1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTR nông thôn ở xã nghĩa dõng, thành phố quảng ngãi

87 169 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 5,99 MB

Nội dung

Kết quả nghiên cứu của Trịnh Thị Như 2016 về “Xây dựng mô hình quản lý CTR nông thôn tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội” cho biết Ứng Hòa là một huyệnthuần nông với ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

ĐOÀN BÁ TRƯỜNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NÔNG THÔN Ở XÃ NGHĨA DÕNG,

THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

MÃ SỐ: 60 85 0 101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRẦN ANH TUẤN

Trang 2

Thừa Thiên Huế, 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trongbất kỳ công trình nào khác./

Tác giả luận văn

Đoàn Bá Trường

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học và nghiên cứu đề tài , tôi đã được sự quan tâm, giúp

đỡ của Ban giám hiệu và quý thầy, cô của Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơnsâu sắc tới PGS.TS Trần Anh Tuấn, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ tận tình từnhiều cơ quan, đơn vị Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Tài nguyên vàMôi trường thành phố Quảng Ngãi, Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Dõng, Công ty cổphần Môi trường – Đô thị Quảng Ngãi, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã NghĩaDõng, Hội Nông dân xã Nghĩa Dõng, ban cán sự các thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn 4thuộc xã Nghĩa Dõng Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của những người dân tại địabàn các thôn mà tôi đến phỏng vấn điều tra thu thập số liệu

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn độngviên, tạo điều kiện, giúp đỡ trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu./

Tác giả luận văn

Đoàn Bá Trường

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG i

DANH MỤC CÁC HÌNH ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii

MỞ ĐẦU 1

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 2

3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 5

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5

5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7

6 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 7

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

8 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 13

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 14

1.1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 14

1.1.1 Các khái niệm liên quan 14

1.1.2 Phân loại chất thải rắn 16

1.2 QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM 18

1.2.1 Tổng quan về phát sinh chất thải rắn nông thôn tại Việt Nam 18

1.2.2 Tổng quan về quản lý chất thải rắn nông thôn 21

1.2.3 Các văn bản đã ban hành trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn nông thôn .26 1.3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 27

1.3.1 Vị trí địa lý 27

1.3.2 Khí hậu 27

1.3.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NÔNG THÔN Ở ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 31

2.1 THỰC TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN NÔNG THÔN 31

2.1.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn nông thôn 31

2.1.2 Thành phần chất thải rắn 32

Trang 6

2.1.3 Khối lượng chất thải rắn 32

2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 34

2.2.1 Thực trạng quản lý chất thải răn sinh hoạt 34

2.2.2 Thực trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp 37

2.2.3 Quản lý Nhà nước về chất thải rắn ở địa bàn nghiên cứu 40

2.3 MỨC SẴN SÀNG CHI TRẢ PHÍ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG 41

2.3.1 Thông tin chung của các đối tượng được phỏng vấn 41

2.3.2 Mức sẵn sàng chi trả 43

2.3.3 Lý do sẵn sàng chi trả cho việc tăng phí vệ sinh môi trường 43

2.3.4 Lý do không sẵn sàng chi trả cho việc tăng phí vệ sinh môi trường 44

2.4 ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN MỨC SẴN SÀNG CHI TRẢ PHÍ VSMT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 44

2.4.1 Ước lượng mô hình hồi quy 44

2.4.2 Ảnh hưởng của thu nhập 46

2.4.3 Ảnh hưởng của nhân khẩu 47

2.4.4 Ảnh hưởng của nghề nghiệp 48

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NÔNG THÔN Ở ĐỊA BÀN NGHIỀN CỨU 49

3.1 PHÂN TÍCH SWOT VỀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NÔNG THÔN TẠI XÃ NGHĨA DÕNG 49

3.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 50

3.2.1 Ban hành cơ chế và chính sách quản lý CTR phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương 50

3.2.2 Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường 51

3.2.3 Về tài chính 52

3.2.4 Các mô hình quản lý cụ thể 52

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58

1 Kết luận 58

2 Kiến nghị 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 Kết quả chọn mẫu trong từng lớp 9

Bảng 2 Thể hiện biến nghề nghiệp 12

Bảng 1.1 Lượng CTR phát sinh tại một số làng nghề tái chế 21

Bảng 2.1 Nguồn phát sinh CTR 31

Bảng 2.2 Khối lượng CTR chăn nuôi của xã Nghĩa Dõng 33

Bảng 2.3 Một số đặc điểm cơ bản của mẫu điều tra 41

Bảng 2.4 Mức sẵn sàng chi trả của các hộ gia đình được phỏng vấn 43

Bảng 2.5 Lý do không sẵn sàng chi trả tăng phí VSMT 44

Bảng 2.6 Ma trận tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu 45

Bảng 2.7 Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hướng đến mức sẵn sàng chi trả 45

Bảng 3.1 Phân tích SWOT về hiện trạng quản lý CTR tại xã Nghĩa Dõng 49

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1 Ranh giới hành chính của địa bàn nghiên cứu 6

Hình 2.1 Sơ đồ thu gom và vận chuyển CTRSH tại xã Nghĩa Dõng 36

Hình 2.2 Tỷ lệ các phương thức xử lý CTR phát sinh từ trồng trọt 38

Hình 2.3 Tỷ lệ các phương thức xử lý CTR nông nghiệp nguy hại 40

Hình 2.4 Mối quan hệ giữa mức thu nhập và mức sẵn sàng chi trả 47

Hình 2.5 Mối quan hệ giữa nhân khẩu và mức sẵn sàng chi trả 48

Hình 3.1 Mô hình phân loại CTRSH tại nguồn 53

Hình 3.2 Mô hình thu gom, vận chuyển CTRSH 55

Hình 3.3 Mô hình quản lý bao bì hóa chất BVTV 56

Trang 9

CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt;

ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long;

HTXDVNN : Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp;KT-XH : Kinh tế - xã hội;

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Việt Nam đang gặp những sức ép rất lớn về môi trường nói chung và quản lýchất thải rắn (CTR) nói riêng Trên phạm vi toàn quốc, CTR phát sinh gia tăngkhoảng 10% mỗi năm và còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới cả về khốilượng và mức độ độc hại Do vậy, việc thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy CTR

đã và đang trở thành một bài toán khó đối với các nhà quản lý [12]

Khi nói đến CTR, nhiều người thường nghĩ đó là vấn đề cấp bách của các đôthị hay các thành phố lớn Điều đó đúng nhưng chưa đủ CTR không còn là vấn đềcấp bách của riêng các đô thị và các thành phố lớn mà đã trở thành vấn đề đáng báođộng cả ở các vùng nông thôn Cùng với sự phát triển mạnh mẽ các ngành nghề ởnông thôn, việc thay đổi tập quán sinh sống làm cho các áp lực từ CTR khu vựcnông thôn gia tăng cả về thành phần, tính độc hại và lượng phát sinh CTR Việc lạmdụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, thức ăn chăn nuôi, trong sản xuất nôngnghiệp, CTR từ hoạt động làng nghề và CTR từ sinh hoạt là những nguồn chính gây

ô nhiễm môi trường (ÔNMT) nông thôn

Nghĩa Dõng là xã trực thuộc thành phố Quảng Ngãi, cách trung tâm thànhphố khoảng 2 km về phía Đông Địa bàn này có diện tích tự nhiên 6,08 km2, đượcchia thành 04 thôn với dân số 8.687 người và mật độ dân số là 1430 người/ km2 [3].Cũng như bao vùng nông thôn khác, Nghĩa Dõng đang đối mặt với vấn đề ÔNMT

do CTR nông thôn phát sinh ngày càng tăng, trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng vềthu gom, vận chuyển và xử lý còn nhiều hạn chế Điều này đã làm suy giảm chấtlượng môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và sức khoẻ của người dân

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài "Thực trạng và giải pháp nâng caohiệu quả quản lý CTR nông thôn ở xã Nghĩa Dõng, thành phố Quảng Ngãi" đã đượclựa chọn và thực hiện nhằm đánh giá đúng thực trạng CTR nông thôn trên địa bàn

xã Nghĩa Dõng, từ đó đề xuất những giải pháp khả thi và hợp lý để tăng cường côngtác quản lý CTR, góp phần giảm thiểu ÔNMT do CTR gây ra

Trang 11

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu về CTR nông thôn đã được thựchiện trên khắp thế giới Một số nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như sau:

