1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

QUY TRÌNH CHO VAY MUA ô tô tại NGÂN HÀNG VIETINBANK

9 596 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 112,5 KB

Nội dung

QUY TRÌNH CHO VAY MUA Ô TÔI./ MỤC ĐÍCH: Quy định trình tự các bước công việc để thực hiện cho vay mua ôtô đối với tất cả các khách hàng cá nhân trong hệ thống Vietinbank.. - Nhân thân tê

Trang 1

QUY TRÌNH CHO VAY MUA Ô TÔ TẠI NGÂN

HÀNG VIETINBANK

Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

VietinBank là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam VietinBank có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 3 Sở Giao dịch, 141 chi nhánh và trên 700 điểm/phòng giao dịch; Có 4 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH Bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Trang 2

VietinBank Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA

và có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng lớn trên toàn thế giới; Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế

VietinBank cũng là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam; được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000

Năm 2008 được coi là một năm kinh doanh tốt của VietinBank: qui mô tài sản tăng trên 24% (đạt 175.000 tỷ đồng cuối năm 2008), chiếm 10% tổng tài sản toàn ngành; tổng nguồn vốn tăng 18,4% tổng cho vay và đầu tư tăng 22,6%; có nhiều dư

án trọng điểm như thuỷ điện, dầu khí, khai thác khoáng sản đã được VietinBank tài trợ; chất lượng tín dụng đầu tư ngày càng được cải thiện; tài chính được lành mạnh hoá Lợi nhuận trước thuế đạt 1.450 tỷ đồng/790 tỷ đồng kế hoạch, tăng 83,5% so với năm 2006; trích dự phòng rủi ro 2.428 tỷ đồng/2.100 tỷ đồng kế hoạch, sau khi xử lý rủi ro, nguồn dự phòng còn kết dư 1.800 tỷ đồng; riêng thu từ dịch vụ đạt 421 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2007; thu nợ ngoại bảng đạt 1.488 tỷ đồng

Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới Vietinbank đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng

Sau đây tôi xin giới thiệu về quy trình cung cấp sản phẩm “Cho vay mua ôtô” của Vietinbank./.

Trang 3

QUY TRÌNH CHO VAY MUA Ô TÔ

I./ MỤC ĐÍCH:

Quy định trình tự các bước công việc để thực hiện cho vay mua ôtô đối với tất cả các khách hàng cá nhân trong hệ thống Vietinbank

II./ PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

- Phạm vi áp dụng: Quy trình này được áp dụng để thực hiện cho vay mua ôtô trong

hệ thống Vietinbank

- Đối tượng áp dụng: Trụ sở chính Vietinbank, Sở giao dịch, các Chi nhánh, phòng giao dịch

III./ NỘI DUNG QUY TRÌNH:

1./ Bước 1: Phỏng vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị vay vốn

Cán bộ tín dụng (CBTD) phỏng vấn và hướng dẫn kháchh hàng lập hồ sơ đề nghị vay vốn

1.1 Phỏng vấn và trao đổi với khách hàng

CBTD tiếp xúc và phỏng vấn khách hàng về:

Trang 4

- Nhân thân (tên tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp) của khách hàng và người liên quan (các thành viên hộ gia đình, người bảo lãnh, …);

- Nhu cầu vay vốn của khách hàng (loại xe mua, số tiền, thời hạn, …)

- Các tài sản sở hữu của khách hàng;

- Thu nhập và nguồn trả nợ, thời gian trả nợ của khách hàng;

- Các nghĩa vụ tài chính hiện tại, quan hệ và sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng; … CBTD đối chiếu với các quy định của Vietinbank về cho vay mua ôtô và trao đổi với khách hàng về các điều kiện khách hàng đáp ứng được; tư vấn cho khách hàng các địa chỉ mua ôtô, giá mua, loại xe, … phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng

1.2 Hướng dẫn khách hàng lập các hồ sơ vay vốn theo quy định của Vietinbank.

Việc gửi hồ sơ của khách hàng cho CBTD được thực hiện ngay khi đề nghị vay hoặc bổ sung dần trong quá trình thẩm định

2./ Bước 2: Thẩm định mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn

- CBTD thẩm định mức độ đáp ứng cá điều kiện vay vốn của khách hàng bằng cách kết hợp xem hồ sơ với đi kiểm tra thực tế nhằm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ, tính trung thực trong trao đổi với CBTD của khách hàng vay vốn; thẩm định năng lực của khách hàng (năng lực pháp luật, hành vi, …); thẩm định năng lực tài chính, tính khả thi của phương án vay - trả nợ; …

Trang 5

- CBTD lập tờ trình thẩm định cho vay, đánh giá mức độ đáp ứng các điều kiện tín dụng theo quy định của Vietinbank và ghi ý kiến đề xuất, trình lãnh đạo phòng khách hàng

- Lãnh đạo phòng khách hàng kiểm tra lại nội dung thẩm định của CBTD, ghi ý kiến đề xuất, trình hồ sơ cho người có thẩm quyền phê duyệt cho vay (Giám đốc, phó giám đốc theo uỷ quyền”)

3./ Bước 3: Phát hàng thông báo tài trợ vốn/không tài trợ vốn

Vietinbank thông báo cho khách hàng và bên bán xe về việc chấp thuận/không chấp thuận cho khách hàng vay vốn mua xe ôtô của bên bán

- CBTD soạn thảo thông báo trình lãnh đạo phòng khách hàng

- Lãnh đạo phòng khách hàng xem xét lại nội dung thông báo, ký nháy rồi trình lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt

- Lãnh đạo xem xét, ký thông báo chuyển thông báo cho phòng khách hàng

- CBTD chuyển thông báo tới khách hàng

4./ Bước 4: Đăng ký sở hữu và mua bảo hiểm vật chất thân xe

- Bên bán và khách hàng hoàn thiện thủ tục đăng ký xe mang tên khách hàng

- Khách hàng mua bảo hiểm vật chất thân xe trong suốt thời gian vay vốn (giả trị bảo hiểm tối thiểu bằng dư nợ vay)

5./ Bước 5: Ký hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm

Trang 6

- CBTD soạn thảo hợp đồng thế chấp xe ôtô (và các tài sản khác nếu có) trình lãnh đạo phòng khách hàng

- Lãnh đạo phòng khách hàng xem xét, ký nháy từng trang hợp đồng thế chấp, chuyển lãnh đạo có thẩm quyền ký hợp đồng

- CBTD phối hợp với khách hàng đăng ký GDBĐ

6./ Bước 6: Giải ngân,

- CBTD tiếp nhận hồ sơ giải ngân, yêu cầu khách hàng cung cấp chứng từ liên quan đến mục đích sử dụng tiền vay; đối chiếu hồ sơ giải ngân với các điều kiện giải ngân đã ký trong HĐTD; Làm thủ tục giải ngân trên máy và chuyển hồ sơ cho bộ phận kế toán

- Lãnh đạo phòng khách hàng kiểm tra hồ sơ giải ngân do CBTD trình; nếu đủ điều kiện thì ký vào Giấy nhận nợ và trình Lãnh đạo

- Lãnh đạo kiểm tra hồ sơ giải ngân của Phòng khách hàng; nếu đủ điều kiện thì ký giải ngân chuyển hồ sơ lại cho phòng khách hàng

7./ Bước 7: Thu nợ gốc, lãi và kiểm tra giám sát món vay

- CBTD theo dõi tiến độ trả nợ gốc và lãi của khách hàng; thông báo cho khách hàng nợ đến hạn;

- CBTD thường xuyên kiểm tra giám sát món vay theo quy định của Ngân hàng

8./ Giải chấp tài sản, thanh lý hợp đồng

Trang 7

- Ngay sau khi khách hàng trả nợ gốc và lãi đầy đủ cho Ngân hàng CBTD làm thủ tục giải chấp tài sản thế chấp và thanh lý hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm

9./ Lưu trữ hồ sơ

CBTD lưu giữ đầy đủ hồ sơ, nguyên vẹn hồ sơ theo đúng quy trình; bổ sung kịp thời hồ sơ, giấy tờ của khách hàng cung cấp hoặc phát sinh suốt quá trình cho vay khách hàng

*/ Nhược điểm của Quy trình cho công tác quản lý và các giải pháp cải thiện theo ý kiến cá nhân :

- CBTD chịu trách nhiệm chính trong quy trình (thẩm định, lập hồ sơ, giải ngân, kiểm soát, thu nợ) Nếu lãnh đạo không theo sát quá trình thẩm định sẽ không quản

lý được thời gian hoàn thành chính xác của 1 món vay kể từ khi nhận đủ hồ sơ Như vậy, việc theo dõi của lãnh đạo phải thường xuyên và theo sát kể từ khi thẩm định, tiếp xúc, phỏng vấn khách hàng

Phần II:

Câu hỏi: Khi thực hiện các tác nghiệp hiện nay tại Doanh nghiệp, theo

anh chị có những loại lãng phí nào trong 7 lãng phí được liệt kê theo mô hình LEAN? Loại bỏ những lãng phí đó bằng cách nào?

Trả lời:

Trang 8

1./ Các loại lãng phí hiện có trong Doanh nghiệp theo mô hình LEAN:

- Khuyết tật: Sai sót về giấy tờ, cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm, giao hàng trễ, sản xuất sai quy cách.

- Di chuyển: Việc di chuyển giữa các công đoạn xử lý làm kéo dài thời gian chu kỳ sản xuất, dẫn đến việc sử dụng lao động và mặt bằng kém hiệu quả và có thể gây nên những đình trệ trong sản xuất

- Chờ đợi: Chờ đợi là thời gian công nhân hay máy móc nhàn rỗi bởi sự tắc nghẽn hay luồng sản xuất trong xưởng thiếu hiệu quả.

- Thao tác: Các chuyển động tay chân hay việc đi lại không cần thiết của các công nhân không gắn liền với việc gia công sản phâm Chẳng hạn như việc đi lại khắp xưởng để tìm dụng cụ làm việc hay thậm chí các chuyển động cơ thể không cần thiết hay bất tiện do quy trình thao tác được thiết kế kém làm chậm tốc độ làm việc của công nhân.

2./ Các giải pháp loại bỏ những lãng phí đó:

Hầu hết các lãng phí theo mô hình Lean ở các Doanh nghiệp đều bắt nguồn từ con người, trình độ lãnh đạo, lãnh đạo kém năng lực, công nhân không lành nghề, …

Như vậy thì việc đào tạo được đặt lên hàng đầu Đào tạo các nhà quản lý có chuyên môn, làm ăn có quy trình và đặt mục tiêu lợi nhuận đi đôi chất lượng; Đào tạo công nhân

có trình độ, và chuyên nghiệp.

Tiếp theo, thiếp lập Quy trình sản xuất tốt, sắp xếp thời gian chuẩn, mặt bằng hợp lý

và khoa học.

Người viết

Trang 9

Trần Hồng Thái

Ngày đăng: 27/09/2018, 14:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w