1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thảo luận môn luật ngân hàng

32 3,1K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 391,97 KB

Nội dung

Bài thảo luận ngân hàng của nhóm HàPartners, lớp CLC41B, gồm 5 thành viên với nhóm trưởng là Phạm Thị Hồng Hà. Bài thảo luận được thực hiện vào HK II năm 2. Danh sách thành viên: Phạm Thị Hồng Hà Khưu Hồng Linh Phạm Hoàng Vũ Hồ Minh Ngọc Trần Cao Hồ Phúc

Trang 1

THẢO LUẬN NHÂN HÀNG

Giảng viên: Th.S Lê Thị Ngân Hà

Lớp: CLC41BNhóm : Hà & Partners

Hồ Minh Ngọc 1653801011192

Trần Cao Hồ Phúc 1653801011228 Phạm Hoàng Vũ 1653801011354 Phạm Thị Hồng Hà 1653801015055 Khưu Hồng Linh 1653801013093

Trang 2

I CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH:

1 Tài sản đang cho thuê thì không được dùng để bảo đảm tiền vay.

 Như vậy tài sản đăng ký giao dịch bảo đảm không cần phải là sản của người đăng ký

3 TCTD không được cho vay trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu của chính TCTD cho vay.

Đây là nhận định đúng

Theo Khoản 5 Điều 126 LTCTD 2010 qui định: “Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng.”

* Định nghĩa cấp tín dụng: Khoản 14 Điều 4 luật các TCTD 2010

“14 Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.”

4 Công ty cho thuê tài chính được quyền phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn.

Đây là nhận định đúng

Theo Khoản 2 Điều 112 LTCTD qui định công ty CTTC được phát hành chứng chỉ tiền gửi,

kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn

5 Tài sản trong biện pháp thế chấp luôn phải là bất động sản

Đây là nhận định sai

Trang 3

Theo Khoản 1 Điều 12 Nghị định 163/2006 qui định các đối tượng phải đăng ký giao dịchbảo đảm bao gồm:

1 Các trường hợp phải đăng ký bao gồm:

a) Thế chấp quyền sử dụng đất;

b) Thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;

c) Thế chấp tàu bay, tàu biển;

d) Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.

6 Giao dịch đảm bảo chỉ có hiệu lực pháp lý khi được đăng kí.

Đây là nhận định sai

Theo Khoản 1 Điều 10 Nghị định 163/2006/NĐ-CP qui định giao dịch bảo đảm được giaokết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ 4 trường hợp ngoại lệ được qui định tạicác điểm Khoản này

7 Bảo lãnh ngân hàng là một trong các hình thức cấp tín dụng.

Đây là nhận định đúng

Theo Khoản 13 Điều 4 LTCTD 2010

8 Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết.

Đây là nhận định sai

Theo K1 Đ 10 nghị định 163/2006/NĐ-CP qui định các trường hợp ngoại lệ:

“a) Các bên có thoả thuận khác;

b) Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố c) Việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, tàu bay, tàu biển có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp;

d) Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng hoặc chứng thực trong

trường hợp pháp luật có quy định.”

9 Hợp đồng tín dụng phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực mới có hiệu lực pháp luật.

*Lý luận của Hà Mã: HĐ tín dụng về nguyên tắc đã được các VBPL ngân hàng khác quyđịnh, điều chỉnh về trình tự, nguyên tắc, quy trình… Việc bắt buộc phải công chứng tạo ra sự

Trang 4

chồng chéo về chức năng, cản trở việc thực hiện HĐ tín dụng, tạo nên gánh nặng cho hệthống tài chính-ngân hàng, hành chính.

10 Tín dụng ngân hàng là một hình thức của hoạt động cho vay.

Đây là nhận định sai

Theo Khoản 14 Điều 4 LTCTD 2010 qui định: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức,

cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.”

 Hoạt động cho vay là một hình thức của tín dụng ngân hàng

11 Ngân hàng phải có nghĩa vụ cho vay nếu bên vay có tài sản thế chấp.

Đây là nhận định sai

Theo Khoản 2 Điều 7 luật các TCTD 2010 qui định: “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền từ chối yêu cầu cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ khác nếu thấy không đủ điều kiện, không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật.”

Theo Khoản 5 Điều 126 LTCTD 2010 thì “Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng trên

cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng.”

12 Công chứng, chứng thực và đăng kí giao dịch bảo đảm có ý nghĩa pháp lý như nhau và

có thể thay thế cho nhau.

Đây là nhận định sai

a) Công chứng: Theo Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014 qui định “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản…”

Công chứng nhằm để kiểm tra tính hợp pháp của giấy tờ; các điều kiện về chủ thể khi giaokết hợp đồng: năng lực hành vi dân sự, sự nhận biết của cá nhân khi giao kết hợp đồng, giaodịch, ý chí của chủ thể

Hợp đồng đã được công chứng thì đương nhiên có hiệu lực, trừ khi tòa tuyên vô hiệu

b) Đăng ký giao dịch bảo đảm: Theo Khoản 1 điều 3 nghị định 102/2017/NĐ-CP ngày

23/07/2010 của chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm quy định: “Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm;”

Mục đích của việc đăng ký:

+ Công khai hóa các giao dịch bảo đảm cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu

+ Xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm trong trường hợp dùngmột tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ

+ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong giao dịch bảo đảm, đồng thời của các cánhân và tổ chức khác có liên quan; phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật … trong lĩnhvực ngân hàng

Trang 5

+ Góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường tín dụng không những phát triển nhanh, ổnđịnh, bền vững, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc xét xử của tòa án đối với tranhchấp về giao dịch bảo đảm.

+ Việc đăng ký giao dịch bảo đảm có giá trị đối kháng với người thứ ba

13 Tổ chức tín dụng không được cho Giám đốc của chính tổ chức tín dụng vay vốn.

Đây là nhận định đúng

Theo điểm a Khoản 1 Điều 126 LTCTD 2010

14 Mọi tổ chức tín dụng khi thực hiện hoạt động cấp tín dụng đều phải tuân theo hạn mức cấp tín dụng.

 Theo Khoản 3 Điều 128 liệt kê các ngoại lệ bao gồm: các khoản cho vay từ nguồn vốn

ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chứctín dụng khác

Theo Khoản 7 Điều 128 qui định: “Trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế

-xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được nhu cầu của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với từng trường hợp cụ thể.”

Theo Khoản 8 Điều 128 qui định: “Tổng các khoản cấp tín dụng của một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 7 Điều này không được vượt quá bốn lần vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”

 Hạn chế rủi ro cho các TCTD (không để các trứng trong cùng 1 giỏ), tránh sự tùy tiệncho vay của các NH, thủ tướng CP

15 Một khách hàng không được vay vượt quá 15% vốn tự có tại một ngân hàng.

Đây là nhận định đúng

Theo K1 Điều 128 LTCTD 2010 qui định “Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; …”

16 Tổ chức tín dụng được quyền dùng vốn huy động để đầu tư vào trái phiếu.

Đây là nhận định đúng

Theo Khoản 3 Điều 107, Khoản 3 Điều 111 Luật các TCTD 2010 thì NHTM, CTTC đượcmua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp

Theo Khoản 3 Điều 116 thì công ty cho thuê tài chính được mua trái phiếu chính phủ

HTX, quỹ tín dụng ND và công ty tài chính vi mô không có quy định

Trang 6

Theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 01/2011/NĐ-CP qui định: “Đối tượng mua trái phiếu là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài.” Như vậy tất cả các tổ chức tíndụng đều được mua trái phiếu chính phủ.