Nghiên cứu của Abduli và các đồng nghiệp thuộc khoa Môi trường, trườngĐại học Tehran về “quản lý CTR nông thôn” được thực hiện trong năm 2008 Đề tài

đã nghiên cứu hiện trạng quản lý CTR ở 21 làng thuộc tỉnh Bushehr, Iran Quanghiên cứu thực địa cho thấy lượng CTRSH phát sinh trên đầu người là khoảng0,646 kg/ngày Có 322 cửa hàng tại các làng đã được nghiên cứ và tổng lượng chấtthải thương mại phát sinh khoảng 3565 kg/ ngày Thành phần CTR: 42,49% chấtthải hữu cơ dễ phân huỷ, 11,7% chất thải xây dựng, 8,77% giấy và carton, 8,24%nhựa, 6,90% gỗ, 6,08% kim loại, 5,89% thủy tinh, 5,1% cao su và da, 4,83% hàngdệt may Theo nghiên cứu này, trở ngại chính đối với chương trình tái chế là việckhông thực hiện phân loại CTR ở khu vực nông thôn Nghiên cứu đã đưa ra khuyếnnghị đối với chương trình tái chế, trong năm năm đầu tiên tiến hành phân loại CTRhữu cơ dễ phân huỷ và CTR khô (giấy, chất dẻo, kim loại) Các thành phần khácnhư gỗ, cao su, thủy tinh và dệt may có thể được thực hiện phân loại trong chươngtrình năm năm lần thứ hai Từ quan điểm kinh tế, việc đốt chất thải thu hồi nănglượng không phải là một giải pháp thay thế tốt cho việc xử lý chất thải nông thôn ởtỉnh Bushehr Do khối lượng chất thải hữu cơ dễ phân hủy thấp, đất có sẵn với chiphí thấp và dễ tiếp cận với lực lượng lao động ở nông thôn nên công nghệ ủ phâncompost chi phí thấp đã được đề xuất Lượng chất thải phát sinh trong mỗi làng làkhông lớn để quản lý riêng, do đó cần phải xác định quản lý CTR theo khu vực baogồm các làng lân cận [14]

Kapil K Patel, Sejal S Bhagat (2011) đã tiến hành một nghiên cứu về “Phântích SWOT để cải thiện quy hoạch quản lý rủi ro chất lượng môi trường: trường hợp

ở thị trấn Amod, Bharuch” Nghiên cứu này trình bày hiện trạng quản lý CTR ở thịtrấn Amod, quận Bharuch, bang Gujarat, Ấn Độ Kết quả nghiên cứu cho thấylượng CTRSH (CTRSH), nông nghiệp phát sinh trên đầu người ở địa bàn nghiêncứu khoảng 0,5 kg/ngày Nguồn phát sinh CTR chủ yếu từ quét rác đường phố, cắt

Trang 12

cỏ, chất thải nông nghiệp, phân gia súc và chất thải từ nhà vệ sinh CTR bị thải bỏbừa bãi và không được quản lý đã gây ÔNMT nước và đất Dân số ngày càng tăng,dẫn đến lượng CTR cũng gia tăng và nếu CTR không được quản lý, chúng có thểgây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng và môi trường Phân tích SWOT đãđược áp dụng để giúp địa phương có được những chuẩn bị tốt hơn cho việc lập kếhoạch quản lý CTR ở thị trấn Amod [16].

Năm 2015, Chao Zeng, Dongjie Niu, Youcai Zhao cũng đã thực hiện mộtnghiên cứu tổng quan về quản lý CTR nông thôn ở Trung Quốc Nghiên cứu đã tiếnhành khảo sát toàn diện về vấn đề quản lý CTR nông thôn ở Trung Quốc Kết quảđiều tra ở các làng nông thôn khác nhau trên khắp các vùng của Trung Quốc chothấy lượng chất chất CTR phát sinh trên đầu người dao động từ 0,25 đến 2,1 kg/ngày Thành phần CTR chủ yếu là thực phẩm thừa và tro xỉ than (chiếm khoảng70%) Hầu hết, lượng CTR này được thải bỏ bừa bãi và không có biện pháp xử lý.Vấn đề xử lý CTR, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiên, cơ sở hạ tầng về xử lý CTRnghèo nàn được xác định là thách thức lớn nhất đối với quản lý CTR nông thôn hiệnnay ở Trung Quốc Nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp khả thi để cải thiện côngtác quản lý CTR nông thôn như tăng cường các nguồn tài chính, thiết lập mạng lướithu gom và vận chuyển, thúc đẩy phân loại, thu gom và tái chế, cải tiến công nghệ

xử lý [15]

2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về CTR nông thôn Cácnghiên cứu tiêu biểu có thể kể như sau:

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lýCTR tại xã Minh Nghĩa, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa được Trần Thị Hồng,

và Đậu Thị Thương thực hiện vào năm 2016 Kết quả điều tra và khảo sát cho thấy,CTR trong xã có nguồn gốc từ sinh hoạt, nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn Người dân có

ý thức phân loại, tận dụng các chất hữu cơ dễ phân hủy và chất thải có thể tái chế;tuy nhiên, việc tận dụng CTR nông nghiệp chưa được quan tâm CTRSH bình quântrên toàn xã thải ra khoảng 2.105 kg/ngày, được thu gom tại 3 điểm, và dược vậnchuyển tới bãi rác Hồ Mơ với tần suất 2 lần/tuần/1 khu vực thu gom Dựa trên các

Trang 13

số liệu thu thập và kết quả khảo sát thực địa, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp

về hoạt động phân loại, thu gom, xử lý CTR tại xã và giải pháp nâng cao hiệu quả

xử lý tại bãi rác Hồ Mơ [11]

Kết quả nghiên cứu của Trịnh Thị Như (2016) về “Xây dựng mô hình quản

lý CTR nông thôn tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội” cho biết Ứng Hòa là một huyệnthuần nông với ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu kinh tếngành của huyện, bên cạnh đó hoạt động sản xuất làng nghề trên địa bàn huyệntrong những năm trở lại đây cũng có quy mô phát triển mở rộng Với tổng khốilượng CTR phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, làng nghề và CTRSH phátsinh tại huyện Ứng Hòa đạt khoảng 431.188 tấn/năm đã và đang trở thành vấn đềthách thức đối với công tác quản lý nông thôn tại huyện Ứng Hòa khi mà tại địaphương chưa có mô hình quản lý CTR nông thôn phù hợp Bên cạnh đó, Phòng Tàinguyên và môi trường huyện Ứng Hòa mặc dù là cơ quan chuyên môn nhà nước cóchức năng quản lý môi trường nói chung trên địa bàn huyện nhưng hầu như chưatrực tiếp tham gia vào các hoạt động quản lý CTR nông thôn trên địa bàn huyệnỨng Hòa Chính vì vậy công tác quản lý CTR nông thôn tại huyện Ứng Hòa cònnhiều hạn chế và chưa đạt được những kết quả tích cực Trước hiện trạng công tácquản lý CTR nông thôn tại địa phương, đề tài đã nghiên cứu xây dựng khung môhình quản lý tổng hợp CTR nông thôn tại huyện Ứng Hóa với mục tiêu lồng ghépvai trò, trách nhiệm của Phòng Tài nguyên và Môi trường trong khung mô hìnhquản lý CTR nông thôn, đồng thời dựa trên sự kết hợp quản lý của các các cơ quannhà nước và quản lý tư nhân cùng với sự tham gia của cộng đồng địa phương Đềtài đồng thời đã đưa ra một số giải pháp để thực hiện khung mô hình quản lý CTRnông thôn trên địa bàn huyện Ứng Hòa [12]

Nguyễn Văn Song cùng các cộng sự (2011) đã tiến hành xác định mức sẵnlòng chi trả của các hộ nông dân về dịch vụ thu gom, quản lý và xử lý CTRSH ở địabàn huyện Gia Lâm – Hà Nội Kết quả nghiên cứu cho biết mức sẵn sàng chi trả củangười dân không đồng đều phụ thuộc vào giới tính, trình độ học vấn, thu nhập, nghềnghiệp, tuổi và số khẩu/hộ Bằng phương pháp bình quân gia quyền, nhóm tác giả

đã xác định được mức sẵn lòng chi trả bình quân của hộ nông dân là 6.000

Trang 14

đồng/người/tháng Mức sẵn lòng chi trả một năm trên địa bàn nghiên cứu vàokhoảng 4 tỷ đồng/năm Số tiền này nếu được sử dụng đúng mục đích sẽ giúp cảithiện chất lượng dịch vụ thu gom, quản lý, xử lý CTRSH và cải thiện môi trườngsống của người dân [9].

