Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật gắn bó mật thiết với đời sống con người. Nó phản ánh hiện thực khách quan thông qua sự biểu cảm của âm thanh. Âm nhạc có sức hấp dẫn kì lạ, tác động mạnh mẽ, làm cho con người tốt đẹp hơn, trong sáng hơn. Bản chất của Âm nhạc là niềm vui, lạc quan, yêu đời. Đối với trẻ thơ Âm nhạc là nguồn sữa nuôi dưỡng tinh thần. Ca hát là một nhu cầu không thể thiếu đối với các em. Giai điệu trầm bổng, sự phong phú của âm hình tiết tấu, phong cách đa dạng của các thể loại Âm nhạc sẽ trưa trẻ vào thế giới cái đẹp một cách hấp dẫn và lí thú. Qua môn học Âm nhạc các em được hoạt động, được nhận thức, được cảm thụ Âm nhạc… và trang bị cho các em có một số kiến thức về văn hoá Âm nhạc phổ thông, góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân cách cho học sinh.
Trang 1ĐỀ TÀI:
GIÚP HỌC SINH TIỂU HỌC HÌNH THÀNH KĨ NĂNG HÁT- BIỂU DIỄN
1 Đặt vấn đề:
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật gắn bó mật thiết với đời sống con người
Nó phản ánh hiện thực khách quan thông qua sự biểu cảm của âm thanh Âm nhạc
có sức hấp dẫn kì lạ, tác động mạnh mẽ, làm cho con người tốt đẹp hơn, trong sánghơn Bản chất của Âm nhạc là niềm vui, lạc quan, yêu đời Đối với trẻ thơ Âm nhạc
là nguồn sữa nuôi dưỡng tinh thần Ca hát là một nhu cầu không thể thiếu đối vớicác em Giai điệu trầm bổng, sự phong phú của âm hình tiết tấu, phong cách đa dạngcủa các thể loại Âm nhạc sẽ trưa trẻ vào thế giới cái đẹp một cách hấp dẫn và lí thú.Qua môn học Âm nhạc các em được hoạt động, được nhận thức, được cảm thụ Âmnhạc… và trang bị cho các em có một số kiến thức về văn hoá Âm nhạc phổ thông,góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân cách cho học sinh
1.1: Lý do chọn đề tài:
Hiện nay vấn đề giáo dục nghệ thuật trong đó có môn Âm nhạc đã thực sự trởthành nội dung quan trọng trong các hoạt động của chương trình giáo dục phổthông, được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động góp phần tích cực
vào thực hiện tốt mục tiêu giáo dục tiểu học
Ở trường Tiểu học mục tiêu của việc học Âm nhạc là thông qua việc giảng
dạy một số vấn đề cơ bản về nghệ thuật Âm nhạc để hình thành và phát triển khảnăng Âm nhạc của học sinh tạo một sự nhận thức về Âm nhạc ở một mức độ nhấtđịnh, từ đó góp phần đào tạo có chất lượng những lớp người phát triển một cáchtoàn diện cả về “Đức - Trí - Thể - Mĩ” trở thành những công dân có ích cho xã hội.Thông qua Âm nhạc, giúp học sinh có được những kĩ năng sống và giao tiếp tốt hơn
vì ngôn ngữ Âm nhạc rất đa dạng và dễ đi vào lòng người không chỉ bằng lời hát màbằng giai điệu, bằng những sắc thái biểu cảm của người hát giúp học sinh yêu thích
Âm nhạc, phấn khởi và hứng thú hơn trong các giờ học Âm nhạc
Môn Âm nhạc được rất nhiều học sinh yêu thích Trong các nhà trường, mônhọc Âm nhạc được học sinh đón nhận một cách hào hứng, đặc biệt là lứa tuổi học
Trang 2sinh tiểu học Vì lứa tuổi này hội tụ sự hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ, thích đượcthể hiện, thích được bộc lộ khả năng biểu diễn của bản thân.
Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy môn Âm nhạc ở Trường Tiểu học nóichung và Trường Tiểu học số 2 Mỹ Hiệp nói riêng, tôi nhận thấy về những vấn đềcần được cải thiện nếu không cải thiện được sẽ không nâng cao chất lượng dạy vàhọc môn Âm nhạc, đó là:
Các em chưa thể hiện đúng giai điệu, lời ca của bài hát Khi thể hiện bài hát,các em chưa thể hiện được tính chất, sắc thái của bài hát Khi biểu diễn tập thể, các
em chưa biết cách hòa giọng Đặc biệt, khi biểu diễn cá nhân hay tập thể, hầu hếtcác em chỉ chú ý lời ca mà quên đi một chi tiết hết sức quan trọng đó là thể hiệnđộng tác phụ họa cho bài biểu diễn thêm sinh động, …Các em chưa mạnh dạn, tự tinthể hiện năng lực của mình trước tập thể
Từ những vấn đề trên, tôi đã đi vào nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Giúp học sinh Tiểu học hình thành kĩ năng hát-biểu diễn”
1.1.1 Cơ sở lý luận:
Giáo dục Âm nhạc có tác động tới quá trình hình thành nhân cách rất lớn chotrẻ nhỏ Ngay từ khi còn thơ ấu, trẻ được sống và bao bọc trong tình yêu thươngcùng những lời ru ầu ơ của mẹ Những trò chơi dân gian luôn là nơi thể hiện suynghĩ, liên tưởng độc đáo và sáng tạo của các em Bên cạnh đó những tác động củamôi trường khách quan, chủ quan cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới suy nghĩ của cácem
Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với
môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối nhưng lại đòihỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “năngkhiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được Học Âm nhạc mang đếncho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học Thôngqua những giai điệu, những câu hát, những lời ca, những cử chỉ, những điệu bộ, Âmnhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm
Trang 3xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài hát, từng nétnhạc.
Mặt khác, môn Âm nhạc tiểu học không phải là mục đích để đào tạo các emtrở thành những người nghệ sĩ Âm nhạc chuyên nghiệp mà cái chính là thông quacác tiết học hát các em sẽ được hát, được nghe, được vui chơi giải trí, nắm bắt đượcmột số kiến thức cơ bản (cao độ, trường độ, phát âm, ) giúp các em phát huy hơnnữa khả năng hát- biểu diễn ở những lớp trên, với mục đích góp phần và giáo dụcnhân cách toàn diện cho học sinh
1.1.2 C s ơ ở thực tiễn:
Mỗi môn học ở bậc tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triểnnhững năng lực, phẩm chất trong nhân cách con người Việt Nam Đó là con ngườicần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo, yêu quê hương, Tổ quốc … Cùng với cácmôn học khác, môn Âm nhạc có một vị trí quan trọng trong trường học nói chung vàbậc tiểu học nói riêng, vì:
Âm nhạc là một nhu cầu đời sống tinh thần của tuổi thơ Trẻ được tham gia cahát chính là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân.Những hình ảnh, âm thanh, giai điệu của bản nhạc tác động vào cảm xúc giúp choviệc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng, tư duy thẩm mỹ, giáo dục tình cảm – đạo đứcnhất định
Qua giờ học Âm nhạc, học hát giúp các em giải tỏa được những căng thẳng ởmột số môn học khác Đồng thời qua hoạt động hát- biểu diễn phát hiện ra nhữnghọc sinh năng khiếu để bồi dưỡng, tạo nguồn cho những lớp học trên và tham gia tốtcác phong trào văn nghệ các cấp
Cùng với các môn học khác góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục tiểu học
Vì những lý do đó, bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, càng nhậnthấy rõ hơn tầm quan trọng của việc dạy học môn Âm nhạc trong chương trình tiểuhọc nên tôi đã không ngừng tìm tòi những phương pháp dạy học, đặc điểm tâm lýcũng như khả năng học tập của từng học sinh
Trang 4Qua nhiều năm được phụ trách giáo dục môn Âm nhạc bản thân tôi nhận thấyrằng học sinh trường tôi còn lúng túng chưa thể hiện được giai điệu, lời ca, sắc thái,các động tác vận động khác nhau trong từng bài hát cụ thể Chính vì thế mà học sinhrất thiếu tự tin khi đứng hát trước đám đông, do sợ mình hát sai, sợ các bạn chêcười Bởi thế mà làm giảm đi phần nào khả năng biểu hiện năng lực học tập Âmnhạc của bản thân mình.
1.2 M c ích nghiên c u: ụ đ ứ
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc giúp học sinh hình thành kĩnăng hát- biểu diễn trong các giờ học Từ đó đề ra giải pháp khả thi giúp bản thân vàđồng nghiệp tháo gỡ những vướn mắc trong giảng dạy môn học này cũng như giúpcác em có được một số kĩ năng, tự tin trong khi biểu diễn bài hát, nâng cao chấtlượng môn học
Với đề tài này, tôi hy vọng sẽ giúp các bạn đồng nghiệp có hướng đi đúngtrong việc dạy học môn Âm nhạc cho học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượngtoàn diện cho học sinh trong nhà trường Trên cơ sở đó, học sinh có thể tiếp thu vàthực hiện được những kiến thức, kĩ năng, làm nền tảng vững chắc để giúp các emhọc tốt môn Âm nhạc ở các lớp trên, đồng thời nâng cao chất lượng cho những họcsinh có năng khiếu tự tin hơn khi thể hiện năng khiếu của mình để các em tích cựctham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường, làm phong phú thêm đời sốngtinh thần, tạo được lực lượng nòng cốt cho các phong trào văn nghệ Góp phần thựchiện thắng lợi mục tiêu giáo dục từng năm học của đơn vị cũng như của Ngành Giáodục huyện nhà
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu việc đề ra giải pháp giúp học sinh hình thành kĩ năng hát - biểudiễn cho học sinh trong các giờ dạy học hát ở trường Tiểu học
1.4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
1.4.1 Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 3A, 5B Trường TH số 2 Mỹ Hiệp
1.4.2 Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 3B, 5A Trường TH số 2 Mỹ Hiệp 1.5 Phương pháp nghiên cứu:
Trang 5Trong khi nghiên cứu đề tài này tôi đã tiến hành song song nhiều biện pháp từnghiên cứu thực trạng trên lớp mình dạy học đến việc tìm tòi suy nghĩ để tìm ra cáchdạy tốt nhất Để làm được những điều đã nêu trên thì ngay từ đầu năm học tôi đã lập
ra những việc cần làm trong năm học, tìm ra những biện pháp nhằm tạo mọi điềukiện cho các em có được sự ham thích, niềm đam mê Âm nhạc qua các phươngpháp sau:
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Nghiên cứu tìm hiểu về nội dung chương trình môn Âm nhạc toàn cấp học,nghiên cứu, tìm hiểu kỹ nội dung hướng dẫn giảng dạy từng bài hát cụ thể
Đọc, nghiên cứu Phương pháp dạy học môn Âm nhạc cấp Tiểu học và thamkhảo các tài liệu và sách, báo liên quan đến việc dạy học nâng cao chất lượng môn
Âm nhạc cấp Tiểu học
1.5.2 Phương pháp quan sát:
Dự giờ thăm lớp, quan sát học sinh trong giờ học hát
1.5.3 Phương pháp Kiểm tra:
Thường xuyên kiểm tra theo các hình thức đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca, gọinhiều đối tượng học sinh trong lớp tham gia trình bày bài hát được học trước lớp đểnắm bắt khả năng Âm nhạc của học sinh trong lớp
1.5.4 Phương pháp thực nghiệm :
Tiến hành trên các tiết dạy
1.5.5 Phương pháp So sánh, Đối chiếu:
Sau khi kiểm tra cần so sánh đối chiếu kết quả học tập môn Âm nhạc của từnghọc sinh trong lớp, so sánh đối chiếu kết quả của học sinh lớp 5A với lớp 5B, họcsinh lớp 3A với học sinh lớp 3B, so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng kinhnghiệm để đánh giá sự tiến bộ của học sinh và tính khả thi của đề tài
1.5.6 Phương pháp Luyện tập –Thực hành.
Xây dựng kế hoạch giảng dạy và trau dồi các kĩ năng Âm nhạc cho học sinhtrong lớp, lựa chọn thời gian hợp lý để luyện tập một số kĩ năng cần thiết, một sốđộng tác cơ bản để phụ họa khi biểu diễn
Trang 61.6 Phạm vi và thời gian nghiên cứu:
1.6.1 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu ở Trường Tiểu học số 2 Mỹ Hiệp, chủ yếu trong nộidung chương trình học hát môn Âm nhạc nhằm giúp các em hình thành kĩ năng hát-biểu diễn cho học sinh trong các giờ lên lớp ở tất cả các khối lớp bậc Tiểu học
1.6.2 Thời gian nghiên cứu:
Thời gian tiến hành: Năm học 2015-2016: Nghiên cứu thực tế tình hình dạy
và học bộ môn Âm nhạc, tổ chức kiểm tra học sinh; dự giờ đồng nghiệp; phân tíchtìm hiểu nguyên nhân
Từ đầu tháng 9/2015 đến cuối tháng 12/2015: Nghiên cứu tài liệu có liên quanđến đề tài
Học kì II năm học 2016-2017 áp dụng giải pháp mới giảng dạy tại lớp 5A, 3Bkhảo sát chất lượng để kiểm tra kết quả đạt được, so sánh đối chiếu với kết quả đạtđược của lớp 3A, 5B và kết quả cùng kì của năm học trước Tiếp tục vận dụng giảipháp trên cho các lớp vào đầu năm học 2017-2018
Trong tháng 9/2017: tiếp tục nghiên cứu tài liệu bổ sung cho đề tài
Đầu tháng 10/2017: tiến hành viết, hoàn thiện đề tài và in ấn
2 N i ộ dung:
2.1 Nh ng n i dung lý lu n có liên quan tr c ti p ữ ộ ậ ự ế đế n v n ấ đề nghiên c u: ứ
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học về con người đã khẳng định rằng, thời
kì từ lúc sơ sinh đến 10 tuổi là thời kì tốt nhất cho sự phát triển năng khiếu Những
ấn tượng để lại trong thời kì này sẽ theo trẻ suốt cuộc đời mà Âm nhạc là một nghệthuật lôi cuốn mạnh mẽ nhất
Âm nhạc dẫn dắt trẻ đi vào thế giới của điều thiện, tạo ra sự đồng cảm và bồidưỡng năng lực sáng tạo của trí tuệ mà không một phương tiện nào sánh được Nhiềunhà hoạt động xã hội cũng đánh giá cao vai trò ca hát đối với đời sống trẻ thơ, nó tácđộng trực tiếp đến tâm sinh lý và góp phần quan trọng vào sự phát triển của trẻ
Môn Âm nhạc ở Tiểu học là một môn văn hóa bắt buộc, tất cả Học sinh đềucần được học và phải học để có một trình độ cần thiết Coi trọng thực hành nhất là
Trang 7học hát nhằm hình thành, xây dựng và nâng cao thẩm mỹ Âm nhạc cho học sinh Dovậy, khi giảng dạy bộ môn người giáo viên cần phải xác định rõ mục tiêu giảng dạy
bộ môn để lựa chọn, vận dụng linh hoạt, phù hợp và có hiệu quả các phương phápdạy học để các em có hứng thú tham gia học tập tốt bộ môn
Người giáo viên phải xác định dạy học Âm nhạc ở trường phổ thông là dạycho tất cả học sinh, không phân biệt học sinh có năng khiếu hay không có năngkhiếu Âm nhạc Dạy Âm nhạc cho học sinh phổ thông chỉ cung cấp những kiếnthức, kĩ năng mang tính văn hóa Âm nhạc phổ thông nhằm thực hiện mục tiêu giáodục toàn diện góp phần hoàn thiện nhân cách người lao động mới Dùng Âm nhạc làmột phương tiện để góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh Đi sâu vào việc rènmột số kĩ năng, giúp học sinh tự tin và mạnh dạn và chủ động tham gia các hoạtđộng biểu diễn bài hát mà không bị gò bó hay lệ thuộc vào người khác, từ đó giúpcác em yêu thích môn học
Ở chương trình Âm nhạc Tiểu học, học hát là một hoạt động chiếm thời lượngnhiều nhất.Với mục tiêu phát triển năng lực nhận thức, phát triển năng lực Âm nhạc
và thông qua lời ca, tiếng hát, những hoạt động Âm nhạc thể hiện được vai trò củagiáo dục Âm nhạc nhằm giáo dục các em về đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, giúp các
em phát triển trí tuệ, phát triển thể chất Do vậy, khi dạy một bài hát cụ thể đòi hỏingười giáo viên phải phối hợp linh hoạt, nhịp nhàng tất cả các phương pháp dạy họclàm cho hoạt động dạy và học đạt hiệu quả cao nhất
2.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Trong nhiều năm qua, việc giúp học sinh có kĩ năng hát-biểu diễn là một vấn
đề không đơn giản Qua thực tế giảng dạy môn Âm nhạc, tôi nhận thấy rằng họcsinh trường tôi còn lúng túng chưa mạnh dạn trình bày bài hát, chưa biết thể hiệnnhững động tác vận động phụ học khác nhau như thế nào trong từng bài hát Các
em chưa phát huy được hết năng lực học tập của mình
Trường tiểu học số 2 Mỹ Hiệp thuộc vùng nông thôn nên đa số phụ huynhphải vất vả suốt ngày nơi đồng áng ít có thời gian quan tâm con em, chưa đánh giá
Trang 8đúng mức tầm quan trọng của các môn nghệ thuật, đặt biệt là môn Âm nhạc đối với
sự phát triển toàn diện của học sinh
H c sinh ch a có s nh n th c ọ ư ự ậ ứ đầ đủ ềy v môn h c này, các em thọ ường ch chúỉ
tr ng t p trung vào các môn h c khác nh : Toán, Ti ng Vi t, Anh V n, xem âyọ ậ ọ ư ế ệ ă đ
nh là môn h c thu c v n ng khi u nên các em ch a có s n l c c g ng ư ọ ộ ề ă ế ư ự ỗ ự ố ắ để ọ h c
t t môn Âm nh c.ố ạ
Đạ aiđ số các em còn r tụ rè, e ng i,ạ ch aư có sự m nhạ d nạ tự tin trong khi h c ọ Một số học sinh chưa thể hiện được sắc thái của bài hát, chưa có sự nhận thứcchính xác về cao độ, trường độ của bài hát, các em thiếu đi một số kĩ năng cần thiếtkhi biểu diễn bài hát như: phát âm rõ lời, tư thế đứng hát, kĩ năng vận dụng hơi thở,
kĩ năng hòa giọng khi hát tập thể, kĩ năng thể hiện một số động tác phụ họa khi biểudiễn bài hát,
Tình trạng học sinh thiếu tự tin khi được thầy cô giáo gọi lên để biểu diễn bài hát
Khi thể hiện bài hát, các em chưa có được tư thế thoải mái nhất, chưa biếtcách lấy hơi cho đúng chỗ, thỉnh thoảng phát âm chưa chuẩn, đôi lúc bị cuốn theobài hát không giữ nhịp, phách và cao độ của lời ca
Nhằm tìm hiểu thực trạng của học sinh khi tham gia hát-biểu diễn để nâng caochất lượng dạy và học Tôi tiến hành dạy Bài Con chim non trên lớp 3A với 31 họcsinh Bài Tre ngà bên Lăng Bác, trên lớp 5B với 25 học sinh
Phần lớn học sinh thật sự phát huy khả năng của mình, chưa thể hiện tốt bài hát,chưa tích cực tham gia hát- biểu diễn
Sau tiết học, tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá kết quả được như sau:
TT Lớp
Tổngsố HS
Số HS
dự khảosát
Kết quả Hát đúng
giai điệu, thuộc lời ca
Thể hiện sắc thái bàihát
Hát kết hợp biểu diễn
Qua kết quả khảo sát sau giờ học hát- biểu diễn cho thấy kết quả đạt đượcchưa cao vì những nguyên nhân sau:
Trang 92.2.1 Đối với chương trình sách giáo khoa:
Chương trình sách giáo khoa đã xác lập được một hệ thống tri thức Âm nhạcnhẹ nhàng phong phú Chương trình từng lớp và toàn cấp học cũng như chươngtrình và sách giáo khoa môn Âm nhạc các nội dung được sắp xếp đan xen một cáchhài hòa hợp lý, tạo cơ sở để học sinh hát đúng hát hay, giúp phát triển trí tuệ, bồidưỡng tình cảm trong sáng lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triểnnăng khiếu Âm nhạc, hướng tới chân, thiện, mỹ, góp phần hình thành và phát triểntoàn diện học sinh
Tuy nhiên, bên cạnh đó, nội dung chương trình, sách giáo khoa với những bàihát được viết theo nhịp 3 như: Bài: Chúc mừng sinh nhật ( lớp 2), Bài: Đếm sao,Bài: Con chim non, Bài: Cùng múa hát dưới trăng ( lớp 3), Bài: Chúc mừng ( lớp 4),Bài: Tre ngà bên Lăng Bác (lớp 5) làm cho học sinh khó vận động chuyển chân theonhịp, giáo viên gặp nhiều khó khăn khi hướng dẫn học sinh học hát kết hợp vậnđộng biểu diễn
2.2.2 Đối với việc học của học sinh:
Học sinh Trường Tiểu học số 2 Mỹ Hiệp rất ham thích và hứng học môn Âmnhạc Tuy nhiên với thời gian học hát rất ít ở trường (1 tiết/tuần) cùng với sự thiếuquan tâm của một số phụ huynh, họ cho rằng Âm nhạc là môn học phụ nên đã làmảnh hưởng lớn đến chất lượng học của học sinh, các em chưa có sự nhận thức chínhxác về cao độ, trường độ của bài hát, các em thiếu đi một số kĩ năng cần thiết khibiểu diễn bài hát như: phát âm rõ lời, tư thế đứng hát, kĩ năng vận dụng hơi thở, kĩnăng hòa giọng khi hát tập thể, kĩ năng thể hiện một số động tác phụ họa khi biểudiễn bài hát, Từ đó các em có sợ sệt, mất tự tin khi biểu diễn bài hát trước lớp,trước đám đông
2.2.3 Đối với giáo viên:
Hầu hết giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc trong các trường tiểu học đều thật
sự yêu nghề, tận tâm với nghề, luôn tìm tòi những biện pháp nâng cao tay nghề, kiêntrì, nhẫn nại trong giảng dạy, hết lòng vì học sinh thân yêu Tuy nhiên, do thời gian
Trang 10giảng dạy trong tuần ít, nội dung chương trình thì dài nên trong quá trình giảng dạygiáo viên thường bộc lộ một số nhược điểm nhất định như:
Khi lên lớp, giáo viên thường chỉ tập trung dạy lời ca là chính mà ít quan tâmđến việc sử dụng các thiết bị bổ trợ để giúp học sinh cảm nhận về cường độ vàtrường độ của lời ca Trong quá trình giảng dạy, nhiều thầy cô quên hẳn đi vai tròlàm mẫu cho học sinh, ít chú tâm đến việc rèn cho học sinh một số kĩ năng cần thiếtkhi thể hiện bài hát
Tiến trình lên lớp, một số giáo viên thực hiện còn lúng túng, chưa thống nhất,phương pháp và hình thức tổ chức tiết học ít sinh động, chỉ chú tâm vào các phươngpháp luyện tập mà ít phát huy vai trò của các phương pháp dạy học tích cực, hợp táctheo nhóm, đặc biệt là các phương pháp giúp học sinh vừa học vừa chơi để nâng caochất lượng giờ học Âm nhạc
Vấn đề sử dụng các loại nhạc cụ sẵn có như thanh phách, song loan, đànOrgan, để hướng dẫn học sinh cảm nhận, phát huy một số kĩ năng Âm nhạc, giáoviên cũng ít được thực hiện thường xuyên
Xuất phát từ sự thay đổi về mặt tâm sinh lý và chúng ta vẫn còn xem môn học
Âm nhạc là một môn phụ, chính vì vậy nên một số học sinh chưa thực sự hứng thúhọc
Đặc trưng của bộ môn Âm nhạc là khác so với nhiều môn học khác, là bộmôn thuộc phạm trù nghệ thuật đòi hỏi sự hứng thú cao nhưng có một số giáo viênchưa thực sự nắm vững đặc trưng của bộ môn nên trong quá trình dạy học còn hơicứng nhắc vì vậy học sinh thấy tiết học nhạc còn nặng nề không tập trung học Đểcung cấp kiến thức khoa học giáo dục tư tưởng và rèn luyện kĩ năng cho học sinh,giáo viên phải làm cho học sinh ham mê hứng thú học tập làm cho quá trình học tậpcủa các em trở nên tự giác tạo nên niềm vui trong sáng và bổ ích Bất kỳ môn họcnào cũng có khả năng gây hứng thú học tập đối với học sinh Bản thân nghệ thuật
Âm nhạc nói chung và môn Âm nhạc ở trường học là nguồn cảm hứng là sự kíchthích, sự say mê học tập của học sinh nhưng không phải dạy như thế nào cũng gâyđược hứng thú cho học sinh
Trang 11Xuất phát từ thực tế hiện nay là đang đổi mới phương pháp dạy học, học sinh
tự chủ động chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên là người hướng dẫn điều khiển việc tạohứng thú học tập cho các em có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành kĩ nănghát- biểu diễn
2.3 Mô tả, phân tích các giải pháp
Trong quá trình thực hiện, việc tạo hứng thú cho học sinh tích cực, mạnh dạn,
tự tin tham gia hát-biểu diễn yêu cầu người giáo viên phải linh hoạt lựa chọn, kếthợp và dụng phù hợp tất cả các phương pháp vào từng bài giảng cụ thể Sau đây làmột số phương pháp mà giáo viên bộ môn Âm nhạc có thể kết hợp và vận dụngtrong thực tế giảng dạy của mình:
2.3.1 Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học
Để giúp học sinh có được kĩ năng khi trình bày bài hát kết hợp biểu diễn,
giáo viên phải linh hoạt trong phương pháp giảng dạy để hướng dẫn học sinh thựchiện tốt những yêu cầu cơ bản sau:
+ Hát chính xác bài hát: Khi trình bày một bài hát thì việc hát chính xác giaiđiệu, tiết tấu, lời ca là yêu cầu cần đạt đầu tiên Mức độ hát chính xác của học sinhtùy thuộc vào khả năng cảm nhận, khả năng nghe và khả năng của các cơ quan phát
âm Một trong những điều kiện giúp học sinh thể hiện chính xác bài hát là việc xácđịnh giọng bài hát cho phù hợp với tầm cữ giọng của học sinh Nói chung, mọi họcsinh đều có thể hát chính xác nếu thường xuyên được tiếp xúc với Âm nhạc và đượctập luyện với phương pháp phù hợp Chắc chắn khi được rèn luyện kĩ năng hátchính xác, các em sẽ ngày càng phát triển giọng hát của mình, khi cảm nhận mìnhhát đúng, hát hay sẽ làm cho các em yêu thích, gần gũi và tích cực hơn khi tham giacác hoạt động Âm nhạc
Ví dụ: Khi dạy bài hát Hoa lá mùa xuân ( lớp 2), bài hát được viết ở giọnggốc là giọng Đô trưởng, giáo viên dịch sang giọng Si giáng trưởng cho phù hợp vớitầm cữ giọng của học sinh
Trang 12Khi dạy bài hát Em yêu hòa bình ( lớp 4), bài hát được viết ở giọng gốc làgiọng Fa trưởng, giáo viên dịch sang giọng Rê trưởng Như vậy hiệu quả khi dạy bàihát này sẽ được tăng lên và không gây khó khăn cho học sinh khi thể hiện bài hát + Thuộc lời ca:
Để thực hiện được các hoạt động kết hợp với hát thì điều quan trọng là các emphải thuộc lời ca Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tiếp xúc với lời ca, đọc lời ca ítnhất là hai lần trước khi tập từng câu hát và sau đó cho các em luyện tập nhiều lần
để khắc sâu giai điệu và thuộc được lời ca
+ Hát đúng nhạc:
Đây cũng là một yêu cầu không kém phần quan trọng vì khi các em thực hiệnhát-biểu diễn nếu các em hát không đúng nhạc sẽ gây cảm giác khó chịu cho ngườinghe và việc kết hợp nhún chân, chuyển chân không thể hiện được phách mạnh,phách nhẹ cũng dẫn tới việc các em hát giai điệu và tiết tấu của bài
+ Hát diễn cảm:
Một yếu tố hết sức quan trọng đó là sự diễn cảm trong bài hát Dù các em cóhát chính xác giai điệu, tiết tấu, lời ca, hát đúng nhạc nhưng lại không thể hiện sựdiễn cảm trong khi hát thì cũng không lôi cuốn được người xem Mỗi bài hát đều cómột tính chất, sắc thái khác nhau vì vậy giáo viên cần hướng dẫn giúp các em thểhiện được cử chỉ, nét mặt vui tươi, hồn nhiên thả hồn vào bài hát
2.3.2.Dạy hát – Những điều cần quan tâm:
Trước khi dạy hát cần tiến hành luyện thanh mang tính chất khởi động giọng.Dạy học sinh hát đúng cao độ, trường độ của bài hát, biết cách thể hiện tình cảm khihát là điều cần thiết Giáo viên có thể lựa chọn cách tiến hành phù hợp nhất tùy theomức độ khó-dễ, dài - ngắn, đơn giản háy phức tạp của bài hát Ngoài những phươngpháp thông thường được thực hiện theo trình tự các bước lên lớp, tôi xin đưa ra một
số điều cần quan tâm cụ thể sau:
+ Giúp học sinh phân biệt được sự khác nhau giữa nói và hát Khi hát phảidùng sức nhiều hơn, âm thanh phát ra phải có độ ngân, mỗi âm cần vang lên nhẹ
Trang 13nhàng nhưng cần rõ và đẹp Nên kết hợp với đàn để tạo sự hứng thú học tập, nângcao chất lượng giọng hát của các em
+ Hướng dẫn học sinh hát kết thúc bài là một điều đáng quan tâm, thườngcác em sẽ ngắt giọng ngay khi hát đến câu cuối, tiếng cuối cùng của bài hát Đó làthói quen cần khắc phục Phải hát câu cuối bài thật đầy đủ, trọn vẹn chú trọng đến
âm kết để câu kết thúc bài được khắc học đậm nét, rõ ràng, có tác dụng mạnh đếntình cảm và nhận thức của chính bản thân người hát và người nghe
+ Khi dạy hát, giáo viên không nên hát cùng học sinh Lúc các em tái hiệnnhững câu hát là lúc giáo viên tích cực lắng nghe để phát hiện những chỗ các em hátsai, kịp thời chỉ ra và sử chữa Cần tập cho các em thói quen biết lắng nghe, tự kiểmtra và tự điều chỉnh chính bản thân mình Hát sai có thể là do các nguyên nhân như:thiếu tập trung, âm vực giọng hát của các em còn chưa phát triển, chưa phối hợp giữathính giác và giọng hát, thiếu mạnh dạn, rụt rè, không tự tin hay do bị tâm lí Đôi khi
do khuyết tật bẩm sinh Có em khi hát cùng tập thể thì hát đúng nhưng khi tách ra hát
cá nhân thì lại hát sai như vậy là em đó cần có chỗ dựa bằng giọng hát của bạn hoặctiếng đàn Việc sữa chữa hát sai phải tìm nguyên nhân mà tìm cách giải quyết thíchhợp Công việc này không nên nóng vội, cần có thời gian và sự kiên trì
+ Để tránh sai sót, không nên để hát sai mới sửa, có một vài biện pháp như sau:
* Dự kiến trước những chỗ các em có thể hát sai
* Xây dựng cho các em biết trật tự, lắng nghe khi giáo viên hát mẫu, nghe vàhiểu được thế nào là hát đúng, chính xác, thế nào là hát sai
* Tập cho học sinh hát thật đúng ngay từ đầu Thường ở lứa tuổi này nếu các
em hát sai sẽ rất khó sửa lỗi Khi các em đã tiếp thu sai thì giáo viên phải phân tíchdẫn giải, thị phạm bằng hát mẫu để học sinh phân biệt, nhận thức và sửa chửa để hátđúng
2.3.3 Rèn tư thế khi hát:
Tiếng hát có sức hút nhất định đối với người nghe, góp phần không nhỏ giúpcho việc trình bày hát thêm sinh động, chất lượng Bên cạnh đó tư thế khi hát cũngrất quan trọng đối với học sinh Việc rèn luyên tư thế hát trong nội dung Học hát tiến
Trang 14hành vào đầu giờ học và phải được rèn luyện thường xuyên tạo thói quen cho họcsinh khi hát Tư thế hát thoải mái, đẹp mới giúp cho hơi thở được vận dụng mộtcách dễ dàng, linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát âm, thể hiện âm thanh,diễn đạt tình cảm
Tư thế được sử dụng nhiều trong tiết học hát là tư thế ngồi hát Giáo viên yêucầu học sinh khi ngồi hát lưng thẳng, đầu giữ ngay ngắn, tay đặt lên bàn, miệng mởtròn
Tư thế hát đẹp là tư thế đứng thẳng vì khi đó hơi thở sâu hơn, cơ thể tự do, âmthanh vang lên tốt hơn Tuy nhiên khi đứng hát học sinh tiểu học thường bị đứng với
tư thế gò bó, thiếu tự nhiên như tay ép sát vào người, hay đứng trân người khi biểudiễn Do vậy cần hướng dẫn học sinh thả lỏng hai tay, đầu giữ thẳng, nét mặt khôngquá căng thẳng khi biểu diễn bài hát Với tư thế này, giáo viên có thể hướng dẫn họcsinh thực hiện khi đã học xong bài hát, qua đó giúp các em hiểu được sự khác biệtcủa giọng khi hát ở các tư thế khác nhau
2 3.4 Cách vận dụng hơi thở:
Sử dụng hơi thở trong ca hát là một kĩ năng cơ bản, quyết định nhiều đến chấtlượng thể hiện bài hát, tạo ra giọng hát đẹp, truyền cảm Giáo viên hướng dẫn, chohọc sinh cách lấy hơi bằng mũi với một lượng hơi vừa đủ, sau đó giữ hơi thở để háthết một câu nhạc
Đây là một trong những kĩ năng cần thiết cần truyền tải đến học sinh trongviệc dạy hát, việc lấy hơi thông qua đường miệng và mũi, chủ yếu là đường mũi.Nếu như trước khi hát không lấy hơi thì giọng hát sẽ rất yếu, các em không thể thựchiện câu hát cho rõ ràng và ngân dài đúng trường độ hoặc lấy hơi không đúng chỗthì sẽ làm ảnh hưởng đến nhịp điệu, sắc thái biểu cảm của bài hát, Do vậy khidạy hát, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể và luyện cho các em cách lấy hơi, nếu lấyhơi tốt thì giọng hát phát ra khỏe, đầy đặn, trong sáng Khi luyện hơi thở, giáo viêncần giới thiệu cho các em biết sơ lược về bộ phận cung cấp làn hơi gồm: 2 lá phổi,tác động qua ngực, sườn, cơ hoành, các mô, cơ bụng để các em biết luyện tập đúngcách không làm ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân
Trang 152.3.5 Tổ chức âm thanh:
Tổ chức âm thanh là kĩ năng cơ bản, tiếng hát đẹp là bao gồm cả âm thanh
đẹp, nhả chữ rõ ràng, diễn cảm và hình tượng phong phú Âm thanh phát ra phảitròn, gọn gàng, sáng và thanh thoát Để có được âm thanh đẹp, cần phải luyện tập đểđưa âm thanh phóng ra phía trước mặt Cách hát phóng ra phía trước tạo cho âmthanh có đủ sức vang xa, rộng đến tai người nghe ở mọi phía một cách rõ ràng
Để giữ gìn và phát triển giọng hát đẹp, phong phú về âm sắc cho học sinh,giáo viên cần chú ý theo dõi và sửa chữa kịp thời cho các em những sai lệch về kĩnăng ca hát Hát bằng giọng cổ làm cho âm thanh cứng nhắc, nghe gằn tiếng, nặng
nề, hát bằng giọng mũi thì âm thanh nghe rất mạnh, yếu hoặc chua gắt Cách háthời hợt, ít vận động cũng làm cho âm thanh yếu ớt, mờ nhạt Đặc biệt là khi thể hiệnbài hát vui các em thường hay gào thét, quá cố gắng để hát to Khi thể hiện bài háttrữ tình giọng hát các em yếu ớt và mờ nhạt Đó cũng đều là những biểu hiện sailệch, có ảnh hưởng sấu đến chất lượng giọng hát, đến sức khỏe và khả năng thể hiệnbài hát Chính vì vậy trong mỗi tiết dạy hát, đặc biệt là trong những tiết ôn tập giáoviên nên chú trọng nâng cao chất lượng tiếng hát cho học sinh Giáo viên làm mẫu
và hướng dẫn học sinh cách thể hiện sắc thái biểu cảm khác nhau tùy vao tính chất,màu sắc của từng bài hát
2.3.6.Cách phát âm:
Một thực trạng là khi dạy học sinh hát có một số không ít học sinh hát mànhư đọc, do các em chưa hiểu được sự khác biệt đặc trưng giữa phát âm khi hát vàkhi đọc Do vậy khi dạy hát, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân biệt sự khácbiệt giữa phát âm khi hát với khi đọc hay nói Trước tiên, khi hát, phải kéo dài cácnguyên âm nhiều hơn là khi đọc hay nói Một nguyên âm không được phát ra rõràng lại phải kéo dài theo nốt nhạc, sẽ làm cho người nghe khó nghe và khó cảmnhận được sắc thái, biểu cảm của bài hát Khi hát, các bộ phận cằm, lưỡi, môi, vòmlợi đều là các bộ phận của cơ quan phát âm Cơ quan phát âm rất quan trọng khi hát,phát âm rõ ràng hay trong sáng đều phụ thuộc vào bộ máy phát âm Khi hát, cằmkhông được cứng, phải đưa lên và xuống một cách thoải mái, khi phát âm, lưỡi phải
Trang 16linh hoạt, phải căn cứ vào yêu cầu của phát âm mà bố trí vị trí cho đúng, điều khiểnlưỡi nằm ở vị trí chính xác, vì sự di động của lưỡi có liên quan đến hình dạng của cơquan phát âm và từ đó dẫn đến việc ảnh hưởng đến âm sắc của âm thanh Môi phảilinh hoạt, biến động theo các đặc điểm của mẫu âm và biến đổi cho phù hợp.
2.3.7 Xác định giọng của học sinh:
Bên cạnh những giải pháp nêu trên thì việc tìm hiểu, xác định chất giọng củatừng đối tượng học sinh phù hợp thể loại để bồi dưỡng cho học sinh hát, biểu diễnmang lại hiệu quả tốt hơn
Về chất giọng được chia làm 4 nhóm giọng sau đây:
- Giọng vang, khỏe, đôi khi hơi chói
- Giọng vang, êm, nhẹ, có nhạc cảm, âm sắc dễ chịu
- Giọng tối, mờ, nhỏ, hay rung
- Giọng rè, khàn, kém chuẩn xác
Từ đó người giáo viên lập ra kế hoạch để giảng dạy kiến thức cho phù hợpvới từng đối tượng và nhóm đối tượng học sinh nhằm phát huy hết khả năng Âmnhạc của từng cá nhân và tập thể Ngoài ra cách làm này còn giúp người giáo viênphát hiện ra những học sinh có năng khiếu Âm nhạc để bồi dưỡng cho các em
2.3.8 Sự phối hợp giọng khi hát tập thể:
Đặc thù của tiết học Âm nhạc ở trường tiểu học là học sinh hát tập thể (háttheo dãy, theo nhóm, theo bàn, khi biểu diễn thì hát tam ca, tốp ca, đồng ca, ).Tuy nhiên trong khi hát thường thì học sinh hát chưa đều, em hát to, em hát nhỏ, emhát nhanh, em hát chậm, do thiếu kĩ năng hợp giọng Để khắc phục tình trạng đó,trước tiên, giáo viên phải phân tích để các em hiểu được tính thống nhất và sứcmạnh của việc hát tập thể trong tiếng hát chung Đó là sự hòa hợp, chuẩn xác cao
độ, nhịp, âm lượng Các giọng hát đều, ấm áp, trong sáng, hòa giọng của các cánhân sẽ góp phần cho giọng hát chung mạnh mẽ, sôi nổi và hoàn thiện nhất
Để thực sự mang lại hiệu quả thì trong từng tiết dạy giáo viên phải là người có
kĩ năng đệm đàn thật tốt, phải hoàn thiện và nâng cao kĩ năng đệm đàn Khi đệmđàn giáo viên cần sử dụng âm sắc đàn Piano vì âm sắc này trong sáng và chuẩn xác,
Trang 17không có những tạp âm kèm theo làm cho học sinh nghe dễ dàng hơn Mặt khácgiáo viên còn phải có khả năng và quan sát tinh tường để phát hiện chỗ sai của họcsinh và năng lực chỉ huy giỏi để tập hợp sức mạnh của tập thể học sinh khi tham giabiểu diễn.
2.3.9 Bồi dưỡng các động tác phụ họa:
Khi tham gia biểu diễn dù cá nhân hay tập thể, những động tác phụ họa sẽlàm cho tiết mục càng thêm sinh động và làm cho người biểu diễn không bị cứngnhắc, thấy tự tin, góp phần cho sự thành công của bài hát mình thể hiện
Tuy nhiên trong thực tế dạy học, giáo viên thường ít chú trọng đến nội dungnày, có chăng chỉ là giới thiệu cho học sinh cách nhún theo nhịp là cùng mà ít chútâm đến việc dạy cho các em những động tác cơ bản để các em vận dụng khi lênthực hành Ví như động tác đưa tay lên ngực, đưa tay lên cao xoay tròn rồi xuốngthấp, để phụ họa cho một số câu hát trong các bài hát của chương trình
Trang 18Nhằm giúp học sinh mạnh dạn, tự tin biểu diễn trước lớp thì giáo viên hướngdẫn các em biết vận động nhún chân phù hợp theo từng loại nhịp khác nhau ở mõibài hát Từng động tác múa phụ họa phải phù hợp theo nội dung từng câu hát, từngbài hát.
Ví dụ:
* Với bài hát Xòe hoa ( lớp 2)
- Giáo viên làm mẫu động tác theo từng câu hát
- Hướng dẫn Học sinh tập động tác cho từng câu hát
+ Động tác 1: Tay trái giơ lên giống như đang cầm cồng, tay phải gõ, chân bướcsang bên trái rồi bên phải ( Thực hiện cho câu hát 1)
+ Động tác 2: Tay trái đưa ngang tai như lắng nghe, tay phải chống thắt lưng,nghiêng người sang bên trái Sau đó đổi bên ( Thực hiện cho câu hát 2)
+ Động tác 3: Múa cuộn hai tay sang bên trái, tay trái cao, tay phải thấp Đổi bênthực hiện tương tự ( Thực hiện cho câu hát 3)
+ Động tác 4: Hai tay đưa từ thấp lên cao quá đầu, dang rộng hai tay, vừa lắc cổ tayvừa hạ dần xuống ( Thực hiện cho câu hát 4)
* Với bài hát Lớp chúng ta đoàn kết ( lớp 3)
- Giáo viên làm mẫu động tác
- Mời Học sinh lên thực hiện mẫu
- Cả lớp luyện tập, thực hiện
+ Câu hát 1: Ngón trỏ tay trái chỉ ngang tai trái, sau đó hai tay bắt chéo trước ngực + Câu hát 2: Ngón trỏ tay phải chỉ ngang tai phải, sau đó hai tay bắt chéo trướcngực
+ Câu hát 3: Tay trái đưa sang bên tái, lòng bàn tay ngửa, tiếp sau thực hiện tương
tự với tay phải
+ Câu hát 4: Vỗ tay theo nhịp, nghiêng người sang trái bên trái, rồi nghiêng sangbên phải
Trang 19Cuối tiết học giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thi đua hát-biểu diễn một vài bài hát khác về chủ đề trường lớp nhằm phát huy tinh thần học tập và khả năng sáng tạo của các em.
* Với bài hát Chú voi con ở Bản Đôn ( lớp 4), có 2 lời, mỗi lời gồm có 4 câuhát Giáo viên gợi y cho các em một số động tác:
+ Câu hát 1: Ngón trỏ tay trái chỉ gần với tai trái, đầu hơi nghiêng bên trái Thựchiện tương tự với tay phải, chân nhún nhịp nhàng
+ Câu hát 2: Hai bàn tay chống thắt lưng, đầu gật nghiêng phía bên trái, rồi bênphải
+ Câu hát 3: Tay phải chống thắt lưng, tay trái vẫy về phía trước như gọi Đổi bênthực hiện tương tự
+ Câu hát 4: Tay trái giơ lên giống như đang cầm cồng, tay phải gõ Đổi bên thựchiện tương tự Chân nhún nhịp nhàng
Để giúp tạo không khí vui tươi, sôi nổi giáo viên tổ chức cho các em thi đuahát-biểu diễn bài hát khác với chủ đề về con vật Các em thích thú và tích cực chủđộng hơn trong mỗi giờ học
Giáo viên nhắc nhở để học sinh thêm nhớ và thực hiện tốt hơn những điểmsau:
+ Khi múa cần nhún chân nhịp nhàng, chuyển chân vào phách mạnh ở mỗi nhịp + Khi múa mắt phải nhìn theo hướng tay đưa, nét mặt vui tươi, cổ và đầu hơinghiêng theo động tác múa
Ngoài việc gợi ý những động tác cho từng bài hát, từng câu hát thì giáo cũng nêngiành thời gian để bồi dưỡng các em một số động tác như: guộn lần lượt các ngóntay, guộn cổ tay; đi quả trám; động tác chim vỗ cánh bay; đứng kiễng gót hai taychống thắt lưng nhún lên xuống nhịp nhàng; nhún kí kết hợp guộn tay; động tácmang phong cách Tây Nguyên như là vũ điệu cồng chiêng
Trang 20Qua tìm hiểu cho thấy thực trạng trên một phần ít là do giáo viên kĩ năng múahát còn hạn chế, ngại thể hiện, những phần lớn là do thời gian tiết học có hạn, giáoviên không có cơ hội để truyền đạt.
Để khắc phục được khó khăn này, các bạn đồng nghiệp cần khai thác hợp lýthời gian các tiết học Ôn tập trong chương trình
Đối với những trường lớn tổ chức dạy 2 buổi/ngày có số tiết dạy vừa đủ cho giáo viên bộ môn thì cần phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tranh thủ thời gian tiếtHoạt động ngoài giờ lên lớp
Đối với những trường có quy mô nhỏ có tổ chức dạy 2 buổi/ngày có số tiếtdạy chưa đủ cho giáo viên bộ môn thì cần tham mưu với Ban Giám hiệu phân côngtiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo viên dạy môn Âm nhạc đảm nhận, sẽ tạođiều kiện rất thuận lợi trong việc bồi dưỡng các kĩ năng trên cho học sinh
2.3.10 Tổ chức hoạt động hát kết hợp với trò chơi:
Bên cạnh những giải pháp nêu trên thì việc tổ chức các trò chơi Âm nhạccũng không kém phần quan trọng bởi lẽ đối với trẻ thơ, được hoạt động Âm nhạcthông qua các trò chơi là một biện pháp rất hữu hiệu Trò chơi đã trở thành phương