1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình bảo lãnh tại các chi nhánh của AGRIBANK hiện nay

19 285 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 276 KB

Nội dung

Trường hợp khách hàng ký quỹ hoặc thế chấp/cầm cố số dư tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, các giấy tờ có giá của NHNo, các TCTD/tài chính khác đủ 100% giá trị Bảo lãnh, hồ sơ gồm: - Giấy

Trang 1

Câu 1

Quy trình Bảo lãnh tại các Chi nhánh của AGRIBANK hiện nay:

Mục đích của quy trình Bảo lãnh là quy trình tự tác nghiệp, phối hợp giữa các bộ phận để thực hiện các bước công việc, xác định rõ các nội dung cơ bản cần phải tiến hành phục vụ cho việc thẩm định và phát hành Bảo lãnh theo đề nghị của khách hàng tại các Chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân, phòng ban liên quan trong việc thực hiện trên

A Nội dung quy trình:

1.Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị phát hành bảo lãnh

- Theo sự phân công của lãnh đạo phòng, cán bộ tín dụng tiếp nhận và kiểm tra bộ

hồ sơ đề nghị phát hành bảo lãnh của khách hàng

- Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện bộ hố sơ đề nghị phát hành và mở tài khoản (nếu khách hàng chưa mở tài khoản tại Chi nhánh)

Trường hợp khách hàng ký quỹ hoặc thế chấp/cầm cố số dư tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, các giấy tờ có giá của NHNo, các TCTD/tài chính khác đủ 100% giá trị Bảo lãnh, hồ sơ gồm:

- Giấy tờ đề nghị phát hành bảo lãnh;

- Hồ sơ pháp lý của khách hàng, áp dụng với những khách hàng giao dịch lần đầu, những lần sau chỉ xuất trình những giấy tờ bổ sung;

- Hồ sơ mời thầu (đối với bảo lãnh dưự thầu/đấu thầu)

- Hợp đồng kinh tế liên quan đến nghĩa vụ cần bảo lãnh trong đó thoả thuận hoặc theo pháp luật quy định phải có Bảo lãnh của Ngân hàng (Hợp đồng xây dựng; hợp đồng cung ứng vật tư thiết bị; hợp đồng dịch vụ, vận tải tư vấn; hợp đồng cung câp dịch vụ tư vấn thiết kế; Hợp đồng vay vốn nước ngoài, hợp đồng xuất nhập khẩu/hợp đồng uỷ thác xuất, nhập khẩu (nếu có)…)

- Ngoài ra Khách hàng cần bổ sung tài liệu sau:

 Đối với Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Thông báo trúng thầu

Trang 2

 Bảo lãnh bảo hành công trình: biên bản nghiệm thu công trình; Bảo lãnh bảo hành máy móc thiết bị: Biên bản nghiệm thu/lắp đặt chạy thử máy móc thiết bị;

 Bảo lãnh nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu: Tờ khai hải quan, hoá đơn thương mại

- Các trường hợp khác, ngoài hồ sơ nêu trên khách hàng cần bổ sung:

 Hồ sơ về tình hình tài chính, SXKD

 Phương án kinh doanh liên quan đến nghĩa vụ đề nghị được Bảo lãnh của Khách hàng (trường hợp khách hàng đề nghị Bảo lãnh theo phương án, dự

án SXKD, dịch vụ)

 Hồ sơ bảo đảm cho Bảo lãnh thực hiện cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng hoặc bên thứ ba

 Hợp đồng tín dụng, Giấy nhận nợ đã ký sẵn ( trường hợp khách hàng ký quỹ

< 100% giá trị Bảo lãnh hoặc áp dụng biện pháp không có bảo đảm bằng tài sản)

2 Kiểm tra và hoàn chính hồ sơ

Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ đề nghị phát hành Bảo lãnh của khách hàng cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Đủ về số lượng, loại tài liệu theo danh mục;

- Tính trung thực, hợp pháp, hợp lệ, đủ chữ ký và xác nhận của các bên liên quan….;

- Phù hợp về mặt nội dung và giấy tờ liên quan, tài liệu liên quan;

- Kiểm tra và xác minh thẩm quyền của người đại diện (theo pháp luật/theo uỷ quyền)ký kết văn bản liên quan đến giao dịch Bảo lãnh căn cứ vào: (i) Luật doanh nghiệp; (ii) Điều lệ doanh nghiệp; (iii) Biên bản Đại hội cổ đông, Nghị quyết Hội đồng quản trị, Biên bản/hợp đồng liên doanh (doanh nghiệp liên doanh); (iv) Giấy uỷ quyền, thời hạn uỷ quyền;

- Thời hạn hoạt động còn lại của doanh nghiệp;

Trang 3

- Yêu cầu KH bổ sung nếu hồ sơ thiếu so với quy định;

- Yêu cầu KH sưa đổi điều khoản bất lợi hoặc tăng cường biện pháp bảo đảm;

- Lập biên bản giao nhận hồ sơ với KH;

3 Thẩm định Bảo lãnh

Trưường hợp KH ký quỹ hoặc thế chấp/cầm cố số dư tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, các giấy tờ có giá của NHNo, các TCTD/tài chính khác đủ 100% giá trị bảo lãnh:

- Thẩm định tư cách pháp lý và năng lực pháp lý của KH

- Thẩm đinh mục đích xin Bảo lãnh cảu KH: Mục đích đề nghị Chi nhánh Bảo lãnh là hợp pháp Trường hợp KH đề nghị Bảo lãnh theo phương án SXKD, dịch vụ: Phương án, dự án phù hợp với đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư

- Lập báo cáo thẩm định, ký và trình người có thẩm quyền

Các trường hợp khác, ngoài các nội dung trên, CBTD thẩm định bổ sung các nội dung sau: Thu thập thông tin về KH, dự án, phương án Bảo lãnh Trường hợp KH Bảo lãnh thanh toán xuất nhập khẩu, thu thập thông tin về tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế của KH thông qua việc xác nhận của cơ quan thuế;

- Thẩm định KH về:

 Năng lực quản trị điều hành, quản lý SXKD của KH

 Năng lực SXKD của KH

 Năng lực tài chính của KH để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh, để hoàn trả NH đã trả thay;

 Quan hệ của KH với các TCTD khác và với NHNo (quan hệ tín dụng và tiền gửi)

- Thẩm định phương án, dự án và khả năng thực hiện nghĩa vụ được Bảo lãnh cảu

KH (Trường hợp KH đề nghị Bảo lãnh theo phương án, dự án SXKD, dịch vụ):

 Phương án, dự án khả thi, có hiệu quả

Trang 4

 KH có năng lực trong lĩnh vực đề nghị Bảo lãnh: năng lực xây lắp (đối với

dự án/phương án xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình, cải tạo, sửa chữa lớn), khả năng cung cấp hàng hoá (đối với phương án bán hàng), khả năng tiêu thụ hàng hoá (đối với phương án nhập/mua hàng)

…;

 Khả năng KH cung cấp Bảo lãnh thực hiện hợp đồng nếu trúng thầu (đối với Bảo lãnh dự thầu/đấu thầu): cam kết của TCTD khác về việc phát hành Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; hoặc Kh đáp ứng điều kiện để Chi nhánh Bảo lãnh thực hiện hợp đồng;

 Mức rủi ro có thể xảy ra dẫn đến Chi nhánh phải trả thay: năng lực tài chính, năng lực SXKD, năng lực thi công không đáp ứng được quy mô phương án,

dự án được Bảo lãnh và kế hoạch chung về SXKD Rủi ro kinh doanh (thương mại, thuế…) liên quan đến phương án, dự án

- Thẩm định tài sản bảo đảm và hồ sơ tài sản bảo đảm, thực hiện theo Quy trình nhận cầm cố, thế chấp tài sản của KH hoặc bên thứ 3

- lập báo cáo thẩm định bảo lãnh, ghi rõ KH đáp ứng đủ/không đủ điều kiện Bảo lãnh, đề xuất về việc Bảo lãnh/không Bảo lãnh và chuyển lãnh đạo phòng Tín dụng

4 Kiểm soát nội dung thẩm định Bảo lãnh:

Người thực hiện: Lãnh đạo phòng Tín dụng

Nội dung kiểm soát:

- Kiểm tra, rà soát hồ sơ Bảo lãnh, nội dung thẩm định của CBTD trong báo cáo thẩm định Yêu cầu CBTD bổ sung hồ sơ, thông tin và nội dung thẩm định (nếu thiếu) để đảm bảo kết quả thẩm định đày đủ và chính xác;

- Ghi ý kiến đề xuất về việc đồng ý/không đồng ý Bảo lãnh, lý do và các nội dung liên quan trên tờ trình thẩm định/Giấy đề nghị phát hành Bảo lãnh, ký tắt trên tưng trang tờ trình và ký trình người có thẩm quyền phê duyệt cùng toàn bộ hồ

sơ Bảo lãnh;

