mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện, giữa cái đã cho và cái cần tìm.Qua việc giải toán rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những đức tínhcủa con người mới: tinh thần vượt khó, đức tính cẩn thận, làm việc có kếhoạch, thói quen phán đoán có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việcmình làm, biết độc lập suy nghĩ, sáng tạo, giúp học sinh vận dụng các kiếnthức, rèn luyện kỹ năng tính toán, kĩ năng giao tiếp Đồng thời qua việc giảitoán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm cũngnhững thiếu sót của các em về kiến thức, kĩ năng để giúp học sinh phát huynhững mặt đạt được và khắc phục những mặt còn tồn tại
Ở lớp 4, nội dung giải toán có lời văn có chất liệu phong phú, cập nhật vớithực tiễn và có hình thức thể hiện đa dạng hơn Đồng thời, mang tính trừu tượng,khái quát cao hơn so với những lớp trước Ở giai đoạn này, hoạt động phân tích
Trang 27tổng hợp của các em phát triển mạnh hơn, các em có thể phân tích các đối tượng
mà không hề cần tới những hoạt động thực tiễn với đối tượng đó, tư duy hìnhthức cũng như khái quát hóa của học sinh phát triển ở mức cao hơn Do đó, môitrường giải toán có lời văn lớp 4 là rất thuận lợi cho việc phát triển tư duy phêphán của học sinh
2.4.2 Nội dung và phương pháp dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4
Toán có lời văn giữ một vị trí quan trọng trong chương trình toán 4:Góp phần hệ thống hoá, củng cố kiến thức về số tự nhiên, phân số, yếu tốhình học và 4 phép tính (+, -, x, :) với các số đã học làm cơ sở để học tiếp lớp
5 và đặt nền móng cho quá trình đào tạo tiếp theo ở các cấp học cao hơn.Hình thành kỹ năng tính toán, giúp học sinh nhận biết được mối quan hệ về sốlượng, hình dạng không gian Hình thành phát triển hứng thú học tập và nănglực phẩm chất trí tuệ của học sinh, góp phần phát triển trí thông minh, óc suynghĩ độc lập, linh hoạt sáng tạo
Kế thừa giải toán ở lớp 1, lớp 2, lớp 3 mở rộng, phát triển nội dung giảitoán phù hợp với sự phát triển nhận thức của học sinh lớp 4, 5
Nội dung giải toán được sắp xếp hợp lý đan xen với nội dung hình học(diện tích, chu vi hình vuông, hình chữ nhật ) và các đơn vị đo lường, nhằmđáp ứng với mục tiêu của chương trình toán 4
Ngoài ra nội dung các bài toán ở lớp 4 đã chú ý đến tính thực tiễn, gắnliền với đời sống, gần gũi với trẻ, tăng cường tính giáo dục cho học sinh
Mục tiêu dạy học Toán có lời văn lớp 4
- Biết tóm tắt bài toán bằng cách ghi ngắn gọn hoặc bằng sơ đồ, hình vẽ
- Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến ba bước tính, trong
đó có các bài toán: Tìm số trung bình cộng, Tìm hai số khi biết tổng và hiệucủa hai số đó, Tìm phân số của một số, Tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và
tỉ số của hai số đó, Tính chu vi, diện tích của một số hình đã học
Định hướng chung của phương pháp dạy học Toán 4 nói chung và Toán
có lời văn nói riêng là dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt độnghọc tập tích cực, chủ động, sang tạo của học sinh Cụ thể là giáo viên phải tổchức, hướng dẫn học sinh hoạt động học tập với sự trợ giúp đúng mức và
Trang 28đúng lúc của sách giáo khoa lớp 4 và của các đồ dung dạy và học toán, đểtừng học sinh hoặc từng nhóm học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đềcủa bài học, tự chiếm lĩnh nội dung học tập rồi thực hành, vận dụng các nộidung đó theo năng lực cá nhân của học sinh.
