1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Phân tích hoạt động quảng bá sản phẩm thu hút khách du lịch quốc tế của hue riverside boutique resort spa

104 385 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 602,7 KB

Nội dung

Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp buộc phải đưa ra nhiều chiến lược cạnh tranh khácnhau, cần phải quan tâm nhiều đến công tác xúc tiến quảng bá sản phẩm đến vớikhách hàng, làm sa

Trang 1

KHOA DU LỊCH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ SẢN PHẨM

THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ

CỦA HUE RIVERSIDE BOUTIQUE RESORT & SPA

Sinh viên thực hiện : Lê Thị Thùy Châu

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Bùi Thị Tám

Huế, tháng 5 năm 2017

Trang 2

Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến các thầy giáo, cô giáo giảng dạy tại Khoa Du Lịch – Đại Học Huế đã hết lòng giảng dạy, trang bị kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập tại trường.

Đặc biệt, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Bùi Thị Tám – người đã trực tiếp hướng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình làm khóa luận này.

Em cũng xin chân thành cám ơn đến tập thể cán bộ và nhân viên khu nghỉ dưỡng Hue Riverside Boutique Resort & Spa đã tạo điều kiện và giúp đỡ

em trong quá trình thực tập, điều tra, thu thập số liệu, tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài khóa luận.

Xin cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình, giúp đỡ, động viên của toàn thể bạn

bè, người thân trong suốt quá trình khóa luận này.

Mặc dù đã có những cố gắng song khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong quý thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể bạn bè góp

ý để đề tài được hoàn thiện hơn.

Huế, tháng 5 năm 2017 Sinh viên thực hiện

Lê Thị Thùy Châu

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các

số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực,

đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Ngày tháng năm

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Thùy Châu

Trang 4

MỤC LỤC

Tran

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do lựa chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 3

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Kết cấu nội dung của đề tài 5

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ SẢN PHẨM TRONG KHÁCH SẠN 6

1.1.Khách sạn và kinh doanh khách sạn 6

1.1.1 Khái niệm khách sạn 6

1.1.2 Khái niệm kinh doanh khách sạn 6

1.1.3 Đặc điểm kinh doanh khách sạn 7

1.1.3.1 Đặc điểm về sản phẩm khách sạn: 7

1.1.3.2 Đặc điểm kinh doanh khách sạn: 9

1.1.4 Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh khách sạn: 10

1.2 Lý luận tổng quan về hoạt động quảng bá sản phẩm 11

1.2.1 Khái niệm về quảng bá sản phẩm 11

1.2.2 Tầm quan trọng của hoạt động quảng bá sản phẩm 11

1.2.3 Nội dung của quảng bá sản phẩm: 12

1.2.3.1 Xác định khách hàng mục tiêu 12

1.2.3.2 Xác đinh mục tiêu quảng bá: 12

1.2.3.3 Xác định phản ứng mong đợi: 12

1.2.3.4 Thiết kế thông điệp: 13

1.2.3.5 Lựa chọn nguồn thông điệp 14

1.2.3.6 Đánh giá lựa chọn nguồn thông điệp 14

1.2.3.7 Chọn lựa phương tiện truyền thông 14

1.2.3.8 Xây dựng ngân sách quảng bá: 15

1.2.4 Các yếu tố cơ bản của hoạt động truyền thông quảng bá 15

Trang 5

1.2.5 Các công cụ quảng bá sản phẩm 17

1.2.5.1 Quảng cáo 17

1.2.5.2 Xúc tiến bán hàng 19

1.2.5.3 Marketing trực tiếp 20

1.2.5.4 Quan hệ công chúng 22

1.2.5.5 Bán hàng trực tiếp 22

1.2.6 Các phương thức quảng bá phổ biến và ưu nhược điểm của chúng 23

1.3 Hoạt động quảng bá du lịch ở Việt Nam 25

1.4 Hoạt động quảng bá du lịch ở Thừa Thiên Huế những năm gần đây 27

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ SẢN PHẨM CỦA HUE RIVERSIDE BOUTIQUE RESORT & SPA 30

2.1 Tổng quan về Hue Riverside Boutique Resort & Spa 30

2.1.1 Giới thiệu chung về Hue Riverside Boutique Resort & Spa 30

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Hue Riverside Boutique Resort & Spa 31

2.1.3 Thông tin về các sản phẩm, dịch vụ của khu nghỉ dưỡng: 31

2.1.4 Cơ cấu tổ chức tại Hue Riverside Boutique Resort & Spa: 32

2.2 Tình hình kinh doanh của khu nghỉ dưỡng giai đoạn 2014 – 2016 36

2.2.1 Tình hình khách đến khu nghỉ dưỡng giai đoạn 2014 – 2016 36

2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của khu nghỉ dưỡng giai đoạn 2014 – 2016 37 2.3 Tình hình công tác quảng bá sản phẩm của khu nghỉ dưỡng 39

2.3.1 Công tác quảng bá sản phẩm của khu nghỉ dưỡng 39

2.3.1.1 Bộ phận đảm nhiệm công tác quảng bá sản phẩm 39

2.3.1.2 Thị trường mục tiêu của khách sạn 39

2.3.2 Mục tiêu quảng bá sản phẩm của khu nghỉ dưỡng 39

2.3.3 Ngân sách dành cho các hoạt động quảng bá sản phẩm 40

2.3.4 Các hoạt động quảng bá của khu nghỉ dưỡng 40

2.4 Đánh giá ý kiến của khách hàng về hoạt động quảng bá sản phẩm của Hue Riverside Boutique Resort & Spa 42

2.4.1 Thông tin về đối tượng điều tra 42

2.4.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo 45

2.4.3 Đánh giá về nguồn lấy thông tin của khách 45

2.4.4 Hình thức đặt chỗ của khách hàng: 46

2.4.5 Lý do khách lựa chọn khu nghỉ dưỡng 47

Trang 6

2.4.6 Đánh giá về hình ảnh và màu sắc thể hiện trên các phương tiện quảng

bá sản phẩm của khu nghỉ dưỡng 49

2.4.7 Đánh giá về nội dung trên các phương tiện quảng bá mà khu nghỉ dưỡng sử dụng 53 2.4.8 Đánh giá của khách hàng về mức độ cung cấp nội dung thông tin trên các phương tiện quảng bá của khu nghỉ dưỡng 55

2.4.9 Đánh giá tính chân thực của nội dung thông tin trên các phương tiện quảng bá mà khu nghỉ dưỡng sử dụng 60

2.4.10 Ý định quay trở lại resort của du khách 61

2.4.11 Ý kiến của khách nhằm nâng cao hiệu quả công tác quảng bá sản phẩm của khu nghỉ dưỡng 62

2.5 Nhận xét chung về công tác quảng bá sản phẩm của khu nghỉ dưỡng 64

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢNG BÁ SẢN PHẨM CỦA HUE RIVERSIDE BOUTIQUE RESORT & SPA 66

3.1 Điểm mạnh và điểm yếu của khu nghỉ dưỡng 66

3.1.1 Điểm mạnh 66

3.1.2 Điểm yếu 66

3.2 Những cơ hội và thách thức của khách sạn trong công tác quảng bá sản phẩm trong thời gian tới 67

3.2.1 Cơ hội 67

3.2.2 Thách thức 68

3.3 Một số định hướng cho công tác quảng bá sản phẩm của khu nghỉ dưỡng 68

3.4 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quảng bá sản phẩm của khu nghỉ dưỡng trong thời gian tới 69

3.4.1 Một số giải pháp chung cho khu nghỉ dưỡng 69

3.2.2 Giải pháp riêng cho công tác hoạt động quảng bá sản phẩm 70

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73

3.1 Kết luận 73

3.2 Kiến nghị 73

3.2.1 Kiến nghị đối với chính quyền Thừa Thiên Huế: 73

3.2.2 Kiến nghị đối với khu nghỉ dưỡng: 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Trang 7

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTLH, VPDL: Công ty lữ hành, văn phòng du lịchTS: Tần suất

SL: Số lượngGTTB: Giá trị trung bìnhĐVT: Đơn vị tính

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Một số công cụ quảng bá phổ biến hiện nay 23

Bảng 1.2: Ưu điểm và hạn chế của một số phương tiện quảng cáo chủ yếu 24

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động tại Hue Riverside Boutique Resort& Spa năm 2016 35

Bảng 2.2: Số lượng khách hàng qua giai đoạn 2014-2016 36

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Hue Riverside Boutique Resort & Spa giai đoạn 2014 - 2016 37

Bảng 2.4: Cơ cấu mẫu điều tra 42

Bảng 2.5: Hệ số Cronbach’s Alpha của các yếu tố 45

Bảng 2.6: Đánh giá về nguồn lấy thông tin của khách 45

Bảng 2.7: Các hình thức đặt chỗ của khách 46

Bảng 2.8: Lý do khách lựa chọn Hue Riverside Boutique Resort & Spa 47

Bảng 2.9: Đánh giá về hình ảnh và màu sắc thể hiện trên các phương tiện quảng bá sản phẩm của khu nghỉ dưỡng 50

Bảng 2.10: Kiểm định ANOVA sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng khác nhau khi đánh giá về hình ảnh và màu sắc thể hiện trên các phương tiện quảng bá của khu nghỉ dưỡng 50 Bảng 2.11: Đánh giá về nội dung trên các phương tiện quảng bá mà khu nghỉ dưỡng sử dụng 53 Bảng 2.12: Kiểm định ANOVA sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng khác nhau khi đánh giá về nội dung trên các phương tiện quảng bá mà khu nghỉ dưỡng 54

Bảng 2.13: Đánh giá của khách hàng về mức độ cung cấp nội dung thông tin trên các phương tiện quảng bá của khu nghỉ dưỡng 56

Bảng 2.14: Kiểm định ANOVA đánh giá của du khách về mức độ cung cấp nội dung thông tin trên các phương tiện quảng bá 57

Bảng 2.15: Đánh giá tính chân thực của nội dung thông tin trên các phương tiện quảng bá mà khu nghỉ dưỡng sử dụng 60

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Mô hình biểu diễn các phân tử của quá trình truyền thông 16

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại Hue Riverside Boutique Resort & Spa 33

Trang 11

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do lựa chọn đề tài

Cầu du lịch của con người ngày càng cao cùng với sự đa dạng về nhu cầu sảnphẩm, dịch vụ du lịch là vấn đề khiến các nhà kinh doanh đặc biệt quan tâm Vì vậy,việc xuất hiện nhiều dịch vụ phục vụ cho nhu cầu đi du lịch ngày càng cao của conngười là điều tất yếu Tuy nhiên, sản phẩm du lịch chủ yếu là sản phẩm dịch vụnhư: dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tham quan, nghỉ dưỡng, Và đặctrưng cơ bản của sản phẩm dịch vụ là mang tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêuthụ xảy ra cùng một lúc Đây là tính chất quan trọng nhất của sản phẩm dịch vụ dulịch Khách du lịch chỉ có thể được trải nghiệm sản phẩm dịch vụ du lịch khi họchính thức bắt đầu mua sản phẩm và thông qua cảm nhận của họ mới có thể đánhgiá sản phẩm dịch vụ đó hoàn hảo, tốt hay không tốt Đánh giá qua cảm nhận củakhách hoàn toàn do cảm nhận chủ quan hay khách quan của khách du lịch Đó làđặc tính rất đặc biệt cho nên đối với du khách thì sản phẩm dịch vụ du lịch là trừutượng khi mà họ chưa một lần tiêu dùng nó Dịch vụ du lịch luôn được sử dụngsong hành, đồng thời với sản phẩm vật chất, có thể nhìn thấy được nhưng dịch vụmãi mãi tồn tại tính phi vật chất Du khách thực sự rất khó để đánh giá dịch vụ chođến khi được trải nghiệm Chính vì vậy, quảng bá được xem như là một sợi dây vôhình kết nối giữa khách hàng và sản phẩm dịch vụ, giúp khách hình dung về kháchsạn và sản phẩm, dịch vụ một cách rõ ràng và cụ thể Hiệu quả của hoạt động quảng

bá có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua của du khách Quảng bá có vị trí và vai tròrất quan trọng trong hoạt động kinh doanh khách sạn

Thừa Thiên Huế - một trong những tỉnh thành ở khu vực Miền Trung đượcđánh giá rất có tiềm năng phát triển du lịch: lợi thế biển đảo, cảnh đẹp tự nhiên và nơilưu giữ nhiều giá trị di sản văn hóa chính là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch Vớinhững tiềm năng và thế mạnh đó Thừa Thiên Huế xác định xây dựng ngành du lịch làmột trong những một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh với sự phát triển đồng bộ, bềnvững, chất lượng và chuyên nghiệp Dĩ nhiên việc phát triển của ngành du lịch không

Trang 12

thể tách rời với việc phát triển các loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú Tính đến năm

2016 tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 593 cơ sở lưu trú với tổng số 10.730 phòng Trong

đó có 27 khách sạn từ 3 đến 5 sao với số lượng 3.226 phòng chất lượng cao [14] Chothấy ngành du lịch của tỉnh nói chung và của ngành kinh doanh lưu trú nói riêng đã

có dấu hiệu khởi sắc Song, việc số lượng các cơ sở lưu trú gia tăng nhanh sẽ làmtăng khả năng đáp ứng cho nhu cầu đa dạng của khách du lịch nhưng cũng đồngnghĩa với việc áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt Để tồn tại

và phát triển các doanh nghiệp buộc phải đưa ra nhiều chiến lược cạnh tranh khácnhau, cần phải quan tâm nhiều đến công tác xúc tiến quảng bá sản phẩm đến vớikhách hàng, làm sao đưa được hình ảnh của khách sạn đến được với khách hàng, thuhút khách hàng đến với khách sạn Thu hút khách – vấn đề sống còn của doanhnghiệp ngày càng trở nên cấp bách Quảng bá sản phẩm luôn là một khâu quan trọngtrong hoạt động du lịch, đảm bảo sự thu hút khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh Vìvậy việc tìm hiểu hoạt động quảng bá phù hợp sẽ là động thái tích cực thúc đẩy doanhnghiệp phát huy thế mạnh của mình, đồng thời làm tăng khả năng cạnh tranh chodoanh nghiệp Nó là một phương tiện gián tiếp tạo ra nguồn khách du lịch nội địa vàquốc tế, có khả năng cân đối được quan hệ cung cầu du lịch, khai thác tối đa côngsuất sử dụng cơ sở vật chất của ngành du lịch

Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với việc nhận thức được tầm quan trọng củahoạt động quảng bá sản phẩm trong khách sạn nên trong quá trình bản thân được thực

tập tại của Hue Riverside Boutique Resort & Spa, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Phân tích hoạt động quảng bá sản phẩm thu hút khách du lịch quốc tế của Hue Riverside Boutique Resort & Spa” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Đánh giá hoạt động quảng bá phẩm đối với khách quốc tế của khách sạn Từ

đó hoàn thiện công tác quảng bá sản phẩm cho khách sạn Hue Riverside BoutiqueResort & Spa

2.2 Mục tiêu cụ thể

Trang 13

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động quảng bá sản

phẩm của khách sạn

- Đánh giá hoạt động quảng bá sản phẩm của Hue Riverside Boutique Resort

& Spa

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quảng bá sản phẩm hiện tại

của Hue Riverside Boutique Resort & Spa

3 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động quảng bá sản phẩm của khách sạn Hue Riverside BoutiqueResort & Spa

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp:

o Dữ liệu thứ cấp:

 Nguồn thông tin, dữ liệu chung về Hue Riverside Boutique do đơn vị cung cấp

 Thông tin về hoạt động quảng bá sản phẩm do đơn vị cung cấp

 Giáo trình chuyên ngành: Quản trị kinh doanh khách sạn,Quản trịMarketing, Marketing du lịch,

Trang 14

Xác định quy mô mẫu:

Công thức tính quy mô mẫu Taro Yamane:

n= N

1+N (e)2

Trong đó: n là quy mô mẫu

N là kích thước của tổng thể, N = 20250 (Tổng lượng khách đến HueRiverside Boutique Resort & Spa)

Chọn khoảng tin cậy là 90% nên mức độ sai lệch e = 0,1

Phương pháp phân tích và xử lí số liệu:

 Số liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp so sánh giữa các năm, phương phápphân tích

 Số liệu sơ cấp: Đề tài sử dụng phương pháp xử lí bảng hỏi bằng phần mềmSPSS 22.0; sử dụng thang điểm Likert

o Phân tích thống kê tần suất (Frequency), mô tả (Descriptive), phần trăm(Percent)

o Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng cách:

Giá trị khoảng cách : m = (maximum – minimum)/n

= (5-1)/5 = 0,8

Giá trị trung bình:

1.00– 1.80 : Rất không đồng ý/ Rất không hài lòng/ Rất không quan trọng 1.81 – 2.60 : Không đồng ý / Không hài lòng/ Không quan trọng

Trang 15

2.61- 3.40 : Không ý kiến/ Trung bình

3.41 – 4.2 : Đồng ý/ Hài lòng/ Quan trọng

4.21– 5.00 : Rất đồng ý/ Rất hài lòng / Rất quan trọng

o Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha

o Kiểm định ANOVA: Kiểm định phương sai một yếu tố (One Way

ANOVA) là kiểm định sự khác biệt giữa các trung bình nhằm cho thấy được sựkhác biệt hay không giữa các ý kiến đánh giá của các nhóm khách hàng được phân

tổ theo các tiêu thức khác nhau như độ tuổi, nghề nghiệp, quốc tịch, trình độ…

o Kiểm định Independent Sample T_ test: Phân tích sự khác biệt trong đánh

giá giữa các nhóm khách có giới tính khác nhau

6 Kết cấu nội dung của đề tài

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Phần II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương I: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động quảng bá sản phẩm của khách sạn

Chương II: Đánh giá hoạt động quảng bá sản phẩm của Hue Riverside Boutique Resort & Spa.

Chương III: Định hướng phát triển và giải pháp hoàn thiện chính sách quảng bá sản phẩm của Hue Riverside Boutique Resort & Spa.

Phần III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trang 16

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ SẢN PHẨM TRONG KHÁCH SẠN

1.1.Khách sạn và kinh doanh khách sạn

1.1.1 Khái niệm khách sạn

Theo văn bản TVVN 4391:2009 Khách sạn – Xếp hạnh tại Quyết định số

217/QĐ-TCDL ngày 15 tháng 6 năm 2009 của Bộ VHTTDL: “Khách sạn (hotel) là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có qui mô từ 10 buồng trở lên, đảm bảo chất lượng về

cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch”.

Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2009 về khách sạn du lịch - xếp hạng,dựa trên cơ sở dự thảo đề nghị của Tổng cục Du lịch - Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Côngnghệ công bố: Khách sạn được phân thành 4 loại cơ bản dựa trên tính chất tổ chứchoạt động kinh doanh gồm: Khách sạn thành phố, khách sạn nổi, khách sạn bênđường, khách sạn nghỉ dưỡng

Trong phạm vi nghiên cứu lần này, đề tài xin phần trình bày rõ hơn về kháiniệm khách sạn nghỉ dưỡng hay còn gọi là Resort: Khởi thuỷ của khái niệm “resort”

là nơi chữa bệnh, là nơi dành cho những người cần được dưỡng bệnh ở những nướcphát triển Lâu dần việc này đã trở nên không còn độc quyền cho người chữa bệnhnữa mà dành cho những khách hàng của khách sạn, du khách

Theo nghĩa chung nhất thì: Khách sạn nghỉ dưỡng (resort) là loại hình khách sạn được xây dựng độc lập thành khối hoặc thành quần thể gồm các biệt thự, căn

hộ du lịch; (bungalow) ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan du lịch

1.1.2 Khái niệm kinh doanh khách sạn

Theo nghĩa rộng: Kinh doanh khách sạn là hoạt động cung cấp các dịch vụphục vụ nhu cầu nghỉ ngơi và ăn uống cho khách

Trang 17

Theo nghĩa hẹp: Kinh doanh khách sạn chỉ đảm bảo việc phục vụ nhu cầu ngủ,nghỉ của khách.

Trên phương diện chung nhất có thể đưa ra định nghĩa về kinh doanh kháchsạn như sau:

“Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch

vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu

ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi.”[2,15]

Khách sạn tuy chỉ là một loại hình cơ sở lưu trú du lịch, song chúng hiện diện

ở hầu hết các trung tâm du lịch trên thế giới với số lượng lớn và tồn tại dưới nhiềuchủng loại khác nhau Vì thế, theo điều 4 khoản 12 Luật du lịch Việt Nam đã khẳng

định: “Cơ sở lưu trú du lịch là những cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu”.

Ngày nay, không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới, loạihình cơ sở lưu trú khách sạn được xem như là một loại hình cơ sở lưu trú mang tínhtiêu biểu nhất, đại diện cho các loại hình cơ sở lưu trú du lịch Chính vì vậy, cụm từkinh doanh khách sạn không chỉ dùng riêng để nói về hoạt động kinh doanh của bảnthân doanh nghiệp khách sạn, mà là danh từ chung dùng để chỉ hoạt động kinhdoanh của các loại hình cơ sở lưu trú du lịch nói chung [2,12]

Trong phạm vi bài báo cáo khóa luận này, tôi xin phép sử dụng khái niệm

“kinh doanh khách sạn” được tiếp cận theo ý nghĩa đại diện trên

1.1.3 Đặc điểm kinh doanh khách sạn

1.1.3.1 Đặc điểm về sản phẩm khách sạn:

Đối với một khách sạn thì sản phẩm được hiểu như sau:

Sản phẩm của khách sạn là tất cả những dịch vụ và hàng hóa mà khách sạn cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng kể từ khi họ liên hệ với khách sạn lần đầu để đăng ký buồng cho tới khi tiêu dùng xong và rời khỏi khách sạn [2, 23]

- Quá trình này bao gồm:

Trang 18

Hoạt động bảo đảm nhu cầu sinh hoạt bình thường của khách: ăn, ngủ, anninh, an toàn, giao tiếp với cộng đồng, mua bán hàng hóa, Vì vậy khách sạn phảitạo cảm giác dễ chịu như ngôi nhà thứ hai của khách.

Hoạt động bảo đảm mục đích chuyến đi (nhu cầu giải trí, nghỉ dưỡng, thamquan, học tập, công vụ ) vì vậy khung cảnh và cung cách phục vụ phải mang lạicho khách du lịch những cảm giác mới mẻ, thú vị

- Sản phẩm khách sạn rất đa dạng, tổng hợp, có dạng vật chất và phi vật chất,

có thứ do khách sạn tạo ra, có thứ do ngành khác tạo ra nhưng khách sạn là khâuphục vụ trực tiếp, là điểm kết của quá trình dịch vụ

Sản phẩm khách sạn là những sản phẩm phi vật chất, cụ thể là:

Sản phẩm dịch vụ không thể lưu kho, cất trữ được

Sản phẩm dịch vụ được sản xuất và trao đổi trong sự có mặt hoặc tham giacủa khách hàng, diễn ra trong mối quan hệ trực tiếp giữa nhân viên với khách hàng

Khách sạn chịu trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm dịch vụ và hàng hóa

dù rằng sản phẩm đó không được khách sạn sản xuất ra Chẳng hạn như chất lượng

đồ ăn, thức uống (đã chế biến từ nơi khác) không đảm bảo chất lượng thì sự thanphiền của khách hàng trước hết là với khách sạn và trong thực tế, thường thì sựkhông hài lòng đối với chúng lại dẫn đến sự không hài lòng chung đối với toàn bộquá trình phục vụ của khách sạn

Trang 19

Sản phẩm lưu trú ở xa nơi khách hàng lưu trú Do đó cần một hệ thống phânphối thông qua việc sử dụng các đơn vị trung quan Người tiêu dùng phải tự đếnkhách sạn để tiêu dùng dịch vụ

1.1.3.2 Đặc điểm kinh doanh khách sạn:

Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên du lịch tại các điểm du lịch

Kinh doanh khách sạn chỉ có thể được tiến hành thành công ở những nơi có tàinguyên du lịch, bởi lẽ tài nguyên du lịch là yếu tố thúc đẩy, thôi thúc con người đi

du lịch Khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch ở mỗi điểm du lịch sẽ quyết địnhđến quy mô của khách sạn trong vùng Giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch

có tác dụng quyết định đến thứ hạng khách sạn Vậy rõ ràng tài nguyên du lịch cóảnh hưởng rất mạnh đến việc kinh doanh của khách sạn

Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn

Đặc điểm này xuất phát từ nguyên nhân do yêu cầu về tính chất lượng cao củasản phẩm khách sạn: đòi hỏi các thành phần của cơ sở vật chất kỹ thuật của kháchsạn cũng phải có chất lượng cao Tức chất lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật củakhách sạn tăng lên cùng với sự tăng lên cùng thứ hạng khách sạn Sự sang trọng củacác trang thiết bị được lắp đặt bên trong khách sạn chính là một nguyên nhân đẩychi phí đầu tư ban đầu của công trình khách sạn lên cao

Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn

Sản phẩm khách sạn chủ yếu mang tính chất phục vụ và sự phục vụ này khôngthể cơ giới hóa được, mà chỉ thực hiện bởi những nhân viên phục vụ trong kháchsạn Thời gian lao động lại phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách, thường kéodài 24/24 giờ mỗi ngày Do vậy, cần phải sử dụng một số lượng lớn lao động phục

vụ trực tiếp trong khách sạn

Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật

Kinh doanh khách sạn chịu sự chi phối của một số quy luật như quy luật tựnhiên, quy luật kinh tế xã hội, quy luật tâm lí của con người Những quy luật nàytạo ra các tác động tích cực và tiêu cực đối với hoạt động kinh doanh khách sạn Do

đó, cần phải nghiên cứu kĩ về các quy luật và sự tác động của chúng đối với khách

Trang 20

sạn Để từ đó tìm cách khắc phục những tác động tích cực và phát huy những tácđộng có lợi nhằm tạo ra sự hiệu quả cho hoạt động kinh doanh khách sạn.

Trang 21

1.1.4 Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh khách sạn:

- Kinh doanh khách sạn phát triển góp phần tăng cường vốn đầu tư trong vàngoài nước, huy động được vốn nhàn rỗi của nhân dân

- Các khách sạn là các bạn hàng lớn của nhiều ngành khác nhau trong nền kinh tế

- Kinh doanh khách sạn luôn đòi hỏi một dung lượng lao động trực tiếp tươngđối lớn Do đó phát triển kinh doanh khách sạn góp phần giải quyết một khối lượnglớn công ăn việc làm cho người lao động

b Về xã hội:

- Thông qua việc đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi trong thời gian đi du lịch của conngười, kinh doanh khách sạn góp phần gìn giữ và phục hồi khả năng lao động vàsức sản xuất của người lao động

- Hoạt động kinh doanh khách sạn còn làm tăng nhu cầu tìm hiểu di tích lịch

sử văn hóa đất nước và các thành tựu của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước,góp phần giáo dục lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ

- Kinh doanh khách sạn còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự gặp gỡ, giao lưu giữamọi người từ mọi vùng miền, mọi quốc gia khác nhau, các châu lục trên thế giới Điềunày làm tăng ý nghĩa vì mục đích hòa bình hữu nghị và tính đại đoàn kết giữa các dântộc của kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng

- Kinh doanh khách sạn là nơi chứng kiến những sự kiện ký kết các văn bảnchính trị, kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế Vì vậy, kinh doanh khách sạn

Trang 22

đóng góp tích cực cho sự phát triển giao lưu giữa các quốc gia và dân tộc trên thếgiới trên nhiều phương diện khác nhau [8,6]

Trang 23

1.2 Lý luận tổng quan về hoạt động quảng bá sản phẩm

1.2.1 Khái niệm về quảng bá sản phẩm

Quảng bá còn gọi là truyền thông marketing (Marketing communication).Quảng bá bao gồm nhiều hoạt động phong phú liên quan đến việc lựa chọn cácphương tiện và cách thức thông tin nhằm tuyên truyền, yểm trợ cho sản phẩm vàđặc biệt là tạo ra các tác động ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng nhằm thay đổi nhucầu của họ

Quảng bá là một trong bốn yếu tố của Marketing – mix nhằm hỗ trợ cho việcbán hàng [3, 62]

Quảng bá được sử dụng cho mọi phương tiện truyền tin giữa người bán vànhững người mua hàng (hay có ý định mua hàng) để thuyết phục họ mua những sảnphẩm của mình [3, 63]

Marketing hiện đại không chỉ dừng lại ở việc thiết kế, phát triển sản phẩm tốtvới chính sách giá cả linh hoạt hấp dẫn, đảm bảo cho sản phẩm luôn có sẵn cho lựachọn của khách hàng, mà còn phải xây dựng chính sách giao tiếp và quảng bá sảnphẩm đến khách hàng của họ Các hoạt động giao tiếp marketing của công ty nhằmthông tin đầy đủ và hiệu quả về sản phẩm, thương hiệu và công ty đến các trunggian marketing, các thị trường khách hàng khác nhau và đến công chúng nói chung.Mỗi thị trường, mỗi nhóm khách hàng lại có nhu cầu thông tin, khả năng tiếp cận và

xử lý thông tin cũng như thói quen tìm kiếm thông tin ra quyết định khác nhau Dovậy, thông thường chiến lược giao tiếp marketing của các công ty cũng khá phứctạp bao gồm một số các công cụ và phương tiện sử dụng khác nhau hợp thành đượcgọi là phối thức chiêu thị (promotion – mix).[1, 167]

1.2.2 Tầm quan trọng của hoạt động quảng bá sản phẩm

Tất cả các sản phẩm muốn bán được nhiều cần phải quảng bá Đối với sảnphẩm khách sạn thì việc quảng bá lại cần thiết hơn vì những lý do sau đây: [3, 64]

- Sức cầu của sản phẩm thường là thời vụ và cần được khích lệ vào nhữngmùa thấp điểm

- Sức cầu của sản phẩm thường rất nhạy bén về giá cả biến động theo tìnhhình kinh tế tổng quát

Trang 24

- Khách hàng thường phải được rỉ tai mua, trước khi thấy sản phẩm.

- Sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu thường không sâu sắc

- Hầu hết sản phẩm bị cạnh tranh mạnh

- Hầu hết sản phẩm đều bị dễ dàng thay thế

Chính vì những lẽ trên mà sản phẩm khách sạn cần phải được quảng bá

1.2.3 Nội dung của quảng bá sản phẩm:

1.2.3.1 Xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng có thể là khách hàng hiện tại hay tiềm năng, người mà sẽ có cácquyết định mua hoặc người có ảnh hưởng đến quyết định mua Đó có thể là các cánhân, nhóm, các nhân vật đặc biệt, hoặc công chúng nói chung Khán giả mục tiêu

sẽ tác động mạnh đến quyết định của người giao tiếp về vấn đề gì sẽ được thông tin,

thông tin như thế nào, khi nào, ở đâu và ai sẽ trình bày [1, 190]

1.2.3.2 Xác đinh mục tiêu quảng bá:

Các mục tiêu quảng bá sản phẩm phải phù hợp với thị trường mục tiêu củadoanh nghiệp và nhu cầu của thị trường đó Những mục tiêu quảng bá sẽ được dựatrên những mục tiêu marketing, định vị thị trường, hình ảnh của sản phẩm hoặc dịch

vụ, mức độ nhận thức của khách hàng và phương pháp bán hàng Các doanh nghiệpcần phải biết rõ hiện tại khách hàng mục tiêu đang ở vị trí nào trong quá trình muahàng của họ và giai đoạn sau sẽ là gì Chính điều này sẽ quyết định các mục tiêuquảng bá sản phẩm sau đây:

- Khơi dậy mối quan tâm đối với sản phẩm, ngay cả khi khách hàng chưa biếtđến sự tồn tại của sản phẩm

- Thông báo cho khách hàng về sản phẩm và lợi ích của nó khi khách chưahiểu rõ về sản phẩm, về cách thức vận hành và những lợi ích mà sản phẩm có thểmang lại

- Tạo lòng tin đối với sản phẩm và doanh nghiệp khi khách hàng đã biết về sảnphẩm nhưng chưa hoàn toàn tin vào giá trị của sản phẩm

- Thuyết phục khách hàng rằng các lợi ích của sản phẩm lớn hơn chi phí mà họ

bỏ ra và dẫn dắt khách đi đến quyết định mua sản phẩm

Trang 25

1.2.3.3 Xác định phản ứng mong đợi:

Có sáu trạng thái phản ứng của người mua mà người làm marketing cần quantâm trong thiết kế thông tin quảng bá và xác định công cụ phù hợp để đạt được mụctiêu quảng bá Các trạng thái này gồm: nhận biết (awareness), hiểu (knowledge),thích (liking), thiên kiến sở thích (preference), thuyết phục (conviction) và mua

(purchase) [1, 190]

1.2.3.4 Thiết kế thông điệp:

Thông điệp là nội dung thông tin cần truyền đã được mã hóa dưới một dạngngôn ngữ nào đó Ngôn ngữ của truyền thông rất phong phú: có thể là hội họa, điêukhắc, lời văn, nhạc điệu, ánh sáng, môi trường vật chất… Tùy theo từng đối tượngtruyền thông, đối tượng nhận tin cũng như phương tiện truyền thông mà sử dụngngôn ngữ thích hợp Một cách lý tưởng, nội dung thông điệp phải đáp ứng cấu trúcAIDA nghĩa là phải gây được sự chú ý, tạo được sự thích thú, khơi dậy mong muốn,đạt tới hành động mua Việc thiết kế thông điệp cần phải giải quyết 3 vấn đề: nộidung, cấu trúc, hình thức của thông điệp

Nội dung thông điệp: Người thiết kế thông điệp phải xác định rõ nội dungthông tin chuyển tải để có thể thu hút sự chú ý của khách hàng Thông thường có ba

kiểu thông điệp thu hút khán giả, gồm: [1, 191]

- Hấp dẫn bằng lý lẽ (Ration appeal): Đó là các thông điệp chuyển tải nhữngthông tin trực tiếp về sản phẩm và phản ánh mối quan tâm của người tiêu dùng

- Hấp dẫn theo cảm tính (emotional appeals): Loại thông điệp này nhằm kíchthích nhận thức cảm tích của người nhận và người dẫn dắt trực tiếp điều nên làmhay nên tránh Đây cũng là cách thường được sử dụng phổ biến bởi các công ty dulịch khách sạn, khu nghỉ dưỡng để thúc đẩy người mua

- Thu hút bằng lý thuyết đạo đức (moral appeals): Các thông điệp này sẽhướng vào niềm tin và đạo lý của khách hàng, liên hệ tiêu dùng của khách hàng vớicác lợi ích mang lại cho người khác bên cạnh lợi ích cá nhân họ Ví dụ như hoạtđộng bảo vệ môi trường, các hoạt động vì lợi ích cộng đồng, vì người nghèo…

Cấu trúc thông điệp: Đây là quyết định liên quan đến cách thức truyền tảithông điệp Việc quyết định dạng cấu trúc thông điệp phụ thuộc vào mức độ mà

Trang 26

người làm marketing hiểu về đặc điểm xử lý thông tin của khách hàng và từ đó thiết

kế thông điệp phù hợp [1, 192]

Dạng (Format) thông điệp: Với nội dung và cấu trúc đã lựa chọn thì việc tiếptheo là cần xem xét để chuyển tải thông điệp dưới dạng nào: hình ảnh, lời nói, bối

cảnh, nghệ thuật…[1,192]

1.2.3.5 Lựa chọn nguồn thông điệp

Việc lựa chọn nguồn thông điệp có ảnh hưởng trực tiếp tới tính thuyết phục,

sự thu hút và tác động gợi nhớ của thông điệp Thông điệp được phát bởi các nguồntin cậy cao thì càng có tính thuyết phục Tính chuyên nghiệp, uy tín và sự mến mộcủa khách hàng là ba nhân tố quan trọng tác động đến tính thuyết phục và độ tin cậycủa nguồn thông điệp Người làm marketing cần lựa chọn nguồn thông điệp có thể

gia tăng độ tin cậy và sự thu hút của thông tin đối với khách hàng [1, 193]

1.2.3.6 Đánh giá lựa chọn nguồn thông điệp

Người làm marketing phải có khả năng đánh giá lựa chọn thông điệp một cáchkhoa học Việc đánh giá, lựa chọn thông điệp giao tiếp dựa vào các tiêu chí cơ bản

- Thông điệp phải đáng tin cậy

1.2.3.7 Chọn lựa phương tiện truyền thông

Một trong những quyết định quan trọng trong quá trình thực hiện và cách thức

truyền thông – có thể là kênh trực tiếp (personal) hoặc gián tiếp (nonpersonal): [1, 195]

- Truyền thông trực tiếp: Truyền thông trực tiếp là hình thức hai hay nhiều

người tham gia đối thoại với nhau và họ có thể giao tiếp trực diện hoặc qua điệnthoại, qua thư điện tử hoặc đàm thoại trực tiếp Đặc điểm quan trọng nhất của cáckênh truyền thông trực tiếp là có sự tương tác cá nhân do vậy thường có hiệu quảcao hơn do thông tin được truyền đạt trực tiếp tới đối tượng nhận thông tin và có thểnhận được phản hồi ngay

- Truyền thông gián tiếp: Các kênh truyền thông gián tiếp liên quan đến việc sử

dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để chuyển tải thông tin đến khách hàng,

Trang 27

ví dụ như sử dụng truyền hình, đài phát thanh, báo chí…Bộ phận marketing hoặc quan

hệ công chúng trong công ty cũng có thể tổ chức hoặc tham gia các hoạt động như hộinghị, báo chí, sự kiện cộng đồng,… để có thể giao tiếp thông tin tới các thị trường mụctiêu cụ thể Mức độ hiệu quả của các kênh thông tin gián tiếp này phụ thuộc rất nhiềuvào ý kiến khách hàng tiên phong mà thường là nhóm người có địa vị hoặc thứ bậc xãhội hoặc trình độ học vân cao hơn Do đó, người làm marketing trước hết phải hiểu rõkhách hàng cùng với thói quen xử lý thông tin của họ

1.2.3.8 Xây dựng ngân sách quảng bá:

Một trong những quyết định khó khăn của nhà quản trị là liên quan đến xácđịnh và phân bố ngân sách cho các hoạt động quảng bá Thông thường có bốn

phương pháp cơ bản sau: [1, 201]

- Phương pháp dựa vào khả năng đáp ứng: Theo phương pháp này, ngân sách

được đặt ra dựa trên cơ sở mức ngân sách công ty cho có thể là tài trợ được

- Xác định theo phần trăm doanh số: Công ty đặt ngân sách quảng bá theo

phần trăm doanh số thực hiện hoặc doanh số dự báo, hoặc phần trăm giá bán

- Theo đối thủ cạnh tranh: Công ty đặt ngân sách quảng bá tương đương với

ngân sách của đối thủ cạnh tranh

- Theo mục tiêu và nhiệm vụ: Các công ty xây dựng ngân sách quảng bá trên

cơ sở xác đinh mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ phải thực hiện để đạt được mục tiêu đó, vàước tính chi phí để thực hiện các nhiệm vụ này

1.2.4 Các yếu tố cơ bản của hoạt động truyền thông quảng bá

Để tổ chức hoạt động truyền thông quảng bá có hiệu quả, cần phải hiểu quátrình truyền thông hoạt động như thế nào, nắm được những yếu tố cơ bản của quátrình truyền thông và mối quan hệ của chúng Hai yếu tố quan trọng của truyềnthông là người nhận tin và người gửi Hai yếu tố khác đại diện cho các công cụtruyền thông là thông điệp và phương tiện truyền thông Bốn yếu tố khác tiêu biểucho chức năng truyền thông là mã hóa, giải mã, phản ứng và đáp lại, phản hồi Mốiquan hệ trong quá trình truyền thông được diễn tả theo sơ đồ:

Trang 28

Sơ đồ 1.1: Mô hình biểu diễn các phân tử của quá trình truyền thông[4,305]

- Người gửi (chủ thể): Đó là công ty, cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp hoặc tổchức nào đó có nhu cầu gửi thông tin cho khách hàng mục tiêu của mình

- Mã hóa: Là quá trình chuyển ý tưởng và thông tin thành những hình thức cótính biểu tượng bằng một ngôn ngữ, hình ảnh để khách hàng tiềm năng có thể nhậnthức được

- Phương tiện truyền thông: Các kênh truyền thông mà qua đó thông điệpđược truyền từ người gửi tới người nhận

- Người nhận: Là đối tượng nhận tin, nhận thông điệp do chủ thể gửi tới Họ cóthể là người liên quan đến việc mua hàng hoặc là khách hàng mục tiêu của công ty

- Giải mã: Tiến trình mà theo đó người nhận diễn dịch ý nghĩa của các biểutượng được người gửi mã hóa và gửi tới

- Phản ứng đáp lại: Tập hợp những phản ứng mà người nhận có được sau khitiếp nhận và xử lý thông điệp Những phản ứng tích cực mà chủ thể truyền thôngmong muốn là hiểu, tin tưởng và hành động mua

- Thông tin phản hồi: Một phần thông tin về sự phản ứng của những ngườinhận được chuyển trở lại cho chủ thể (người gửi) Thông tin phản hồi có thể là tíchcực hoặc tiêu cực Một chương trình truyền thông hiệu quả thường có những thôngtin phản hồi tốt trở lại chủ thể

Trang 29

- Nhiễu: Tình trạng biến lệch ngoài dự kiến do các yếu tố môi trường trongquá trình truyền thông làm cho thông tin đến với người nhận không trung thực vớithông điệp gửi đi.

Sơ đồ trên nhấn mạnh những yếu tố chủ yếu trong sự truyền thông có hiệuquả Người gửi cũng cần biết mình đang nhằm vào những người nhận tin nào Cầnphải lựa chọn ngôn ngữ và mã hóa nội dung tin cho chủ thể một cách khéo léo Chủthể truyền thông cũng phải sáng tạo các thông điệp, lựa chọn phương tiện truyền tinhữu hiệu, đồng thời tạo cơ chế để thu nhận thông tin phản hồi

1.2.5 Các công cụ quảng bá sản phẩm

1.2.5.1 Quảng cáo

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (AMA): “Quảng cáo là bất cứ loại hình nào của sự hiện diện không trực tiếp của hàng hóa, dịch vụ hay tư tưởng hành động

mà người ta phải trả tiền để nhận biết người quảng cáo”

Còn theo Philip Kotler: “Quảng cáo là những hình thức truyền thông trực tiếp được thực hiện thông qua các phương tiện truyền tin phải trả tiền và xác định rõ nguồn kinh phí”.

Trong khi đó, Hội Quảng cáo Hoa Kỳ định nghĩa: “Quảng cáo là hoạt động truyền bá thông tin, trong đó nói rõ ý đồ của chủ quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ của chủ quảng cáo trên cơ sở có thu phí quảng cáo, không trực tiếp nhằm công kích người khác”.

* Mục tiêu của quảng cáo:

Mục tiêu quảng cáo là nhiệm vụ truyền thông cụ thể được thực hiên với một đốitượng khách hàng cụ thể trong một thời gian cụ thể Các mục tiêu quảng cáo có thể đượcphân loại theo mục đích chính của chúng: thông tin, thuyết phục hay nhắc nhở

Trong du lịch, nội dung mục tiêu quảng cáo nhằm hướng tới vào các vấn đềsau: [3, 67]

 Mở rộng vùng ảnh hưởng

 Thu hút du khách

Trang 30

 Thu hút khách hàng mới tại địa phương

 Giới thiệu đặc sản mới, sản phẩm mới

 Lôi cuốn khách hàng trở lại nhà hàng hay khách sạn thường xuyên

 Tạo danh tiếng cho nhà hàng, khách sạn, điểm du lịch

Một bản quảng cáo về du lịch (khách sạn, nhà hàng, điểm du lịch ) cần hội đủnhững điều kiện sau:

 Sự lôi cuốn

 Lưu giữ được chú ý một lúc để kích động nhu cầu, mong muốn

 Thông báo về đặc tính của nhà hàng, khách sạn, điểm du lịch

* Xác định về ngân sách quảng cáo:

Căn cứ vào mục tiêu quảng cáo của công ty để xác định ngân sách Có thểchọn một trong những phương pháp dưới đây:

 Căn cứ vào khả năng

 Ấn định tỷ lệ phần trăm trên doanh thu

 Cân bằng cạnh tranh

 Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ

* Quyết định thông điệp quảng cáo:

Các thông điệp quảng cáo có mức độ khác nhau Mức độ sáng tạo của cácthông điệp quảng cáo là một yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự thành công củamột chiến dịch quảng cáo

Muốn đạt được hiệu quả, quảng cáo phải được một người coi đó là một nguồntin đáng tin cậy và thông tin truyền đạt là trung thực

Trong quảng cáo du lịch hình ảnh và màu sắc giữ một vai trò rất quan trọng.Hình ảnh và màu sắc tượng trưng cho sản phẩm Hình ảnh và màu sắc thể hiện quamỗi biểu tượng của mỗi vùng, một đất nước Sản phẩm du lịch ở xa khách hàng và

Trang 31

khách hàng thường mua sản phẩm trước khi thấy và sử dụng sản phẩm Vì vậy hìnhảnh và màu sắc phản ánh một phần của chất lượng, tính hấp dẫn của sản phẩm đốivới khách trong việc quyết định mua sản phẩm.

Theo tạp chí du lịch ASTA, có 8 điều cần ghi nhớ khi quảng cáo: [3, 69]

- Xác định bạn muốn quảng cáo điều gì (tên công ty, địa chỉ và hoạt độngđặc thù của công ty )

- Ai là đối tượng bạn muốn tác động

- Xác định chi phí khi tiến hành quảng cáo trên những phương tiện truyềnthông cụ thể (báo chí, tivi, ) Có bao nhiêu người sẽ xem quảng cáo này, mẫu quảngcáo nên có kích cỡ như thế nào và cần bao nhiêu chi phí cho nó

- Xác định khách hàng của bạn theo các yếu tố: nghề nghiệp, trình độ, phạm

vi, khu vực,

- Xác định phương tiện quảng cáo nào để thu hút khách hàng nhiều nhất

- Tìm xem nơi nào sẽ đáp ứng yêu cầu của bạn với chi phí thấp nhất và thờihạn ngắn nhất

- Khi bạn đã chọn được nơi đáp ứng được những yêu cầu của bạn và có đượcthông tin về kích cỡ, chi phí, thời hạn, nội dung, hãy xây dựng thành kế hoạch chi tiết

* Lựa chọn phương thức quảng cáo: Khách sạn cần căn cứ vào mục tiêu

quảng cáo, đối tượng quảng cáo và đối tượng nhận tin mà lựa chọn phương tiệntruyền tin quảng cáo cụ thể

Hiện nay, các nhà làm truyền thông khi tiến hành quảng cáo có thể lựa chọn sửdụng một hoặc kết hợp nhiều loại hình quảng cáo lại với nhau trong số các loại hìnhsau: tivi, báo, tạp chí, thư trực tiếp, đài phát thanh, các loại hình phương tiện ngoàitrời, internet Mỗi loại hình phương tiện trên có những ưu điểm và hạn chế khácnhau về khả năng ảnh hưởng, hiệu quả thông điệp, mức giá dịch vụ Người làmquảng cáo phải nghiên cứu các tham số này để làm căn cứ lựa chọn loại hình chophù hợp với mục tiêu và khả năng tài chính của mình

Trang 32

Việc lựa chọn và phối hợp các loại hình phương tiện quảng cáo, cũng cần đượcxem xét lại một cách định kỳ Thậm chí, các doanh nghiệp cũng có thể thay thế loạihình phương tiện này bằng loại hình phương tiện khác, nhất là trong điều kiện hiện naykhi mà bên cạnh các loại hình phương tiện truyền thống là sự xuất hiện của kỹ thuật số

đã đem đến nhiều loại hình phương tiện quảng cáo đặc biệt, có khả năng định hướngkhách hàng cao, giá thấp, hiệu quả hơn và hấp dẫn khách hàng hơn

1.2.5.2 Xúc tiến bán hàng

Xúc tiến bán hàng hay khuyến mại là những biện pháp tác động tức thì trongngắn hạn nhằm khuyến khích việc dùng thử hoặc mua sản phẩm hay dịch vụ ngaylập tức hoặc mua nhiều hơn.[4, 346]

Xúc tiến bán hàng có tác động trực tiếp và tích cực tới việc tăng doanh sốbằng những lợi ích vật chất và tinh thần bổ sung cho người mua Thực chất đây làcác công cụ kích thích để thúc đẩy các khâu: cung ứng, phân phối và tiêu dùng đốivới một hoặc một nhóm sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp

Việc xác định nhiệm vụ của xúc tiến bán hàng xuất phát từ mục tiêu chiếnlược marketing của doanh nghiệp đối với sản phẩm hàng hóa ở thị trường mục tiêuĐối với người tiêu dùng thì khuyến khích họ tiêu dùng nhiều hơn, mua với sốlượng lớn hơn và mở ra những khách hàng mới

Đối với các thành viên trung gian: khuyến khích lực lượng phân phối này tăngcường hoạt động phân phối hơn, đẩy mạnh các hoạt động mua bán, củng cố và mởrộng kênh phân phối, thực hiện dự trữ hàng hóa trên thị trường, phân phối thườngxuyên liên tục nhằm mở rộng mùa vụ tiêu dùng cho sản phẩm hàng hóa

Lực lượng bán hàng: xây dựng tuyển chọn đội ngũ nhân viên bán hàng nhiệttình, vui vẻ, trung thực, khả năng nắm bắt tâm lý tốt

Quan hệ công chúng: thực hiện các chương trình tài trợ, đồng tài trợ cho cáchoạt động của tổ chức, hoạt động công ích như: các hoạt động thể thao, giải trí, cácchương trình trên các phương tiện truyền thông Thực hiện kích thích tiêu thụ bằng

Trang 33

việc thưởng, tổ chức quay số trúng thưởng, thưởng cho khách hàng thường xuyêncủa doanh nghiệp.

Tiếp tục xây dựng, mở rộng hệ thống dịch vụ trên phạm vi toàn quốc cụ thể:Dịch vụ tư vấn cung cấp thông tin miễn phí, khách hàng sẽ rất thích thú khi đượchướng dẫn tư vấn sử dụng hay cung cấp cho khách hàng thông tin miễn phí phục vụquá trình sử dụng của khách hàng là một biện pháp nâng cao hình ảnh của doanhnghiệp trong lòng khách hàng

1.2.5.3 Marketing trực tiếp

Hiệp hội Marketing trực tiếp Hoa Kỳ (US DMA) định nghĩa: “Marketing trực tiếp

là hệ thống tương tác của Marketing có sử dụng một hay nhiều phương tiện quảng cáo

để tác động đến một phản ứng đáp lại đo lường được ở bất cứ mọi nơi”.

Marketing trực tiếp là một hệ thống marketing tác động trực tiếp đến kháchhàng Các hình thức phổ biến của Direct marketing là: Marketing bằng catalog,bằng thư trực tiếp, quảng cáo đáp ứng trực tiếp trên truyền hình, truyền thanh, báo

và tạp chí, mua hàng qua hệ thống điện tử

Marketing trực tiếp đã và đang được các doanh nghiệp dịch vụ áp dụng Hìnhthức này cho phép các doanh nghiệp chọn lọc khách hàng triển vọng kỹ hơn, xácđịnh thời gian tiếp cận khách hàng chính xác hơn, giữ bí mật cho hoạt độngmarketing trước các đối thủ cạnh tranh

* Đặc điểm của Marketing trực tiếp: Có hai nét đặc trưng chính để phân biệt

Marketing trực tiếp với các loại hình marketing khác

- Đầu tiên là nó nỗ lực để gửi thông điệp trực tiếp đến với người tiêu dùng

mà không sử dụng đến các phương tiện truyền thông phi trực tiếp Nó sử dụng hìnhthức truyền thông thương mại (thư trực tiếp, email, chào hàng qua điện thoại ) vớikhách hàng hay doanh nghiệp

- Đặc điểm thứ hai là nhấn mạnh vào những phản hồi mang tính tích cực cóthể theo dõi và đo lường được từ khách hàng

* Các hình thức của Marketing trực tiếp:

Trang 34

Marketing trực tiếp thu hút rất nhiều nhà làm Marketing bởi nó mang về nhiềunhững hiệu quả tích cực là nó có thể được đo lường một cách trực tiếp Ví dụ nhưnếu một nhà làm Marketing gửi một triệu thư bán hàng và có hai mươi nghìn kháchhàng phản hồi lại chương trình Promotion, thì nhà Marketing có thể tự tin nói rằngchiến dịch tiếp thị đã có những phản hồi.

Marketing trực tiếp có các hình thức sau đây:

Marketing trực tiếp qua thư (Direct mail)

Marketing qua thư điện tử (Email Marketing)

Marketing tận nhà (Door to Door Leafet Marketing)

Quảng cáo có hồi đáp (Direct response television marketing)

Bán hàng qua điện thoại (Telemarketing)

Phiếu thưởng hiện vật (couponing)

Bán hàng trực tiếp (Direct selling)

Chiến dịch tích hợp (Intergrated Campaigns): đó là kết hợp các hình thức

marketing ở trên để đạt được hiệu quả tốt nhất

1.2.5.4 Quan hệ công chúng

Một định nghĩa về PR do Viện Quan hệ công chúng Anh (IPR) đưa ra cũng

bao hàm những yếu tố cơ bản nhất của hoạt động của PR: “PR là những nỗ lực một cách có kế hoạch, có tổ chức của một cá nhân hoặc tập thể nhằm thiết lập và duy trì mối quan hệ cùng có lợi với đông đảo công chúng của nó”

Quan hệ công chúng là quá trình tạo ra nhận thức tích cực và sự ủng hộ củakhách hàng đối với công ty thông qua sự ủng hộ của một trung gian thứ ba Quan hệcông chúng được thực hiện thông qua 5 hoạt động cơ bản bao gồm: quan hệ báo chí,phổ cập thông tin sản phẩm, giao tiếp marketing bên ngoài và nội bộ, vận độnghành lang và tư vấn [1, 169]

1.2.5.5 Bán hàng trực tiếp (Personal selling)

Trang 35

Bán hàng trực tiếp là việc tạo ra những giao tiếp cá nhân thông qua việc thuyếttrình chào bán hàng và các hoạt động khác (tư vấn, giải đáp thắc mắc ) của nhânviên bán hàngnhằm mục tiêu bán được hàng và thiết lập, duy trì mối quan hệ vớikhách hàng [4, 332]

Bán hàng trực tiếp (Personal Selling) bao gồm những mối quan hệ giao tiếptrực tiếp giữa người bán và các khách hàng hiện tại và tiềm năng Nó là một loạiảnh hưởng cá nhân và là một quá trình giao tiếp phức tạp Tầm quan trọng của hoạtđộng bán hàng trực tiếp phụ thuộc vào bản chất sản phẩm, nhu cầu của người tiêudùng và giai đoạn trong quá trình mua

Quá trình bán hàng: Doanh nghiệp thường đặt những mục tiêu khác nhau chongười bán hàng của họ Những nhiệm vụ chủ yếu của người bán hàng là:

 Thăm dò tìm kiếm những khách hàng mới

 Truyền đạt khéo léo những thông tin về sản phẩm và dịch vụ của doanhnghiệp

 Thực hiện việc bán

 Cung cấp các dịch vụ cho khách hàng, cố vấn về các vấn đề của họ, trợ giúp

kĩ thuật, giao hàng

 Nghiên cứu và thu thập thông tin về thị trường

 Đánh giá tính chất khách hàng và điều phối hàng hóa

1.2.6 Các phương thức quảng bá phổ biến và ưu nhược điểm của chúng

Công tác quảng bá sản phẩm đối với doanh nghiệp là rất quan trọng, tuy nhiênnếu quảng bá không đúng cách thì sẽ không có tác dụng đối với khách hàng mà lạicòn rất tốn kém chi phí Do đó, điều quan trọng là các doanh nghiệp phải lựa chọn

và áp dụng các phương thức quảng bá cho phù hợp nhất đối với tính chất sản phẩmcủa doanh nghiệp mình Ngày nay, với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, rất nhiềuphương thức quảng bá hữu ích đã ra đời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thểlựa chọn và áp dụng linh hoạt nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác quảng bá củamình Một số công cụ quảng bá phổ biến hiện nay được thể hiện dưới bảng sau

Trang 36

Bảng 1.1: Một số công cụ quảng bá phổ biến hiện nay[5]

QUẢNG CÁO KÍCH THÍCH

TIÊU THỤ

QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

BÁN HÀNG TRỰC TIẾP

MARKETIN

G TRỰC TIẾP

Thưởng và quàtặng

Hàng mẫu

Hội chợ và triễn lãm thương mại

Trưng bày

Biểu diễn thực hành sản phẩm

Phiếu thưởng

Bán kèm có bớt giá

Tài trợ lãi suất thấp

Tiếp khách

Phiếu mua hàng

Giảm giá

 Bài viết trên báo chi (Họp báo)

 Nói chuyện (Bài phát biểu)

 Hội thảo

 Báo cáo hàngnăm

 Đóng góp từ thiện

 Tài trợ

 Tuyên truyền

 Quan hệ với cộng đồng

 Vận động hành lang

 Tạp chí doanh nghiệp

 Tổ chức các

sự kiện đặc biệt

 Thuyết minh bán hàng

 Hội nghị bán hàng

 Chương trình khen thưởng

 Hàng mẫu

 Hội chợ và triển lãm thương mại

Catalog gửi thư

Marketing qua điện thoại

Mua bán quamáy tính

Mua bán qua

vô tuyến truyền hình

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, tôi chỉ nghiên cứu một số phương thức quảng

bá cơ bản phổ biến ở các doanh nghiệp Việt Nam như báo, tạp chí, internet, truyềnhình, truyền thanh, quảng cáo ngoài trời, thư trực tiếp Trước khi lựa chọn và áp dụngphương thức quảng bá nào thì doanh nghiệp cần cân nhắc ưu nhược điểm của chúng.Sau đây là một số các ưu nhược điểm của các phương tiện truyền tin chủ yếu

Bảng 1.2: Ưu điểm và hạn chế của một số phương tiện quảng cáo chủ yếu[4,326]

Trang 37

Tivi

Tầm bao phủ rộng, chi phí thấp tínhtrên một đơn vị tiếp cận, tổng hợp đượcsức mạnh ánh sáng, âm thanh, hình ảnh

và sức thu hút của giác quan

Chi phí tổng thể cao, nhiễu lớn, dễ quên, khó chọn lọc người nhận tin

Báo

Linh hoạt, kịp thời, phổ biến tại các địaphương, được chấp nhân rộng rãi, độ tintưởng cao

Chu kỳ sống ngắn, chấtlượng in thấp, ít người quantâm

Chi phí tiếp xúc cao trênmột đối tượng, mang dấu ấnthư quấy rầy

Tạp chí

Tính lựa chọn cao về địa lý và conngười, uy tín và độ tin cậy cao, in ấntốt, tồn tại lâu

Thời gian để phát hành tạpchí lâu, giá tạp chí cao, khóchọn lọc vị trí đăng tin

Truyền

thanh

Tiếp cận các địa phương diện rộng, tínhlựa chọn cao về địa lý và con người, chiphí thấp

Chỉ có âm thanh, nhanhquên, sự chú ý thấp, thínhgiả phàn nàn

Internet Tính lựa chọn cao, giá thấp, tức thời, có

khả năng tương tác, dễ đo lường

Sức mạnh ảnh hưởng thấp

dễ làm khó chịu người sửdụng

1.3 Hoạt động quảng bá du lịch ở Việt Nam

Trong những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước; sự hỗtrợ, hợp tác chặt chẽ của các Bộ, ngành, địa phương, ngành Du lịch nói chung và côngtác xúc tiến du lịch nói riêng đã có bước phát triển đáng ghi nhận Thông qua Chươngtrình Hành động quốc gia về Du lịch hai giai đoạn 2000-2005 và 2006-2010; Chươngtrình Xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2009-2012, Hội thảo đánh giá kết quả 5 nămthực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

Trang 38

2030 nhận thấy rằngcông tác xúc tiến du lịch được triển khai đã góp phần đưa vị thế,hình ảnh của du lịch Việt Nam lên một bước mới thông qua việc:

Xây dựng và phát hành một số sản phẩm công nghệ cao như CD – ROM Disản Thế giới Việt Nam, CD – ROM lễ hội truyền thống Việt Nam bằng 3 ngôn ngữViệt – Anh – Pháp Đã sản xuất phim giới thiệu về du lịch Việt Nam (20 phút),phim quảng bá con đường di sản miền Trung (15 phút)

Trên đài truyền hình Trung ương: VTV TRIP - hệ thống chương trình chuyênsâu về du lịch bắt đầu lên sóng VTV từ tháng 9/2016: Với 4 phiên bản trên sóngtruyền hình, VTVTRIP - DU LỊCH CÙNG VTV mang đến một cái nhìn tổng thể về

du lịch tại Việt Nam và hướng đến nhiều đối tượng truyền thông Các tạp chí 10phút hàng tuần và 30 phút hàng tháng mang đến những thông tin tổng hợp, nhữngphân tích và bình luận chuyên sâu về chính sách, kinh nghiệm và xu hướng pháttriển du lịch tại Việt Nam và trên thế giới nhằm hỗ trợ các cơ quan quản lí nói riêng

và định hướng cho các doanh nghiệp du lịch nói chung Phiên bản 30s, 2 phút, phátsóng từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trên hệ thống VTV

Thực hiện các video clip phát sóng trên các kênh CNN, BBC, FTV và kênhDiscovery khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Bên cạnh đó, những lễ hội và sựkiện như “Đất phương Nam”, Festival Huế hàng năm, 1000 năm Thăng Long HàNội cho đến các đợt tham gia hội chợ du lịch quốc tế (WTM – Anh, JATA – Nhậtbản, ITB – Đức, TOP RESA – Pháp, CITM – Thượng Hải – Trung quốc, ITE HồngKông, các hội chợ tại Lào, Thái Lan, Singapore, ) cũng đã góp phần tạo dựng hìnhảnh du lịch Việt Nam đối với du khách quốc tế

Về ấn phẩm đã in, phát hành trên 4,5 triệu ấn phẩm các loại con số này còntăng dần qua các năm, được viết bằng nhiều ngôn ngữ: Anh, Pháp, Trung, Nhật,Đức, Hàn để sử dụng trong các chiến dịch xúc tiến hình ảnh điểm đến cả trong vàngoài nước như hội chợ, hội thảo, diễn đàn về du lịch, festival và các cơ quan đạidiện Việt Nam ở nước ngoài

Đồng thời, đã có cơ quan quản lý và thực hiện công tác xúc tiến du lịch ở tất

cả các tỉnh thành trên cả nước Trong đó, 60/63 tỉnh thành đã thành lập Trung tâm

Trang 39

Xúc tiến du lịch trực thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặctrực thuộc Sở VHTTDL Các địa phương còn lại công tác xúc tiến du lịch của địaphương do một phòng chuyên trách thuộc Sở thực hiện; [9]

Ngoài việc tham gia các hội chợ, mời báo chí nước ngoài đến tìm hiểu sảnphẩm, tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch những cách thức mới cũng được tiếpcận và áp dụng như xúc tiến qua các kênh internet, mạng xã hội, thiết lập quan hệcông chúng Việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong xúc tiến quảng bá, liênkết giữa điện ảnh, truyền hình và du lịch đã ngày càng được chú trọng Điển hình là,vào ngày 10/3/2017 Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã ký quyết địnhchính thức bổ nhiệm ông Jordan Vogt-Roberts Quốc tịch Hoa Kỳ, đạo diễn điệnảnh, làm Đại sứ Du lịch Việt Nam - đạo diễn phim “Kong: Skull Island” có 70% bốicảnh quay tại Việt Nam với nhiệm kỳ 3 năm, kể từ tháng 3/2017 đến tháng 3/2020.Ngoài ra, còn thông qua ứng dụng mạng xã hội: kêu gọi người dân và du kháchnước ngoài chia sẻ ảnh đẹp và lý do chọn Việt Nam kèm hashtag #whyVietnam trêntrang cá nhân Đây là một trong những hoạt động nằm trong chương trình xúc tiến dulịch quốc gia năm 2016, do Tổng cục Du lịch phối hợp cùng công ty Hành trình Việt(VnTrip) phát động, lần đầu tiên được tổ chức dựa vào sức mạnh của mạng xã hội đểlan tỏa những hình ảnh đẹp nhất về thiên nhiên, con người, văn hóa của Việt Nam tớingười Việt trong, ngoài nước và bạn bè quốc tế.[15]

Các hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm trong những năm qua đã góp phầnkhắc họa, tô đậm điểm đến Việt Nam an toàn thân thiện và hấp dẫn.Tuy nhiên, côngtác xúc tiến du lịch vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần được thẳng thắn nhìn nhận:các thông tin cụ thể cho chuyến đi du lịch Việt Nam của hầu hết khách nước ngoàiđến Việt Nam còn thiếu Các thông tin về du lịch Việt Nam cung cấp qua các chiếndịch xúc tiến tại chỗ, qua báo chí mới đáp ứng một phần rất nhỏ đối với công chúng

và chưa thường xuyên và đầy đủ Ngay như trang website của Tổng cục Du lịchViệt Nam – tại địa chỉ http://vietnamtourism.gov.vn/ đây là nguồn cung cấp thôngtin chính thống cho khách du lịch trong và nước ngoài khi có nhu cầu tìm hiểu vềđất nước, con người Việt Nam cho những chuyến du hành nhưng chỉ có tiếng Việt

Trang 40

và tiếng Anh với màu sắc, thiết kế đơn giản, mô phạm, cũ kỹ, không ấn tượng,không có nét hấp dẫn thế nên không thu hút được nhiều người truy cập.

Ông Phạm Thế Phong – Giám đốc Trung tâm Vietnam Explore HolidaysVietrantour đã phát biểu: “Thực tế, rõ ràng so với các năm trước, các nước TháiLan, Singapore, Malaysia đều giống Việt Nam ở vạch xuất phát ban đầu về xúctiến, quảng bá du lịch chưa chuyên nghiệp Song giờ này so lại, các nước làm hếtsức quy mô, bài bản trong khi ở Việt Nam công tác xúc tiến, quảng bá vẫn chậm đổimới và thiếu tính chuyên nghiệp.”[11]

Với tình hình thực thi và hiệu quả hoạt động quảng bá du lịch Việt Namhiện nay Việc đưa ra và tiến hành chiến lược Marketing phát triển du lịch tronglúc này là hết sức cấp thiết Đây là cơ sở quan trọng để ngành du lịch Việt Namphát triển mạnh, trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút khách du lịch quốc tế nhiềuhơn trong thời gian tới

1.4 Hoạt động quảng bá du lịch ở Thừa Thiên Huế những năm gần đây

Những năm gần đây, ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế rất tích cực đẩy mạnhhoạt động quảng bá hình ảnh và các sản phẩm du lịch ra các địa phương trong vàngoài nước; trong đó tập trung vào các thị trường như: Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Đức,Nhật, Anh, Australia, New Zealand Du lịch Thừa Thiên Huế đã được thực hiệntruyền thông qua:

- Truyền thông truyền thống: truyền hình, báo chí, tạp chí,

- Truyền thông trực tuyến (Internet): website, mạng xã hội, email – marketing

- Xây dựng trang web cho hoạt động xúc tiến của tỉnh: www.thuathienhue.gov.vnCùng với nhiều hoạt động xúc tiến quảng bá khác, điển hình là:

- Thành lập Trung tâm Thông tin du lịch và Hỗ trợ du khách: được khaitrương vào tháng 11/2014

- Tham gia hội nghị, hội nghị xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế

Ngày đăng: 05/07/2017, 11:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Thị Tám, 2009, Marketing du lịch, NXB Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing du lịch
Nhà XB: NXB Đại học Huế
2. Nguyễn Văn Mạnh & Hoàng Thị Lan Hương, 2004, Giáo trình Quản trị Kinh doanh Khách sạn, NXB ĐHKTQD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị Kinhdoanh Khách sạn
Nhà XB: NXB ĐHKTQD
3. Trần Ngọc Nam, Trần Huy Khang, Marketing du lịch, NXB thành phố HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing du lịch
Nhà XB: NXB thành phố HCM
4. Trần Minh Đạo, Giáo trình Marketing căn bản, 2014, NXB ĐHKTQD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing căn bản
Nhà XB: NXB ĐHKTQD
5. Philip Kotler, 2001, Quản trị Marketing (Sách dịch), Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Marketing
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
6. Philip Kotler, Marketing căn bản (Sách dịch), Nhà xuất bản lao động – xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing căn bản
Nhà XB: Nhà xuất bản lao động – xã hội
7. Nguyễn Văn Mạnh, bài giảng Marketing du lịch, Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: bài giảng Marketing du lịch
9. Quyết định 3455/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 20/10/2014 về việc Phê duyệt “Chiến lược marketing du lịch đến năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược marketing du lịch đếnnăm 2020
2. Which information soures do you often seek the resort’s information Khác
3. Which reservations are the most suitable for you? Travel agency, tour operators  Internet (email,website...)  Booking directly Telephone  Others (Pls. describe) Khác
4. Why did you decide to stay at Hue Riverside Boutique Resort & Spa Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w