1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh huế giai đoạn 2013 2015

102 772 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 704,09 KB

Nội dung

Để thực hiện được mục tiêu đó, đề tài tiến hành tập trung nghiên cứu về cácchỉ tiêu như dư nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu… trong hoạtđộng cho vay mua ô tô tại ngân

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

 

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH

HUẾ GIAI ĐOẠN 2013-2015

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn

Niên khóa: 2012 - 2016

Huế, tháng 5/2016

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày

tỏ lòng biết ơn tới tập thể Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu thực tế tại đơn vị cũng như chia sẻ cho tôi những ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến giảng viên Bùi Thành Công- người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành chuyên đề này Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè và người thân.

Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 05 năm

2016 Sinh viên

Lê Hữu Phương

2

Lời cảm ơn

Trang 3

TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Đề tài là kết quả của quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế về hoạt độngcho vay mua ô tô tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chinhánh Huế Mục tiêu của đề tài này là nhận định ưu điểm, hạn chế, từ đó đề xuấtmột số giải pháp nhằm đem lại kết quả kinh doanh tốt hơn trong hoạt động cho vaymua ô tô của ngân hàng

Để thực hiện được mục tiêu đó, đề tài tiến hành tập trung nghiên cứu về cácchỉ tiêu như dư nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu… trong hoạtđộng cho vay mua ô tô tại ngân hàng TMCP TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BIDV) - Chi nhánh Huế, phân tích, kết hợp với cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.Cuối cùng, đề tài đã đi đến được những kết luận chung như sau:

 Chất lượng thông tin khách hàng cung cấp còn nhiều bất cập, gây khó khăn chongân hàng trong việc phân tích và đánh giá thực trạng của khách hàng

 Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác tín dụng có trình độ chuyên môn chưacao

 Các cán bộ tín dụng vẫn xem nhẹ thẩm định rủi ro trong hoạt động cho vay

 Việc quản lý các danh mục TSĐB chưa được làm thường xuyên và không cótính hệ thống

 Hoạt động cho vay mua ô tô tại Chi nhánh chịu sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất

và các quy chế cho vay với nhiều ngân hàng lớn, nhỏ trong địa bàn

Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần phát triển hoạtđộng cho vay mua ô tô tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chinhánh Huế như:

 Nâng cao chất lượng CBTD

 Hoàn thiện hệ thống XHTDNB

 Tổ chức bộ phận chuyên trách định giá TSĐB

 Hoàn thiện quy trình cho vay

 Tăng cường kiểm tra việc sử dụng vốn vay và phương án SXKD của kháchhàng

 Xây dựng chiến lược cho hoạt động cho vay mua ô tô trong thời gian tới

 Xây dựng chính sách lãi suất hấp dẫn, linh hoạt

Trang 4

 Thiết lập mối quan hệ bền vững với khách hàng, các đại lý bán xe ô tô và cácđại lý bảo hiểm.

4

Trang 5

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT Viết tắt Giải thích

1 BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Trang 6

MỤC LỤC

6

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIẾU

8

Trang 9

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Với nhịp tăng trưởng hiện tại của nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng dần cónhững bước chuyển mình đáng kể trong mọi mặt của đời sống xã hội Mở cửa hộinhập kinh tế cũng chính là điều kiện thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế,trong đó có lĩnh vực ngân hàng cụ thể là tín dụng Bên cạnh đó, quy mô dân sốnước ta hiện nay trên 90 triệu dân, thu nhập của người dân không ngừng được cảithiện, đời sống tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, thêm vào đó làchính sách mở cửa của nền kinh tế nước nhà đã thu hút không ít những nhà kinhdoanh trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực phương tiện giao thông làm cho thịtrường này trở nên sôi động hơn bao giờ hết, nhất là thị trường ô tô Nhiều dòng sảnphẩm mới ra đời, với sự đa dạng về mẫu mã và linh hoạt về mức giá đã trở thànhtâm điểm lựa chọn của nhiều người Điều này dẫn đến việc vay vốn để mua ô tô ởcác NHTM ngày càng tăng Vậy nên, các NHTM ra sức phát triển các gói cho vaymua xe ô tô để đáp ứng kịp thời nhu cầu từ các khách hàng cá nhân và khách hàngdoanh nghiệp

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Huế là mộttrong những ngân hàng hoạt động và tồn tại từ lâu trên địa bàn tỉnh, đây cũng là mộtđịa điểm quen thuộc đối với người dân Huế - những người có nhu cầu về mặt tàichính và những vấn đề liên quan Nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và nâng cao vịthế của mình so với đối thủ cạch tranh, BIDV cũng tiến hành đưa ra nhiều gói tíndụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng, trong đó có gói cho vay với mục đíchmua ô tô

Sau một thời gian thực tập, tìm tòi, học hỏi tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Pháttriển Việt Nam (BIDV) – chi nhánh Huế, nhận thấy thị trường mua bán ô tô cũngnhư cho vay mua ô tô ở địa bàn tỉnh có tiềm năng khá lớn và đồng thời nhằm muốngiới thiệu cụ thể hơn về hoạt động cho vay mua ô tô cũng như đưa ra các giải pháp

phù hợp để tăng hiệu quả, tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích hoạt động cho vay

Trang 10

mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015”.

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay mua xe ô tô tại ngân hàng

TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Tân Sơn Nhất” của tác giả Nguyễn Du

Thành Phát năm 2011 - Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM; tác giả đã nghiêncứu khá chi tiết về hoạt động cho vay mua xe ô tô tại ngân hàng TMCP Kỹ thươngViệt Nam - Chi nhánh Tân Sơn Nhất với các tiêu chí dư nợ, doanh số cho vay,doanh số thu nợ và tỷ lệ nợ xấu của cho vay mua ô tô giai đoạn 2008-2010 Nhìnchung, tác giả đã hoàn thành đề tài khá đầy đủ

Đề tài: “Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay trả góp mua ô tô của

VPBank Trần Duy Hưng” của tác giả Nguyễn Thị Hiền A năm 2008; tác giả đã

nghiên cứu về hoạt động cho vay mua xe ô tô trả góp tại Ngân hàng VPBank chinhánh Trần Duy Hưng qua các chỉ tiêu: doanh số cho vay, dư nợ, nợ quá hạn củacho vay mua ô tô, cho vay trả góp mua ô tô và cho vay mua ô tô ô tô theo món Đềtài chủ yếu tập trung so sánh giữa cho vay mua ô tô trả góp và cho vay mua ô tôtheo món mà chưa có sự so sánh với tổng dư nợ, tổng doanh số cho vay và tổng nợquá hạn của ngân hàng

Đề tài: “Mở rộng cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng

đầu tư và Phát triểu Chi nhánh Đông Đô” năm 2008; tác giả đã nghiên cứu về hoạt

động cho vay mua ô tô của khách hàng cá nhân tại BIDV Chi nhánh Đông Đô chủyếu qua các chỉ tiêu dư nợ cho vay, doanh số cho vay của cho vay mua ô tô dànhcho khách hàng cá nhân Các chỉ tiêu đánh giá của tác giả còn ít, cần bổ sung thêmmột số chỉ tiêu như nợ quá hạn, nợ xấu, doanh số thu nợ…

3 Mục tiêu nghiên cứu

• Mục tiêu chung:

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình hoạt động cho vay mua ô tô tại Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Viêt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế, tìm ranhững ưu điểm, hạn chế trong hoạt động cho vay mua ô tô tại Chi nhánh

Trang 11

• Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và các tiêu chí đánh giá hoạt động cho vay mua ô tô

- Phân tích tình hình hoạt động cho vay mua ô tô tại BIDV Chi nhánh Thừa ThiênHuế giai đoạn 2013 – 2015

- Đề xuất các giải pháp nằng phát triển hoạt động cho vay mua ô tô tại BIDV Chi nhánhThừa Thiên Huế trong thời gian tới

4 Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu:

4.1 Đối tượng nghiên cứu: hoạt động cho vay mua ô tô.

4.2 Phạm vi nghiên cứu: ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

(BIDV) - Chi nhánh Huế

4.3 Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2013-2015

5 Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập số liệu: số liệu thu thập từ báo cáo thường niên, báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh ThừaThiên Huế, sách, báo, tạp chí kinh tế và các tài liệu đã được thông báo trên phươngtiện thông tin đại chúng, internet

- Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu, kết hợp với các quy trình, nghiệp vụ

và tham khảo các ý kiến của một số bộ phân chức năng liên quan đến hoạt độngcho vay mua ô tô tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chinhánh Thừa Thiên Huế

- Lấy ý kiến các chuyên gia

6 Đóng góp của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về hoạtđộng cho vay mua ô tô của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Huế.Qua đó, giúp ngân hàng có cái nhìn trực diện và bao quát về thực trạng chất lượnghoạt động cho vay mua ô tô, thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội vàthách thức để có những phương hướng và giải pháp thích hợp để phát triển hoạtđộng cho vay này

Trang 12

Chương 2: Hoạt động cho vay mua ô tô tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Pháttriển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Huế gia đoạn 2013-2015.

Chương 3: Một số giải phát phát triển hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Huế

Trang 13

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các loạihình doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội và cá nhân, bằng việc huy động vốndưới hình thức nhận tiền gửi hoạt kỳ, tiền gửi định kỳ, tiền phát hành kỳ phiếu,trái phiếu, đồng thời sử dụng số vốn huy động được để cho vay, chiết khấu,cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho cácđối tượng nói trên

Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trongnền kinh tế Sự có mặt của NHTM trong hầu hết các hoạt động của nền kinh tế xãhội đã chứng minh rằng: ở đâu có một hệ thống NHTM phát triển thì ở đó sẽ có sựphát triển với tốc độ cao của nền kinh tế - xã hội

• Luật số 47/2010/QH12 Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam định nghĩa:

“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình Ngân hàng bao gồm Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng hợp tác xã.” (Điều 10 Luật các tổ chức tín dụng).

Trong đó, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngânhàng, bao gồm: Huy động vốn dưới mọi hình thức, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dàihạn, chiết khấu chứng từ có giá, bao thanh toán, cho thuê tài chính, thấu chi, chovay trả góp, cho vay tiêu dùng và cung cấp mọi dịch vụ ngân hàng khác

Luật Ngân hàng thương mại của các nước khác trên thế giới đều khẳng định:NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường,với nhiệm vụ nhận tiền gửi của công chúc dưới hình thức ký thác, và sử dụng nguồn

[1][1] PGS TS Nguyễn Đăng Dờn (2009), Quản trị Ngân hàng Thương mại hiện đại, NXB Đại học quốc gia

Trang 14

lực đó cho các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính và các hoạt động dịch

vụ khác với mục đích tìm kiếm lợi nhuận

Như vậy, có thể nói rằng NHTM là Định chế tài chính trung gian quan trọng vàoloại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường Nhờ hệ thống định chế tài chính trunggian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tậptrung lại, đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cánhân để phát triển kinh tế xã hội

1.1.2.1 Dựa vào hình thức sở hữu

a Ngân hàng thương mại Quốc doanh:

Là ngân hàng thương mại được thành lập bằng 100% vốn ngân sách nhànước Trong tình hình hiện nay để tăng nguồn vốn và phù hợp với xu thế hộinhập tài chính với thế giới các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam đangphát hành trái phiếu để huy động vốn; đã và đang cổ phần hóa để tăng sức cạnhtranh với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng cổ phần hiệnnay Thuộc loại này gồm:

• Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)

• Ngân hàng công thương Việt nam (Vietinbank)

• Ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIDV)

• Ngân hàng ngoại thương Việt nam (Vietcombank)

b Ngân hàng thương mại cổ phần:

Là ngân hàng thương mại được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần Trong

đó một cá nhân hay pháp nhân chỉ được sở hữu một số cổ phần nhất định theo quiđịnh của ngân hàng nhà nước Việt nam: ngân hàng TMCP Á Châu, ngân hàngTMCP Đông Á, ngân hàng TMCP Quân đội…

c Ngân hàng liên doanh (thuộc loại hình tổ chức tín dụng liên doanh):

Là Ngân hàng được thành lập bằng vốn liên doanh giữa một bên là ngân hàngthương mại Việt nam và bên khác là ngân hàng thương mại nước ngoài có trụ sở đặt

[2][2] PGS TS Nguyễn Thị Mùi (2006), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính.

Trang 15

tại Việt nam, hoạt động theo pháp luật ở Việt Nam: ngân hàng Việt Nga,SHINHAN VINA BANK, VID PUBLIC BANK,VINASIAM BANK…

d Chi nhánh ngân hàng nước ngoài:

Là ngân hàng được thành lập theo pháp luật nước ngoài, được phép mở chinhánh tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam: CITY BANK,BANGKOK BANK, SHINHAN BANK, DEUSTCH BANK…

e NHTM 100% vốn nước ngoài:

Là NHTM được thành lập tại VN với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nướcngoài; trong đó phải có một NH nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (NH mẹ).NHTM 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty TNHH mộtthành viên hoặc từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân VN, có trụ sở chính tại VN:

NH TNHH một thành viên Standard Chartered, NH TNHH một thành viên HSBC,

NH TNHH một thành viên Shinhan…

1.1.2.2 Dựa vào chiến lược kinh doanh

a Ngân hàng bán buôn: Là loại NH chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ chođối tượng khách hàng doanh nghiệp chứ không giao dịch với khách hàng

1.1.2.3 Dựa vào tính chất hoạt động

a Ngân hàng chuyên doanh: là loại NH chỉ hoạt động chuyên môn trongmột lĩnh vực như nông nghiệp, xuất nhập khẩu, đầu tư…

b Ngân hàng kinh doanh tổng hợp: là loại NH hoạt động ở mọi lĩnh vựckinh tế và thực hiện hầu như tất cả các nghiệp vụ mà một NH có thể đượcphép thực hiện

Trang 16

1.1.3 Các chức năng của Ngân hàng thương mại [3]

1.1.3.1 Chức năng trung gian tín dụng

Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng đóng vai trò là "cầunối" giữa người dư thừa vốn và người có nhu cầu về vốn

Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh

tế, Ngân hàng thương mại hình thành nên quỹ cho vay để cung cấp tín dụng cho nềnkinh tế Với chức năng này, Ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vayvừa đóng vai trò là người cho vay

• Đối với người gửi tiền, họ thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của mìnhdưới hình thức lãi tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ Hơn nữa, ngân hàng còn đảmbảo cho họ sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụ thanh toán tiệnlợi

• Đối với người đi vay, họ sẽ thoả mãn được nhu cầu vốn để kinh doanh, chi tiêu,thanh toán mà không phải chi phí nhiều về sức lực, thời gian cho việc tìm kiếm nơicung ứng vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp

• Đối với Ngân hàng thương mại, họ sẽ tìm kiếm được lợi nhuận cho bản thân mình

từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới Lợinhuận này chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của Ngân hàng thương mại

• Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất đượcthực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất Với chức năng này, Ngân hàngthương mại đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thíchquá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển

Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của Ngânhàng thương mại vì nó phản ánh bản chất của Ngân hàng thương mại là đi vay đểcho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Đồng thời nó cũng là

cơ sở để thực hiện các chức năng khác

[3][3] PGS TS Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình tài chính – tiền tệ ngân hàng, NXB Thống Kê

Trang 17

1.1.3.2 Chức năng trung gian thanh toán

Ngân hàng thương mại làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toántheo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanhtoán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiềnthu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ Ở đây Ngân hàng thương mạiđóng vai trò là người "thủ quỹ" cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng làngười giữ tài khoản của họ

Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sởthực hiện chức năng trung gian tín dụng Bởi vì thông qua việc nhận tiền gửi, ngânhàng đã mở cho khách hàng tài khoản tiền gửi để theo dõi các khoản thu, chi, Đóchính là tiền để khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng, đặt ngân hàng vào

vị trí làm trung gian thanh toán Hơn nữa, việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặtgiữa các chủ thể kinh tế có nhiều hạn chế như rủi ro do phải vận chuyển tiền, chiphí thanh toán lớn, đặc biệt là với các khách hàng ở cách xa nhau, điều này đã tạonên nhu cầu khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng

Với chức năng này, các Ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhiềuphương tiện thanh toán thuận lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền,thẻ thanh toán, thẻ tín dụng Nhờ đó, các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rấtnhiều chi phí, thời gian đi tới gặp chủ nợ, người phải thanh toán và lại đảm bảođược việc thanh toán an toàn Qua đó, chức năng này thúc đẩy lưu thông hàng hoá,đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh

tế Đồng thời, việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm đượclượng tiền mặt trong lưu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chiphí in ấn, đếm nhận, bảo quản tiền

Đối với Ngân hàng thương mại, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuậncho ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán

1.1.3.3 Chức năng tạo tiền

Khi có sự phân hoá trong hệ thống ngân hàng, hình thành nên ngân hàng pháthành và các ngân hàng trung gian thì ngân hàng trung gian không còn thực hiện

Trang 18

tín dụng và trung gian thanh toán, Ngân hàng thương mại có khả năng tạo ra tiềntín dụng (hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của kháchhàng tại Ngân hàng thương mại Đây chính là một bộ phận của lượng tiền được

sử dụng trong các giao dịch

Từ các khoản dự trữ tăng lên ban đầu, Ngân hàng thương mại sử dụng để chovay bằng chuyển khoản, sau đó những khoản tiền này sẽ được quay lại Ngân hàngthương mại một phần khi những người sử dụng tiền gửi vào dưới dạng tiền gửikhông kỳ hạn Quá trình này tiễp diễn trong hệ thống ngân hàng và tạo nên mộtlượng tiền gửi (tức tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu Mức

mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi Hệ số này, đến lượt nó chịutác động bởi các yếu tố: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiềnmặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng

Trong thực tế, khả năng tạo tiền của hệ thống Ngân hàng thương mại còn bị giớihạn bởi tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán củacông chúng

1.1.4 Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của Ngân hàng thương mại

1.1.4.1 Nghiệp vụ nguồn vốn (Tài sản Nợ - NGUỒN VỐN) của Ngân hàng thương mại

Nghiệp vụ huy động nguồn vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thânngân hàng cũng như đối với xã hội Trong nghiệp vụ này, ngân hàng thương mạiđược phép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép đểhuy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vayđối với nền kinh tế

Thành phần nguồn vốn của ngân hàng thương mại gồm:

Trang 19

Vốn điều lệ của ngân hàng được dùng để xây dựng nhà cửa, văn phòng làm việc,mua sắm tài sản, trang thiết bị nhằm tạo cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động củangân hàng, số còn lại để đầu tư, liên doanh, cho vay trung và dài hạn Các ngânhàng không được phép sử dụng nguồn vốn nào khác ngoài vốn điều lệ để đầu tư vàotài sản cố định của ngân hàng và hùn vốn liên doanh.

 Các quỹ dự trữ của ngân hàng: được hình thành từ 2 quỹ là quỹ dự trữ để bổ sungbốn điều lệ và quỹ dự trữ đặc biệt để bù đắp rủi ro. [3]

b Vốn coi như tự có

Vốn coi như tự có bao gồm các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của ngân hàng Đây

là những khoản vốn đã được phân bổ cho những mục đích chi tiêu nhất định nhưngtạm thời chưa được sử dụng, ví dụ: lợi nhuận chờ phân bổ, tiền lương chưa đến hạnthanh toán, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi…

Theo Hiệp định Basel (Basel Accord) do ủy ban Basel về giám sát hoạt độngngân hàng ban hành, vốn của ngân hàng chia thành hai loại là:

 Vốn cấp 1: còn gọi là vốn tự có cơ bản, gồm cổ phần thường, cổ phần ưu đãi tiết dàihạn, thặng dư vốn, lợi nhuận không chia, dự phòng chung các khoản dự trữ vốnkhác, các phương tiện ủy thác có thể chuyển đổi và dự phòng lỗ tín dụng Như vậyvốn cấp 1 tương đương với vốn tự có theo cách phân loại trên

 Vốn cấp 2: còn gọi là vốn tự có bổ sung, gồm cổ phần ưu đãi có thời hạn, các tráiphiếu bổ sung và giấy nợ Tuy nhiên, vốn cấp 2 chỉ có thể đạt mức cao nhất là 50%

so với tổng số vốn chủ sở hữu của một ngân hàng Hơn nữa, các phương tiện tàichính trong vốn tự có bổ sung phải loại bỏ dần khỏi vốn tự có của ngân hàng khiđến ngày đáo hạn Như vậy, khái niệm vốn tự có bổ sung cụ thể và rộng hơn vốncoi như tự có trong cách phân loại trên

 Vốn huy động:

Đây là nguồn vốn chủ yếu của các ngân hàng thương mại, thực chất là tài sảnbằng tiền của các chủ sở hữu chủ mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng nhưngphải có nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ khi khách hàng yêu cầu Nguồn vốn huyđộng là nguồn tài nguyên to lớn nhất

Nguồn hình thành

Trang 20

 Nhận tiền gửi

• Tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức, cá nhân

• Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

• Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

 Phát hành giấy tờ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu

 Các khoản tiền gửi khác

Vốn huy động là nguồn vố chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số nguồn vốn, lànguồn vốn chủ yếu để ngân hàng kinh doanh Nó phản ánh bản chất của ngân hàng

là đi vay để cho vay Chính vì vậy, người ta gọi NHTM là ngân hàng tiền gửi. [2]

đó là:

• Chiết khấu hay tái chiết khấu các chứng từ có giá

• Cho vay thế chấp hay ứng trước

Hiện nay, NHNN Việt Nam áp dụng 3 hình thức cấp tín dụng như sau:

• Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác

• Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác

• Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng Thường là các hồ sơ tín dụng hỗ trợ theo yêu cầucủa nền kinh tế, như thu mua lương thực, nông sản; dự trữ vật tư nguyên liệu; sảnxuất hàng hóa xuất khẩu thuộc diện ưu tiên…

 Vay ngắn hạn các khoản dự trữ từ các tổ chức tín dụng khác: Mục đích của loại vaynày là nhằm đảm bảo dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN Thời hạn của loạicho vay này rất ngắn, thường không quá một tuần

 Vay từ thị trường tài chính trong nước: các NHTM có thể vay từ thị trường tài chínhthông qua phát hành các chứng từ có giá như: Chứng chỉ tiền gửi có khả năngchuyển nhượng, trái phiế ngân hàng

 Vay nước ngoài

 Các nguồn vốn khác

[2] [2] PGS TS Nguyễn Thị Mùi (2006), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính.

Trang 21

 Nguồn tiếp nhận từ các tổ chức tài chính ngân hàng, từ ngân sách nhà nước… để tàitrợ theo các chương trình, dự án về phát triển kinh tế xã hội, cải tạo môi sinh…nguồn vốn này chỉ được sử dụng theo đúng đối tượng và mục tiêu đã được xác định

 Các nguồn vốn phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng (đại lý, chuyểntiền, các dịch vụ ngân hàng…).[2]

1.1.4.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn (tài sản Có – TÀI SẢN) của ngân hàng thương mại

Nghiệp vụ cho vay và đầu tư là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất, quyếtđịnh đến khả năng tồn tại và hoạt động của ngân hàng thương mại Đây là cácnghiệp vụ cấu thành bộ phận chủ yếu và quan trọng của tài sản Có của ngân hàng.Thành phần tài sản Có của ngân hàng bao gồm:

• Chiết khấu: Đây là nghiệp vụ cho vay (gián tiếp) mà ngân hàng sẽ cung ứng vốn tíndụng cho một chủ thể và một chủ thể khác thực hiện việc trả nợ cho ngân hàng Các

Trang 22

đối tượng trong nghiệp vụ này gồm hối phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy nợ cógiá khác.

• Cho thuê tài chính: Là loại hình tín dụng trung, dài hạn Trong đó các công ty chothuê tài chính dùng vốn của mình hay vốn do phát hành trái phiếu để mua tài sản,thiết bị theo yêu cầu của người đi thuê và tiến hành cho thuê trong một thời giannhất định Người đi thuê phải trả tiền thuê cho công ty cho thuê tài chính theo định

kỳ Khi kết thúc hợp đồng thuê người đi thuê được quyền mua hoặc kéo dài thêmthời hạn thuê hoặc trả lại thiết bị cho bên cho thuê

• Bảo lãnh ngân hàng: Trong loại hình nghiệp vụ này khách hàng được ngân hàng cấpbảo lãnh cho khách hàng nhờ đó khách hàng sẽ được vay vốn ở ngân hàng kháchoặc thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết

• Các hình thức khác

 Đầu tư

Khoản mục đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai sau khoản mục cho vay, nó manglại khoản thu nhập lớn và đáng kể của ngân hàng thương mại Trong nghiệp vụ này,ngân hàng sẽ dùng nguồn vốn của mình và nguồn vốn ổn định khác để đầu tư dướicác hình thức như:

• Hùn vốn mua cổ phần, cổ phiếu của các Công ty; hùn vốn mua cổ phần chỉ đượcphép thực hiện bằng vốn của ngân hàng

• Mua trái phiếu chính phủ, chính quyền địa phương, trái phiếu công ty…

 Tài sản Có khác:

Những khoản mục còn lại của tài sản Có trong đó chủ yếu là tài sản cố địnhnhằm: Xây dựng hoặc mua thêm nhà cửa để làm trụ sở văn phòng, trang thiết bị,máy móc, phương tiện vận chuyển, xây dựng hệ thống kho quỹ…ngoài ra còn cáckhoản phải thu, các khoản khác…

1.1.4.3 Nghiệp vụ Trung gian

Những dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển vừa cho phép hỗ trợ đáng kể chonghiệp vụ khai thác nguồn vốn, mở rộng các nghiệp vụ đầu tư, vừa tạo ra thu nhậpcho ngân hàng bằng các khoản tiền hoa hồng, lệ phí… có vị trí xứng đáng trong giaiđoạn phát triển hiện nay của ngân hàng thương mại Các hoạt động này gồm:

 Các dịch vụ thanh toán thu chi hộ cho khách hàng (chuyển tiền, thu hộ séc, dịch vụcung cấp thẻ tín dụng, thẻ thanh toán )

Trang 23

 Nhận bảo quản các tài sản quí giá, các giấy tờ chứng thư quan trọng của công chúng

 Bảo quản, mua bán hộ chứng khoán theo uỷ nhiệm của khách hàng

 Kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng bạc đá quý

 Tư vấn tài chính, giúp đỡ các công ty, xí nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu…

1.2 Tổng quan về tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm tín dụng

Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế hànghóa Tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội, đã có nhiều khái niệmkhác nhau về tín dụng được đưa ra Song khái quát lại có thể hiểu tín dụng theo kháiniệm cơ bản sau: “Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dịchgiữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao một lượng giá trị sang cho bên kiađược sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận được phải cam kếthoàn trả theo thời hạn đã thoả thuận.”[4]

Mối quan hệ giao dịch này thể hiện các nội dung sau:

• Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định Giá trịnày có thể dưới hình thái tiền tệ hoặc dưới hình thái hiện vật như: hàng hoá, máymóc, thiết bị, bất động sản

• Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi hếtthời hạn sử dụng theo thoả thuận, người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay

• Giá trị hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay ban đầu hay nói cách khácngười đi vay phải trả thêm phần lợi tức (lãi vay)

Khi cho vay, cái mà ngân hàng thu được là lợi nhuận sau khi đã trừ đi tất cả cáckhoản chi phí Đồng thời kèm theo khoản chi phí dự phòng rủi ro Rủi ro tín dụng

sẽ xảy ra khi khách hàng không thực hiện đầy đủ những cam kết trong hợp đồng tíndụng với ngân hàng ngân hàng phải xem xét, cân đối mối quan hệ giữa lợi nhuận

và rủi ro để định ra một mức lãi suất phù hợp

1.2.2 Chức năng, vai trò của tín dụng ngân hàng

 Chức năng của tín dụng ngân hàng:

Tín dụng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng đều có hai chức năng cơ bản là:

Trang 24

- Huy động vốn và cho vay vốn tiền tệ trên nguyên tắc hoàn trả có lãi Chứcnăng này gồm hai loại nghiệp vụ được tách hẳn ra là huy động vốn tạm thờinhàn rỗi và cho vay vốn đối với các nhu cầu cần thiết của nền kinh tế.

- Kiểm soát các hoạt động kinh tế thông qua các quan hệ tín dụng đối với các

tổ chức và cá nhân

 Vai trò của tín dụng ngân hàng

trong xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Với chức năng là trung gian tài chính đứng giữa người gửi tiền và người đi vay,ngân hàng đã biến mọi nguồn tiền tệ phân tán trong xã hội thành nguồn vốn tậptrung, qua đó điều hòa quan hệ cung - cầu về tiền tệ trong xã hội, thỏa mãn tốt nhucầu của khách hàng

Nguồn vốn nhàn rỗi mà ngân hàng huy động bao gồm:

+ Vốn tạm thời nhàn rỗi của tổ chức kinh tế

+ Vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư

Thông qua công tác tín dụng, ngân hàng đã đáp ứng được hết các nhu cầu hợppháp về vốn của các thành phần kinh tế trong xã hội, giúp cho quá trình sản xuấtđược liên tục, đẩy mạnh quá trình tái sản xuất Đồng thời tập trung và phân phốivốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế quốc dân từ nơi thừa sangnơi thiếu

kênh chuyển tải tác động của Nhà nước đến các mục tiêu vĩ mô

Các NHTM khi thực hiện cấp tín dụng cho nền kinh tế, tức là đã tạo ra khả năngcung ứng tiền tệ Ngược lại, khi ngân hàng Nhà nước thu hẹp tín dụng tức làm giảmlượng tiền trong lưu thông NHNN sử dụng công cụ tín dụng như một công cụ điềutiết lưu thông tiền tệ qua việc thực hiện chính sách tiền tệ như dự trữ bắt buộc, lãisuất tái chiết khấu, hạn mức tín dụng, công cụ thị trường mở, … Hơn nữa quá trìnhhoạt động của tín dụng ngân hàng gắn liền với thanh toán không dùng tiền mặt gópphần giảm bớt lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường nhằm mục đích ổn định lưuthông tiền tệ Điều này đồng nghĩa với việc góp phần giảm lạm phát Như vậy, tín

Trang 25

dụng ngân hàng được coi là một công cụ có thể điều hòa vốn trên phạm vi toàn bộnền kinh tế quốc dân.

Các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế gồm ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế và tạocông ăn việc làm Thông qua việc thay đổi và điều chỉnh các điều kiện tín dụng, Nhànước có thể thay đổi quy mô tín dụng hoặc chuyển hướng vận động của nguồn vốntín dụng, nhờ đó mà ảnh hưởng đến tổng cầu của nền kinh tế cả về quy mô cũng nhưkết cấu Sự thay đổi của tổng cầu dưới tác động của chính sách tín dụng sẽ tác độngngược lại tới tổng cung và các điều kiện sản xuất khác Điểm cân bằng cuối cùnggiữa tổng cung và tổng cầu sẽ cho phép đạt được các mục tiêu vĩ mô cần thiết

giao lưu kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

Vốn đầu tư ra nước ngoài và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa là hai lĩnhvực hợp tác quốc tế thông dụng và phổ biến nhất giữa các nước Ngân hàng với tưcách là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, thông qua hoạt động tín dụng sẽ là trợ thủđắc lực về vốn cho các nhà đầu tư và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa

Thông qua việc đầu tư vốn để hiện đại hóa máy móc thiết bị, đổi mới công nghệcủa các doanh nghiệp hay qua đầu tư tín dụng vào các ngành kinh tế mũi nhọn củađất nước, tín dụng ngân hàng đã góp phần làm giảm giá thành sản phẩm, nâng caokhả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế

1.2.3 Các hình thức của tín dụng ngân hàng

Có rất nhiều cách phân loại tín dụng ngân hàng dựa vào các căn cứ khác nhautuỳ theo mục đích nghiên cứu Tuy nhiên người ta thường phân loại theo một số tiêuthức sau:

- Dựa vào mục đích của tín dụng, tín dụng ngân hàng có thể phân chia thànhcác loại sau:

+ Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp

+ Cho vay tiêu dùng cá nhân

+ Cho vay bất động sản

+ Cho vay nông nghiệp

+ Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu

- Dựa vào thời hạn tín dụng, tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:

Trang 26

+ Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới một năm Mục đíchcủa loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sảnlưu động.

+ Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm Mục đíchcủa loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định

+ Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm Mục đích củaloại cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư

- Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng, tín dụng có thể được phân chiathành các loại sau:

+ Cho vay không có bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp,cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thânkhách hàng vay vốn để quyết định cho vay

+ Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiềnvay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay

Dư nợ cho vay

Dư nợ là tổng số dư tiền cho vay tại một ngân hàng đối với một khách hàng,một nhóm khách hàng hay toàn bộ khách hàng tại một thời điểm Tổng dư nợ củamột ngân hàng cho biết trạng thái thanh khoản, khả năng đáp ứng nhu cầu về vốnvay của ngân hàng đó

Dư nợ đối còn là cơ sở để xác định chất lượng của khoản vay và nó phụthuộc vào trạng thái thanh khoản của ngân hàng, chính sách cho vay,…

Doanh số cho vay

Doanh số cho vay cho biết quy mô cho vay của NHTM đối với từng kháchhàng cụ thể và với cả nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định Doanh sốcho vay phụ thuộc vào quy mô, chính sách cho vay của ngân hàng, chu kỳ kinh tế,môi trường pháp lý

Nợ quá hạn và nợ xấu

Trong hoạt động tín dụng của hầu hết các ngân hàng luôn tồn tại nhiều rủi ro

mà một trong số đó là tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu Các khoản vay khi đến hạnnhưng khách hàng không trả được nợ hoặc được gia hạn nợ nhưng khi đến thời giangia hạn mà khách hàng vẫn không trả được nợ do một số khách hàng không đủ tiền

Trang 27

trả nợ cho ngân hàng đúng hạn hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh thì ngân hàngchuyển chúng thành nợ quá hạn và nợ xấu Nợ quá hạn và nợ xấu luôn là nhữngđiều đáng lo ngại của các ngân hàng vì ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh vàlợi nhuận của ngân hàng.

Trang 28

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) - CHI NHÁNH HUẾ

GIAI ĐOẠN 2013-2015 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế

2.1.1 Tổng quan về BIDV

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ Trong quá trình hoạt động vàtrưởng thành, Ngân hàng được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời

kỳ xây dựng và phát triển của đất nước:

• Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957

• Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981

• Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990

• Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 01/05/2012

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong bốn ngân hàng thương mạinhà nước lớn nhất ở Việt Nam được hình thành sớm nhất và lâu đời nhất, là doanhnghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhànước Tính đến 31/12/2012, tổng tài sản của BIDV đạt 405.755 tỷ đồng; vốn chủ sởhữu đạt 24.390 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế năm 2012 đạt 4.220 tỷ đồng Hiện nay,

mô hình tổ chức tại Trụ sở chính được phân tách theo 7 khối chức năng: Khối ngânhàng bán buôn; Khối ngân hàng bán lẻ và mạng lưới; Khối vốn và kinh doanh vốn;Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối Tài chính kế toán và Khối hỗ trợ

2.1.2 Giới thiệu về BIDV Chi nhánh Huế

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Thừa Thiên Huế có tiền thân

là Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Bình Trị Thiên thuộc Bộ Tài Chính được thànhlập từ năm 1976, sau đó chuyển sang trực thuộc ngành Ngân hàng và được đổi tênqua từng giai đoạn của toàn hệ thống như đã trình bày ở trên

Trang 29

Là một đơn vị thành viên (Chi nhánh cấp I) của BIDV Việt Nam, được thànhlập sau ngày thống nhất đất nước, phát huy truyền thống, đặc biệt qua hơn 15 nămđổi mới nhất là từ năm 1995 đến nay, từ một ngân hàng quốc doanh hoạt độngtruyền thống trong lĩnh vực đầu tư xây dựng của thời kỳ bao cấp chuyển sang hoạtđộng kinh doanh của một Ngân hàng thương mại quốc doanh trong thời kỳ đổimới của nền kinh tế thị trường Chỉ trong một thời gian ngắn, BIDV Chi nhánhThừa Thiên Huế đã hội nhập nhanh với cơ chế thị trường, tạo lập những tiền đềvững chắc để từng bước thực hiện kinh doanh đa năng tổng hợp, trong đó lấy phục

vụ đầu tư phát triển làm động lực phát triển Liên tục từ năm 1995 đến nay, BIDVChi nhánh Thừa Thiên Huế là đơn vị đạt mức tăng trưởng cao trong hoạt độngkinh doanh và kết quả hoạt động đến năm 2012 tổng tài sản đạt 1.614 tỷ đồng, huyđộng vốn đạt 1.390 tỷ đồng

Bên cạnh việc hoạt động đầy đủ các chức năng của một ngân hàng thương mạiđược phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng vàphi ngân hàng, làm ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các nguồn vốn, các tổchức kinh tế, tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước, BIDV Chi nhánh Thừa ThiênHuế luôn khẳng định là ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển, huy động vốncho vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho các thành phần kinh tế; là ngân hàng cónhiều kinh nghiệm về đầu tư các dự án trọng điểm

Giai đoạn hiện nay, BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế xác định mục tiêu hoạtđộng là: Hiệu quả, an toàn, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của BIDV chi nhánh Thừa Thiên Huế

Với phương châm hoạt động hiệu quả, Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã tổ chức bộmáy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, nhằm đảm bảo mọi hoạt động củachi nhánh được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, bộ máy linh hoạt gọn nhẹ, tiếtkiệm chi phí hoạt động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiện nay, chinhánh đã có một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ cao, năng động và nhiệt tình

Trang 30

được phân bố vào các phòng ban Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánhđược thể hiện dưới sơ đồ sau:

Trang 31

Hình 2.1: Sơ đồ mô hình tổ chức của BIDV chi nhánh Thừa Thiên Huế

2.1.3.1 Về bộ máy quản lý:

Giám đốc: Chỉ đạo điều hành chung mọi hoạt động của chi nhánh; chỉ đạo, điều

hành công tác Tổ chức nhân sự, kế hoạch phát triển mạng lưới, chiến lược và kếhoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển dịch vụ, công tác thi đua khen thưởng, phòngchống tham nhũng ; trực tiếp phụ trách khối quản lý rủi ro và phòng kế hoạch tổnghợp; phòng tài chính kế toán, trưởng ban định giá cầm cố tài sản, ban xử lý nợxấu ; chủ tịch hội đồng tín dụng, hội đồng xử lý nợ, hội đồng khoa học, hội đồngnâng lương, hội đồng phát mãi tài sản, hội đồng thi đua khen thưởng

Phó giám đốc 1: Trực tiếp chỉ đạo, điều hành và phụ trách khối quan hệ khách

hàng và khối trực thuộc gồm các phòng: phòng quan hệ khách hàng cá nhân, doanhnghiệp, các phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm

Phó giám đốc 2: Trực tiếp chỉ đạo, điều hành và phụ trách khối tác nghiệp và

quản lý nội bộ gồm các phòng: phòng quản trị tín dụng, phòng giao dịch kháchhàng, phòng tiền tệ kho quỹ, phòng tổ chức hành chính

Trang 32

2.1.3.2 Cơ cấu các phòng ban

Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp: Tiếp thị và phát triển quan hệ

khách hàng doanh nghiệp; Thực hiện công tác tín dụng bán buôn; Công tác tài trợ

dự án; Nhiệm vụ tài trợ thương mại xuất nhập khẩu

Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân: Tiếp thị và phát triển quan hệ khách

hàng cá nhân; Thực hiện công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ; Côngtác tín dụng bán lẻ

Phòng Quản lý rủi ro: Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và

nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi

ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Chi nhánh; Tham mưu hạn mức, giới hạn,

cơ cấu tín dụng, kế hoạch giảm nợ xấu; Phân loại nợ và trích lập rủi ro; Tham mưuxây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ; Thực hiệncác báo cáo về công tác tín dụng và chất lượng tín dụng của Chi nhánh, Xây dựng,quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp tại Chi nhánh

Phòng Quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay,

bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh;Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của Phòng; Giám sát kháchhàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng

Phòng Dịch vụ khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách

hàng; Thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân đượcphê duyệt Thực hiện thu nợ, thu lãi theo yêu cầu của Phòng Quản trị tín dụng;Thực hiện công tác Thanh toán quốc tế

Phòng tiền tệ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và

xuất/nhập quỹ; tham mưu về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và

an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, qui trìnhquản lý kho quỹ

Phòng Kế hoạch - Tổng hợp: Thu thập tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin

về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của địa phương, về đối tác, đối thủ cạnh tranh

có ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh; Xây dựng kế hoạch phát triển và kế

Trang 33

hoạch kinh doanh; Tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; Tổ chức vận hành hệthống công nghệ thông tin, quản lý kho dữ liệu thuộc phạm vi của Chi nhánh.

Phòng Tài chính - Kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán

chi tiết, kế toán tổng hợp và chế độ báo cáo kế tóan, theo dõi quản lý tài sản (giátrị), vốn, quỹ của chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng; Thammưu với Giám đốc Chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kếtoán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiếtkiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ

Phòng Tổ chức – Hành chính: Tham mưu, đề xuất với Giám đốc về triển khai

thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực, thực hiện các chế

độ, chính sách liên quan đến người lao động; Thực hiện công tác hành chính, lễ tân,văn thư, đảm bảo cơ sở vật chất…

Phòng Giao dịch An cựu: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ theo phạm vi được ủy

quyền đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và các quy trình nghiệpvụ; Thực hiện giao dịch với khách hàng, mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi tiếtkiệm các loại, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối…, Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ vayvốn theo phân quyền

Các điểm giao dịch Thành Nội, Nguyễn Trãi, Bến Ngự: Trực tiếp thực hiện

nghiệp vụ theo phạm vi được ủy quyền đảm bảo tuân thủ đúng các quy định củapháp luật và các quy trình nghiệp vụ (huy động vốn, cho vay cầm cố, chiết khấu sổtiết kiệm hoặc giấy tờ có giá phát hành và cung cấp các dịch vụ ngân hàng)

2.1.4 Tình hình lao động và kết quả kinh doanh của BIDV

2.1.4.1 Tình hình sử dụng lao động

Trong những năm qua, cùng với sự chuyển biến của nền kinh tế, tình hình laođộng của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế cũng đã có nhiều thay đổi, thể hiện ở sốliệu thống kê của Bảng 2.1:

Tổng số lao động của chi nhánh tăng trong năm 2014 và giữ nguyên trong năm

2015 Số lao động năm 2013 là 103 người Năm 2014, chi nhánh tuyển thêm 6 nhân

sự, tương ứng tăng 5,8% so với năm 2013 Năm 2015, chi nhánh có một số thay đổi

Trang 34

Phân tích cơ cấu lao động theo giới tính, cho thấy lao động nữ luôn chiếm tỷtrọng cao, dao động trong khoảng từ 51,4% đến 63,1%, trong khi lao động namchiếm tỷ trọng từ 38,9% đến 48,6%.

Bảng 2.1: Nguồn nhân lực của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế

Số lượng % 2014/2013 2015/2014

(Nguồn: BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế)

Phân tích cơ cấu lao động theo trình độ lao động, cho thấy lao động có trình độđại học chiếm tỷ trọng cao nhất, dao động trong khoảng từ 84,4% lên 90,8%; laođộng có trình độ trên đại học không không thay đổi trong năm 2014 (4 người) nhưnglại tăng mạnh vào năm 2015 (11 người, tăng 175% so với năm 2014 và chiếm 10,1%

so với tổng số lao động năm 2015); lao động có trình độ trung cấp và lao động phổthông chỉ biến động nhẹ theo chiều hướng giảm do cán bộ đến tuổi nghỉ hưu Trong 3năm, chi nhánh đã chú trọng đến chất lượng cán bộ trong công tác tuyển dụng, tuynhiên, Chi nhánh chưa thực hiện mạnh dạn đẩy mạnh công tác tuyển dụng lao động

có trình độ chuyên môn cao và cũng chưa thật sự quan tâm đến công tác đào tạo cán

bộ có trình độ chuyên môn cao Đây là thách thức lớn đối với chi nhánh để phát triểndịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay

Trang 35

2.1.4.2 Kết quả kinh doanh

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh

Thừa Thiên Huế (2013-2015)

Đvt: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015

So sánh 2014/2013 2015/2014

3 Chênh lệch thu chi 37,48 60,18 82,88 22,71 60,59 22,70 37,71

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015)

Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh (2013-2015)

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015)

Nhìn chung, tổng thu nhập và chi phí qua các năm dều tăng Trong đó, tổng thunhập và chi phí của BIDV chủ yếu là từ hoạt động huy động vốn và cho vay

Năm 2014, tổng thu nhập tăng 24,89% và tổng chi phí tăng 20,44% so với năm

2013 Sang năm 2015, tổng thu nhập tăng 17,62% và tổng chi phí tăng 14,28%.Như vậy, tốc độ tăng trưởng thu chi tương đối tốt trong hai năm 2014 và 2015 Mặc dù trong năm 2014 huy động vốn tăng mạnh (tăng 61,07%) nhưng chi trả lãinăm 2014 chỉ tăng 14,46% so với năm 2013 và chi trả lãi năm 2015 giảm 7,19%.Nguyên nhân là do trong năm 2014, BIDV Huế huy động được nhiều nguồn vốn giá

rẻ từ Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm xã hội , huy động từ công ty TNHH MTV sổ

xố kiến thiết Thừa Thiên Huế là 150 tỷ đồng; Công ty TNHH thương mại Carlsberg

là 70 tỷ đồng; Công ty Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là 300 tỷ đồng

Trang 36

2.1.4.3 Tình hình huy động vốn

Bảng 2.3: Tình hình Huy động vốn của BIDV Chi nhánh

Thừa Thiên Huế (2013-2015)

Đvt: Tỷ đồng

So sánh 2014/2013 2015/2014

Cá nhân 399,07 1543,02 1899,75 1143,94 286,65 356,73 23,12

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015)

Trang 37

Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng nguồn vốn huy động (2013-2015)

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015)

Tổng nguồn vốn huy động huy động của Chi nhánh trong 3 năm từ 2013 đến

2015 liên tục tăng, đặc biệt năm 2014 tăng mạnh Năm 2014 tăng đến 61,07% sovới năm 2013, trong khi đó năm 2015 tăng 32,11% so với năm 2014

Biểu đồ 2.3: Huy động vốn theo kỳ hạn (2013-2015)

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015)

Phân tích cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn cho thấy khách hàng chuộng tiềngửi có kỳ hạn hơn tiền gửi không kỳ hạn: huy động tiền gửi có kỳ hạn liên tục tăngtrong 3 năm nhưng tiền gửi không kỳ hạn chỉ tăng trong năm 2014 và đến năm 2015thì giảm 21,07% so với năm 2014 Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động kỳ hạn 12tháng trở xuống chiếm tỷ trọng lớn hơn và tốc độ tăng qua các năm cũng lớn hơn sovới nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng Nguyên nhân là do BIDV Chinhánh Thừa Thiên Huế với định hướng là nhằm muốn tăng khả năng cạnh tranh sovới các ngân hàng khác nên đã liên tục đưa ra các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn rấtthuận tiện cho khách hàng như sản phẩm “tiền gửi có kỳ hạn rút gốc linh hoạt” chophép người gửi tiền có thể rút trước hạn một phần số tiền đã gửi nhưng vẫn đượchưởng nguyên lãi suất của kỳ hạn tương ứng đối với số tiền còn lại, hay sản phẩm

“tiền gửi không tròn kỳ” cho phép khách hàng gửi tiền với kỳ hạn 2 ngày, 3 ngày,

… 31 ngày, 32 ngày,… và được hưởng lãi suất như tiền gửi có kỳ hạn,… Cũngchính vì vậy mà khách hàng chỉ muốn gửi tiền ngắn hạn chứ không gửi dài hạn

Biểu đồ 2.4: Huy động vốn theo đối tượng khách hàng (2013-2015)

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015)

Phân tích theo đối tượng khách hàng cho thấy, nguồn vốn huy động tăng chủyếu ở khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp Đặc biệt vào năm

Trang 38

với năm 2013 Nguyên nhân là do Chi nhánh đã triển khai nhiều chương trình huyđộng vốn hấp dẫn cho khách hàng như Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm rút trước hạnđược hưởng lãi tròn tháng, Tiết kiệm tích lũy Bảo An, Tiết kiệm lớn lên cùng yêuthương… Đặc biệt, từ năm 2012 Chi nhánh đã chú trọng đến chính sách chăm sóckhách hàng tiền gửi, theo đó đối tượng khách hàng quan trọng (khách hàng có số dưbình quân 3 tháng ≥ 1 tỷ đồng), khách hàng thân thiết (khách hàng có số dư bìnhquân 3 tháng ≥ 0,3 tỷ đồng) được phân giao cho từng cán bộ KHCN chăm sóc, theodõi biến động số dư của từng khách hàng để có ứng xử phù hợp, thường xuyên gặp

gỡ khách hàng thông qua các dịp tặng quà vào các ngày lễ trong năm để từ đó gắnkết bền chặt giữa khách hàng và ngân hàng Bên cạnh đó, huy động vốn từ kháchhàng doanh nghiệp tăng khá tốt qua các năm, cụ thể là năm 2014 tăng 46,09% vànăm 2015 tăng 51,39% so với năm trước

Như vậy, có thể kết luận được rằng tình hình huy động vốn trong giai đoạn2013-2015 khá tốt, tổng nguồn vốn trong 3 năm liên tục tăng Tuy vậy, vốn huyđộng tăng không đồng đều giữa kỳ hạn 12 tháng trở xuống và kỳ hạn trên 12 tháng.Điều này có thể gây ra sự mất cân đối giữa kỳ hạn vốn huy động và kỳ hạn vốn vay,làm cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanhkhoản Do đó, một trong những nhiệm vụ cấp bách đối với BIDV Chi nhánh Huế làđẩy mạnh công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn để đáp ứngnhu cầu tăng trưởng tín dụng rất lớn trên địa bàn Chi nhánh có thể sử dụng một sốgiải pháp như:

- Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn

- Xây dựng chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt, đặc biệt chú ý vào huyđộng vốn trung và dài hạn

- Chuyên biệt hóa các sản phẩm trong huy động vốn trung và dài hạn, đưa

ra các dịch vụ tốt hơn (thủ tục nhanh chóng, thuận tiện, giảm phí chokhách hàng…)

Trang 39

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015)

Biểu đồ 2.5: Tăng trưởng dư nợ tín dụng (2013-2015)

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015)

Phân tích theo kỳ hạn, nợ ngắn hạn và nợ trung dài hạn đều tăng bứt phá trongnăm 2014 (nợ ngắn hạn tăng 69,50% và nợ trung dài hạn tăng 97,82% so với năm2013) Phân tích theo đối tượng khách hàng, dư nợ tăng mạnh ở khách hàng doanhnghiệp, đặc biệt là ở năm 2014 với 95,38% Bên cạnh đó, khách hàng cá nhân cũng

có dấu hiệu tăng đáng kể qua các năm Nguyên nhân của sự tăng lên này là doBIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế mở rộng cho vay xuất nhập khẩu, cho vay cơ cấulại nợ đối với các doanh nghiệp đang vay ở Ngân hàng khác Phát triển cho vay tiêudùng đối với cá nhân, cán bộ công nhân viên Cùng với đó dư nợ cho vay ngành

Trang 40

năm 2014 dư nợ cho vay ngành bất động sản tăng khi có tín hiệu ngành bất độngsản ấm dần lên.

Biểu đồ 2.6: Doanh số cho vay (2013-2015)

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015)

Bên cạnh đó, doanh số cho vay cũng liên tục tăng trong 3 năm, trong đó: doanh

số cho vay năm 2014 tăng 1380,36 tỷ đồng (tăng 35,10%) so với năm 2013, năm

2015 tăng 1529,31 tỷ đồng (tăng 29,97%) so với năm 2014

2.2 Thực trạng hoạt động cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015

2.2.1 Giới thiệu về hoạt động cho vay mua ô tô

Bảng 2.5: Doanh số bán ô tô (2013-2015)

Đvt: Chiếc

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Cả nước 110.519 157.810 244.914 47.29

1

42,79

87.104

55,20

ra ở thị trường miền Trung tăng khá tốt, năm 2014 tăng 5191 chiếc (tăng 41,76%)

so với năm 2013, trong khi đó năm 2015 tăng đến 8080 chiếc (tăng 45,85%) so vớinăm 2014 Bên cạnh đó, tiềm năng về mua bán ô tô ở thị trường Huế khá lớn: bêncạnh một số đại lý và showroom đã có thì đến cuối năm 2015, có thêm showroomTrường Hải với các loại xe Mazda, Kia độc quyền tại Huế; hệ thống cơ sở hạ tầngngày càng phát triển với hơn 2.500 km đường bộ, Quốc lộ 1A chạy xuyên qua tỉnh

Ngày đăng: 03/07/2016, 10:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w