SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN - ĐỊA LÍ 10 Người thực hiệ
Trang 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN - ĐỊA LÍ 10
Người thực hiện: Lê Thị Chinh Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Địa lí
THANH HÓA, NĂM 2018
Trang 21 MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
1.2 Mục đích nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1 Quan niệm tự học
2.1.2 Vai trò của tự học
2.1.3.Quan điểm hướng dẫn tự học
2.1.4 Sự cần thiết của việc hướng dẫn tự học môn địa lí ở nhà
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3.3 Một số phương tiện để học sinh tự học ở nhà
2.3.4 Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học ở nhà trong phần địa lí tự nhiên
Trang 31 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài.
Tự học là công việc suốt đời của con người trong xã hội học tập hiên nay, đặc biệt trước sự phát triển như vũ bão của khoa học – kĩ thuật, của nền kinh tế tri thức Vì vậy nhu cầu tự học càng trở nên cấp thiết
Trong dạy học, muốn đạt hiệu quả cao phải hướng vào việc phát huy năng lực tự học của học sinh, phải kích thích và tạo động lực cho tự học; dạy học phảilấy tự học làm mục tiêu và làm động lực Muốn tự học có kết quả, người học phải có một số kiến thức và kĩ năng cần thiết, một phần trong đó do nhà trường trang bị, một phần quan trọng hơn là sự học hỏi và rèn luyện thường xuyên của người học
Đối với môn Địa lí khi có kĩ năng cần thiết, việc tự học sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều Tuy nhiên kĩ năng địa lí được hình thành và phát triên trên cơ sở
sử dụng các phương tiện học tâp địa lí
Việc tự học ở nhà của học sinh thực chất là giai đoạn tiếp tục của tiết học trênlớp Chổ khác nhau chính là trong giai đoạn này không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV Tự học ở nhà đòi hỏi học sinh phải có phương tiện tự học và kĩ năng để khai thác phương tiện đó
Trong quá trình dạy học địa lí ở trường phổ thông nhiều giáo viên vẫn còn coi nhẹ việc hướng dẫn học sinh tự học ở nhà, do đó các em gặp không ít khó khăn, đặc biệt là các em có học lực trung bình, yếu, kém Tự học ở nhà có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của học sinh, nhưng các em không thể hoàn toàn tự học nếu không có sự hướng dẫn của giáo viên
Tự học thành công là một động lực quan trọng làm cho HS tự tin nhờ đó say
mê học tập Đó là những điều kiện bên trong để phát huy sức sáng tạo của thế hệtrẻ, đáp ứng nhu cầu của người lao động trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Trên cơ sở đó, tôi thực hiện đề tài: “ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN - LỚP 10
”, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục và nâng cao hiệu quả học tập địa lí cho HS
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Hướng dẫn học sinh cách tự học ở nhà trong phần địa lí tự nhiên lớp 10,
từ đó nắm vững các kiến thức đã được học đồng thời tìm tòi thêm các kiến thứcmới nâng cao
Trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp trong việc sử dụng các phươngtiện trực quan giúp học sinh tự học ở nhà
Đáp ứng được yêu cầu của kì thi THPT quốc gia sắp tới, cũng như giúphọc sinh làm bài tốt hơn trong kiểm tra thường xuyên và định kì
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Phần địa lí tự nhiên lớp 10
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
Trang 4Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp thực nghiệm sư phạm,phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết, phương pháp phân tích tổngkết kinh nghiệm
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1 Quan niệm tự học
Theo GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn : “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp, cùng với phẩm chất của mình, cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý chí thi đỗ, biết biến khó khăn thành thuận lợi để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình ”
“Tự học có thể diễn ra dưới sự tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn của thầy; nhưng cũng có thể không có sự hướng dẫn của thầy; có thể được tiến hành theo hình thức cá nhân, nhưng cũng có thể heo hình thức nhóm Dù có hay không có thầy – cô giáo, tự học cũng đòi hỏi người học phải nổ lực tối đa, tích cực, chủ động và sáng tạo”
Trong tự học địa lí, theo PGS.TS Nguyễn Đức Vũ : “Tự học địa lí, nghĩa
là người học phải tự mình làm việc với các nguồn tri thức cần học làm việc ở đây được hiểu cả về phượng tiện trí óc đơn thuần (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá), cả về phượng diện hoạt động vật chất (vẽ biểu
đồ, vẽ lát cắt, trao đổi, tranh luận)”
Quá trình tự học diễn ra qua 3 thời :
- Thời một: Tự nghiên cứu
Người học tự nghiên cứu; thu thập thông tin xung quanh vấn đề, xử lí thông tin; đưa ra giả thuyết khác nhau; xác định các phương pháp, cách giải quyết vấn đề thích hợp nhất, thử nghiệm giải pháp đó; tự tìm kiến thức mới, cách giải quyết vấn đề mới và tạo ra sản phẩm ban đầu có tính chất cá nhân (kiến thức do cá nhân tự tìm ra)
- Thời hai: Tự thể hiện
Người học tự thể hiện mình bằng văn bản (ghi chép lại sản phẩm ban đầu), bằng lời nói; trình bày sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, thể hiện qua
sự hợp tác, trao đổi, đồi thoại, qua các tình huống giao tiếp với các bạn bạn và thầy cô; tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội (thông qua môi trường xã hội cộng đồng lớp học)
- Thời ba: Tự kiểm tra, tự điều chỉnh
Tự thể hiện mình qua sự hợp tác, trao đổi với bạn và thầy cô Sau khi thầy
cô kết luận, người học căn cứ vào kết luận đó và ý kiến của các bạn để tự kiểm tra đánh giá sản phẩm của mình Từ đó sửa sai điều chỉnh thành sản phẩm khoa học (tri thức), tự rút kinh nghiệm về cách học, cách xử lí tình huống, cách giải quyết vấn đề
Trang 5- Tự học giúp con người khám phá ra nhiều điều bí mật, phát minh ra những vấn
đề mới, giúp con ngừoi làm chủ được thế giới tự nhiên và tôn trọng các quy luật của tự nhiên
- Tự học có vai trò rèn luyện trí nhớ, óc tư duy, ôn luyện các kiến thức đã học Nên cần phải đầu tư nhiều thời gian cho quá trình tự học
- Tự học góp phần quyết định đến kết quả học tập của học sinh
- Tự học còn cũng cố năng lực nhận thức sức mạnh của ý chí, nghị lực của bản thân và phẩm chất của người học
Vậy tự học có vai trò rất quan trọng “tự học, tự đào tạo là con đường phát triển giáo dục tối ưu” Giáo dục đào tạo theo hướng phát triển tự học sẽ tạo ra những con người năng động, sáng tạo, có khả năng công tác tốt và có thể đưa ra nhiều ý tưởng tốt phát triển cho ngành nghề góp phần vào phát triển xã hội
2.1.3 Quan điểm hướng dẫn tự học
- Là hướng dẫn người học tự sử dụng các phương tiện tự học để tìm ra tri thức
- Hướng dẫn tự học diễn ra dưới 2 hình thức : Hướng dẫn tự học ở trên lớp và hướng dẫn tự học ở ngoài lớp : tham quan, nghien cứu, ngoại khoá, ở nhà,…
- Để việc tự học thuận lợi và đạt kết quả cao thì nhiệm vụ hướng dẫn của người thầy và của những người có kinh nghiệm là vô cùng quan trọng
- Hướng dẫn tự học của thầy nhằm tác động hợp lí, phù hợp với chu trình tự học
ba thời của trò, gồm: hướng dẫn; tổ chức; trọng tài, cố vấn, kết luận và kiểm tra
- Quá trình dạy trên đây thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa quá trình dạy của người thầy và quá trình học của người trò qua từng thời kì, để người học chiếm lĩnh tri thức Ở phần hướng dẫn : tri thức (sản phẩm ban đầu) của trò mang tính
cá nhân Ở phần tổ chức thể hiện qua sự hợp tác của cộng đồng lớp học, tri thức
cá nhân của phần hướng dẫn giờ đây mang tính xã hội Đến giai đoạn 3 với vai trò cuối cùng của người thầy, tri thức của người học tìm ra giờ đây mới thực sự
là khách quan khoa học
2.1.4 Sự cần thiết của việc hướng dẫn tự học môn địa lí ở nhà
Đối với môn địa lí, việc hướng dẫn HS tự học ở nhà là rất quan trọng vì :
- Nhiệm vụ chủ yếu của môn địa lí là nghiên cứu về mối liên hệ giữa các sự vật trong môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội Bản chất của khoa học địa lí là khoa học về các mối quan hệ Do vậy kiến thức rất rộng, khoa học địa lí rất rộng
- Hầu hết các kiến thức địa lí có liên hệ mật thiết với cuộc sống thực tế Vì vậy ngoài kiến thức từ trong sách vở, tài liệu, muốn học tốt môn địa lí phải có vốn kiến thức thực tế, vốn sống phong phú
Trang 6- Địa lí còn là môn học về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong phạm
vi không gian lãnh thổ Vì vậy các sự kiện, hiện tượng địa lí đề cập phải có tính không gian nhất định Như vậy là phải học với bản đồ để cụ thể hoá vị trí của các sự kiện, hiện tượng địa lí
- Các số liệu, biểu đồ chứng minh cho sự diễn biến của các sự kiện, hiện tượng địa lí, để đánh giá một cách chính xác các vấn đề địa lí về mặt định lượng
Với khối lượng kiến thức lớn như vậy nên thời gian học tập trên lớp học sinh không thể tiếp thu hết mà cần thời gian để tự học ở nhà
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Nhu cầu tự học đang được hình thành và phát triển trong toàn dân Do sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, quá trình quốc tế hoá đang diễn ra nhanh chóng, sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới của nước ta đang đặt
ra những yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục, trong đó vấn đề tự học, tự nghiên cứu được đặt lên hàng đầu
- Điều kiện tự học ở nhà ngày càng thuận lợi : Chương trình, SGK, dụng cụ học tập, tài liệu học tập, các phương pháp tự học ngày càng hoàn chỉnh; nhiều sách tham khảo địa lí được xuất bản và lưu hành, thư viện trường THPT Đặng Thai Mai năm nào cũng có kế hoạch bổ sung sách tham khảo đó là nguồn tư liệuquý để phục vụ cho HS tự học ở nhà
2.2.2 Những khó khăn
“Đối với môn địa lí, không có kĩ năng địa lí thì khó có thể tự học địa lí” Đây
là một khó khăn lớn nhất trong quá trình tự học địa lí, điều đó đòi hỏi người học phải có phương pháp tự học, ý thức tự học, lòng ham học, sự say mê tìm tòi tri thức nhằm nâng cao trình độ và tinh thần phấn đấu bản thân
Ngoài ra còn một số thực tế :
- Một bộ phận không nhỏ HS thiếu sự quan tâm của gia đình và xã hội
- Một số GV chưa quan tâm hoặc chưa có phương pháp hợp lí hướng dẫn HS
Trang 7Phần địa lí tự nhiên lớp 10 gồm có 4 chương : Bản đồ; Vụ trụ Hệ quả chuyển động của Trái Đất; Cấu trúc của Trái Đất Các quyển của lớp vỏ địa lí vàmột số quy luật của lớp vỏ địa lí.
Chương I là chương về bản đồ Trong chương này học sinh sẽ nắm được khái niệm bản đồ, các phương pháp để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ và cách thức sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống Kiến thức của chương này
có một vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập môn địa lí vì “bản đố là ngôn ngữ thứ 2 của địa lí học” Thông qua sơ đồ học sinh có thể so sánh sự giống và khác nhau của các phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
Chương II là chương về Vũ trụ và hệ quả chuyển động của Trái Đất Trong chương này học sinh sẽ nắm được khái niệm Vụ trụ, Hệ Mặt Trời, các hệ quả chuyện động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
Chương III là chương nói về cấu trúc của Trái Đất và các quyển của lớp vỏ địa lí Đây là chương mà dung lượng kiến thức lớn Trong chương này học sinh
sẽ được tìm hiểu cấu trúc của Trái Đất; biết được tác động của nội lực, ngoại lựcđến địa hình bề mặt Trái Đất; Tìm hiểu năm quyển của Trái Đất : Khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển Ngoài ra, học sinh còn được biết về sự phân bố khí áp, các loại gió trên Trái Đất, ngưng đọng hơi nước trong khí quyển, sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất,…
Chương IV là chương về một số quy luật của lớp vỏ địa lí Có các quy luật
mà học sinh phải nắm đó là : Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh, quy luật địa đới
và quy luật phi địa đới Khái niệm và nội dung của các quy luật này rất trừu tượng, khó hiểu lại chứa đựng nhiều mối quan hệ qua lại giữa các thành phần tự nhiên
2.3.2 Các hình thức tự học ở nhà
- Tự học cá nhân
- Đôi bạn tự học ở nhà
- Tự học ở nhà theo nhóm
- Tự học thông qua các phương tiện hiện đại như mạng internet…
- Tự học ở nhà với sự giúp đỡ kèm cặp của gia đình
2.3.3 Một số phương tiện để học sinh tự học ở nhà
Đối với tự học ở nhà môn địa lí, sử dụng các phương tiện tự học ở nhà như sử dụng phương tiện tự học ở trên lớp.Tuy nhiên vấn đề khó khăn ở đây là thiếu các phương tiện học tập Vì vậy, HS sử dụng phương tiện đơn giản, dễ sử dụng
Trang 82.3.4 Phương pháp hướng dẫn học sịnh tự học ở nhà trong phần địa lí tự nhiên đị lí 10.
2.3.4.1 Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học ở nhà bằng các dạng câu hỏi
a Câu hỏi :
Câu hỏi là dạng cấu trúc ngôn ngữ rõ ràng diễn đạt một yêu cầu, một câu hỏi, một mệnh lệnh cần giải quyết.Câu hỏi được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau của quá trình dạy học
b Quy trình ra câu hỏi cho HS về nhà thực hiện
Bước 1 : Lựa chọn câu hỏi phù hợp với nội dung bài học
Bước 2 : Hướng dẫn HS thực hiện câu hỏi ở nhà
- Xác định mục đích, yêu cầu của câu hỏi bằng cách phân tích nội dụng câu hỏi
- Liên hệ với nội dung kiến thức của bài học để lấy nội dung trả lời
- Lập dàn ý và trả lời câu hỏi (Đối với câu hỏi liên hệ thực tế, GV hướng dẫn để
HS liên hệ thực tế ở địa phương, đất nước để dẫn chứng, chứng minh)
Bước 3 : Kiểm tra, đánh giá việc trả lời câu hỏi của HS
Các dạng câu hỏi về nhà :
c Các dạng câu hỏi:
* Câu hỏi trong SGK
Ở cuối mỗi bài học trong SGK Địa lí lớp 10, phần Địa lí tự nhiên đều có các câu hỏi nhằm hướng dẫn, định hướng cho HS về nhà tự học Các câu hỏi này thường theo sát nội dung kiến thức của bài học Vì vậy GV cần sử dụng câu hỏi này để hướng dẫn cho HS tự học ở nhà, đồng thời sử dụng những câu hỏi đó để kiểm tra bài cũ học sinh tự học ở nhà vào đầu tiết học
Ví dụ 1: Câu hỏi số 2, SGK trang 24: Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục
mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày, đêm không? Khi đó trên bề mặt Trái Đất có sự sống không? Tại sao
+ GV hướng dẫn thực hiện
- Hướng dẫn xác định mục đích, yêu cầu của câu
+ Trả lời: Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày và đêm Khi đó trên bề mặt Trái Đất không có
sự sống không Do bề mặt Trái Đất quá nóng hoặc quá lạnh
Ví dụ 2: Câu hỏi số 1, SGK trang 24 Hãy giải thích câu ca dao Việt Nam:
Đêm tháng năm, chưa nằm đã sángNgày tháng mười, chưa cười đã tối
* Hướng dẫn HS thực hiện:
Đây là câu hỏi vận dụng kiến thức đã học vào giải thích các hiện tượng trong tự nhiên, vì vậy giáo viên hướng dẫn thực hiện như sau:
- Hướng dẫn xác định mục đích, yêu cầu của câu hỏi:
+ Mục đích: Giải thích hiện tượng có trong tự nhiên thông qua câu ca dao của Việt Nam
+ Yêu cầu:
* Câu hỏi nâng cao
Trang 9Ngoài hệ thống các dạng câu hỏi trong SGK, để phát huy tư duy và mở rộng kiến thức, GV cần tự biên soạn hoặc sưu tầm các các câu hỏi khác cho HS thực hiện Các câu hỏi này, GV nên tập trung vào các câu hỏi mở rộng, đi sâu hoặc liên hệ thực tiễn vào kiến thức của bài học.
* Câu hỏi đi sâu vào kiến thức của bài học.
Ví dụ 1: Trong khi học bài 8 : "Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái
Đất", GV đưa ra câu hỏi : Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu mối quan hệ giữa
sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo với việc hình thành các nếp uốn và đứt gãy
Ví dụ 2: Trong khi học bài 11 – Khí quyển Sự phân bố nhiệt độ không khí trên
trái Đất, GV đưa ra câu hỏi: Quan sát hình 11.3, hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi của biên độ nhiệt độ ở các địa điểm nằm trên khoảng vĩ tuyến 520B
Trả lời: Càng vào sâu trong lục địa thì biên độ nhiệt độ cao tăng Do ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền giảm nhanh
* Câu hỏi liên hệ kiến thức bài học với thực tiễn
Ví dụ 1: Sau khi học xong bài 18: " Sinh quyển Các nhân tố ảnh hưởng tới sự
phát triển và phân bố sinh vật", GV yêu cầu HS làm bài tập 3 SGK trang 68: Hãy tìm những nguyên nhân có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loại sinh vật ở địa phương em ?
Ví dụ 2: Sau khi học xong bài 20: " Lớp vỏ địa lí Quy luật thống nhất và hoàn
chỉnh của lớp vỏ địa lí", GV đưa ra câu hỏi 3, SGK trang 76: Lấy một vài ví dụ minh họa về những hậu quả xấu do tác động của con người gây ra đối với môi trường tự nhiên
* Câu hỏi yêu cầu học sinh tìm từ các tài liệu khác
Ví dụ: Sau khi học xong bài 16: "Sóng Thủy triều Dòng biển", GV chia lớp
thành 6 nhóm về nhà làm nhiệm vụ:
- Nhóm 1, 2: Tìm các hình ảnh về tác hại của sóng thần
- Nhóm 3, 4: Tìm các hình ảnh khai thác nguồn năng lượng mới từ thủy triều
- Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về chiến thắng của Ngô quyền trên sông Bạch Đằng nhờ vào lợi dụng hiện tượng thủy triều
2.3.4.2 Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học ở nhà bằng các dạng bài tập
a Bài tập về nhà
Bài tập về nhà là bài ra cho HS về nhà làm nhằm vận dụng những kiến thức đã học, từ đó giải quyết nhiệm vụ mới nhằm hình thành kiến thức mới; củng cố kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng; phát triển khả năng tư duy; năng lực hoạt động độc lập; rèn luyện và hình thành các phẩm chất khác nhau cho HS
b Tác dụng của bài tập về nhà
Bài tập về nhà có nhiều tác dụng trong quá trình dạy học:
Hình 11.3 – Biên độ nhiệt độ năm thay đổi theo vị trí gần hay xa đại dương
Trang 10- Tăng cường tính độc lập, thái độ tích cực làm việc, trách nhiệm làm việc của
HS trong học tập, nghiên cứu
- Bài tập về nhà có tác dụng củng cố và mở rộng kiến thức bài học
- Bài tập về nhà có tác dụng phát triển trí thông minh, rèn luyện thói quen thực hiện các nhiệm vụ, bồi dưỡng kĩ năng tự học, tự nghiên cứu
- Bài tập về nhà có tác dụng giáo dục những đức tính tốt cho người lao động như: tinh thần vượt khó, ý thức hoàn thành nhiệm vụ
c Quy trình ra bài tập về nhà
Bước 1: Xây dựng bài tập về nhà
Bước 2: Hướng dẫn HS thực hiện bài tập về nhà
Bước 3: Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện bài tập về nhà
d Các dạng bài tập về nhà
* Bài tập với bản đồ - lược đồ, bảng số liệu
- Sử dụng bài tập với lược đồ ở cuối bài trong SGK.
Ví dụ: Sau khi học xong bài 12 – Sự phân bố khí áp Một số loại gió chính, GV
đưa ra bài tập về nhà số 3, SGK trang 48: Dựa vào hình 12.2 và hình 12.3, hãy trình bày hoạt động của gió mùa vùng Nam Á và Đông Nam Á
Hình 12.2 - Các khu áp cao, áp thấp trong tháng 7