3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Đánh giá được thực trạng quản lý CTR tại địa bàn nghiên cứu

- Ước tính được mức sẵn sàng chi trả của người dân về phí VSMT

- Đề xuất được các giải pháp quản lý CTR hiệu quả và phù hợp với thực tếcủa địa phương

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Về không gian

Địa bàn nghiên cứu của luận văn là xã Nghĩa Dõng, thành phố Quảng Ngãi(xem ranh giới hành chính của địa bàn nghiên cứu ở hình 1) Xã được chia thành 04thôn với tổng dân số 8.687 người và mật độ dân số là 1.430 người/ km2 [3]

Trang 15

Hình 1 Ranh giới hành chính của địa bàn nghiên cứu 4.2 Về thời gian

Các dữ liệu về thực trạng phát sinh và công tác quản lý CTR ở xã NghĩaDõng được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 05năm 2018 Nguồn số liệu đưa vào phân tích nằm trong khoảng thời gian từ năm

2014 đến năm 2016

Trang 16

5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Tiến hành làm rõ hiện trạng phát sinh CTRSH hộ gia đình và chất thảinông nghiệp như rơm rạ, chất thải chăn nuôi và bao bì thuốc bảo vệ thực vật ở xãNghĩa Dõng

- Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn nông thôn; qua đó xác định nhữngtồn tại và thách thức của công tác quản lý này ở địa bàn nghiên cứu

- Tính toán mức sẵn sàng chi trả phí VSMT và xác định các nhân tố ảnhhưởng đến mức sẵn sàng chi trả phí VSMT của người dân ở địa bàn nghiên cứu

- Xác lập cơ sở khoa học; từ đó đề xuất các giải pháp khả thi và hợp lý giúpnâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn ở địa bàn nghiên cứu

6 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- CTR nông thôn trên địa bàn xã Nghĩa Dõng, thành phố Quảng Ngãi

- Các hộ dân sống trên địa bàn xã Nghĩa Dõng, thành phố Quảng Ngãi

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợpcác nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu có liên quan một cách chọn lọc; từ đó đánh giáchúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu Đó là các tài liệu về điều kiện tự nhiên,tình hình kinh tế - xã hội (KT–XH) của xã Nghĩa Dõng; các số liệu từ niên giámthống kê thành phố Quảng Ngãi; các kết quả nghiên cứu, các báo cáo có liên quanđến lĩnh vực quản lý CTR nông thôn ở trong nước và quốc tế

7.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Điều tra, khảo sát thực địa về công tác quản lý CTR nông thôn trên địa bànnghiên cứu, nhằm thu thập ý kiến nhiều đối tượng khác nhau về những vấn đề liênquan đến công tác quản lý CTR nông thôn tai khu vực nghiên cứu, bao gồm: nguồnphát sinh CTRSH và nông nghiệp; công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lýCTRSH và nông nghiệp của hộ gia đình và địa phương; các thông tin liên quan đếnmức sẵn sàng chi trả phí VSMT của người dân; những khó khăn, hạn chế đối vớicông tác quản lý CTR nông thôn…

Trang 17

7.2.1 Phương pháp phỏng vấn cấu trúc

Phương pháp phỏng vấn cấu trúc được dùng để thu thập thông tin định lượng

về nguồn phát sinh CTRSH và nông nghiệp; công tác phân loại, thu gom, vậnchuyển, xử lý CTRSH và nông nghiệp; mức sẵn sàng chi trả phí VSMT và cácnguyên do sẵn sàng và không sẵn sàng chi trả của họ của người dân

- Để xác định cỡ mẫu nghiên cứu, đề tài áp dụng công thức Slovin (1960) vớimức tin cậy mặc định của công thức này là 95%:

 2

1

N n

Trang 18

Ni: Số hộ của thôn.

Kết quả chọn mẫu được thể hiện ở bảng 1 như sau:

Bảng 1 Kết quả chọn mẫu trong từng lớp

Thôn Số hộ của thôn (N i ) Dung lượng mẫu

7.2.3 Phương pháp xác định khối lượng chất thải rắn sinh hoạt

Để xác định khối lượng CTRSH phát sinh tại các hộ gia đình một cách kháchquan, đảm bảo độ tin cậy và tính đại diện, đề tài thu thập thông tin về số hộ tại địabàn nghiên cứu dựa trên tiêu chí ngành nghề của các hộ gia đình, từ đó lựa chọn 30

hộ (lượng cỡ mẫu tối thiểu cần thiết cho 1 nghiên cứu) sao cho đại diện được vùngphân bố và mật độ dân cư

Bước tiếp theo, các hộ gia đình được cung cấp các bao đựng CTRSH để chotoàn bộ CTR phát sinh vào trong các bao đựng chất thải đã được cung cấp CTRSHcủa các hộ sẽ được thu gom, phân loại và xác định khối lượng phát thải hằng ngày.Công việc này được thực hiện liên tục trong 7 ngày

7.3 Phương pháp bình quân gia quyền

Phương pháp này được sử dụng để xác định mức sẵn sàng chi trả bình quân

Trang 19

của 96 hộ được phỏng vấn và được tính theo công thức sau:

k k

k

k k

n

n WTP

- nk: Số hộ gia đình tương ứng với WTPk

7.4 Phương pháp ước tính mức sẵn sàng chi trả

Mức sẵn sàng chi trả được ước tính bằng phương pháp sử dụng hàm hồi quynhư sau:

7.4.1 Lựa chọn các biến và các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn sàng chi trả

Để phân tích mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố chính tới mức sẵn sàngchi trả của người dân thực hiện dịch vụ thu gom, quản lý, xử lý CTRSH, hàm hồiquy được sử dụng để đánh giá Nghiên cứu này chọn một số biến: nghề nghiệp (D),thu nhập (Inc), nhân khẩu (N) Trong đó mức sẵn sàng chi trả là biến phụ thuộc, còncác biến ảnh hưởng đến mức sẵn sàng chi trả là biến độc lập

+ D: Nghề nghiệp của người được phỏng vấn

7.4.3 Xây dựng mô hình hồi quy

Từ hàm số (3) với giả định rằng, mô hình hồi quy của mức sẵn sàng chi trả

Trang 20

theo các biến nghề nghiệp (D), thu nhập (Inc) và nhân khẩu (N) Mô hình tuyến tính

có dạng:

i ji j j

3 1

- xji: Giá trị xj của quan sát thứ i

- ui: Sai số ngẫu nhiên; tuân theo phân phối chuẩn và độc lập, với giá trịtrung bình bằng không

Cụ thể mô hình được viết như sau:

WTPi = β0 + β1Ni + β2Inci + β3D1i + β4D2i + β5D3i + ui (5)

Trong đó:

- Inc: Biến thu nhập (đơn vị: ngàn đồng/tháng)

- N: Số lượng nhân khẩu của hộ (đơn vị: người)

- D1, D2, D3 là các biến nghề nghiệp của người được phỏng vấn tương ứng lầnlượt với nông nghiệp, kinh doanh và công nhân - viên chức Nhà nước, được thểhiện theo bảng 2:

Bảng 2 Thể hiện biến nghề nghiệp

Biến

Trang 21

đồ, đồ thị và được phân tích chi tiết trong kết quả nghiên cứu của luận văn.

Các thông tin định tính thu thập được từ phương pháp phỏng vấn bán cấutrúc, phương pháp thu thập số liệu thứ cấp được xử lý dưới dạng trích lời dẫn, tríchnguyên đoạn văn, … để phân tích, lý giải trong các nội dung của luận văn

7.6 Phương pháp phân tích SWOT

Phân tích SWOT là một công cụ hữu hiệu được sử dụng nhằm làm rõ Điểmmạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Thách thức(Threats) của công tác quản lý CTR ở địa bàn nghiên cứu Thông qua phân tíchSWOT, mục tiêu cũng như các yếu tố trong và ngoài địa bàn nghiên cứu có ảnhhưởng tích cực hoặc tiêu cực tới công tác quản lý CTR sẽ được xác định

Trong quá trình đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTR chođịa bàn nghiên cứu, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản nhất, cóhiệu quả cao giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn tổng thể không chỉ về công tácquản lý CTR mà còn nắm bắt được những yếu tố quyết định đến sự thành công củacông tác quản lý CTR ở xã Nghĩa Dõng

8 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

8.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc quản lý CTR ở địa bànnghiên cứu nói riêng và góp phần vào xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý CTR trên địabàn thành phố Quảng Ngãi nói chung

Trang 22

8.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho chính quyền địa phương và người dân

có cách nhìn toàn diện và khách quan về thực trạng quản lý CTR tại địa phương;qua đó giúp cho địa phương có kế hoạch quản lý CTR tốt hơn, góp phần giảm thiểuÔNMT do CTR gây ra

Trang 23

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1.2 Quản lý chất thải rắn

- Theo Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) năm 2014 thì Quản lý chất thải làquá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sửdụng, tái chế và xử lý chất thải

- Theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chínhphủ về quản lý chất thải và phế liệu, khái niệm về phân định, phân loại, vận chuyển,tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý chất thải bao gồm:

+ Phân định chất thải là quá trình phân biệt một vật chất là chất thải haykhông phải là chất thải, chất thải nguy hại hay chất thải thông thường và xác địnhchất thải đó thuộc một loại hoặc một nhóm chất thải nhất định với mục đích để phânloại và quản lý trên thực tế

+ Phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định)trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản

lý khác nhau

+ Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đếnnơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời, trungchuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển

+ Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại chất thải một cách trực tiếp hoặcsau khi sơ chế mà không làm thay đổi tính chất của chất thải

+ Sơ chế chất thải là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật cơ - lý đơn thuần

Trang 24

nhằm thay đổi tính chất vật lý như kích thước, độ ẩm, nhiệt độ để tạo điều kiệnthuận lợi cho việc phân loại, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý,

xử lý nhằm phối trộn hoặc tách riêng các thành phần của chất thải cho phù hợp vớicác quy trình quản lý khác nhau

+ Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật đểthu lại các thành phần có giá trị từ chất thải

+ Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật(khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấpchất thải và các yếu tố có hại trong chất thải

- BCL CTR là một diện tích hoặc một khu đất được quy hoạch lựa chọn, thiết

kế, xây dựng để thải bỏ CTR [7]

1.1.1.3 Mức sẵn sàng chi trả (Willingness to pay - WTP)

Theo Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP), mức sẵn sàng chitrả được mô tả như là một khoản tiền mà một cá nhân sẵn sàng chi trả để có đượchàng hóa hay dịch vụ nào đó [10]

Trong nghiên cứu này, mức sẵn sàng chi trả có thể hiểu là số tiền tối đa màmột cá nhân sẵn sàng chi trả để được hưởng lợi ích từ một sự thay đổi nào đó

1.1.1.4 Phí vệ sinh môi trường

- Theo Luật Phí và lệ phí năm 2015 thì phí là một khoản tiền mà tổ chức, cánhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quannhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩmquyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hànhkèm theo Luật này

- Điều 24, Luật Phí và lệ phí năm 2015 quy định các khoản phí trong Danhmục phí và lệ phí chuyển sang thực hiện theo cơ chế giá do Nhà nước định giá PhíBVMT đối với CTR và phí vệ sinh được chuyển sang thực hiện theo cơ chế giá doNhà nước định giá và có tên gọi là dịch vụ xử lý CTRSH và dịch vụ thu gom, vậnchuyển rác thải sinh hoạt

Trong nghiên cứu này, phí vệ sinh môi trường có thể hiểu là khoản tiền mà tổchức, cá nhân được cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH phải

Trang 25

trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước,đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giaocung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH theo quy trình kỹ thuật của cơquan có thẩm quyền quy định.

Mỗi tỉnh, thành phố có những quy định khác nhau về phí vệ sinh môi trường.Hiện nay, tỉnh Quảng Ngãi thực hiện theo Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày

30 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành mức thu phí

vệ sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

1.1.1.5 Khái niệm về nông thôn

- Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chínhphủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thì nông thôn

là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, đượcquản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã

- Nông thôn là một hệ thống xã hội, một cộng đồng xã hội có những đặc trưngriêng biệt như một xã hội nhỏ, trong đó có đầy đủ các yếu tố, các vấn đề xã hội và cácthiết chế xã hội Nông thôn được xem xét như một cơ cấu xã hội, trong đó có hàngloạt các yếu tố, các lĩnh vực nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau [17]

1.1.2 Phân loại chất thải rắn

1.1.2.1 Theo nguồn gốc phát sinh

- CTRSH là những chất thải liên quan đến hoạt động của con người, nguồntạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụthương mại CTRSH có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói

vỡ, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương, lông độngvật, tre, gỗ, vải, da, giấy, rơm rạ, xác động vật, vỏ củ quả, xỉ than, tro, các thiết bị

đồ điện hỏng, pin, ắc quy hỏng…

- CTR công nghiệp là CTR phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp; thành phần CTR công nghiệp rất đa dạng và mang tính đặctrưng của ngành nghề sản xuất

- CTR xây dựng: phát sinh trong hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ởgồm các phế thải như đất, đá (do các họa động đào móng trong xây dựng), gạch

Trang 26

ngói, bê tông vỡ do các hoạt động phá vỡ, dỡ bỏ công trình xây dựng, các vật liệukim loại, bao bì, vật liệu dẻo…

- CTR nông nghiệp là các loại chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nôngnghiệp như: trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành, làm cỏ…), thu hoạch nông sản (rơm,

rạ, trấu, lõi ngô, thân ngô, thân cây…), các phế phẩm nông nghiệp như rơm, dạ, chấu,bao bì phân bón, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, chai lọ đựng thuốc trừ sâu, các chấtthải từ chăn nuôi như thức ăn dư thừa, chất lót chuồng trại, xác động vật chết, phângia súc, gia cầm, chất thải từ giết mổ động vật, chế biến sữa, chế biến thực phẩm…

- CTR làng nghề: phát sinh từ các làng nghề thủ công CTR làng nghề gồmnhiều loại, phụ thuộc vào nguồn phát sinh mang đặc tính của loại hình sản xuất Một

số nhóm ngành nghề chính như làng nghề chế biến lượng thực thực phẩm phát sinhCTR chủ yếu là các loại nông sản bị loại bỏ trong quá trình chế biến, phế phụ phẩm

bị ôi thiu, các loại vỏ, bã, xơ nông sản; nhóm làng nghề tái chế phế liệu phát sinh cácloại CTR như nilong, cao su, thủy tinh, nhựa không có khả năng tái chế; nhóm làngnghề thủ công mỹ nghệ phát sinh CTR như gỗ vụn, gỗ mảnh, mùn cưa, dăm bào, vỏchai, giấy thải; nhóm làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ và thuộc da: CTR chủ yếu là xỉthan, hóa chất nhuộm, vải vụn, xơ vải… và một số nhóm làng nghề khác

- CTR y tế: phát sinh từ các hoạt động khám chữa bệnh tại các bệnh viện,trung tâm y tế, trạm xá, phòng khám chữa bệnh tư nhân hoặc khám chữa bệnh tạinhà CTR y tế bao gồm các loại bông, băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điềutrị, phẫu thuật; các loại kim tiêm, ống tiêm, ống truyền dịch, lọ truyền dịch; môbệnh phẩm và cơ quan người từ các phòng mổ và tiểu phẫu, các bệnh phẩm nuôicấy, mô hoặc xác động vật từ phòng thử nghiệm thải ra, các chất thải nhiễm trùng từphòng cách ly; các loại chất thải phóng xạ từ các thiết bị y tế; các CTR thôngthường từ các cơ quan hành chính của bệnh viện như chất hữu cơ, giấy, gỗ, kimloại, sành sứ gạch vỡ, thủy tinh, nhựa, nilong và các thành phần khác [12]

1.1.2.2 Phân loại theo mức độ nguy hại

- CTR nguy hại: bao gồm các hoá chất dễ gây phản ứng, các chất độc hại,chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, dễ gây nổ, các chất thải nhiễmkhuẩn, lây lan, chất thải phóng xạ có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người,

Trang 27

động vật và cây cỏ Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạtđộng y tế, công nghiệp và nông nghiệp.

- CTR không nguy hại: là những chất thải không chứa các chất và các hợpchất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp [12]

1.1.2.3 Theo tính chất

- CTR vô cơ là những chất thải không có khả năng phân hủy trong điều kiện

tự nhiên hoặc có thể phân hủy nhưng trong thời gian rất dài: bao gồm các loại CTR

có thành phần là gỗ, thủy tinh, nhựa, kim loại, nilong, gạch, đá, bê tông, gốm sứ…

- CTR hữu cơ là các chất thải có chứa các hợp chất hữu cơ, có khả năng hoặc

dễ dàng phân hủy sinh học bao gồm các chất thải từ có nguồn gốc từ thực vật; thựcphẩm, thực phẩm dư thừa, phế thải nông nghiệp (rơm, rạ), xác động thực vật chết, lácây rụng, thân cây, cành cây mục nát, thực phẩm hỏng hoặc thừa (rau, quả, thịt, cá,trứng, phế thải sinh hoạt (đồ dùng từ vải, bông, sợi bông, carton), phế thải của làngnghề chế biến tinh bột…[12]

1.2 QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM

1.2.1 Tổng quan về phát sinh chất thải rắn nông thôn tại Việt Nam

CTR nông thôn là những loại CTR phát sinh từ các khu vực nông thôn, chủyếu gồm 3 nhóm chính là: CTRSH, CTR nông nghiệp và CTR làng nghề

1.2.1.1 Tổng quan về phát sinh chất thải rắn sinh hoạt nông thôn

Dân số ngày càng gia tăng, điều kiện KT-XH ngày càng phát triển, nhu cầutiêu dùng của người dân tại các vùng nông thôn nói chung và khu dân cư nói riêngngày càng phong phú và đa dạng Đây cũng là nguyên nhân chính làm gia tăngthành phần và tải lượng CTRSH tại các vùng nông thôn trên cả nước

CTRSH nông thôn phát sinh từ các nguồn chủ yếu như: hộ gia đình, chợ, nhàkho, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính… CTRSH khu vực nông thôn có tỷ

lệ chất hữu cơ khá cao, chủ yếu là từ thực phẩm thải, chất thải vườn và phần lớn đều

là chất hữu cơ dễ phân hủy [12]

Theo ước tính, với mức phát sinh trung bình khoảng 0,3 kg/người/ngày thìlượng CTRSH phát sinh tại các khu vực nông thôn trên cả nước năm 2013 là 18.200tấn/ngày, tương đương với 6,6 triệu tấn/năm, trong đó, Đồng bằng sông Hồng và

Trang 28

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có khối lượng CTRSH nông thôn phát sinh lớnnhất [2].

1.2.1.2 Tổng quan về phát sinh chất thải rắn nông nghiệp nông thôn

CTR nông nghiệp bao gồm CTR nông nghiệp thông thường và CTR nôngnghiệp nguy hại CTR nông nghiệp thông thường bao gồm các loại CTR phát sinh

từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành, làmcỏ, ), thu hoạch nông sản (rơm, rạ, trấu, cám, lõi ngô, thân ngô…), các CTR từchăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sữa, chế biến thuỷ sản CTR nông nghiệpnguy hại chủ yếu phát sinh từ các hoạt động nông nghiệp (bao bì hoá chất BVTV,thuốc kích thích, tăng trưởng…), hoạt động chăm sóc thú y (chai lọ đựng thuốc thú

y, dụng cụ tiêm, mổ) CTR nông nghiệp gồm nhiều chủng loại khác nhau, phần lớn

là các thành phần có thể phân hủy sinh học như phân gia súc, gia cầm, rơm rạ, trấu,CTR từ chăn nuôi Ngoài ra, một phần CTR nông nghiệp là các chất thải khó phânhủy và độc hại như bao bì hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) Tình trạng sử dụnghóa chất trong nông nghiệp như phân bón hóa học, hóa chất BVTV đang diễn ratràn lan, thiếu kiểm soát Do đó, các CTR bao bì đựng phân bón, hóa chất BVTVtăng lên đáng kể và không thể kiểm soát Theo thống kê của Viện Môi trường Nôngnghiệp Việt Nam, mỗi năm tại các khu vực nông thôn nước ta phát sinh khoảng14.000 tấn bao bì hóa chất BVTV, phân bón hóa học

CTR từ trồng trọt: Vào những ngày thu hoạch, lượng rơm rạ và các phụphẩm nông nghiệp khác phát sinh nhiều và chiếm thành phần chủ yếu trong CTRnông nghiệp Tại các vùng đồng bằng, diện tích canh tác lớn, do vậy lượng CTRnông nghiệp từ trồng trọt là rất lớn, thành phần CTR cũng rất khác so với nhữngvùng trung du, miền núi Với khoảng 7.5 triệu hecta đất trồng lúa ở nước ta, hàngnăm lượng rơm rạ thải ra lên tới 76 triệu tấn Tuy nhiên, hiện nay lượng rơm rạ thảinày không được tính toán trong thống kê lượng CTR phát sinh của các địa phươngcũng như toàn quốc

CTR chăn nuôi: Hiện tại, tại các vùng nông thôn Việt Nam có khoảng 8,5triệu hộ chăn nuôi với gần 6 triệu bò; gần 3 triệu trâu; 27 triệu lợn; 300 triệu giacầm Riêng về nuôi lợn, từ 1 - 5 con chiếm 50% số hộ, nuôi 6 - 10 con chiếm 20%,

Trang 29

từ 11 con trở lên chiếm 30%, tương đương với việc tạo ra khoảng 74 triệu tấn CTRchăn nuôi mỗi năm [1].

1.2.1.3 Tổng quan về phát sinh chất thải rắn làng nghề nông thôn

CTR làng nghề chiếm một phần đáng kể trong nguồn phát sinh CTR nôngthôn Sự phát triển mạnh mẽ của các làng nghề đã và đang mang lại những lợi ích tolớn về KT-XH cho các địa phương trên cả nước Tuy nhiên, sự phát triển đó cũngtạo sức ép đối với môi trường khi thải ra lượng CTR lớn Tính đến năm 2011, cảnước có khoảng 1.324 làng nghề được công nhận làng nghề và 3.221 làng có nghề.Hoạt động sản xuất nghề nông thôn đã tạo ra việc làm cho hơn 11 triệu lao động,thu hút khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn; đặc biệt có những địa phương

đã thu hút được hơn 60% lao động của cả làng, đã và đang có nhiều đóng góp cho

ổn định đời sống nông dân, góp phần phát triển kinh tế nông thôn Làng nghề phân

bố không đồng đều giữa các vùng, miền (miền Bắc khoảng 60%, miền Trung 30%,miền Nam 10%) Trong đó các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp,thiết bị cũ và công nghệ lạc hậu chiếm phần lớn (trên 70%) Vì vậy, đã và đang nảysinh nhiều vấn đề môi trường tại các làng nghề CTR làng nghề gồm nhiều chủngloại khác nhau, phụ thuộc vào nhiều nguồn phát sinh và mang đặc tính của loại hìnhsản xuất Một số nhóm ngành nghề chính như làng nghề chế biến lượng thực thựcphẩm phát sinh CTR chủ yếu là các loại nông sản bị loại bỏ trong quá trình chếbiến, phế phụ phẩm bị ôi thiu, các loại vỏ, bã, xơ nông sản; nhóm làng nghề tái chếphế liệu phát sinh các loại CTR như nilong, cao su, thủy tinh, nhựa không có khảnăng tái chế; nhóm làng nghề thủ công mỹ nghệ phát sinh CTR như gỗ vụn, gỗmảnh, mùn cưa, dăm bào, vỏ trai, giấy giáp thải; nhóm làng nghề dệt nhuộm, ươm

tơ và thuộc da phát sinh CTR chủ yếu là xỉ than, hóa chất nhuộm, vải vụn, xơ vải…

và một số nhóm làng nghề khác Trung bình mỗi ngày, hoạt động sản xuất tại cáclàng nghề thải ra từ 300 đến 500 tấn bã, hàng trăm tấn CTR chứa các chất tẩy rửahóa học…[1] Khối lượng và thành phần CTR phát sinh của một số làng nghề táichế được thể hiện tại bảng 1.1

Trang 30

Bảng 1.1 Lượng CTR phát sinh tại một số làng nghề tái chế

TT Làng nghề Chất thải rắn Lượng thải/đơn vị phế liệu

1 Làng nghề tái chế chì Vỏ ắc quy hỏng, rỉ sắt, sắt

vụn, đất, bùn

4,0-4,5 kg phế thải/bình ắcquy

2 Làng nghề tái chế

nhựa

Nhựa phế thải, nhãn mác,băng ghim, các tạp chất 8,0-11,2 kg/tấn phế liệu nhựa

mạ, mạ kim loại 11,5-13,2 kg/tấn phế liệu sắt

(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2014)

1.2.2 Tổng quan về quản lý chất thải rắn nông thôn

1.2.2.1 Tổng quan về quản lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn

a Phân loại chất thải rắn sinh hoạt nông thôn

Việc phân loại CTRSH đang gặp nhiều khó khăn ở cả các khu vực đô thị vànông thôn Hiện nay việc phân loại CTRSH nông thôn được thực hiện ngay tại các

hộ gia đình bằng việc thu gom riêng một số loại CTR như giấy, bìa carton, kim loại,nhựa, thức ăn thừa…, các loại CTR khác không có khả năng sử dụng hầu hết khôngđược phân loại và bỏ chung với nhau, bao gồm cả loại CTR có khả năng phân hủy

và CTR khó phân hủy Một số địa phương đã thực hiện mô hình phân loại CTRSHtại nguồn và đã đạt được những kết quả bước đầu; tuy nhiên, trên phạm vi cả nướcviệc phân loại CTRSH nông thôn hiện nay còn gặp nhiều khó khăn và chưa đạtđược hiệu quả cao

b Thu gom chất thải rắn sinh hoạt nông thôn

Tại khu vực trung du, miền núi với diện tích tự nhiên lớn, mật độ dân cư ởmức thấp, CTRSH phát sinh không quá nhiều và chưa phải là vấn đề đáng lo ngại

và quan tâm nên hầu như tại các địa phương này chưa có dịch vụ thu gom, xử lý tậptrung đối với CTRSH Đối với các thành phần hữu cơ chủ yếu được người dân địaphương tận dụng cho việc chăn nuôi, phần còn lại chủ yếu được người dân tự xử lýbằng phương pháp đốt, chôn lấp ngay trong vườn nhà hoặc đổ tại các bãi đất trốnghay các khu vực công cộng

Trang 31

Tại các vùng ven đô thị, vùng đồng bằng tập trung nhiều dân cư thì việc thugom, xử lý CTRSH đang đặt ra nhiều thách thức lớn Hiện tại, CTRSH tại các khuvực này đã được các tổ, đội vệ sinh môi trường thu gom và vận chuyển về các bãichôn lấp (BCL) Hình thức BCL lộ thiên, hầu hết không có hệ thống xử lý nước rỉrác hoặc có nhưng hoạt động không hiệu quả gây ÔNMT xung quanh.

Thực hiện tiêu chí 17 của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nôngthôn mới, tại một số địa phương đã đẩy mạnh việc thành lập đơn vị thu gom CTRtập trung Việc thu gom, xử lý cũng mới bước đầu được áp dụng đối với CTRSH.Đến nay đã có khoảng 40-50% xã trong toàn quốc thành lập tổ, đội thu gomCTRSH, tăng 10% so với trước thời điểm thực hiện xây dựng nông thôn mới Tuynhiên, tỷ lệ thu gom CTRSH nông thôn ở mức này được đánh giá là còn thấp và có

sự phân biệt theo vùng miền Tại các vùng ven đô thị, tỷ lệ này đạt khoảng 80%,nhưng ở một số vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ thu gom chỉ đạt dưới 10% Các tổ, đội thugom CTRSH hoạt động với mô hình tự quản và kinh phí hoạt động do người dân tựđóng góp Tuy nhiên, nhiều nơi vẫn còn hiện tượng CTRSH đổ bừa bãi, gâyÔNMT, cảnh quan, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân Công tác thugom, vận chuyển CTRSH nông thôn mặc dù đã có chuyển biến xong chưa đồng bộgiữa các vùng miền và còn nhiều bất cập Các công cụ hỗ trợ thu gom, vận chuyểncòn thô sơ và chưa được quan tâm đầu tư, nhiều nơi các thiết bị rất thiếu hoặc đã hưhỏng, xuống cấp và chưa được đầu tư cải tiến phù hợp Chưa vùng nào hình thànhcác quy định về định mức để có thể giao kế hoạch sản xuất và dịch vụ công ích như

ở đô thị Trong khi đó, nhu cầu về quản lý CTR nông thôn ngày càng bức xúc [2]

c Xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn

Hai hình thức phổ biến xử lý CTRSH tại nông thôn hiện nay là đốt và chônlấp Tuy nhiên, cả hai phương pháp trên đều đang bộc lộ những hạn chế nhất định vàchưa giải quyết được triệt để vấn đề nan giải trong công tác xử lý CTRSH nông thôn

Việc chôn lấp CTRSH tại nhiều nơi chưa có quy hoạch xây dựng các BCLtập trung, BCL công cộng và chưa có quy định chỗ tập trung CTRSH Vì vậy, cácBCL ở nông thôn hình thành tự phát, lộ thiên, không được quản lý và thiết kế xử lýÔNMT đúng kỹ thuật, gây ra nhiều vấn đề về môi trường Ngay cả với các BCL tập

Trang 32

trung thì ở nhiều vùng nông thôn cũng trong tình trạng quá tải và không đáp ứngđược nhu cầu xử lý CTRSH tại các địa phương đó.

Đốt cũng là một phương pháp xử lý CTRSH tại nhiều vùng nông thôn, một

số mô hình lò đốt đã được áp dụng thí điểm ở nhiều địa phương trong toàn quốc,bước đầu các công nghệ đốt đã cho thấy có thể giúp giảm khối lượng CTRSH phátsinh, hạn chế gây ÔNMT và mất mỹ quan khu vực Tuy nhiên do CTRSH nôngthôn có thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ, chứa hàm lượng nước lớn và lẫntrong đó các thành phần khó phân hủy như nilong, thủy tinh…nên việc đốt tiêu haonhiều nhiên liệu và không xử lý được triệt để các thành phần CTRSH Việc vậnhành không đúng yêu cầu kỹ thuật như không đảm bảo đảo nhiệt độ đốt của lò, khốilượng CTRSH cần đốt lớn hơn công suất thiết kế của lò đốt…cũng có thể làm phátsinh các loại khí độc hại trong quá trình đốt như Dioxin và Fura Mặt khác, chi phíđầu tư và tuổi thọ thực tế của các lò đốt nhập khẩu cũng là vấn đề cần được xemxét, kiểm định trước khi đưa vào sử dụng trong điều kiện thực tế của Việt Nam [2]

1.2.2.2 Tổng quan về quản lý chất thải rắn nông nghiệp nông thôn

a Quản lý chất thải rắn phát sinh từ hoạt động trồng trọt:

Việc thu gom, xử lý CTR bao bì hóa chất BVTV từ hoạt động trồng trọt hiện naycòn hạn chế Tại một số địa phương, việc thu gom các loại bao bì được áp dụng nhưng ởquy mô nhỏ, bao bì hóa chất BVTV được lưu trong các thùng chứa hoặc bể xi măng cốđịnh Tại nhiều địa phương chưa có hướng xử lý các loại bao bì hóa chất BVTV sau thugom Thực tế, các loại bao bì hóa chất BVTV thường bị vứt bừa bãi tại ruộng, góc vườnhay nguy hiểm hơn là bị vứt bỏ ngay đầu nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu

Rơm rạ và phụ phẩm sau thu hoạch là nguồn nguyên liệu dồi dào để làmphân bón, thức ăn gia súc, chất đốt sinh hoạt…phần còn lại thường được xử lý bằngphương pháp đốt ngay trên những cánh đồng để lấy tro bón ruộng, tuy nhiên cách

xử lý này vừa gây lãng phí, vừa gây ÔNMT Đốt rơm rạ đang là hiện tượng phổbiến ở nhiều vùng nông thôn khu vực phía Bắc như Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định,Thái Bình… Quá trình đốt diễn ra ngoài trời, mang tính tự phát, làm phát tán vàokhông khí các loại bụi, khí CO, CO2, NOx, SO2 và một số khí độc hại Khi rơm rạcháy không hết có thể sinh ra khí anđehit và bụi mịn Đặc biệt vào những đợt nắng

Trang 33

nóng, không khí được luân chuyển, khói rơm rạ tích tụ ở lớp không khí sát mặt đấtlẫn với khí thải từ các nguồn khác làm bầu không khí toàn vùng bị phủ khói mù.Ngoài ra, phần rơm rạ không bị đốt thường bị xả bừa bãi trên đường giao thông, đổlấp xuống các kênh, mương, ao, hồ xung quanh Tại nhiều địa phương, nhất là cáckhu vực phía Nam, công nghệ tái chế đang được áp dụng như thu mua rơm rạ làmnguyên liệu trồng nấm hoặc chăn nuôi trâu, bò; thu mua vỏ trấu để làm nguyên liệuđốt lò hơi [2].

b Quản lý chất thải rắn phát sinh từ hoạt động chăn nuôi

Đối với CTR từ chăn nuôi, việc quản lý CTR còn gặp nhiều khó khăn Babiện pháp chủ yếu được người nông dân thường áp dụng là: xử lý bằng công nghệkhí sinh học (biogas), ủ làm phân bón cho cây trồng, hay thải trực tiếp ra kênh,mương, ao, hồ

Ngoài ra, một số phương pháp xử lý khác cũng đang bước đầu được áp dụngnhư dùng đệm lót sinh học, xử lý chất thải bằng sinh vật thủy sinh (cây muỗi nước,bèo lục bình), xử lý bằng hồ sinh học

Việc xử lý CTR chăn nuôi bằng công nghệ biogas là hình thức phổ biến nhấthiện nay với tổng số cơ sở chăn nuôi áp dụng biện pháp này chiếm tỷ lệ 31.79%trong toàn quốc Hiện nay toàn quốc đã có khoảng 235.000 công trình được ứngdụng thành công, góp phần giảm đáng kể ô nhiễm do CTR từ chăn nuôi Tuy nhiên,

so với hơn 4 triệu hộ chăn nuôi lợn trên cả nước thì tỷ lệ các công trình xử lý vẫncòn thấp Việc xả thẳng CTR ra môi trường xung quanh mà không qua xử lý tồn tạichủ yếu ở các hộ chăn nuôi quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ Đối với chăn nuôi quy mô

hộ gia đình, có 61.429 hộ trên tổng số 5.671.287 hộ chăn nuôi được điều tra ápdụng đệm lót sinh học, chiếm tỷ lệ 1,08% Đối với quy mô trang trại, tỷ lệ này là6,37% Đây là phương pháp mới, có tác dụng giảm dịch bệnh trên đàn vật nuôi, xử

lý chất thải và không khí môi trường chuồng trại Việc triển khai giải pháp này đangđược thí điểm nhiều ở các tỉnh thành trung du miền núi phía Bắc và bắt đầu thí điểm

ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH).Tại một số địa phương, công nghệ này đã cho kết quả tích cực như tại Hà Nam, BắcGiang, và một số tỉnh ĐBSCL Phát triển đệm lót sinh học, tận dụng phụ phẩm

Trang 34

nông nghiệp để xử lý môi trường chăn nuôi với chi phí thấp là phương pháp mới đốivới người chăn nuôi được nhà nước và các địa phương định hướng phát triển [2].

1.2.2.3 Tổng quan về quản lý chất thải rắn làng nghề nông thôn

Công tác phân loại, thu gom và xử lý CTR tại các làng nghề hiện nay chưađược chú trọng đúng mức Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng hầu hết các làng nghềchưa được thiết lập một hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý các loại CTR mộtcách hoàn chỉnh Tình trạng CTR sản xuất được thu gom chung với CTRSH cònkhá phổ biến Tại một số làng nghề, CTR phát sinh từ hoạt động sản xuất bước đầu

đã có sự phân loại để tái sử dụng làm nguyên liệu, nhiên liệu, phần còn lại được thugom tập trung mang đi chôn lấp tại bãi thải hoặc xử lý theo phương pháp đốt lộthiên hoặc bằng các lò đốt thủ công Ngoài ra, còn một lượng không nhỏ CTR đổthải tự do trong khuôn viên hộ làm nghề hay nơi công cộng Tại các làng nghề chếbiến lương thực, thực phẩm, phần CTR không được tận thu thường xả bừa bãi vàomôi trường CTR tại các làng nghề tái chế phế liệu như tái chế giấy, nhựa, kim loạivới các thành phần phức tạp, khó phân hủy thường được xử lý bằng phương phápđốt hoặc mang đi chôn lấp Tại các làng nghề ươm tơ, dệt vải, lượng CTR sản xuấtphát sinh không nhiều, hầu hết được tận thu, phần còn lại được chôn lấp hoặc đốtthủ công

Trên địa bàn cả nước, một số địa phương đã có sự quan tâm đến công tác xử

lý CTR làng nghề, một số khu xử lý CTR tập trung cho cụm công nghiệp làng nghề

đã được xây dựng và đi vào hoạt động Một số mô hình xử lý CTR đã được nghiêncứu và áp dụng đối với các loại hình làng nghề như dệt nhuộm, chế biến nông sảnthực phẩm, tái chế… Bên cạnh đó, quy trình sản xuất sạch hơn cũng đã được nghiêncứu và áp dụng mô hình điểm tại một số làng nghề như sản xuất gạch gốm, cơ kimkhí… đã mang lại hiệu quả thiết thực giảm thiểu lượng CTR phát sinh, giảm áp lựccho quá trình thu gom, xử lý, nâng cáo hiệu quả kinh tế và BVMT Tuy nhiên, việctriển khai nhân rộng các mô hình này vẫn còn gặp nhiều khó khăn [2]

1.2.3 Các văn bản đã ban hành trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn nông thôn

1.2.3.1 Luật Bảo vệ môi trường

Trang 35

Luật BVMT số 55/2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014, gồm 20chương với 170 điều Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

Đối với quy định quản lý chất thải trong luật này gồm 19 điều (từ điều 85đến điều 103), trong đó quản lý chất thải nguy hại và quản lý chất thải rắn thôngthường được quy định từ điều 90 đến điều 98

1.2.3.2 Các văn bản dưới luật có liên quan

- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướngChính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướngChính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đếnnăm 2025, tầm nhìn đến năm 2050

- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 tháng 2016 của Chính phủquy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ vềquản lý chất thải và phế liệu

- Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quyđịnh về quản lý chất thải rắn

- Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16 tháng

05 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-Bộ Tài nguyên và Môitrường về hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thựcvật sau sử dụng

- TCXDVN 261-2001: Bãi chôn lấp chất thải rắn - Tiêu chuẩn thiết kế

- TCVN 6696-2009: Chất thải rắn – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh – Yêu cầuchung về BVMT

- Quyết định số 272/QĐ-UBND ngày 04/3/2014 của UBND tỉnh Quảng Ngãi

về việc ban hành Kế hoạch hành động Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăngcường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đếnnăm 2020

Trang 36

- Quyết định số 161/QĐ-UBND ngày 03/7/2013 của UBND tỉnh QuảngNgãi về phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãiđến năm 2020.

- Quyết định số 777/QĐ-UBND ngày 04/6/2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi

về Kế hoạch thực hiện một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trườngtrên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2020

- Quyết định số 303/QĐ-UBND ngày 05/3/2013 về việc phê duyệt Đề án bảo

vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020

- Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnhQuảng Ngãi về việc ban hành mức thu phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

1.3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.3.1 Vị trí địa lý

Xã Nghĩa Dõng là một xã của thành phố Quảng Ngãi, cách trung tâm thànhphố Quảng Ngãi khoảng 2 km về phía Đông Ranh giới hành chính của xã được giớihạn như sau:

- Phía Đông giáp xã Nghĩa Hà, thành phố Quảng Ngãi;

- Phía Tây giáp phường Nghĩa Chánh, thành phố Quảng Ngãi;

- Phía Nam giáp huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi;

- Phía Bắc giáp xã Tịnh An, thành phố Quảng Ngãi

(Xem ranh giới hành chính của địa bàn nghiên cứu ở hình 1)

Diện tích đất tự nhiên của xã Nghĩa Dõng là 6,08 km2; trong đó đất nôngnghiệp 3,58 km2, đất phi nông nghiệp 2,42 km2, và đất chưa sử dụng 0,08 km2 Xãđược chia thành 04 thôn với tổng dân số 8.687 người; mật độ dân số là 1.430 người/

km2 [3]

1.3.2 Khí hậu

Xã Nghĩa Dõng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, có 02mùa rõ rệt: Từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau là thời kỳ hoạt động của giómùa Đông Bắc; từ tháng 5 đến tháng 10 là thời kỳ hoạt động của gió mùa Tây Nam

và Đông Nam Các tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 4,5,6 nhiệt độ ở

Trang 37

những tháng này có thể lên tới 41,4oC kèm theo độ ẩm không khí thấp, lượng mưathấp Nhiệt độ thấp nhất trong năm tập trung ở các tháng 9, 10, 11 và 12 Trong cáctháng này do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên thường có mưa và xuất hiện ápthấp nhiệt đới gây ra bão kèm theo lũ [13].

