1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12, TP. HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 1997 CHO ĐẾN NAY

70 238 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 774,2 KB

Nội dung

Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng tranh chấp đất đai, nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai, góp phần hoàn thiện tốt việc quản lý nhà nước về đất đai nhằm đem lại s

Trang 1

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI&BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA

BÀN QUẬN 12, TP HỒ CHÍ MINH

TỪ NĂM 1997 CHO ĐẾN NAY

Trang 2

2009-NGÀNH QUẢN LÍ ĐẤT ĐAI

NGUYỄN KIM HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA

BÀN QUẬN 12, TP HỒ CHÍ MINH

TỪ NĂM 1997 CHO ĐẾN NAY

Giáo viên hướng dẫn: ThS Ngô Minh Thuỵ

(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)

(Ký tên: ………)

-Tháng 8 năm

Trang 3

2009-LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài báo cáo là sự kết hợp giữa phần lý thuyết, phần thực hành lẫn kinh nghiệm thực tế trong suốt quá trình học tập ở trường và thời gian thực tập ở phòng Tài Nguyên và Môi Trường Quận 12, Tp Hồ Chí Minh

Có được kiến thức tương đối đầy đủ như ngày hôm nay đó là nhờ sự giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh Đồng thời cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, chú, anh, chị ở Phòng Tài Nguyên và Môi Trường quận 12 đã giúp đỡ em làm quen thực tế qua đó làm sáng tỏ phần lý thuyết đã học được ở trường

Để có được kết quả như ngày hôm nay, đầu tiên em xin chân thành biết ơn

cha mẹ và những người thân trong gia đình, người đã nuôi dưỡng và dìu dắt em khôn

lớn như ngày hôm nay

Với tất cả lòng chân thành, em xin gởi lời cảm ơn đến Phòng Tài Nguyên và

Môi Trường quận 12 đ ã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt 4 tháng thực tập Đặc biệt là sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong tổ lưu trữ và tổ thụ lý đã nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến anh

Võ Minh Tân cùng anh Nguyễn Tiến Đạt, người hướng dẫn cho em trong suốt quá

trình thực tập ở cơ quan

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh và quý thầy cô trong khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản đã tận tình

giảng dạy cho em trong suốt 4 năm qua Đặc biệt là thầy Ngô Minh Thụy đã hướng

dẫn nhiệt tình trong suốt thời gian em đi thực tập và giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này

Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè đã đóng góp ý kiến và giúp đỡ tôi trong

suốt thời gian qua

Sau cùng em xin gởi lời chúc sức khoẻ các cô chú, anh chị trong phòng Tài Nguyên và Môi Trường quận 12, Tp Hồ Chí Minh và toàn thể quý thầy cô Khoa Quản

Trang 4

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 5

DANH SÁCH CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1: Diện tích đất tự nhiên phân theo đơn vị hành chính

Bảng 2: Tổng hợp các chỉ tiêu về cơ sở vật chất ngành giáo dục

Bảng 3: Bản đồ địa chính các phường phân theo Tỷ lệ đo vẽ

Bảng 4: Tình hình cấp giấy qua các năm

Bảng 6: Cơ cấu sử dụng 03 loại đất chính năm 2008

Bảng 7: Cơ cấu sử dụng nhóm đất nông nghiệp năm 2008

Bảng 8: Cơ cấu sử dụng nhóm đất phi nông nghiệp năm 2008

Bảng 9: Cơ cấu sử dụng và quản lý đất đai

Bảng 10: Cơ cấu sử dụng đất theo đối tượng được giao sử dụng năm 2008

Bảng 11: Cơ cấu sử dụng đất theo đối tượng quản lý năm 2008

Bảng12: Lượng đơn tranh chấp của từng phường qua các năm trên địa bàn quận Bảng 13: Các dạng tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân

dân quận 12

Bảng 14: Lượng đơn tranh chấp của từng phường qua các năm trên địa bàn quận Bảng 15: Các dạng tranh chấp đất đai

Bảng16: Kết quả hòa giải ở cơ sở qua các năm

Bảng 17: Kết quả hòa giải ở cơ sở tại các phường giai đoạn 1997-2003

Bảng 18: Số lượng đơn hòa giải không thành chuyển lên cơ quan có thẩm quyền giải

quyết

Bảng 19: Số lượng đơn tranh chấp về quận qua các năm

Bảng 20: Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai ở cấp quận giai đoạn 1997-2003

Bảng 21: Kết quả hòa giải ở cơ sở qua các năm

Bảng 22: Kết quả hòa giải ở cơ sở tại các phường giai đoạn 2004 - 2008

Bảng 23: Số lượng đơn hòa giải không thành chuyển lên cơ quan có thẩm quyền giải

quyết

Bảng 24:Kết quả hòa giải ở cở sở qua hai giai đoạn

Bảng 25: Số lượng đơn tranh chấp về quận qua các năm

Bảng 26: Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai ở cấp quận giai đoạn 2004-2008

Trang 6

DANH SÁCH CÁC MỤC BIỂU ĐỒ-SƠ ĐỒ

Biểu đồ 1: Tình hình phát triển kinh tế quận 12

Biểu đồ 2 : Cơ cấu sử dụng đất quận 12 năm 2008

Biểu đồ 3: Lượng đơn TCĐĐ giai đoạn 1997-2003

Biểu đồ 4: tỷ lệ các dạng TCĐĐ giai đoạn 1997-2003

Biểu đồ 5: Tình hình giải quyết hồ sơ TCĐĐ giai đoạn 1997-2003

Biểu đồ 6: Lượng đơn hòa giải không thành chuyển cơ quan khác

Biểu đồ 7: Lượng đơn tranh chấp ở cấp quận giai đoạn 1997-2003

Biểu đồ 8: Hình thức giải quyết hồ sơ TCĐĐ giai đoạn 1997-2003

Biểu đồ 9: Lượng đơn tranh chấp đất đai giai đoạn 2004-2008

Biểu đồ 10: Các dạng tranh chấp đất đai giai đoạn 2004-2008

Biểu đồ 11: Tình hình hòa giải ở cơ sở giai đoạn 2004-2008

Biểu đồ 12: Đơn hòa giải không thành chuyển cơ quan khác

Biểu đồ 13: Lượng đơn tranh chấp cấp quận giai đoạn 2004-2008

Sơ đồ 1: Quy trình hòa giải tranh chấp đất đai cấp cơ sở

Sơ đồ 2: Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân quận

Sơ đồ 3: Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai của Uỷ ban nhân dân quận 12

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN ii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii

DANH SÁCH CÁC BẢNG SỐ LIỆU iv

DANH SÁCH CÁC MỤC BIỂU ĐỒ-SƠ ĐỒ v

MỤC LỤC vi

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 3

I.1.1 Cơ sở khoa học 3

I.1.2 Cơ sở pháp lý 13

I.1.3 Cơ sở thực tiễn 14

I.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu 20

I.2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên 20

I.2.2 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường 22

I.3 Nội dung, phương pháp 23

I.3.1 Nội dung nghiên cứu 23

I.3.2 Phương pháp nghiên cứu 23

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25

II.1 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 25

II.1.1.Tăng trưởng kinh tế 25

II.1.2.Thực trạng phát triển các ngành 25

II.1.3 Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 26

II.1.4 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 28

II.2 Tình hình quản lý đất đai 29

II.2.1 Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất 29

Trang 8

II.2.2 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 29

II.2.3 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất 30

II.2.4 Công tác đăng ký QSDĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở - QSDĐ ở 31

II.2.5 Quản lý và giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 31

II.2.6 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai .32

II.2.7 Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai 32

II.3 Hiện trạng sử dụng đất quận 12 32

II.3.1 Cơ cấu sử dụng đất 32

II.3.2 Tình hình biến động đất đai 36

II.4 Đánh giá tình hình tranh chấp đất đai giai đoạn 1997-2003 và 2004-2008 37 II.4.1 Tình hình TCĐĐ giai đoạn 1997-2003 37

II.4.2 Các dạng tranh chấp đất đai giai đoạn 1997-2003 39

II.4.3 Tình hình TCĐĐ giai đoạn 2004-2008 40

II.4.4 Các dạng tranh chấp đất đai giai đoạn 2004-2008 43

II.4.5 Tình hình giải quyết TCĐĐ giai đoạn 1997-2003 và 2004-2008 44

II.4.6 Tình hình tranh chấp đất đai từ đầu năm 2009 đến nay 52

II.5 Thực tế giải quyết một số trường hợp cụ thể các dạng TCĐĐ chủ yếu trên địa bàn 53

II.5.1 Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất 53

II.5.2 Tranh chấp việc đòi lại đất 55

II.6 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình giải quyết TCĐĐ 57

II.7 Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác giải quyết TCĐĐ 58

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60

KẾT LUẬN 60

KIẾN NGHỊ 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý”

“Tranh chấp đất đai là sự tranh giành về quyền quản lý, quyền sử dụng về một khu đất cụ thể mà mỗi bên đều cho rằng mình phải được quyền đó là đúng pháp luật

Vì vậy, họ không thể cùng nhau giải quyết mà phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền

giải quyết”

“ Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hay cán bộ, công chức theo thủ tục của luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình”

Từ đó ta thấy được tranh chấp là một trong những nội dung quản lý của nhà nước về đất đai, có vai trò vô cùng quan trọng ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, và

cụ thể hơn ta sẽ tìm hiểu ở quận 12 Quận 12 tuy mới được thành lập vào năm 1997 do tách ra từ huyện Hóc Môn (gồm: quận 12 hiện nay và huyện Hóc Môn) nhưng với diện tích khá lớn, dân số đông Trong những năm qua, do quá trình đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích xây dựng khu công nghiệp, các công trình, cụm công trình cao tầng chủ yếu tập trung dọc hai bên các trục lớn, nhất là phía Tây rạch Bến Cát,… ngày càng tăng nên đất đai ngày càng có giá trị hơn dẫn đến tình trạng tranh chấp đất đai ngày càng đa dạng và phức tạp khó giải quyết Hơn nữa công tác giải quyết tranh chấp đất đai còn nhiều hạn chế, tình trạng khiếu kiện vẫn còn nhiều gây ảnh hưởng trực tiếp đến công ăn việc làm của người dân Do đó vấn đề tranh chấp đất đai cần phải giải quyết triệt để, chính xác, hiệu quả để tạo ổn định cho xã hội tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh trật tự, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất để họ yên tâm sản xuất kinh doanh, và tạo nền tảng cho quận phát triển nhanh chóng và bền vững Tuy nhiên mấy năm gần đây tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn có xu hướng giảm dần, do phần lớn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên đa số đã chuyển sang toà giải quyết nhưng thực tế cũng không kém phần gay gắt, phức tạp Chính quyền địa phương đã triển khai giải quyết nhưng vẫn còn một số tồn động nhất định

Để đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp, vấn đề cần tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai, tìm ra những biện pháp nhằm giảm bớt và nâng cao hiệu quả trong giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn quận là cần thiết và cấp bách

Trang 10

Từ những vấn đề trên tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh từ năm

1997 cho đến nay”

Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng tranh chấp đất đai, các dạng tranh chấp đất đai cũng như các vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai

- Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá tìm ra những thuận lợi, khó khăn vướng

mắt trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai

Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng tranh chấp đất đai, nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai, góp phần hoàn thiện tốt việc quản lý nhà nước

về đất đai nhằm đem lại sự ổn định cho xã hội

Đối tượng nghiên cứu

- Các dạng tranh chấp đất đai giữa cá nhân, hộ gia đình với nhau thuộc thẩm

quyền giải quyết của UBND quận

- Hồ sơ tranh chấp đất đai trên địa bàn quận

- Các quy định pháp luật về đất đai, các chủ trương chính sách của Đảng và

nhà nước trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn qua các thời kỳ

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ đi sâu vào nghiên cứu các dạng tranh chấp trên địa bàn thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND quận từ năm 1997 đến nay và tiến hành tham gia giải quyết một số hồ sơ tranh chấp đất đai mà UBND quận 12 nhận thụ lý từ năm 2008 đến nay Do thời gian cũng như khuôn khổ của một luận văn, đề tài xin đánh giá tổng quát thành 2 giai đoạn: từ năm 1997 đến năm 2003 và giai đoạn từ năm 2003 đến năm

2008

Ý nghĩa của việc thực hiện đề tài

Giúp ta hiểu biết sâu sắc hơn những kiến thức về pháp luật đất đai và thực

trạng tranh chấp đất đai hiện nay Qua đó, biết cách vận dụng những kiến thức đã học

áp dụng vào thực tiễn công tác giải quyết tranh chấp đất đai và rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân qua tiếp xúc với thực tế

Nhờ đó ta nhận ra được những ưu điểm và hạn chế trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn trong thời gian thực tập Từ đó, phát huy những mặt tích cực và khắc phục những mặt hạn chế để công tác giải quyết tranh chấp đất đai ở địa phương ngày càng hoàn thiện hơn

Trang 11

PHẦN I:

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai và thanh tra

về đất đai là những vấn đề có liên quan với nhau Muốn giải quyết tốt các vụ tranh chấp, khiếu nại tố cáo thì phải thông qua thanh tra mà tìm ra nguyên nhân, chứng cứ

để có cơ sở khẳng định ai đúng ai sai và xử lý theo đúng pháp luật

I.1.1 Cơ sở khoa học

I.1.1.1 Một số khái niệm

b Giải quyết tranh chấp đất đai:

Việc giải quyết tranh chấp đất đai là việc tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tổ chức Trên cơ sở đó, phục hồi các quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm, đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật

* Ưu, khuyết điểm của tranh chấp đất đai:

Ưu điểm: Tranh chấp đất đai cũng có mặt tích cực của nó Khi xảy ra nhiều thì

cũng có nghĩa là chính sách đất đai hiện hành đang bộc lộ nhiều quan điểm không còn phù hợp với thực tiễn, cần phải nghiên cứu sửa đổi Mặt khác, khi tranh chấp đất đai mới xuất hiện thì nó thể hiện được sự vận động của nền kinh tế xã hội đang phát triển

đòi hỏi những cơ sở pháp lý phải vận động và phát triển theo

Khuyết điểm: Tranh chấp đất đai không những làm ảnh hưởng trực tiếp đến

các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước Ngoài ra, khi tranh chấp đất đai xảy ra sẽ tác động không tốt đến tâm lý các bên tranh chấp gây nên tình trạng mất ổn định, bất đồng trong nội bộ nhân dân, làm cho những quy định của luật đất đai cũng như đường lối chính sách của nhà nước không được thực hiện một cách triệt để

Trang 12

c Khiếu nại đất đai:

Theo Luật Khiếu Nại Tố Cáo ngày 02/12/1998 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu Nại Tố cáo ban hành ngày 1/6/2004 cho rằng “ khiếu nại là việc công dân, cơ quan tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do luật này quy định đề nghị cơ quan tổ chức có thẩm quyền quyết định hành chính, hành vi hoặc quyết định

kỹ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình”

d Thanh tra đất đai:

Thanh tra đất đai là sự xem xét, kiểm soát, kiểm tra thường xuyên, định kỳ nhằm rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết để kiến nghị với cơ quan nhà nước nhằm khắc phục những nhược điểm, thiếu sót, phát huy ưu điểm, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai

e Quyết định hành chính:

Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính

f Hành vi hành chính:

- Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người

có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật

g Quyết định kỷ luật:

-Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh báo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức thuộc quyền

quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức

I.1.1.2 Ý nghĩa trong giải quyết tranh chấp đất đai:

-Là một trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai, giải quyết các bất đồng, mâu thuẩn giữa các chủ thể sử dụng trên cơ sở các quy định của pháp luật đất đai, nhằm phục hồi những quyền và lợi ích của người sử dụng đất bị xâm hại, đồng thời xử lý những hành vi vi phạm luật đất đai (nếu có) Từ đó làm họ tin tưởng và thực hiện đúng chính sách của Đảng, Pháp Luật của nhà nước về đất đai

-Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều nông sản, đảm bảo lương thực quốc gia nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Trang 13

-Ổn định trật tự an ninh xã hội, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần khắc phục một số sai sót của Đảng, nhà nước ở từng địa phương

I.1.1.3 Các chủ trương, biện pháp trong giải quyết tranh chấp đất đai

- Tranh chấp đất đai là vấn đề phức tạp nên không chủ trương đặt ra đồng loạt

để giải quyết mà phải phân tích kỹ điều kiện, hoàn cảnh của từng trường hợp cụ thể mà xem xét, giải quyết thấu tình đạt lý

- Những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân phải được giải quyết ngay từ cơ sở

hạ tầng bằng biện pháp công khai, dân chủ làm cho nông dân thực sự là người quyết định trong từng quan hệ đất đai cụ thể theo pháp luật

- Mối quan hệ giữa các nông dân với tổ chức kinh tế quốc doanh phải được giải quyết công bằng, hợp lý và phù hợp với chủ trương đổi mới trong quản lý kinh tế nông nghiệp hiện nay

- Những hành động cố tình vi phạm pháp luật đất đai, tư lợi cửa quyền bao chiếm ruộng đất trái phép phải xử lý nghiêm minh

- Những sai lầm trước đây phải được khắc phục có hiệu quả nhưng không vì thế mà xóa bỏ thành quả trong phát triển sản xuất và cải tạo xã hội chủ nghĩa đã đạt được phải cân nhắc từng trường hợp cụ thể sai khâu nào, thời điểm nào thì sửa đúng khâu đó, thời điểm đó không để kẻ xấu lợi dụng nhân cơ hội này đòi lại ruộng đất đã được điều chỉnh đúng đắn trước đây

Quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân có điều kiện tiến hành khai hoang, mở rộng diện tích canh tác (ở những nơi có điều kiện) đi đôi với việc thực hiện phân bố lại dân cư, hình thành các vùng dân cư mới, khảo sát, xúc tiến quy hoạch lại các khu dân cư Nghiêm cấm việc xây cất nhà trái phép không đúng với quy hoạch, hạn chế tối đa việc lấy đất sản xuất nông nghiệp dùng vào mục đích khác

Cũng cố tổ chức thực hiện công tác tiếp dân, tăng cường bố trí cán bộ chuyên trách để giúp thủ trưởng xem xét giải quyết kịp thời các trường hợp tranh chấp đất đai, không được để tồn động các vụ tranh chấp đất đai kéo dài

a Hòa giải tranh chấp đất đai:

Theo Điều 135 Luật Đất Đai Năm 2003 và Điều 159 Nghị Định 181:

Khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải cơ sở

Nếu không tự hòa giải được thì gởi đơn đến UBND Xã, Phường, Thị Trấn nơi

có đất tranh chấp

Thời hạn hòa giải là 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn

Trang 14

Thành phần hòa giải gồm: Chủ Tịch hoặc Phó Chủ Tịch UBND, đại diện, Mặt Trận Tổ Quốc, đại diện Các Đoàn Thể, Cán Bộ Địa Chính, Cán Bộ Tư Pháp, người am hiểu về đất đai tại địa phương

Hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản Biên bản phải ghi đầy đủ họ tên, chức vụ các thành viên tham gia hòa giải và cả xác nhận hòa giải thành hoặc không thành của UBND Xã, Phường, Thị Trấn Biên bản hòa giải được gửi cho các bên tham gia tranh chấp và lưu lại tại UBND Xã, Phường, Thị Trấn

Trường hợp hòa giải thành mà có làm thay đổi hiện trạng, ranh giới thửa đất, thay đổi chủ sử dụng đất thì biên bản hòa giải được gửi cho Phòng Tài Nguyên và Môi Trường hoặc gửi đến Sở Tài Nguyên và Môi Trường

Cơ quan Tài Nguyên Môi Trường có trách nhiệm trình UBND cùng cấp quyết định công nhận quyền sử dụng đất theo nội dung biên bản hòa giải thành và cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trường hợp hòa giải không thành, nếu đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ hợp lệ quy định tại các Khoản 1,2 và 5 Điều 50 của Luật Đất Đai thì nguyên đơn gửi biên bản hòa giải không thành kèm theo hồ sơ đến Tòa Án Nhân Dân; nếu đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ hợp lệ thì gửi biên bản hòa giải không thành kèm theo hồ

sơ đến Phòng Tài Nguyên và Môi Trường hoặc Sở Tài Nguyên và Môi Trường

Trang 15

Sơ đồ 1: Quy trình hòa giải tranh chấp đất đai cấp cơ sở

Tự hòa giải

Hòa giải cơ sở

UBND Phường hoà giải

Thời gian không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn

Không ban hành quyết định giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất hoặc tranh chấp quyền sử dụng nhà thuộc sở hữu nhà nước

Không được hoà giải các tranh chấp phát sinh do hành vi vi phạm các quy tắt quản lý nhà nước về nhà, đất mà theo quy định của pháp luật phải bị xử lý hành chính hoặc hình sự

Sở TNMT (Qua PTNMT) Trình UBND TP

Phòng TNMT Trình UBND Quận

Phòng TNMT Trình UBND Quận

UBND Quận

Ra quyết định thay đổi ranh giới thửa đất

Cấp GCNQSDĐ

Trang 16

Sơ đồ 2: Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của

Ủy ban nhân dân quận

Đơn tranh chấp

Tổ tiếp dân

Tiếp nhận đơn có văn bản hướng dẫn người tranh chấp gởi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Thời gian: không quá 10

ngày kể từ ngày nhận đơn

Cán bộ tiếp công dân tiếp nhận đơn, làm biên nhận, ghi sổ theo dõi và đề xuất lãnh đạo chuyển đến phòng ban chuyên môn thuộc UBND Quận để thụ lý và thông báo việc thụ lý

Thời gian: không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận đơn

Phòng ban tham mưu phân công cán bộ thụ lý tiến hành xác minh, lập báo cáo đề xuất kèm dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp và hồ sơ gởi đến UBND quận

Thời gian: không quá 25 ngày, kể từ ngày thụ lý (cộng thêm 20 ngày nếu có đo,

vẽ, trưng cầu giám định)

Thời gian: 10 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến chỉ

đạo của chủ tịch UBND quận

Lập biên bản và thông báo kết luận cuộc họp đến các

cơ quan liên quan: 5 ngày kể từ ngày họp

Đối với sự việc cần xác minh bổ sung thì thời hạn xác minh do chủ tịch UBND quận quyết định nhưng không quá 15 ngày

Vụ việc rõ ràng Vụ việc phức tạp

Thuộc thẩm quyền giải quyết lần đầu của chủ tịch UBND quận:

Tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân cộng đồng dân cư

với nhau mà các bên không có GCNQSDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại

Khoản 1,2,5 Điều 50 luật đất đai 2003

Tranh chấp quyền sử dụng nhà thuộc sỡ hữu nhà nước do UBND quận quản lý

Trang 17

b Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:

Theo điều 38 Luật Đất Đai năm 1993 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai UBND giải quyết tranh chấp đất đai đối với đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp đất đai đối với đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc tranh chấp tranh chấp về tài sản gắn liền với đất Khi không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân có thẩm quyền, đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên, quyết định của cơ quan hành chính cấp trên là quyết định giải quyết cuối cùng

Theo Luật Khiếu Nại, Tố Cáo khi không đồng ý với quyết định hành chính thì đương sự phải khiếu nại lại quyết định hành chính tại cơ quan ra quyết định hành chính đó

Theo Điều 136 Luật Đất Đai 2003 và Điều 160 Nghị Định 181 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như sau:

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân Xã, Phường, Thị Trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:

Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ Quy Định tại Khoản 1, 2

và 5 của luật này được giải quyết như sau:

Chủ tịch Ủy ban nhân Huyện, Quận, Thị Xã, Thành Phố Thuộc Tỉnh giải quyết đối với tranh chấp đất đai giữa cá nhân, hộ gia đình với nhau; giữa cá nhân, hộ gia đình với tổ chức; giữa tổ chức với tổ chức nếu các tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình

Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết của chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện, Quận, Thị Xã, Thành Phố Thuộc Tỉnh thì các bên tranh chấp có quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai đến Chủ tịch Ủy ban nhân Tỉnh, Thành Phố Trực Thuộc Trung Ương là quyết định giải quyết cuối cùng

Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành Phố Trực Thuộc Trung Ương giải quyết đối với tranh chấp đất đai giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư

ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư

Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết của chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành Phố Trực Thuộc Trung Ương thì các bên tranh chấp có quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai đến Bộ Tài Nguyên và Môi Trường; quyết định của Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường là quyết định giải quyết cuối cùng

Trang 18

Luật đất đai 2003 ra đời thì việc giải quyết tranh chấp được vận dụng theo luật này Về cơ bản, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Luật Đất Đai năm 2003 giống với Điều 38 Luật Đất Đai năm 1993

Một số thay đổi của LĐĐ năm 2003 so với LĐĐ năm 1993

Quy định bắt buộc mọi tranh chấp đều thông qua hòa giải ở cấp xã với thời gian

là 30 ngày làm việc Việc hòa giải được lập thành biên bản, có chữ ký của các bên liên quan, và có xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp

Đối với quyết định giải quyết lần đầu của chủ tịch UBND tỉnh, nếu đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại lên Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, chứ không được phép khiếu nại lên Thủ Tướng Chính Phủ

Sự khác nhau về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo điều 38 Luật đất đai năm 1993 với Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998

Luật đất đai năm 1993 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998

-Ủy ban nhân dân các cấp (trừ cấp

xã) có thẩm quyền giải quyết

-Ủy ban nhân dân các cấp đều có thẩm quyền giải quyết khiếu nại

-Cơ quan địa chính các cấp chỉ

làm nhiệm vụ xác minh, kết luận, kiến

nghị

-Cơ quan chuyên môn trực thuộc

Ủy ban nhân dân các cấp cũng là cơ quan giải quyết khiếu nại

-Tòa án nhân dân giải quyết khiếu

nại đối với đất có giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với

đất

-Tòa án hành chính giải quyết khiếu nại sau khi Ủy ban nhân đã giải quyết khiếu nại lần đầu nếu đương sự khởi kiện lên tòa án hành chính

I.1.1.4 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai

Thực hiện công tác giải quyết tranh chấp đất đai cần tuân thủ những nguyên tắc

cơ bản sau:

Giải quyết mọi quan hệ về tranh chấp đất đai phải đảm bảo nguyên tắc: “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước là đại diện chủ sở hữu quản lý” Kiên quyết bảo vệ những thành quả cách mạng về ruộng đất, đồng thời sửa chữa đúng pháp luật những trường hợp đã xử lý hoặc xử lý không đúng

Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách Pháp Luật Đất Đai của Nhà Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam, Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Khoản 1 Điều 4 Nghị Định 181 về thi hành Luật Đất Đai 2003 quy định: nhà

nước không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét giải quyết khiếu nại về việc

Trang 19

đòi lại đất mà nhà nước đã giao cho người khác sử dụng theo các chính sách ruộng đất trước ngày 15/10/1993 trong các trường hợp sau:

Đất bị tịch thu, trưng thu, trưng mua khi thực hiện cải cách ruộng đất miền Bắc

Chính sách xóa bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bốc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam

Đất đã hiến tặng cho nhà nước, cho hợp tác xã và cho tổ chức khác, cho hộ gia đình, cá nhân

Đất đã góp vào hợp tác xã nông nghiệp theo quy định của điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao

Đất thổ cư mà nhà nước đã giao cho người khác để làm đất ở; đất ở và đất vườn đã giao lại cho hợp tác xã để đi khai hoang; ruộng đất đã bị thu hồi để giao cho người khác hoặc điều chỉnh cho người khác khi giải quyết tranh chấp ruộng đất

Đất đã chia cho người khác khi hưởng ứng vận động san sẻ bớt một phần ruộng đất để chia cho những người không có ruộng và thiếu ruộng tại miền Nam sau ngày giải phóng

Nắm vững quan điểm lấy dân làm gốc, phải dựa vào dân, bàn bạc dân chủ, công khai quỹ đất với dân để giải quyết và phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ trong nội bộ nhân dân để tìm ra giải pháp, không gò ép mệnh lệnh Đề cao vai trò của các tổ chức, đoàn thể để hòa giải các vụ tranh chấp có hiệu quả

Đảm bảo người làm nông nghiệp có đất sản xuất, mọi người điều có nơi ở, gắn việc giải quyết các vấn đề ruộng đất với tổ chức lại sản xuất, bố trí lại cơ cấu sản xuất hàng hóa theo hướng thâm canh tăng vụ, kinh doanh tổng hợp, mở mang ngành nghề, phân bố lại lao động, dân cư phù hợp với đặc điểm và quy hoạch từng địa phương

Giải quyết tranh chấp đất đai nhằm mục đích phát triển sản xuất, ổn định và từng bước cải thiện đời sống cho nhân dân

Kết hợp hài hòa giữa căn cứ pháp luật với thực tiển, giữa các chính sách đất đai với các chính sách xã hội khác

Mọi cá nhân, tổ chức sử dụng đất đều bình đẳng trước pháp luật

Nhà nước khuyến khích việc hòa giải tranh chấp đất đai trong nhân dân, bằng con đường tự hòa giải và thương lượng trong nội bộ nhân dân với sự tham gia của đoàn thể và các tổ chức xã hội

Trang 20

a Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất:

Theo Điều 161 Nghị Định 181: tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất Đai thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện theo các căn cứ sau:

Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đưa ra

Ý kiến của hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai của Xã, Phường, Thị Trấn thành lập gồm có:

Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch ủy ban nhân dân Xã, Phường, Thị Trấn là chủ tịch hội đồng

Đại diện của mặt trận tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn

Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị, trưởng thôn, ấp, bản, buôn, phun, sóc đối với khu vực nông thôn

Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất đối với thửa đất đó

Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn

Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương

Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch

sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt

- Chính sách ưu đãi người có công của nhà nước

- Quy định của pháp luật về giao, cho thuê đất

Hồ sơ tranh chấp đất đai bao gồm:

- Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Trang 21

 Làm việc với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để thống nhất kết quả thẩm tra, xác minh

 Viết báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh và dự kiến giải quyết vụ việc, trình Ủy ban nhân dân quyết định vụ việc

Trong quá trình thẩm tra, xác minh và dự kiến giải quyết vụ việc, cán bộ phòng tài nguyên và môi trường vẫn tiếp tục vận động đương sự hòa giải và rút đơn tranh chấp

Sơ đồ 3: Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai của Uỷ ban nhân dân quận 12 I.1.2 Cơ sở pháp lý

Hiến pháp năm 1992

Luật đất đai năm 1993 và luật đất đai năm 2003

Luật khiếu nại tố cáo năm 1998 được sữa đổi bổ sung năm 2004 và 2005

Nghị định 181 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất Đai năm 2003

Hòa giải thành

Đơn TCĐĐ

UBND phường

Phòng TN&MT

Phòng TN&MT tham mưu cho

UBND quận xem xét và đề

xuất hướng giải quyết

Tổ chức thực hiện

UBND quận

Hướng dẫn đương sự đến cơ quan

có thẩm quyền

Quyết định giải quyết tranh

chấp đất đai của UBND quận

Tòa án

Hòa giải không thành

Chuyển đơn

Không thuộc thẩm quyền

Trang 22

Nghị định 197 của Chính phủ quy định về việc bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất năm 2004

Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu Nại Tố Cáo và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu Nại Tố Cáo

Nghị quyết số 23/2003/QH ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về nhà, đất do nhà nước quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách cải tạo Xã Hội Chủ Nghĩa trước ngày 01/7/1991

Quyết định 132/2006/QĐ-UBND ngày 05/9/2006 của UBND Thành Phố Hồ Chí Minh về tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh

Quyết định số 63/2007/QĐ_UBND ngày 20/4/2007 của UBND Thành Phố Hồ Chí Minh về việc ban hành mẫu nghiệp vụ tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh

Thông tư liên tịch số:01/2002/TTLT ngày 03/01/2002 của tòa án nhân tối cao, viện kiểm soát nhân dân tối cao, tổng cục địa chính hướng dẫn về thẩm quyền của tòa

án nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất

Một số văn bản quy định về việc giải quyết tranh chấp đất đai do Thành Phố

Quyết định số 1866/QĐ_UB_NC ngày 16/6/1994 do UBND Thành Phố ban hành về việc uỷ quyền cho trưởng ban quản lý đất đai thành phố (sau đó là Giám Đốc

Sở Địa Chính nhà đất) được ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết tranh chấp đất đai

Quyết định số 84/2001/QĐ-UB ngày 21/9/2004 về việc giải quyết tranh chấp

khiếu nại, tố cáo về đất đai theo quy định tại mục 2 chương VI Luật Đất Đai 2003 I.1.3 Cơ sở thực tiễn

I.1.3.1 Các loại hình tranh chấp đất đai: Có 03 loại hình tranh chấp đất đai

a Tranh chấp về quyền sử dụng đất: Xảy ra do các bên có nhận thức khác nhau về

quyền sử dụng đất bên nào cũng cho rằng mình có quyền sử dụng đất hợp pháp và đưa

Trang 23

ra bằng chứng để chứng minh về việc sử dụng đất hợp pháp của mình dẫn đến tranh

chấp

b Tranh chấp về các tài sản gắn liền với đất: Bao gồm (nhà, cây lâu năm, công

trình, vật kiến trúc v.v…) Thông thường tranh chấp dưới dạng (tranh chấp sở hữu, thừa kế, mua bán…tài sản), để yêu cầu được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất

c Tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến địa giới hành chính (xã, huyện, tỉnh): Do việc phân rạch địa giới không rõ ràng, việc định vị mốc giới không

chuẩn xác, không ổn định (sông bên lở, bên bồi…) tài liệu để phân vạch địa giới bị

thất lạc…

I.1.3.2 Các dạng tranh chấp đất đai thường gặp

Trong thực tế có nhiều dạng tranh chấp đất đai khác nhau, phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau Việc phân chia đó giúp ta dễ dàng tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra cách xử lý, giải quyết chính xác cho từng dạng riêng lẽ

Theo mục đích sử dụng tranh chấp đất được chia thành các loại: tranh chấp đất nông nghiệp, tranh chấp đất ở, tranh chấp đất công trình công cộng, tranh chấp đất tôn giáo tín ngưỡng, …

Theo mối quan hệ tranh chấp đất đai giữa các chủ thể: gồm tranh chấp đất đai giữ hộ gia đình, cá nhân với hộ gia đình, cá nhân; giữa hộ gia đình với cơ sở tôn giáo, giữa hộ gia đình cá nhân với tổ chức, giữa hai tổ chức, giữa tổ chức với tổ chức nước ngoài, …

Hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định cách phân loại và giải quyết cụ thể nên cán bộ thụ lý gặp không ít khó khăn, lúng túng khi giải quyết Cách phân loại tranh chấp đất theo nội dung tranh chấp là cách tốt nhất, hợp lý nhất, mang tính thực tiễn cao

Một số dạng tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND quận:

a Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất:

Thường xảy ra ở vùng nông thôn, xuất phát từ việc phải thuận tiện cho sản xuất canh tác, các hộ gia đình hoặc cá nhân chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho nhau

Do không làm hợp đồng viết hoặc có làm nhưng đơn giản, sau một thời gian một bên cảm thấy thiệt thòi nên không thực hiện đúng theo những thoả thuận trong hợp đồng hoặc không thừa nhận đã chuyển đổi quyền sử dụng đất cho bên kia dẫn đến tranh chấp

Trang 24

b Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

 Xảy ra do một bên hoặc cả hai bên thực hiện không đúng giao kết như: không trả tiền, không giao đất, hoặc trường hợp sau khi ký hợp đồng thấy bị hớ (giá quá rẻ) nên rút lại không thực hiện hợp đồng Nhiều trường hợp nội dung hợp đồng không rõ ràng như không nói rõ diện tích, không giao kết ai đóng thuế, làm thủ tục, hoặc hợp đồng chỉ bằng miệng, giấy tay… cũng dẫn đến tranh chấp

 Thông thường các bên chuyển nhượng đất làm không đúng thủ tục về ký kết hợp đồng, nhiều trường hợp chỉ hợp đồng miệng hoặc làm hợp đồng viết tay đơn giản, đây là một yếu tố rất dễ xảy ra tranh chấp

c Tranh chấp hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất:

Việc phát sinh thường là do một bên hoặc cả hai bên vi phạm hợp đồng như:

 Hết thời hạn thuê đất nhưng không giao trả đất

 Không trả tiền thuê đất

 Sử dụng đất không đúng mục đích khi thuê

 Đòi lại đất trước thời hạn hợp đồng

 Hợp đồng miệng không rõ ràng cụ thể

d Tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất:

Thường phát sinh sau khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết, nhưng bên có nghĩa vụ đã không thực hiện đúng cam kết, hoặc do thời điểm thế chấp việc định giá không chính xác gây thiệt thòi cho một phía nên khó thương lượng giữa hai bên dẫn

đến tranh chấp

e Tranh chấp hợp đồng thừa kế quyền sử dụng đất:

Thường xảy ra do người có quyền sử dụng đất hợp pháp chết không để lại di chúc hoặc có để lại di chúc nhưng không hợp lệ và những người thừa kế theo pháp luật không thoả thuận được với nhau về phân chia thừa kế hoặc không theo quy định của pháp luật thừa kế nên tranh giành nhau

f Tranh chấp hợp đồng do lấn, chiếm đất:

Xảy ra khi một hoặc cả hai bên đã chiếm dụng đất của nhau Có trường hợp trước đây khi thi hành chính sách cải tạo nông nghiệp của nhà nước đã giao cho người khác, nay tự động chiếm lại canh tác và dẫn đến tranh chấp

g Tranh chấp về cản trở thực hiện quyền sử dụng đất:

Loại tranh chấp này thông thường do một bên ở sâu hoặc xa mặt tiền( đường hoặc kênh rạch), và một bên do có xích mích hoặc thành kiến cá nhân đã cản trở bên

Trang 25

kia thực hiện quyền sử dụng đất như không cho đi nhờ qua, không cho bơm nước qua

để đến được nước của người kia…) từ đó dẫn đến tranh chấp

h Tranh chấp về việc làm thiệt hại đến việc sử dụng đất:

Loại tranh chấp này thường xảy ra do một bên có hành vi trái pháp luật dẫn đến huỷ hoại đất bên kia, làm cho không thể sử dụng được hoặc sử dụng không hiệu quả( như làm đổ dầu, làm sạt lỡ đất, lấp mương thoát nước…)

i Tranh chấp quyền sử dụng đất:

Xảy ra do các bên có nhận thức khác nhau về quyền sử dụng đất bên nào cũng cho rằng mình có quyền sử dụng đất hợp pháp và đưa ra bằng chứng để chứng minh về việc sử dụng đất hợp pháp của mình dẫn đến tranh chấp ( ví dụ: cả hai bên đều đưa ra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)

j Tranh chấp tài sản gắn liền với đất (bất động sản): Nhà, công trình,.v.v

Thông thường tranh chấp dưới dạng (tranh chấp sở hữu, thừa kế, mua bán…tài sản), để yêu cầu được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất mặc dù nội dung chính

là tranh chấp tài sản

k Tranh chấp trong vụ án ly hôn:

Loại tranh chấp này thường xẩy ra ở nông thôn, trong vụ án ly hôn mfa vợ hoặc chồng là thành viên trong hộ gia đình được giao quyền sử dụng đất

Chỉ gắn liền với vụ án ly hôn có tranh chấp về phân chia tài sản là quyền sử dụng đất

l Tranh chấp đòi tiền mua bán đất:

Được toà án giải quyết như đối với việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất( buộc thực hiện nghĩa vụ trả tiền)

Ngoài những dạng tranh chấp nói trên còn có tranh chấp về quyền sử dụng đất

có liên quan đến địa giới hành chính, do việc phân rạch địa giới không rõ ràng, việc định vị mốc giới không chuẩn xác, không ổn định( sông bên lở, bên bồi…) tài liệu để phân vạch địa giới bị thất lạc…

I.1.3.3 Nguyên nhân phát sinh tranh chấp:

*Nguyên nhân khách quan:

Do chính sách, chủ trương về đất đai của nước ta trước đây như chính sách cải cách ruộng đất năm 1954 nhằm tịch thu đất của địa chủ để chia cho tất cả các hộ gia đình không có đất đã dẫn đến hiện tượng phân tán, chia nhỏ ruộng đất Chính sách

“nhường cơm sẻ áo” năm 1975-1980 nhằm kiêu gọi người có nhiều đất tự nguyện chia

Trang 26

sẻ đất đai với những hộ nghèo không có đất canh tác Tương tự với chính sách trên là chính sách “trang trải đất đai” vào những năm 1981-1983 Sau đó thực hiện chính sách tập trung đất đai để thành lập các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất thời kỳ 1980-1990 Do hoạt động không hiệu quả phải giải thể, hợp tác xã đã trả lại đất cho chủ cũ để người dân tiếp tục canh tác trên thửa đất cũ của mình Một số người đã chuyển đến nơi khác sinh sống nên hợp tác xã đã giao đất cho người khác sử dụng dẫn đến tình trạng tranh chấp đất đai sau này do chủ đất cũ quay về đòi lại đất

Do ranh đất ban đầu không kiên cố mà chỉ là bờ ruộng, hàng dừa, hàng rào bằng cây nên sau một thời gian dài sử dụng ranh đất đã bị thay đổi Khi chủ nhà xin đăng ký để xin cấp GCNQSDĐ thì phát sinh tranh chấp ranh đất với các hộ gần kề

Do chủ đất cũ tự ý bỏ đi, tản cư thời chiến tranh nên chính quyền địa phương giao cho hộ khác sử dụng, nay chủ cũ trở về đòi lại đất

Trước khi thành lập Bản đồ địa chính dạng số phải sử dụng bản đồ địa chính cũ thành lập theo Chỉ Thị 299/TTg, Chỉ Thị 02/CT-UB, sơ đồ nền để thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai Do độ chính xác của bản đồ cũ không cao, thửa đất được thể hiện không đúng hình thể ngoài thực tế, sai kích thước các cạnh thửa nên dẫn đến những sai sót trên GCNQSDĐ, tài liệu trong hồ sơ địa chính lưu trữ ở các phường, cơ quan ban hành có liên quan Khi người dân thực hiện các quyền đối với đất như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp sẽ phát hiện ra những chỗ sai

đó nên dễ phát sinh tranh chấp Bản đồ địa chính chưa được cập nhật chỉnh lý biến động thường xuyên, đầy đủ nên còn nhiều thiếu sót, khác biệt với hiện trạng sử dụng đất đai ngoài thực tế như hình thể, ranh thửa, kích thước thửa đất không chính xác, nhất là khi đo vẽ cán bộ không yêu cầu các hộ liền kề ký nhận ranh đất nên trong quá trình sử dụng đã phát sinh nhiều trường hợp tranh chấp đất đai

Do công tác tranh chấp đất đai còn nhiều thông tin người dân đăng ký chưa đúng, chưa đầy đủ nội dung tờ kê khai đăng ký, việc lưu vào sỗ cũng sai nhiều chỗ, ngày càng có nhiều biến động về đất đai nên không kịp chỉnh lý lên hồ sơ địa chính, nhiều tài liệu địa chính bị thất lạc, cũ nát hoặc trong quá trình lập sổ đã ghi sai tên người sử dụng đất, diện tích Công tác cấp GCNQSDĐ còn sai sót do chủ quan như sai tên chủ sử dụng, diện tích hoặc do hạn chế về mặt kỹ thuật như bản vẽ chưa chính xác, sai số về kích thước cạnh thửa đất

Việc chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho nhà đất bằng giấy tay hoặc bằng miệng từ trước đến nay vẫn tồn tại khá phổ biến nên dẫn đến nhiều vụ tranh chấp đất

do hai bên không thỏa thuận rõ ràng diện tích, không xác định ranh, không cắm ranh

Trang 27

đất chính xác,…nên khi đất đai có giá trị cao thì một bên không thực hiện như đã thỏa thuận, đòi lại đất, không thừa nhận đã chuyển nhượng đất

Việc lập quy hoạch sử dụng đất khu dân cư, khu thương mại, …đã làm tăng giá trị kinh tế của đất đai, là động lực thúc đẩy người sử dụng đất tranh nhau quyền sử dụng đất, lấn chiếm đất của nhau, đòi lại đất có nguồn gốc sử dụng từ thời xa xưa, hoặc do quá trình sử dụng đất phức tạp, không rõ ràng nên cơ quan nhà nước bồi thường quy hoạch không đúng chủ sử dụng đất dẫn đến tranh chấp

*Nguyên nhân chủ quan:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến TCĐĐ nhưng chủ yếu do sự bất đồng về lợi ích kinh tế giữa hai đối tượng sử dụng đất với nhau Việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở, đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất giao thông, đất phát triển khu trung tâm, khu thương mại trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường đã làm giá đất tăng đột biến Việc chuyển nhượng thế chấp quyền sử dụng đất trở nên rất phổ biến và trở thành cách kiếm được nhiều tiền một cách nhanh chóng, dễ dàng nhất Vì vậy tình trạng sử dụng các đối tượng sử dụng đất lấn chiếm đất của người khác, tranh giành đất hương quả, đòi lại đất đã đưa vào hợp tác xã hoặc không thừa nhận đã chuyển nhượng bằng giấy tay cho người khác, không trả lại đất đã thuê mướn của người khác ngày càng nhiều

Do từ trước hai bên đã có những mâu thuẫn, đố kỵ nhau về nhiều mặt, nay mâu thuẫn thêm về đất đai nên hai bên nhất quyết yêu cầu cơ quan nhà nước giải quyết TCĐĐ như một hình thức để chính thức đối đầu với nhau Thực tế nhiều trường hợp chủ đất là người am hiểu lý lẽ, không muốn tranh chấp kiện tụng làm tổn hại tình anh

em, tình nghĩa xóm giềng với nhau nhưng do gia đình, cha mẹ, vợ con tạo áp lực đòi giải quyết hơn thua đến cùng nên cán bộ hòa giải gặp rất nhiều khó khăn trong việc can ngăn, hòa giải cho hai bên

Người sử dụng đất chưa biết rõ những hậu quả của việc tranh chấp nên rất thích kiện nhau Những thiệt hại khi hai bên tranh chấp đất đai là tốn nhiều thời gian chờ giải quyết xong, hai bên không được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng,… đối với phần đất tranh chấp, phải thường xuyên đi lại theo yêu cầu của cơ quan nhà nước nên không thể tập trung lao động sản xuất

Do một bên cố tình xâm phạm quyền quản lý và sử dụng đất hợp pháp của bên kia, mà cả hai bên đều không chịu nhượng bộ nên yêu cầu nhà nước giải quyết theo pháp luật

Trang 28

I.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu

Quận 12 được thành lập theo Nghị Định số 03/CP ngày 06/01/1997 của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1997 được tách ra từ 07 xã của huyện Hóc Môn có đặc thù vườn cây ăn trái, thảm xanh, mặt nước sông rạch với các trục quốc lộ, xa lộ, liên Tỉnh lộ và sông Sài Gòn đi qua là khung chính tổ chức không gian kiến trúc của quận

Hiện nay quận gồm 11 phường với tổng diện tích tự nhiên là 5.274,9045 ha, chiếm 2,49% so với tổng diện tích đất tự nhiên của Thành Phố Hồ Chí Minh Quận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt

là mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ trung bình là 27oc, độ ẩm trung bình là 77% và lượng mưa trung bình là 1983 mm Hướng gió chủ yếu là hướng Đông Nam và Tây Nam, đất đai trên địa bàn quận có những vị trí thuận lợi cho việc bố trí các khu công nghiệp và khu dân cư đô thị

Là một quận ngoại thành đang trên đà đô thị hóa, cơ cấu kinh tế đang có bước phát triển rõ nét Cơ cấu kinh tế của quận từng bước chuyển dịch theo hướng tăng dần

tỷ trọng ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, thương mại- du lịch-dịch vụ, giảm

dần tỷ trọng ở khu vực sản xuất nông -lâm - ngư nghiệp

I.2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên

I.2.1.1 Vị trí địa lý

Hình 1: Bản đồ ranh giới hành chính quận 12

Trang 29

Quận 12 nằm ở phía Tây Bắc Thành Phố có diện tích tự nhiên 5.274,9045 ha Ranh giới hành chính được giới hạn bởi:

 Phía Đông giáp huyện Thuận An - tỉnh Bình Dương và quận Thủ Đức (phần giáp sông Sài Gòn)

 Phía Tây giáp huyện Hóc Môn và quận Bình Tân

 Phía Nam giáp quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp, quận Tân Bình, quận Tân Phú, và quận Bình Tân

 Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn

Quận 12 nằm cửa ngõ phía Tây Bắc của Thành Phố nối liền với tỉnh Tây Ninh

và Campuchia bằng tuyến đường Xuyên Á, là đầu mối giao thông quan trọng của Thành Phố trong việc giao thương với các nước thuộc Asean bằng đường bộ Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho quận phát triển mạnh mẽ về thương mại dịch vụ Bên cạnh

đó, là quận ven vừa tiếp giáp với các huyện ngoại thành vừa tiếp giáp với các quận trung tâm Thành Phố, quận 12 là vùng đệm quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã

hội khu vực Tây Bắc Thành Phố

Bảng 1: Diện tích đất tự nhiên phân theo đơn vị hành chính

STT Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Trang 30

Vùng đất phía Tây rạch Bến Cát

Có cao độ trên 2m so với mặt nước biển, có cấu tạo nền đất là phù sa cổ, thành phần chủ yếu là cát, cát pha, thường có màu vàng nâu, đỏ nâu, thường xen lẫn sỏi, cuội laterite Sức chịu tải của nền đất khá tốt, lớn hơn 1,5 kg/cm2 Nền đất chịu lực rất tốt

và có nhiều thuận lợi cho việc san nền Đây là vùng có khả năng xây dựng nhà cao tầng và là khu vực có nhiều triển vọng cho xây dựng thành một khu đô thị hiện đại

Vùng đất phía Đông rạch Bến Cát và dọc theo kênh Tham Lương

Cao độ mặt đất thấp dưới 2m Có cấu tạo nền đất là phù sa mới Địa hình thấp,

bị chia cắt bởi nhiều sông rạch, hướng đổ dốc không rõ rệt Cao độ mặt đất thay đổi từ

0 - 0,07m Đất ở khu vực này có khả năng chịu lực thấp và là vùng chịu ảnh hưởng của thủy triều, được bảo vệ khỏi ngập úng nhờ vào hệ thống mương liếp và bờ bao cống bọng do nhân dân xây dựng tự phát Đây là khu vực thích hợp cho xây dựng nhà vườn

và nhà thấp tầng khu du lịch sinh thái

b Khí hậu

Quận 12 nằm trong khu vực khí hậu thành Phố Hồ Chí Minh là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mang tính chất chung là nóng, ẩm với nhiệt độ cao và mưa nhiều Trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, hướng gió chủ yếu là Đông Nam và Tây Nam Tốc độ gió trung bình l 3 m/s, gió mạnh nhất l 22,6 m/s, đổi chiều theo mùa Với đặc điểm khí hậu nêu trên là một lợi thế của quận tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất kinh doanh, đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của nguời dân

c Thủy văn

Chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ bán nhật triều không đều trên sông Sài Gòn Sông Sài Gòn đi qua địa bàn có chiều rộng trung bình khoảng 150m, bình quân từ 10 - 15m, lưu lượng kiệt nhất là tháng 4 (8m3/s) và cao nhất l tháng 10 (180m3/s)

Sông Sài Gòn, Sông Vàm Thuật, Rạch Bến Cát, Kênh Tham Lương, Kênh Trần Quang Cơ và một số kênh rạch khác trên địa bàn quận tạo tiền đề cho việc hình thành một mạng lưới giao thông thủy quan trọng, thuận lợi lưu thông nối kết liên hoàn

xuyên suốt với các nơi, đồng thời đảm nhiệm tiêu thoát nước cho cả địa bàn

I.2.2 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường

I.2.2.1 Các lợi thế

 Quận có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông, l cửa ngõ phía Bắc của Thành Phố, cầu nối giao thông từ Campuchia về khu vực nội thành và các tỉnh lân cận

Trang 31

Quận có hệ thống giao thông đường bộ cấp quốc gia và khu vực đi qua như đường Xuyên Á, quốc lộ 1A Về giao thông thủy, quận có mặt phía đông tiếp giáp sông Sài Gòn trải đi hơn 4km từ phía Bắc xuống Nam, thuận lợi trong việc phát triển du lịch sinh thái, khu nhà vườn

 Quận có 2 khu vực với địa hình khác biệt rõ rệt, thuận lợi cho việc nghiên cứu quy hoạch để tạo những nét đặc trưng riêng của đô thị mới Khu vực phía Tây của quận có địa hình gò triền, nền đất tốt, thuận lợi phát triển xây dựng các công trình công nghiệp, thương mại, nhà ở kiên cố cao tầng Khu vực phía Đông của quận có địa hình thấp, có nhiều sông rạch đan cắt nhau, nền đất yếu thích hợp xây dựng các công trình thấp tầng, mật độ xây dựng thưa thoáng, thuận lợi phát triển đô thị xanh phục vụ

I.3 Nội dung, phương pháp

I.3.1 Nội dung nghiên cứu

 Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế- xã hội

 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai của quận

 Đánh giá tình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất

 Thực trạng tranh chấp đất đai và tình hình giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn quận trong thời gian qua

 Nguyên nhân tranh chấp đất đai, các dạng tranh chấp đất đai chủ yếu

 Đánh giá chung tình hình tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất

đai

I.3.2 Phương pháp nghiên cứu

I.3.2.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu tài liệu: Nhằm xác minh ở những

khía cạnh khác nhau của từng vụ việc từ đó có tầm nhìn vấn đề bao quát hơn, thu thập những số liệu tài liệu phục vụ cho việc đánh giá tình hình tranh chấp đất đai

Trang 32

I.3.2.2 Phương pháp thống kê, so sánh: Dùng để xử lý, thống kê lượng đơn tranh

chấp đất đai của quận qua các năm, so sánh số lượng đơn để đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp đất đai

I.3.2.3 Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận một số hồ sơ giải quyết tranh chấp cũng như

một số địa bàn trong quận để nắm bắt thêm về tình hình giải quyết tranh chấp đất đai tại địa phương

I.3.2.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ các vấn đề lớn chưa giải quyết ta phân

tích đánh giá những kết quả đạt được

Trang 33

PHẦN II:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

II.1 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Quận 12 sau 12 năm hình thành với quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh, mạnh đang phấn đấu vươn lên bắt nhịp cùng sự phát triển chung của thành phố Cơ cấu kinh

tế từ “công nghiệp - nông nghiệp - thương mại - dịch vụ” chuyển dịch sang “công nghiệp - thương mại - dịch vụ - nông nghiệp” và đang định hình phát triển theo hướng

“thương mại - dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp”

II.1.1.Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục gia tăng, năm sau cao hơn năm trước Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và doanh thu dịch vụ năm 2008 là 4.713,507

tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 18,51%

Biểu đồ 1: Tình hình phát triển kinh tế quận 12 II.1.2.Thực trạng phát triển các ngành

a Nông - lâm - ngư nghiệp:

 Do tiến trình đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp thu hẹp dần Trong đó, giảm mạnh nhất là đất trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày

 Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2008 là 58,95 tỉ đồng, giảm so với cùng

kỳ năm 2007 là 2,45%

Trang 34

b Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

Giá trị sản lượng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là 1.890,373 tỉ đồng năm 2008 và tăng 16,84% so với năm 2007 Tập trung chủ yếu vào một số ngành

là dệt, may, sản xuất thực phẩm, chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, sản xuất túi xách, da giầy, trong đó thế mạnh là dệt, may, da giầy

c Ngành thương mại - dịch vụ:

Tổng mức luân chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ là 2.764,184 tỉ đồng năm 2008 và tăng 21,28% so với năm 2007 Trong đó, ngành thương mại đạt 2.209,394 tỉ đồng, tăng 20,61% so với năm 2007; ngành dịch vụ đạt 554,790 tỉ đồng tăng 24,02% so với năm 2007 Trong cơ cấu ngành thương mại - dịch vụ, thương mại - dịch vụ ngoài quốc doanh là chủ yếu, chiếm 99,3%, trong khi đó thương mại – dịch vụ quốc doanh (DNNN, HTX) chiếm 0,7%

d Dân số - lao động, việc làm:

Dân số hiện trạng theo thống kê đến năm 2007 là 329,751 người, mật độ dân số trung bình l 6.248 người/km2 Do ảnh hưởng quá trình đô thị hóa, tình trạng phân bố dân cư không đều ở các phường, tại phường Đông Hưng Thuận có mật độ dân cư cao nhất là 12.320 người/km2; phường Thạnh Xuân, An Phú Đông có mật độ thấp nhất là 1.926 người/km2 và 1.963 người/km2 Gần đây ngày 1/4/2009 đã mở cuộc tổng điều tra dân số trên toàn quận, tuy nhiên số liệu đang trong quá trình tính toán

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của quận 12 năm 2007 là 1,4 %

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu của các ngành kinh tế, cơ cấu lao động đã có

sự biến động đáng kể, các ngành công nghiệp và thương nghiệp thu hút ngày càng nhiều lao động từ ngành nông nghiệp chuyển qua

Nhìn chung đời sống nhân dân trong quận ngày càng được nâng cao với thu nhập bình quân đầu người hàng năm luôn luôn tăng và số hộ nghèo chiếm tỷ lệ ngày càng giảm

II.1.3 Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng

xã hội

a Giao thông

Toàn quận có 445 tuyến đường giao thông, với tổng chiều dài 203,19 km (trong đó: có 66 tuyến bê tông nhựa nóng với chiều dài 59,59km), diện tích chiếm đất 163,1929 ha

Phía Đông quận tiếp giáp với sông Sài Gòn, chạy đi theo hướng từ Bắc xuống Nam, có ý nghĩa rất quan trọng về mặt giao thông đường thủy, nối kết giữa quận 12

Trang 35

với các quận huyện thuộc Thành Phố và các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Giao thông hàng không thuận lợi do nằm gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất Ngoài ra, trong tương lai không xa, tuyến đường sắt quốc gia dự kiến đi xuyên qua quận theo hướng Đông - Tây đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng hóa trên địa bàn

b Thủy lợi

Trong những năm qua, công tác gia cố bờ bao phòng chống sạt lở được đầu tư ngày càng nhiều từng bước khắc phục tình trạng gây ngập úng cho các diện tích đất sản xuất nằm bên trong

c Giáo dục - đào tạo

Theo số liệu thống kê trên địa bàn toàn quận có 162 trường, với 58.908 học sinh, 1.264 phòng học, 1.485 lớp học, diện tích sử dụng đất 302,059m2

Bảng 3: Tổng hợp các chỉ tiêu về cơ sở vật chất ngành giáo dục

Diện tích Ngành (bậc)

Học

Số Trường

Số Học sinh

Số Ph.học

Số Lớp Sdđ

(m2)

H Sinh Trên lớp

Mạng lưới y tế trên địa bàn quận đã được hình thành và phát triển không đồng

bộ từ cấp quận xuống cấp cơ sở, với 1 bệnh viện, 3 phòng khám đa khoa khu vực và

12 trạm y tế phường và nhiều cơ sở khám chữa bệnh khu vực tư nhân; đội ngũ cán bộ

y tế trên địa bàn được củng cố Trang thiết bị y tế ngày càng được tăng cường, đã góp

Ngày đăng: 22/09/2018, 09:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w