4. Phân tích hiệu quả kinh tế tài chính:4.1. Hiệu quả kinh tế của phương án:Doanh thu của phương án trong vòng 10 năm: 247,44 tỷ đồng, trong đó:+ Chi phí hoạt động: 204,89 tỷ đồng.+Lợi nhuận trước thuế: 42,55 tỷ đồng.+Thuế TNDN (20%): 9,26 tỷ đồng.+Lợi nhuận sau thuế: 33,28 tỷ đồng.4.2. Hiệu quả tài chính của phương án: Phương án có NPV = 5,89 tỷ đồng > 0 và phương án mang tính khả thi.IRR của phương án = 17,97%.Chỉ tiêu BC = 1,05 > 1.Thời gian hoàn vốn của Phương án là: 07 năm 05 tháng.Như vậy phương án hoàn toàn đạt hiệu quả kinh tế và có hiệu quả để đầu tư.
Trang 1PHƯƠNG ÁN:
ĐẦU TƯ TRỒNG RAU, CỦ, QUẢ THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP VÀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
Địa điểm: xã Phạm Văn Cội - huyện Củ Chi - TP HCM
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng /2018
Trang 2ĐƠN VỊ LẬP PHƯƠNG ÁN VÀ HỢP TÁC
CÔNG TY TNHH A
GIÁM ĐỐC
ĐƠN VỊ THẨM ĐỊNH TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP B
TỔNG GIÁM ĐỐC
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG I THÔNG TIN TỔNG QUAN 4
1 Tổng quan về địa bàn thực hiện phương án 4
2 Nhận định tình hình chung 7
3 Tổng quan quy hoạch phát triển và mặt bằng phương án 10
4 Thông tin chung về đơn vị thực hiện Phương án 10
5 Các căn cứ để xây dựng phương án 11
CHƯƠNG II MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ CƠ CẤU NHÓM CÂY TRỒNG CỦA PHƯƠNG ÁN ……… 13
1 Mục tiêu của phương án 13
2 Các nội dung thực hiện chính 14
3 Cơ cấu các nhóm cây trồng 15
4 Các quy trình canh tác một vài cây trồng chính 16
CHƯƠNG III TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 32
1 Tiềm năng thị trường cho nhóm sản phẩm rau ăn lá, ăn quả và củ 32
2 Tiềm năng thị trường cho nhóm sản phẩm cây ăn quả (chuối, chanh dây và cây bưởi) ……… 33
CHƯƠNG IV CÁC HẠNG MỤC ĐẦU TƯ 36
1 Các hạng mục đầu tư chính 36
2 Tổng mức đầu tư dự kiến 36
CHƯƠNG V CÁC GIẢI PHÁP CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN 38
1 Giải pháp về tài chính 38
2 Giải pháp về tổ chức sản xuất 39
3 Giải pháp về công nghệ sản xuất 40
4 Giải pháp công nghệ sau thu hoạch 40
5 Giải pháp về nguồn nước tưới phục vụ sản xuất 40
6 Giải pháp thị trường và tiêu thụ sản phẩm 41
7 Giải pháp bảo vệ môi trường 41
CHƯƠNG VI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG 43
1 Đánh giá sự phù hợp của phương án với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất 43
2 Đánh giá sự tác động của phương án với phát triển kinh tế - xã hội 43
3 Đánh giá sơ bộ tác động của phương án tới môi trường 44
Trang 4CHƯƠNG VII ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KINH TẾ CỦA DỰ ÁN 45
1 Các dữ liệu tài chính của phương án 45
2 Dự kiến thời điểm thu hoạch khi triển khai phương án 45
3 Phân tích hiệu quả tài chính khi triển khai phương án 46
CHƯƠNG VIII KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 47
1 Kết luận 47
2 Đề xuất 47
BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ
Trang 5CHƯƠNG I THÔNG TIN TỔNG QUAN
1 Tổng quan về địa bàn thực hiện phương án:
1.1 Vị trí địa lý:
- Huyện Củ Chi với diện tích tự nhiên khoảng 43.496ha bằng 20,74% diện tích toàn Thành phố, bao gồm 20 xã và một thị trấn Huyện có vị địa lý nằm ở tọa độ
từ 10o53’00” đến 10o10’00” vĩ độ Bắc; 106o22’00” đến 106o40’00” kinh độ Đông, nằm ở phía Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh
- Huyện Củ Chi có vị trí bao bọc bởi phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, phía Nam giáp huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh và phía Tây giáp huyện Đức Hoà tỉnh Long An Thị trấn Củ Chi là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, cách trung tâm Thành phố khoảng 45km
về phía Tây Bắc theo đường xuyên Á
- Trong đó xã Phạm Văn Cội nằm về phía Bắc của huyện Củ Chi và về phía Tây Bắc ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm Thành phố khoảng 45km Có vị trí tiếp giáp như sau: phía Nam giáp xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, phía Đông, Tây và Bắc giáp xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi Diện tích tự nhiên: 2.319,94 ha, chiếm 14,73% diện tích tự nhiên của huyện
1.2 Đặc điểm về địa hình:
Địa hình huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam bộ và miền Đông Nam bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8m - 10m Ngoài ra địa bàn huyện có tương đối nhiều đồng ruộng, đất đai thuận lợi để phát triển nông nghiệp
so với các địa bàn khác của Thành phố Hồ Chí Minh
1.3 Khí hậu:
Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc trưng như sau:
1.3.1 Nhiệt độ:
Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm khoảng 26,6oC Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28.8oC (tháng 4), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 24,8oC (tháng 12) Tuy nhiên biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8 - 10oC
Trang 6Hình 1 Nhiệt độ không khí trung bình
1.3.2 Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 mm - 1.770 mm, tăng dần lên phía Bắc theo chiều cao địa hình, mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào tháng 7, 8, 9 Vào tháng 12, tháng 1 lượng mưa không đáng kể do là thời điểm bắt đầu vào mùa khô của năm
Hình 2 Biểu đồ về lượng mưa
1.3.3 Độ ẩm:
Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5% cao nhất vào tháng 7, 8, 9 là
80 - 90%, thấp nhất vào tháng 12 và tháng giêng là 70%
Trang 7- Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn của huyện và nét nổi bậc của dòng chảy và sự xâm nhập của thủy triều
1.5 Điều kiện thổ nhưỡng:
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Củ Chi khoảng 43.496ha, và căn cứ nguồn gốc phát sinh có 3 nhóm đất chính sau:
1.5.1 Nhóm đất phù sa:
Đất phù sa được hình thành trên các trầm tích lòng sông (Aluvi) tiến hoá halocen muộn ven các sông, kênh, rạch Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng Thành phần cấp hạt sét là chủ yếu (45 - 55 %), cấp hạt cát cao gấp 2 lần cấp hạt limon, tỉ lệ các hạt giữa các tầng không đồng nhất do hậu quả của các thời kỳ bồi đắp phù sa, chỉ số pH xấp xỉ 4, cation trao đổi tương đối cao kể cả Ca2+, Mg2+, Na2+, riêng
K+ rất thấp, CEC tương đối cao, đạt chỉ số rất lý tưởng cho việc canh tác cây trồng, các chất dinh dưỡng về mùn, đạm, lân và kali rất giàu Đây là một loại đất rất lý tưởng cho việc canh tác cây trồng như lúa, hoa màu, cây ăn trái
1.5.2 Nhóm đất xám:
Đất xám hình thành chủ yếu trên mẫu đất phù sa cổ Tầng đất thường rất dày, thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt cát trung bình và cát mịn chiếm tỉ lệ rất cao (40 - 55%), cấp hạt sét chiếm 21 - 27% và có sự gia tăng sét rất rõ tạo thành tầng tích sét Đất có phản ứng chua, pH (H2O) xấp xỉ 5 và pH (KCl) dao động trên mức 4; các Cation trao đổi trong tầng đất rất thấp; hàm lượng mùn, đạm tầng đất mặt khá nhưng rất nghèo Kali do vậy khi sản xuất phải đầu tư thích hợp về phân bón Loại đất này rất
dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hóa và thích hợp với các loại cây công nghiệp
Trang 8hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, đậu Nên ưu tiên sử dụng cho việc trồng các cây ăn quả, lâu đa niên vì khả năng bảo vệ và cải tạo đất tốt Trong sử dụng phải chú ý biện pháp chống xói mòn và rửa trôi, tăng cường phân bón bổ sung dinh dưỡng nhất là phân hữu cơ
1.5.3 Nhóm đất đỏ vàng:
Loại đất này hình thành trên sản phẩm phong hóa của các loại đá mẹ và mẫu chất khác nhau Đặc điểm của nhóm đất này là chua, độ no bazơ thấp, khả năng hấp thụ không cao, khoáng sét phổ biến là Kaolinit, axit mùn chủ yếu là fuvic, chất hòa tan dễ bị rửa trôi
1.6 Nguồn tài nguyên nước:
Nguồn nước của huyện chủ yếu là nước ở các sông, kênh, rạch, hồ, ao Tuy nhiên, phân bố không đều tập trung ở phía Đông của huyện vì có sông Sài Gòn và trên các vùng trũng phía Nam và Tây Nam với chiều dài gần 300 km cả hệ thống, đa số chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều Theo các kết quả điều tra khảo sát về nước ngầm trên địa bàn huyện Củ Chi cho thấy, nguồn nước ngầm khá dồi dào và đang giữ
vị trí quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân Chất lượng nhìn chung khá tốt trừ các khu vực vùng trũng như: Tam Tân, Thái Mỹ Ngoài ra, do tác dụng của hệ thống kênh Đông - Củ Chi đã bổ sung một lượng nước ngầm đáng kể, nâng mực nước ngầm lên từ 2 - 4m
2 Nhận định tình hình chung:
2.1 Tính cấp thiết phải đầu tư:
- Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ hàng nông sản của người tiêu dùng ngày càng có những chuẩn mực khắc khe hơn Nếu như trước đây người tiêu dùng có xu hướng chọn sản phẩm có mẫu mã, hình dáng đồng điều, chất lượng hợp khẩu vị Thì ngày nay tiêu chí đó không còn được quan tâm hàng đầu trong lựa chọn nữa, mà thay vào
đó người tiêu dùng hướng đến chọn những sản phẩm sạch, an toàn, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, có truy xuất được nguồn gốc rõ ràng Đó là lý do
mà ngành nông nghiệp sản xuất theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt các tiêu chuẩn như GlobalGAP, hữu cơ (Organic) được các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đang quan tâm triển khai áp dụng Sản phẩm nông sản được sản xuất từ quy trình ứng dụng công nghệ cao dễ dàng đáp ứng được các tiêu chuẩn khắc khe của GlobalGAP, hữu cơ (Organic), và vì vậy sản phẩm hàng nông sản dễ dàng được người tiêu dùng và thị trường chấp nhận, thậm chí đối với các thị trường khó tính như Châu
Trang 9- Đồng thời, Củ Chi là huyện phía Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, có địa hình bằng phẳng, điều kiện thổ nhưỡng khá phù hợp để quy hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Với hệ thống giao thông kết nối thông suốt, hệ thống điện lưới quốc gia hoàn chỉnh, hệ thống thông tin liên lạc, internet đồng bộ, hệ thống thủy lợi với nguồn nước tưới dồi dào từ Kênh Đông, và hệ thống sông rạch kết nối với sông Sài Gòn, cũng như nguồn nước ngầm phong phú Đây là những điều kiện đảm bảo cho sự thành công của phương án xây dựng sản xuất và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Chính vì những vấn đề này mà Công ty TNHH A định hướng tiến hành hợp tác với Công ty TNHH B để tìm hướng đầu tư mới nhằm khai thác sử dụng đất một cách hiệu quả, tối ưu, đem lại giá trị thu nhập cao hơn và ổn định hơn cho người lao động và mang lại hiệu quả kinh tế góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Thêm nữa, sản phẩm nông sản sản xuất ra từ phương án này không những đáp ứng tốt cho nhu cầu thị trường tại chỗ mà còn đáp ứng tốt cho thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu
Cũng chính vì những lý do trên nên việc xây dựng “Phương án đầu tư trồng rau, củ, quả sạch theo tiêu chuẩn VietGap, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở cùng hợp tác đầu tư giữa Công ty TNHH B và Công ty TNHH A nhằm tạo dựng và phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả cao, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, và tổ chức sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả, ổn
định, bền vững là rất cần thiết
2.2 Tiềm năng phát triển phương án:
- Điều kiện đất tại huyện Củ Chi có nhiều ưu điểm tốt phù hợp để triển khai chương trình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cung cấp cho thị trường tại Thành phố Hồ Chí Minh, các địa phương lân cận Đặc biệt hơn, với điều kiện địa hình bằng phẳng, giao thông thuận lợi, nguồn nước tưới dồi dào (nguồn nước ngọt từ kênh Đông, sông Sài Gòn và nước ngầm) thì đây là những yếu tố góp phần thành công của phương án Sản xuất và phát triển Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Sản phẩm sản xuất ra theo hướng an toàn, đảm bảo sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, đảm bảo đáp ứng tốt cho thị trường trong nước, các nước trong khu vực và đáp ứng tốt cho các thị trường khó tín như Châu Âu, Mỹ và Úc
- Công nghệ sản xuất của phương án sẽ đáp ứng tốt cho việc thử nghiệm và canh tác các loại cây trồng ở điều kiện canh tác khắt khe và các loại cây trồng bản địa,
và các loại cây trồng có giá trị cao Trong khuôn khổ của phương án sẽ tính toán trồng thử nghiệm một số loại cây ăn quả, rau, củ có khả năng thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng ở huyện Củ Chi, để cung cấp cho thị trường tại chỗ, nội địa và xuất khẩu
- Vấn đề chăm sóc, cải tạo, bảo tồn tài nguyên đất sẽ được quan tâm hàng đầu trong canh tác nông nghiệp, phương án thực hiện với phương châm “Muốn trồng cây phải chăm sóc đất, muốn chăm sóc đất phải giáo dục ý thức của con người”
2.3 Nhận định cơ hội thị trường rau củ quả:
- Theo dự báo của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thế giới tăng bình quân 3,6%/năm, trong khi đó mức cung chỉ tăng khoảng
Trang 102,5%/năm Trong đó, nhu cầu nhập khẩu trái cây nhiệt đới rất cao Đây là điều kiện thuận lợi để trái cây Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu
- Mặc dù tiềm năng xuất khẩu các loại trái cây của Việt Nam rất lớn nhưng do nhiều hạn chế nên sản lượng trái cây của Việt Nam xuất khẩu vẫn còn thấp so với Thái Lan hay Trung Quốc
- Điểm hạn chế lớn nhất đối với việc xuất khẩu trái cây của Việt Nam hiện nay
là hầu như chưa có các công ty thu mua ở địa phương Do đó, hầu hết việc xuất khẩu đều do các nhà vườn tự cố gắng tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của mình Các nhà xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa có khả năng giải quyết các đơn hàng lớn mà mới chỉ cung cấp được đơn hàng có số lượng nhập khẩu nhỏ
- Việc bảo quản và chế biến rau củ quả sau khi thu hoạch cũng là một vấn đề Công nghệ đóng gói, bảo quản sau thu hoạch còn lạc hậu so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Philippines,… Sự liên kết giữa nông dân với nông dân
và nông dân với doanh nghiệp còn lỏng lẻo, từ đó làm mất thế cạnh tranh