1.3.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

1.3.3.1 Dân số và lao động

Xã Nghĩa Dõng gồm có 04 thôn: Thôn 1, Thôn 2, Thôn 3 và Thôn 4 Tínhđến năm 2016, xã Nghĩa Dõng có 2547 hộ dân, với số nhân khẩu là 8687 người, cómật độ dân số là 1430 người/ km2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã là 4,37‰

Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã tính theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 – 2020

là 60 hộ, chiếm 2,36%; hộ cận nghèo là 85 hộ, chiếm 3,34%

Dân số trong độ tuổi lao động của xã tính đến cuối năm 2016 là 5050 người;trong đó lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 25%; lao động ngành côngnghiệp chiếm 9%; còn lại 66% là lao động trong thương mại, dịch vụ và các ngànhkhác [13]

1.3.3.2 Tình hình phát triển các ngành kinh tế

- Hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã có nhiềuchuyển biến tích cực Giá trị sản xuất trên địa bàn ước đạt 120,2 tỷ đồng Tuy nhiên,việc sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp cũng gặp không ít khó khăn do giá

cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, hàng hoá sản xuất ra chưa đáp ứng được thịhiếu của người tiêu dùng, mẫu mã kém hấp dẫn, dẫn đến tiêu thụ chậm, việc đầu tưmáy móc thiết bị, công nghệ mới còn hạn chế

- Hoạt động kinh doanh thương mại – dịch vụ trên địa bàn tiếp tục phát triển.Tổng doanh thu trên địa bàn xã ước đạt 118,6 tỷ đồng

- Về sản xuất nông nghiệp

+ Công tác phòng chống hạn, các loại dịch bệnh ảnh hưởng đến năng suấtcây trồng được tăng cường nên tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 2.541,9tấn, trong đó: cây lúa vụ Đông Xuân 2015-2016 và vụ Hè Thu 2016 năng suất đạt64,77 tạ/ha, sản lượng 2.368 tấn, với diện tích gieo sạ 365,6 ha; cây bắp: diện tíchthực hiện 30 ha, năng suất 58 tạ/ha, sản lượng 174 tấn; rau các loại: diện tích thực

Trang 38

hiện 65 ha, năng suất 250 tạ/ha, sản lượng 1.625 tấn; đậu các loại: diện tích gieotrồng 8 ha, năng suất 25 tạ/ha, sản lượng 20 tấn.

+ Nhờ làm tốt công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng, chủ động nắm bắt tìnhhình nên không để xảy ra ổ dịch bệnh gia xúc, gia cầm trên địa bàn xã Thực hiệnđầy đủ công tác tiêm phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo kế hoạch củathành phố Tổng đàn trâu đạt 102 con; đàn bò: 1.001; đàn heo: 2.960 con; và giacầm: 46.000 con [13]

1.3.3.3 Văn hóa

Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục – thể thao và truyền thanh đạtnhiều kết quả, đã tập trung tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước đến với nhân dân, nhất là cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóaXIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2016-2021 Thựchiện tốt kế hoạch phục vụ tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016, đã kịp thời tuyêntruyền các hoạt động vui xuân đến với nhân dân trong xã để bà con đón tết đầm ấm,vui vẽ Tổ chức tuyên truyền đầy đủ các văn bản hướng dẫn nhân ngày lễ lớn củađất nước 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 và Quốc khánh 02/9

Hoạt động thể dục, thể thao có nhiều chuyển biến tích cực Xã cũng đã duytrì tốt việc tập thể dục dưỡng sinh và hội cầu lông, duy trì phát sóng thường xuyêncác chuyên mục định kỳ phát trên sóng Đài truyền thanh thành phố, bắt mới 4 cụmloa phục vụ bà con nghe đài, trong năm viết được 12 tin 2 bài phát trên sóng Đàitruyền thanh thành phố

Chính quyền xã đã tổ chức bình xét gia đình văn hóa đã công nhận 2.088 hộgia đình văn hóa năm 2016, đạt tỷ lệ 81,99% số hộ gia đình; 609 hộ đạt gia đình vănhóa 3 năm liên tục (2014-2016); 16 hộ gia đình tiêu biểu [13]

Trang 39

41 ca, cấp cứu tai nạn lao động 43 ca, tai nạn sinh hoạt 29 ca Tiếp tục tổ chức thựchiện tốt các chương trình y tế quốc gia và tuyên truyền giáo dục phòng chống suydinh dưỡng cho trẻ em [13].

1.3.3.5 Giáo dục

Chính quyền xã tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ như sau [13]:

- Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các bậc học

- Tổ chức hội nghị chuyên đề bàn về công tác giáo dục và triển khai các biệnpháp ngăn chặn học sinh bỏ học

- Giữ vững kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS

và hoàn thành giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi

Trang 40

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NÔNG THÔN

Ở ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1 THỰC TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN NÔNG THÔN

2.1.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn nông thôn

Sự gia tăng dân số làm cho diện tích đất sử dụng của các hộ nông dân bị thuhẹp, nhường chỗ cho các công trình công cộng và các cơ sở hạ tầng Đồng thời,mức sống của người dân trong xã được nâng lên rõ rệt kéo theo lượng rác thải tăngnhanh và thành phần rác thải cũng phức tạp hơn Kết quả khảo sát cho thấy nguồnphát sinh CTR tại địa bàn nghiên cứu bao gồm: CTR từ các hoạt động sinh hoạt của

hộ gia đình, CTR từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, CTR từ các hoạt động kinhdoanh dịch vụ, CTR từ hoạt động xây dựng dân dụng và CTR từ các cơ quan(trường học, cơ quan hành chính, trạm y tế, …) Chi tiết về thành phần của CTRtheo nguồn gốc phát sinh được trình bày ở bảng 2.1

Bảng 2.1 Nguồn phát sinh CTR

1 Từ các hoạt động sinh hoạt của

3 Từ các hoạt động kinh doanh

dịch vụ Thức ăn/thực phẩm dư thừa; giấy; bao bì nilon; …

4 Từ hoạt động xây dựng dân

(Nguồn: Phỏng vấn chính quyền địa phương ở phụ lục 2)

Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên đề tài chỉ tập trungnghiên cứu CTR từ các hoạt động sinh hoạt của hộ gia đình và CTR từ hoạt động

Ngày đăng: 16/10/2018, 08:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[11]. Trần Thị Hồng, Đậu Thị Thương (2016). Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tại xã Minh Nghĩa, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, tập 32, số 1S, trang 173 – 178 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội
Tác giả: Trần Thị Hồng, Đậu Thị Thương
Năm: 2016
[12]. Trịnh Thị Như, 2016, Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn nông thôn tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý chất thải rắnnông thôn tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội
[13]. UBND xã Nghĩa Dõng (2014), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2016, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017.2. Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình kinh tế - xã hội năm 2016, nhiệm vụphát triển kinh tế - xã hội năm 2017
Tác giả: UBND xã Nghĩa Dõng
Năm: 2014
[14]. Abduli, M. A.; Samieifard, R.; Zade, M. Jalili Ghazi, 2008, Rural solid waste management, International Journal of Environmental Research, Volume 2, Issue 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rural solid wastemanagement
[15]. Chao Zeng, Dongjie Niu, Youcai Zhao, 2015, A comprehensive overview of rural solid waste management in China, Frontiers of Environmental Science& Engineering, Volume 9, Issue 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A comprehensive overview ofrural solid waste management in China
[16]. Kapil K. Patel, Sejal S. Bhagat, 2011, SWOT analysis for improvement of municipal solid waste management planning: A case of Amod town, Bharuch, International Journal of Advanced Research in Engineering, Science & Management, Volume 2, Issue 7.3. Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: SWOT analysis for improvement ofmunicipal solid waste management planning: A case of Amod town,Bharuch
[17]. Đại Học Thái Nguyên (2018). Giải pháp thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới tại thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, http://qlkh.tnu.edu.vn/theme/details/769/giai-phap-thuc-day-qua-trinh-xay-dung-nong-thon-moi-tai-thi-xa-song-cong-tinh-thai-nguyen (truy cập ngày 23/4/2018) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp thúc đẩy quá trình xây dựng nông thônmới tại thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Đại Học Thái Nguyên
Năm: 2018

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w