Toán 4 kế thừa và phát huy các phương pháp dạy học toán đã sử dụngtrong các giai đoạn lớp 1, 2, 3 đồng thời tang cường sử dụng các phương phápdạy học giúp học sinh tự nêu các nhận xét, các qy tắc, các công thức ở dạngtổng quát hơn (so với lớp 3) Đây là cơ hội tiếp tục phát triển năng lực trừutượng hóa, khái quát hóa trong học tập môn Toán ở giai đoạn các lớp 4 và lớp5; tiếp tục phát triển khả năng diễn đạt và tập suy luận của học sinh theo lụctiêu của Toán lớp 4
2.4.3 Một số phương pháp giải toán có lời văn thường sử dụng ở lớp 4
2.4.3.1 Phương pháp dụng sơ đồ đoạn thẳng
Khi phân tích bài toán, cần phải thiết lập được các mối liên hệ phụthuộc giữa các đại lượng được cho trong bài toán Muốn làm được việc này tathường dung các đoạn thẳng thay cho các số (số đã cho, số cần tìm) để minhhọa cho các quan hệ đó Ta phải chọn độ dài các đoạn thẳng và cần sắp xếpcác đoạn thẳng đó một cách thích hợp để có thể thấy được mối quan hệ và sựphụ thuộc giữa các đại lượng, tạo được một hình ảnh cụ thể giúp ta suy nghĩ,tìm tòi cách giải bài toán
Ví dụ 2.1: Hiện nay tuổi mẹ gấp 5 lần tuổi con Đến khi tuổi con bằng tuổi
mẹ hiện nay thì tổng số tuổi của hai mẹ con là 84 tuổi Tính tuổi mẹ và tuổi conhiện nay
Phân tích: mấu chốt của bài toán chính là đại lượng không đổi: hiệu sốtuổi của mẹ và số tuổi của con Tuổi mẹ hiện nay gấp 5 lần tuổi con hay tuổi
mẹ hơn tuổi con 4 lần tuổi con hiện nay Khi tuổi con bằng tuổi mẹ hiện naythì mẹ vẫn hơn con 4 lần tuổi con hiện nay Từ tổng số tuổi của hai mẹ conkhi tuổi con bằng tuổi mẹ hiện nay ta tìm được tuổi của mẹ và tuổi của conkhi đó và tìm được số tuổi của mẹ và số tuổi của con hiện nay
Trang 29Bài giải:
Từ sơ đồ ta có:
Tuổi của con hiện nay là: 84 : (5 9) 6 + = (tuổi)
Tuổi của mẹ hiện nay là: 6 x 5 30= (tuổi)
Đáp số: Mẹ30 tuổi; Con 6 tuổi
2.4.3.2 Phương pháp rút về đơn vị-Phương pháp tỉ số
Trong những toán về đại lượng tỉ lệ thuận hay đại lượng tỉ lệ nghịch,người ta thường cho biết hai giá trị của đại lượng thứ nhất và đại lượng thứhai Bài toán đòi hỏi phải tìm một giá trị chưa biết của đại lượng thứ hai Đểtìm giá trị đó, người ta thường sử dụng phương pháp rút về đơn vị hayphương pháp tỉ số
Ví dụ 2.2: Mẹ định đưa cho em 10000 đồng để vừa đủ mua được 2 gói
mì, nhưng sau đó mẹ lại đưa em 17000 đồng bảo em mua 3 gói mì, còn dư thìcho em mua kẹo Hỏi số tiền dư em dùng mua kẹo là bao nhiêu?
Phân tích: Để tính được số tiền còn thừa, ta cần tính được số tiền mua 3 gói
mì là bao nhiêu Số tiền để mua mì và số lượng gói mì là hai đại lượng tỉ lệ thuận
Người ta thường sử dụng phương pháp chia tỉ lệ khi gặp các bài toán
đã cho biết tỉ số và cho biết tổng hoặc hiệu của các số đó Nhiều bài toán về
Trang 30đại lượng tỉ lệ thuận hoặc tỉ lệ nghịch có thể giải được bằng phương phápnày Phương pháp này sẽ hiệu quả hơn khi kết hợp với phương pháp sơ đồđoạn thẳng.
Ví dụ 2.3: Một hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 14 m Tính
chiều dài, chiều rộng của hình đó, biết rằng chiều dài bằng 4
3 chiều rộng
Bài giải:
Hiệu số phần bằng nhau là:
4 – 3 = 1 (phần) Chiều dài là:
14 : 1 x 4 = 56 (m)Chiều rộng là:
Khi sử dung phương pháp thay thế cần lưu ý :
- Chỉ sử dụng một giá trị chưa biết để thay thế các giá trị chưa biếtkhác của bài toán
- Khi sử dụng phương pháp này phải chú ý đến tính phù hợp vớiđối tượng hoc sinh
Ví dụ 2.4: Ba lớp 5A, 5B, 5C trồng được 620 cây lấy gỗ.Số cây lớp 5Atrồng được nhiều hơn số cây lớp 5B trồng là 24 cây Số cây lớp 5C trồng được
Chiều dài:
Chiều rộng:
Trang 31ít hơn số cây của lớp 5A là 16 cây Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây?
2.4.3.5 Phương pháp suy luận logic
Khi giải một bài toán định tính ta sử dụng một chuỗi các suy luận dựatrên sự liên kết các phán đoán với nhau và bằng một chuỗi suy lí Từ một sốphán đoán sẵn có, ban đầu là dựa vào vốn kinh nghiệm, vốn sống của bảnthân người giải toán, sau đó kết hợp với những suy đoán, dự đoán để hướngđến cách giải quyết và kết luận cho bài toán
Cách suy luận theo lôgic tự nhiên đó được xem là phương pháp suy luận đơn giản.
Loại toán giải bằng phương pháp này rất đa dạng về đề tài, đòi hỏi họcsinh phải biết suy luận đúng đắn, chặt chẽ, trên cơ sở vận dụng những kiếnthức cơ bản và kinh nghiệm sống phong phú của mình Vì vậy, cần phải luyệntập óc quan sát, cách lập luận, cách xem xét các khả năng có thể xảy ra củamột sự kiện và vận dụng những kiến thức đã học vào các tình huống muôn
Trang 32hình muôn vẻ trong cuộc sống hằng ngày Đôi khi để giải những bài toán này,chỉ cần những kiến thức toán đơn giản, nhưng lại đòi hỏi khả năng chọn lọctrường hợp, suy luận chặt chẽ, rõ ràng.
Ví dụ 2.5: Một bài kiểm tra trắc nghiệm có 15 câu hỏi Nếu khoanh đúng
1 câu thì được 5 điểm, khoanh sai hoặc không khoanh một câu bị trừ 5 điểm.Bạn An làm bài được 25 điểm Hỏi bạn An khoanh đúng bao nhiêu câu?
Bài giải:
Vì điểm số là 25 nên số câu trả lời đúng nhiều hơn số câu trả lời sai
là 5 câu Tổng các câu hỏi là 15
Số câu trả lời đúng là:
(15 + 5) : 2 = 10 (câu)
Số câu trả lời sai là:
15 -10 = 5 (câu)
Trang 332.5 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Biểu hiện năng lực tư duy phê phán của học sinh lớp 4 ởmức độ nào?
Câu hỏi 2: Những khó khăn của học sinh lớp 4 gặp phải trong quá trìnhphát triển tư duy phê phán thông qua các bài toán có lời văn là gì?
Câu hỏi 3: Biện pháp nào có thể giúp học sinh phát triển tư duy phêphán cho học sinh lớp 4 thông qua giải các bài toán có lời văn?
Tiểu kết chương 2
Trong chương này chúng tôi đã trình bày lịch sử nghiên cứu cũng như
cơ sở lí thuyết của nghiên cứu này Chúng tôi cũng đã đưa ra ba câu hỏinghiên cứu cần mà nó sẽ được giải đáp qua nghiên cứu này
Trang 34Chương 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu và ngữ cảnh
Mục đích của thực nghiệm sư phạm này nhằm thu thập dữ liệu để biếtđược mức độ tư duy phê phán của học sinh lớp 4 qua một số bài toán có lờivăn, đồng thời đánh giá thực trạng dạy học tư duy phê phán của học sinh lớp
4 qua giải toán có lời văn
3.2 Phương pháp tiến hành
3.2.1 Nghiên cứu lí luận
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu về tâm lí, sự phát triển tưduy của học sinh ở độ tuổi lớp 4, nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệutham khảo khác về phát triển năng lực tư duy phê phán
3.3 Công cụ nghiên cứu
Bộ đề kiểm tra nhằm thu thập những dữ liệu về mức độ tư duy phêphán của học sinh lớp 4 qua giải một số bài toán có lời văn
.Đối với học sinh, chúng tôi sử dụng các bảng điều tra ở phụ lục để
đánh giá mức độ phát triển tư duy phê phán của các em trong việc học toán theo hai nội dung dưới đây:
Trang 35Thứ nhất, hoạt động thường nhật của học sinh trong tiết học Với nội
dung này, mức độ phát triển tư duy của học sinh được thể hiện qua các hoạtđộng: Tích cực phát biểu xây dựng bài; Tích cực tham gia thảo luận nhóm;Nhận xét bài làm của bạn; Lắng nghe những nhận xét của thầy cô và các bạn;Đưa ra những lời giải ngắn gọn cho bài toán; Điều chỉnh bài làm của bản thânkhi phát hiện sai lầm; Tranh luận với bạn và thầy cô để bảo vệ ý kiến củamình; Kiêm trì giải quyết bài toán dù đang gặp bế tắc; Phân tích bài toán theonhiều hướng khác nhau; Đưa bài toán về dạng đơn giản, quen thuộc
Thứ hai, mức độ tổ chức các hoạt động trong tiết học của giáo viên Vớinội dung này, chúng tôi thu thập những dữ liệu về mức độ tư duy phê pháncủa học sinh thông qua các hoạt động: Cho học sinh thảo luận nhóm; Khuyếnkhích học sinh trình bày bày làm của mình; Khuyến khích học sinh nhận xétbài làm của bạn; Giúp đỡ học sinh tháo gỡ vướng mắc gặp phải khi em giảitoán; Hướng dẫn học sinh cách đưa ra nhận xét đối với bài làm của bạn;Hướng dẫn học sinh cách phân tích, trình bày một bài toán; Khuyến khích họcsinh phân tích bài toán theo nhiều hướng khác nhau; Đưa ra các bài toán hấpdẫn làm học sinh hứng thú
Đối với giáo viên, chúng tôi sử dụng các phiếu điều tra nhằm khảo sátđịnh tính nhận thức của giáo viên về tư duy phê phán, đánh giá của giáo viên
về biểu hiện năng lực tư duy phê phán của học sinh lớp 4 trong học toán nóichung và giải toán có lời văn nói riêng Chúng tôi cũng khảo sát mức độ quantâm phát triển năng lực tư duy phê phán ở học sinh lớp 4 trong các tiết học,những khó khăn mà họ gặp phải khi dạy học phát triển năng lực tư duy phêphán cho học sinh lớp 4
Bảng hỏi dành cho học sinh và giáo viên nhằm tìm hiểu và đánh giáthực trạng dạy học phát triển tư duy phê phán của học sinh lớp 4 qua giải toán
có lời văn
Kế hoạch bài học: Thực hiện các biện pháp dạy học giải toán có lời vănlớp 4 nhằm phát triển tư duy phê phán cho học sinh
Trang 363.4 Phân tích tiên nghiệm
Qua việc giải quyết các bài toán được đưa ra ở các phiếu thực nghiệm,chúng tôi nghĩ rằng chúng sẽ giúp các em biểu lộ và phát triển các đặc điểmcủa tư duy phê phán Sau đây, tôi sẽ trình bày những phân tích tiên nghiệmkhi các em giải quyết những bài toán đã được đưa ra
3.4.1 Bài toán 1
Đề bài: Vào năm tới, tổng số tuổi của Hùng và bố mình là 45 tuổi Biết rằng hiện tại, bố Hùng hơn Hùng 23 tuổi Hỏi:
a) Năm tới bố Hùng hơn Hùng bao nhiêu tuổi?
b) Năm tới Hùng được bao nhiêu tuổi?
Khi giải quyết bài toán, học sinh cần đặt ra những câu hỏi, chẳng hạn như:
• Bài toán cho biết gì?
