Là một trong những công ty tổ chức sự kiện hàng đầu trên địa bàn thànhphố Thái Nguyên, với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đạicùng kinh nghiệm lâu năm trong nghề, cô
Trang 1TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH
THÁI NGUYÊN - 2019
I I
:
Trang 2TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số 8.34.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS Trương Tuấn Linh
THÁI NGUYÊN - 2019
I I
:
:
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn được thực hiện nghiêm túc, trung thực và mọi số liệu trong này được trích dẫn có
nguồn gốc rõ ràng
Tác giả luận văn
Bùi Duy Đạt
Trang 4tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô, cán bộ phòng Đào tạo nói riêng
và trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh nói chung đã giúp đỡ tôitrong quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin gửi lời cám ơn đến tập thể công ty TNHH Ngọc Đông cũng nhưgia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ để tôi hoàn thành đề tài này
Tác giả luận văn
Bùi Duy Đạt
Trang 5MỤC LỤC
i LỜI CÁM ƠN
ii MỤC
LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ vii MỞ ĐẦU .1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu đề tài 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
4 Những đóng góp khoa học của đề tài 3
5 Kết cấu của đề tài 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TỔ CHỨC SỰ KIỆN .5
1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh 5
1.1.1 Một số vấn đề lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 5
1.1.2 Năng lực cạnh tranh của Công ty tổ chức sự kiện 9
1.1.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty tổ chức sự kiện 12
1.1.4 Nội dung cơ bản nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty tổ chức sự kiện 13
1.2 Cơ sở thực tiễn - kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các Công ty tổ chức sự kiện 21
1.2.1 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số công ty tại Việt Nam 22
1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho các công ty tổ chức sự kiện trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh 26
Trang 72.2 Phương pháp nghiên cứu 29
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 29
2.2.2 Phương pháp tổng hợp thông tin 31
2.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 31
2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 36
2.3.1 Các chỉ tiêu định lượng 36
2.3.2 Các chỉ tiêu định tính 37
Chương 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH NGỌC ĐÔNG 39
3.1 Giới thiệu về công ty TNHH Ngọc Đông 39
3.1.1 Tổng quan về công ty TNHH Ngọc Đông 39
3.1.2 Quá trình phát triển 39
3.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 40
3.1.4 Danh mục dịch vụ và thị trường 43
3.1.5 Kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Ngọc Đông 44
3.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Ngọc Đông 45
3.2.1 Đánh giá các chỉ tiêu 46
3.2.2 Sự hài lòng của khách hàng 56
3.2.3 Phân tích SWOT 59
3.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty 61
3.3 Đánh giá những thành công, tồn tại và nguyên nhân 68
3.3.1 Ưu điểm 68
3.3.2 Hạn chế 69
3.3.3 Nguyên nhân 69
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH NGỌC ĐÔNG .71
4.1 Phương hướng phát triển của công ty 71
4.1.1 Mục tiêu của công ty trong thời gian tới 71
Trang 84.1.2 Phương hướng phát triển của công ty 72
4.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian tới 72
4.2.1 Giải pháp về công tác quản lý 72
4.2.2 Giải pháp về sản phẩm kinh doanh dịch vụ 73
4.2.3 Giải pháp về nguồn nhân lực 76
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .83
PHỤ LỤC 84
Trang 10vii
Trang 11DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu nghiên cứu trong mô hình Probit 32
Bảng 2.2: Ma trận SWOT 35
Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2016 - 2017 44
Bảng 3.2: Tỷ lệ phần trăm giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần 45
Bảng 3.3: Tốc độ tăng trưởng của công ty 46
Bảng 3.4: Thị phần của công ty 47
Bảng 3.5: So sánh giá bán một số dịch vụ của công ty TNHH Ngọc Đông với các đối thủ cạnh tranh 49
Bảng 3.6: Tỷ số khả năng sinh lời 51
Bảng 3.7: Số lượng hoạt động tổ chức sự kiện 53
Bảng 3.8: Mô hình probit 57
Bảng 3.9: Kết quả phân tích mô hình probit 58
Bảng 3.10: Ma trận SWOT công ty 59
Bảng 3.11: Bảng cân đối kế toán công ty TNHH Ngọc Đông năm 2016-2017 61
Bảng 3.12: Chỉ tiêu tài chính công ty 62
Bảng 3.13: Cơ cấu lao động của công ty 64
Bảng 3.14: Thiết bị sử dụng tai công ty tính đến năm 2018 65
Sơ đồ Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty TNHH Ngọc Đông 40
Sơ đồ 3.2: Đánh giá chất lượng của khách hàng 55
Trang 121
Trang 131 Tính cấp thiết của đề tài
MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang phát triển với xu hướng xãhội hóa và toàn cầu hóa, các công ty đã và đang phải đối mặt với mức độ cạnhtranh ngày càng gay gắt “Thương trường là chiến trường”, trong tình hìnhkinh tế khó khăn như hiện nay, để tồn tại và phát triển trên thương trườngbuộc các công ty phải tạo ra cho mình một lợi thế cạnh tranh so với các công
ty khác trong ngành Để làm được điều này là một việc không hề đơn giản
Theo dữ liệu thống kê, hiện nay Việt Nam có hàng trăm công ty, doanhnghiệp tổ chức cung cấp dịch vụ tổ chức sự kiện chuyên nghiệp cùng rất nhiềuđơn vị tổ chức sự kiện nhỏ, lẻ hoạt động không chuyên khác Tuy nhiên cácđơn vị tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay mới chỉ chiếm khoảng 8.3% tổng
số các công ty về truyền thông và quảng cáo Số lượng các công ty tổ chức sựkiện tại Việt Nam nhiều, nhưng chỉ số ít trong đó là chuyên nghiệp và có thựclực Phần lớn các doanh nghiệp tổ chức sự kiện chưa chủ động được nhân lực,vật lực và công nghệ mà hoạt động kết hợp hợp tác, kết nối, thuê các đơn vịriêng lẻ khác nhau như khách sạn, trung tâm hội nghị, nhà hàng, đơn vị quảngcáo, cung ứng thiết bị… Chính vì vậy, hoạt động tổ chức sự kiện chưa pháttriển chuyên nghiệp, độc lập và chi phí cũng trở nên tốn kém, lãng phí
Là một trong những công ty tổ chức sự kiện hàng đầu trên địa bàn thànhphố Thái Nguyên, với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đạicùng kinh nghiệm lâu năm trong nghề, công ty TNHH Ngọc Đông là mộttrong số ít các công ty tổ chức sự kiện có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu tổchức sự kiện chuyên nghiệp của khách hàng trên địa bàn thành phố TháiNguyên Tuy đã khẳng định được thương hiệu và chỗ đứng trong ngành tổchức sự kiện trên địa bàn thành phố Thái Nguyên nhưng công ty vẫn cònnhững tồn tại hạn chế chưa phát huy hết khả năng của mình
Trang 14Hiện nay công ty TNHH Ngọc Đông đang phải cạnh tranh ngày cànggay gắt với các công ty, đơn vị tổ chức sự kiện khác với sự ra đời của hàngloạt các đơn vị tổ chức sự kiện trên địa bàn thành phố Thái Nguyên như công
ty TNHH sự kiện & đào tạo Cánh Én, trung tâm tổ chức sự kiện tiệc cướiWhite Palace,… Cùng những đơn vị tổ chức sự kiện lớn đã hoạt động nhiềunăm như công ty TNHH quảng cáo & tổ chức sự kiện Việt Bắc, trung tâm tổchức sự kiện của khách sạn Đông Á Plaza,…Ngoài ra, trong tương lai gần khimột loạt các đối thủ khác ra đời đi vào hoạt động, công ty TNHH Ngọc Đông
sẽ phải đối mặt với thách thức không nhỏ là làm sao duy trì được khả năngcạnh tranh, giữ vững thị phần và tiếp tục phát triển như hiện nay
Xuất phát từ những lí do trên tôi lựa chọn đề tài tìm hiểu về “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Ngọc Đông trong ngành tổ chức
sự kiện trên địa bàn thành phố Thái Nguyên”.
