A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tôn giáo là một hiện tượng nảy sinh và tồn tại đã từ lâu trong lịch sử xã hội loài người và trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của đời sống xã hội. Ra đời cách đây 2000 năm, đạo Công giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới. Đạo Công giáo truyền bá vào Việt Nam từ thế kỷ XVI XVII. Thanh Hóa là một trong những nơi đạo Công giáo truyền bá vào rất sớm, ở đây có Giáo phận riêng. Bên cạnh một số yếu tố tích cực nhất định, đạo Công giáo để lại nhiều dấu ấn không mấy đẹp đẽ trong cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH). Ngay từ rất sớm, Đảng ta đã nhận thức rõ ràng và sâu sắc vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, xem đó là vấn đề hết sức nhạy cảm. Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; thực hiện đoàn kết giữa những người có tôn giáo và không có tôn giáo, giữa các tôn giáo khác nhau vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Nhờ thực hiện nhất quán quan điểm đó, tín đồ (trong đó có thanh niên Công giáo) ngày càng yên tâm, tin tưởng, tích cực thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện sống “tốt đời, đẹp đạo”. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động lợi dụng tôn giáo nhằm phá vỡ khối đoàn kết toàn dân, phá hoại sự nghiệp cách mạng ở nước ta. Rất dễ ràng nhận thấy là, mấy năm vừa qua và hiện nay, các hội đoàn Công giáo củng cố hoạt động cuốn hút đông đảo tín đồ tham gia, trong đó có một bộ phận không nhỏ là thanh niên. Tình hình đó thể hiện ở nhiều địa phương, ở giáo phận Thanh Hóa, tình hình có phần sâu sắc hơn. Trong khi đó, tuy công tác vận động thanh niên vùng Công giáo ở Thanh Hóa, có nhiều cố gắng nhưng chưa đổi mới kịp so với tình hình. Thanh niên Công giáo Thanh Hóa chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong bộ phận thanh niên, họ đang đứng trước những thách thức lớn. Nhiều nơi thuộc vùng Công giáo tập trung ở Thanh Hóa, tổ chức cơ sở Đoàn chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo. Một bộ phận thanh niên Công giáo mơ hồ về lý tưởng cách mạng, thờ ơ với chính trị, với hoạt động của Đoàn thanh niên; tích cực tham gia các hoạt động trong đời sống tôn giáo. Xuât phát từ vấn đề đặt ra trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Công tác vận động thanh niên Công giáo tập trung của tổ chức cơ sở Đoàn ở Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay”, làm đề tài tiểu luận.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG
Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về thanh niên
Thanh niên là một nhóm xã hội nhân khẩu đặc thù bao gồm những người trong một độ tuổi nhất định, có sự phát triển nhanh chóng về thể chất, tâm lý, trí tuệ, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội; có mối quan hệ gắn bó mật thiết với tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội; là lực lượng xã hội to lớn đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển trong tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc Công tác vận động thanh niên là sự tác động của các chủ thể xã hội tới thanh niên theo những mục tiêu xác định, nhằm bồi dưỡng và phát huy thanh niên, đáp ứng những đòi hỏi vốn có của thanh niên về yêu cầu phát triển của xã hội; là quá trình giáo dục thuyết phục và vận động thanh niên tham gia thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng.
1.1.2 Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên
Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng một khái niệm đầy hình ảnh nói về tuổi thanh niên, Người nói “một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời người khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ vai trò của thanh niên trên cả hai bình diện xã hội và mối quan hệ kết nối quá khứ với tương lai không thể tách rời nhau, khi khẳng định “Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai” Điều này còn phản ánh một tất yếu lịch sử, đó là “bàn giao thế hệ” mỗi thế hệ cách mạng chỉ có thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình trong một chặng đường nhất định Thế hệ đó tất yếu phải được thế hệ đi sau tiếp bước và dần dần thay thế Đó chính là “tiếp sức cách mạng”, “kế tục cách mạng” mà Bác Hồ đã đưa vào khái niệm thanh niên.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh niên Công tác thanh niên là sự nghiệp “trồng người” Năm 1958, trong buổi nói chuyện với lớp học chính trị của các giáo viên cấp II và cấp III toàn miền Bắc Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh luận điểm nổi tiếng “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” Luận điểm “trồng người” của Bác cho thấy rõ con người là nhân tố quyết định sự thành công của cách mạng, sự tiến bộ xã hội và tiền đồ dân tộc Luận điểm “trồng người” của Bác cho thấy rõ tính chất lâu dài, gian khổ của công việc, tức là của quá trình đào tạo, giáo dục mà Bác coi là công việc của trăm năm, qua đó Bác còn cho thấy được mục tiêu mà nền giáo dục của ta phải đạt tới là đem lại một chất lượng mới cho từng người cũng như cho cả dân tộc.
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên là hệ thống quan điểm lý luận của người về vị trí, vai trò của thanh niên trong tiến trình lịch sử qua các thời kỳ cách mạng; về công tác giáo dục thanh niên và về Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh với chức năng là đội hậu bị của Đảng là sự tổng kết lý luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam, tiếp tục định hướng con đường tổ chức thanh niên thành lực lượng cách mạng quanh Đảng và phát huy mọi tiềm năng to lớn của thanh niên vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.1.3 Khái niệm quan điểm của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên
Thanh niên và công tác vận động thanh niên có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Đảng Cộng SảnViệt Nam luôn xác định thanh niên là một lực lượng xã hội hùng hậu, là đội quân xung kích cách mạng, là lớp người kế thừa sự nghiệp cách mạng của Đảng, là lực lượng quyết định sự phát triển tương lai của đất nước, tiền đồ của dân tộc Việt Nam
Vai trò, vị trí quan trọng của thanh niên được xác định bởi thanh niên chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dân số; là nguồn nhân lực có chất lượng cao; lực lượng xung kích trong bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và hội nhập quốc tế; lực lượng tiếp nối các thế hệ cha anh thúc đẩy xã hội phát triển, xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đào tạo, giáo dục thanh niên là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược, là quá trình hình thành lớp người kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc iếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác vận động thanh niên, Đảng ta luôn xác định công tác vận động thanh niên là sự nghiệp “trồng người”, là quá trình “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”, “là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”.
Nội dung công tác vận động thanh niên vùng Công giáo tập
1.2.1 Giáo dục lý tưởng xã hội là nội dung cốt lõi trong công tác vận động thanh niên vùng Công giáo tập trung của tổ chức cơ sở Đoàn ở Thanh Hoá hiện nay
Bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng XHCN cho các thế hệ thanh niên luôn được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đặc biệt coi trọng Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin luôn cho rằng, thanh niên không thể đứng ngoài chính trị Thanh niên của giai cấp công nhân phải được giáo dục theo tinh thần của CNXH.
Xuất phát từ quan niệm chung nêu trên, nội dung giáo dục lý tưởng XHCN cho thanh niên vùng Công giáo tập trung của tổ chức cơ sở Đoàn ở Thanh Hóa hiện nay cần tập trung vào những nội dung cụ thể đó là:
Giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm tạo cho thanh niên Công giáo cơ sở khoa học của niềm tin vào chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên CHXH ở Việt Nam.
Trong tôn giáo, niềm tin được gọi là đức tin Đức tin của thanh niên Công giáo khá sâu sắc Qua trao đổi một số thanh niên vùng Công giáo tập trung ở Thanh Hóa, họ tâm sự rằng, hàng ngày, họ vẫn đi lễ và cầu nguyện.
Họ tin rằng, cầu nguyện là sự gặp gỡ huyền nhiệm với Chúa Cầu nguyện như một tiếng gọi tương giao giữa Thiên Chúa với họ Họ tin tưởng rằng, lời cầu nguyện sẽ được Chúa Cha nhận lời, sẽ được giải thoát cho họ trong đời sống thực.
Bởi vậy, xây dựng niềm tin vào XHCN trên cơ sở quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thanh niên Công giáo là điều hết sức quan trọng Đặc biệt, đứng trước sự thoái trào của CNXH trên thế giới, sự phân hóa giàu nghèo, những tệ nạn xã hội, sự thoái hóa biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên, sự tuyên truyền xuyên tạc của kẻ thù, đã và đang làm cho một bộ phận thanh niên Công giáo dao động về lý tưởng XHCN Họ không đủ cơ sở để cắt nghĩa được biến sự động ấy của xã hội, cũng như những cảnh khó khăn, đói nghèo đang còn hiện nay.
Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, của Đoàn thanh niên.
Truyền thống được hiểu là cơ chế giữ gìn, lưu truyền, tái sản xuất, phát huy và phát triển những kinh nghiệm xã hội, những giá trị xã hội đã tích lũy trong quá khứ.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân ta, trong lịch sử cách mạng của Đảng, của Đoàn, truyền thống yêu nước và cách mạng luôn là tài sản quý báu Truyền thống ấy là nhân tố tạo nên sức mạnh tinh thần, là giá trị cao quý góp phần làm nên sức mạnh to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong một bộ phận thanh niên Công giáo ở Thanh Hóa có sự giảm sút lòng yêu quê hương, đất nước; không tha thiết gắn bó với quê hương Vấn đề hiện nay là làm thế nào để giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, của Đoàn thanh niên cho họ Từ đó biến nó thành giá trị cao đẹp, động lực tinh thần cho thanh niên.
Giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, kiên quyết đấu tranh chống lại các hoạt động lợi dụng tôn giáo phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc, phá hoại sự nghiệp cách mạng nước ta.
Qua khảo sát ở Thanh Hóa hiện nay, nhận thức của thanh niên Công giáo về âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch, phản động chưa đầy đủ, ý thức cảnh giác cách mạng ở một bộ phận thanh niên chưa được đề cao. Phong trào thanh niên vùng Công giáo tập trung tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc chưa sâu rộng, hiệu quả còn thấp Vì vậy, giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an toàn trật tự xã hội, kiên quyết đấu tranh chống lại các hoạt động lợi dụng tôn giáo phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc, phá hoại sự nghiệp cách mạng nước ta cần được tiến hành thường xuyên, sâu rộng trong thanh niên Công giáo.
Chăm lo giáo dục cho thanh niên Công giáo có giác ngộ lý tưởng XHCN, trung thành và kế tục xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc; xung kích thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới quê hương, đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN là nhiệm vụ hết sức to lớn và nặng nề của tổ chức cơ sở Đoàn vùng công giáo tập trung ở Thanh Hóa. Các cấp bộ Đoàn nói chung, mỗi thanh niên Công giáo nói riêng đòi hỏi sự cố gắng cao độ, thể hiện trách nhiệm cao cả của những người thanh niên Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới của Đảng, của dân tộc; tình cảm và trách nhiệm ấy cần phải được biến thành ý chí cách mạng, hành động thực tiễn trong đời sống hàng ngày ở địa phương cơ sở.
1.2.2 Phát triển sâu rộng phong trào hành động cách mạng “thanh niên lập nghiệp” và “tuổi trẻ giữ nước” là nội dung trọng tâm công tác vận động thanh niên vùng Công giáo tập trung của tổ chức cơ sở Đoàn ở Thanh Hoá hiện nay
Trong công tác vận động thanh niên vùng Công giáo tập trung của tổ chức cơ sở Đoàn, nội dung giáo dục lý tưởng XHCN được xác định là nội dung cốt lõi, thì phong trào hành động cách mạng được xác định là nội dung trọng tâm Bởi, hoạt động của Đoàn, các mặt công tác của Đoàn chủ yếu được thể hiện bằng hành động Những hành động nào có sức cuốn hút, lôi kéo một số đông người tham gia, những hành động đó có thể được coi là một phong trào và đảm bảo thắng lợi cho hành động, đương nhiên, người ta phải cố kết với nhau, nương tựa vào nhau Tuy nhiên, trên thực tế cũng có những phong trào mang tính tích cực và những phong trào mang tính tiêu cực, phong trào tự giác và phong trào tự phát. Để triển khai có hiệu quả công tác vận động thanh niên vùng Công giáo tập trung của tổ chức cơ sở Đoàn ở Thanh Hóa thông qua phong trào hành động cách mạng của thanh niên, qua thực tế ở Thanh Hóa, phong trào "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước "cần tập trung vào một số nội dung trọng tâm sau:
* Phong trào "Thanh niên lập nghiệp" tập trung bồi dưỡng để nâng cao trình độ, sự hiểu biết, kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp cho thanh niên.
Thanh niên Công giáo ở Thanh Hoá vừa là một tín đồ của Giáo hội Công giáo, vừa là một thanh niên Việt Nam
Là một tín đồ tôn giáo, thanh niên Công giáo Thanh Hóa chịu sự ràng buộc, chi phối của Giáo hội, qua đó họ được đáp ứng về nhu cầu, lợi ích của mình Để đảm bảo điều đó, họ tham gia vào tất cả những hoạt động tôn giáo trong sự chỉ dẫn của Giáo hội Trong đó, các hoạt động chủ yếu và nổi bật là:
Một là, họ thường xuyên cầu nguyện và đi lễ ở nhà thờ.
Theo khảo sát về vấn đề này thì có 87% thanh niên đi lễ Lý do đi lễ của thanh niên có nhiều khía cạnh khác nhau Họ cầu nguyện và đi lễ thường xuyên với mục đích tìm sự bằng an trong tâm hồn, thanh thản trong tư tưởng, giải thoát cho họ những điều bất hạnh trong cuộc sống, bất trắc trong tình yêu.
Họ đi lễ thường xuyên hàng tuần ở nhà thờ còn bởi sự khuyến khích của gia đình, sự ràng buộc của giáo lý, giáo luật Nhìn chung, việc đi lễ ở nhà thờ của thanh niên là nhu cầu tín ngưỡng, nhu cầu về đời sống tâm linh và đó là việc bình thường
Hai là, hầu hết thanh niên rất tích cực, thậm chí rất say sưa tham gia các hội đoàn Công giáo.
Trên thực tế cho thấy, hoạt động của Hội đoàn Công giáo vừa có sức hấp dẫn với thanh niên, vừa có nhiều ảnh hưởng (cả tích cực và tiêu cực) đối với thanh niên Qua trao đổi với một số thanh niên tham gia các hội đoàn Công giáo ở Nga Sơn, Tĩnh Gia, Thọ Xuân, họ đều có chung một suy nghĩ là thích tham gia hội đoàn, bởi ở đó, được nghe giảng kinh sách, học tập giáo lý, hướng dẫn thực hành các nghi lễ tôn giáo, tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, cắm trại, du khảo.Với tư cách là một thanh niên Việt Nam, thanh niên Công giáo ở Thanh Hóa hiện nay có nhiều chuyển biến tiến bộ trên nhiều mặt.
Mặc dù còn có những khó khăn, hạn chế, đa số thanh niên Công giáo Thanh Hóa có tinh thần yêu nước, biết trân trọng truyền thống cách mạng của các thế hệ cha anh; có ý chí phấn đấu vượt qua những khó khăn, sống và làm việc với tư cách là một người công dân yêu nước.
Bên cạnh những mặt tốt thể hiện trên các hoạt động do Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức, thanh niên Công giáo ở Thanh Hóa cũng có một số hạn chế như sau:
Một là, một bộ phận thanh niên Công giáo thờ ơ với chính trị, bàng quan với thời cuộc.
Qua thực tế khảo sát cho thấy, thanh niên rất ngại sinh hoạt chính trị và tìm hiểu tình hình thời sự trong nước, quốc tế, thái độ chính trị không rõ ràng. Điều này nói lên rằng, thanh niên Công giáo thường lẩn tránh khi phải tỏ rõ thái độ chính trị của mình, thậm chí có tư tưởng đối phó khi cần thiết - nhất là thanh niên ở các địa bàn trực tiếp có nhà thờ Công giáo, sự trả lời của thanh niên về vấn đề này khác xa với suy nghĩ của họ Trong thực tế vài năm qua, số lượng đoàn viên được kết nạp vào Đảng còn thấp so với tổng số đảng viên mới kết nạp.
Hai là, tình trạng thiếu việc làm và thu nhập thấp là một vấn đề xã hội bức xúc hiện nay trong thanh niên Công giáo. Đặc điểm nổi bật của vùng Công giáo tập trung ở Thanh Hóa như đã phân tích, thanh niên chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp (1,4% làm ruộng) Nhưng thực tế, họ không có khả năng giải quyết được Tổ chức cơ sở Đoàn chưa có những giải pháp trợ giúp họ, tạo điều kiện để họ tìm kiếm việc làm, nâng cao đời sống.
Ba là, thanh niên Công giáo Thanh Hóa có nhiều tâm tư, suy nghĩ về hoạt động của Đoàn Thanh niên Họ có nhiều ý kiến đề xuất và thắc mắc.
Thanh niên Công giáo cũng rất muốn được hỗ trợ kinh phí phục vụ cho nhu cầu hoạt động Hoạt động của Đoàn thanh niên phụ thuộc vào nhiều yếu tố (cả chủ quan và khách quan), trong đó có yếu tố về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động Thực tế, kinh phí hoạt động của Đoàn còn rất khó khăn, làm cho không ít Đoàn cơ sở, Chi đoàn lúng túng, chưa triển khai hoạt động Khả năng tạo nguồn vốn từ nội lực của Đoàn thanh niên không dễ dàng, chưa nói rằng ở nhiều nơi không thể thực hiện được - nhất là khu vực nông thôn, vùng Công giáo tập trung.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG THANH NIÊN VÙNG CÔNG GIÁO TẬP TRUNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN Ở
Khái quát chung về đặc điểm vùng Công giáo tập trung ở Thanh Hoá 13 2.2 Thực trạng công tác vận động thanh niên vùng Công giáo tập
2.1 Khái quát chung về đặc điểm vùng Công giáo tập trung ở Thanh Hoá
2.1.1 Khái quát về đặc điểm địa lý, dân cư
Thanh Hóa là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, nằm ở 190 18’ vĩ độ Bắc và 1040 25’ - 1060 05’ kinh độ Đông, chỗ rộng nhất theo chiều Bắc - Nam là 95km và rộng nhất theo chiều Đông - Tây là 189 km; phía Bắc giáp các tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào; phía Nam giáp Nghệ An; phía Đông là biển Đông.
Thanh Hóa cách thủ đô Hà Nội 153 km về phía Nam, có 98 km đường quốc lộ 1A đi qua Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 11.168 km2 , có 70% đất đai là núi đồi và rừng, có trên 500 km địa giới tỉnh và quốc gia, khoảng 102 km bờ biển Toàn tỉnh được chia thành ba vùng lớn là: Vùng đồng bằng 1.864,23 km2 ; vùng ven biển 1.141,89 km2 ; vùng trung du và miền núi 7.893,41 km2 ; còn lại là đảo, sông và hồ (268,47 km2 ).
Hệ thống sông ở Thanh Hóa theo bướng Tây-Bắc - Đông-Nam và Đông-Tây đều đổ ra biển Đông Biển Thanh Hóa thuộc vịnh Bắc Bộ, phía ngoài cách bờ biển khoảng 290 km có đảo Hải Nam (của Trung Quốc) diện tích thềm lục địa 18.000 km2 , biển nông và bằng phẳng Có thể nói ThanhHóa như là một hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam với đủ các vùng rừng núi, trung du, đồng bằng và thềm lục địa, có khả năng xây dựng và phát triển tương đối toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội Thanh Hóa là một tỉnh dân số đông, (tính đến tháng 1 năm 2000 là 3 triệu 562 nghìn 357 người), đứng thứ hai so với các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Thanh Hóa là một trong những cái nôi của nền văn hóa dân tộc với: Văn hóa Núi Đọ (Sơ kỳ thời đại đá cũ); Văn hóa Sơn Vi (Hậu kỳ thời đại đá cũ); Văn hóa Hòa Bình; Văn hóa Bắc Sơn; Văn hóa Đa Bút (thời đại Đá mới); Văn hóa Hoa Lộc (thời Đồng Đá); Văn hóa Đông Sơn và Bộ Cửu Chân thời Hùng Vương Nhân dân Thanh Hóa cũng đã đóng góp nhiều sức người, sức của vào quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Tuy nhiên, là tỉnh có bờ biển dài, rộng và bằng phẳng, có những cửa lạch lớn thuận lợi cho giao thông đường biển, Thanh Hóa là tỉnh ở miền Bắc nước ta đạo Công giáo truyền bá vào rất sớm.
2.1.2 Đặc điểm vùng Công giáo tập trung ở Thanh Hoá
Từ tình hình đạo Công giáo ở Thanh Hóa, thực tế khảo sát các vùng công giáo tập trung, bước đầu có thể rút ra một số đặc điểm như sau:
Một là, đạo Công giáo Thanh Hóa không có vùng toàn tòng mà chỉ có vùng tập trung hoặc đan xen trong các vùng dân cư, có các tôn giáo khác hoặc không có tôn giáo.
Cho đến nay, Thanh Hóa có 18/27 huyện thị, thành phố có tín đồ theo đạo Công giáo, được rải rác từ vùng biển tới khu vực miền núi Tổng số giáo dân là 140.000 với 22.316 hộ (thống kê của Tòa giám mục Thanh Hóa là 111.520 người, của Ban Tôn giáo ủy ban nhân dân tỉnh là 120.000 người). Toàn tỉnh có 46 xứ đạo và phiên, 232 họ đạo, có 1 Giám mục, 35 linh mục, 7 tu sĩ và 63 nữ tu, có 267 người tham gia ban hành giáo, 85 phó, chánh trương.
