1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Địa danh trong thơ tố hữu

161 133 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 161
Dung lượng 2,61 MB

Nội dung

tư, tình cảm cũng như ước mơ mà cha ông đã gửi gắm qua bao thế hệ.Trong dòng chảy văn học Việt Nam, suốt từ văn học dân gian đến vănhọc trung đại, văn học hiện đại, yếu tố địa danh đều đ

Trang 1

http:// www.l rc.tnu edu vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

THÂN THỊ HUYỀN

ĐỊA DANH TRONG THƠ TỐ HỮU

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2016

Trang 2

http:// www.l rc.tnu edu vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

THÂN THỊ HUYỀN

ĐỊA DANH TRONG THƠ TỐ HỮU

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM

Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Trọng Thưởng

THÁI NGUYÊN - 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ "Địa danh trong thơ Tố Hữu" là kết

quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai Các số liệu, kết quả trongluận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016

Tác giả luận văn

Thân Thị Huyền

XÁC NHẬN CỦA KHOA CHUYÊN MÔN

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tên, với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thànhnhất tới thầy giáo - PGS.TS Phan Trọng Thưởng đã tận tnh hướng dẫn, chỉbảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn

Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Ban Giám hiệuKhoa Sau đại học, Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm - Đại học TháiNguyên đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành khóa học và thực hiện tốtluận văn tốt nghiệp

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành tới người thân, bạn bè và cácbạn học viên lớp Văn học Việt Nam K22 đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian vừa qua

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016

Tác giả luận văn

Thân Thị Huyền

Trang 5

iii iiii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

2.1 Một số công trình nghiên cứu về địa danh 2

2.2 Một số công trình nghiên cứu về Tố Hữu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

3.1 Đối tượng nghiên cứu 7

3.2 Phạm vi nghiên cứu 7

4 Mục đích nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu

7 5.1 Phương pháp thống kê và hệ thống hóa

7 5.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp

8 5.3 Phương pháp liên ngành 8

5.4 Phương pháp so sánh

8 6 Kết cấu của luận văn 8

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐỊA DANH VÀ TÁC GIA TỐ HỮU 9

1.1 Địa danh 9

1.1.1 Khái niệm 9

1.1.2 Phân loại 11

1.2 Địa danh trong thơ ca Việt Nam 17

1.2.1 Địa danh trong thơ ca dân gian 17

1.2.2 Địa danh trong thơ ca trung đại 19

Trang 6

1.2.3 Địa danh trong thơ ca hiện đại 231.3 Tác gia Tố Hữu 29

1.3.1 Vài nét về tểu sử 29

1.3.3 Quan điểm nghệ thuật 32

Trang 7

CHƯƠNG 2 : PHÂN LOẠI ĐỊA DANH TRONG THƠ TỐ HỮU 37

2.1 Địa danh gắn với những di tích lịch sử 38

2.1.1 Địa danh lịch sử trong nước 38

2.1.2 Địa danh lịch sử nước ngoài 50

2.2 Địa danh gắn với những địa chỉ văn hóa 53

2.2.1 Địa danh văn hóa trong nước 54

2.2.2 Địa danh văn hóa nước ngoài 59

Tiểu kết chương 2 65

CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG CỦA ĐỊA DANH TRONG THƠ TỐ HỮU 66 3.1 Chức năng về nội dung 66

3.1.1 Chức năng phản ánh thông tin

66 3.1.1.1 Thông tin về nhà thơ 66

3.1.1.2 Thông tn về sự kiện 67

3.1.2 Chức năng phản ánh tâm tư, tình cảm của chủ thể

70 3.2 Chức năng về nghệ thuật 75

3.2.1 Góp phần tạo giọng điệu 75

3.2.2 Góp phần xây dựng ngôn ngữ 77

3.2.3 Góp phần xây dựng biểu tượng 79

3.3 Chức năng tạo ấn tượng thẩm mỹ 82

KẾT LUẬN

86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Bảng khảo sát tần số xuất hiện của địa danh lịch sử trong thơ TốHữu .38

Bảng 2.2 Bảng khảo sát tần số xuất hiện của địa danh lịch sử trong nướctrong thơ Tố Hữu .39

Bảng 2.3 Bảng khảo sát địa danh lịch sử trong nước thời chống Pháp qua một

số bài thơ tiêu biểu của Tố Hữu .40

Bảng 2.4 Bảng khảo sát địa danh lịch sử trong nước thời chống Mỹ qua một

số bài thơ tiêu biểu của Tố Hữu .44

Bảng 2.5 Bảng khảo sát tần số xuất hiện của địa danh lịch sử nước ngoàitrong thơ Tố Hữu .50

Bảng 2.6 Bảng khảo sát địa danh lịch sử nước ngoài thể hiện tinh thần cáchmạng qua một số bài thơ tiêu biểu của Tố Hữu 51

Bảng 2.7 Bảng khảo sát tần số xuất hiện của địa danh văn hóa trong thơ TốHữu .53

Bảng 2.8 Bảng khảo sát số lượng các địa danh văn hóa trong nước trongthơ

Tố Hữu .54

Bảng 2.9 Bảng khảo sát địa danh văn hóa gắn với hình ảnh quê hương quamột số bài thơ tiêu biểu trong thơ Tố Hữu

Trang 9

55

Bảng 2.10 Bảng khảo sát địa danh văn hóa gắn với các đặc sản vùng miền,ngành nghề truyền thống, di tích lịch sử văn hóa qua một số bài thơ tiêu biểucủa Tố Hữu 57

Bảng 2.11 Bảng khảo sát tần số xuất hiện của địa danh văn hóa nước ngoàitrong thơ Tố Hữu .59

Bảng 2.12 Bảng khảo sát địa danh văn hóa gắn với vẻ đẹp từng đất nướcqua

một số bài thơ tiêu biểu của Tố Hữu 60

Trang 10

tư, tình cảm cũng như ước mơ mà cha ông đã gửi gắm qua bao thế hệ.

Trong dòng chảy văn học Việt Nam, suốt từ văn học dân gian đến vănhọc trung đại, văn học hiện đại, yếu tố địa danh đều được các tác giả sử dụngnhư một hình thức nghệ thuật đặc sắc Tấm lòng yêu nước, gắn bó, nâng niutừng vẻ đẹp của quê hương cũng như bao tâm sự về nhân thế đều được cáctác giả kín đáo gửi gắm qua từng địa danh Chính vì vậy, địa danh trong vănhọc như một chiếc chìa khóa giúp chúng ta bóc tách tầng lớp ngôn ngữ nghệthuật cũng như chiều sâu tư tưởng, phong cách của từng tác giả Trên thi đànViệt Nam đã có nhiều tác giả thành công trong việc sử dụng địa danh làm chấtliệu thơ ca, trong đó không thể không nhắc tới Tố Hữu, một trong những tácgiả tiêu biểu của thơ ca cách mạng

Tố Hữu là một nhà chính trị tài ba đồng thời cũng là một thi nhân Ôngđược coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam Không chỉ nhiệt huyếtdâng hiến cả cuộc đời cho cách mạng, Tố Hữu còn cẩn trọng, nghiêm túc vàđam mê trong hoạt động nghệ thuật Chính tấm lòng với dân với nướchòa quyện cùng tài năng thi ca đã làm nên nét hấp dẫn và tên tuổi của Tố

Hữu Để khẳng định điều này, nhà phê bình Lê Thanh Nghị đã nhận xét “không một nhà thơ Việt Nam nào được nhớ, được đọc và thuộc nhiều như Tố Hữu”.

Trang 11

Tấm lòng nồng ấm, sôi nổi của Tố Hữu được gửi gắm trong 7 tập thơ.Tuy không đồ sộ về số lượng so với các nhà thơ cùng thời nhưng những tácphẩm của Tố Hữu tạo được tiếng vang lớn, trở thành một phần không thểthiếu trong đời sống tâm hồn người Việt Thơ Tố Hữu là những bài ca đi cùngnăm tháng, chan chứa lẽ sống, ân tình sâu nặng với cách mạng đồng thời thểhiện niềm tin vào tương lai tươi sáng trong công cuộc đấu tranh giành độc lậpcủa dân tộc Việt Nam Thơ Tố Hữu không chỉ gắn với sự nghiệp cách mạng,gắn với số phận của đất nước và nhân dân mà còn là tự từng trải, chiêmnghiệm, sự kinh lịch của ông trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng.

Tố Hữu đã vào sinh ra tử trên khắp chiến trường Việt Nam, in dấu chânlên nhiều vùng đất của Tổ quốc Mỗi trận chiến, mỗi miền quê đều để lại cảmxúc dâng trào trong lòng thi nhân Có lẽ vì thế trong thơ Tố Hữu, địa danh xuấthiện với mật độ dày đặc, tạo thành một hệ thống xuyên suốt các tập thơ Đóchính là tình yêu của người con đối với đất nước, đồng thời đó cũng là yếu

tố tạo nên phong cách riêng, độc đáo của Tố Hữu

Hơn nửa thế kỷ qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, phê bình,giới thiệu thơ Tố Hữu Hầu hết, các tác giả đã đánh giá, phân tch về mọi mặt,

từ nội dung tư tưởng tới hình thức nghệ thuật đặc sắc trong thơ Tố Hữu Cácnhà nghiên cứu dù đã miệt mài cố gắng nhưng chưa thể chỉ rõ tới tận cùng vẻđẹp trong thơ Tố Hữu Những vấn đề còn bỏ ngỏ sẽ được thế hệ trẻ kế thừa và

phát triển Trong đó, yếu tố “địa danh” xuất hiện dày đặc trong thơ Tố Hữu, là

một hiện tượng nghệ thuật thi ca thú vị Tuy nhiên, tới nay chưa có một tác giảnào khai thác về các loại địa danh và ý nghĩa của địa danh trong thơ Tố Hữu

Chính vì thế, chúng tôi đi vào nghiên cứu công trình Địa danh trong thơ Tố Hữu với mong muốn góp phần lí giải các đặc trưng nghệ thuật và phong cách

thơ Tố Hữu

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Một số công trình nghiên cứu về địa danh

Địa danh học một bộ môn của ngôn ngữ học, chuyên nghiên cứu các

Trang 12

vấn đề liên quan đến địa danh như: lịch sử, cấu tạo, ý nghĩa, cách thứcđặt

Trang 13

tên và sự biến đổi của các địa danh Hiện nay, có rất nhiều côngtrình nghiên cứu khác nhau về địa danh khắp thế giới và trong nước.Luận văn xin điểm một vài công trình têu biểu.

Ở châu Âu, ngành địa danh học ra đời và phá t triển nhanh chóng

vào cuối thế kỉ XIX với nhiều công trình lớn như: Địa danh học của J.J Eghi (1872); Địa danh học của J.W Nagh (1903) Đặc biệt, tác giả A.V.Superanskaja với tác phẩm Địa danh là gì ? đã nghiên cứu một cách

toàn diện về địa danh Không chỉ đưa ra khái niệm địa danh, tác giả còn đềcập đến tnh lịch sử, tnh cá biệt và các loại địa danh cũng như tên gọi cácđối tượng địa lí theo loại hình Kết quả nghiên cứu của Superanskaja lànền tảng quan trọng trong khoa học về địa danh

Trang 14

công lớn trong việc nghiên cứu địa danh dưới góc độ ngôn ngữ.

Trang 15

Trong đó, tác giả Lê Trung Hoa khi nghiên cứu địa danh ở thành phố

Hồ Chí Minh đã đưa ra khái niệm, cách phân chia địa danh theo nguồn gốc

và theo têu chí ngữ nguyên Đó là cơ sở lí thuyết quan trọng cho quá trìnhnghiên cứu đặc điểm cấu tạo, nguồn gốc, ý nghĩa và sự biến đổi của địadanh Tác giả Nguyễn Kiên Trường đã bổ sung thêm hai cách phân chia địadanh, đó là theo đồng đại - lịch đại, phân chia theo chức năng của địa danh

Trong công trình Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng (sơ bộ

so sánh với một số vùng khác), Nguyễn Kiên Trường không chỉ khái quát

được những đặc điểm về cấu tạo, nguồn gốc, ý nghĩa và sự biến đổi của địadanh Hải Phòng mà còn so sánh với địa danh các vùng khác ở Việt Nam

Bên cạnh các công trình lớn kể trên còn có nhiều luận văn đề cập đến

địa danh của các địa phương như: Khảo sát địa danh ở thành phố Thái Nguyên (2008) của Hoàng Thị Đường, Nghiên cứu địa danh tỉnh Đồng Nai (2009) của Nguyễn Thái Liên Chi, Nghiên cứu địa danh ở tỉnh Bến Tre (2009) của Nguyễn Kim Phượng…

Ngoài hướng tếp cận về ngôn ngữ, một số tác giả tếp cận địa

danh theo hướng địa lí - lịch sử - văn hoá như: Thử tìm hiểu sự bảo lưu tên Nôm làng xã dưới góc độ ngôn ngữ và văn hóa (1994) của Nguyễn Kiên Trường, công trình Văn hóa qua địa danh Việt ở tỉnh Đồng Nai

(2006) của Võ Nữ Hạnh Trang…

Như vậy, có thể thấy, địa danh học là vấn đề còn khá mới mẻ ở ViệtNam Các nhà khoa học đang tìm tòi, khám phá địa danh theo nhiều hướngkhác nhau Trong đó, nghiên cứu địa danh trong văn học là một hướng

đi chưa được khai thác và hứa hẹn gặt hái được nhiều thành tựu

2.2 Một số công trình nghiên cứu về Tố Hữu

Tố Hữu đến với thơ ca từ khá sớm, từ năm 18 tuổi Chàng thanhniên tràn đầy nhựa sống ấy đã lựa chọn thơ ca là hình thức để truyền tải lítưởng cách mạng rực sáng trong tim Mỗi vần thơ của Tố Hữu như thúc giục,

Trang 16

như tiếp

Trang 17

sức cho ý chí, nghị lực của con người Chính vì thế có những giai đoạn thơ ông

đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho dân tộc Giá trị đó được khẳng định quacác giải thưởng cao quý như: Giải nhất giải thưởng Văn học Hội văn nghệ

Việt Nam 1954 - 1955 cho tập thơ Việt Bắc; giải thưởng văn học ASEAN năm

1996 cho tập thơ Một Tiếng Đờn Tố Hữu là tác gia lớn của nền văn học

Việt Nam vì vậy sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu là nguồn đề tài không bao giờvơi cạn của các nhà khoa học Đến hiện nay, có hàng trăm công trìnhnghiên cứu về Tố Hữu, têu biểu là công trình của các tác giả như: ChếLan Viên, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Đặng Thai Mai, Hoàng Trung Thông…Đặc biệt

là các chuyên luận và bài nghiên cứu của tác giả như: Lê Đình Kỵ, NguyễnVăn Hạnh, Trần Đình Sử, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Lại Nguyên Ân,Nguyễn Văn Long…Các tác giả đã nghiên cứu thơ Tố Hữu trên nhiều phươngdiện khác nhau từ nội dung đến nghệ thuật của từng tập thơ riêng lẻ, củatoàn bộ sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu

Nói đến những công trình nghiên cứu thơ Tố Hữu, không thể không

nhắc đến ba công trình biên khảo chuyên sâu về thơ ông đó là: Thơ Tố Hữu của Lê Đình Kỵ (1979); Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí của Nguyễn Văn Hạnh (1985) và Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình

Sử (1987)

Công trình nghiên cứu của Lê Đình Kỵ là một chuyên luận trình bày rất

cơ bản về sự nghiệp sáng tác, phong cách thơ Tố Hữu Với những đóng gópđáng ghi nhận trong hơn một trăm trang viết đã khảo sát, phân tích, đánhgiá một cách toàn diện về mặt nội dung cũng như nghệ thuật trong thơ TốHữu

Hầu hết các tập thơ quan trọng trong suốt chặng đường sáng tác của Tố

Hữu đã được khảo cứu như: Từ ấy (1937 - 1946), Việt Bắc (1946 - 1954), Gió lộng (1955 - 1961), Ra trận (1962 - 1971), Máu và hoa (1972 - 1977) Các chủ

để lớn của tập thơ như: chủ đề về nhân dân, đất nước, Đảng, lãnh tụ đềuđược tác giả khai thác một cách triệt để Phong cách nghệ thuật đậm chất lãng

Trang 18

mạn cách mạng, mang âm hưởng dân tộc của Tố Hữu cũng được nhà nghiêncứu Lê Đình Kỵ làm sáng rõ Có thể nói đây là một chuyên luận được giớiphê bình,

Trang 19

nghiên cứu Văn học đánh giá cao Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc tếp cận thơ Tố Hữu về phương diện xã hội học, vấn đề địa danh chưa thấy

được nghiên cứu tìm hiểu

Công trình Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí

của Nguyễn Văn Hạnh cũng góp phần không nhỏ trong việc làm rõ đặc sắc nộidung tư tưởng và phong vị đậm đà trong thơ Tố Hữu thông qua ngôn từ, hìnhảnh, nhịp điệu, thể loại…Về mặt phương pháp, công trình nghiên cứu vẫn tuânthủ chặt chẽ, tiếp cận, tm ra sự tương đồng giữa tác phẩm văn học và đờisống trong việc phản ánh, tái tạo hình tượng nghệ thuật, phô diễn cảm xúccủa chủ thể trữ tình Tuy nhiên, trong chuyên luận dài hơn hai trăm trang nàyvấn đề địa danh trong thơ Tố Hữu cũng chưa được tác giả khai thác nghiêncứu

Khác với hai chuyên luận trên, chuyên luận Thi pháp thơ Tố Hữu của

Trần Đình Sử lại có cách tiếp cận thơ Tố Hữu ở một góc độ mới mẻ là thi pháp

Theo ông thì đây là: “Thử nghiệm đầu tên trong việc xác định nội hàm thơ trữ tình chính trị, khái niệm kiểu nhà thơ” Nhà nghiên cứu đã vận dụng các phạm

trù thi pháp học hiện đại vào khám phá thi ca Tố Hữu như: quan niệmnghệ thuật về con người, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, cáchình thức biểu hiện để xem xét thế giới nghệ thuật của nhà thơ… Chuyên luậnđược xem là chiếc chìa khóa mở cánh cửa cho việc tìm hiểu các sáng tác củanhà thơ Tố Hữu Tuy nhiên, trong chuyên luận này, vấn đề địa danh cũng chưađược ông nhắc đến

Trải qua gần tám mươi năm, những bài nghiên cứu phê bình đã làmsáng tỏ giá trị nội dung, tư tưởng, nghệ thuật thơ Tố Hữu Dù nghiên cứu ởnhững góc độ khác nhau, nhưng các tác giả đều đi tới khẳng định: Tố Hữu là lá

cờ đầu của văn học cách mạng Việt Nam

Như vậy, có nhiều công trình khác nhau nghiên cứu về thơ Tố Hữu Tuynhiên, yếu tố địa danh chưa được các tác giả chú ý Chính vì vậy, chúng tôi đi

Trang 20

vào nghiên cứu đề tài Địa danh trong thơ Tố Hữu với mong muốn góp phần

vào việc khẳng định giá trị thơ Tố Hữu

Trang 21

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống địa danh xuất hiện mộtcách dầy đặc trong thơ Tố Hữu

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là toàn bộ sáng tác của Tố Hữu bao

gồm 7 tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn và Ta với ta.

4 Mục đích nghiên cứu

Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu một cách hệ thống vàtoàn diện yếu tố địa danh trong thơ Tố Hữu Thông qua việc thống kê,khảo sát, phân tích, giải mã các loại địa danh, chúng tôi chỉ ra những giá trị nộidung sâu sắc trên nhiều phương diện như: lịch sử hào hùng, văn hóa độc đáocủa vùng miền, vẻ đẹp quê hương… mà Tố Hữu đã gửi gắm qua từng cách gọitên Tính dân tộc và nhiệt huyết cách mạng đã gắn kết yếu tố địa danh, tạothành một nét hấp dẫn, lôi cuốn người đọc

Luận văn không chỉ chú ý đến biểu hiện của yếu tố địa danh trong thơ TốHữu trên phương diện nội dung, mà còn chú ý đến những giá trị trên phươngdiện hình thức nghệ thuật tác phẩm Thông qua việc tìm hiểu về địa danh,luận văn hướng tới làm sáng tỏ đặc điểm tư duy nghệ thuật thơ trữ tình chínhtrị của Tố Hữu Qua đó, chúng tôi mong muốn góp một phần nhỏ vào việckhẳng định phong cách thơ độc đáo, riêng biệt cũng như tài năng, vị trí vànhững đóng góp to lớn của nhà thơ cách mạng Tố Hữu cho nền văn học ViệtNam

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thống kê và hệ thống hóa

Phương pháp thống kê và hệ thống hóa là phương pháp giúp chúng ta

hệ thống và đánh giá một cách khách quan, chính xác tần số xuất hiện của các

Trang 22

địa danh và so sánh được tần xuất xuất hiện giữa các kiểu địa danh khác nhau.

Trang 23

5.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp

Sử dụng phương pháp phân tch để đi sâu tìm hiểu các địa danh và ýnghĩa của nó trong từng bài thơ, tập thơ cụ thể Từ đó, luận văn làm sáng tỏtính cụ thể, cảm tnh, tnh hình tượng, tnh kí hiệu, tnh thẩm mỹ của các địadanh này trong hệ thống địa danh thơ Tố Hữu Trên cơ sở phân tch, chúng tôi

sử dụng phương pháp tổng hợp để khái quát lại, rút ra đặc điểm chung về tưduy nghệ thuật thơ Tố Hữu thể hiện trong cách đặt địa danh

5.3 Phương pháp liên ngành

Vận dụng linh hoạt các kiến thức văn hóa học, lịch sử học, xã hội học,tín ngưỡng, tôn giáo… để tìm hiểu những giá trị yếu tố địa danh trong thơ TốHữu

5.4 Phương pháp so sánh

Luận văn so sánh các địa danh trong thơ Tố Hữu với địa danh trong sángtác của các nhà thơ cùng thời Từ đó làm nổi bật phong cách, cá tnh sáng tạođộc đáo của nhà thơ trữ tnh chính trị Tố Hữu

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được trình bày trong

Trang 24

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐỊA DANH

VÀ TÁC GIA TỐ HỮU 1.1 Địa danh

1.1.1 Khái niệm

Mỗi điểm địa lý khác nhau được con người gọi bằng một tên riêng Đó là

tên địa lý hay còn gọi là địa danh Theo nghĩa chiết tự “địa” nghĩa là đất,

“danh” có nghĩa là tên, “địa danh” có nghĩa là tên đất Là một thành tố ngôn

ngữ, khái niệm địa danh có sự mở rộng về nội hàm ý nghĩa Chính vì vậy, cácnhà khoa học đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về địa danh

Trước tên, địa danh là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp

Toponima hay Toponoma được dịch là "tên gọi vị trí" Ngành khoa học nghiên

cứu về địa danh được gọi là: địa danh học Ngành địa danh học phát triểnsớm ở các nước phương Tây từ cuối thế kỉ XIX với nhiều công trình khoahọc Trong đó ta phải kể đến nhà nghiên cứu A.V.Supêranskaia

Trong cuốn Địa danh là gì, A.V.Supêranskaia đã khái niệm: “Những địa

điểm, mục tiêu địa lí đó là những vật thể tự nhiên hay nhân tạo với sự định vị xác định trên bề mặt trái đất, từ những vật thể lớn nhất (các lục địa và đại dương) cho đến những vật thể nhỏ nhất (những ngôi nhà, vườn cây đứng riêng rẽ) đều có tên gọi Khác với những vật thể thông thường, những mục têu địa lí có hai loại tên: Tên chung để xếp chúng vào hệ thống cả khái niệm nào đó (núi, sông, thành phố, làng mạc) và tên riêng biệt của từng vật thể” [1, tr.13]… "Địa danh học - đó là một chuyên ngành của ngành ngôn ngữ học, nghiên cứu về lịch sử hình thành, thay đổi và chức năng của các tên gọi địa

lí Thành tố lịch sử trong địa danh học là bắt buộc" [1, tr.3] Khái niệm của

A.V.Supêranskaia hướng tới khẳng định địa danh là tên gọi của các yếu tố khácnhau bao gồm cả yếu tố tự nhiên và nhân tạo Trong đó, nhà nghiên cứu chủyếu nhấn mạnh là tên của các yếu tố địa lí tự nhiên Đồng thời, Supêranskaia

Trang 25

cũng đã chỉ ra để gọi

Trang 26

tên của địa danh bao gồm cả tên chung (ví dụ như: sông là địa danh đểphân biệt với biển, hồ, ao…) và tên riêng (như: sông Hồng để phân biệt vớisông Cửu Long, sông Hoàng Hà…).

G.M Kert đã định nghĩa: “Địa danh là tên gọi được đặt cho các đối tượng địa lí ra đời trong một khu vực có con người sinh sống, được tạo ra bởi một cộng đồng dân cư, một tộc người Chúng là phần không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày và các hoạt động chính trị, xã hội ở nơi đó” [3,

tr.16] Như vậy, tác giả chú ý đến mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa địadanh và con người

Ở Việt Nam, vấn đề địa danh cũng được các nhà nghiên cứu chú ý vớinhiều công trình và định nghĩa Trước tên, trong các cuốn từ điển, địa danh

được giải thích một cách dễ hiểu và ngắn gọn: Từ điển Hán Việt - Đào Duy Anh, định nghĩa: "Địa danh là tên gọi các miền đất" [2, tr.220], Từ điển Tiếng Việt -

Hoàng Phê chủ biên, định nghĩa: "Địa danh là tên đất, tên địa phương" [62,

tr.314]

Dựa trên hướng nghiên cứu về địa lý, tác giả Nguyễn Văn Âu định

nghĩa: “Địa danh là tên đất, gồm tên sông, núi, làng mạc…hay là tên các địa phương, các dân tộc” [6, tr.5].

Tác giả Nguyễn Kiên Trường và Phạm Xuân Đạm định nghĩa địa danh

dựa trên cơ sở ngôn ngữ học Nguyễn Kiên Trường khẳng định: "Địa danh là tên riêng của các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên

bề mặt trái đất" [78, tr.16] Còn Phạm Xuân Đạm đưa ra định nghĩa về địa danh và địa danh học như sau: "Địa danh là lớp từ ngữ đặc biệt được định

ra để đánh dấu vị trí, xác lập tên gọi các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn Địa danh học là một ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu hệ thống địa danh về các mặt: nguồn gốc, cấu trúc, ý nghĩa, sự chuyển hoá, biến đổi, các phương thức định danh [15, tr.12] Như vậy, cả hai tác giả đều thống nhất

khẳng định địa danh không chỉ là tên riêng của các yếu tố tự nhiên mà còn là

Trang 27

tên của các yếu tố địa lý nhân tạo.

Trang 28

Định nghĩa địa danh của Lê Trung Hoa có nét gần với các định nghĩa của

tác giả Supêranskaia: “Địa danh là những từ ngữ được dùng làm tên riêng của các địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ và các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều Trước địa danh ta có thể thấy một danh từ chỉ tiểu loại của địa danh đó: sông Hương, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi), vùng Ba Vì, thành phố Cần Thơ, đường Nguyễn Du…” [32, tr.18].

Như vậy, tác giả Lê Trung Hoa đã chú ý tới cấu tạo ngữ pháp của địa danh

Trong các cách định nghĩa về địa danh, chúng tôi đặc biệt chú ý tới định

nghĩa của Từ điển Bách khoa: “Địa danh là tên gọi các lãnh thổ, các điểm

quần cư (làng, xã, huyện, tỉnh, thành phố), các điểm kinh tế (vùng nông thôn, khu công nghiệp), các quốc gia, các châu lục, các núi, các đèo, cao nguyên, thung lũng, đồng bằng, châu thổ, sông, hồ, vũng, vịnh, biển, eo biển, đại dương có tọa độ địa lý nhất định được ghi trên bản đồ Địa danh có thể phản ánh quá trình hình thành, đặc điểm của các yếu tố tự nhiên và lịch sử với những nét đặc sắc về kinh tế, xã hội của các lãnh thổ” [61, tr.780] Tác giả đã

liệt kê khá chi tết các hình thức của địa danh Đồng thời chỉ ra địa danh là mộthiện tượng ngôn ngữ, phản ánh đời sống kinh tế, văn hóa, lịch sử của conngười

Như vậy, cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về địadanh, mỗi nhà nghiên cứu đưa ra một cách định nghĩa riêng dựa hướng tiếp

cận của mình Chúng ta có thể hiểu: Địa danh là một thuật ngữ nhằm chỉ tên của các đối tượng tự nhiên và nhân tạo Địa danh không chỉ là yếu tố địa

lý mà còn là yếu tố ngôn ngữ, được hình thành dựa trên quy tắc ngôn ngữ về các mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa, được sử dụng trong ngôn ngữ nói, viết của cộng đồng Địa danh gắn liền với đời sống xã hội, với tâm

lí cộng đồng, với lịch sử, văn hóa, văn học của vùng miền, đất nước, dân tộc.

1.1.2 Phân loại

Trang 29

Do chưa có sự thống nhất về phạm vi nội dung khái niệm địa danh nênmỗi tác giả có cách phân loại địa danh khác nhau.

Trang 30

Tác giả M.V Gorbanerskij đã phân địa danh thành 4 loại: phương danh (tên các địa phương), sơn danh (tên núi, đồi, gò…), thủy danh (tên các dòng sông, ao, vũng…) và phố danh (tên các đối tượng trong thành phố) Ngoài 4 loại trên, A.V.Supêranskaia liệt kê thêm 3 loại nữa là: viên danh, lộ danh (tên các đường phố), đạo danh (tên các đường giao thông trên đất, dưới đất, trên

nước, trên không…) Như vậy, nhà nghiên cứu Nga đã phân loại dựa trên cácđối tượng chủ yếu của địa danh

Ở Việt Nam, hầu hết các tác giả nghiên cứu địa danh theo phươngdiện địa lý, văn hóa, ngôn ngữ… nên cũng phân loại địa danh dưa theo các têu

chí đó Tiêu biểu là cách phân chia của Lê Trung Hoa Trong cuốn Nguyên tắc

và phương pháp nghiên cứu địa danh [31, tr.24 - 27] và Địa danh học Việt Nam [32, tr.15 - 16], tác giả đã phân chia địa danh dựa trên hai tiêu chí Theo

nguồn gốc đối tượng, địa danh được chia thành hai loại: địa danh chỉ đối tượng tự nhiên (hay còn gọi là địa danh chỉ địa hình) và địa danh chỉ đối tượng nhân tạo (địa danh về các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều,

địa danh hành chính và địa danh vùng không có ranh giới rõ ràng) Theo tiêu

chí ngữ nguyên, địa danh được chia thành bốn loại: địa danh thuần Việt, địa danh Hán Việt, địa danh bằng các ngôn ngữ dân tộc thiểu số (Chăm, Khmer,

Ba Na, Ê Đê, Gia Rai, Tày, Thái, Mường…) và địa danh ngoại ngữ (chủ yếu là

địa danh nguồn gốc Pháp, ngoài ra còn có Inđônêxia, Malayxia)

Khá gần gũi với cách phân loại địa danh của Lê Trung Hoa là cách phânloại của tác giả Nguyễn Kiên Trường Đồng thời, Nguyễn Kiên Trường chú ýtới cả mặt chức năng, tính đồng đại - lịch đại của yếu tố địa danh Theo loại

hình, tác giả phân thành hai loại: nhóm địa danh chỉ đối tượng tự nhiên

và nhóm địa danh chỉ đối tượng địa lý nhân văn (bao gồm hai loại nhỏ: nhóm

địa danh cư trú - hành chính và các địa danh gắn với hoạt động của con người,

do con người tạo nên; nhóm địa danh đường phố và chỉ các công trình xây

dựng) Theo têu chí nguồn gốc ngữ nguyên, địa danh chia thành: nguồn gốc

Trang 31

Hán Việt;

Trang 32

nguồn gốc thuần Việt; nguồn gốc từ tiếng Pháp; nguồn gốc là phương ngữ Quảng Đông; nguồn gốc khác như Tày, Thái, Việt, Mường…; nguồn gốc hỗn hợp; không rõ nguồn gốc Theo têu chí chức năng giao tiếp, địa danh chia thành: biệt xưng, tự xưng, giản xưng, tục xưng Theo hệ quy chiếu đồng đại - lịch đại, địa danh chia thành: địa danh cổ, cũ, địa danh hiện nay [78, tr.41-50].

Như vậy, hầu hết các nhà nghiên cứu đều chú ý đến yếu tố địa lý, ngôn

ngữ của địa danh Trong công trình Địa danh trong thơ Tố Hữu, chúng tôi

nghiên cứu địa danh dưới góc độ văn học, văn hóa, lịch sử; đối tượng địa danhđược lựa chọn nghiên cứu là những địa danh xuất hiện trong sáng tác thi cacủa tác gia Tố Hữu Chính vì vậy, chúng tôi không phân loại địa danh theo tênđịa lí (tên vùng, tên sông, tên núi, là tên gọi các đối tượng địa hình khác nhau,tên nơi cư trú, tên hành chính…) và ngôn ngữ mà phân loại địa danh trên cơ

sở nội dung phản ánh đời sống sản xuất, chính trị, văn hóa, tinh thần, phongtục, tập quán, lịch sử

Dựa vào những cơ sở trên, chúng tôi phân chia địa danh thành bốn loại:

Địa danh phản ánh đặc điểm địa hình; Địa danh phản ánh hoạt động sản xuất vật chất; Địa danh phản ánh văn hóa tnh thần; Địa danh phản ánh sự kiện, nhân vật lịch sử.

1.1.2.1 Địa danh phản ánh đặc điểm địa hình

Dựa vào đặc điểm đặc trưng của địa hình, con người cấp cho chúng têngọi riêng Chính vì vậy, chỉ cần nghe tên, chúng ta hình dung ra một phần cảnhquan địa lí của: sông, núi, biển, đảo…Ví dụ như một số địa danh bắt đầu bằng

chữ “tam”: Tam Đảo, Tam Thanh… đều gắn với con số ba Địa danh Tam Đảo

là dãy núi ở ranh giới ba tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Thái Nguyên Dãynúi có ba ngọn (Thạch Bàn, Phù Nghĩa và Thiên Thị) nhô cao trên biển mây

giống như “ba hòn đảo” Địa danh Tam Thanh (Lạng Sơn) là động bên trong

có một ngôi chùa ba gian Khi ta gõ vào vách mỗi gian khác nhau thì tiếng

động phát ra cũng khác nhau nên gọi là Tam Thanh Địa danh sông Kỳ Cùng là

Trang 33

con sông ở tận cùng lãnh thổ phía Bắc ở tỉnh Lạng Sơn Địa danh Đèo Ngang là

Trang 34

con đèo chắn ngang đường xuống phía Nam đất nước, ranh giới hai tỉnh Hà

Tĩnh và Quảng Bình Địa danh sông Hồng là con sông nước đục vì nhiều phù

Thái Liên Chi trong công trình Nghiên cứu địa danh tỉnh Đồng Nai đã thống

kê được 481 địa danh phản ánh đặc điểm địa hình, thủy văn nơi đây [11]