2 Mục tiêu đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Ngọc Đông, giúpcông ty khẳng định và giữ vững được vị trí của mình trong lĩnh vực tổ chức sựkiện so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh,các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty
Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty
Đánh giá và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranhcủa Công ty TNHH Ngọc Đông Đây chính là mục tiêu liên quan đến việc lựachọn Phương pháp nghiên cứu là mô hình toán thống kê thông qua việc đolường được mức độ hài lòng với dịch vụ của công ty
Trang 15Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công
ty Cổ phần TNHH Ngọc Đông
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Những định hướng, chiến lược kinh doanh của Công ty; Vốn và khảnăng tài chính; bộ máy nhân sự và chất lượng dịch vụ; marketing và các chiếnlược cạnh tranh của công ty
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty TNHHNgọc Đông và có so sánh với một số công ty khác trên địa bàn thành phố TháiNguyên
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh, các chỉ tiêuđánh giá năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnhtranh của công ty TNHH Ngọc Đông
- Phạm vi về thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2016 - 2017
4 Những đóng góp khoa học của đề tài
- Luận văn nhằm hệ thống hóa các luận cứ khoa học mang tính lý luận
về các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty tổ chức sự kiện trongbối cảnh hiện nay
- Phân tích, đánh giá khả năng, năng lực cạnh tranh thực tế của doanhnghiệp trong những năm qua và xu thế hiện nay
- Xác định được các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranhcủa công ty trong ngành tổ chức sự kiện
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công tyTNHH Ngọc Đông
Trang 165 Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu và phần kết luận gồm có 4 chương:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Ngọc Đông
- Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh củaCông ty TNHH Ngọc Đông
Trang 17Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TỔ CHỨC SỰ KIỆN
1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh
1.1.1 Một số vấn đề lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh
Trong kinh tế chính trị học thì cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữanhững chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiệnthuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu đượcnhiều lợi ích nhất cho mình
Theo Các Mác: Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữacác nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêuthụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch (Các Mác, 1978)
Thuật ngữ “Cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiềulĩnh vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao.Theo nhà kinh tế học Michael Porter (1985, 1998) của Mỹ thì: Cạnh tranh(kinh tế) là giành lấy thị phần Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận,
là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà công ty đang có Kếtquả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiềuhướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi
Ở góc độ thương mại, cạnh tranh là một trận chiến giữa các công ty vàcác ngành kinh doanh nhằm chiếm được sự chấp nhận và lòng trung thành củakhách hàng Hệ thống công ty tự do đảm bảo cho các ngành có thể tự mìnhđưa ra các quyết định về mặt hàng cần sản xuất, phương thức sản xuất, và tựđịnh giá cho sản phẩm hay dịch vụ
Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đuanhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu kinh
tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng,cũng như
Trang 18các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất Mục đích cuối cùng của các chủthể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích Đối với người sảnxuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sựtiện lợi.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là điều kiện và nhân tố kíchthích, động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, từ đó gópphần gia tăng năng suất lao động tạo sự phát triển của xã hội
1.1.1.2 Năng lực cạnh tranh
Ngày nay, cụm từ “năng lực cạnh tranh” được sử dụng rất nhiều trêncác tài liệu tham khảo, công trình nghiên cứu cũng như các phương tiện thôngtin đại chúng nhưng vẫn tồn tại nhiều quan điểm về năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp
Theo Micheal Porter (1985, 1998), trong “chiến lược cạnh tranh” thìnăng lực cạnh tranh là khả năng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ các sản phẩmcùng loại (hay các sản phẩm thay thế) của doanh nghiệp đó
Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động Theo Tổ chứchợp tác và phát triển kinh tế (OECD), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp làsức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất
có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiệncạnh tranh quốc tế
Một số tác giả trong nước đưa ra những quan điểm như sau: tác giả VũTrọng Lâm (2006) cho rằng “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khảnăng tạo dựng, duy trì, sử dụng mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp”.Tác giả Lê Công Hoa & Lê Chí Công (2006) thì năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủcạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợingày càng cao hơn
Trang 19Qua những quan điểm trên chúng ta có thể hiểu năng lực cạnh tranh củacông ty là sự thể hiện thực lực và lợi thế của công ty so với đối thủ cạnh tranhtrong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngàycàng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoàinhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại vàphát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đốithủ cạnh tranh trên thị trường.
Năng lực canh tranh của công ty được tạo ra từ thực lực của công ty và
là các yếu tố nội hàm của mỗi công ty Năng lực cạnh tranh không chỉ đượctính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị côngty,… mà năng lực cạnh tranh của công ty gắn liền với ưu thế của sản phẩm màcông ty đưa ra thị trường Năng lực cạnh tranh của công ty gắn với với thịphần mà nó nắm giữ, cũng có quan điểm đồng nhất của công ty với hiệu quảsản xuất kinh doanh…
Nếu một doanh nghiệp tham gia thị trường mà không có năng lực cạnhtranh hay khả năng cạnh tranh yếu hơn các đối thủ của nó thì sẽ rất khó khăn
để tồn tại và phát triển được, quá trình duy trì sức mạnh của doanh nghiệpphải là quá trình lâu dài và liên tục Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là
cơ sở để đảm bảo khả năng duy trì lâu dài sức mạnh cạnh tranh đó
Năng lực cạnh tranh của công ty là khả năng duy trì và nâng cao lợi thếcạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ; mở rộng mạng lưới tiêu thụsản phẩm dịch vụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằmđạt được lợi ích kinh tế cao và bền vững
1.1.1.3 Chức năng, vai trò, hình thức và lợi thế cạnh tranh
a Chức năng của cạnh tranh
Cạnh tranh giúp đảm bảo việc điều chỉnh quan hệ giữa cung và cầu Cạnh tranh giúp điều khiển sao cho những nhân tố sản xuất sẽ được sửdụng vào những nơi có hiệu quả nhất, làm giảm thiểu tổng giá thành của sảnxuất xã hội
Trang 20Cạnh tranh tạo tiền đề thuận tiện nhất cho sản xuất thích ứng linh hoạtcầu và công nghệ sản xuất.
Cạnh tranh tác động một cách tích cực đến điều tiết và phân phối thu nhập Cạnh tranh thúc đẩy sự đổi mới được coi là một chức năng cạnhtranh
năng động trong những thập kỉ gần đây
b Vai trò của cạnh tranh
Đối với công ty: cạnh tranh ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển củacông ty Sự cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắmbắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề, thườngxuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành côngmới nhất vào trong sản xuất, tăng cường công tác quản lý, hoàn thiện cáchthức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năng xuất,chất lượng, hiệu quả kinh tế, từ đó giúp cho công ty ngày một phát triển Ởđâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kémphát triển
Đối với người tiêu dùng: Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm rasản phẩm có chất lượng hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thứckhoa học, công nghệ trong đó cao hơn để đáp ứng với thị hiếu và nhu cầucủa người tiêu dùng Từ đó, người tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng trongviệc lựa chọn các sản phẩm phù hợp với túi tiền và sở thích của mình, đồngthời những lợi ích mà họ thu được từ hàng hoá ngày càng được nâng cao, thoảmãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu của họ nhờ các dịch vụ kèm theo đượcquan tâm nhiều hơn
Tóm lại: Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những
động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy sản xuất phát triển Đòi hỏi mọi tổ chức cầnphải năng động, nhạy bén, luôn nâng cao trình độ, áp dụng khoa học kỹ thuật
và không ngừng hoàn thiện bộ máy hoạt động
Trang 21Cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực thể hiện ở cạnh tranhkhông lành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm phápluật (buôn
Trang 22lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại, ) hoặc những hành vi cạnh tranh làm phânhóa giàu nghèo, tổn hại môi trường sinh thái.
Lợi thế cạnh tranh còn thể hiện ở tính kinh tế các yếu tố đầu vào cũngnhư đầu ra của sản phẩm, bao gồm chi phí cơ hội, năng suất lao động, chấtlượng sản phẩm
1.1.2 Năng lực cạnh tranh của Công ty tổ chức sự kiện
1.1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của công ty tổ chức sự kiện
Theo quan điểm về hoạt động tổ chức sự kiện là các hoạt động liên quanđến việc thiết kế, tổ chức thực hiện sự kiện
Theo quan điểm kinh doanh tổ chức sự kiện bao gồm một số hoặc toàn
bộ các hoạt động từ việc thiết kế, triển khai đến kiểm soát các hoạt động của
sự kiện nhằm đạt được các mục tiêu nhất định mà sự kiện đã đề ra
Tổ chức sự kiện là một quá trình bao gồm sự kết hợp các hoạt động laođộng với các tư liệu lao động cùng với việc sử dụng máy móc thiết bị, công cụlao động thực hiện các dịch vụ đảm bảo toàn bộ các công việc chuẩn bị và cáchoạt động sự kiện cụ thể nào đó trong một thời gian và không gian cụ thểnhằm chuyển tới đối tượng tham dự sự kiện những thông điệp truyền thôngtheo yêu cầu của khách hàng mục tiêu (Nguyễn Thành Độ, 2007)
Qua nghiên cứu hoạt động tổ chức sự kiện hiên nay ở Việt Nam cũngthấy rằng tổ chức sự kiện cũng bao gồm các hoạt động như nghiên cứu sựkiện; lập kế hoạch, chương trình cho sự kiện; điều hành các diễn biến của sựkiện; kết thúc sự kiện…
Trang 23Trong mỗi sự kiện, chủ sở hữu sự kiện là người có nhu cầu tổ chức sựkiện, có thể là cá nhân hoặc cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể.Trong khi đó, nhà tổ chức sự kiện là những thành viên tổ chức hoạt động sựkiện chuyên nghiệp, được chủ sở hữu sự kiện “đặt hàng” về nhu cầu của mìnhvới các công ty cung cấp dịch vụ để các công ty này tổ chức chuẩn bị và thựchiện hoạt động sự kiện Từ cách tiếp cận đã đề cập nêu trên có thể khái quát:
“Doanh nghiệp tổ chức sự kiện là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sởgiao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm thựchiện một số hoặc toàn bộ các công việc: nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng; lậpchương trình, kế hoạch; chuẩn bị các yếu tốt cần thiết và tổ chức tiến hànhdiễn biến của sự kiện trong một thời gian và không gian cụ thể để truyền đạtnhững thông điệp nhất định đến những người tham gia sự kiện và xã hội;nhằm đáp ứng các mục đích khác nhau của các chủ thể tham gia vào sự kiện”
Năng lực cạnh tranh của công ty tổ chức sự kiện là khả năng duy trì vànâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ, sử dụng các yếu tốkinh doanh nhằm đạt được lợi ích kinh tế cao và bền vững, thích ứng vớinhững thay đổi của môi trường kinh doanh
Giá thành chi phí dịch vụ kinh doanh thấp hơn đối thủ cạnh tranh, cácdịch vụ đa dạng và phù hợp với nhu cầu của thị trường là những lợi thế cạnhtranh giúp công ty có được sự thành công Để duy trì những lợi thế đó, công
ty cần đảm bảo tốt chất lượng dịch vụ khách hàng sử dụng; cải tiến, đổi mớicác dịch vụ đang cung cấp theo hướng phù hợp, tiện lợi cho khách hàng vàđáp ứng ngày càng đa dạng các nhu cầu của khách hàng trong quá trình tổchức sự kiện Ngoài ra, công ty cần chú trọng ứng dụng những thành tựu củakhoa học công nghệ một cách linh hoạt và hợp lý vào quá trình kinh doanh
để đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn
Trang 241.1.2.2 Vai trò của năng lực cạnh tranh đối với Công ty tổ chức sự kiện
Năng lực cạnh tranh là yếu tố đảm bảo giúp công ty có thể tạo ra sựkhác biệt so với các đối thủ, giúp công ty đảm bảo hoạt động kinh doanh vàphát triển trên thị trường Năng lực cạnh tranh của công ty thể hiện ở chấtlượng và giá thành các dịch vụ, khả năng duy trì và mở rộng thị phần, nănglực nâng cao hiệu quả kinh doanh, khả năng thích ứng và đổi mới của công ty,năng lực liên kết và hợp tác của công ty
1.1.2.3 Đặc điểm năng lực cạnh tranh của Công ty tổ chức sự kiện
Năng lực cạnh tranh của công ty phụ thuộc rất nhiều vào trình độ vàkinh nghiệm nguồn nhân lực Ngoài ra, điều kiện cơ sở vật chất, khoa học côngnghệ đang áp dụng và nguồn nguyên liệu sẽ mang đến những sự khác biệt vớicác công ty khác
Philip Kotler (2003) cho rằng: “Dịch vụ là mọi hành động và kết quả
mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vô hình và không dẫnđến quyền sở hữu một cái gì đó Sản phẩm của nó có thể có hay không gắnliền với một sản phẩm vật chất” Như vậy có thể thấy dịch vụ là hoạt độngsáng tạo của con người, là hoạt động có tính đặc thù riêng của con ngườitrong xã hội phát triển, do chính con người tạo ra và phụ thuộc vào con người
Vì vậy, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệmchính là yếu tố thiết yếu tạo ra lợi thế cạnh tranh của công ty
Chất lượng dịch vụ vô cùng quan trọng đối với năng lực cạnh tranh, đểđảm bảo sự thành công cho các sự kiện và để có được sự tin tưởng lựa chọnđối với khách hàng, công ty luôn trú trọng đề cao vấn đề chất lượng dịch vụ,mỗi dịch vụ cung cấp đều được kiểm tra nghiêm ngặt
1.2.2.4 Các công cụ cạnh tranh của Công ty tổ chức sự kiện
Cạnh tranh bằng giá dịch vụ: giá cả là yếu tố cơ bản quyết định chínhtrong việc lựa chọn sử dụng dịch vụ của khách hàng Giá thành dịch vụ ảnhhưởng bởi các yếu tố liên quan tới chi phí tạo nên dịch vụ Giá bán là giá gồm
có giá thành và một số chi phí sau sản xuất cộng với một phần lợi nhuận mong
Trang 25muốn của công ty Để tăng năng lực cạnh tranh cần có phương pháp định giáphù hợp, cần tổ chức nghiên cứu để có các thông tin cần thiết cho việc địnhgiá thì mới có được lợi thế khi đưa ra giá của sản phẩm và tăng sức cạnh tranhcủa công ty trên thị trường.
Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ: công ty sử dụng dịch vụ làm công
cụ để tăng khả năng cạnh tranh bằng cách tạo ra các dịch vụ có chất lượng caonhằm phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng, hoặc là tạo ra sựkhác biệt để thu hút khách hàng Mặt khác công ty có chất lượng dịch vụ càngcao thì uy tín và hình ảnh của nó trên thị trường cũng càng cao, đồng thời tạonên sự trung thành của khách hàng đối với công ty Ngoài ra đối với đặc thù
về dịch vụ tổ chức sự kiện là đối thủ có thể sao chép không quá phức tạp, vìthế đối với dịch vụ tổ chức sự kiện cần có sự đa dạng về dịch vụ, đặc tínhriêng biệt để tạo ra sự nổi trội so với các dịch vụ của đối thủ khác
Cạnh tranh bằng xúc tiến hỗn hợp: xúc tiến hỗn hợp là cách thức đưathông tin dịch vụ, thương hiệu của công ty đến với khách hàng, là cách màcông ty tiếp xúc và tạo mối quan hệ với khách hàng bằng các công cụ xúc tiếnnhư: quảng cáo, quan hệ công chúng (PR), …để kích thích và lôi kéo kháchhàng sử dụng dịch vụ của công ty, cần có những chiến lược về xúc tiến hợp lýnhư chương trình khuyến mãi, miễn phí một số dịch vụ… và cần lập một ngânsách cho việc này nhằm mục đích chi tiêu hợp lý
Ngoài ra, sau mỗi sự kiện được tổ chức, công ty cần có các hoạt độngchăm sóc khách hàng, lắng nghe những ý kiến của khách hàng về chất lượngdịch vụ để có thể đưa ra những hướng giải quyết kịp thời và rút kinh nghiệmcho những hoạt động kinh doanh tiếp theo
1.1.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty tổ chức sự kiện
Trong nền kinh tế thị trường hội nhập hiện nay, việc nâng cao năng lựccạnh tranh của công ty là hết sức cần thiết Với sự phát triển mạnh mẽ cả về số
Trang 26lượng và chất lượng của các công ty tổ chức sự kiện, cùng với những cơ chế,quy định của Nhà nước như Nghị quyết số 10-NQ/TW Hội nghị lần thứ Nămkhoá XII năm 2017 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quantrọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết19/NQ-CP ngày 18/3/2014; Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 12/3/2015; Nghịquyết
19/NQ-CP ngày 28/4/2016; Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016, Luật Đầu
tư và Luật DN; Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Thuế thu nhập DN…tạo điềukiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp dẫn đến việc cạnh tranh
sẽ ngày càng gay gắt do sự tham gia của nhiều công ty, đơn vị tổ chức sự kiện.Mặt khác, thị trường hội nhập cũng sẽ là cơ hội để các công ty tổ chức sự kiện
có thêm thị phần cho mình nhưng để làm được điều đó thì năng lực cạnh tranhcủa công ty phải đủ mạnh thì mới có thể đứng vững và tồn tại được
1.1.4 Nội dung cơ bản nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty tổ chức sự kiện
1.1.4.1 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh
Trong sách “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiếntrình hội nhập kinh tế quốc tế” của Tiến sĩ Vũ Trọng Lâm đã đưa ra một sốtiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh như sau:
- Khả năng duy trì và phát triển thị trường: Tiêu chí này được đánh giádựa trên việc so sánh doanh thu của công ty với tổng doanh thu của thị trường.Nếu việc xác định tổng doanh thu của thị trường gặp nhiều khó khăn thì có thể
so sánh doanh thu của công ty với doanh thu của đối thủ mạnh nhất
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 (VAS 14 - Doanh thu và thunhập khác) ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC: “Doanh thu làtổng giá trị các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp đã thu được trong kỳ kế toán,phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệpgóp phần làm tăng vốn chủ sở hữu” Về bản chất có thể hiểu doanh thu làtổng giá
Trang 27trị được thực hiện do việc bán sản phẩm, hàng hóa hay cung cấp dịch vụ chokhách hàng.
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 thì doanhthu được định nghĩa là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu củadoanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông Doanh thu đượcghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh
tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, khôngphân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền
Căn cứ vào chỉ tiêu doanh thu qua từng thời kỳ hoặc qua các năm ta cóthể đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh là tăng hay giảm, theo chiềuhướng tốt hay xấu Nhưng để đánh giá được hoạt động kinh doanh đó có manglại được hiệu quả hay không ta phải xét đến những chi phí đã hình thành nêndoanh thu đó Nếu doanh thu và chi phí của công ty đều tăng lên qua các nămnhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí thì hoạt độngkinh doanh của công ty được đánh giá là tốt, công ty đã biết phân bổ và sửdụng hợp lý yếu tố chi phí, bởi một phần chi phí tăng thêm đó được doanhnghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư mua sắm trang thiết bị và xâydựng cơ sở hạ tầng…
Thị phần của công ty cũng là một thước đo của tiêu chí khả năng duy trì
và phát triển thị trường của doanh nghiệp Có rất nhiều quan điểm khác nhau
về khái niệm thị phần của công ty Ở phương diện marketing thì thị phần làmột trong những thông số kinh doanh được quan tâm nhiều nhất trong hoạtđộng marketing của một công ty, đó là tăng tối đa sản lượng sản phẩm hànghoá, dịch vụ tiêu thị, thỏa mãn nhu cầu thị trường thông qua việc thu hútkhách hàng, chiếm lĩnh và phát triển thị trường Khối lượng sản phẩm hànghóa, dịch vụ bán ra trên thị trường là một trong những mặt cơ bản quyết địnhđến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Do vậy các hoạt động marketingchủ yếu là nhằm nâng cao thị phần của công ty mình
Trang 28Trên phương diện chiến lược thì thị phần luôn là căn cứ cơ bản để xácđịnh cũng như đánh giá sức mạng, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Căn cứvào thị phần có thể xác định được vị thế của mỗi công ty đang ở vị trí nào trênthị trường Mỗi công ty có thể đánh giá được thành tích của mình so với cácđối thủ cạnh tranh của mình nói riêng và toàn ngành nói chung Qua đó mỗidoanh nghiệp sẽ có những phương hướng, kế hoạch chiến lược hợp lý để bảo
vệ và phát triển thị phần của mình
Qua đây có thể hiểu một cách khái quát: Thị phần là phần thị trườngdoanh nghiệp đã chiếm giữ được và phục vụ, nó là tỷ lệ phần trăm thị trường
mà doanh nghiệp nắm giữ trên tổng dung lượng thị trường
Doanh thu tiêu thụ của công ty
Trang 29Thị phần tuyệt đối của công ty =
Thị phần tương đối của công ty =
Doanh thu tiêu thụ toàn thị
trường Phần thị trường tuyệt đối của
công ty Phần thị trường tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh
Do đặc thù của ngành tổ chức sự kiện có nhiều đơn vị kinh doanh khó tínhtoán tổng doanh thu của toàn thị trường nên đề tài nghiên cứu thi phần theohướng thị phần tương đối là chủ yếu Cách xác định cụ thể như sau:
Sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh: Đối với công ty tổ chức sựkiện, khả năng sinh lời lớn sẽ tạo cho công ty khả năng tích lũy lớn, từ đólàm gia
Trang 30tăng năng lực tài chính của công ty Khả năng sinh lời cao giúp công ty tổchức sự kiện có khả năng trang bị công nghệ hiện đại hơn, đầu tư theo xuhướng, thị hiếu thay đổi nhanh của thị trường, đáp ứng tốt yêu cầu của kháchhàng, Tiêu chí trên đánh giá bằng các chỉ tiêu cụ thể như: Doanh lợi tiêu thụsản phẩm; tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản; tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sởhữu
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm là chỉ tiêu phản ánh số lợi nhuận sau thuếđạt được trong 1 đồng doanh thu Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm càng lớn chứng
tỏ chi phí sản suất của công ty càng nhỏ, công ty hoạt động có hiệu quả
Doanh lợi tài sản (ROA) là tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản, phảnánh lượng lợi nhuận đạt được trong 1 đồng tài sản, Tài sản của công ty hìnhthành từ nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu, cả hai nguồn vốn này đều đượcdùng cho các hoạt động của công ty Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tưthành lợi nhuận được thể hiện qua ROA ROA càng cao chứng tỏ công tyđang thu được nhiều lợi nhuận hơn, hoạt động tốt hơn
Tỷ số thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) là thước đo chínhxác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra sẽ tích lũy được bao nhiêu lợi nhuận Tỷ
số ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn đồng thời
là cơ sở để công ty có thể dễ dàng huy động vốn trong tương lai
- Hình ảnh doanh nghiệp: Hình ảnh của doanh nghiệp được phản ánhbằng uy tín thương hiệu và kinh nghiệm của công ty đó
Uy tín của công ty là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giánăng lực cạnh tranh của công ty Công ty nào có uy tín sẽ có nhiều bạn hàng,nhiều đối tác làm ăn và nhất là có một lượng khách hàng rất lớn Mục tiêu củacác công ty là doanh thu, thị phần và lợi nhuận v.v Nhưng để đạt được cácmục tiêu đó công ty phải tạo được uy tín của mình trên thị trường, phải tạođược vị thế của mình trong con mắt của khách hàng Cơ sở, tiền đề để tạođược uy tín của công ty đó là công ty phải có một nguồn vốn đảm bảo để duytrì và phát triển hoạt động kinh doanh, có một hệ thống máy móc, cơ sở hạtầng đáp ứng
Trang 31đầy đủ yêu cầu của hoạt động kinh doanh Yếu tố quan trọng nhất để tạo nên
uy tín của công ty đó là “ con người trong công ty” tức công ty đó phải có mộtđội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, đội ngũ nhân viên giỏi
về tay nghề và kỹ năng làm việc, họ là những con người có trách nhiệm vànhiệt tình trong công việc, biết khơi dậy nhu cầu của khách hàng
- Các tiêu thức khác: Ngoài các tiêu chí trên, năng lực cạnh tranh cònđược xác định qua các chỉ tiêu như năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm…
1.1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty
Cuốn sách “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hộinhập” (2005 - NXB Lao Động) của Tiến sĩ Trần Sửu phân loại nhóm nhân tốảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty thành các nhóm sau:
a) Nhóm nhân tố bên trong công ty:
* Năng lực tài chính: Vốn là tiền đề cho mọi hoạt động của công ty.
Năng lực tài chính thể hiện ở quy mô vốn của công ty, khả năng huy động và
sử dụng hiệu quả nguồn vốn vào quá trình kinh doanh Một công ty có nănglực tài chính vững mạnh sẽ có đủ nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật,
áp dụng những tiến bộ khoa học vào quá trình kinh doanh, tạo lợi thế cạnhtranh so với đối thủ trên thị trường
* Nguồn nhân sự: Là nhân tố không thể thiếu trong bất kỳ công ty nào.
