Đánh giá hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun thu hoạch và tiêu thụ cá nghê nuôi cá lồng bè nước ngọt (Trang 46 - 47)

Để đánh giá hiệu quả kinh tế: ta phải tính toán được chi phí sản xuất của một vụ nuôi (gồm có: con giống, thức ăn, hoá chất, thuốc xử lý, lương trả công nhân, lương cán bộ kỹ thuật, tiền thuê đất), sau khi thu hoạch tính được tổng doanh thu của lồng nuôi sau 1 vụ. Từ đó, ta tính được hiệu quả kinh tế (hay lợi nhuận thu được sau 1 vụ nuôi/lồng).

4.1. Lập bảng thống kê các khoản thu, chi

- Tổng chi: việc xác định chính xác các chi phí về con giống, chi phí thức ăn, chi phí tiền lương cho công nhân, chi phí năng lượng, chi phí nhiên liệu và các chi phí khác (thuốc và hoá chất xử lý trong quá trình nuôi), sẽ giúp người nuôi tính toán tổng chi phí cho toàn bộ vụ nuôi một cách chính xác.

Tổng chi phí phục vụ cho một vụ nuôi cá thương phẩm chính là tổng các chi phí mà người nuôi bỏ ra trong suốt quá trình nuôi.

- Tổng thu: được xác định thông qua tổng số tiền thu được từ việc bán sản phẩm cá thương phẩm.

FCR =

Thức ăn sử dụng (kg) Khối lượng gia tăng (kg)

4.2. Xác định hiệu quả

Tính toán lợi nhuận được thể hiện qua bảng: Kết quả sản xuất/01vụ/01m3 lồng. STT CHỈ TIÊU THÀNH TIỀN I TỔNG DOANH THU - Cá thương phẩm: + Cá thu tỉa + Cá thu toàn bộ II CHI PHÍ

- Chi phí con giống - Chi phí thức ăn - Chi phí nhân công - Chi phí năng lượng - Chi phí nhiên liệu

- Chi phí vật dụng mau hỏng rẻ tiền - Các chi phí khác

III LỢI NHUẬN [ I – II ]

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun thu hoạch và tiêu thụ cá nghê nuôi cá lồng bè nước ngọt (Trang 46 - 47)