4.1. Giảm nhiệt độ nước vận chuyển
Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của cá trong khi vận chuyển, vì thế việc giảm nhiệt độ nước trong các dụng cụ chứa cá là một yêu cầu cần thiết khi vận chuyển.
Nếu nhiệt độ quá cao quá trình hô hấp của cá tăng, trao đổi chất của cá tăng, oxy cung cấp nhiều, quá trình thải phân cá tăng dẫn đến thời gian vận chuyển ngắn và cá dễ bị yếu hoặc chết.
Nếu nhiệt độ nước thấp thì ngược lại, hiệu quả vận chuyển tăng cao. Thông thường nhiệt độ nước vận chuyển tốt nhất từ 22- 26o
C.
Để giảm nhiệt độ nước chứa cá khi vận chuyển có thể sử dụng các phương pháp sau.
- Giảm nhiệt độ bằng nước đá:
+ Bước 1: Kiểm tra nhiệt độ nước cần giảm, nếu nhiệt độ nước trên 26oC thì tiến hành giảm nhiệt độ nước. Nước cần giảm nhiệt độ là nước phục vụ cho quá trình vận chuyển cá.
+ Bước 2: Lấy đá lạnh, sạch cho vào nước vận chuyển từ từ.
+ Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ nước sau khi cho đá lạnh vào, khi nào nhiệt độ giảm xuống từ 22- 26o
C là đạt yêu cầu. - Giảm nhiệt độ bằng nước đá và mùn cưa:
Mùn cưa có tác dụng giữ cho nước đá chậm tan, tỷ lệ nước đá và mùn cưa là 1:1, cụ thể 8kg nước đá, 8 kg mùn cưa cho một túi cá hoặc một can nhựa (khoảng 30 lít nước). Cách này sẽ giảm nhiệt độ từ 36oC xuống 26o
C trong thời gian 30 giờ.
- Giảm nhiệt độ bằng bèo tây, rong hoặc bẹ chuối:
Dùng bèo tây, rong hoặc bẹ chuối nhúng nước rải đều kín mặt túi và xung quanh túi. Khi bèo, rong, bẹ chuối ráo nước thì chúng ta phải tiếp tục tưới nước riêng đối với bẹ chuối thì 30 phút tưới nước một lần, cách làm này giảm được 1-2o
C. Khối lượng cá vận chuyển (kg) Mật độ cá TB (kg/m3) Thể tích nước trong dụng cụ vận chuyển (m3) X =
- Mặt khác để giảm nhiệt độ trong quá trình vận chuyển cá nên vận chuyển vào những thời điểm mát trời: sáng sớm hoặc chiều tối.
Nếu vận chuyển với số lượng lớn và quảng đường vận chuyển dài nên sử dụng xe lạnh để vận chuyển, đảm bảo an toàn cho cá trong quá trình vận chuyển.
4.2. Đưa cá vào thùng (lồ)
- Cá được đưa vào lồ vận chuyển cần thực hiện như sau:
+ Cho nước đã được giảm nhiệt độ vào lồ theo tỷ lệ nước từ 1/2-2/3 thùng tùy theo quãng đường vận chuyển.
+ Đưa cá vào lồ theo mật độ đã chọn ở trên.
- Cá sau khi vào lồ đảm bảo khỏe mạnh đúng mật độ và khối lượng cá đã xác định.
4.3. Lắp hệ thống sục khí
- Để việc vận chuyển bằng lồ đạt hiểu quả cũng như tăng năng suất vận chuyển, nên việc lắp sục khí trong quá trình vận chuyển là cần thiết và rất quan trọng.
- Thực hiện lắp sục khí vào thùng chứa cá như sau: + Chuẩn bị máy sục khí, dây dẫn, đá bọt
+ Máy sục khí chạy bằng điện ắc quy hoặc máy phát nên cần lắp đặt hệ thống điện trên phương tiện vận chuyển trước.
+ Lắp hệ thống dân dẫn, đá bọt: đảm bảo 4- 6 đá bọt/lồ. + Bố trí dây sục khí đều trong lồ.
+ Vận hành máy sục khí. 4.4. Cố định dụng cụ
- Buộc dây cố định lồ vào phương tiện vận chuyển. - Kiểm tra độ chắc chắn của dây.
- Kiểm tra mức độ an toàn của lồ. - Dán nhãn, đóng gói sản phẩm. - Vận chuyển cá.