Nhân sự chính là yếu tố đề ra mục tiêu, phân tích thị trường, lập kế hoạch,thực hiện kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu, kiểm tra và đánh giá quá trìnhthực hiện kế hoạch đó Lợi thế cạnh tranh về nguồn lực thể hiện qua trình độđào tạo, năng lực nghiệp vụ, khả năng phấn đấu, trình độ hiểu biết pháp luật,mức độ gắn bó với doanh nghiệp
* Trình độ công nghệ: Trong ngành tổ chức sự kiện, khoa học công
nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng và then chốt trong việc tạo ra sự khácbiệt về dịch vụ giữa các đơn vị tổ chức sự kiện Công nghệ không chỉ áp dụngrộng rãi trong quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ trực tiếp như hệ thống âmthanh,
Trang 32ánh sáng sân khấu, hệ thống màn hình LED, các thiết bị quay phục vụ quátrình quay phim, chụp hình mà còn áp dụng trong quá trình quản lý thông tinnhư các phần mềm ứng dụng trong quản lý thu chi,…
* Hệ thống cơ sở vật chất: Với mỗi đơn vị tổ chức sự kiện, hệ thống cơ
sở, vật chất chính là nhân tố ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của công
ty đó Cơ sở vật chất khang trang, rộng rãi, thiết kế đẹp cùng các yếu tố như vịtrí tại nơi đông dân cư, có bãi để xe sức chứa lớn, hệ thống đường xá thuậntiện… chính là những yếu tố tạo nên sự khác biệt với các đối thủ, nhà yếu tố
mà khách hàng luôn cân nhắc, so sánh khi lựa chọn đơn vị tổ chức sự kiện chomình
b) Nhóm nhân tố bên ngoài công ty:
* Khách hàng: Khách hàng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ
hoạt động kinh doanh của ngành Khách hàng là những người ra quyết định vềkhả năng sử dụng dịch vụ của công ty và mỗi công ty luôn cố gắng để thỏamãn những nhu cầu của khách hàng Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt nhưhiện nay, khách hàng có thể tạo ra áp lực về giá cũng như đòi hỏi ngày càngcao về chất lượng dịch vụ Vì vậy, công ty cần phải phân tích và đưa ra cácgiải pháp phù hợp cho từng phân đoạn khách hàng của mình sao cho vừa đảmbảo mục tiêu lợi nhuận của công ty, vừa thỏa mãn tối đa nhu cầu của kháchhàng của công ty
Sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng được phản ánh bằng mức độ hàilòng của khách hàng Mức độ hài lòng của khách hàng chính là yếu tố để giữchân khách hàng cũ và tạo ra thêm nhiều khách hàng mới Chính vì vậy, khicạnh tranh trong ngành ngày càng tăng cao do có nhiều công ty tham gia vàothị trường hơn, mức độ hài lòng của khách hàng ngày càng đóng vai trò quantrọng hơn
* Đối thủ cạnh tranh trong ngành:
Đối thủ cạnh tranh trong ngành là các doanh nghiệp, tổ chức có cùngphân khúc khách hàng, có sản phẩm tương đồng và có sức mạnh cạnh tranhtrên cùng phân khúc thị trường
Trang 33Đối thủ cạnh tranh trong ngành quyết định mức độ và tính chất cạnhtranh bởi bất kỳ quyết định của đối thủ cạnh tranh trong ngành sẽ ảnh hưởngđến thị trường ở mức độ nhất định, đối thủ càng mạnh thì ảnh hưởng sẽ cànglớn Vì vậy công ty cần tìm hiểu rõ đối thủ của mình để từ đó đưa ra nhữngquyết định phù hợp.
* Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những cá nhân, tổ có khả năng gia nhập vàcạnh tranh với doanh nghiệp song hiện tại chưa gia nhập
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là yếu tố ảnh hưởng đến vị thế của công tytrên thị trường bởi họ là những người tham gia thị trường muộn hơn nên sẽ cólợi thế trong việc áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ, đồng thời
sẽ học hỏi từ những hạn chế và sai lầm của những đối thủ đi trước để hoànthiện bản thân Tuy vậy, những đối thủ này sẽ gặp những bất lợi nhất định, vìvậy công ty cần tận dụng để hạn chế đối thủ như cần đảm bảo chất lượng dịch
vụ, tận dụng kinh nghiệm để đa dạng hóa sản phẩm, phù hợp với nhu cầucủa khách hàng
* Các yếu tố kinh tế:
Thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, cơcấu vùng… từ đó tạo ra tính hấp dẫn về thị trường và sức mua, cơ cấu chi tiêukhách nhau với các thị trường hàng hóa khác nhau
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia tổ chức sự kiện thì các sự kiện liênquan đến hoạt động kinh doanh, thương mại của các doanh nghiệp chiếm hơn60% về số lượng, và 75% về ngân sách tổ chức sự kiện Mà nhu cầu của cácdoanh nghiệp này lại chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường kinh tế do đó môitrường kinh tế sẽ có những ảnh hưởng rất lớn đến dịch vụ tổ chức sự kiện.Ngoài ra cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, mà yếu tố chi phối lớnnhất là thu nhập của người dân sẽ tác động đến tổ chức sự kiện Khi thu nhậpcủa người dân ngày càng được cải thiện thì yêu cầu về sự chuyên nghiệp càngcao,
Trang 34đây là điều mà các công ty tổ chức sự kiện cần phải quan tâm, chuẩn bị để cóthể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh với các đối thủ.
* Môi trường chính trị - pháp luật:
Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quyết định
tổ chức sự kiện của cả nhà đầu tư và tổ chức sự kiện Yếu tố này bao gồm hệthống luật và các văn bản dưới luật, các công cụ, chính sách của nhà nước, tổchức bộ máy, cơ chế điều hành của chính phủ và các tổ chức chính trị, xã hội
Sự tác động của môi trường chính trị tới các quyết định tổ chức sự kiện phảnánh sự tác động can thiệp của các chủ thể quản lý vĩ mô tới kinh doanhcủa doanh nghiệp
* Môi trường văn hóa:
Văn hóa được coi là một hệ thống giá trị, quan niệm, niềm tin, truyềnthống và các chuẩn mực hành vi đơn nhất với một nhóm người cụ thể nào đóđược chia sẻ một các tập thể, bao gồm: Những giá trị văn hóa truyền thốngcăn bản , nh ững giá trị văn hóa th ứ phát , các nhánh v ăn hó a c ủa
mộ t n ền văn hó a
Những giá trị văn hóa truyền thống căn bản: Đó là các giá trị chuẩn mực
và niềm tin trong xã hội có mức độ bền vững, khó thay đổi, tính kiên định rấtcao, được truyền từ đời này qua đời khác và được duy trì qua môi tường giađình, trường học, tôn giáp, luật pháp nơi công sở… và chúng tác động mạnh
mẽ, cụ thể vào những thái độ, hành vi ứng xử hàng ngày, hành vi mua và tiêudùng hoàng hóa của từng cá nhân, từng nhóm người
Những giá trị văn hóa thứ phát: Nhóm giá trị chuẩn mực và niềm tinmang tính “thứ phát” thì linh động hơn, có khả năng thay đổi dễ hơn so vớinhóm căn bản các giá trị chuẩn mực về đạo đức, văn hóa thứ phát khi thay đổihay dịch chuyển sẽ tạo ra các cơ hội thị trường hay các khuynh hướng tiêudùng mới, đòi hỏi các hoạt động tổ chức sự kiện phải bắt kịp và khai tháctối đa
Các nhánh văn hóa của một nền văn hóa: Có những “tiểu nhóm” văn hóaluôn luôn tồn tại trong xã hội và họ chính là những cơ sở quan trọng để hình
Trang 35thành và nhân rộng một đoạn thị trường nào đó, Những nhóm này cùng chia sẻcác hệ thống giá trị văn hóa - đạo đức - tôn giáo…nào đó, dựa trên cơ sở củanhững kinh nghiệm sống hay những hoàn cảnh chung, phổ biến Đó là nhữngnhóm tín đồ của một tôn giáo hay giáo phái nào đó, nhóm thanh thiếu niên,nhóm phụ nữ đi làm,…
Nói chung, các giá trị văn hóa chủ yếu trong xã hội được thể hiện ởquan niệm hay cách nhìn nhận, đánh giá con người về bản thân mình, về mốiquan hệ giữa con người với nhau, về thể chế xã hội nói chung, về thiên nhiên
và về thế giới Ngày nay con người đang có xu thể trở về với cộng đồng, hòanhập chung sống hòa bình, bảo vệ và duy trì, phát triển thiên nhiên, môitrường sinh thái đa dạng hóa, giao thoa của các nền văn hóa, sắc tộc và tôngiáo khiến các hoạt động tổ chức sự kiện cần phải thích ứng để phù hợp vớicác diễn biến đó
1.2 Cơ sở thực tiễn - kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các Công ty tổ chức sự kiện
Thị trường tổ chức sự kiện tại Việt Nam đang không ngừng phát triển,không những bao gồm nhu cầu của các tổ chức xã hôi, phi chính phủ, cáchdoanh nghiệp mà còn bao gồm nhu cầu của các gia đình, các cá nhân Kinh tế
xã hội càng phát triển, nhu cầu về tổ chức sự kiện càng cao
Việt Nam với hơn 96 triệu dân, hơn 60 tỉnh thành, hơn 500 quận huyệnvới hàng chục nghìn thôn xã nền kinh tế nước ta bao gồm nhiều thành phầnvới hàng trăm ngàn doanh nghiệp thuộc các ngành với nhu cầu rất đa dạng về
tổ chức sự kiện
Là đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời, với hơn 60 dân tộc ở cácmiền kác nhau nền nền văn hóa Việt Nam rất phong phú và đa dạng Hơn nữa,Việt nam còn là nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn như Trung Hoa, Ấn Độ
và phương Tây càng làm cho nền văn hóa Việt Nam hiện đại phong phú và đadạng hơn Chính những yếu tố đó cũng tác động mạnh vào nhu cầu tổ chức sựkiện, làm quy mô nhu cầu tăng cao hơn với nhiều phân đoạn hơn Nhu cầu và
Trang 36mong muốn là rất lớn Mỗi năm có tới hàng triệu sự kiện lớn nhỏ có nhu cầu
tổ chức tuy nhiên khả năng cung ứng hiện nay là có hạn bởi số công ty chuyên
về kinh doanh tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay chưa thực sự chuyênnghiệp Các công ty có tham gia tổ chức sự kiện chủ yếu là: Các doanhnghiệp quảng cáo, marketing; doanh nghiệp tổ chức hội chợ triển lãm; cáccông ty du lịch; khách sạn và một số doanh nghiệp có cơ sở tổ chức hội nghị,hội thảo,…
Về chất lượng dịch vụ tổ chức sự kiện, các doanh nghiệp chủ yếu thựchiện theo hình thức tự học hỏi là chính Hiện nay nhân sự tốt cho lĩnh vực tổchức sự kiện còn chưa nhiều Tại Việt Nam các đơn vị giáo dục đào tạo bàibản, chính quy cho nghề tổ chức sự kiện còn ít Ngay cả các thông tin về việc
tổ chức sự kiện ở Việt Nam cũng còn rất hạn chế
1.2.1 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số công ty tại Việt Nam
1.2.1.1 Tập đoàn Le Invest (Holdings) Corporation
Tập đoàn cùng với 3 công ty thành viên gồm: công ty Le Media, công
ty Le Bros và công ty Vietnam CEO Corporation được đánh giá là nhữngcông ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực xuất bản, báo chí, truyền thông,marketing, quan hệ công chúng và tổ chức sự kiện
Le Bros (Công ty TNHH Lê và Anh Em) được thành lập từ tháng9/2002 với sự tham gia của các thành viên lãnh đạo chủ chốt của HD Vision -từng là một trong những công ty quảng cáo và dịch vụ công chúng uy tín tạiViệt Nam Năm 2006 là một dấu mốc quan trọng khi LeBros phát triển dịch
vụ đa phương tiện và cho ra đời trang web của tạp chí Đẹp và Đẹp Fashion.Hiện nay, LeBros đã trở thành một trong những công ty quảng cáo, PR và tổchức sự kiện hàng đầu Việt Nam Khách hàng của LeBros bao gồm nhiều tậpđoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp lớn của Việt Nam, các tổ chức quốc tế,các cơ quan nhà nước và nhiều cơ quan truyền thông Kinh nghiệm củaLeBros bao trùm nhiều lĩnh
Trang 37vực kinh tế khách nhau, từ dầu khí đến viễn thông; từ ô tô - xe máy đến hàngđiện tử,…
Hiện nay LeBros đang cung cấp các dịch vụ truyền thông, tổ chức sựkiện, triển lãm, quản lý khủng hoảng, Các hoạt động chủ yếu của việc làm tổchức sự kiện của LeBros bao gồm: lễ khai trương, lễ ra mắt sản phẩm mới, hộinghị khách hàng, lễ kỷ niệm, các sự kiện văn hóa thể thao, các chương trìnhgiải trí, dịch vụ cung ứng,…
Việc tổ chức sự kiện phải có riêng những nhà cung cấp thường xuyên,cùng hợp tác để thực hiện một sự kiện hiệu quả là điều không thể thiếu VớiLeBros cũng như vậy, mỗi sự kiện tổ chức thành công đều có sự hợp tác chặtchẽ của những người sáng tạo và quản lý sự kiện, các đơn vị cung cấp dịch vụ
về âm thanh, ánh sáng, an ninh, hậu cần,… các đơn vị cung cấp người mẫu,người dẫn chương trình… của các đối tác liên quan (như các công ty Elite, AS,Victory….) Trong lĩnh vực này, LeBros đã có những khách hàng nổi tiếng vàhợp tác trong thời gian dài như Luis Vuiton, Hennessy, SYM, Biore…
LeBros là đơn vị tổ chức những sự kiện rất tiêu biểu như:
- Giải thướng Âm nhạc Cống hiến:
Đây là giải thưởng về âm nhạc do Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn
xã Việt Nam) và LeBros tổ chức Giải thưởng tôn vinh những sáng tạo âmnhạc mới bao gồm bốn hạng mục là Album của năm, Chương trình của năm,
ca sĩ của năm và nhạc sĩ của năm Giải Âm nhạc Cống hiến là giải thưởng đầutiên và duy nhất được bầu chọn bởi các nhà báo, đề cao tính công bằng vàminh bạch Gần 100 phóng viên, nhà báo trên cả nước đã vào cuộc để bìnhchọn cho giải thưởng uy tín này Trước khi đưa ra danh sách đề cử chính thứccủa các hạng mục, Ban tổ chức đã gửi dự kiến danh sách đề cử đến các nhàbáo để lẫy ý kiến tham khảo và ghi nhận thêm những đề cử mới Tất cả đượcthực hiện bài bản và nghiêm túc với mục đích nâng cao hơn nữa tính côngbằng, khách quan,
Trang 38chính xác của các đề cử theo tiêu chí cống hiến, góp phần mang tới cho nền
âm nhạc đại chúng những gương mặt xứng đáng trong năm
- Chương trình hòa nhạc Hennessy:
Hennessy Concert là sự kiện được tổ chức thường niên với đơn vị đỡđầu là hãng Hennessy, với mục tiêu đem nhạc cổ điện đến với đông đảo côngchúng, điểm nỗi bật nhất của chương trình này là khách mời là những nghệ sĩnhạc thính phòng nổi tiếng trên thế giới như Sarah Chang, Andrew vonOcyen, Julian Lloyd Webber, Pam Chowhan, Andrea Griminelli LeBros đãkết hợp thành công với hãng rượu Hennessy để cho ra đời chương trình hòanhạc có đăng cấp với những ý tưởng thiết kế trang hoàng sân khấu, đón khách,truyền thông báo chí mang tính chuyên nghiệp cao Đề thực hiện được chươngtrình này, Le Bros đã sử dụng công cụ báo chí và các phương tiện truyềnthông, đặc biệt là sử dụng tích cực mối quan hệ với giới báo chí đề đưa thôngtin về chương trình trước và trong khi diễn ra buổi hòa nhạc Trước khi diễn
ra trương trình hòa nhạc, Le Bros đã cho họp báo giới thiệu chương trình, đưathông tin về nghệ sĩ và ý tưởng của buổi trình diễn, điều này thể hiện tính qui
mô, sự chuyên nghiệp và tầm ảnh hưởng rộng của chương trình
1.2.1.2 Công ty TNHH quảng cáo tư vấn tổ chức biểu diễn Cát Tiên Sa
Thành lập năm 1999 với các hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực ngườimẫu và thời trang, tới năm 2000 trải qua sự cải tổ bộ máy hoạt động, Cát Tiên
Sa đã mở rộng hoạt động bao trùm lên hầu hết tất cả các lĩnh vực giải trí,truyền thông và quảng cáo, bao gồm các lĩnh vực sau: Tổ chức sự kiện và cácchương trình truyền hình; dịch vụ quảng cáo; dịch vụ xây dựng thương hiệu,đầu tư và tư vấn; sản xuất phim nhựa và phim truyền hình
Bắt tay vào sản xuất chương trình truyền hình từ năm 1996, với gần 20năm hoạt động, Cát Tiên Sa được xem là một trong những công ty có nhiềusản phẩm nhất trên truyền hình hiện nay
Xuất phát điểm là một công ty chuyên sản xuất các cuộc thi hát, dẫnchương trình trên truyền hình, nhận thấy các chương trình truyền hình thực tế
Trang 39trên thế giới trở nên ăn khách, ban lãnh đạo công ty Cát Tiên Sa đã mạnh dạnđầu tư các chương trình truyền hình thực tế tại Việt Nam Hiện Cát Tiên Sanắm trong tay danh sách những chương trình truyền hình ăn khách, gồm: "TheVoice" (phiên bản người lớn và trẻ em); Cặp đôi hoàn hảo; Bước nhảy hoànvũ; Siêu mẫu Việt Nam
Ngoài ra, Cát Tiên Sa cũng tổ chức các sự kiện liveshow Bài hát Việt,Album Vàng, và mới nhất là Chinh phục đỉnh cao, X-Factor cùng hàng loạtchương trình thường niên, hàng tuần trên sóng HTV
Chính những điều này đã khiến Cát Tiên Sa nhanh chóng vươn lên trởthành công ty tổ chức sự kiện, truyền thông hàng đầu tại Việt Nam hiện nay
1.2.1.3 Công ty TNHH quảng cáo và tổ chức sự kiện Việt Bắc
Công ty TNHH quảng cáo và tổ chức sự kiện Việt Bắc bắt đầu hìnhthành từ năm 1998 với tiền thân hoạt động trong lĩnh vực in ấn, quảng cáo tạitỉnh Thái Nguyên Năm 2007 trên nền tảng vững chắc đó Công ty TNHHquảng cáo và tổ chức sự kiện Việt Bắc được thành lập, tiếp tục làm tư vấn,quảng cáo thương hiệu cho khách hàng và mở rộng lĩnh vực Tổ chức sự kiện,truyền thông
Công ty TNHH quảng cáo và tổ chức sự kiện Việt Bắc là công tychuyên hoạt động trong lĩnh vực tổ chức sự kiện, thiết kế sáng tạo, xây dựngthương hiệu, truyền thông, quảng cáo,…tại Thái Nguyên Với kinh nghiệmnhiều năm trong nghề cùng đội ngũ nhân viên giỏi và chuyên nghiệp, Công tyTNHH quảng cáo và tổ chức sự kiện Việt Bắc luôn là đơn vị đồng hành cùngcác sự kiện quan trọng của tỉnh Thái Nguyên như: Lễ công bố quyết định củaThủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thànhphố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035; Lễ công bố quy hoạchtổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên đếnnăm 2025, định hướng đến năm 2030…
Trang 401.2.2 Bài học kinh nghiệm cho các công ty tổ chức sự kiện trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh
1.2.2.1 Chú trọng yếu tố con người
Có thể nói, trong bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào, con người luôn làyếu tố quan trọng và đóng vai trò to lớn đối với sự thành công và phát triểncủa doanh nghiệp Đối với ngành tổ chức sự kiện thì yếu tố này chính là điềukiện quan trọng nhất Khi có nhu cầu tổ chức sự kiện, mỗi khách hàng luônmong muốn sự kiện của mình sẽ diễn ra suôn sẻ và thành công tốt đẹp, giúp
họ truyền tải thông điệp và hình ảnh mình muốn đến tâm trí những quankhách tham dự Và để hiện thực hóa những ý tưởng này của khách hàng, bảnthân công ty tổ chức sự kiện luôn phải là những người có trình độ, có kinhnghiệm, có đầu óc sáng tạo để đưa ra những kế hoạch, những bước thực hiệnyêu cầu của khách hàng một cách đầy đủ và ấn tượng nhất Đồng thời, họcũng phải luôn luôn có sự thay đổi để đem lại những trải nghiệm mới ấn tượngdành cho khách hàng
Con người là một phần trong các yếu tố của marketing mix Yếu tố conngười phản ánh tầm quan trọng của các cá nhân trong lĩnh vực tổ chức sựkiện Đặc điểm quan trọng của sự kiện chính là tính không thể tách rời giữasản xuất và tiêu dùng Hiểu chính xác là sự kiện không bao giờ tách rời cácnhà cung ứng như nhân viên, MC, ca sĩ hay người biểu diễn,… Do vậy, conngười cũng là một phần của sản phẩm sự kiện Bên cạnh đó, phần lớn sự hàilòng của khách hàng sự kiện đến từ sự tương tác qua lại với những ngườitham gia event đó Chính sách con người chính là nguyên lý hoạt động củamarketing và quản trị mối quan hệ giữa các bên có liên quan và khách hàng đãdần trở nên phổ biến trong lý thuyết marketing trong các buổi sự kiện
Con người trong marketing bao gồm nhiều đối tượng như nhân viên,khán giả, khách hàng cũng như nhà tài trợ, giới truyền thông,… Vì thế, cáchoạt động marketing trong lĩnh vực tổ chức sự kiện thường cần phải hìnhthành những mối quan hệ đối tác Trước hết, các nhân viên thường là yếu tố
cơ bản