1. Pháp luật cạnh tranh có mục đích trực tiếp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. => SAI: Mục đích của luật cạnh tranh là tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng, luật cạnh tranh chỉ bảo toàn năng lực cạnh tranh, và thông qua việc bảo toàn dán tiếp làm doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, Đồng thời năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không phụ thuộc vào sự hổ trợ của pháp luật cạnh tranh mà phụ thuộc vào các yếu tố kinh tếkỹ thuật. 2. Khi xác định hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh của doanh nghiệp, không cần xem xét hậu quả, thiệt hại cụ thể. SAI: => Pháp luật cạnh tranh có 2 loại hành vi cạnh tranh, trong đó hành vi hạn chế cạnh tranh không nhất thiết phải xem xét có hậu quả hay không, chỉ cần thỏa mản yếu tố hành vi thì có thể xem xét, tuy nhiên không nhất thiết chứ không phải là không cần xem xét hậu quả. Còn đối với việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì xem xét hậu quả, thiệt hại là 1 yếu tố quan trọng để quyết định xử lý, xem xét quyết định hình phạt chính hay hình phạt bổ sung..