52 2.4 Đề xuất một số biện pháp sử dụng công cụ được thiết kế theo cách tiếp cận PISA để đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 5 ..... Xu hướng đánh giá kết quả học tập môn
Trang 1THEO CÁCH TIẾP CẬN PISA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học
HÀ NỘI, 2018
Trang 2THEO CÁCH TIẾP CẬN PISA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học
Người hướng dẫn khoa học ThS Nguyễn Thị Hương
HÀ NỘI, 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Cô giáo - ThS
Nguyễn Thị Hương đã tận tình, chỉ bảo hướng dẫn em trong quá trình hoàn
thành khóa luận này
Em xin trân trọng cảm ơn các Thầy/Cô trong khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận
Em xin trân trọng cảm ơn các Thầy/Cô tại các trường Tiểu học Tiến Thịnh B, trường Tiểu học Văn Khê A, trường tiểu học Quang Minh đã giúp
đỡ em trong quá trình tìm hiểu cơ sở thực tiễn cho khóa luận
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian và năng lực hạn chế, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót Em mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý Thầy/Cô và các bạn để hoàn thiện hơn vấn đề nghiên cứu
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Nguyễn Thị Quyên
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của ThS Nguyễn Thị Hương Các kết quả nghiên cứu
của đề tài này là trung thực và chưa có công bố dưới bất kì hình thức nào trước đây Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Nguyễn Thị Quyên
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp 4
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh lớp 5 theo cách tiếp cận PISA 5
1.1 Cơ sở lí luận 5
1.1.1 Đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 5 5
1.1.2 Đánh giá năng lực toán học của PISA 15
1.1.3 Công cụ đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 5 theo tiếp cận PISA 24
1.2 Cơ sở thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng việc đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 5 theo cách tiếp cận PISA 28
1.2.1 Mục đích điều tra 28
1.2.2 Nội dung điều tra 28
1.2.3 Đối tượng điều tra 28
1.2.4 Thời gian điều tra 28
1.2.5 Phương pháp điều tra 28
1.2.6 Kết quả điều tra 29
Chương 2 Xây dựng công cụ đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh lớp 5 theo cách tiếp cận PISA 34
2.1 Nguyên tắc xây dựng quy trình 34
2.2 Quy trình xây dựng công cụ theo quan điểm PISA 35
Trang 62.3 Vận dụng quy trình xây dựng công cụ đánh giá kết quả học tập môn toán lớp 5 theo tiếp cận PISA 41 2.3.1 Vận dụng quy trình thiết kế công cụ đánh giá kết quả học tập nội dung Số học và phép tính 41 2.3.2 Vận dụng quy trình thiết kế công cụ đánh giá kết quả học tập nội dung Yếu tố hình học 47 2.3.3 Vận dụng quy trình thiết kế công cụ đánh giá kết quả học tập nội dung Đại lượng và đo đại lượng 52 2.4 Đề xuất một số biện pháp sử dụng công cụ được thiết kế theo cách tiếp cận PISA để đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 5 56
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 PHỤ LỤC
Trang 7Lớp 5 là lớp cuối cùng cấp tiểu học, hệ thống lại tất các kiến thức đã học, thuộc giai đoạn học tập sâu và có vai trò chuyển cấp nên có vị trí rất quan trọng Môn Toán lớp 5 cung cấp cho học sinh kiến thức, cách giải các bài toán có nhiều ứng dụng trong thực tế như số thập phân, tỉ số phần trăm, diện tích, thể tích, toán chuyển động góp phần hoàn thiện và hệ thống các mạch kiến thức, kĩ năng Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ giữa số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực, nhờ đó học sinh có thể nhận thức được một số mặt của thế giới xung quanh và biết được các hoạt động trong thực tiễn đời sống Ngoài việc chú trọng đến rèn luyện kĩ năng tính và giải toán, môn Toán lớp 5 còn chú trọng phát triển tư duy, bồi dưỡng cho học sinh các phương pháp như suy luận, giải quyết vấn đề nhằm góp phần phát triển trí thông minh, linh hoạt, sáng tạo và hình thành các phẩm chất quan trọng của người lao động như cần cù, chịu khó, làm việc có kế hoạch, nề nếp
Trang 8Đánh giá kết quả học tập là một khâu quan trọng không chỉ xác định thành tích học tập mà còn cung cấp tư liệu cho quá trình xây dựng mục tiêu dạy học Đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh ở Tiểu học là một giải pháp quan trọng để động viên, khuyến khích, hướng dẫn học sinh chăm chỉ học tập, biết cách tự học có hiệu quả, tin tưởng vào sự thành công trong học tập; góp phần rèn luyện các đức tính trung thực, dũng cảm, khiêm tốn,
1.2 Xu hướng đánh giá kết quả học tập môn Toán Tiểu học hiện nay
và đánh giá theo tiếp cận PISA
Xu hướng đánh giá kết quả học tập môn Toán Tiểu học hiện nay giúp giáo viên thu thập được những thông tin về năng lực toán học, mức độ nhận thức để điều chỉnh được quá trình dạy học Toán tiếp theo Hiện nay theo yêu cầu của thông tư 22 đánh giá học sinh thông qua những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh
để đánh giá năng lực của học sinh
Đánh giá theo tiếp cận PISA không chỉ khảo sát năng lực trong và ngoài chương trình học của học sinh mà còn yêu cầu các em nêu lên động lực học, niềm tin vào bản thân và các phương pháp học Chương trình còn được
tổ chức thường xuyên và định kì giúp cho các nước tham gia có cơ hội theo dõi sự tiến bộ của mình trong việc đáp ứng mục tiêu học tập mấu chốt Những đặc điểm theo cách tiếp cận PISA đã hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu đánh giá về năng lực của học sinh trong đó có năng lực Toán học
1.3 Thực tiễn đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 5
Đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 5 được chú trọng, được thực hiện đúng theo thông tư 22 Tuy nhiên, giáo viên còn lúng túng trong việc quan sát hành vi của học sinh để đánh giá quá trình, lúng túng trong việc đưa ra các nhận xét và đặc biệt là giáo viên còn sử dụng các công
cụ đánh giá chưa phù hợp, các bài tập, phiếu hỏi không thể hiện được các biểu
Trang 9hiện, năng lực của học sinh Từ đó cho thấy việc đánh giá còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa thực sự phát huy được vai trò của việc đánh giá dẫn đến kết quả đánh giá chưa được hiệu quả Và chưa có nhiều giáo viên biết, thiết kế được đánh giá theo cách tiếp cận PISA
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài:
“Xây dựng công cụ đánh giá kết quả học tập môn Toán lớp 5 theo cách tiếp cận PISA.”