Trang 5

- Chuyển toàn bộ hồ sơ, tờ trình thẩm định Bảo lãnh trình HĐQT hoặc NHNo & PTNT VN để thẩm định, tái thẩm định Bảo lãnh (đối với Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh đối ứng hoặc Bảo lãnh vượt quyền phán quyết của Giám đốc Chi nhánh theo quy định hoặc người có thẩm quyền yêu cầu);

- Trình Chủ tịch HĐQT đối với trường hợp thuộc thẩm quyền HĐQT hoặc trường hợp phức tạp theo quy chế HĐQT

5 Phê duyệt Bảo lãnh:

Người thực hiện: người có thẩm quyền phê duyệt

Nội dung thực hiện:

- Yêu cầu bổ sung hồ sơ, hoặc thẩm định bổ sung (nếu cần);

- Xem xét nội dung báo cáo thẩm định Bảo lãnh, yêu cầu sửa đổi nội dung (nếu có)

- Trong phạm vi thẩm quyền, phê duyệt trực tiếp trên báo cáo thẩm định Bảo lãnh, ghe rõ:

 Chấp nhận/không chấp thuận Bảo lãnh;

 Ký tờ trình NHNo & PTNT VN trong trường hợp khoả Bảo lãnh vượt thẩm quyền của Giám đốc Chi nhánh

6 Soạn thảo, ký kết hợp đồng Bảo lãnh, Hợp đồng Bảo đảm và chứng thư bảo lãnh

Người thực hiện: CBTD

Nội dung công việc:

- Soan thảo; hoặc phối hợp với cán bộ pháp chế, cơ quan tư vấn (nếu cần) soạn thảo: Hợp đồng Bảo lãnh; Hợp đồng Bảo đảm ( thực hiện theo Quy trình nhận cầm cố, thế chấp tài sản của KH hoặc bên thứ 3) và chứng thư Bảo lãnh chuyển lãnh đạo phòng tín dụng

7 Kiểm soát và hoàn thiện HĐBL, HĐBĐ, thư Bảo lãnh, các giấy tờ liên quan (nếu có):

Trang 6

Người thực hiện: CBTD, lãnh đạo phòng Tín dụng (trường hợp KH ký quỹ 100% giá trị Bảo lãnh)

Nội dung công việc:

- Lãnh đạo phòng Tín dụng kiểm tra nội dung dự thảo HĐBL HĐBĐ, thư Bảo lãnh và các giấy tờ liên quan ( nếu có) đảm bảo phù hợp với (i) nội dung quyết định của người có thẩm quyền phê duyệt Bảo lãnh; (ii) các quy định hiện hành của pháp luật, của NHNo & PTNT VN; (iii)quyền lợi của NHNo & PTNT VN

- CBTD chỉnh sửa dự thảo HĐBL, HĐBĐ, thư bảo lãnh và các văn bản liên quan (nếu có) sau khi có ý kiến tham gia của lãnh đạo phòng Tín dụng

- Lãnh đạo phòng Tín dụng kiểm tra lại nội dung HĐBA, HĐBĐ, thư bảo lãnh đã được sửa đổi; ký tắt trên từng trang HĐ…

8 Ký HĐBL, HĐBĐ, thư Bảo lãnh và các giấy tờ liên quan (nếu có)

Người thực hiện: Người có thẩm quyền ký kết hợp đồng bảo lãnh

Nội dung thực hiện:

- Xem xét lại HĐBL, HĐBĐ, thư Bảo lãnh và các giấy tờ liên quan khác (nếu có)

đã được các phòng chức năng khác kiểm soát và chỉnh sửa (nếu cần);

- Đối chiếu với nội dung quyết định của người có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo khớp đúng với nội dung HĐBL, HĐBĐ;

- Cùng Kh ký HĐBL, HĐBĐ đã được phòng Tín dụng kiểm soát; ký cam kết Bảo lãnh

9 Trường hợp phát hành Bảo lãnh ra nước ngoài: Trong trường hợp thụ hưởng

Bảo lãnh là cá nhân, tổ chức thường trú tại nước ngoài, CBTD chuyển hồ sơ Bảo lãnh đã được phê duyệt cho phòng TTQT để phòng TTQT thực hiện thủ tục phát hành ( hoặc sửa đổi) bảo lãnh

10 Nhập hồ sơ Bảo lãnh trên hệ thống IPCAS

Người thực hiện: CBTD

Nội dung công việc:

Trang 7

- Nhập dữ liệu liên quan đến HĐBL, HĐBĐ (thuộc phần hành của mình) vào hệ thống IPCAS (hồ sơ máy) sau khi hồ sơ Bảo lãnh đã được người có thẩm quyền phê duyệt

11 Theo dõi thực hiện nghĩa vụ Bảo lãnh

CBTD thực hiện những công việc sau:

- Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nghĩa vụ được Bảo lãnh của KH;

 Theo dõi rút vốn, trả nợ và sử dụng vốn vay của Kh đối với Bảo lãnh vay vốn (theo hợp đồng tín dụng liên quan/giấy thông báo đòi nợ của TCTD cho vay);

 Theo dõi báo cáo tiến bộ thi công/sản xuất, các biên bản nghiệm thu hạng mục công trình v.v…(đối với Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng) Khảo sát tại nơi thi công để năm bắt KH thực hiện hợp đồng;

 Kiểm tra việc sử dụng đúng mục đích khoả tiền ứng trước;

 Theo dõi các biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm/biên bản nghiệm thu xác nhận chất lượng công trình theo qui định của hợp đồng kinh tế (đối với Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm)

- Đôn đốc Kh thực hiện gnhĩa vụ được Bảo lãnh theo hợp đồng kinh tế đã ký với bên nhận Bảo lãnh Lập biên bản kiểm tra; đánh giá tiến độ thực hiện; đánh giá phạm vi nghĩa vụ của KH có thể ảnh hưởng tới trách nhiệm phải thanh toán cho bên nhận bảo lãnh của NH (nếu có);

- Đề xuất biện pháp xử lý nếu cần thiết và thực hiện các biện pháp xử lý theo chỉ đạo của lãnh đạo phòng Tín dụng và người có thẩm quyền

12 Sửa đổi, bổ sung nội dung Bảo lãnh

- Bước này chỉ thực hiện khi KH đề nghị gồm: gia hạn hiệu lực của Bảo lãnh, sửa đổi tăng giảm số tiền Bảo lãnh, sửa đổi, bổ sung nội dung khác của Bảo lãnh

12.1 Nhận và kiểm tra hồ sơ, thẩm định sửa đổi, bổ sung Bảo lãnh.

CBTD thực hiện những công việc sau:

Trang 8

- Tiếp nhận đề nghị sửa đổi, Bổ sung và Bảo lãnh hồ sơ, tài liệu chứng minh nhu cầu sửa đổi, bổ sung Bảo lãnh;

- Hồ sơ chưng minh nhu cầu sửa đổi, bổ sung Bảo lãnh bao gồm:

 Văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng kinh tế trong đó quy định về việc sửa đổi,

bổ sung Bảo lãnh;

 Thông báo gia hạn mở thầu (đối với Bảo lãnh dự thầu)

 Công văn đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung cam kết Bảo lãnh của bên nhận Bảo lãnh

- Kiểm tra nội dung sau:

 Hiện lực của cam kết bảo lãnh: Giấy đề nghị sửa đổi, bổ sung Bảo lãnh và

hồ sơ, tài liệu liên quan phải được gửi tới Chi nhánh để xem xét và phê duyệt trước ngày hết hiệu lực của cam kết Bảo lãnh;

 Tính trung thực hợp lệ, hợp pháp, đầy đủ các yếu tố pháp lý trên giấy đề nghị và hồ sơ tài liệu liên quan tới sửa đổi, bổ sung Bảo lãnh;

 Lý do đề nghị sửa đổi, bổ sung; tình hình thực tế thực hiện nghĩa vụ được Bảo lãnh (so sánh với kế hoạch, dự kiến ban đầu);

 Tình trạng tài chính và hoạt động SXKD của KH;

 Tình trạng và giá trị tài sản đảm bảo Trường hợp sửa đổi tăng giá trị Bảo lãnh mà giá trị tài sản bảo đảm không đủ cho nghĩa vụ Bảo lãnh, CBTD yêu cầu KH bổ sung tài sản bảo đảm/tiền ký quỹ theo qui định trước khi sửa đổi tăng giá trị Bảo lãnh

- Lập tờ trình thẩm định (trường hợp cần thiết), ghi rõ ý kiến đề xuất tờ trình/đề xuất sửa đổi, bổ sung cam kết bảo lãnh;

- Chuyển toàn bộ hồ sơ sửa đổi, bổ sung Bảo lãnh cho lãnh đạo phòng Tín dụng Lãnh đạo phòng Tín dụng thực hiện các công việc sau:

- Kiểm tra, rà soát hồ sơ sửa đổi, bổ sung Bảo lãnh, nội dung thẩm định trong báo cáo thẩm định (nếu có) của CBTD;

- Yêu cầu CBTD bổ sung các thông tin, hồ sơ và nội dung thẩm định (nếu cần);

Trang 9

- Ghi ý kiến đề xuất trên báo cáo thẩm định/đề nghị sửa đổi, bổ sung cam kết Bảo lãnh, ký trình người có thẩm quyền phê duyệt cùng toàn bộ hồ sơ Bảo lãnh;

- Trình chủ tịch HĐQT triệu tập họp HĐQT đối với trường hợp thuộc thẩm quyền HĐQT hoặc vượt quyền phán quyết của Giám đốc Chi nhánh

12.2 Thẩm định rủi ro, phê duyệt sửa đổi, bổ sung Bảo lãnh; soạn thảo, ký kết văn bản sửa đổi, bổ sung HĐCBL, HĐBĐ và các giấy tờ liên quan khác (nếu có).

Thực hiện như nội dung hướng dẫn tại bước 8.5 – 8.9 quy trình này

12.3 Sửa đổi Bảo lãnh phát hành ra nước ngoài

Sau khi bộ hồ sơ sửa đổi Bảo lãnh đã được người có thẩm quyền phê duyệt,CBTD chuyển hồ sơ sửa đổi Bảo lãnh cho phòng TTQT để thực hiện sửa đổi, bổ sung Bảo lãnh

13 Xử lý khi Ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ Bảo lãnh

13.1 Thanh toán cho bên nhận Bảo lãnh:

Người thực hiện: CBTD, lãnh đạo phòng TD

Nôi dung công việc:

- Thanh toán cho bên thuh hưởng Bảo lãnh

- Ký kết hợp đồng Tín dụng, Giấy nhận nợ khách hàng đã ký sẵn với số tiền nhận

nợ bằng số tiền Ngân hàng đã trả thay cho bên được Bảo lãnh;

- Thông báo cho KH về việc Ngân hàng đã thực hiện nghĩa vụ Bảo lãnh;

13.2 Thanh toán cho bên nhận Bảo lãnh ở nước ngoài:

Người thực hiện : CBTD, lãnh đạo phòng Tín dụng

Nội dung công việc:

- Ký hợp đồng Tín dụng Giấy nhận nợ KH đã ký sẵn với số tiền nhận nợ bằng số tiền Ngân hàng trả thay cho bên được Bảo lãnh;

- Giải ngân trên hệ thống IPCAS chuyển tiền vào tài khoản CCA của cán bộ TTQT để phòng TTQT thực hiện thủ tục chuyển tiền Bảo lãnh ra nước ngoài

- Thông báo cho khách hàng về việc ngân hàng đã thực hiện nghĩa vụ Bảo lãnh;

Trang 10

13.3 Xử lý thanh toán.

Người thực hiện: CBTD

Nội dung công việc

- Đôn đốc thu nợ: giám sát và yêu cầu KH dùng mọi nguồn thu, tài sản để thanh toán tiền gốc, lãi (phạt) và các chi phí liên quan phát sinh (nếu có) cho Chi nhánh;

- Xử lý tài sản đảm bảo hoặc áp dụng các chế tài theo đúng quy định của Pháp luật nếu KH không hoàn trả đủ số tiền đã trả thay, bao gồm: gốc, lãi và các chi phí trực tiếp phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ Bảo lãnh (thực hiện theo Quy trình nhận cầm cố, thế chấp tài sản cua KH hoặc bên thứ 3)

14 Giải toả từng phần, toàn bộ nghĩa vụ Bảo lãnh:

14.1 Giải toả từng phần nghĩa vụ Bảo lãnh:

CBTD thực hiện các công việc sau:

- Rà soát để theo dõi những hợp đồng cấp Bảo lãnh, cam kết Bảo lãnh quy định nghĩa vụ Bảo lãnh giảm trừ theo tiến độ thực hiện nghĩa vụ của KH đối với bên nhận Bảo lãnh;

- Trên cơ sở kiểm tra nắm bắt tiến độ thực hiện hợp đồng kinh tế của KH, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của tài liệu pháp lý chứng minh việc thực hiện từng phần nghĩa vụ của Kh với bên nhận Bảo lãnh phù hợp với hợp đồng kinh tế;

- Hướng dẫn KH làm đơn xin giải toả từng phần Bảo lãnh tương ứng với từng phần nghĩa vụ của KH đã thực hiện với bên nhận Bảo lãnh;

- Ghi rõ đề xuất trên đơn của KH: Đồng ý/từ chối gải toả từng phần Bảo lãnh (nêu cụ thể lý do từ chối); ký và chuyển toàn bộ hồ sơ gải toả từng phần Bảo lãnh cho lãnh đaoj phòng Tín dụng;

Lãnh đạo phòng Tín dụng:

- Kiểm tra, ra soát hồ sơ giải toả từng phần Bảo lãnh và ý kiến đề xuất của CBTD;

Ngày đăng: 11/10/2018, 09:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w