Như vậy, địa danh phản ánh một cách bao quát từ phương vị, đặcđiểm địa hình (hình dáng, kích thước, số lượng, màu sắc, âm thanh…), hoạtđộng, chức năng của địa hình Địa danh cũng phản ánh những đặc điểm của

sự vật, của thiên nhiên và các hiện tượng thiên nhiên có liên quan đến địahình Chính vì vậy, địa danh gắn bó chặt chẽ với đặc điểm của các yếu tố địa lýtại nơi đó

1.1.2.2 Địa danh phản ánh hoạt động sản xuất vật chất

Hoạt động sản xuất là điều kiện quan trọng nhất để duy trì, phát triểnđịa phương, vùng miền, đất nước Do đó, con người lựa chọn địa danh theohình thức sản xuất, sản phẩm sản xuất của con người Ta thấy hiện tượng nàyrất phổ biến ở các làng nghề Điển hình nhất là tên của các phố cổ Hà Nội HàNội băm sáu phố phường, mỗi tên con phố lại đưa chúng ta đến với một đặc

khu sản phẩm khác nhau như: phố Hàng Mã, phố Hàng Nón, phố Hàng Quạt, phố Hàng Khay, phố Thuốc Bắc, phố Hàng Mành, phố Hàng Thiếc…Các

làng nghề hiện nay vừa là nơi sản xuất mua bán hàng hóa truyền thống đồngthời là các địa chỉ văn hóa - du lịch

Tác giả Hoàng Thị Đường trong luận văn Nghiên cứu địa danh ở thành phố Thái Nguyên đã chỉ ra đặc trưng kinh tế của Thái Nguyên là sản xuất lúa

nước, khắp nơi là những cánh đồng trồng lúa Chính vì vậy, ở Thái Nguyên

xuất hiện 40 địa danh gắn với thành tố chung là đồng như: đồng Giếng, đồng

Trang 35

Đình, đồng Ri… [27].

Trang 36

Cách đặt địa danh gắn với hoạt động sản xuất vật chất của con ngườinhư là một phương thức quảng cáo, khẳng định vị thế thương hiệu của sảnphẩm Đồng thời thể hiện chính con người đã làm nên ý nghĩa, giá trị tồn tạicủa địa danh Một khi địa danh còn là con người còn kiên trì, còn bền bỉ vớinghề.

1.1.2.3 Địa danh phản ánh văn hóa tinh thần

* Địa danh phản ánh tâm tư, tình cảm của con người

Không chỉ phản ánh văn hóa vật chất, địa danh còn phản ánh vănhóa tinh thần của con người Những tâm tư, tnh cảm, ước vọng được conngười chắt chiu, gói gọn trong những địa danh

Xuất phát từ tình yêu cái đẹp, người Việt hay chọn từ “Mỹ” với ý nghĩa đẹp đẽ để đặt cho địa danh như: Mỹ Hào (một huyện ở tỉnh Hưng Yên), bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng), tỉnh Mỹ Tho ở Miền Nam, cầu Mỹ Thuận bắc qua sông Tiền Giang, rồi các thôn ấp Mỹ Hòa, Mỹ Chánh (thành

phố Hồ Chí Minh)…

Gửi gắm ước mơ giàu có, thành đạt, con người đã lựa chọn các từ

ngữ thể hiện sự phát triển về tền bạc như: Lộc, Lợi, Phát, Phú, Hưng…Chẳng hạn như: tỉnh Hưng Yên, thành Phú Xuân, Phú Bài (Huế), tỉnh Phú Yên, quận Phú Nhuận, chợ Phú Lâm (thành phố Hồ Chí Minh), đảo Phú Quốc…

Nếu như rất nhiều địa danh ở miền Nam thể hiện mong ước về mặt vậtchất thì ở miền Bắc có rất nhiều địa danh thể hiện mơ ước yên bình, an lành

trong cuộc sống: tỉnh Thái Bình, tỉnh Hòa Bình, tỉnh Yên Bái…

Thông qua cách đặt tên phản ánh tâm tư tình cảm, mỗi cái tên nhưhóa tâm hồn người, chất chứa trái tm yêu thương, nghĩa tình của con người,nặng trĩu khát vọng của cha ông về một cuộc sống tươi đẹp hơn Qua cáchđem lòng mình gửi gắm trong tên gọi của người Việt ta càng thấy rõ lối sốngtrọng tình của cư dân trên mảnh đất hình chữ S này

* Địa danh phản ánh thế giới tâm linh và hoạt động tôn giáo

Trang 37

Thông qua địa danh, người ta có thể thấy được phần nào tn ngưỡng,sinh hoạt văn hóa tâm linh của cư dân một vùng miền, một dân tộc Từ Bắc chíNam

Trang 38

trên đất nước ta có nhiều những địa danh như thế: núi Chí Linh (Thanh Hóa), chùa Thiên Mụ (Huế), chùa Trấn Quốc, đền Mẫu (Hà Nội) Ngay tên gọi Ba Đình vốn tên gọi một chiến khu chống Pháp ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh

Hóa Sau này Hồ Chủ Tịch đặt tên cho quảng trường trung tâm ở Hà Nội là

Ba Đình bởi nơi đây có ba ngôi đình…

Mỗi vùng, mỗi tộc người với niềm tn tôn giáo riêng tạo thành một hệthống địa danh mang màu sắc tôn giáo, tn ngưỡng Chẳng hạn ở tỉnh BìnhThuận, nơi cư dân chủ yếu là người Chăm, ta thấy có rất nhiều địa danh thể

hiện đời sống tâm linh và hoạt động tôn giáo của n gười Chăm như: chùa

Cổ Thạch Tự, chùa Linh Sơn Tự, Lăng ông Nam Hải …Nổi tếng là Hòn Bà thị xã La Gi Địa danh Hòn Bà gắn với một truyền thuyết nổi tếng gắn với

-sự linh thiêng của nữ thần Y Any (Chúa Ngọc) Đặt tên Hòn Bà, người

Chăm thể hiện lòng tôn vinh nữ thần, đồng thời cầu mong nữ thần phù

hộ cho việc làm ăn trên biển

1.1.2.4 Địa danh phản ánh sự kiện, nhân vật lịch sử.

Địa danh là một tấm bia lịch sử cô đọng, giàu ý nghĩa Địa danh ghi lạiquá trình hình thành, phát triển của một dân tộc, vùng miền, phản ánh nhữngbiến cố lịch sử, những sự kiện chính trị quan trọng

Việt Nam là một quốc gia luôn phải đối mặt với sự xâm lược của kẻ thù

từ hàng nghìn năm phong kiến phương Bắc, đến hàng trăm năm đô hộ củathực dân Pháp, đế quốc Mỹ Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, dântộc Việt đã có biết bao người anh hùng vĩ đại, biết bao chiến công hiểnhách Để lưu giữ khí thế chiến thắng đó, con người đã chọn tên những anhhùng, tên chiến thắng để đặt tên cho các con đường, các quảng trường, cácđơn vị hành chính, địa phương, thậm chí cả thành phố Tiêu biểu như:

bến Bạch Đằng (thành phố Hồ Chí Minh) gắn với chiến thắng quân Nam Hán

trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền Đồng thời, tên Ngô Quyền cũng được

đặt cho các địa danh như: quận Ngô Quyền, đường Ngô Quyền, trường

Trang 39

trung học cơ sở,

Trang 40

trung học phổ thông Ngô Quyền (Hải Phòng)…Các tuyến đường, dãy phố

Hà Nội thường được đặt bằng tên của các nhân vật lịch sử như:

Nguyễn Công Trứ, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Võ Nguyên Giáp …Trải bước trên những con phố ấy, nhà thơ Bằng Việt đã phải thốt lên: “Tôi đi dọc những lối vào lịch sử”…

Cách đặt địa danh gắn với các sự kiện, nhân vật lịch sử như là một cách

để khắc ghi thời kì lịch sử hào hùng của dân tộc, khắc ghi công ơn của cộinguồn Đồng thời cách đặt địa danh đó cũng là bài học văn hóa sâu sắc mà chaông muốn gửi gắm đến thế hệ sau

Qua sự phân tch ở trên, có thể thấy xét về mặt nội dung, địa danh cókhả năng bao quát cuộc sống con người từ địa hình nơi sinh sống đến hoạtđộng sản xuất kinh tế, sinh hoạt văn hóa ti nh thần, lịch sử phát triển củađịa phương, dân tộc… Địa danh tồn tại cùng quá trình hình thành và pháttriển của con người, như một chứng nhân cho những thành quả mà các thế

hệ đã dày công vun đắp

1.2 Địa danh trong thơ ca Việt Nam

Địa danh là một thành tố ngôn ngữ có khả năng chứa đựng thông tn,tình cảm của con người, có khả năng tạo ra giá trị nghệ thuật Chính vìvậy, địa danh được các nhà thơ sử dụng một cách sáng tạo trong các sáng tácthi ca Mỗi địa danh được lựa chọn đều là một dụng ý nghệ thuật nhằm thểhiện thái độ, quan điểm, tâm trạng của nhà văn, nhà thơ như: tình yêu quêhương đất nước, sự trân trọng, tự hào về lịch sử, tấm lòng cô đơn, lẻ loi…Dõi theo dòng chảy thi ca Việt Nam, có thể nhận thấy yếu tố địa danh được

sử dụng rộng rãi trong cả văn học dân gian, văn học trung đại đến văn họchiện đại

1.2.1 Địa danh trong thơ ca dân gian

Trong văn học dân gian, vấn đề địa danh được nhắc đến trong nhiều thể

loại Trước tiên phải kể đến thể loại “Truyện kể địa danh” nhằm giải thích

Ngày đăng: 12/10/2018, 01:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A. V. Superanskaja (2002), Địa danh là gì? (Bản dịch của Đinh Lan Hương), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa danh là gì
Tác giả: A. V. Superanskaja
Năm: 2002
2. Đào Duy Anh (2009), Từ điển Hán Việt, Nxb Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Hán Việt
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2009
4. Lại Nguyên Ân (Chủ biên) (2004), Tư liệu thảo luận 1955 về tập thơ Việt Bắc, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư liệu thảo luận 1955 về tập thơViệt Bắ
Tác giả: Lại Nguyên Ân (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2004
5. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 2004
6. Nguyễn Văn Âu (2000), Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Âu
Nhà XB: NxbĐại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
7. Hoàng Hữu Bội (1960), “Từ ấy với tuổi trẻ”, Báo Văn học, Số 74 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ ấy với tuổi trẻ”, "Báo Văn học
Tác giả: Hoàng Hữu Bội
Năm: 1960
8. Nhị Ca (1977), Cuộc sống kêu gọi qua tập thơ “Ra Trận”, Dọc đường văn học, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc sống kêu gọi qua tập thơ “Ra Trận”, Dọc đườngvăn học
Tác giả: Nhị Ca
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 1977
9. Hoàng Minh Châu (12/1959), “Về giá trị tập thơ Từ Ấy và phương pháp sáng tác của Tố Hữu”, Báo Văn học, Số 71 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về giá trị tập thơ Từ Ấy và phươngpháp sáng tác của Tố Hữu”, "Báo Văn học
10. Hoàng Thị Châu (1964), Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông, Thông báo khoa học, Đại học Tổng hợp HàNội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Áqua một vài tên sông
Tác giả: Hoàng Thị Châu
Năm: 1964
11. Nguyễn Thái Liên Chi (2009), Nghiên cứu địa danh tỉnh Đồng Nai, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu địa danh tỉnh Đồng Nai
Tác giả: Nguyễn Thái Liên Chi
Năm: 2009
12. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học - Lý luận và ứng dụng, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu văn học - Lý luận và ứng dụng
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w