Tổng số tuổi của Hùng và bố mình là 45 tuổi, biết rằng hiện tại bố hơnHùng 23 tuổi Tức là hiệu số tuổi của 2 bố con Hùng là 23 tuổi
• Bài toán hỏi gì?
Năm tới bố Hùng hơn Hùng bao nhiêu tuổi?
Năm tới Hùng được bao nhiêu tuổi?
Cần phải đi tìm số tuổi của bố và số tuổi của Hùng
• Bài toán thuộc dàng toán gì?
Bài toán thuộc dạng toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
• Vì sao biết được bài toán thuộc dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng
và hiệu của hai số đó”?
Vì bài toán cho biết tuổi bố cộng tuổi Hùng chính là cho biết tổng sốtuổi của 2 cha con Cho biết tuổi bố hơn tuổi Hùng 23 tuổi chính là cho biếthiệu số tuổi của 2 cha con và yêu cầu tìm số tuổi của mỗi người
Học sinh tóm tắt và giải bài toán:
Trang 37Tóm tắt:
Bài giải:
Cách 1:
Năm tới bố Hùng hơn Hùng 23 tuổi
Hai lần số tuổi của bố là:
45 + 23 = 68 (tuổi)Năm tới số tuổi của bố là:
68 : 2 = 34 (tuổi)Năm tới số tuổi của Hùng là:
22 : 2 = 11 (tuổi)
Cách 3:
Năm tới bố Hùng hơn Hùng 23 tuổi
Năm tới số tuổi của bố Hùng là:
(45 + 23) : 2 = 34 (tuổi)Năm tới số tuổi của Hùng là:
(45-23) : 2 = 11 (tuổi)
Tuổi con năm tới:
Tuổi bố năm tới:
Tuổi con hiện nay
Tuổi bố hiện nay
1 tuổi
1 tuổi
23 tuổi
45 tuổi
Trang 383.4.2 Bài toán 2
Đề bài: Có 25 viên kẹo được chia cho hai em là Hoa và Thảo Số viên kẹo của Hoa gấp 4 lần số viên kẹo của Thảo Hỏi số viên kẹo của mỗi bạn là bao nhiêu?
Học sinh tiến hành phân tích bài toán
• Bài toán cho biết gì?
Có 25 viên kẹo được chia cho hai em là Hoa và Thảo Số viên kẹo củaHoa gấp 4 lần số viên kẹo của Thảo
• Bài toán hỏi gì?
Số viên kẹo của mỗi bạn
• Viên kẹo của Hoa gấp 4 lần số viên kẹo của Thảo cho ta biết điều gì?
Tỉ số giữa số viên kẹo của Hoa so với số viên kẹo của Thảo hoặc ngược lại.Học sinh tóm tắt và giải bài toán:
Đáp số: Hoa: 20 viên kẹo;
Thảo: 5 viên kẹo
Số kẹo của Thảo:
Số kẹo của Hoa:
25 viên
Trang 39Đáp số: Hoa: 20 viên kẹo;
Thảo: 5 viên kẹo
3.4.3 Bài toán 3
Đề bài: Đặt đề bài toán và giải bài toán dựa vào sơ đồ đoạn thẳng đượccho như sau:
Phân tích:
• Bài toán cho biết gì?
Cho sơ đồ đoạn thẳng: vải trắng 3 phần,vải hoa 2 phần và tổng số 2 loạivải là 25 mét
• Bài toán hỏi gì?
• Đặt đề bài toán và giải bài toán dựa vào sơ đồ đoạn thẳng
Học sinh dựa vào tóm tắt để viết đề bài và giải bài toán:
Bài toán: Một cửa hàng đã bán 25 mét vải, trong đó số mét vải hoa bằng
Trang 40Tiểu kết chương 3
Trong chương này, chúng tôi đã trình bày mục tiêu ngữ cảnh, phươngpháp tiến hành, tổ chức thu thập dữ liệu nghiên cứu Chúng tôi cũng đã trìnhbày các công cụ nghiên cứu cũng như những phân tích tiên nghiệm các bàitoán mà chúng tôi sử dụng để nghiên cứu sự phát triển năng lực tư duy phêphán qua giải toán có lời văn của học sinh lớp 4