 Lý do: mục đích của công ty cho thuê tài chính là cho DN vay dưới cho thuê tài chính,cho thuê vận hành, …nếu mua trái phiếu thì sẽ thành chủ nợ, mất sự tập trung vào mụctiêu ban đầu là cho thuê tài chính

Theo Khoản 5 Điều 3 Thông tư 22/2016/TT-NHNN qui định: “Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được vay vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác để mua trái phiếu doanh nghiệp.” TCTD vay TCTD khác là một

CSPL: Điểm b Khoản 1 Điều 126 LTCTD 2010

18 Chủ thể cho vay trong quan hệ cấp tín dụng cho vay là mọi tổ chức tín dụng.

Đây là nhận định đúng

Theo điểm b khoản 12 Điều 4 LTCTD 2010 thì cấp tín dụng là hoạt động ngân hàng Nhưvậy, có nghĩa là chủ thể cho vay trong quan hệ cấp tín dụng cho vay là mọi tổ chức tín dụng

19 Hợp đồng tín dụng vô hiệu thì hợp đồng bảo đảm cho nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng

đó đương nhiên chấp dứt hiệu lực pháp lý.

Đây là nhận định sai

Khoản 1 Điều 15 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định:

“Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thìgiao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụđược bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”Như vậy việc hợp đồng bảo đảm có chấm dứt hiệu lực pháp lý hay không thì phụ thuộc vào

sự thỏa thuận của các bên

20 Tổ chức tín dụng chỉ cho vay trên cơ sở nhu cầu vốn của khách hàng và vốn tự có của

tổ chức tín dụng đó.

Đây là nhận định sai

Theo Điều 7 Thông tư 39/2016 quy định các điều kiện của khách hàng để TCTD xem xét,quyết định cho vay:

Trang 7

“1 Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

2 Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.

3 Có phương án sử dụng vốn khả thi.

4 Có khả năng tài chính để trả nợ.

5 Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.”

21 Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng này không được tham gia điều hành tổ chức tín dụng khác.

22 Giá trị tài sản bảo đảm phải lớn nghĩa vụ được bảo đảm.

Đây là nhận định sai

Theo Khoản 4 Điều 9 BLDS 2015 qui định: “Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.”

Như vậy giá trị của tài sản bảo đảm tùy thuộc vào việc các bên thỏa thuận

23 Tài sản bảo đảm phải thuộc sở hữu của bên vay.

Đây là nhận định sai

Theo Khoản 1 Điều 317 BLDS 2015 2015 qui định: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).”

Như vậy có thể cho thé chấp tài sản của bên thứ ba

24 Một tài sản được dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ trả nợ tại nhiều ngân hàng khác nhau nếu giá trị tài sản lớn hơn tổng các nghĩa vụ trả nợ.

Đây là nhận định sai

Điều 5 Nghị định 163/2006/NĐ-CP qui định: “Trường hợp bên bảo đảm dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 324 Bộ luật Dân sự 2005 thì các bên có thể thoả thuận dùng tài sản có giá trị nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

25 Tổ chức tín dụng không được đòi bên bảo đảm tiếp tục trả nợ nếu giá trị tài sản bảo đảm sau khi xử lý không đủ thu hồi vốn.

Trang 8

Như vậy thì giá trị bảo đảm nhỏ hơn số vốn thì khoản chưa được thanh toán sẽ trở thành

nợ không bảo đảm và tổ chức tín dụng vẫn có quyền đòi

 Việc đòi tài sản bảo đảm từ bên bảo đảm (có thể là bên thứ 3) phụ thuộc vào thỏathuận trong hợp đồng, phạm vi nghĩa vụ bảo đảm

II BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

1 Ông A là chủ doanh nghiệp tư nhân X Ông A sở hữu 12% vốn cổ phần của công ty Y Ông

này đồng thời là thành viên Ban kiểm soát công ty tài chính Z (có vốn tự có là 500 tỷ đồng)

a) Doanh nghiệp tư nhân X muốn vay của công ty tài chính Z 5 tỷ đồng trên cơ sở tài sản bảo đảm của ông A là quyền sử dụng đất và nhà gắn liền với đất trị giá 7 tỷ Công ty tài chính Z có chấp nhận cho vay không? Vì sao?

Theo Điều 183 LDN 2014, DNTN không có tư cách pháp nhân, người đại diện theo PL cũng là chủ

sở hữu nên người đại diện theo PL cho DN X để vay CTTC Z là ông A, chủ DNTN X, đồng thời làthành viên BKS của CTTC Z

Theo điểm a Khoản 1 Điều 126 Luật các TCTD 2010 qui định TCTD không được phép cấp tín dụngcho thành viên BKS của tổ chức đó

 CTTC Z không được chấp nhận cho vay

b) Công ty CP Y muốn vay của công ty tài chính Z 30 tỷ đồng trong thời hạn 1 năm, biết lãi suất hiện tại là 10%/năm Tài sản bảo đảm là toàn bộ nhà xưởng và dây chuyền sản xuất của công ty được định giá là 35 tỷ đồng Hỏi công ty tài chính Z có chấp nhận cho vay không? Vì sao?

 Theo điểm d Khoản 1 Điều 127 Luật các TCTD qui định Doanh nghiệp có một trong nhữngđối tượng quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này sở hữu trên 10% vốn điều lệ củadoanh nghiệp đó thuộc đối tượng hạn chế cấp tín dụng của TCTD

o Ông A là thành viên Ban kiểm soát của CTTC Z (đối tượng tại K1 Đ126), sở hữu 12%vốn cổ phần của công ty Y (đối tượng tại điểm d K1 Đ127) Vậy công ty Y thuộc đốitượng hạn chế cấp tín dụng của CTTC Z

Khoản 2 Điều 127 qui định: “Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”

Như vậy CTTC Z chỉ được cho công ty CP Y vay tối đa 5% vốn tự có của mình Trong khi đó công

ty Y vay 30 tỷ, chiếm 30/500*100%= 6% vốn tự có của TCTD Z

 CTTC Z không được chấp nhận cho vay

Trang 9

c) Giả sử công ty Y được chấp nhận cho vay theo trường hợp trên Do công ty Y vi phạm nghĩa vụ trả nợ, công ty tài chính Z ra thông báo và quyết định xử lý tài sản bảo đảm nói trên

để thu hồi nợ Số tiền thu hồi được từ việc xử lý tài sản bảo đảm là 30 tỷ đồng Do đó, công ty

Y đã nhờ ông A đã dùng phần vốn góp trị giá 5 tỷ đồng của mình tại công ty tài chính Z để thay thế nghĩa vụ trả nợ trên của công ty Hỏi công ty tài chính Z có chấp nhận phương án trả

nợ này không? Vì sao?

 Theo Khoản 3 Điều 307 BLDS 2015 qui định trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sảncầm cố, thế chấp mà nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanhtoán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổsung tài sản bảo đảm

o Ở đây công ty Y đã thỏa thuận dùng tài sản của ông A để thay thế nghĩa vụ trả nợ củacông ty

Theo Khoản 5 Điều 126 Luật các TCTD 2010 qui định: “Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng.”

 Công ty Z không được chấp nhận phương án trả nợ trên

2 Ông A là đại diện theo pháp luật của công ty TNHH X Ngày 14/3/2011, Ông A kí HĐTD số

546/2011 với ngân hàng Y Nội dung hợp đồng: số tiền vay: 800 triệu đồng, mục đích xây dựng nhàxưởng, thời hạn vay 12 tháng, lãi suất: 1,2%/tháng Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất thuộc sởhữu của ông A trị giá 2 tỷ đồng Hợp đồng thế chấp đã được công chứng vào ngày 14/3/2011

Ngày 17/7/2011, Công ty X có văn bản thay đổi người đại diện, theo đó ông B sẽ là người đại diệnmới của công ty Tuy nhiên, vào ngày 20/7/2011 ông A vẫn lấy danh nghĩa là người đại diện công

ty X kí tiếp HĐTD số 305/2011 với ngân hàng Z Nội dung hợp đồng: số tiền vay 500 triệu đồng, lãisuất: 1,2 %/ tháng, thời hạn vay 10 tháng, mục đích là mua nguyên liệu phục vụ cho sản xuất Tàisản thế chấp là quyền sử dụng đất ông A đã đem thế chấp tại ngân hàng Y Hợp đồng thế chấp đãđược công chứng và đăng kí giao dịch bảo đảm ngày 20/7/2011

a Giả sử, sau khi công ty vay được 800 triệu đồng theo HĐTD số 546/2011, nhưng lại không dùng để xây nhà xưởng mà dùng để mua phương tiện vận chuyển Hành vi của công ty như vậy là đúng hay sai? Ngân hàng sẽ xử lí thế nào? (1,5đ)

Theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 39/2016 qui định: “Khách hàng vay vốn tổ chức tín dụng phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích.”

 Như vậy hành vi của công ty Y là vi phạm hợp đồng và pháp luật

chấm dứt việc cho vay và yêu cầu công ty trả nợ

Trang 10

b Hợp đồng tín dụng số 305/2011 có hiệu lực pháp lý hay không? (1,5đ)

Theo Khoản 1, 2, 3 Điều 142 BLDS 2015 qui định:

“1 Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:

a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch;

b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;

c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết

về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.”

2 Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.

3 Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.”

 Như vậy việc HĐTD số 305/2011 có hiệu lực pháp lý hay không tùy thuộc vào việc ông A kíhợp đồng cho công ty có thuộc các trường hợp ngoại lệ đã nêu trên hay không

Theo Khoản 1 Điều 47 Luật công chứng 2014 qui định: “Trường hợp người yêu cầu công chứng

là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó.”

Như vậy việc công chừng đã có sai phạm về mặt thủ tục, nên có thể được yêu cầu tòa án tuyên

bố hợp đồng được công chứng vô hiệu, bởi các đối tượng được yêu cầu qui định tại Điều 52

Luật công chứng 2014: “Công chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền

đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có

vi phạm pháp luật.”

c Giả sử hợp đồng tín dụng số 305/2011 có hiệu lực

i) Việc đem tài sản là quyền sử dụng đất đã thế chấp tại ngân hàng Y để tiếp tục thế chấp tạingân hàng Z có được không? Nếu được thì phải thoả mãn điều kiện gì (1,5đ)

Theo Khoản 1,2 Điều 296 BLDS 2015 qui định:

“1 Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp

có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2 Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.”

Trang 11

Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc PL có quy định khác thì trị giá của quyền sử dụngđất của ông A phải có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm tại thời điểm xáclập giao dịch Và ông A phải thông báo cho 2 ngân hàng, mỗi lần bảo đảm phải được lập thànhvăn bản.

ii) Đến ngày 14/3/2012, công ty X không trả nợ cho ngân hàng Y, nên ngân hàng đã ra thôngbáo xử lí tài sản thế chấp Hỏi trong trường hợp này, ngân hàng Z có quyền thu hồi nợ trước hạnđối với HĐTD số 305/2011 hay không? Việc xử lí tài sản thế chấp này như thế nào? (2,5đ)

Theo Khoản 3 Điều 296 BLDS 2015 qui định: “Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác.”

o Ngân hàng Y đã ra thông báo xử lí tài sản thế chấp, như vậy nghĩa vụ trả nợ của công ty

X với NH Z được xem là đến hạn Như vậy NH Z có quyền thu hồi nợ trước hạn đối vớiHĐTD số 305/2011

 Thứ tự: Việc xử lý tài sản thế chấp này theo trình tự qui định tại Khoản 1 Điều 308 BLDS 2015

o Do HĐ thế chấp tài sản giữa ông A và NH Z đã được đăng ký và phát sinh hiệu lực đốikháng với người thứ ba, trong khi HĐ thế chấp giữa ông A với NH Y không được đăng

ký nên NH Z sẽ được ưu tiên thanh toán trước, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận vềthay đổi thứ tự

 Phương thức xử lí: theo Khoản 1 Điều 303 BLDS 2015

3 Ngày 15/3/2012, công ty A (do ông X là người đại diện theo pháp luật) kí hợp đồng tín dụng với

ngân hàng B vay số tiền 300 triệu đồng, thời hạn vay: 5 tháng, tài sản bảo đảm là ngôi nhà thuộc sởhữu của bà Y Hợp đồng thế chấp đã được kí kết và công chứng nhưng chưa đăng ký giao dịch bảođảm

a Khoản nợ đến hạn nhưng công ty A đã không trả nợ được cho ngân hàng, do đó ngân hàng đã tự động trích 100 triệu đồng từ tài khoản tiền gửi của công ty tại ngân hàng để thu hồi nợ, đồng thời có văn bản thông báo về việc này cho công ty biết Hỏi hành vi của ngân hàng là đúng hay sai?

Theo Khoản 2 Điều 95 Luật các TCTD 2010 qui định: “Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý

nợ, tài sản bảo đảm tiền vay theo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật.”

Việc hành vi ngân hàng là đúng hay sai còn phụ thuộc vào việc các bên thỏa thuận xử lý Khoản

nợ đến hạn nhưng không trả được trong HĐTD, HĐBĐ như thế nào

 Khách hàng gửi tiền tại ngân hàng thì có thể xem đây là một hình thức cho vay (NH phải trả lãi),chủ sở hữu sẽ là ngân hàng kể từ lúc nhận được số tiền vay

CSPL: Theo Điều 464 BLDS 2015 qui định về quyền sở hữu đối với tài sản vay: “Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.”

Trang 12

Và Điều 186 BLDS 2015 qui định: “Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình

để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”

 Như vậy công ty được phép thực hiện hoạt động trên

b Sau khi có văn bản yêu cầu công ty thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã kí kết, công ty đã gửi thông báo từ chối thanh toán với lý do công ty không hề sử dụng số tiền này mà ông X đã sử dụng toàn bộ (Có bằng chứng là sổ sách của công ty không hề ghi nhận số tiền nói trên) Hỏi: lý do mà công ty đưa ra có chấp nhận được không?

Theo Khoản 1 Điều 139 BLDS 2015 qui định “Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.”

Do ông X là người đại diện hợp pháp của công ty đã ký HĐTD với NH B nên Cty có nghĩa vụ trả

Trang 13

quyết định giải thể, đổi tên và chấp thuận việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng;hướng dẫn về các điều kiện thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng theo quy định của phápluật.

2) Chủ tịch Hiệp hội ngân hàng có thẩm quyền quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệngân hàng

Nếu thiếu hụt vốn dài hạn thì sẽ cho vay dưới dạng hình thức cho vay đặc biệt

4) NHNN là cơ quan quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ

Đây là nhận định sai

Theo Khoản 19 Điều 4 Luật NHNN 2010 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng nhà nướcbao gồm việc “quản lý việc vay, trả nợ, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài theo quy định của phápluật”

Nhưng có 2 điều cần lưu ý:

• Việc quản lý cho vay, nợ công nước ngoài liên quan đến việc quản lý nhà nước về tiền tệ, ổnđịnh giá trị đồng tiền, … nên NHNN phải tham gia quản lý mảng này

• Nhưng Khoản 1 Điều 15 Luật quản lý nợ công 2017 quy định Bộ Tài chính là cơ quan đầu mốigiúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công

5) NHNN phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần chênh lệch thu chi tài chính của mình.Đây là nhận định sai

Theo Điều 17 nghị định 07/2006/NĐ-CP, thì phần chênh lệch thu chi tài chính của NHNNVN saukhi trừ phần chi phí khoán chênh lệch thì sẽ góp 10% lập quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia,phần còn lại nộp vào ngân sách nhà nước

*Lý luận: NHNNVN là cơ quan trực thuộc chính phủ, hoạt động theo sự chỉ đạo, lượng tiền tệ đưa

ra thị trường và thu vào đều là của NHNN, kinh doanh tiền tệ tệ không phải vì mục đích lợi nhuậnnên không phải đóng thuế

6) Bộ tài chính là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty tàichính, công ty cho thuê tài chính

Đây là nhận định sai

Theo Điều 18 Luật các TCTD 2010, NHNNVN là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập

và hoạt động cho các tổ chức tín dụng, bao gồm công ty tài chính và cho thuê tài chính,

Trang 14

7) NHNNVN là cơ quan trực thuộc Quốc Hội.

Đây là nhận định sai

Theo Khoản 1 Điều 2 Luật NHNNVN 2010 quy định:” NHNN là một cơ quan trực thuộc chính phủ,

do đây là một cơ quan ngang bộ…”, người đứng đầu là thống đốc- ngang hàng với bộ trưởng.

8) Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một pháp nhân

Theo Điểm c Khoản 1 Điều 108, Khoản 3 Điều 122 Luật các TCTD 2010, công ty tài chính và công

ty cho thuê tài chính TCTD phi ngân hàng) được NHNN cho vay với hình thức tái cấp vốn

11) NHNNVN bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn khi có chỉ định của Thủ tướng Chính phủ.Đây là nhận định sai

Điều 25 Luật NHNN 2010, NHNNVN bảo lãnh cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo quyếtđịnh của Thủ tướng Chính phủ

Không bảo lãnh cho cá nhân, tổ chức vì không thuộc phạm vi quản lý của NHNN

12) NHNN cho NSNN vay khi ngân sách bị thiếu hụt do bội chi

Đây là nhận định sai

Theo Điều 26 Luật NHNN 2010, NHNN chỉ tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụttạm thời quỹ ngân sách nhà nước

Phân biệt thiếu hụt tạm thời và bội chi:

 Thiếu hụt tạm thời: Chỉ diễn ra tại một thời điểm trong năm ngân sách mà tại thời điểm đónhà nước cần tiền chi nhưng không có tiền để chi

 Bội chi: ngân sách thiếu hụt khi kết thúc năm ngân sách, nếu cho vay sẽ dẫn tới lạm phát (tựsản xuất ra tiền cho thị trường nhiều hơn) CSPL Khoản 1, Điều 4, Luật NSNN 2015 vàKhoản 1 Điều 4 Nghị định 163/2016/NĐ-CP

13) Mọi tổ chức thực hiện hoạt động ngân hàng đều phải thực hiện dự trữ bắt buộc

Trang 15

Đây là nhận định sai.

Theo Điều 14 Luật NHNN 2010, các tổ chức tín dụng phải gửi tại NHNN để thực hiện chính sáchtiền tệ quốc gia Ngân hàng chính sách có tỉ lệ dữ trữ bắt buộc bằng 0% nhưng vẫn được xem làđang thực hiện dự trữ bắt buộc

Nếu các tổ chức không phải là TCTD mà thực hiện hoạt động ngân hàng thì không phài thực hiện

Hơn nữa, do chủ tịch của Hội đồng là phó thủ tướng chính phủ, trong khi phó chủ tịch là Thống đốccòn các uỷ viên bao gồm nhiều chức danh từ các cơ quan khác nhau

15) Mọi TCTD đều được phép thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Đây là nhận định sai

Theo Khoản 1 Điều 36 Pháp lệnh ngoại hối 2013, TCTD, chi nhánh NH nước ngoài và các tổ chứckhác được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối ở trong nước và nước ngoài sau khi được Ngânhàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản

16) Công ty cho thuê tài chính không được cho Giám đốc của chính công ty ấy thuê tài sản dướihình thức cho thuê tài chính

Do chức danh thành viên HĐQT của NH HTX không phải là chức danh điều hành

19)Người gửi tiền phải là chủ thể đóng phí bảo hiểm tiền gửi

Đây là nhận định sai

Trang 16

Theo Khoản 3 Điều 12 Luật bảo hiểm tiền gửi 2012, Khoản 1 Điều 4 Nghị định 68/2013 thì chủ thểđóng phí bảo hiểm tiền gửi là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiềngửi của cá nhân, bao gồm ngân hàng thương mại, NH HTX, quỹ tín dụng ND và chi nhánh NHnước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các TCTD, và có tham gia bảohiểm tiền gửi.

20)Kiểm soát đặc biệt áp dụng đối với tổ chức khi mất khả năng thanh toán

Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm tiền gửi được quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều

19 Luật bảo hiểm tiềm gửi 2012

23)Bảo hiểm tiền gửi chỉ áp dụng cho TCTD có nhận tiền gửi

Đây là nhận định sai

Theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định 68/2013 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là các tổ chức tín dụng,chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân

Điều 2 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012: Các đối tượng áp dụng của luật bảo hiểm tiền gửi

24)Bảo hiểm tiền gửi chỉ áp dụng đối với tiền gửi bằng đồng của Việt Nam

• Lưu ý: TCTD được phép kinh doanh môi giới BĐS

Ngày đăng: 09/10/2018, 14:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w