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là xây dựng công cụ đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 5 theo cách tiếp cận PISA góp phần nâng
cao chất lượng dạy học Toán ở trường tiểu học hiện nay
3 Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh Tiểu học theo cách tiếp cận PISA
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Thiết kế công cụ và việc xây dựng hệ thống bài tập đánh giá kết quả học tập môn Toán theo cách tiếp cận PISA
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu nội dung chương trình môn toán lớp 5 và công cụ là bài tập toán dạng trắc nghiệm khách quan và tự luận
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 5 theo cách tiếp cận PISA
- Tìm hiểu thực trạng về đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 5 theo cách tiếp cận PISA
- Xây dựng công cụ đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 5 theo cách tiếp cận PISA
Trang 10- Đề xuất một số biện pháp sử dụng công cụ đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 5 theo cách tiếp cận PISA
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp thống kê
6 Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của khóa luận bao gồm hai chương sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 5 theo cách tiếp cận PISA
Chương 2: Xây dựng công cụ đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 5 theo cách tiếp cận PISA
Trang 11Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc đánh giá kết quả học tập
môn toán của học sinh lớp 5 theo cách tiếp cận PISA
- Theo bảng thuật ngữ đối chiếu Anh - Việt : Thuật ngữ “assessment”
có nghĩa là kiểm tra đánh giá Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, hình
thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, theo những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc [9]
- Theo Trần Tuyết Oanh: “Đánh giá là hoạt động của con người nhằm
phán xét về một hay nhiều đặc điểm của sự vật, hiện tượng, con người theo những quan niệm và chuẩn mực nhất định mà người đánh giá cần tuân theo” [5]
- Trong giáo dục, đánh giá là quá trình thu thập và lí giải kịp thời, có
hệ thống các thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân về chất lượng
và hiệu quả giáo dục căn cứ và mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho việc điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo [9]
- Trong dạy học, đánh giá được xem xét như một quá trình liên tục và
là một phần của hoạt động giảng dạy [9]
Trang 12* Đánh giá kết quả học tập
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một quá trình thu thập các thông tin về kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh một cách đầy đủ, đúng đắn, chính xác với năng lực học tập của học sinh Từ đó hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của việc học tập, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra [2]
* Đánh giá kết quả học tập môn Toán
- Đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh là một quá trình thu thập các thông tin về kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh một cách đầy đủ, đúng đắn, chính xác với năng lực học toán của học sinh Từ đó hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của việc học toán, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra [2]
* Đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 5
Kế thừa quan niệm về đánh giá, đánh giá kết quả học tập và đánh giá kết quả học tập môn Toán của các tác giả, chúng tôi xin đưa ra quan niệm về đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 5 như sau:
- Đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh của học sinh lớp 5 là một quá trình thu thập các thông tin về kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh lớp 5 một cách đầy đủ, đúng đắn, chính xác với năng lực học toán của học sinh lớp 5 Từ đó hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của việc học toán, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn lớp 5 đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng dạy học môn toán
1.1.1.2 Vai trò
Đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 5 có vai trò quan trọng:
Trang 13* Đối với học sinh lớp 5:
- Theo R.F.Marger: “Đánh giá là việc miêu tả tình hình của học sinh
và giáo viên để dự đoán công việc phải tiếp tục và giúp học sinh tiến bộ.”
