3.1. Yếu tố ảnh hưởng đến mật độ vận chuyển
- Tình trạng sức khỏe của cá khi vận chuyển: là một trong những yếu tố quyết định đến mật độ vận chuyển.
- Phương tiện và dụng cụ vận chuyển: nếu có dụng cụ, phương tiện tốt sẽ cho phép vận chuyển với mật độ tối đa
- Thời gian và quãng đường vận chuyển: thời gian và quãng đường vận chuyển cho phép có thể vận chuyển với mật độ cao hoặc thấp
- Đối tượng cá, cỡ cá vận chuyển: cỡ cá càng lớn mật độ vận chuyển nhỏ và ngược lại.
- Các yếu tố môi trường trong quá trình vận chuyển (nhiệt độ nước, hàm lượng ô xy hòa tan, pH...
3.2. Chọn mật độ vận chuyển
- Mật độ cá vận chuyển được tính bằng khối lượng cá/ đơn vị thể tích nước (kg/m3).
- Thông thường hiện nay mật độ vận chuyển cá chép, trắm cỏ thương phẩm dao động từ 120 - 160kg/1m3
nước, đối với vận chuyển hở bằng ô tô có cung cấp oxy bằng hệ thống sục khí.
- Mật độ này có thể thay đổi tùy theo thời gian, quãng đường vận chuyển, kích cỡ cá.
3.3. Xác định thể tích nước
- Thể tích nước phục vụ vận chuyển thường chiếm 1/2-2/3 thể tích dụng cụ vận chuyển.
- Thể tích này có thể thay đổi tùy theo hình thức vận chuyển, kích cỡ cá vận chuyển cũng như khả năng cung cấp oxy trong quá trình vận chuyển.
- Xác định thể tích nước vận chuyển thông qua xác định thể tích dụng cụ vận chuyển.
- Thực hiện xác định thể tích nước trong lồ vận chuyển hở như sau: + Bước 1: Đo chiều dài của lồ bằng thước dây (đơn vị tính là m). + Bước 2: Đo chiều rộng của lồ bằng thước dây (đơn vị tính là m). + Bước 3: Đo chiều cao của lồ bằng thước dây (đơn vị tính là m).
+ Bước 4: Tính thể tích lồ = chiều dài x chiều rông x chiều cao (đơn vị tính m3)
Ví dụ: lồ tính được thể tích là 1,5m3, thể tích nước cần cho vào lồ là 2/3. Vậy thể tích nước trong lồ = 1,5 x 2/3 = 1,0m3
. 3.4. Xác định khối lượng cá