1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận cao hoc công tác biên tập báo chí và thực tế áp dụng tại hệ thống báo chí tỉnh thái nguyên

15 350 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 104 KB

Nội dung

MỞ ĐẦULý do chọn đề tài.Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi phía Bắc, là Thủ đô kháng chiến, được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm căn cứ địa cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp. Nghị quyết 37 năm 2004 của Bộ Chính trị đã xác định Thái Nguyên là Trung tâm vùng trung du miền núi phía Bắc về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo và y tế của vùng. Nằm ở vị trí trung tâm, được Đảng và Nhà nước xác định xây dựng, phát triển Thái Nguyên trở thành trung tâm vùng về kinh tế văn hóa, giáo dục đào tạo và y tế đó là cơ hội đồng thời cũng là nhiệm vụ đặt ra đối với Đảng bộ, chính quyền nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong đó có nhiệm, trách nhiệm của các cơ quan báo chí. Báo chí Thái Nguyên trước tiên phải phát triển trở thành cơ quan báo chí có uy tín của cả vùng, có sự lan tỏa đến công chúng cả vùng, là trung tâm chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, tạo sự phát triển và gắn kết các cơ quan báo chí trong vùng. Điều quan trong hơn, báo chí Thái Nguyên phải hoàn thành trách nhiệm của mình trong công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và của tỉnh đến nhân dân, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đến các cấp chính quyền, thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chính trị của tỉnh với ý nghĩa là tỉnh trung tâm vùng về kinh tế văn hóa, giáo dục đào tạo và y tế. Báo chí cả nước nước nói chung, báo chí Thái Nguyên có nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, phục vụ nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền địa phương, góp phần tạo sự đồng thuận thực hiện thắng lợi mọi mục tiêu kinh tế, xã hội an ninh quốc phòng.Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Báo chí được phát triển rất mạnh. Cả nước có 786 cơ quan báo chí in với 1.016 ấn phẩm báo và tạp chí. Về Phát thanh – Truyền hình cả nước có 67 đài, trong đó có 2 đài quốc gia, 1 đài truyền hình kỹ thuật số, 63 Đài PT – TH cấp tỉnh. Ngoài ra cả nước có 47 đơn vị được cấp phép hoạt động truyền hình cáp, trên 100 báo điện tử…Các cơ quan báo chí phát triển đã kéo theo đội ngũ nhân lực những người làm báo phát triển. Cả nước có khoảng 30.000 người làm báo trong đó có khoảng 18.000 nhà báo được cấp thẻ. Hòa chung trong dòng chảy của nền báo chí cách mạng cả nước, báo chí Thái Nguyên đã có sự phát triển không ngừng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 3 cơ quan báo in, 1 Đài PT – TH, 3 trang điện tử của các cơ quan báo và hàng chục trang thông tin, điện tử chuyên ngành, 1 cổng thông tin điện tử. Đội ngũ những người làm báo phát triển về số lượng, nâng cao về chất lượng nghiệp vụ chuyên môn. Toàn tỉnh trên 300 người làm báo, trong số đó trên 100 nhà báo được cấp thẻ. Trước năm 1975, Báo Thái Nguyên ra tuần một số, nay Báo Thái Nguyên đã phát hình hàng ngày, Đài PT – TH tỉnh chỉ phát song phát thanh nay pahst cả truyền hình và phát thanh. Đài phát song truyền hình trên 3 kênh TN1, TN2. Kênh TN1 đã lên vệ tinh phủ sóng cả nước và một phần Châu á. Tổng thời lượng chương trình Đài PT – TH tỉnh Thái Nguyên phát sóng 44hngày. Diện phủ sóng, chất lượng thông tin trên báo chí Thái Nguyên đã được nâng cao một bước. Trong xã hội hiện nay trước sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình báo chí, diện phủ sóng… đã đặt ra sự cạnh tranh giữa các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh này với các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh khác, giữa cơ quan báo chí Trung ương với các cơ quan báo chí trong tỉnh, giữa các loại hình báo chí, giữa các nhà báo với nhau…Cạnh tranh là động lực phát triển, song cạnh tranh cũng đặt ra những bài toán cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, cho cơ quan báo chí, cho mỗi nhà báo. Bài toán về nâng cao chất lượng, nâng cao tính hấp dẫn cả về nội dung và hình thức là bài toán phổ biến hơn lúc nào hết các cơ quan báo chí Thái Nguyên phải có lời giải để giữ, phát triển và thu hút công chúng, để thực hiện tốt những nhiệm vụ chính trị đặt ra.Công tác biên tập có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, là yếu tố quyết định việc thông tin trung thực, thông tin trúng, hay và hấp dẫn. Nói theo cách khác, công tác biên tập sẽ quyết định chất lượng nội dung và hình thức thông tin trên các sản phẩm của các cơ quan báo chí nói chung và của các cơ quan báo chí Thái Nguyên nói riêng. Việc làm tốt công tác biên tập sẽ góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh, góp phần bảo đảm tồn tại và phát triển của các cơ quan báo chí.Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, công tác biên tập ở các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém dẫn đến hiệu quả thông tin chưa cao, chưa thực sự hấp dẫn công chúng, thậm trí còn để xảy ra những sai sót. Một trong những tồn tại đó phải kể đến là: Thời lượng chương trình dài nhưng thông tin ít, tin viết còn dài, thiếu trọng tâm, còn sai sót về câu, ngữ pháp, đa nghĩa, đa cách hiểu; hình ảnh nhiều khí không ăn nhập lời bình và ngược lại, trong một tin còn để xảy ra nhiều hình ảnh trùng lặp, có quá nhiều tin hội nghị, ít tin tức được phản ánh từ cuộc sống thực tế từ cơ sở. Trong bản tin các đài quá quan tâm đến tin tức, thiếu những thông tin phản ánh, những phóng sự được xuất phát từ những câu chuyện, nếu có thì thời lượng dài và ít giải quyết được vấn đề; sự kết dính giữa các tin, các mục chưa cao, nội dung đề cập chưa phong phú, tính hấp dẫn của bản tin còn thấp, tính định hướng chưa nhiều, khả năng thu hút công chúng chưa ca. Thông tin trên báo không cân đối địa bàn, lĩnh vực, thiếu định hướng. Việc thể hiện tin và bài viết thiếu hấp dẫn, nội dung tin còn sai chính tả, dùng câu quá dài, nhiều câu đa nghĩa, số liệu được sử dụng không mang tính thời sự, quá lẻ, khó nhớ; ảnh trên báo còn mất nét, thiếu chủ đề, không toát nội dung, bố cục không chặt chẽ; thong tin trên báo chí còn một số thông tin thiếu hơi thở cuộc sống, vẫn còn có những số báo có bài viết, lỗi câu sai về tính định hướng, thậm trí là lỗi về tính chính trị. Những hạn chế này đã làm không hấp dẫn công chúng, không hài lòng công chúng, thậm trí mất dần công chúng, có thể dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Trong bức tranh chung của báo chí năm 2014, công tác quản lý báo chí đang đặt ra nhiều vấn đề như: Tình trạng thương mại hóa, xuống cấp đạo đức nhà báo, cạnh tranh của báo chí nước ngoài, sai sót trong khâu sản xuất và kiểm duyệt, đưa tin câu khách…Việc một loạt các cơ quan báo chí bị xử phạt, đình bản đang là tiếng chuông báo động và có sự liên quan mật thiết đến công tác biên tập.Xuất phát từ yêu cầu và nhiệm vụ thực tế vấn đề nâng cao chất lượng công tác biên tập tại các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Công tác biên tập trên báo chí Thái Nguyên” để làm Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.

Ngày đăng: 21/09/2018, 16:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w