Hơn thế nữa, việc thực hiện đánh giá có hệ thống và thường xuyên
nhằm cung cấp kịp thời những thông tin “liên hệ ngược” giúp học sinh lớp 5
điều chỉnh hoạt động học của bản thân và phát triển các kĩ năng, kĩ xảo, hoạt động sáng tạo và phát triển trí tuệ cho học sinh
* Đối với giáo viên dạy toán lớp 5: Cung cấp cho giáo viên những thông tin “liên hệ ngược ngoài” giúp người học điều chỉnh hoạt động học và giúp
chính giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy (phản hồi về quá trình dạy học)
* Đối với cán bộ quản lí giáo dục: Cung cấp cho cán bộ quản lí giáo
dục thông tin về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn điều chỉnh những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay, đảm bảo thực hiện tốt những mục tiêu giáo dục đã đề ra
1.1.1.3 Nội dung đánh giá
* Nội dung đánh giá môn Toán lớp 5 phải bao gồm các kiến thức và kĩ năng cơ bản, trọng tâm về:
+ Kết quả học tập nội dung Số học và phép tính
+ Kết quả học tập nội dung Yếu tố Hình học
+ Kết quả học tập nội dung Đại lượng và đo đại lượng
+ Kết quả học tập nội dung Giải toán có lời văn
+ Kết quả học tập nội dung Yếu tố thống kê
+ Kết quả học tập nội dung Giải bài toán
* Dựa trên các mục tiêu dạy học toán ở lớp 5, chúng ta có thể xác định nội dung đánh giá gồm:
+ Kiến thức môn toán lớp 5
+ Kỹ năng môn toán lớp 5
Trang 14+ Thái độ học tập môn toán lớp 5
+ Năng lực học tập môn toán lớp 5
* Nội dung đánh giá phải bao gồm các mức độ: Nhận biết, hiểu, vận dụng các kiến thức và kĩ năng cơ bản, trọng tâm về số học, đo lường, yếu tố hình học (trong đó, giải bài toán có lời văn được coi là mức vận dụng tổng hợp các kiến thức và kĩ năng đã có ở cả ba lĩnh vực số học, đo lường, yếu tố hình học) Số lượng các câu hỏi, bài tập của từng lĩnh vực và mức độ nội dung được cân nhắc, lựa chọn cho phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của Toán 5
và ở cuối cấp Tiểu học, phù hợp với thời lượng dành cho mỗi lần kiểm tra và trình độ chung của học sinh lớp 5 ở từng trường, từng địa phương
1.1.1.4 Hình thức đánh giá
Theo thông tư 22, việc đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 5 có hai hình thức:
- Đánh giá thường xuyên: bao gồm đánh giá thường xuyên về học tập
và đánh giá thường xuyên về năng lực, phẩm chất
- Đánh giá định kì: bao gồm đánh giá định kì về học tập và đánh giá định kì về năng lực, phẩm chất
Đề kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực gồm các bài tập được thiết kế theo bốn mức độ sau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phản hồi và phát triển
+ Đánh giá định kì về năng lực, phẩm chất theo các mức: tốt, đạt, cần
cố gắng
Trang 15* Một số dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
- Dạng câu hỏi có nhiều lựa chọn
- Dạng câu hỏi Đúng - Sai
- Dạng câu hỏi ghép đôi
- Dạng câu điền khuyết
Trang 16pháp lấy thông tin về những nội dung đã được xác định trước thông qua một
hệ thống những câu hỏi, yêu cầu được viết trên giấy nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện quan điểm của mình đối với những vấn đề được hỏi bằng cách thông qua viết các câu trả lời hoặc ý kiến của mình Nói đơn giản hơn thì phương pháp dùng phiếu hỏi là phương pháp đưa ra các câu hỏi, các yêu cầu bằng cách viết lên trên giấy/tờ phiếu và sẽ được trả lời bằng cách viết lên trên giấy
Phương pháp sử dụng phiếu hỏi không đòi hỏi những người thực hiện việc đánh giá phải gặp trực tiếp người được hỏi và có thể cho nhiều người trả lời cùng một lúc
Phiếu hỏi thường được cấu trúc gồm 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung và Phần cuối
- Phần mở đầu: Phần mở đầu của phiếu hỏi thường có các nội dung như nêu mục đích của việc sử dụng phiếu hỏi; một số hướng dẫn cách trả lời phiếu hỏi và có nêu lên cam kết không ràng buộc trách nhiệm của nguời trả lời phiếu với kết luận cuối cùng để có thể lấy được thông tin khách quan cũng như tạo sự yên tâm, hứng thú, trung thực của người được hỏi khi trả lời
- Phần nội dung của phiếu hỏi: gồm một số câu hỏi làm quen; một số câu hỏi quan tâm đến thành tích, kết quả đã được hoặc những việc mà cá nhân đang mong muốn; một số câu hỏi tập trung vào thuận lợi, khó khăn, các vấn
đề mà cá nhân người được hỏi phải suy nghĩ, vận dụng; các câu hỏi về ý kiến, kiến nghị riêng của cá nhân liên quan đến vấn đề thường sẽ được sắp xếp sau cùng
- Phần cuối của phiếu hỏi: Một số nội dung như độ tuổi, trình độ học vấn, dân tộc, giới tính… Những câu hỏi này chủ yếu để lấy thêm thông tin nhằm kiểm tra lại xem mẫu được chọn có đúng và hợp lí hay không
* Các dạng câu hỏi thường được sử dụng trong phiếu hỏi
Trang 17Quan sát có thể được sử dụng đề đánh giá một hoặc một nhóm đối tượng Kết quả đánh giá thông qua quan sát có thể cho biết cả về mặt số lượng
và chất lượng của vấn đề cần đánh giá Với những mặt mạnh của mình, phương pháp quan sát có thể được sử dụng độc lập hoặc là được sử dụng kết hợp để lấy thông tin bổ sung, kiểm tra lại khi các thông tin thu được qua trắc nghiệm hay phiếu hỏi có thể chưa có đủ độ tin cậy
Tuy nhiên, không thể sử dụng phương pháp quan sát cùng lúc đề lấy thông tin từ số lượng lớn các đối tượng như phương pháp sử dụng phiếu hỏi hoặc trắc nghiệm Nghĩa là kết quả quan sát được thường không có tính đại diện cho số đông Mặt khác, thông tin thu được qua quan sát cũng có giá trị không cao trong đánh giá các vấn đề đúng sau hành vi của người được quan sát như động cơ, thái độ,… và kết luận và các khía cạnh thường dựa vào kinh nghiệm và sự suy diễn có tính chủ quan của người thực hiện quan sát
Để đảm bảo tính khách quan của thông tin thì thường quan sát sẽ được thực hiện trong một thời gian nhất định và trong những thời điểm, hoàn cảnh, hoạt động,… khác nhau Vì vậy, để lấy nhiều thông tin có tính khách quan thì phương pháp quan sát sẽ cần sử dụng nhiều thời gian hơn so với phương pháp
Trang 18sử dụng phiếu hỏi hoặc phương pháp trắc nghiệm khách quan Tuy nhiên, do quan sát trực tiếp với thời gian lâu nên nếu thực hiện tốt thì quan sát sẽ cho thông tin chính xác và đa dạng hơn vì không bị bó gọn trong các câu hỏi đã chuẩn bị trước của trắc nghiệm hay phiếu hỏi
* Một số loại quan sát
Quan sát có thể là quan sát có chuẩn bị trước hoặc không có chuẩn bị trước, quan sát trực tiếp hoặc quan sát gián tiếp, quan sát ngụy trang và quan sát công khai
d Phương pháp phỏng vấn
* Khái niệm
Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin trên cơ sở quá trình giao tiếp bằng lời nói để có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá về vấn đề nào đó được xác định từ trước Trong phương pháp phỏng vấn, người phỏng vấn nêu lên những câu hỏi theo một trình tự đã được chuẩn bị trước nhằm thu thập được nhiều thông tin có giá trị nhất cho mục đích tìm hiểu của mình Phương pháp phỏng vấn có thể thực hiện riêng biệt hoặc là phương pháp sử dụng để lấy thêm thông tin bổ sung hoặc chính xác hóa nhưng thông tin chưa rõ khi dùng các phương pháp khác
Trang 191.1.1.6 Công cụ đánh giá
Muốn đánh giá kết quả học tập môn Toán cần có các công cụ đánh giá, tiêu chuẩn đánh giá Trong tiêu chuẩn đánh giá có các tiêu chí (hay còn gọi là các chỉ báo, minh chứng) đánh giá cụ thể
Ví dụ, Muốn đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học bài
“Diện tích hình tam giác” ở lớp 5, có thể nêu ra các tiêu chuẩn sau:
- Biết được cách tính diện tích hình tam giác với các thông số cho trước;
- Hiểu cách tính diện tích hình tam giác, phân biệt với các cách tính diện tích các hình khác;
- Vận dụng công thức để tính toán các thông số phức tạp hoặc cho ở dạng ẩn;
- Vận dụng công thức một cách sáng tạo…
- Để đánh giá ở tiêu chuẩn “Hiểu cách tính diện tích hình tam giác”,
giáo viên có thể nêu ra các tiêu chí:
+ Nêu lại công thức tính diện tích hình tam giác;
+ Viết lại công thức tính diện tích hình tam giác;
+ Áp dụng công thức để giải một bài tập cụ thể với các thông số cho trước; + Áp dụng kết hợp giữa công thức tính diện tích hình tam giác với các quy tắc toán họ khác đã học…
Mỗi tiêu chí được minh chứng là các “chỉ báo, minh chứng” cụ thể, ví
dụ, câu hỏi, bài làm của học sinh, sơ đồ, hồ sơ học tập
Để đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 5 có thể dùng nhiều công cụ khác nhau Ví dụ như: bài tập, bài thực hành, phiếu học tập, phiếu điều tra, phiếu hỏi, đề kiểm tra,… Như vậy, một câu hỏi, một bài tập hay một đề kiểm tra chỉ là một trong các công cụ trong hệ thống bộ công cụ của đánh giá
Ở phạm vi của đề tài này, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu các công
cụ đánh giá là: bài tập toán
Trang 20* Bước 2: Xác định hệ thống tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá
GV phải đặt các đơn vị kiến thức làm thành các hệ thống tiêu chí đánh giá theo các mức độ tăng dần từ thấp đến cao Dựa vào thang năng lực nhận thức Bloom năm 1956 chúng ta có 6 mức độ: Biết, Hiểu, Vận dụng, Phân tích, Tổng hợp, Đánh giá đến năm 1990 có điều chỉnh thành: Biết, Hiểu, Vận dụng, Phân tích, Đánh giá, Sáng tạo giáo viên có thể xây dựng các mức độ sau:
* Bước 4: Xác định thước đo đánh giá
- Xác định được biểu điểm trên cơ sở hệ thống tiêu chuẩn đánh giá
- Xác định các mức độ làm bài để nhận xét
* Bước 5: Tiến hành đánh giá
- Cho học sinh làm bài theo từng hình thức sử dụng sau đó tiến hành đo lường, phân tích, nhận xét bài làm của học sinh
Trang 211.1.2 Đánh giá năng lực toán học của PISA
1.1.2.1 Một số thông tin về PISA
PISA là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Programme for
International Student Assesment”, được dịch là “Chương trình đánh giá học
sinh quốc tế” do OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Thế giới -
Organization for Economic Cooperation and Development) khởi xướng và chỉ đạo
PISA, chương trình “Đánh giá học sinh quốc tế”, là bộ phận chính của
một hệ thống định hướng quy mô lớn được thực hiện bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) Hệ thống này phục vụ cho mục đích cung cấp thông tin cho các nước thành viên của tổ chức này về những ưu điểm và nhược điểm của nền giáo dục nước họ
PISA thực hiện theo chu kì 3 năm 1 lần Lần đầu tiên thực hiện vào năm 2000 Các lần tiếp theo được thực hiện vào năm 2003, 2006, 2009, 2012
và dự kiến tiến hành vào năm 2015 và những năm tiếp theo Ngoài việc xác định thực trạng kết quả của học sinh tới thời điểm đánh giá, PISA còn nhằm
tìm ra câu trả lời cho các vấn đề: “Đâu là tiêu chuẩn để đánh giá kết quả học
tập của học sinh trong các hệ thống giáo dục khác nhau?”, “Hiệu quả về chính sách giáo dục và liên quan đến giáo dục như thế nào?”
PISA đánh giá năng lực của học sinh ở độ tuổi 15 dựa trên 4 mảng chính: năng lực đọc hiểu, năng lực toán học, năng lực khoa học và năng lực giải quyết vấn đề (được giới thiệu trong PISA 2003) Trọng tâm đánh giá của PISA nằm ở sự thành thạo các quy trình, sự hiểu biết các khái niệm và khả năng giải quyết vấn đề trong các tình huống khác nhau ở các mảng năng lực khác nhau trong đó có năng lực toán học Mục đích của PISA là đánh giá khả năng sử dụng những kiến thức và kĩ năng toán học trong nhà trường của học sinh để tư duy và phán đoán trong các hoàn cảnh thực tế
Trang 22* Mục đích của PISA
Mục tiêu tổng quát của chương trình PISA nhằm kiểm tra xem, khi đến
độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc, học sinh đã được chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của cuộc sống sau này ở mức độ nào Ngoài ra chương trình đánh giá PISA còn hướng vào các mục đích cụ thể sau:
- Xem xét đánh giá các mức độ năng lực đạt được ở các lĩnh vực Đọc hiểu, Toán học và Khoa học của học sinh ở độ tuổi 15
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách đến kết quả học tập của học sinh
- Nghiên cứu hệ thống các điều kiện giảng dạy - học tập có ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh
* Đặc điểm của PISA
Chương trình đánh giá PISA có một số đặc điểm sau:
- Quy mô của PISA rất lớn và có tính toàn cầu Qua 5 cuộc khảo sát đánh giá, ngoài các nước thuộc khối OECD còn có rất nhiều quốc gia là đối tác của khối OECD đăng ký tham gia
- PISA được thực hiện đều đặn theo chu kì ba năm một lần, tạo điều kiện cho các quốc gia có thể theo dõi sự tiến bộ của nền giáo dục đối với việc phấn đấu đạt được các mục tiêu giáo dục cơ bản
- Cho tới nay PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất chỉ chuyên đánh giá về năng lực phổ thông của học sinh ở độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia
- PISA chú trọng xem xét và đánh giá một số vấn đề sau: Chính sách công (Public Policy), Năng lực phổ thông (Literacy), Học tập suốt đời (Lifelong Learning)
* Nội dung đánh giá của PISA
PISA tập trung vào đánh giá 3 mảng năng lực chính: Năng lực toán học phổ thông, năng lực đọc hiểu phổ thông, năng lực khoa học phổ thông
Trang 23Kĩ năng giải quyết vấn đề (Problem solving - được đưa vào PISA từ năm 2003) được thiết kế thành một lĩnh vực riêng, các quốc gia có quyền lựa chọn đăng kí tham gia
Mọi kì đánh giá sẽ có một lĩnh vực kiến thức được lựa chọn để đánh giá sâu hơn Năm 2012, trọng tâm đánh giá là năng lực Toán học
Bảng thể hiện nội dung đánh giá của PISA qua các kì Năm 2000 Năm 2003 Năm 2006 Năm 2009 Năm 2012 Năm 2015
Đọc hiểu Toán học
Khoa học
Đọc hiểu
Toán học Khoa học
Đọc hiểu
Toán học
Khoa học Giải quyết vấn đề
Đọc hiểu Toán học
Khoa học
Ghi chú: Phần in đậm là trọng tâm của mỗi kì đánh giá
Năm 2003, 2012 trọng tâm của kì đánh giá là Toán học Ở đề tài này, chúng tôi đi nghiên cứu sâu về lĩnh vực Toán học
* Nội dung đánh giá về lĩnh vực toán học
- Quan niệm toán học
Theo PISA, năng lực toán học là khả năng của một cá nhân có thể nhận biết và hiểu vai trò của toán học trong đời sống, phán đoán và lập luận dựa trên cơ sở vững chắc, sử dụng và hình thành niềm đam mê tìm tòi khám phá toán học để đáp ứng những nhu cầu trong đời sống của cá nhân đó với vai trò
là một công dân có ý thức, có tính xây dựng, và có hiểu biết
Năng lực toán học không phải là một hệ thống kiến thức toán học phổ thông truyền thống mà là hiểu được đây là kiến thức toán học được sử dụng như thế nào, hay khả năng suy xét, lập luận và hiểu được ý nghĩa của toán học
Trong PISA người ta xem xét ba cấp độ của Năng lực toán học:
Trang 24Bảng thể hiện các đặc điểm của ba cấp độ năng lực toán học
Cấp độ 1
Ghi nhớ, tái hiện
- Nhớ lại các đối tượng, khái niệm, định nghĩa và tính chất toán học
- Thực hiện được một cách làm quen thuộc
- Áp dụng một thuật toán tiêu chuẩn
* Khung đánh giá theo năng lực toán học
Việc đánh giá theo PISA khác với đánh giá truyền thống, đòi hỏi không chỉ chú ý đến nội dung kiến thức học sinh đã tiếp thu được, mà còn chú trọng đánh giá những năng lực, quá trình hình thành các kĩ năng (processes skills) cho học sinh
* Thang đo mức độ mảng năng lực toán học
Trong kì thi PISA, thang điểm trung bình của các nước OECD là 500 điểm, với khoảng hai phần ba số học sinh ở các nước OECD đạt được điểm số
Trang 25từ 400 đến 600 Trong mảng năng lực toán học, điểm số của học sinh được nhóm thành 6 mức độ, ở mức độ 6 là cao nhất và mức độ 1 thấp nhất
* Bài toán của PISA
Năng lực Toán học phổ thông của PISA được đánh giá qua các bài toán
(unit) bao gồm phần dẫn “stimulus material” (có thể trình bày dưới dạng chữ,
hình vẽ, hình ảnh, bảng , biểu đồ, đồ thị,…) và sau đó là một số câu hỏi (item) được kết hợp với phần dẫn này
Đây là một điểm quan trọng trong cách xây dựng bài toán PISA Nó cho phép các câu hỏi đi sâu hơn (so với việc sử dụng các câu hỏi hoàn toàn riêng lẻ - mỗi câu hỏi lại đặt trong một bối cảnh mới hoàn toàn) Điều này cũng cho phép học sinh có thời gian suy nghĩ kĩ, sâu tài liệu và sau đó có thể được sử dụng trong đánh giá ở những góc độ khác nhau Nó cũng thuận lợi hơn trong việc gắn với tình huống thực tế của cuộc sống
* Khung đánh giá của PISA đối với lĩnh vực toán học
Khác với đánh giá truyền thống, đòi hỏi không chỉ chú ý đến nội dung kiến thức học sinh đã tiếp thu được, mà còn chú trọng đánh giá những năng lực, quá trình hình thành các kĩ năng (processes skills) cho học sinh Vì vậy, khi xây dựng khung đánh giá của PISA đối với Toán học, cần chú ý đến 2 vấn đề:
- Tiến trình: bao gồm những kĩ năng thích hợp với mọi cấp độ giáo dục như: kĩ năng tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; mô hình hóa toán học; đặt và giải quyết vấn đề toán học; biểu diễn; sử dụng kí hiệu, ngôn ngữ
và phép toán hình thức; sử dụng phương tiện và công cụ học toán
- Nội dung bao gồm: thay đổi và liên hệ, suy luận các mối liên hệ, hình học và đại lượng
1.1.2.2 Cấu trúc đề thi và đặc điểm công cụ đánh giá của PISA
* Hình thức đề
- Bộ đề kiểm tra (Booklet) của PISA bao gồm nhiều bài tập (Unit) Mỗi Unit bao gồm 2 phần:
Trang 26+ Phần 1: Nêu nội dung tình huống (có thể trình bày dưới dạng văn bản, biểu đổ, bảng,…)
+ Phần 2: Các câu hỏi (Items)
- Thông thường sẽ có nhiều câu hỏi ứng với một tình huống được đưa ra Bài tập của PISA xoay quanh những tình huống nội bộ toán học cũng như những tình huống thực tế mô tả khái niệm, cấu trúc hoặc ý tưởng về toán học Trong
PISA những điều này được gọi là “ý tưởng bao trùm” (Overarching ideas)
* Một số dạng câu hỏi thường gặp trong PISA
- Câu hỏi trắc nghiệm truyền thống (Traditional multiple - choice): học sinh phải lựa chọn câu trả lời đúng từ một số các đáp án cho trước
- Câu hỏi trắc nghiệm phức hợp (Complex multiple - choice): học sinh phải lựa chọn câu trả lời đúng từ một số đáp án cho trước
- Câu hỏi có câu trả lời đóng (Closed - contructed reponse): Câu trả lời
có dạng là số hoặc dạng khác, đáp án trả lời là duy nhất
- Câu hỏi có câu trả lời ngắn (Short - reponse): học sinh trả lời tóm tắt mỗi câu hỏi đưa ra Không giống như dạng câu hỏi đóng, có thể có nhiều đáp
án đúng cho dạng câu hỏi này
- Câu hỏi có trả lời mở (Open - contructed reponse): học sinh phải trả lời dài hơn dưới dạng viết Thường có nhiều khả năng trả lời đúng có thể đưa
ra Không giống như những dạng câu hỏi khác, điểm của những câu hỏi loại này đòi hỏi đánh giá cụ thể của người chấm
* Các bài mẫu theo năng lực toán học
Ví dụ 1: Hiên nhà
Câu hỏi 1: Hiên nhà
Nick muốn lát hiên phía trước nhà Hiên nhà hình chữ nhật, dài 5,15m
và rộng 3,00m Anh ấy cần 81 viên gạch cho mỗi mét vuông Tính số viên gạch Nick cần để lát toàn bộ hiên nhà
Trang 27Kiểu câu hỏi: Câu hỏi đóng đòi hỏi trả lời
Mã hóa câu hỏi:
Trang 28Câu hỏi: Hãy khoanh tròn “Có” hoặc “ Không” ứng với mỗi thiết kế
có thể thực hiện được từ 32m gỗ này
* Các công cụ đánh giá sử dụng trong PISA
Công cụ đánh giá của PISA gồm 3 loại công cụ chủ yếu là:
- Các bài tập (test) sử dụng để đánh giá những năng lực của học sinh nhằm mục đích đo thành tích mà mỗi học sinh đã đạt được theo chuẩn quốc tế chúng được quy định bởi OECD
Trang 29- Các bộ phiếu hỏi dành cho các đối tượng là học sinh, hiệu trưởng nhà trường (hoặc người ủy quyền) để thu thập các thông tin liên quan đến chiến lược và chính sách giáo dục
Tất cả các quốc gia (và vùng lãnh thổ) tham gia đều phải sử dụng bộ công cụ đánh giá do OECD quy định Mỗi quốc gia được phép hiệu chỉnh bộ công cụ và dịch ra ngôn ngữ của quốc gia mình để sử dụng Việc hiệu chỉnh
và dịch bộ công cụ phải tuân thủ một quy định hết sức chặt chẽ nhằm đảm bảo không làm thay đổi bản chất của mỗi câu hỏi ứng với chuẩn quy định hay nói cách khác không làm thay đỏi độ khó của câu hỏi
* Xu hướng đánh giá kết quả học tập môn toán
Hiện nay việc đánh giá kết quả học tập môn Toán ở nước ta chủ yếu dựa theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ của học sinh Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang thực hiện đánh giá kết quả học tập môn Toán theo PISA
Đánh giá theo kiến thức, kĩ năng và thái độ được thực hiện theo cấp độ môn học và tổng kết sẽ lấy điểm trung bình của các bài thi để đưa ra đánh giá chung về học sinh Cách đánh giá này chỉ tập trung và đánh giá kiến thức trong sách vở và kĩ năng làm bài của học sinh chưa chú trọng đến kĩ năng thực hành Vì vậy, học sinh có thành tích cao trong học tập nhưng ra cuộc sống thực tế gặp tình huống đơn giản không giải quyết được Ngoài ra, năng lực của học sinh cũng không được phát huy Do đó, đế nâng cao chất lượng giáo dục và đánh giá đúng mức độ thành tích của học sinh cần có cách đánh giá khác Một trong những cách đánh giá đó là đánh giá theo tiếp cận PISA
Đánh giá theo cách tiếp cận PISA là đánh giá khả năng học sinh có thể nhận biết và hiểu vai trò của toán học trong đời sống trong các tình huống thực tiễn của đời sống học sinh phải tư duy, huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm, kĩ năng sẵn có và sử dụng toán học vào các bối cảnh, tình huống cụ
Trang 30thể… Một trong những sự khác biệt của đánh giá theo cách tiếp cận PISA so với đánh giá trên nội dung là đánh giá theo cách tiếp cận PISA không chú trọng đến việc so sánh kết quả học tập giữa các học sinh mà chú trọng đến sự tiến bộ của từng học sinh qua thời gian học tập Vì vậy, đánh giá theo cách tiếp cận PISA là phương thức đánh giá tiên tiến nhằm giúp học sinh nói riêng
và người học nói chung xác định được năng lực của mình để có hướng điều chỉnh thích hợp
Từ những phân tích trên, có thể thấy xu hướng đánh giá trong giáo dục
là đánh giá theo cách tiếp cận PISA
1.1.3 Công cụ đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 5 theo tiếp cận PISA
1.1.3.1 Mục đích công cụ
Nội dung trọng tâm của môn Toán lớp 5 là ôn tập và bổ sung về phân
số, giải toán liên quan đến tỉ lệ, bảng đơn vị đo diện tích; số thập phân, các phép tính với số thập phân; hình học; số đo thời gian, toán chuyển động đều
Vì vậy, đánh giá kết quả học tập môn Toán cho học sinh lớp 5 theo cách tiếp cận PISA là đánh giá năng lực Toán học của học sinh theo 3 cấp độ của năng lực toán học Việc đánh giá PISA khác với đánh giá truyền thống, đòi hỏi không chỉ chú ý đến kiến thức học sinh đã tiếp thu được, mà còn chú trọng đánh giá những năng lực, quá trình hình thành các kĩ năng (proceesses) cho học sinh Vì vậy, khi xây dựng khung đánh giá kết quả học tập Toán cho học sinh lớp 5 theo cách tiếp cận PISA cần phải chú ý đến 3 cấp độ của năng lực Toán học: Ghi nhớ, tái hiện; kết nối tích hợp; khái quát hoá, toán học hoá
1.1.3.2 Đặc điểm công cụ
Đặc điểm thiết kế công cụ sử dụng trong đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 5 ở Việt Nam được cấu trúc theo hai phần: lời dẫn và câu hỏi
Trang 31- Lời dẫn: tình huống hoặc bối cảnh liên quan đến thực tế đời sống có liên quan đến toán học
- Câu hỏi: thông thường một bài tập sẽ có nhiều câu hỏi ứng với một tình huống được đưa ra Bài tập của PISA xoay quanh những tình huống nội
bộ toán học cũng như những tình huống thực tế mô tả khái niệm, cấu trúc hoặc ý tưởng về toán học
Mẹ An mua vải may áo, bà đã chọn 1,2m vải hoa Còn chị An mua vải may quần và chọn được 3,7m vải đen
Câu hỏi 1: Cả hai người mua bao nhiêu mét vải?
Câu hỏi 2: Nếu chị An trả lại 1,5m vải thì chị An đã mua bao nhiêu mét vải?
Câu hỏi 3: Có một khách hàng đến mua 5,4m vải Hỏi cả ba người mua tất cả bao nhiêu mét vải?
Từ ví dụ ta có thể thấy, công cụ mới PISA phát huy được những khả năng nhận biết ý nghĩa, vai trò của kiến thức toán học trong cuộc sống từ đó vận dụng và tư duy toán học để giải quyết những tình huống thực tiễn trong cuộc sống hằng ngày nhằm tăng cường khả năng phân tích, suy luận, lập luận, khái quát hóa và phát hiện ra những tri thức toán học ẩn dấu bên trong các tình huống hằng ngày
Trang 32* Công cụ mới phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc đảm bảo độ giá trị về nội dung: Độ giá trị về nội dung cho biết tính chính xác của phép đo Vì vậy, công cụ đánh giá cần được xây dựng theo nguyên tắc đảm bảo độ giá trị về nội dung Nghĩa là công cụ đánh giá phải giúp giáo viên thu thập được những thông tin chính xác về mức độ nhận biết và hiểu vai trò của toán học trong đời sống của học sinh Những thông tin này phản ánh chính xác, đúng đắn mức độ hiểu biết mà học sinh đạt được
- Nguyên tắc đảm bảo độ tin cậy: Độ tin cậy cho biết mức độ ổn định của phép đo Do vậy, khi xây dựng công cụ đánh giá, cần chú ý đến xây dựng công cụ đảm bảo độ tin cậy Tức là công cụ đánh giá phải ổn định khi thu thập những thông tin để đánh giá kết quả học tập của học sinh Công cụ này không ảnh hưởng, chịu sự chi phối của người đánh giá, các yếu tố khách quan bên ngoài… trong quá trình thu thập thông tin
- Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan: Đảm bảo theo tính khách quan
có nghĩa là công cụ được xây dựng phục vụ cho đánh giá phải phản ánh chính xác, đúng năng lực người học Do vậy, khi xây dựng công cụ đánh giá, cần có nhưng tiêu chí cụ thể, tránh đưa ra những tiêu chí chung chung Các tiêu chí này cần được diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu để giúp người đánh giá hiều đúng, hiểu
đủ Các tiêu chí cũng cần thể hiện các khía cạnh khác nhau của năng lực đánh giá để đảm bảo đánh giá đầy dủ các mặt của năng lực Các tiêu chí cần được lượng hóa cụ thể bởi yếu tố chủ quan của người đánh giá Ngoài ra, công cụ đánh giá phải thể hiện rõ các mức độ của năng lực để khi giáo viên nhìn vào
đó là có thể thấy được ngay năng lực mà học sinh đạt được ở mức độ nào
- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi: Công cụ được xây dựng phải tuân thủ các nguyên tắc, quy trình của hoạt động đánh giá, phải có điều kiện thực thi trong điều kiện thực tế của nhà trường, từ đó góp phần thúc đẩy đánh giá kết quả học tập môn Toán lớp 5 theo cách tiếp cận PISA
Trang 331.1.3.3 Cách thức sử dụng
Công cụ giúp chúng ta thu thập thông tin phục vụ cho quá trình đánh giá Vì vậy, công cụ này có thể sử dụng trong đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì
* Ví dụ: Sau bài học về số thập phân
Một cửa hàng bán đồ gia dụng cho biết buổi sáng cửa hàng bán được cuộn dây xanh dài 134,2m; buổi chiều bán được cuộn dây đỏ dài 134,3m
- Câu hỏi 1 (Mức 1): Số thập phân 134,2 gồm:
A Một trăm ba mươi tư đơn vị và hai phần mười
B Một trăm ba mươi tư đơn vị và hai phần một trăm
C Một trăm ba mươi tư đơn vị và hai phần một nghìn
D Một trăm hai mươi tư đơn vị và sáu phần một trăm nghìn
- Câu hỏi 2 (Mức 2): Cuộn dây nào dài nhất? Cuộn dây nào ngắn nhất?
- Câu hỏi 3 (Mức 3): Cho số thập phân 134,3 Giá trị của chữ số 3 bên trái hơn giá trị của chữ số 3 bên phải bao nhiêu đơn vị?
- Câu hỏi 3 (Mức 3): Cuộn dây nào dài nhất? Cuộn dây nào ngắn nhất?
- Câu hỏi 4 (Mức 4): Tìm các số thập phân trong khoảng sau:
Trang 341.2 Cơ sở thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng việc đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 5 theo cách tiếp cận PISA
1.2.1 Mục đích điều tra
Mục đích điều tra là: Tìm hiểu thực trạng việc đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 5 theo cách tiếp cận PISA
1.2.2 Nội dung điều tra
Nội dung điều tra gồm:
- Tìm hiểu nhận thức của giáo viên lớp 5 về việc đánh giá kết quả học tập theo cách tiếp cận PISA
- Tìm hiểu thực tiễn của việc đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp
5 theo cách tiếp cận PISA:
+ Mức độ sử dụng
+ Những yếu tố ảnh hưởng
+ Thuận lợi và khó khăn của giáo viên và học sinh
1.2.3 Đối tượng điều tra
- Đối tượng điều tra là giáo viên lớp 5 của trường Tiểu học Tiến Thịnh
B, Tiểu học Văn Khê A và Tiểu học Quang Minh (Mê Linh – Hà Nội)
- Số lượng: 15 giáo viên
1.2.4 Thời gian điều tra
Thời gian điều tra: Từ tháng 02 đến tháng 04 năm 2018
1.2.5 Phương pháp điều tra
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thống kê