Cơ sở thờ tự có 44 nhà thờ xứ, 1 nhà thờ phiên, 188 nhà thờ họ, 12 nhà huyện,
5 nhà dòng và Tòa giám mục Một số huyện có đông tín đồ như Thọ Xuân, Nga Sơn, Tĩnh Gia, Vĩnh Lộc [5, tr 3].
Hai là, Giáo dân Thanh Hóa phần đông là người lao động, chủ yếu là nông dân, ngư dân Họ là những người cần cù lao động, gắn bó với quê hương, có tinh thần đoàn kết cộng đồng. Điều kiện tự nhiên của vùng giáo dân Thanh Hóa, trừ thành phố ThanhHóa, chủ yếu là ven biển, vùng sâu, vùng xa, vùng thường xuyên gặp nhiều khó khăn về điều kiện sản xuất, đi lại, điện nước sinh hoạt, điều kiện học hành của các em và các nhu cầu văn hóa khác.
Những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, đồng bào giáo dân đã hưởng ứng tích cực, phát huy nguồn lực của cộng đồng, đầu tư sản xuất, chuyển dịch cơ cấu, đa dạng hóa ngành nghề, góp phần thúc đẩy kinh tế
- xã hội ở mỗi vùng dân cư ngày càng phát triển Nhiều giáo dân ở vùng đồng bằng Trung du, vùng Biển đã hòa nhập với phong trào chung, đầu tư chiều sâu, mở rộng ngành nghề truyền thống, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa.
Ba là, Giáo dân Công giáo tỉnh Thanh Hóa về đời sống vật chất và tinh thần, những năm gần đây, tuy đã được cải thiện, song so với yêu cầu chung thì còn nhiều thấp kém; giác ngộ chính trị thấp, nhiều người thiếu hiểu biết về pháp luật, ý thức vươn lên làm chủ chưa cao, nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng có xu hướng tăng.
Trong nhiều khó khăn của giáo dân hiện nay thì vấn đề gia tăng dân số được xem như là biểu hiện của kết quả và đồng thời là nguyên nhân của tình trạng này Tỷ lệ tăng dân số cao, có nơi còn quá cao, tỷ lệ người sinh con thứ
3 khá phổ biến [57, tr 4] Ví như ở xã Thọ Xương (Thọ Xuân) tỷ lệ sinh năm
1998 là 1,4%; năm 1999 là 1,47%; dự kiến năm 2000 sẽ là trên 1,5% Trong khi đó, mặt bằng chung của toàn huyện Thọ Xuân về tỷ lệ sinh là 0,86%.
Nhìn chung vùng Công giáo Thanh Hóa phổ biến là khó khăn, trình độ dân trí thấp, đời sống còn những thiếu thốn Đa số giáo dân biết ơn Đảng vàNhà nước đã cứu vớt họ thoát khỏi áp bức bóc lột, đói nghèo của địa chủ phong kiến và đế quốc Đời sống đang được ổn định, cải thiện với những chuyển biến mới, tích cực Tư tưởng giáo dân phấn khởi, tin tưởng xây dựng cuộc sống mới Những mặt hạn chế trong giáo dân và đời sống của giáo dân,vừa có yếu tố chủ quan từ bản thân nhận thức và hoạt động thực tiễn của họ,vừa có yếu tố khách quan về điều kiện địa lý, xã hội và sự tác động mạnh mẽ của tổ chức Giáo hội ở Thanh Hóa.
2.2 Thực trạng công tác vận động thanh niên vùng Công giáo tập trung của tổ chức cơ sở Đoàn ở Thanh Hoá hiên nay
2.2.1 Những thành tựu đạt được
Trong khu vực vùng Công giáo tập trung, công tác vận động thanh niên đã quan tâm đến một số vấn đề và đã đạt được những kết quả như sau:
Một là, Công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đoàn được quan tâm và đẩy mạnh.
Nguyên nhân
2.3.1 Nguyên nhân của những thành tựu
Những kết quả đạt được trong công tác vận động thanh niên vùng Công giáo tập trung của tổ chức cơ sở Đoàn ở Thanh Hóa thời gian qua xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản đó là:
Nguyên nhân thứ nhất: Chính sách đổi mới đúng đắn của Đảng, Nhà nước về công tác tôn giáo không chỉ tạo ra sự chuyển đổi nhận thức trong đội ngũ cán bộ cơ sở, mà còn đối với lực lượng thanh niên tín đồ Công giáo Họ bớt đi những mặc cảm; tư tưởng tự tin, phấn khởi hòa nhập với trong phong trào thanh niên Họ nhận thức rõ giá trị đích thực của đời sống thực tại, cảm nhận được lợi ích chính đáng khi tham gia phong trào thanh niên; trong niềm tin tôn giáo tính "cuồng tín" giảm đi.
Nguyên nhân thứ hai: Trong quá trình xây dựng chủ trương công tác, nội dung và phương thức hoạt động, các cấp bộ Đoàn đã bám sát định hướng chỉ đạo của Đoàn cấp trên, bám sát tình hình, nhiệm vụ chính trị của địa phương Đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở, Chi đoàn nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm Đó là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh của phong trào cơ sở trong công tác vận động thanh niên Công giáo ở Thanh Hóa trong thời gian qua.
Nguyên nhân thứ ba: Từ sau khi có Nghị quyết 04 của BCH Trung ương Đảng (khóa VII) về công tác thanh niên trong thời kỳ mới và các Nghị quyết, Chỉ thị, Nghị định của Bộ Chính trị, của BCHTW Đảng, của Nhà nước về công tác tôn giáo, các cấp ủy Đảng, Chính quyền cơ sở xác định rõ hơn trách nhiệm lãnh đạo công tác vận động tín đồ Công giáo là thanh niên; quan tâm lãnh đạo, tạo điều kiện cho tổ chức cơ sở Đoàn làm tốt công tác vận động thanh niên.
Nguyên nhân thứ tư: Hàng ngũ chức sắc Công giáo, các ban hành giáo đã có những chuyển biến nhất định về nhận thức, tạo sự đồng tình, ủng hộ phong trào thanh niên trong một số nội dung nhất định, tạo được nguồn động viên, khích lệ thanh niên hăng hái tham gia các hoạt động.
2.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
Nguyên nhân thứ nhất: Đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở, Chi đoàn vùng
Công giáo tập trung ở Thanh Hóa hiện nay, nhìn chung, còn nhiều hạn chế về trình độ và năng lực công tác Hoạt động chủ yếu từ kinh nghiệm sẵn có, liên tục có sự biến động, thay đổi Trong khi đó, các cấp bộ Đoàn thiếu tính chủ động trong việc bồi dưỡng, tạo nguồn quy hoạch ở nhiều nơi hẫng hụt trong bộ máy cán bộ Cán bộ khi được bầu cử vào nhiệm vụ công tác chưa được chuẩn bị tốt về tư tưởng, kỹ năng nghiệp vụ; sự hiểu biết trên các lĩnh vực, không tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Nguyên nhân thứ hai: Thanh niên Công giáo còn bị ràng buộc bởi giáo lý, giáo luật Công giáo, bởi sự quản lý và khuyến khích của gia đình về sinh hoạt trong đời sống tôn giáo, bởi sự hoạt động sôi động của các hội đoàn Công giáo hiện nay Họ ít có thời gian, cơ hội để tham gia phong trào thanh niên.
Nguyên nhân thứ ba: Sự chỉ đạo của Đoàn cấp trên còn có tình trạng chồng chéo, không xác định cụ thể nội dung cho từng đối tượng, từng vùng, miền dẫn tới cơ sở Đoàn lúng túng, bị động kế hoạch công tác Các cấp bộ Đoàn chậm đổi mới về phương thức hoạt động, tác phong hành chính, buông lỏng kiểm tra, đôn đốc, không kịp thời tổ chức rút kinh nghiệm mô hình chỉ đạo cũng như tiến hành việc thi đua khen thưởng, do đó, không tạo được động lực cho phong trào.
Nguyên nhân thứ tư: Sự phối hợp giữa Đoàn cơ sở với các đoàn thể nhân dân địa phương chưa thường xuyên, không tạo nên sức mạnh đồng bộ cho công tác vận động thanh niên dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Đại hội lần thứ XIV Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã khẳng định: Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nhiều nơi còn chậm đổi mới về tổ chức và phương thức nên hoạt động chưa mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên,đoàn viên, do đó quần chúng chưa thật gắn bó với tổ chức Đội ngũ làm công tác quần chúng nhiều nơi vừa yếu năng lực, vừa thiếu nhiệt tình và không ổn định [56, tr 14].
GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG THANH NIÊN VÙNG CÔNG GIÁO TẬP TRUNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN Ở THANH HOÁ TRONG THỜI GIAN TỚI
Yêu cầu đặt ra trong quá trình công tác vận động thanh niên nói
Các hoạt động giao lưu quốc tế thanh niên trong khu vực, trên thế giới sẽ phát triển mạnh hơn; ảnh hưởng của các quốc gia, các tổ chức chính trị, xã hội, tôn giáo tới thanh niên ngày càng tăng, tác động không nhỏ tới thế hệ trẻ dân tộc Mặt khác, cơ chế kinh tế thị trường, các tiêu cực và tệ nạn xã hội, âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động trong chiến lược "Diễn biến hòa bình" sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới thanh niên [58, tr 251] Trong khi đó, thanh niên nói chung và thanh niên Công giáo nói riêng là một lực lượng đông đảo của xã hội, là nguồn lực to lớn có vai trò quyết định trong sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước Họ là lớp người đã trưởng thành về mặt thể chất nhưng chưa trưởng thành về mặt xã hội Trên con đường lập thân, lập nghiệp họ vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức.
Từ tình hình chung đó, công tác vận động thanh niên vùng Công giáo tập trung của tổ chức cơ sở Đoàn ở Thanh Hóa đã và đang đặt ra một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, định hướng đổi mới công tác vận động thanh niên trên cơ sở đa dạng hóa nội dung và phương thức hoạt động của Đoàn, của Hội, phù hợp với thực tiễn cơ sở và tình hình thanh niên Công giáo, mũi nhọn trọng tâm là chăm lo giáo dục lý tưởng XHCN, nâng cao sự hiểu biết và nhận thức chính trị cho thanh niên; tổ chức phong trào hành động cách mạng trong thanh niên trên cơ sở phát huy tốt nhất lực lượng và tiềm năng, tính tích cực, tự giác của thanh niên Vượt qua sự hời hợt, hình thức của phong trào, hướng tới sự nhanh nhạy, sáng tạo và thiết thực.
Hai là, công tác cán bộ và chính sách đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở Đoàn vùng Công giáo tập trung cần được quan tâm đúng mức của cấp ủy Đảng, chính quyền Nhà nước, đồng thời, tổ chức cơ sở Đoàn phải chủ động và tích cực tham mưu.
Hiện nay, đội ngũ cán bộ cơ sở Đoàn vùng Công giáo tập trung ở Thanh Hóa còn nhiều bất cập về chế độ chính sách, về cơ cấu tổ chức, về trình độ - nhất là năng lực công tác vận động thanh niên Do đó, các cấp bộ Đoàn cần coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở Đoàn vùng Công giáo tập trung thực sự ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn cách mạng mới; tích cực tham mưu cho cấp ủy Đảng thực hiện chế độ đãi ngộ, chính sách sử dụng sau thời gian làm công tác thanh niên.
Công tác vận động thanh niên vùng Công giáo tập trung của tổ chức cơ sở Đoàn ở Thanh Hóa, thời gian qua đã có những chuyển biến tốt Một số cơ sở Đoàn thực sự nhanh nhạy, vươn lên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu và lợi ích chính đáng của thanh niên nói chung, thanh niên công giáo nói riêng Đa số thanh niên Công giáo đã và đang hòa nhập với phong trào thanh niên; gắn kết hơn với tổ chức Đoàn; thấy được sự hữu ích khi đến với Đoàn, với HộiLHTN Tuy nhiên, là một tín đồ của đạo Công giáo, một thanh niên ViệtNam, bên cạnh những cố gắng, tiến bộ, thanh niên Công giáo ở Thanh Hóa còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Những giải pháp chủ yếu tăng cường công tác vận động thanh niên vùng Công giáo tập trung của cơ sở Đoàn ở Thanh Hoá trong thời
3.2.1 Bám sát định hướng lãnh đạo của Đảng, kiên trì vận động, thuyết phục với phương thức phong phú, linh hoạt, tạo nên phong trào sâu rộng ở các cơ sở Đoàn vùng Công giáo tập trung
Công tác giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tổ chức phong trào hành động cách mạng trong thanh niên cần hết sức coi trọng chất lượng và hiệu quả, không thể cứng nhắc và chạy theo hình thức, không thể chỉ có bề rộng mà không có bề sâu, nội dung đề ra thiết thực nhưng phải trở thành hành động thực tiễn của thanh niên Điều đó đòi hỏi tổ chức cơ sở Đoàn phải vận dụng những phương thức phong phú, linh hoạt, kiên trì vận động, thuyết phục thanh niên Thanh niên nói chung, thanh niên Công giáo nói riêng, hiện nay có suy nghĩ và hành động khá phức tạp, mặt tích cực và tiêu cực đan xen nhau, như
“cá nhân hóa ”, đa dạng hóa; muốn thoát khỏi sự ràng buộc của cha anh về cách sống, cách nghĩ, cách làm ở khu vực Công giáo, thanh niên vừa chịu sự ràng buộc của gia đình, của giáo lý, giáo luật, vừa có điểm tương đồng trong các đối tượng thanh niên là thích hòa nhập cộng đồng, có khát vọng vươn tới.
Bây giờ không phân biệt, giới nào cũng phải đứng chung trong một tổ chức duy nhất Nhưng điều đó không phải sẽ cột chặt tất cả sự hoạt động riêng của mỗi giới, không cho tự phát triển, miễn là những hoạt động ấy không đi ngược lại với hướng hoạt động chung của toàn thể “ [34, tr 29] Tập hợp, đoàn kết thanh niên Công giáo vào hoạt động, vào tổ chức là một quá trình đòi hỏi tinh thần sáng tạo của tổ chức cơ sở Đoàn vùng Công giáo tập trung Đặc biệt, phải đi sâu, đi sát thanh niên; hiểu được tâm tư, khát vọng của họ; lắng nghe ý kiến mà họ quan tâm.
Kiên trì, nhẫn nại, bền bỉ Song phải được tiến hành với những phương thức, mô hình thích hợp, đáp ứng nhu cầu và lợi ích chính đáng của họ Một số phương thức, mô hình hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn vùng Công giáo tập trung ở Thanh Hóa, từ kinh nghiệm thực tế, cần chú trọng đó là: Tổ chức các hoạt động giáo dục lý tưởng XHCN, giáo dục truyền thống gắn với phong trào thi đua hành động cách mạng Phát động các cuộc thi tìm hiểu, thi giọng hát hay, các cuộc tọa đàm, các diễn đàn thanh niên như “cần kiệm là nếp sống đẹp của thanh niên”, biểu dương gương người tốt, việc tốt thông qua bình xét sau mỗi đợt phát động phong trào thi đua Xây dựng các mô hình, điển hình, điểm chỉ đạo theo khu vực Chi đoàn không Công giáo,Chi đoàn Công giáo toàn tòng, Chi đoàn đan xen Công giáo và không Công giáo lấy đó làm hạt nhân để gây ảnh hưởng, lan tỏa tới các đối tượng thanh niên Công giáo, chi đoàn thanh niên Công giáo.
Các hoạt động giáo dục cần đan xen cùng tổ chức các phong trào hành động cách mạng thiết thực, nội dung cụ thể, hết sức tránh việc tuyên truyền, giáo dục chung chung, trừu tượng Đối tượng thanh niên Công giáo với những mặc cảm tôn giáo của họ không phải dễ dàng vượt qua Cần thức tỉnh lương tri của họ trên tinh thần đoàn kết, hòa hợp, từ sự tiếp nhận thông tin để họ hiểu, nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi, hòa nhập vào phong trào hành động chung của Đoàn thanh niên Đó là một quá trình công phu và cũng không ít khó khăn, song bất luận điều kiện nào, tổ chức cơ sở Đoàn cũng phải thực hiện cho bằng được.
Lênin trong tác phẩm “Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo” đã viết: “ sẽ thật là vô lý, nếu tưởng rằng người ta có thể đánh tan được những thiên kiến tôn giáo chỉ bằng tuyên truyền không thôi” [28, tr 174] Dù đối tượng thanh niên nào, trong hoàn cảnh nào, nếu chúng ta biết cách tổ chức và phát động thì công việc nhất định sẽ thành công.
Yêu cầu đặt ra là, các nội dung hoạt động trên cơ sở bám sát định hướng lãnh đạo của cấp ủy Đảng, nhiệm vụ chính trị của địa phương phải được xây dựng thành kế hoạch cho từng thời gian, ở từng Chi đoàn cụ thể; phải tổ chức thường xuyên, liên tục, khắc phục cách làm mùa vụ, lặp đi lặp lại tạo nên sự nhàm chán; cần tạo nên sức hấp dẫn mới, khuyến khích nhu cầu, hứng thú được tham gia của thanh niên; định ra việc gì quyết làm bằng được,
“ chớ ham làm mau, làm rầm rộ Làm ít mà chắc chắn hơn là làm nhiều, cứ tiến tới dần dần” [37, tr 540] Đó giải pháp quan trọng trong công tác vận động thanh niên vùng Công giáo tập trung.
3.2.2 Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đoàn vùng Công giáo tập trung vững mạnh, thực sự là hạt nhân chính trị phong trào thanh niên
Công tác vận động thanh niên là một công tác rất lớn, một nhiệm vụ rất quan trọng của Đoàn mà Đảng luôn quan tâm lãnh đạo Muốn làm tốt nhiệm vụ này, vấn đề xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đoàn là một trong những giải pháp quan trọng Bởi lẽ, Đoàn thanh niên trước hết là tổ chức của những thanh niên tiên tiến nhưng Đoàn là người đại diện lợi ích chính đáng của thanh niên Vì vậy, Đoàn cũng là tổ chức của thanh niên,vì thanh niên “phải thường xuyên củng cố tổ chức, phải phát triển Đảng và Đoàn thanh niên lao động một cách tích cực và vững chắc” [39, tr 530].
Muốn xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đoàn ở vùng Công giáo tập trung, tất cả đoàn viên, (dù Công giáo hay không Công giáo), phải gương mẫu Đây là một yêu cầu tất yếu Đoàn mạnh, khi mỗi thành viên trong tổ chức đều mạnh Chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn được nâng lên từ chất lượng đoàn viên và ngược lại Quán triệt sâu sắc vấn đề đó, BCHTW Đoàn (khóa VI) đã có Nghị quyết 424 năm 1995 về nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn, chất lượng đoàn viên với giải pháp triển khai sâu rộng “chương trình rèn luyện đoàn viên” tới các cơ sở Đoàn Điều đó được đặt ra do trong thực tế không phải mọi đoàn viên trong tổ chức Đoàn đều đã là những người gương mẫu. Để củng cố tổ chức cơ sở Đoàn vùng Công giáo tập trung, chúng ta còn phải đa dạng hóa loại hình tổ chức tập hợp, đoàn kết thanh niên thông qua tổ chức Hội liên hiệp thanh niên.
Hội LHTN là mặt trận rộng rãi, nơi mà thanh niên tìm thấy những hoạt động tập thể theo nguyện vọng, sở thích, bổ ích cho bản thân Phải tiếp tục quán triệt một cách sâu sắc nhận thức về vai trò của tổ chức cơ sở Đoàn trong công tác vận động thanh niên, coi trọng xây dựng tổ chức Hội LHTN, đa dạng hóa các loại hình tổ chức tập hợp thanh niên theo từng đối tượng thanh niên,từng lĩnh vực thanh niên Có loại hình tồn tại lâu dài, được phát triển rộng như Chi hội thanh niên theo địa bàn dân cư, Chi hội thanh niên theo nhóm nghề nghiệp, đối tượng Lại có loại hình tổ chức chỉ tồn tại trong từng giai đoạn, từng phần việc cụ thể.
Tổ chức sinh hoạt của Đoàn, của Hội ở vùng Công giáo tập trung, theo chúng tôi, càng phải quan tâm lựa chọn thời gian thích hợp Duy trì chế độ sinh hoạt theo Điều lệ Đoàn quy định, song không nên tổ chức trùng lặp cùng thời gian đi lễ của thanh niên Công giáo.
3.2.3 Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt Đoàn, hội vùng Công giáo tập trung thực sự là “thủ lĩnh” chính trị của thanh niên
Công tác vận động thanh niên vùng Công giáo tập trung là sự tác động tới một đối tượng đặc thù, được xem là một khoa học, một nghệ thuật Đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ luôn có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt.
C Mác và Ph.Ăngghen là những người đặt nền móng cho vấn đề cán bộ của giai cấp vô sản Các ông cho rằng, mỗi thời đại, xã hội muốn phát triển được đều phải có một đội ngũ cán bộ tương ứng cho thời kỳ lịch sử của mình. Nghĩa là công tác cán bộ cũng phải vận động và phát triển theo sự vận động của cách mạng.