- Ngoài ra, việc áp dụng tiêu chuẩn GAP (Good Agriculture Production - Tiêu chuẩn Thực hành Nông nghiệp Tốt) cũng là một trong số khó khăn hàng đầu cho nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng như xuất hàng nông nghiệp Việt Nam thâm nhập các thị trường lớn trên thế giới trong đó có EU Những quy định này ngày càng khắt khe hơn Rau, quả tươi Việt Nam muốn vào EU phải đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng GAP Để các vùng sản xuất đạt được tiêu chuẩn này, cần tổ chức những vùng chuyên canh lớn Khi đó rất nhiều cánh cửa đang mở rộng đối với những nhà vườn Việt Nam có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn GAP
- Khi thu nhập cao hơn, thì các hộ cũng tiêu thụ nhiều rau quả hơn Tiêu thụ rau quả theo đầu người giữa của các hộ giàu nhất gấp 5 lần các hộ nghèo nhất, từ 26
kg đến 134 kg Sự chênh lệch này đối với quả là 14 lần, với rau là 4 lần Kết quả là, phần quả tăng từ 12% đến 32% trong tổng số tăng Nhu cầu về cam, chuối và xoài tăng mạnh khi thu nhập tăng, nhưng su hào thì tăng chậm hơn rất nhiều Những năm vừa qua, thị trường rau quả có xu hướng phát triển nhanh Xu hướng hội nhập cũng tạo điều kiện mở rộng thị trường và là điều kiện tốt cho sản xuất phát triển
- Hiện nay Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm rau quả đi trên 50 nước Các mặt hàng xuất khẩu chính như xoài, dứa, chuối, nhãn vải, thanh long, măng cụt và các loại nước quả Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc Gần đây chúng ta mở rộng sang một số nước Châu âu như Đức, Nga, Hà Lan và nhất là Mỹ Xuất khẩu nông sản nói chung và rau quả nói riêng sang Mỹ đã tăng lên mạnh mẽ khi hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết
- Tại thị trường nội địa, hiện nay người tiêu dùng cũng đang sử dụng nhiều loại quả nhập khẩu từ Thái Lan vì chất lượng và yên tâm hơn về tính an toàn hoặc Trung Quốc (vì giá rất rẻ)
Tóm lại, cơ hội thị trường cả trong nước và xuất khẩu đối với sản phẩm rau củ
quả Việt Nam đều rất lớn, vấn đề là cần phải tổ chức sản xuất thành vùng chuyên canh, tuân thủ theo tiêu chuẩn phù hợp (ví dụ GAP), kiểm soát được chất lượng, dư lượng và độ đồng đều
Trang 113 Tổng quan quy hoạch phát triển và mặt bằng phương án:
- Triển khai trồng cây ăn quả, sản phẩm rau, củ, quả sử dụng nguồn nước ngọt dồi dào tại chổ quanh năm của huyện Củ Chi Thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, nguồn nước tưới và các điều kiện khác rất phù hợp cho phát triển phương án
- Cơ sở hạ tầng:
+ Hệ thống thủy lợi, đáp ứng với vùng sản xuất cây ăn quả, rau, củ, quả an toàn tập trung, trong đầu tư của phương án sẽ thi công thêm hệ thống bể lắng lọc và đường ống dẫn nước khép kín thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ sản xuất tự động hoá, kết hợp với hệ thống tưới tự động theo kiểu hiện đại: phun mù hay phun sương, nhỏ giọt và tiết kiệm Áp dụng hệ thống cung cấp dinh dưỡng tự động, và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và kiểm soát cây trồng
+ Hệ thống giao thông vận tải thuận lợi
+ Hệ thống cấp nước tưới tiêu dùng nước mặt từ kênh Đông, sông sài Gòn và giếng khoan
+ Hệ thống điện lưới quốc gia, thông tin viễn thông, intenet liên lạc đã thuận lợi và hoàn chỉnh
+ Xây dựng khu xử lý chất thải phụ phẩm nông nghiệp dùng làm phân bón và giá thể để tận dụng trong canh tác cây trồng
Sau khi Phương án được chấp thuận chủ trương hợp tác, Công ty TNHH A sẽ phối hợp với Tổng Công ty Nông nghiệp B chi tiết quy hoạch bố trí mặt bằng trước khi triển khai thực hiện
4 Thông tin chung về đơn vị thực hiện Phương án:
Khái quát về năng lực đối tác:
Công ty TNHH A là một trong những Công ty định hướng phát triển các sản phẩm nông nghiệp sạch nhằm đáp ứng theo xu hướng cũng như nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp sạch, cùng với hệ thống phân phối sản phẩm có sẵn và và thế mạnh về tài chính, Công ty TNHH A dự kiến sẽ phát triển các dự án sản xuất nông nghiệp, chế biến theo mô hình khép kín, toàn diện, từ lĩnh vực con giống đến nuôi trồng nhằm cung cấp cho thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu
Trang 12Sau thời gian nghiên cứu, Công ty TNHH A đã có kế hoạch phát triển các dự
án theo chiến lược đầu tư vào nông nghiệp sạch nhằm đưa tới tay người tiêu dùng những sản phẩm hoàn toàn an toàn, vì sức khỏe cộng đồng Đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng GDP cho ngành nông nghiệp Để đảm bảo chất lượng, Công ty TNHH A có kế hoạch quy hoạch sản xuất theo mô hình tập trung và khép kín, hợp tác với các đối tác từ các nền nông nghiệp nổi tiếng thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc để hình thành nên sản phẩm nông nghiệp sạch theo quy trình khép kín từ công nghệ nhân giống, sản xuất, thu hoạch, đều được thực hiện theo quy trình khoa học, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chí, tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn, vệ sinh thực phẩm
5 Các căn cứ để xây dựng phương án:
- Căn cứ Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
- Luật đất đai 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 và các Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật đất đai Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất Nghị định
số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định giá đất Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về tiển thuê đất, thuê mặt nước;
- Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 26/04/2014;
- Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 được Quốc hội ban hành ngày 13/11/2008;
- Nghị quyết số 26-NQ-TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn;
- Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
- Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp;
- Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005, Thông tư số BNN ngày 13/11/2006 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 135/2005/NĐ-CP V/v “giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các Nông trường quốc doanh, Lâm trường quốc doanh”;
102/2006/TT Quyết định số 575/QĐ102/2006/TT TTg, ngày 04 tháng 5 năm 2015 của chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28/12/2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt quy hoạch sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn đến 2020
và tầm nhìn đến 2025;
- Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Trang 13- Quyết định số 3002/QĐ-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Ban hành kế hoạch hành động năm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
- Căn cứ điều kiện hiện tại về: Tiềm năng đất đai, lao động, cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật của khu vực Phương án tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, Thành phố
Hồ Chí Minh;
- Căn cứ vào định hướng hoạt động, mục tiêu chiến lược phát triển kinh doanh của Tổng Công ty Nông nghiệp B và Công ty TNHH A cũng như các nhận định về tiềm năng thị trường, đánh giá cơ hội đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
Trang 14CHƯƠNG II MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ CƠ CẤU NHÓM CÂY TRỒNG CỦA PHƯƠNG ÁN
1 Mục tiêu của Phương án:
1.1 Mục tiêu chung:
Đầu tư trồng rau, củ, quả sạch theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGAP và theo quy trình tiêu chuẩn hữu cơ (Organic) Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng hiện đại, hiệu quả, an toàn, bền vững và có quy mô sản xuất tốt nhằm đạt năng suất cao, cung cấp các sản phẩm nông sản có chất lượng cao, an toàn và có sức cạnh tranh tốt trên thị trường trong nước và xuất khẩu Góp phần đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, có năng suất chất lượng, hiệu quả, sức canh tranh cao và gia tăng giá trị xuất khẩu
1.2 Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng khu sản xuất cây rau, củ, quả ứng dụng công nghệ cao trong nhà lưới theo hướng chất lượng cao đạt tiêu chuẩn GlobalGAP và theo quy trình tiêu chuẩn hữu cơ (Organic)
- Xây dựng và phát triển khu sản xuất cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao, theo tiêu chuẩn GlobalGAP và đạt tiêu chuẩn hữu cơ (Organic), sản phẩm đáp ứng tốt cho thị trường trong nước và xuất khẩu
1.3 Dự kiến cơ cấu bố trí và sử dụng đất:
- Khu nhà lưới trồng rau nhiệt đới : 50.000 m2
- Trồng cây ăn trái ngoài trời : 40.000 m2
- Văn phòng quản lý điều hành : 1.000m2
- Xưởng chế biến sau thu hoạch : 3.000 m2
Bảng 1 Cơ cấu bố trí sử dụng đất của phương án
Trang 15STT Thành phần Diện tích (m 2 ) Tỉ lệ (%)
2 Các nội dung thực hiện chính:
2.1 Các nội dung được phân thành các giai đoạn:
và chanh dây là hai loại cây ăn quả tiềm năng cho thị trường Châu Âu, Mỹ và Úc
2.2 Dự kiến lộ trình triển khai thực hiện các nội dung cụ thể:
Bảng 2 Dự kiến lộ trình triển khai
1
Thu dọn mặt bằng, cải tạo đất, cải thiện và đầu tư
mới cơ sở hạ tầng như điện, đường, trạm, khu điều
hành phương án
Từ tháng 10/2018 - tháng 6/2019
2 Đầu tư xử lý, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống bờ
bao, hàng rào bảo vệ đáp ứng nhu cầu canh tác của Từ tháng 10/2018
Trang 16STT Nội dung thực hiện Lộ trình triển khai thực hiện
phương án Các hạng mục bao gồm thống bờ bao,
cơ sở hạ tầng trạm bơm điện cấp nước và thoát
nước, dọn giải phóng mặt bằng Mở đường giao
thông nội bộ phục vụ cho việc vận chuyển vật tư và
sản phân nông sản
3
Xây dựng hệ thống nhà lưới theo công nghệ hiện
đại tiên tiến đáp ứng cho sản xuất nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao
Từ tháng 10/2018 - tháng 06/2019
4
Xây dựng phân ô, phân thửa phục vục cho canh tác
cây trồng ngoài đồng ruộng theo hướng nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Từ tháng 12/2018
5
Xây dựng hệ thống đường ống dẫn phục vụ cho
tưới, thoát nước và đường ống cung cấp dinh
dưỡng cho cây trồng
Từ tháng 10/2018
6 Xây dựng nhà điều hành, nhà xưởng chế biến và
bảo quản nông sản
Từ tháng 10/2018 - tháng 06/2019
7 Tập trung sản xuất cho nhóm sản phẩm rau, củ, quả
với mô hình nhà lưới công nghệ cao khoảng 05 ha Từ tháng 12/2018
8
Trồng ngoài đồng ruộng khoảng 04 ha cây ăn trái
(chanh dây, chuối, bưởi, ) sử dụng hệ thống tưới
hiện đại, công nghệ khép kín, bón phân tự động
Chuối và chanh dây là hai loại cây ăn quả tiềm
năng cho thị trường Châu Âu, Mỹ và Úc
Từ tháng 12/2018
3 Cơ cấu các nhóm cây trồng:
Các nhóm cây trồng chủ lực của phương án được thể hiện chi tiết theo từng mục loại hình canh tác dưới đây
3.1 Cơ cấu nhóm cây trồng:
Bảng 3 Cơ cấu nhóm các loại cây trồng
Cây trồng chính
2 Trồng các rau ăn
quả trong nhà lưới
Cà chua, dưa chuột, đậu bắp, đậu
Trang 17Stt Hình thức trồng Loại cây Phân loại Cây ăn quả
26 Trồng trên đồng ruộng sử dụng công
nghệ tưới nhỏ giọt
Cây chanh dây, chuối, bưởi Cây trồng chính
3.2 Cơ cấu về hiệu quả sản lượng cây trồng:
Bảng 4: Dự kiến sản lượng sản xuất rau trong nhà lưới
sản lượng
1
Rau ăn lá: Rau xà lách các loại, rau gia vị,
cải ngọt, cải bẹ xanh, rau muống, dền,
mồng tơi, cải thảo,…
2 Rau ăn quả: Cà chua, dưa chuột, đậu bắp,
Bảng 5: Dự kiến sản lượng mô hình trồng cây ăn quả trên đồng ruộng
4 Các quy trình canh tác một vài cây trồng chính:
4.1 Quy trình sản xuất rau ăn lá, củ, quả trong nhà lưới công nghệ cao:
- Bước 1: Chuẩn bị vật tư
Chuẩn bị đầy đủ vật tư kỹ thuật cần thiết để trồng: Canh tác trong hệ thống nhà
lưới công nghệ cao, bao gồm hệ thống điều khiển gió, nhiệt độ, phun ẩm, hệ thống tưới tự động, hệ thống dinh dưỡng tự động
Trang 18+ Đối với hệ thống trồng rau ăn lá trên giá thể: Rau được trồng trên các máng trồng có chứa giá thể trồng, hoặc các túi nilon với các kích cở khác nhau, hệ thống
tưới nhỏ giọt đảm bảo cung cấp nước tưới và dinh dưỡng hiệu quả cao nhất
+ Đối với hệ thống trồng rau trên nền đất trong nhà lưới: sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, đất trồng được xử lý trước khi trồng Tập trung sản xuất rau sạch và rau đạt
tiêu chuẩn GlobalGAP và hữu cơ (Organic)
- Bước 3: Chuẩn bị hạt giống
Hạt giống các loại rau được lựa chọn kỹ lưỡng, đảm bảo chất lượng hạt giống
và tỷ lệ nảy mầm phải đạt trên > 85%, hạt giống không bị lẫn tạp
- Bước 4: Trồng, chăm sóc và thu hoạch
Theo quy trình được nêm yết tại khu vực trồng
Hình 3 Minh họa công nghệ sản xuất trong nhà kín
Hình 4 Minh họa rau ăn lá ở giai đoạn cây con trong vườm ươm
Trang 19Hình 5 Minh họa rau được trồng lên giàn trồng trong nhà lưới
Hình 6 Minh họa rau trong quá trình phát triển
Hình 7 Minh họa thu hoạch và đóng gói 4.2 Quy trình canh tác cây ăn quả:
4.2.1 Quy trình canh tác cây chanh dây:
4.2.1.1 Đặc điểm thực vật học và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh:
a) Đặc điểm thực vật học:
Trang 20Cây chanh leo còn gọi là chanh dây, lạc tiên, mác mác Sản phẩm chính là làm nước ép quả giải khát nguyên chất hoặc ép chung với các loại nước quả khác
- Thân: Thuộc loại cây thân leo, lâu năm; có nhiều tua cuốn để leo, bám trên giàn
- Lá: Mọc xen kẽ, dạng thuỳ, chẻ thành 3 nhánh, hình răng cưa
- Hoa: Dạng hoa đơn, mùi thơm, hoa hình thành từ đỉnh sinh trưởng mới (cành mới ra mỗi đốt có một hoa) Phấn hoa được gắn chặt với 3 bao hoa lớn màu xanh lục giống như lá bắc bao gồm có 5 đài hoa, xen kẽ màu xanh lục, màu trắng, có 5 nhị hoa lớn, nhụy hoa và 3 vòi nhụy phân nhánh hình thành một cấu trúc nhô lên; hoa nở vào sáng sớm, trước trưa hoa cụp lại
- Quả: Có vỏ cứng, mịn, dai, khi còn non vỏ quả màu xanh và lốm đốm màu trắng, khi chín màu đỏ tía Quả hình tròn hoặc hình trứng đường kính khoảng 4 - 5 cm;
có nhiều hạt đen, nhỏ Thịt quả nhiều nước, màu vàng, vị chua, ngọt, thơm dịu hấp dẫn
Hình 8 Cây và quả chanh dây
b) Yêu cầu điều kiện sinh thái:
- Giống chanh leo vỏ tím thích hợp ở vùng á nhiệt đới, độ cao 1.000 - 1.200 m
so mặt nước biển
- Đất đai: Cây chanh leo nói chung không kén đất, nhưng thích hợp nhất ở vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ, tầng canh tác sâu trên 50 cm, độ mùn trên 2% và
pH 5,5 - 6 Nếu đất chua thì cần phải tăng cường bón vôi
- Nhiệt độ, ánh sáng: Ưa thích ánh sáng nhẹ, nhiệt độ thích hợp nhất 20 -
250C, không có sương muối; nhiệt độ dưới 100C hoặc trên 300C cây chanh leo không phát triển được
- Lượng mưa: Là loại cây cần nước thường xuyên, đòi hỏi lượng mưa trung bình từ 1.600mm trở lên, phân bố đều Đặc biệt, trong thời kỳ ra hoa cần phải tưới
Trang 21nước bổ sung trong mùa khô để giúp cho cây ra hoa và đậu quả liên tục Yêu cầu nước nhiều nhất vào giai đoạn quả đang sinh trưởng mạnh, nếu đất thiếu nước sẽ làm cho quả teo lại và rụng
4.2.1.2 Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản quả:
a) Thiết kế vườn, trồng mới:
- Lựa chọn vườn trồng: Địa điểm vườn nằm trong vùng quy hoạch trồng chanh leo được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Chú ý: Không nên trồng chanh leo trên đất mới trồng những loại cây mang
bệnh nấm lở cổ rễ, các loại virus gây hại (như cây dưa, ớt, cà); không trồng tại vùng đất khó tiêu thoát nước, dễ bị úng cục bộ
- Thiết kế vườn: Đối với nơi có địa hình dốc, chanh leo cần được trồng theo các đường đồng mức, kết hợp trồng cây che phủ đất, băng cây xanh trồng dày, thẳng góc với hướng dốc chính để chống xói mòn
- Mật độ, khoảng cách: Tùy theo điều kiện đất đai, địa hình và khả năng thâm canh, có thể bố trí trồng theo các mật độ: 1.660 cây/ha (khoảng cách 3 m x 2 m); 1.330 cây/ha (khoảng cách 3 m x 2,5 m; 1.100 cây/ha (khoảng cách 3 m x 3 m); 850 cây/ha (khoảng cách 3 m x 4 m)
- Đào hố: Kích thước hố (dài x rộng x sâu) tối thiểu đạt 50 cm x 50 cm x 50
cm, nơi đất khó đào thì nên đào hố to hơn Khi đào để riêng lớp đất mặt (dày 20 - 25 cm) sang 1 bên, lớp đất dưới sang 1 bên
- Bón lót: Lượng phân bón: 10 - 15 kg phân chuồng hoai mục (hoặc 2 - 3 kg phân hữu cơ vi sinh) + 0,5 kg supe lân + 0,5 kg vôi/hố Lấp 1/3 lớp đất mặt xuống hố, trộn đều lớp đất còn lại với toàn bộ lượng phân bón lót và lấp đầy hố
Chú ý: Công việc đào hố và bón lót nên hoàn thành trước khi trồng cây 15 - 20
ngày; phòng trừ mối đối với nơi có nhiều mối gây hại
- Tiêu chuẩn cây giống đem trồng: Sử dụng cây giống nhân bằng phương pháp ghép, gốc ghép là giống chanh leo vỏ vàng Cây giống có nguồn gốc rõ ràng, đúng giống, bộ lá thành thục, xanh tốt, vết ghép đã liền và tiếp hợp tốt, không bị nhiễm sâu bệnh, đảm bảo đủ tiêu chuẩn cây giống chanh leo xuất vườn
- Trồng cây: Moi một lỗ nhỏ giữa hố đã chuẩn bị, rạch bỏ túi bầu và đặt cây giống vào chính giữa hố; xới và lấp đất, lèn nhẹ cho đất tiếp xúc tốt với bầu rễ Cây trồng xong có cổ rễ ngang với mặt đất, không trồng cây sâu trong hố Dùng cây chống cắm xung quanh và dùng các vật liệu che chắn nhằm hạn chế gió Làm bồn, tủ gốc, tưới nước đẫm ngay sau khi trồng
b) Làm giàn:
Kỹ thuật làm giàn có ảnh hưởng lớn đến việc ra hoa và đậu quả của cây chanh leo vì cây chỉ ra hoa ở các mặt đầu cành thứ cấp nằm ngoài mặt tán Nên làm giàn theo kiểu chữ T để giúp lạc tiên phát triển tốt hơn do ánh sáng tiếp xúc bề mặt tán lớn, hạn chế nấm bệnh Giàn cao 1,8 - 2,2 m với các trụ tre, gỗ hoặc bê tông (nên làm bằng
bê tông đảm bảo chắc chắn), khoảng cách các cột theo khoảng cách trồng, bên trên căng lưới thép với khoảng cách ô vuông 40 x 40 cm để cho cây leo
Trang 22Hình 9 Minh họa giàn lưới cho cây chanh dây
c) Kỹ thuật chăm sóc:
- Làm bồn: Để nâng cao hiệu quả bón phân và tưới nước cần phải làm bồn cho cây Chiều cao bồn 10 - 15 cm, kích thước bồn khi cây bước vào kinh doanh bờ bồn cách gốc khoảng 0,5 - 1 m
- Tưới nước, làm cỏ và tủ gốc: Cây chanh leo có bộ rễ ăn nông trên bề mặt, cần chú ý không để nước ngập úng trong mùa mưa nhưng phải đủ nước tưới trong mùa khô đặc biệt trong giai đoạn cây ra hoa; định kỳ tưới 2 lần/tuần vào mùa khô (nếu có điều kiện nên đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm nước) Làm cỏ chủ yếu dùng biện pháp thủ công, hạn chế tối đa việc làm đứt rễ, cây dễ nhiễm bệnh Tủ gốc giữ
❖ Giai đoạn kinh doanh (từ 7 tháng tuổi trở lên)
+ Lượng phân bón:
Ure: 1kg; super lân: 1,5kg; KCl: 1,6kg (tính cho 1 gốc/năm)
+ Cách bón:
Phân đạm và kali (bón khoảng 20 lần/năm), cứ 15 - 20 ngày bón 1 lần
Phân lân chia làm 3 lần bón, bón lấp xung quanh bồn
Ngoài ra, trong quá trình canh tác cần phun thêm các loại phân bón qua lá có chứa các trung, vi lượng như Ca, Mg, S, B, Mo, Fe,…nhằm thúc đẩy cây sinh trưởng phát triển, kích thích ra hoa đậu trái sau các lần thu họach
Trang 23- Cắt tỉa, tạo tán: Cây chanh leo sinh trưởng khỏe, phân cành nhiều, nhanh, cần cắt tỉa thường xuyên, đúng kỹ thuật để cây ra nhiều hoa Mục đích là tạo bộ khung chính mang các cành quả phân bố đều, khả năng tiếp nhận ánh sáng tốt, tập trung chất dinh dưỡng cho những cành cho quả phát triển đầy đủ và cân đối, hạn chế sâu bệnh và duy trì khả năng sinh trưởng, phát triển trong những năm tiếp theo
▪ Cành mọc quá dày, mọc lộn xộn chồng lên nhau
▪ Cành bị sâu bệnh gây hại làm chết khô
▪ Cành bị che lấp trở nên còi cọc không có khả năng ra hoa, quả
▪ Cành vượt sinh trưởng không bình thường, vươn dài ra
▪ Cành thui chột, cành đã cho quả vụ trước
▪ Các lá vàng, lá già và lá bị bệnh
▪ Lá ở các quả đã lớn, đã phình to Lá của những cành không cho quả
Khi cắt bỏ cần cắt sát những chỗ phân cành để giảm sự phát triển cành khác Vị trí cắt cách chỗ phân cành chính từ 10 - 15 cm Dụng cụ cắt tỉa cành phải sắc bén, cắt trong tán trước, sau đó mới ra ngoài tán; cành lớn cắt trước, cành bé cắt sau đảm bảo
sự phân bố đều của cành trên giàn Chú ý thu dọn lá, cành ra khỏi vườn, vệ sinh vườn sạch sẽ sau khi cắt tỉa
Hình 10 Cắt tỉa cho cây chanh dây
Trang 24- Phòng trừ sâu bệnh:
Một số đối tượng sâu bệnh hại phổ biến trên cây chanh leo như:
+ Rệp hại búp non và rệp hoa, nhện đỏ, và các loại côn trùng khác
+ Bệnh lở cổ rễ, thối gốc, bệnh khô thân do vi rút, bệnh hại quả do nấm
Chú trọng áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý cây
trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
d) Thu hoạch và bảo quản:
- Để đảm bảo chất lượng, phẩm chất quả và mang lại hiệu quả kinh tế cao cần thu hái sau khi 2/3 vỏ quả chuyển sang màu hồng hay tím hoặc để quả chín rụng tự nhiên
- Sau mỗi lần thu hoạch cần chú ý gom toàn bộ các loại quả bị thải loại do nấm bệnh và côn trùng gây hại tập trung về một vị trí để tiêu hủy, hạn chế khả năng
phát triển của sâu bệnh trên vườn
- Quả sau thu hoạch nên bảo quản nơi thoáng mát, tránh đổ đống quá dày và sớm vận chuyển về nơi sơ chế để đảm bảo chất lượng và phẩm chất
Hình 11 Chanh dây sau thu hoạch và đóng gói
4.2.2 Quy trình canh tác chuối:
4.2.2.1 Chuẩn bị đất trồng chuối:
Cây chuối phù hợp với nhiều loại đất, tốt nhất là đất có tầng mặt dày, tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm và thoát nước tốt Cây chuối sinh trưởng tốt ở những nơi ấm và ẩm, phân bố đều về lượng mưa trong năm 200 - 220 mm/tháng, nhiệt độ phù hợp 15 - 350C, độ pH đất khoảng 5-6
- Chọn đất: Đất tại khu vực thực hiện phương án có điều kiện sinh thái thích
hợp đối với cây chuối nuôi cấy mô
- Làm đất: Cày và bừa 2-3 lần đến độ sâu 0,5 m rồi cày lật thành từng luống
Chiều rộng mặt luống 2,5 m, rãnh rộng 0,5 m, sâu 0,3 - 0,5 m
- Mật độ, khoảng cách trồng: mật độ 1600-1700 cây/ha; Trồng giữa mặt luống,
khoảng cách cây 2 - 2,5 m
Trang 25Trồng cây: Cây giống chuối nuôi cấy mô có chiều cao 20 - 25 cm; Trồng cây
vào sáng sớm hoặc chiều mát Tưới đủ nước cho cây sau khi trồng
4.2.2.2 Phân bón:
Lượng phân bón lót cho một cây: Phân hữu cơ: 10 - 15kg; Phân lân Super: 0,3 - 0,5kg; Vôi bột: 0,3 - 0,5kg
4.2.2.3 Biện pháp kỹ thuật chăm sóc:
- Trồng dặm: Khi trồng dặm lấy cây tương đương trong vườn, không trồng
cây lớn hoặc bé hơn
- Làm cỏ: Hạn chế cỏ dại trong vườn trồng chuối, việc làm này quanh năm
trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây
- Tưới nước: Cần tưới thường xuyên, tưới đủ ẩm cho cây trong thời kỳ sau
trồng 1 tháng
- Bón thúc phân:
+ Lượng bón cho 1 cây: 3 - 5 kg NPK tổng hợp
+ Cách bón: Xới rãnh nông theo vòng tròn cách gốc 25 - 30 cm, rải phân, lấp đất và tưới giữ ẩm Sau khi mưa, có thể rải đều xung quanh gốc
+ Tủ đất bằng chất vô cơ như tấm plastic nhằm hạn chế cỏ dại
+ Che tủ đất bằng chất hữu cơ rơm rạ, thân cây đậu, lạc, bã mía…
- Đánh tỉa chồi:
Dùng dao cắt ngang hoặc dưới mặt đất Để tránh lây bệnh từ cây này sang cây kia, dụng cụ cần phải được khử trùng sau mỗi lần sử dụng bằng dung dịch formaldehit 10% trong 10 giây hoặc 5% trong 30 giây
Hình 12: Minh họa đánh tỉa chồi cho cây chuối
Trang 26- Cắt tỉa lá: Cắt bỏ tất cả những lá bị treo trên cây và cả những lá chỉ còn dưới 50% diện tích lá khỏe mạnh Nếu diện tích lá khỏe mạnh còn trên 50% thì không nên cắt bỏ mà chỉ cần làm vệ sinh; Dụng cụ cắt tỉa lá cũng cần được xử lý giống như dụng
cụ đánh tỉa chồi
- Ngắt hoa đực: Hoa đực thường được cắt bỏ ở vị trí khoảng 10 cm dưới nải quả cuối cùng Dùng dao sắc để cắt và phải được khử trùng giống như đối với cắt tỉa
lá và đánh tỉa chồi
Hình 13: Ngắt hoa đực cho cây chuối
- Bao buồng quả:
Buồng quả chuối thường được bao bởi túi nilon Loại túi bao buồng này có công dụng giữ cho quả bóng đẹp, khỏi bị sâu bệnh gây hại và thúc đẩy quả phát triển, nhất là trong điều kiện lạnh Bao buồng quả thường làm tăng kích thước quả và rút ngắn thời gian từ ra buồng đến thu hoạch
Buồng quả cần được bao sớm ngay sau khi quả bắt đầu cong lên Buộc chặt túi
ở phía trên và mở ở phía dưới, trông giống như là một cái ống tay áo Loại túi bao phổ biến nhất hiện nay màu xanh, có đục lỗ hoặc tận dụng các vỏ bao dứa cũ Bao buồng quả sẽ làm tăng giá trị thương phẩm và bắt buộc đối với chuối trồng xuất khẩu
Hình 14: Minh họa bao buồng quả
- Chống gió: