5.1. Xác định chỉ tiêu kế hoạch - Căn cứ vào nhu cầu thị trường. - Căn cứ vào vốn đầu tư.
- Căn cứ vào kỹ thuật và số lao động. - Căn cứ vào diện tích trang trại nuôi cá. 5.2. Phương pháp nuôi
- Nuôi chuyên là trong lồng chỉ nuôi duy nhất có một đối tượng cá chép hoặc cá trắm cỏ trên một lồng nuôi.
- Nuôi xen ghép là nuôi từ 2 đối tượng trở lên trong cùng một lồng. Cụ thể như nuôi trắm cỏ với cá chép hay với nhiều loài cá khác.
5.3. Chu kỳ nuôi
- Căn cứ vào mùa vụ sản xuất. - Cắn cứ vào nhu cầu thịt trường.
- Căn cứ vào nhu cầu con giống, kích cỡ thả giống. - Căn cứ vào trình độ kỹ thuật nuôi.
5.4. Dự toán kinh phí đầu tư
- Từ khi chuẩn bị lồng nuôi đến khi nuôi cá được 30- 60 ngày tuổi kinh phí đầu từ chiếm 18 – 23% trên tổng số tiền cần phải đầu tư.
- Từ 60 - 140 ngày tuổi kinh phí đầu từ chiếm 62 – 67% trên tổng số tiền cần phải đầu tư.
- Từ 141 – 180 ngày tuổi đến thu hoạch kinh phí đầu từ chiếm 15% trên tổng số tiền cần phải đầu tư.
5.5. Dự kiến sản phẩm thu được - Dự kiến số lượng cá giống cần thả - Dự kiến tỷ lệ cá sống
- Dự kiến khối lượng cá trung bình trong lồng - Dự kiến tổng khối lượng cá trong lồng 5.6. Tiến độ thực hiện kế hoạch
- Ngày 1 đến 7. Chuẩn bị lồng nuôi - Ngày 8. Thả cá giống
- Ngày 9 - 140. Cho ăn và quản lý - Ngày 141 – 180 thu hoạch cá
B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Các câu hỏi:
Câu hỏi 1: Nêu phương pháp xác định tỷ lệ sống?
Câu hỏi 2: Nêu phương pháp lập kế hoạch cho một vụ nuôi tiếp theo?
2. Các bài thực hành:
2.1. Bài tập thực hành số 6.5.1: Xác định tỷ lệ sống của cá nuôi.
2.2. Bài tập thực hành số 6.5.2: Lập bảng các khoản chi, thu để tính hiệu quả kinh tế trong một vụ nuôi.
C. Ghi nhớ:
Khi tính toán lợi nhuận vụ nuôi, cần tính đến tiền trượt giá khi nguồn chi không phai đi vay từ ngân hàng.
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí: Mô đun Thu hoạch và tiêu thụ cá là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề Nuôi cá chép, trắm cỏ trong lồng, được bố trí học sau các mô đun chuyên môn khác: Chuẩn bị lồng; Chọn và thả giống; Chăm sóc và quản lý; Phòng trị bệnh. Mô đun có phần lý thuyết để giới thiệu, phần nội dung thực hành và bài tập.
- Tính chất: Thu hoạch và tiêu thụ cá là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành về Xác định thời điểm thu hoạch; Thu hoạch và xử lý cá sau thu hoạch; Vận chuyển cá thương phẩm và Tính hiệu quả nuôi. Mô đun được giảng dạy và thực hành tại cơ sở dạy nghề, tại địa phương, các trang trại nuôi có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ thu hoạch, xử lý cá sau thu hoạch và vận chuyển cá.
II. Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Nêu được yêu cầu về chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá sau thu hoạch;
+ Trình bày được phương pháp thu hoạch, xử lý cá sau thu hoạch và vận chuyển cá đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Kỹ năng:
+ Xác định đúng thời điểm thu hoạch; + Chọn được nơi tiêu thụ cá;
+ Thực hiện được các thao tác thu hoạch, xử lý sau thu hoạch và vận chuyển cá đúng kỹ thuật;
+ Tính được kết quả của quá trình nuôi. - Thái độ:
Rèn luyện tính cẩn thận, tuân thủ qui định an toàn lao động và vệ sinh thực phẩm
III. Nội dung chính của mô đun:
Mã bài Tên bài Loại bài Địa điểm
Thời lượng Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra M6-01 Những hiểu biết chung về đảm bảo chất lượng Lý thuyết Lớp học; hội trường, phòng học 2 2
cá chép, trắm cỏ
chuyên môn M6-02 Xác định thời
điểm thu hoạch
Tích hợp Lớp học Cơ sở thực hành 8 2 6 M6-03 Thu hoạch và xử lý cá sau thu hoạch Tích hợp Lớp học Cơ sở thực hành 28 3 23 2 M6-04 Vận chuyển cá thương phẩm Tích hợp Lớp học Cơ sở thực hành 24 3 19 2 M6-05 Tính hiệu quả nuôi Tích hợp Lớp học Cơ sở thực hành 10 2 8 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Tổng cộng: 76 12 56 8 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành:
4.1. Bài 2: Xác định thời điểm thu hoạch
4.1.1. Bài thực hành số 6.2.1: Xác định cỡ cá chép, trắm cỏ trong lồng - Nguồn lực:
+ Chậu: 3 cái/ 1 nhóm 5 học viên + Túi lưới: 2 chiếc/1 nhóm 5 học viên + Vó: 1 tấm/ 1 nhóm 5 học viên
+ Cân loại 2- 5kg: 1 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
+ Chuẩn bị dụng cụ
+ Quan sát cá hoạt động trực tiếp dưới lồng + Tiến hành thu mẫu cá
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm
1 Chuẩn bị dụng cụ Chậu 3 cái; dùng để đựng cá khi thu cá từ lồng lên kiểm tra kích cỡ.
Túi lưới 2 chiếc; dùng để đựng cá khi cân mẫu xác định khối lượng cá.
Vợt 1 chiếc; dùng để thu mẫu cá từ lồng lên.
Cân loại 2- 5kg: 1 chiếc; dùng để cân mẫu cá.
2 Quan sát cá hoạt động trực tiếp dưới lồng
Quan sát cá hoạt động trực tiếp dưới lồng, để có thể ước lượng khối lượng có cá đạt kích cỡ thu hoạch hay không.
3 Tiến hành thu mẫu cá Thời điểm thu mẫu cá, sau 5-6 tháng nuôi; Thu mẫu bằng Vợt; số lượng cá từ 20 con trở lên.
4 Xác định kích cỡ cá Quan sát trực tiếp cá để ước lượng kích cỡ cá;
Cân mẫu để xác định chính xác từng cá thể mẫu cá;
Kết luận cỡ cá đạt hay không để tiến hành thu hoạch cá trong lồng.
4.1.2. Bài thực hành số 6.2.2: Tính khối lượng cá trong lồng - Nguồn lực:
+ Chậu: 3 cái/ 1 nhóm 5 học viên + Vó: 1 tấm/ 1 nhóm 5 học viên
+ Cân loại 2- 5kg: 1 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Giấy, bút, máy tính tay.
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
+ Chuẩn bị dụng cụ
+ Tính khối lượng trung bình 1 cơ thể cá + Tính tổng thể khối lượng cá trong lồng. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm
1 Chuẩn bị dụng cụ Chậu 3 cái; dùng để đựng cá khi thu cá từ lồng lên kiểm tra số lượng cá, khối lượng cá trung bình từng cá thể.
Vợt 1 chiếc; dùng để thu mẫu cá từ lồng lên. Cân loại 2- 5kg: 1 chiếc; dùng để cân mẫu cá để tính khối lượng tổng thể cá trong lồng. 2 Tính số lượng cá trong
lồng
Xác định số lượng cá trong lồng thông qua nhật ký nuôi hàng ngày.
Thu mẫu cá điểm để tính tổng số lượng cá / diện tích lồng nuôi.
3 Tính khối lượng trung bình 1 cơ thể cá
Thời điểm thu mẫu cá, sau 5 - 6 tháng nuôi; Thu mẫu bằng Vợt; số lượng cá từ 20 con trở lên.
Tính khối lượng cá trung bình/ 1 cơ thể cá thông qua cân mẫu cá thu trong lồng.
4 Tính tổng thể khối lượng cá trong lồng.
Tính toán khối lượng cá trong lồng nuôi để có kế hoạch thu hoạch và tiêu thụ.
4.2. Bài 3: Thu hoạch và xử lý cá sau thu hoạch
4.2.1. Bài thực hành số 6.3.1. Thu hoạch cá thương phẩm trong lồng - Nguồn lực:
+ Vượt: 01 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Chậu: 02 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Sọt: 01 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Túi lưới: 01 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Cân: 02 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Máy sục khí: 01 cái
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
+ Chuẩn bị dụng cụ + Thu neo
+ Mở nắp lồng, kéo lưới lồng và bắt cá + Thu cá trong lồng.
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm
1 Chuẩn bị dụng cụ Chậu, sọt, túi lưới; dùng để đựng, vận chuyển cá từ lồng lên bờ.
Vợt; dùng để thu mẫu cá từ lồng lên.
Cân loại 5 - 30kg: 1 chiếc; dùng để cân mẫu cá.
Cân loại 50- 100kg: 1 chiếc; dùng để cân toàn bộ khối lượng cá thu hoạch.
2 Thu neo Thu neo để thuận tiện cho việc kéo lưới lồng thu hoạch cá được hiệu quả.
3 Mở nắp lồng, kéo lưới lồng và bắt cá
Thực hiện mở nắp lồng bắt cá hay có thể kéo lưới lồng để cho cá về 1 phía của lồng
Chuyển cá vào túi lưới đặt vào chậu cân xác định khối lượng cho cá vào thuyền vận chuyển lên bờ.
4 Thu cá trong lồng Thực hiện bắt cá trong lồng 4.3. Bài 4: Vận chuyển cá thương phẩm
4.3.1. Bài thực hành số 6.4.1. Phân loại cá. - Nguồn lực:
+ Xô, chậu: 02 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Vợt: 01 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Túi lưới: 01 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Cân: 01 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên
+ Máy tính tay: 01 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên.
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
+ Cân mẫu từng loại
+ Nhặt riêng từng loại để riêng. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm
1 Chuẩn bị dụng cụ Xô, chậu 2 chiếc; dùng để đựng, trong quá trình phân loại.
Vợt 1 chiếc; dùng để vớt cá.
Túi lưới 1 chiếc; dùng để đựng cá cân mẫu. Cân loại 5 kg: 1 chiếc; dùng để cân mẫu cá. 2 Cân mẫu từng loại Chọn loại có kích cỡ lớn nhất, cân và đối
chiếu với tiêu chiểu kích cỡ loại I hoặc loại II.
3 Nhặt riêng từng loại để riêng
Nhặt từng loại để riêng thông qua mẫu chuẩn đã cân ở trên (so mẫu).
4.3.2. Bài thực hành số 6.4.2: Đưa cá vào thùng vận chuyển. - Nguồn lực:
+ Cá rô thương phẩm: 30kg / 1 nhóm 5 học viên + Đá lạnh: 10kg/ 1 nhóm 5 học viên
+ Túi nilon, lồ: 3 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Thùng xốp: 2 thùng/ 1 nhóm 5 học viên + Cân: 01 cái/ 1 nhóm 5 học viên
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
+ Chuẩn bị dụng cụ + Giảm nhiệt độ nước + Chọn mật độ vận chuyển. + Cân cá, đưa vào lồ.
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm
1 Chuẩn bị dụng cụ Túi nilon, lồ, thùng xốp; dùng để chứa cá vận chuyển.
Cân loại 50kg: 1 chiếc; dùng để cân khối lượng cá.
2 Giảm nhiệt độ nước Cho nước đá lạnh để giảm nhiệt độ.
Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi giảm và sau khi giảm, để nhiệt độ nước đúng tiêu chuẩn.
3 Chọn mật độ vận chuyển Chọn được mật độ phù hợp với vận chuyển hở cá chép, trắm cỏ thương phẩm.
4 Cân cá, đưa vào lồ Cân cá theo đúng mật độ(trọng lượng) và đưa cá vào đảm bảo khỏe mạnh.
4.2.2. Bài thực hành số 6.4.2: Lắp đặt hệ thống sục khí và cố định thùng vận chuyển.
- Nguồn lực:
+ Lồ: 1 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên
+ Bình sục khí oxy: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên + Ống dây dẫn oxy: 10m/ 1 nhóm 5 học viên + Đá bọt: 20 cái/ 1 nhóm 5 học viên
+ Dây buộc
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
+ Chuẩn bị dụng cụ
+ Lắp dây dẫn, đá bọt và máy sục khí + Cố định bằng dây buộc.
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm
1 Chuẩn bị dụng cụ Bình sục khí oxy; dùng để cấp oxy vào lồ. Ống dây dẫn oxy, đá bọt; dùng để dẫn, sục oxy vào lồ.
Dây buộc 2 Lắp dây dẫn, đá bọt
và máy sục khí
Lắp đá bọt vào ống dây dẫn và chuyển vào đủ số lượng theo tiêu chuẩn.
3 Cố định bằng dây buộc
Buộc dây đảm bảo chắc chắn trong quá trình vận chuyển
4.4. Bài 5: Tính hiệu quả nuôi
4.4.1. Bài tập thực hành số 6.5.1: Xác định tỷ lệ sống của cá nuôi. - Nguồn lực:
+ Giấy: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên + Bút: 5 cái/ 1 nhóm 5 học viên
+ Máy tính tay: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
+ Chuẩn bị dụng cụ
+ Xác định số lượng cá thả ban đầu + Xác định số lượng cá thu hoạch được + Tính tỷ lệ cá sống sau chu kỳ nuôi. - Thời gian hoàn thành: 3 giờ.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm
1 Chuẩn bị dụng cụ Giấy, bút, máy tính tay. 2 Xác định số lượng cá thả
ban đầu.
Xác định số lượng cá thả ban đầu thông qua nhật ký thả cá giống.
3 Xác định số lượng cá thu hoạch được
Xác định số lượng cá thu hoạch được thông qua các đợt thu hoạch cá mang đi tiêu thụ.
4 Tính tỷ lệ cá sống sau chu kỳ nuôi.
Tính tỷ lệ cá sống sau chu kỳ nuôi, thông qua số liệu cá thu hoạch và cá thả (tính theo công thức ở trên)
2.2. Bài tập thực hành số 6.5.2: Lập bảng các khoản chi, thu để tính hiệu quả kinh tế trong một vụ nuôi.
- Mục tiêu:
Thực hiện lập bảng được các khoản chi, thu để tính hiệu quả kinh tế trong một vụ nuôi.
- Nguồn lực:
+ Giấy: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên + Bút: 5 cái/ 1 nhóm 5 học viên
+ Máy tính tay: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
+ Chuẩn bị dụng cụ
+ Xác định các nguồn chi và qui đổi thành tiền + Xác định các nguồn thu và qui đổi thành tiền. + Tính lợi nhuận.
- Thời gian hoàn thành: 3 giờ.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: