1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận ngân hàng về chống đô la hoá

19 192 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 84,04 KB

Nội dung

Bài tiểu luận về chống Đô la hoá của Phạm Hoàng Vũ, lớp CLC 41B. Giáo viên giảng dạy là cô Lê Thị Ngân Hà khoa thương Mại. Bài được thực hiện vào HK II năm 2 của khoá 41. Vì bài đã bỏ ra nhiều công sức để nghiên cứu nên giá sẽ rất cao.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

-TIỂU LUẬN

Đề tài:

Thực trạng áp dụng các biện pháp quản lý sử dụng ngoại tệ trong nước nhằm

chống tình trạng đô-la hóa nền kinh tế Việt Nam hiện nay

MÔN: LUẬT NGÂN HÀNG

Người thực hiện: Phạm Hoàng Vũ

Mã số sinh viên: 1653801011354

Lớp: CLC41B

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

-ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG NGOẠI TỆ TRONG NƯỚC NHẰM CHỐNG TÌNH TRẠNG ĐÔ-LA HÓA NỀN KINH TẾ

VIỆT NAM HIỆN NAY

SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM HOÀNG VŨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan: Tiểu luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

Tác giả

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÔ-LA HÓA 3

1 Khái niệm 3

2 Nguyên nhân 3

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG NGOẠI TỆ TRONG NƯỚC TRONG CÔNG TÁC CHỐNG ĐÔ LA HÓA HIỆN NAY 4

2.1 Về việc tăng cường thể chế pháp lý bằng cách luật hóa các quy định về quản lý ngoại hối 4

2.2 Xoá bỏ giấy phép hoạt động kiều hối và giấy phép lập bàn thu đổi ngoại tệ, chuyển sang kinh doanh có điều kiện 5

2.2.1 Quy định pháp luật điều chỉnh 5

2.2.2 Thực trạng hoạt động quản lý đại lý đổi ngoại tệ 6

2.3 Xoá bỏ chế độ thanh toán trực tiếp bằng ngoại tệ tại Việt Nam của các đối tượng 7

2.4 Thu hẹp đối tượng được phép vay ngoại tệ, chỉ cho vay phục vụ xuất khẩu 8

KẾT LUẬN 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong hơn 40 năm qua, Đô-la hóa trở thành thuật ngữ thông dụng xuất hiện trong các nguyên tắc cơ bản của kinh tế học vĩ mô ở nhiều nền kinh tế mới nổi Vốn dĩ

xuất phát như một hiện tượng thay thế tiền tệ (currency subtitution phenomenon) vào

những năm 1970 ở Châu Mỹ La-tin, nơi mà đồng nội tệ thường xuyên bị hạ thấp giá trị bởi tình trạng lạm phát cao hoặc siêu lạm phát, dần đà, cùng với việc đồng nội tệ mất

đi chức năng trung gian thanh toán, đô-la hóa trở thành một đặc điểm phổ biến của sự trung gian khu vực tài chính (financial sector intermediation) Các nhà băng cũng tự

mình bắt đầu nhận tiền gửi và cho vay bằng hai hoặc nhiều loại tiền tệ Sự tái diễn của

khủng hoảng tiền tệ ở một số nền kinh tế mới nổi (Emerging market economies –

EMEs) đã làm nảy sinh sự tranh luận gay gắt về chế độ tỷ giá hối đoái Chính sách tỷ giá hối đoái neo nhưng có thể điều chỉnh nhanh chóng thất thế, trong khi đó chế độ tỷ giá linh hoạt dần trở nên phổ biến (Summer 2000 and Fischer, 2001) Các nền kinh tế đang phát triển và trong quá trình chuyển đổi, đặc biệt là khu vực Đông Nam á với các nước như Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam, đang trong tình trạng bị đô-la hóa (cao nhất

là Cam-pu-chia với ước tính trên 90% và thấp nhất là Việt Nam với 25%) Nhận thấy rằng công tác chống đô-la hóa hiện nay, cụ thể trong việc áp dụng các biện pháp quản

lý sử dụng ngoại tệ, đang gặp nhiều khó khăn trở ngại, tác giả mạnh dạn chọn đề tài làm đề tài tiểu luận Tác giả sẽ tập trung phân tích, đánh giá một cách khoa học trên cơ

sở lý luận và thực tiễn về thực trạng chống đô-la hóa nền kinh tế qua việc áp dụng biện pháp quản lý sử dụng ngoại tệ trong nước từ đó đề xuất giải pháp chung nhằm nâng cao tính hiệu quả trong công tác chống đô-la hóa hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu đề tài:

Liên quan đến đề tài thực trạng đô-la hóa nền kinh tế ở Việt Nam nói chung hiện nay không nhiều các công trình nghiên cứu mà chủ yếu là các bài báo, bài viết trên tạp chí nghiên cứu chuyên ngành Hầu hết các bài viết đều tiếp cận ở dưới 2 góc chính: ở góc độ thứ nhất, các bài viết mang tổng quan như phân tích tác động của tình trạng đô-la hóa với việc điều hành chính sách tiền tệ hay kinh tế vĩ mô, tiêu biểu có thể

kể đến như bài viết “đô-la hóa và điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam” của tác giả

Võ Thị Hồng, đăng tải trên Tạp chí ngân hàng (số 5 năm 2011); bài viết “ảnh hưởng

đô la hóa đối với nền kinh tế Việt Nam khi hội nhập” của tác giả Vương Xuân Nguyên, đăng tải trên Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại ( số 08, năm 2011), bài viết

Trang 7

“Chống đô-la hóa nền kinh tế: Thực trạng và một số kiến nghị” của tác giá Bùi Thị Quỳnh Trang, đăng tải trên Tạp chí Tài chính ( kỳ 2 số 06 năm 2016) Hoặc, các bài viết đi sâu phân tích tình trạng đô-la hóa dưới nhiều khía cạnh khác nhau như lãi suất, quản lý ngoại hối nói chung (kiểm soát giao dịch ngoại tệ, thu hút kiều hối ) gần đây như bài viết “Chống đô-la hóa nền kinh tế: Nhìn từ lãi suất tiền gửi USD/năm” của tác giả Trần Thị Thúy, đăng tải trên Tạp chí Tài chính (năm 2016 số 636) Theo sự tìm hiểu của tác giả, cho đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về đề tài thực trạng áp dụng biện pháp quản lý sử dụng ngoại tệ trong công tác chống đô-la hóa Do đó, đề tài tiểu luận mà tác giả chọn vẫn đảm bảo tính mới, có

cơ sở lý luận và thực tiễn để triển khai

3 Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu

Với đề tài này, tác giả nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng các biện pháp quản lý sử dụng ngoại tệ trong nước chống tình trạng đô-la hóa nền kinh

tế ở Việt Nam hiện nay Đồng thời, đề tài tiểu luận trên cũng góp phần làm rõ hơn các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề chống đô-la hóa nền kinh tế Qua đó, tác giả có đưa ra một số hướng hoàn thiện pháp luật cũng như giải pháp nâng cao tính hiệu quả trong các công tác liên quan đến vấn đề này

4 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Tác giả có vận dụng một số phương pháp cụ thể như sau: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp

5 Phạm vi nghiên cứu

Trên thực tế, công tác chống đô-la hóa được thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau Tuy nhiên, trong giới hạn nội dung bài viết, tác giả chỉ nghiên cứu các quy định liên quan đến việc áp dụng sử dụng ngoại tệ trong nước chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng

6 Bố cục tiểu luận

Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận có kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về đô-la hóa

Chương 2: Thực trạng các biện pháp quản lý sử dụng ngoại tệ trong nước trong công tác phòng chống đô-la hóa hiện nay

2

Trang 8

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÔ-LA HÓA

1 Khái niệm

Đô – la hóa (Dollarization) là tình trạng sử dụng đồng ngoại tệ mà ở đây là đồng

đô la Mỹ nhằm thực hiện hoặc thay thế một hoặc nhiều chức năng của đồng nội tệ Căn cứ theo định nghĩa của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IMF), nền kinh tế bị đô-la hóa trầm trọng là nền kinh tế mà ở đó khoản tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm trên 30% tổng phương tiện thanh toán (M2) bao gồm tiền mặt, tiền gởi ngân hàng lấy không phải báo trước, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi bằng ngoại tệ

Hiện nay, có 3 cách phổ biến để phân loại hiện tượng đô-la hóa: trực tiếp và không trực tiếp (direct vs indirect); hoan toàn và một phần (full vs partial) hoặc chính thức

và không chính thức (official vs unofficial) Đô-la hóa trực tiếp là việc sử dụng đồng

ngoại tệ như một đơn vị tính toán, một phương tiện thanh toán và phương tiện dự trữ ( đặc biệt dưới dạng tiền gửi hoặc tín dụng ngân hàng ) Đô-la hóa gián tiếp là việc phát hành công trái và trái phiếu doanh nghiệp bằng ngoại tệ vào thị trường quốc tế hoặc lập bản số liệu hợp đồng nợ công bằng ngoại tệ Đô-la hóa hoan toàn xuất hiện khi đồng ngoại tệ được xem như đồng tiền duy nhất trong lưu thông Trong khi đó,

đô-la hóa một phần xuất hiện khi tồn tại song song việc sử dụng đồng nội tệ và ngoại tệ ở cùng một quốc gia Ở các quốc gia có nền kinh tế bị đô-la hóa một phần, đồng ngoại

tệ, tồn tại như một loại tiền pháp định thứ hai, được dùng để kiểm toán, thanh toán hoặc ngay cả giao thương cùng với đồng nội tệ, tiêu biểu là Bolivia và Campuchia Đô-la hóa chính thức xuất hiện khi việc sử dụng đồng ngoại tệ được chấp thuận bởi luật pháp nhằm thực hiện các chức năng của đồng nội tệ trong giao dịch hoặc hợp đồng tiền tệ, ví dụ như Panama hoặc Ecuador Ngược lại, nếu đồng ngoại tệ không được pháp luật thừa nhận, nhưng trên thực tế, nó được dùng trong giao dịch và hợp đồng tiền tệ, như vậy trường hợp này được coi là đô-la hóa không chính thức

2 Nguyên nhân

Trên thế giới hiện nay cũng tồn tại các học thuyết khác nhau nhằm phân tích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đô-la hóa Mốt số nhà kinh tế học, tiêu biểu như

3

Trang 9

Alain Ize và Eduardo Levy Yeyati, tin tưởng rằng “nguyên nhân nằm ở sự bất ổn về tiền tệ và kinh tế và sự yếu kém của các chế định quốc gia bởi vì đô-la hóa không gì ngoài sự biểu thị mong muốn có chừng mực của chủ thể kinh tế nhằm đảm bảo chống lại siêu lạm phát 1 Hay theo G.S Tomás J T Baliño, dưới góc nhìn xem đô-la hóa như hiện tượng thay thế tiền tệ “Nói một cách phổ quát, đô-la hóa là câu trả lời cho sự bất

ổn định của nền kinh tế và lạm phát (…) Trong điều kiện siêu lạm phát, đô-la thường phổ biến vì công chúng tìm kiếm sự bảo vệ từ trị giá tài sản nắm giữ”2 Nói ngắn gọn, học thuyết trên khẳng địn rằng nhu cầu cho mục đích chuyển đổi đồng nội tệ đối nghịch với tỷ lệ lạm phát

Nhìn chung, các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đô-la hóa rất đa dạng và phụ thuộc vào nền kinh tế mỗi nước cũng như các quan điểm của các nhà kinh tế học Tuy nhiên, đối với nền kinh tế Việt Nam, có thể chỉ ra rằng tồn tại 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đô-la hóa nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay:1) Sự yếu kém của nền kinh

tế, lạm phát cao dẫn đến sự mất giá liên tục làm giảm niềm tin vào đồng nội tệ 2) Lợi ích kinh tế thấp và sự bất tiện khi sử dụng đồng nội tệ (về mệnh giá, về hệ thống thanh toán, về khả năng chuyển đổi ra ngoại tệ ) 3) Các chính sách tạo điều kiện cho đô-la gia tăng (như huy động, cho vay, thu thuế, thanh toán bằng ngoại tệ)3

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG NGOẠI

TỆ TRONG NƯỚC TRONG CÔNG TÁC CHỐNG ĐÔ LA HÓA HIỆN NAY

2.1 Về việc tăng cường thể chế pháp lý bằng cách luật hóa các quy định về quản lý ngoại hối

Thời gian vừa qua, Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy lùi tình trạng “đô la hóa” nền kinh tế với những kết quả khả quan và đã được các tổ chức quốc

tế đánh giá cao Trong đó dáng chú ý là ngày 04/7/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 98/2007/QĐ-Ttg phê duyệt đề án nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam; khắc phục tình trạng đô-la hóa nền kinh tế Do vậy, tình trạng các giao dịch bất động sản thường sử dụng USD để thanh toán; buôn bán, giao dịch USD trái phép trên thị trương ngoại hối tự do đã từng bước được hạn chế Với vai trò chủ chốt

và đầu mối, từ năm 2015 đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã triển khai hàng

1 Mikhail Demidenko, “Dollarization: causes and solutions”, https://eabr.org/en/press/comments/dollarization-causes-and-solutions/ , truy cập ngày 25/4/2018

2 Balino, T , a Bennett and E Borensztein (1999), “Monetary Policy in Dollarized Economies”,

IMF Occasional Paper No 171, Washington DC , tr.5

3 Xem thêm tại mục 3 Chương II QĐ98/2007/QĐ-Ttg phê duyệt đề án nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam; khắc phục tình trạng đô-la hóa nền kinh tế

4

Trang 10

loạt giải pháp nhằm chống đô-la hóa nền kinh tế bằng các quy phạm pháp luật Cụ thể ngày 02/10/2015, NHNN ban hành Thông tư 15/2015/TT-NHNN hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trong nước giữa các Tổ chức tín dụng (TCTD) được phép hoạt động ngoại hối với nhau và giữa TCTD được phép hoạt động ngoại hối với khách hàng, trong đó khuyến khích các ngân hàn thương mại sử dụng công cụ phái sinh kỳ hạn trong giao dịch với khách hàng Ngày 17/12/2015, NHNN ban hành Quyết định 2589/QĐ-NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng USD của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Theo đó, mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi của tổ chức (trừ TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) đều là 0% NHNN ban hành Thông tư 24/2015/TT-NHNN quy định cho vay bằng ngoại tệ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú trong

đó quy định kể từ sau ngày 31/3/2016, một trong bốn nhóm đối tượng có nhu cầu vay ngoại tệ thuộc diện bị cấm bao gồm trường hợp doanh nghiệp chỉ muốn vay ngoại tệ sau đố bán đi lấy tiền đồng để hưởng mức chênh lệch lãi suất cao Có thể khẳng định, đây là những giải pháp mạnh nhằm tiếp thục thực hiện chủ trương chống “đô-la hóa” của Chính phủ, khuyến khích doanh nghiệp và người dân chuyển sang nắm giữ VNĐ

để hưởng lợi tức cao hơn thay vì đầu cơ tích trữ USD

2.2 Xoá bỏ giấy phép hoạt động kiều hối và giấy phép lập bàn thu đổi ngoại tệ, chuyển sang kinh doanh có điều kiện

2.2.1 Quy định pháp luật điều chỉnh

Hiện nay chính sách quản lý và sử dụng kiều hối được thực biện theo các quy định tại ND89/2016/ND-CP ngày 01/7/2016 của CP quy định điều kiện đối với hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế; QĐ21/2008/QĐ-NHNN ngày 11 tháng 7 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế đại lý đổi ngoại tệ; TT11/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một

số văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại

tệ, hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, bàn đổi ngoại tệ của cá nhân; QĐ số 170/1999/QĐ-Ttg ngày 19/8/1999 về việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền

về nước ( sửa đổi bổ sung tại QD78/2002/QD-TTg) Với xu thế hội nhập của nền kinh

tế, mạng lưới cung cấp dịch vụ nhận và chi trả kiều hối tại Việt Nam cũng đa dạng, phong phí hơn Nhiều tổ chức, doanh nghiệp được tham gia cung ứng dịch vụ kiều hối nhằm thu hút kiều hối từ nước ngoài chuyển về hệ thống TCTD dc phép kinh doanh

5

Trang 11

Khái niệm bàn đổi ngoại tệ bước đầu xuất hiên tại Quyết định số 103/QĐ-NH7 ngày 03/4/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành "Quy chế hoạt động của bàn thu đổi ngoại tệ", sau cùng được thay thế bởi Quyết định số 1216/2003/QĐ-NHNN ban hành ngày 09 tháng 10 năm 2003 ban hành quy chế hoạt động của bàn đổi ngoại tệ Theo đó, bàn đổi ngoại tệ là tổ chức dc NHNN cho phép thực hiện các hoạt động thu đổi ngoại tệ tiền mặt bao gồm: bàn trực tiếp và bàn đại lý4 Bàn trực tiếp là bàn đổi ngoại tệ của các tổ chức tín dụng dc phép hoạt động ngoại hối trực tiếp làm dịch vụ đổi ngoại tệ Bàn trực tiếp dc đặt tại Hội sở chính, trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng và các địa điểm khác đã đăng ký với NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh (thành phố) Hiện nay, khi có nhu cầu, các tổ chức tín dụng được phép có thể ủy quyền cho tổ chức kinh tế làm đại lý đổi ngoại tệ Các tổ chức thuộc mọi thành phần đều có thể làm Đại lý đổi ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối, trên cơ sở hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng và tổ chức đó Tuy nhiên, tổ chức kinh tế này vẫn phải thỏa mãn các điều kiện tại NĐ89/2016/NĐ-CP

và thực hiện theo đúng hồ sơ, trình tự, thủ tục được quy định tại khoản 2 Đ.6 TT11/2016/TT-NHNN.Bàn đổi ngoại tệ chỉ dc phép mua ngoại tệ từ khách hàng , không được phép bán Riêng bàn đổi ngoại tệ tại trụ sở của các ngân hàng hoặc tại cửa khẩu quốc tế được phép bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân mang hộ chiếu do cơ quan

có thẩm quyền nước ngoài cấp.5

2.2.2 Thực trạng hoạt động quản lý đại lý đổi ngoại tệ

Trong điều kiện nền kinh tế vẫn còn tình trạng sử dụng ngoại tệ cho các nhu cầu thanh toán trên thị trường hàng hóa, dịch vụ… mà hiện nay, chúng ta đang triệt để nghiêm cấm nhu; việc xóa bỏ giấy phép hoạt động kiều hối và giấy phép lập bàn thu đổi ngoại tệ, chuyển sang kinh doanh có điều kiện là nhu cầu khách quan và cần thiết Phương thức thực hiện là các tổ chức kinh tế có hoạt động cung ứng các loại hàng hóa, dịch vụ có khả năng thu ngoại tệ tiền mặt từ các khách hàng là ngời nước ngoài khi thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ họ đã sử dụng tại đơn vị được một TCTD ủy nhiệm làm đại lý đổi ngoại tệ trên cơ sở ký hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ giữa TCTD và tổ chức kinh tế được ủy nhiệm và phải đăng ký với NHNN Vì đây là dịch vụ kinh doanh

có điều kiện nên phải tuân theo các yêu cầu của NHNN và toàn bộ nguồn ngoại tệ thu được phải bán lại cho các TCTD hằng ngày Nếu được thực hiện nghiêm túc sẽ đem lại các tiện ích sau: Thứ nhất, đây là vệ tinh của các tổ chức tín dụng6 Từ các vệ tinh

4 Khoản 3 điều 2 QĐ số 1216/2003/QĐ-NHNN về việc Ban hành quy chế hoạt động của bàn đổi ngoại tệ

5 Điều 8 QĐ21/2008/NHNN

6 Nguyễn Thị Sương Thu (2011): "Một vài suy nghĩ về tính hiệu quả của đại lý đổi ngoại tệ cho tổ chức tín dụng", Tạp chí Ngân hàng,(số 01+02), tr.101

6

Ngày đăng: 09/10/2018, 14:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ( Luật số 46/2010/QH12) ngày 16/6/2010 Khác
3. Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 13/12/2005 Khác
4. Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối Khác
5. Quyết định số 98/2007/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam,khắc phục tình trạng đô-la hóa nền kinh tế Khác
6. Nghị định số 70/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/7/2014 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối Khác
7. Nghị định số 89/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/7/2016 về việc quy định điều kiện đối với hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế Khác
8. Quyết định số 1216/2003/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước ngày 09 tháng 10 năm 2003 ban hành quy chế hoạt động của bàn đổi ngoại tệ Khác
9. Quyết định số 21/2008/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước ngày 11 tháng 7 năm 2008 về việc ban hành quy chế đại lý đổi ngoại tệ Khác
10. Quyết định số 2589/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước ngày 17/12/2015 về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng USD của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 06/2014/TT- NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w