skkn làm thế nào để bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn sinh học đạt kết quả cao

14 855 0
skkn làm thế nào để bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn sinh học đạt kết quả cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nguyễn Thị Nhung - Trường THCS Bình Dương Đề tài sáng kiến kinh nghiệm PHÒNG GIÁO DỤC BÌNH SƠN TRƯỜNG THCS BÌNH DƯƠNG  ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: “LÀM THẾ NÀO ĐỂ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI BỘ MÔN SINH HỌC ĐẠT KẾT QUẢ CAO” Họ và tên: Nguyễn Thị Nhung Ngày sinh: 15 – 10 – 1970 Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THCS Bình Dương Bình Sơn, tháng 12 năm 2010 I - ĐẶT VẤN ĐỀ: Trang 1 Nguyễn Thị Nhung - Trường THCS Bình Dương Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2006 – 2007 là năm học tiếp tục triển khai đại trà Chương trình Giáo dục phổ thông mới theo tinh thần Nghị quyết của Trung ương Đảng cũng đã nhấn mạnh về công tác giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ như: “Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức cơ chế quản lí để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện nền giáo dục Nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch đồng bộ. Xây dựng nền giáo dục của dân, do dân và vì dân; đảm bảo công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời…”. Năm học 2006 - 2007 cũng là năm học mà ngành Giáo dục thực hiện cuộc vận động của Bộ Trưởng: “Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Năm học 2007 - 2008 bổ sung thêm nội dung của cuộc vận động là: “Chống ngồi nhầm lớp và vi phạm đạo đức nhà giáo”. Trong các nội dung thì nội dung chống bệnh thành tích là một cuộc cách mạng nhằm có một chất lượng giáo dục và thành tích thực chất để đào tạo một thế hệ học sinh có đủ kiến thức, năng lực nhằm đáp ứng kịp thời cho sự bùng nổ của công nghệ thông tin ở thế kỉ 21. Bước sang thế kỉ 21 - Thế kỉ của thông tin. Trong đó, sự phát triển của Internet và các ngành công nghệ cao, xu hướng của xã hội là cần những người tài thực sự để có đủ bản lĩnh đảm nhận công việc xây dựng và phát triển đất nước. Để bắt kịp xu thế này đòi hỏi chất lượng giáo dục ngày càng phải thực chất và nâng cao hơn. Sự học tập của học sinh ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải có thành tích học tập tốt nhất, đặc biệt ở giai đoạn còn nhỏ. Đây là nền tảng vững chắc cho hành trang của mỗi học sinh sau này khi học lên cao. Vì thế, người giáo viên phải có ý thức sâu sắc mục tiêu dạy học sao cho hướng giáo dục mang tính thực tiễn cao, nắm bắt kịp xu thế phát triển của đất nước và của thế giới. Trong đó, việc đinh hướng và đào tạo ra các học sinh giỏi là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Mặc dù công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được rất nhiều nhà trường và giáo viên đặc biệt quan tâm nhưng thành tích đào tạo về mặt này ở nhiều giáo viên là không khả quan và thành tích mang lại chưa cao. Trong đó, có nhiều nguyên nhân. Một nguyên nhân mà theo tôi nhiều giáo viên bồi dưỡng không đạt kết quả cao là chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng và không có nhiều thời gian để tìm tòi kiến thức. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Làm thế nào để bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Sinh học đạt kết quả cao” để nghiên cứu nhằm chia sẻ và cùng trao đổi kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Sinh học ở bậc Trung học Cơ sở để công tác này ngày càng đạt hiệu quả cao hơn và trên hết là: “Tất cả vì học sinh thân yêu” - “Vì các chủ nhân tương lai của đất nước sau này”. II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Trang 2 Nguyễn Thị Nhung - Trường THCS Bình Dương Đề tài sáng kiến kinh nghiệm 1- Thời gian, địa điểm, đối tượng và phương pháp luận: a- Thời gian và địa điểm: - Thời gian: Từ năm học 2007 – 2008 đến đầu năm học 2010 – 2011; - Địa điểm: Trường THCS Bình Dương. b- Đối tượng nghiên cứu: Những học sinh được tôi bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Sinh học từ năm học 2007 – 2008 đến nay gồm các em học sinh sau: - Năm học 2007 – 2008: + Hồ Thị Xuân Thắm + Phạm Thị Thu Sang + Huỳnh Nguyễn Việt Tâm + Nguyễn Thị Kim Nguyệt - Năm học 2008 – 2009: + Lê thị Thảo Trang + Nguyễn Thị Tình + Nguyễn Thị Cẩm Tú + Phạm Thi. Thuỳ Dung - Năm học 2009 – 2010: + Huỳnh Thị Thu Hương + Võ thị Thuỳ Liên + Trần Thị Kim Mai + Nguyễn Thị Thi Thi - Đầu năm học 2010 – 2011: + Nguyễn Hoàng Sinh + Nguyễn Thị Hoài Thư + Phan Thị Mỹ Ly + Phạm Thị Bích Hà + Nguyễn Thị Nga + Phạm Thị Thu Thuỷ c- Phương pháp luận: Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp chủ yếu sau: Trang 3 Nguyễn Thị Nhung - Trường THCS Bình Dương Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp quan sát, điều tra, khảo sát: Trong quá trình giảng dạy trên lớp thông qua các câu trả lời các vấn đề khó để từ đó phát hiện học sinh có năng khiếu đối với bộ môn mình giáng dạy, đồng thời kiểm tra lại chính xác qua bài kiểm tra và bài khảo sát khi chọn đội tuyển. - Phương pháp thực hành thí nghiệm: Trong quá trình bồi dưỡng để truyền thụ tốt kiến thức cho các em, tôi luôn tìm ra những phương pháp giảng dạy phù hợp. Hướng dẫn cách học các loại kiến thức và chỉ ra cách đọc sách, tìm hiểu kiến thức từ tài liệu và sưu tầm tài liệu từ internet. - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Lựa chọn kiến thức truyền đạt, sưu tầm các loại tài liệu liên quan đến kiến thức bồi dưỡng bộ môn. Ngoài các phương pháp chính trên, trong quá trình nghiên cứu tôi còn sử dụng một số biện pháp khác. 2- Giải pháp thực hiện: a- Chọn học sinh - Khảo sát lấy vào đội tuyển: Qua nhiều năm đảm nhận công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi nhận thấy việc lựa chọn học sinh có năng lực và yêu thích bộ môn vào đội chuyên của môn mình giảng dạy để bồi dưỡng là rất quan trọng, góp phần quyết định một phần thành công. Trong công tác này, ngay khi giảng dạy trên lớp, trong từng tiết học bằng quan sát của mình, thông qua các câu trả lời của học sinh đối với các câu hỏi khó để từ đó có định hướng chọn những em nào vào đội tuyển. Ngoài ra, cũng cần khẳng định lại năng lực của các em, thì chúng ta cần kiểm tra lại điểm thông qua các bài kiểm tra, các bài thi học kì, đồng thời cần kiểm tra năng lực học tập của các em qua sổ điểm chính nhằm đánh giá một cách toàn diện năng lực và ý thức học tập một cách chính xác. Sau khi đã chọn được những em có đủ khả năng vào đội chuyên để bồi dưỡng, để khẳng định lại chắc chắn là những em có năng lực về bộ môn của mình, tôi đã tiến hành cho khảo sát lại bằng một bài kiểm tra trong đó có các loại câu hỏi đủ để phân loại học sinh và chỉ chọn những em đạt điểm yêu cầu. b- Định hướng học tập: Khi đã chọn được đội tuyển, thì một việc cũng hết sức quan trọng đó là xác định định hướng học tập cho các em. Nhiều em sau khi đã theo học môn này lại chuyển sang học môn khác hoặc theo học nhiều môn nên kết quả đạt được ở một môn là không cao, khi tham gia thi thì không đạt kết quả. Bằng cách trò chuyện, hướng dẫn, và tìm hiểu nguyện vọng của các em, từ đó tôi đã định hướng đúng theo năng lực và nguyện vọng cho học sinh của mình chỉ học 1 môn khi đã chọn. Trang 4 Nguyễn Thị Nhung - Trường THCS Bình Dương Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Một điều mà tôi nhận thấy trong nhiều năm đảm nhận công việc này là: muốn bồi dưỡng có hiệu quả đối với một em học sinh nào đó thì điều đầu tiên là em đó phải say mê, yêu thích bộ môn mà mình đã lựa chọn. Chính vì vậy mà ở mục trên tôi đã khẳng định: Việc lựa chọn được đội tuyển là sự thành công bước đầu, là phần quyết định có hiệu quả cao nhất trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. c- Hướng dẫn cách học, cách trả lời các loại câu hỏi: Khi bước vào bồi dưỡng học sinh giỏi, thì công việc đầu tiên mà tôi làm là hướng dẫn cách học và cách chuẩn bị trước trong một buổi ôn tập. Thứ nhất: Hướng dẫn cách học, về kiến thức cơ bản thì các em cần nắm vững theo trong sách giáo khoa và vở học, thường phần này khi bồi dưỡng tôi chỉ khái quát nhanh. Chính vì vậy, học sinh cần học ở nhà thì mới tiếp thu dược kiến thức trong buổi bồi dưỡng. Thứ hai: Trước mỗi buổi bồi dưỡng, tôi đều có hệ thống các câu hỏi về kiến thức sẽ được học để học sinh định hướng trả lời trước. Chẳng hạn, buổi bồi dưỡng về kiến thức hệ tuần hoàn thì yêu cầu người học chuẩn bị trả lời các vấn đề sau: -Thành phần của máu? - Chức năng của huyết tương, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu? - Lập bảng phân biệt hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu? - Môi Trường trong cơ thể gồm những yếu tố nào? mối quan hệ giữa các yếu tố? chúc năng của môi trường trong? - Ba hàng rào bảo vệ(phòng thủ) của bạch cầu? phân biệt kháng nguyên kháng thể? - Miễn dịch? phân biệt các loại miễn dịch? - Đông máu? Sơ đồ? giải thích? Ý nghĩa của đông máu? - Các nhóm máu,giải thích nguyên tắc truyền máu? - Cấu tạo của hệ tuần hoàn? Vai trò của: Hệ tuần hoàn, vòng tuần hoàn nhỏ, vòng tuần hoàn lớn, tim, hệ mạch, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch? - Hoạt động của hai vòng tuần hoàn máu? So sánh? - Cấu tạo tim, hoạt động của tim? Phân biệt các loại mạch máu, giải thích? - Vì sao tim hoạt động suốt cuộc đời mà không mệt mỏi? - Sự vận chuyển máu trong hệ mạch theo 1 chiều nhất định là nhờ vào những yếu tố nào, yếu tố nào là quan trọng nhất? … Trang 5 Nguyễn Thị Nhung - Trường THCS Bình Dương Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Trong buổi bồi dưỡng cho các em thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi mà tôi đã đưa trước ở một chương nào đó xong tôi mới chốt lại kiến thức cho các em, có như vậy thì các em mới nắm kiến thức một cachs sâu sắc và chủ động được. Ngoài ra, học sinh cần sưu tầm thêm những vấn đề liên quan đến kiến thức học của buổi đó mà trong phần chuẩn bị không có để cùng trao đổi tìm ra lời giải, cũng là cách khắc sâu kiến thức. Một việc không kém phần quan trọng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đó là hướng dẫn cách trả lời câu hỏi và làm bài của học sinh.Về cách trả lời câu hỏi thì cần yêu cầu học sinh trả lời một cách chính xác, khoa học và mang tính hệ thống. Bài làm cần trình bày khoa học, đẹp và không vi phạm quy chế. Trong phần hướng dẫn cách trả lời câu hỏi, thì tôi định hướng khung trả lời cho học sinh cụ thể. Ví dụ, câu hỏi so sánh thì cần trả lời 2 phần là giống nhau và khác nhau, trong phần khác nhau cần trình bày các ý khác nhau theo từng ý và thật khoa học. Còn về câu hỏi phân biệt thì chỉ cần tìm ra điểm khác nhau. Loại kiến thức cấu tạo, cơ chế phải trình bày có tính hệ thống. Chẳng hạn: Khi trình bày cấu tạo của hệ hô hấp thì cần trình bày từ: Khoang mũi - Họng - Thanh quản - Khí quản - Phế quản và cuối cùng là 2 lá Phổi… Theo tôi, phần hướng dẫn cách trả lời và làm bài cũng một phần nhỏ góp phần nâng cao thành tích bài làm của học sinh. d- Phân chia các loại kiến thức để có phương pháp truyền thụ phù hợp: Trong kiến thức Sinh học ở chương trình Trung học Cơ sở có nhiều loại kiến thức. Chính vì vậy, việc phân loại kiến thức là rất quan trọng để cho học sinh dễ học, dễ nắm bắt kiến thức. Đồng thời ở một loại kiến thức người giáo viên phải lựa chọn một phương pháp thích hợp để truyền thụ kiến thức, sao cho người học dễ nắm bắt và kích thích được trí tuệ của các em. Theo tôi, nội dung bồi dưỡng có những loại kiến thức sau: - Kiến thức về cấu tạo: Ví dụ: Bộ xương; Tim và hệ mạch; Phổi; ADN; ARN; …. - Kiến thức về sinh lí - cơ chế: Ví dụ: Tính chất của bộ xương; vòng tuần hoàn; sự trao đổi khí; bài tiết nước tiểu; phản xạ; Trao đổi chất; tổng hợp ADN – ARN; nguyên phân; … - Kiến thức về vai trò (chức năng): Ví dụ: Vai trò của xương? Vai trò của huyết tương, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu? Vai trò của tim, hệ mạch, hệ tuần hoàn… - Kiến thức về giải thích – liên hệ thực tế: Trang 6 Nguyễn Thị Nhung - Trường THCS Bình Dương Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Ví dụ: Vì sao người già hay bị gãy xương hơn trẻ em? Khi gãy thì khó liền lại? vì sao nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho, còn AB là chuyên nhận? Thiếu axít trong dạ dày thì sự tiêu hoá ở ruột non như thế nào? … - Kiến thức về câu hỏi so sánh: Bao gồm so sánh về các cơ quan, các quá trình sinh lí và cơ chế. Ví dụ: So sánh Hồng cầu và Bạch cầu; ADN và ARN;… - Kiến thức về tiến hoá: Đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Ví dụ: Tiến hoá từ thực vật đến động vật, từ động vật nguyên sinh (đơn bào) đến động vật đa bào (không xương sống) đến động vật đa bào có xương sống… - kiến thức về chứng minh: Ví dụ: Chứng minh tế bào là đơn vị cấu tạo cơ thể? Tế bào là đơn vị chức năng? - Kiền thức về khái niệm Ví dụ: Khái niệm về phản xạ, cung phản xạ, mô, đột biến, đột biến gen, đột biến NST, thường biến… - Kiến thức về qui luật: Ví dụ: Qui luật về Phân li, Phân li độc lập, NST giới tính,… - Kiến thức về sinh thái – môi trường. - Kiền thức về bài tập Ví dụ: Bài tập về di truyền, phân tử, nhiễm sắc thể, nguyên phân, giảm phân, thụ tinh, …. Bất kì một môn học nào, kiến thức cũng có tính hệ thống và kế thừa. Chính vì vậy, khi giảng dạy phải có tính lôgíc thì học sinh dễ nắm, nhận thức sâu và kĩ hơn. Ví dụ: Khi trình bày cấu tạo của Hệ tuần hoàn thì ta cần cung cấp từ ngành động vật nguyên sinh cho đến ngành động vật có xương sống ngành nào có hệ tuần hoàn ngành nào chưa có hệ tuần hoàn; ngành nào có hệ tuần hoàn kín, ngành nào có hệ tuần hoàn hở, trong ngành động vật có xương sống thì cần trình bày kĩ từ lớp cá cho đến lớp thú. Trình bày như trên người học không những hiểu bài một cách dễ dàng mà còn khắc sâu các loại kiến thức khác (so sánh). Đối với một loại kiến thức thì nhất định phải lựa chọn một phương pháp dạy học phù hợp, nhằm kích thích người học hứng thú hơn, chủ động tìm ra kiến thức và nắm bắt kiến thức ngay tại lớp bồi dưỡng. Chẳng hạn: Đối với loại kiến thức cấu tạo thì dùng phương pháp hỏi đáp kết hợp giảng giải (có tranh hoặc vật mẫu). Bằng hệ thống câu hỏi người dạy lần lượt khai thác kiến thức từ đơn giản đến phức tạp, từ tổng quat đến cái cụ thể, chi tiết. Ví dụ: khi trình bày vấn đề “Đặc điểm cấu tạo Trang 7 Nguyễn Thị Nhung - Trường THCS Bình Dương Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của hệ hô hấp phù hợp với chức năng của chúng?”, người giáo viên cần đặt ra hệ thống câu hỏi sau để khai thác khả năng của học sinh: - Hệ hô hấp người gồm mấy phần chính? Là những phần nào? - Kể tên các cơ quan ở mỗi phần? - Trình bày cấu tạo và chức năng ở từng cơ quan trong đường dẫn khí? + Khoang mũi có đặc điểm cấu tạo nào phù hợp với chức năng? Phân tích? + Thanh quản có đặc điểm cấu tạo nào phù hợp với chức năng? Phân tích? + Khí quản có đặc điểm cấu tạo nào phù hợp với chức năng? Phân tích? + Phế quản có đặc điểm cấu tạo nào phù hợp với chức năng? Phân tích? - Phổi có đặc điểm cấu tạo nào phù hợp với chức năng? Phân tích? - Chức năng của đường dẫn khí và 2 lá phổi? Sau đó, giáo viên kết luận lại vấn đề. Đối với kiến thức giải thích liên hệ thực tế, người dạy nên sử dụng phương pháp hoạt động nhóm để cho người học trao đổi tìm ra lời giải thông qua hướng dẫn, gợi ý của giáo viên. Đối với kiến thức sinh lí – cơ chế nên dùng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề. Trong một buổi dạy tôi thường dạy kiến thức lí thuyết 2 phần thời gian, 1 phần còn lại tôi giải toán di truyền và phân tử… để học sinh thay đổi tư duy bớt nhàm chán có hứng thú học hơn. Tóm lại, để truyền thụ tri thức một cách hiệu quả, bản thân tôi thiết nghĩ là phải cần lựa chọn phương pháp dạy học tương thích, làm sao kích thích, giúp người học chủ động tìm ra kiến thức. Trong một loại kiến thức ta cần phối hợp nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau, tuỳ vào đối tượng và tình huống cụ thể. e- Sưu tầm tài liệu bồi dưỡng: Đối với giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi thì việc sưu tầm tài liệu để bồi dưỡng là rất quan trọng, quyết định phần lớn thành công cho việc đạt kết quả cao. Nhận thấy được điều này, bản thân tôi đã sư tầm nhiều loại tài liệu liên quan đến kiến thức học sinh giỏi bộ môn mà mình đảm nhiệm. Ngoài những sách có trong thư viện trường, tìm mua ở các hiệu sách, tư liệu trên Internet, tôi còn sưu tầm các đề kiểm tra học sinh giỏi bộ môn Sinh học cấp huyện - thị và tỉnh qua các năm ở trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh. Đối với học sinh, đã cung cấp cho các em một số sách học tốt, yêu cầu đọc các sách có ở thư viện và sưu tầm thêm các sách, vở ôn ở các anh chị học ôn khoá trước. Đồng thời cần giáo dục cho các em hiểu rằng: Ngoài việc kiến thức được ôn Trang 8 Nguyễn Thị Nhung - Trường THCS Bình Dương Đề tài sáng kiến kinh nghiệm chỉ là một phần nhỏ, thì phần quyết định thành công là việc đọc thêm nhiều kiến thức có ở trong các sách báo, hay trên internet. 3- Kết quả và bài học kinh nghiệm: a- Kết quả: Bằng sáng kiến của mình, trong thời gian được giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Sinh học ở trường trong năm học 2007 – 2008 đến đầu năm học 2010 – 2011 đã thu được những kết quả sau: - Năm học 2007 – 2008: + Hồ Thị Xuân Thắm: Đạt giải nhì huyện, giải ba tỉnh. + Phạm Thị Thu Sang: Đạt giải ba huyện, giải ba tỉnh. + Huỳnh nguyễn Việt Tâm: Đạt giải ba huyện. + Nguyễn Thị Kim Nguyệt: Đạt giải khuyến khích huyện. Trong đó, đạt 80% học sinh của trường dự thi huyện môn Sinh học. - Năm học 2008 – 2009: + Nguyễn Thị Cẩm Tú: Đạt giải ba huyện, giải ba tỉnh. + Lê thị Thảo Trang: Đạt giả ba huyện môn Sinh học. + Nguyễn Thị Tình: Đạt giải khuyến khích. Trong đó, đạt 80% học sinh của trường dự thi huyện môn Sinh học. - Năm học 2009 – 2010: + Huỳnh Thị Thu Hương: Đạt giải nhì huyện, giải ba tỉnh. + Võ thị Thuỳ Liên: Đạt giải ba huyện, đạt giải ba tỉnh. + Trần Thị Kim Mai: Đạt giải ba huyện, giải ba tỉnh. + Nguyễn Thị Thi Thi: Đạt giải ba huyện. Trong đó, đạt 100% học sinh của trường dự thi huyện môn Sinh học. - Đầu năm học 2010 – 2011(chưa thi tỉnh): + Nguyễn Hoàng Sinh: Đạt giải nhì huyện . + Nguyễn Thị Hoài Thư: Đạt giải ba huyện. + Phan Thị Mỹ Ly: Đạt giải ba huyện. + Phạm Thị Bích Hà: Đạt giải ba huyện. + Nguyễn Thị Nga: Đạt giải khuyến khích. + Phạm Thị Thu Thuỷ: Đạt giải khuyến khích. Trang 9 Nguyễn Thị Nhung - Trường THCS Bình Dương Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Trong đó, đạt 100% học sinh của trường dự thi huyện môn Sinh học. Đây là thành tích đáng kể trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của tôi, góp phần vào thành tích chung của nhà trường. Năm học 2010 – 2011, tôi đã được Phòng Giáo dục huyện Bình Sơn phân công bồi dưỡng học sinh giỏi huyện để thi tỉnh. Bằng những kinh nghiệm của mình đầu tư trong mấy năm qua đã bồi dưỡng ở trường tôi nguyện sẽ cố gắng thật nhiều để có kết quả cao ở phần tôi bồi dưỡng. b- Bài học kinh nghiệm: Để có được kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi cao thì người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, lòng nhiệt tình, hăng say trong công tác bồi dưỡng. Nhận thức được yêu cầu phát triển của giáo dục nói riêng và phát triển về mọi mặt của xã hội nói chung nên đòi hỏi việc đầu tư tốt cho một tiết bồi dưỡng bằng cách áp dụng những phương pháp dạy học tích cực phù hợp với đối tượng học sinh của mình, tìm tòi kiến thức thường xuyên, chắc lọc kiến thức cần cung cấp cho học sinh. Bên cạnh đó, còn cần sự hỗ trợ chuyên môn của nhà trường, đoàn thể, phối hợp chặt chẽ với gia đình để có cách điều chỉnh trong công tác bồi dưỡng. III- KẾT LUẬN: Tóm lại: Qua nhiều năm đảm nhiệm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân tôi tự nhận thấy rằng để bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao thì: 1. Về phía giáo viên phải: Trang 10 [...]... và học sinh có thành tích cao trong công tác học sinh giỏi 4 Về phía ngành phải: - Mở các chuyên đề về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi do những giáo viên có kinh nghiệm truyền đạt; - Có hình thức động viên khen thưởng kịp thời đến từng cá nhân và học sinh có thành tích cao trong công tác học sinh giỏi Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Sinh. .. lực chuyên môn vững vàng, nắm chắc các loại kiến thức bộ môn toàn khối, không những rộng mà cần phải sâu, luôn nắm bắt các loại kiến thức mới; - Tâm huyết, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công tác được giao; - Cần phải chọn học sinh bồi dưỡng có năng lực thực sự và yêu thích bộ môn - Biết cách tạo hứng thú đối với môn học và hướng dẫn cách tự học ở nhà 2 Về phía học sinh phải: - Là học sinh thực... hiện:…………………………………………………………………………………….4 2 a Chọn học sinh- khảo sát lấy vào đội tuyển: .4 2 b Định hướng học tập: …………………………… .4 2 c Hướng dẫn cách học, cách trả lời các loại câu hỏi:………………………………… 5 2 d Phân chia các loại kiến thức để có phương pháp truyền thụ phù hợp:… …….6 2 e Sưu tầm tài liệu bồi dưỡng …………………………………………………………… …….8 3 Kết quả và bài học kinh nghiệm………………… ……………………………….…………… 9 3 a Kết quả …………………………………………………………………….…………….…….………9... kiến thức rộng và sâu và bộ môn Sinh học; - Yêu thích bộ môn, siêng năng, tìm tòi, tư duy,sáng tạo 3 Về phía nhà trường phải: - Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên bồi dưỡng, đặc biệt là phòng và bố trí thời gian phù hợp; - Lựa chọn giáo viên có đủ năng lực để giao nhiệm vụ và cần bố trí số tiết thích hợp; - Hàng năm, bổ sung các loại tài liệu liên quan đến kiến thức bồi dưỡng mà giáo viên yêu cầu;... sinh giỏi bộ môn Sinh học, chắc chắn chưa thể mang tính hoàn thiện cao và đạt hiệu quả như mong muốn nên cần được bổ sung bởi lẻ kinh nghiệm cần phải được trãi dài theo bề dày của thời gian mới có được Vì vậy, thông qua Đề tài này, kính mong sự đóng góp của anh chị em đồng nghiệp để sáng kiến hoàn chỉnh và mang lại hiệu quả cao hơn trong thực tiễn Xin trân trọng kính chào đoàn kết, thân ái và quyết... 3 Kết quả và bài học kinh nghiệm………………… ……………………………….…………… 9 3 a Kết quả …………………………………………………………………….…………….…….………9 3 b Bài học kinh nghiệm…………………………………………………………………… ………10  III KẾT LUẬN: 11 1 Về phía giáo viên……………………………………………………………………………… 11 2 Về phía học sinh ………………………………………………………………………………… 11  3 Về phía nhà trường……………………………………………………………………………… 11  4 Về phía ngành.…………………………………………………………………………………… . dưỡng và không có nhiều thời gian để tìm tòi kiến thức. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: Làm thế nào để bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Sinh học đạt kết quả cao để nghiên cứu nhằm chia sẻ và cùng.  ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: “LÀM THẾ NÀO ĐỂ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI BỘ MÔN SINH HỌC ĐẠT KẾT QUẢ CAO Họ và tên: Nguyễn Thị Nhung Ngày sinh: 15 – 10 – 1970 Chức vụ: Giáo viên Đơn. đổi kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Sinh học ở bậc Trung học Cơ sở để công tác này ngày càng đạt hiệu quả cao hơn và trên hết là: “Tất cả vì học sinh thân yêu” - “Vì các chủ

Ngày đăng: 13/11/2014, 20:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan