1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 1 đọc đúng và hay

29 270 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 693,5 KB

Nội dung

Xuất phát từ cơ sở lý luận và trước thực tế trên của lớp, muốn dạy học sinh đạtđược chuẩn kiến thức, kĩ năng môn tập đọc, tôi cứ suy nghĩ là phải làm gì và làmnhư thế nào để các em phát

Trang 1

Đề tài: PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 1

ĐỌC ĐÚNG VÀ HAY

Tác giả: Bùi thị Minh - Giáo viên Trường Tiểu học Mỹ Trinh

A PHẦN MỞ ĐẦU:

I ĐẶT VẤN ĐỀ:

1.1 Lý do chọn đề tài, lý luận, thực tiễn:

Thực tế, học sinh tiểu học ở độ tuổi 6-12 tuổi là giai đoạn phát triển mớicủa tư duy Trẻ em ở độ độ tuổi này có những đặc điểm riêng đó là tri giác củacác em còn mang tính trực quan cụ thể vì kinh nghiệm sống của các em còn hạnchế Vì thế trẻ thường lẫn các đối tượng có hình dạng hay cách phát âm các âm,tiếng, từ na ná giống nhau, chưa phân biệt đâu là đúng, là sai Học sinh Tiểu họcchủ yếu học và chơi Đây là hai hoạt động đan xen nhau Trẻ em nặng tính hồnnhiên, ngây thơ, trong sáng Các em dễ tin và nghe lời thầy cô, tin vào khả nănghọc tập của bản thân mình, tin vào những điều nhà trường, gia đình, xã hội đãdạy dỗ các em nên người Đồng thời tâm lý của trẻ là thích được khen hơn chênên khi các em đọc bài tốt được thầy cô khen, bạn bè quý mến các em rất thích Chính vì vậy người giáo viên Tiểu học phải nắm bắt được tâm lý của học sinhTiểu học Do đó khi nghiên cứu đề tài : sử dụng phương pháp rèn đọc cho họcsinh lớp 1 qua môn tập đọc là rất phù hợp với đặc điểm tâm lý của các em

Đọc một văn bản viết gồm hai quá trình:Đọc thành âm thanh văn bản và đọc đểhiểu nội dung văn bản đó Đọc thành âm thanh văn bản viết có các mức độ:

+Đọc thành tiếng và đọc lẩm nhẩm Ta đã biết sơ đồ biểu diễn quá trình vận

động của các giác quan con người trong việc đọc là dựa trên lý thuyết thông tin.Như vậy quá trình đọc thành âm thanh các văn bản viết gồm hai loại hoạt động:hoạt động thu nhận thông tin dựa trên cơ sở tri giác bằng mắt, bằng tai các vănbản dạng đọc (miệng đọc, mắt nhìn , tai nghe ) Hoạt động phát lại các thông tinthu nhận được bằng âm thanh ngôn ngữ dựa trên cơ sở của một quá trình thốngnhất Ngay ở mức độ đọc thầm, việc phát âm lại các thông tin ngôn ngữ vẫnđược thực hiện trong trí não người đọc vì thế người bên ngoài không thể ngheđược các âm thanh này Cơ chế trên cho ta thấy có thể dạy học sinh từ việc đọc

Trang 2

+Đọc hiểu nội dung văn bản:Mục đích cuối cùng của việc đọc là để thông hiểu

nội dung văn bản Có nhiều cấp độ tạo nên sự thông hiểu toàn bộ nội dung vănbản đó là sự hiểu nghĩa của từ ngữ, nghĩa của câu, của đoạn và của toàn bài.Mặt khác kĩ năng đọc là một kĩ năng phức tạp, đòi hỏi quá trình luyện tập lâudài Đối vói học sinh lớp 1, việc rèn luyện kĩ năng đọc phải tính từ điểm xuấtphát đầu tiên đó là luyện đọc từng con chữ ghi âm, ghi vần tiến tới luyện đọctừng tiếng, từng từ, từng câu Ở lớp 1, giáo viên cần dành nhiều thời gian chohọc sinh đọc thông thạo văn bản trước khi tìm hiểu nội dung văn bản Đồng thờigiáo viên cần lưu ý:Nếu học sinh đọc chưa tốt, chưa thông thạo văn bản, giáoviên phải cho học sinh đọc văn bản nhiều hơn Hiệu quả đọc thầm được đo bằngkhả năng thấu hiểu văn bản đọc Do đó việc dạy đọc thầm chính là dạy học có ýthức, dạy đọc hiểu Cho nên người đọc muốn hiểu văn bản phải nắm được các từchìa khóa vì các từ này mang ý nghĩa cơ bản, giúp ta hiểu được nôị dung vănbản Các bài tập ở phân môn tập đọc chính là rèn kĩ năng đọc hiểu Ở lớp khiluyện đọc giáo viên cần chú ý nêu yêu cầu đọc thầm bằng các câu hỏi gợi ýhướng vào nội dung đoạn bài

Xuất phát từ cơ sở lý luận và trước thực tế trên của lớp, muốn dạy học sinh đạtđược chuẩn kiến thức, kĩ năng môn tập đọc, tôi cứ suy nghĩ là phải làm gì và làmnhư thế nào để các em phát âm chuẩn,đọc đúng và tiến đến đọc diễn cảm hơn, tôi

đã đúc kết kinh nghiệm lựa chọn đề tài: “phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 1đọc đúng và hay”

1.2 Xác định mục đích nghiên cứu:Đề tài này nhằm mục đích rèn kĩ năng

Trang 3

1.3 Đối tượng nghiên cứu: ở đề tài này tôi tập trung nghiên cứu các đối

tượng là học sinh lớp 1 trường Tiểu học Mỹ Trinh

1.4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm: Tôi đã tiến hành điều tra học sinh

lớp1A, 1B trong 2 năm học 2015-2016 và 2016-2017

1.5 Các phương pháp nghiên cứu:

-Phương pháp trực quan

-Phương pháp đàm thoại

-Phương pháp phân tích thực hành

-Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm

1.6 Phạm vi và thời gian nghiên cứu:Tôi đã lập đề cương nghiên cứu từ

tháng 6 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017 và hoàn thành tháng 11 năm 2017

II Nội dung:

2.1 Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu:

a.Thuận lợi:

Học sinh học đúng độ tuổi và đã học hết giai đoạn học âm, vần

Được nhà trường luôn tạo điều kiện tốt để giáo viên giảng dạy

Thư viện được trang bị nhiều đầu sách để giáo viên tham khảo và giảngdạy

Trang thiết bị dạy học cũng có một số tranh ảnh phục vụ bài dạy

b.Khó khăn:

Học sinh vừa kết thúc giai đoạn học vần chuyển sang học tập đọc Tronglớp có một số học sinh đọc chậm còn đánh vần, phát âm hay sai, đọc còn ngắcngứ (ngắt nghỉ không đúng chỗ)

*Nguyên nhân tạo ra khó khăn:

Một số em phát âm chưa chính xác do thói quen giao tiếp ở địa phươnggây khó khăn cho giáo viên trong việc rèn đọc

Các em rất hay đọc sai phụ âm l/n, ch/tr, s/x và ngọng về dấu hỏi – ngã, âmcuối n/ng, c/t Đồng thời, bản thân giáo viên cũng ngại phát âm đúng, hay nóitiếng địa phương Khi dạy một tiết Tập đọc: nhiều giáo viên chưa thực sự chú ýrèn đọc cho học sinh khi học sinh đọc sai

Mặt khác, số ít giáo viên chưa chú ý cho học sinh cách đọc đúng nhịp điệuthơ, đọc ngắc ngứ những câu văn dài Do chỗ ngừng giọng giữa chủ ngữ và vị

Trang 4

nhiều bài văn xuôi tác giả không dùng các dấu câu thích hợp theo yêu cầu nộidung Đây là nguyên nhân dẫn đến học sinh không đọc đúng: chỗ ngắt nghỉ ởnhững câu dài có cấu trúc ngữ pháp phức tạp.

Trong khi tìm hiểu nội dung bài, một số giáo viên dành nhiều thời gian đểgiảng giải, đàm thoại (thầy hỏi – trò suy nghĩ, sau đó gọi 1 – 2 em lên trả lời) Vìvậy, giáo viên chưa kiểm soát được số đông học sinh trong lớp và dành nhiềuthời gian hợp lý cho các em hoạt động tự tìm kiếm, lĩnh hội kiến thức theo khảnăng của mình

Do đó, tôi đã tiến hành điều tra học sinh lớp 1A, 1B theo từng năm họcnhư sau:

+ Kết quả khảo sát ở đầu tuần 25 như sau:

Đọc saidấu Đọc đúng

Đọc diễncảm

2.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu:

Sự mong muốn lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, họcviết Nếu không biết đọc thì con người sẽ không tiếp thu được nền văn minh củanhân loại Biết đọc, biết viết là cả một thế giới mở ra trước mắt các em

Tập đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học-Đây

là phân môn đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng đọc Một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở trường Tiểu học Kỹ năng đọc

Trang 5

-có nhiều mức độ: Đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc -có ý thức(thông hiểu nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễncảm Khi học sinh đọc tốt, viết tốt thì các em mới có khả năng thể hiện năng lựcgiao tiếp của mình Những kỹ năng này không phải tự nhiên mà có được mà nhàtrường phải từng bước hình thành cho các em Giáo viên lớp Một là người đặtviên gạch đầu tiên để hình thành những kỹ năng đó Nên việc dạy học phải cóđịnh hướng, có kế hoạch ngay từ đầu lớp 1 Mỗi bài tập đọc là một bức tranh thunhỏ về hiện thực cuộc sống cuả con người và thời đại …Các em càng đọc cànghiểu biết về con người, về đất nước ta trong quá khứ và trong hiện tại, càng thêmtin tưởng ở con người và cuộc sống tương lai Với sự sáng tạo tuyệt vời của cácnhà văn và nhà thơ, cuộc sống con người đã đi vào văn học mang một vẻ đẹpmới, không còn cái trần trụi, cái thô mộc Nó đã được hình tượng hóa, điển hìnhhóa cao độ, nó là cuộc sống, song thông qua lăng kính của tác giả nên ngời sánglên và giàu chất văn thơ, chất mộng.Giáo viên phải giúp học sinh cảm nhận đượccái hay cái đẹp của tác phẩm, để từ đó, các em có thể đọc được đúng và hay hơn.Nhưng thực tế có nhiều yếu tố, gây không ít khó khăn trong việc rèn đọc cho họcsinh Do đó giáo viên cần phải có biện pháp thích hợp thì việc rèn đọc mới cóhiệu quả.

Các biện pháp này nhằm giúp học sinh: học tập tốt hơn trong phân môn tậpđọc Qua đó, từng bước nâng cao năng lực đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm củamỗi học sinh

Thông qua dạy học giúp các em có điều kiện tiếp cận và nắm bắt các mônhọc, hiểu các văn bản, tiếp thu và chiếm lĩnh được tri thức, tự tin khi giao tiếpnhằm góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại, phát triểntoàn diện về mọi mặt Đức - Trí - Thể - Mĩ cho học sinh

2.3 Mô tả phân tích các giải pháp:

Ở đề tài này: tôi tập trung nghiên cứu các đối tượng là học sinh lớp 1trường Tiểu học Mỹ Trinh

Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp

Các biện pháp tiến hành :

- Phương pháp trực quan

- Phương pháp đàm thoại

Trang 6

- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm

+ Lập đề cương nghiên cứu và hoàn thành đề tài:

Thời gian nghiên cứu từ tháng 6/2016 đến tháng 5/2017

Hoàn thành đề tài: Tháng 11 năm 2017

2.3 Cách làm mới, tính mới của đề tài:

Đọc một văn băn viết gồm hai quá trình: Đọc thành âm thanh văn bản đó

và đọc để hiểu nội dung văn bản đó Đọc thành âm thanh các văn bản viết có cácmức độ:

Đọc thành tiếng và đọc lẩm nhẩm: Ta đã biết sơ đồ biểu diễn quá trình vậnđộng của các giác quan con người trong việc đọc là dựa trên lý thuyết thông tin.Như vậy quá trình đọc thành âm thanh các văn bản viết gồm hai loại hoạt động:hoạt động thu nhận thông tin dựa trên cơ sở tri giác bằng mắt, bằng tai các vănbản đang đọc (miệng đọc, mắt nhìn, tai nghe) Hoạt động phát lại các thông tinthu nhận được bằng âm thanh ngôn ngữ dựa trên cơ sở của một quá trình thốngnhất Ngay ở mức độ đọc thầm: việc phát âm lại các thông tin ngôn ngữ vẫn đượcthực hiện trong trí não người đọc - Vì thế người bên ngoài không thể nghe đượccác âm thanh này Cơ chế trên cho ta thấy có thể dạy học sinh từ việc đọc thànhtiếng thành thạo chuyển sang dần luyện đọc lẩm nhẩm và đọc thầm

Đọc hiểu nội dung văn bản: mục đích cuối cùng của việc đọc là để thônghiểu nội dung văn bản Có nhiều cấp độ tạo nên sự thông hiểu toàn bộ nội dungvăn bản: sự hiểu nghĩa của từ ngữ, nghĩa của câu, của đoạn và của toàn bài

văn

Kỹ năng đọc là một kỹ năng phức tạp đòi hỏi quá trình luyện tập lâu dài.Đối với học sinh lớp 1, việc rèn luyện kỹ năng phải tính từ điểm xuất phát đầutiên: luyện đọc từng con chữ ghi âm, ghi vần tiến tới luyện đọc từng tiếng, từng

từ, từng câu…Ở lớp 1 giáo viên cần dành nhiều thời gian cho học sinh luyện tậpđọc thông thạo văn bản trước khi kết hợp tìm hiểu nội dung văn bản Song giáoviên cần lưu ý: nếu trình độ đọc của học sinh chưa tốt, các em đọc chưa thôngthạo văn bản, giáo viên cần chú ý luyện đọc văn băn nhiều hơn Hiệu quả đọcthầm được đo bằng khả năng thấu hiểu văn bản đọc Do đó, việc dạy đọc thầmchính là dạy học có ý thức, dạy đọc hiểu Cho nên người đọc muốn hiểu văn bảnphải nắm được từ các từ chìa khóa, những nhóm từ này mang ý nghĩa cơ bản Đó

là những từ giúp ta hiểu được nội dung văn bản Các bài tập ở phân môn tập đọc,

Trang 7

chính là rèn luyện kỹ năng đọc hiểu Ở lớp, khi luyện đọc giáo viên cần chú ý nêuyêu cầu đọc thầm bằng các câu hỏi gợi ý hướng vào nội dung của bài.

Xuất phát từ cơ sở lý luận và trước thực tế trên của lớp để học sinh đạtđược chuẩn kiến thức, kỹ năng tôi băn khoăn suy nghĩ là phải làm gì và làm nhưthế nào để các em phát âm chuẩn, đọc đúng, để tiến đến đọc diễn cảm hơn Tôimạnh dạn trình bày một số phương pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy tập đọc

Đặc biệt đối với học sinh lớp 1, nó càng có ý nghĩa

Giải pháp của đề tài :

1 Tính mới của đề tài :

Đề tài này giúp giáo viên phát hiện những nguyên nhân dẫn đến đọc sai, sốlượng học sinh đọc sai Từ đó áp dụng các cách thức, các kỹ năng sử dụng TiếngViệt để hướng dẫn học sinh đọc đúng Vì vậy, đề tài này giúp cho học sinh đọcđúng ngữ điệu nói chung, ngắt giọng đọc đúng nói riêng vừa là mục đích của việcdạy đọc thành tiếng, vừa là phương tiện giúp học sinh chiếm lĩnh nội dung bàiđọc Thực tế học sinh lớp 1 luyện đọc đúng là nhiệm vụ trọng tâm bởi theochương trình Tập đọc trong sách Tiếng Việt 1 chỉ có 11 tuần bao gồm cả nộidung ôn tập và kiểm tra Bên cạnh đó học sinh vừa chuyển từ phần vần sang tậpđọc thì mục tiêu chính là giúp các em nhận diện chữ để đọc đúng, đọc trôi chảylưu loát, biết ngắt nghỉ hơi hợp lý, lưu ý cả cách đọc nhấn giọng Các phươngpháp này chẳng những giúp cho học sinh đọc đúng tiếng, từ mà còn chỉ ra cơ sởngữ nghĩa, ngữ pháp của chỗ ngắt giọng, chỗ cần nhấn giọng của bài văn, bài thơ

2.1/ Giọng đọc mẫu của giáo viên phải chuẩn :

Bài đọc mẫu của giáo viên phải đảm bảo chất lượng đọc chuẩn, đọc đúng

rõ ràng, trôi chảy và diễn cảm Giáo viên yêu cầu lớp ổn định trật tự tạo cho họcsinh tâm lý nghe đọc, hứng thú nghe đọc và yêu cầu học sinh đọc thầm theo.Giáo viên đứng ở vị trí bao quát, không đi lại, cầm sách mở rộng, thỉnh thoảngmắt phải dừng nhìn sách nhìn lên học sinh nhưng không để bài bị gián đoạn

Hướng dẫn đọc sách giáo khoa chủ yếu có hai dạng: Dạng thơ, chủ yếu làthơ 4-5 tiếng - Dạng văn xuôi chủ yếu trong 42 bài đọc thì có 23 bài dạng vănxuôi, 19 bài dạng thơ Việc hướng dẫn đọc đúng thể hiện trong tiết một

Trang 8

Luyện đọc đúng: Đọc đúng là phát âm thanh được kí mã bằng văn tự, cáchình thức này theo đúng quy định của chính âm Luyện đọc đúng bao gồm luyệnđọc đúng các âm vị và ngắt nghỉ hơi đúng chỗ Luyện đọc đúng các âm vị tức làkhắc phục các lỗi về phát âm do ảnh hưởng của phương ngữ, do ảnh hưởng củaviệc phát âm cá nhân gây ra Luyện ngắt nghỉ hơi đúng chỗ nhằm tạo cho văn bản

âm thanh phản ánh đúng văn bản ghi bằng văn tự Cần dựa vào ý nghĩa, vào quan

hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ, vào mạch văn của câu, đoạn…để xác định ngắtnghỉ hơi đúng

Phải dựa vào cách phát âm của học sinh từng thôn thì giáo viên có biệnpháp sửa chữa thích hợp Giáo viên hướng dẫn cụ thể: với những câu thơ, đoạnthơ khó ngắt nhịp Luyện đọc nhanh nhằm rèn năng lực đọc lưu loát trôi chảy

Luyện đọc trôi chảy lưu loát: Đó là đọc không kéo dài ê a, không ngắcngứ Cần chú ý việc đọc trôi chảy, phải bảo đảm tốc độ hợp lý (không đọc luyếnthoắng), khoảng 30 tiếng /1 phút, nhằm đảm bảo người nghe hiểu kịp văn bảnđọc

Các hình thức luyện đọc nhanh: Đọc các câu khó (khó ngắt giọng), đoạnkhó; đọc có tính thời gian

Ví dụ: Qua bài tập đọc “Trường em” giáo viên cần đọc mẫu bài văn vớigiọng chậm rãi, nhẹ nhàng, giúp học sinh đọc tốt hiểu được sự thân thiết củangôi trường với bạn học sinh, từ đó giúp các em luyện đọc được tốt

Muốn cho học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm đoạn văn ,bài văn ,khổ thơ,bài thơ thì các em phải đọc đúng từ, câu, hiểu được ý nghĩa của từ khó

2.2/ Luyện đọc từ khó bằng nhiều phương pháp:

Trong phần này các em ôn luyện trên cơ sở luyện đọc những từ khó, haynhầm lẫn khi đọc có ở trong bài nhiều giáo viên cứ rập khuôn theo những từ ngữ

đã hướng dẫn trong sách giáo khoa mặc kệ những từ đó học sinh lớp mình khôngsai Để thực hiện tốt phần này, giáo viên cần dựa vào đâu để tìm ra các tiếng, từcần luyện đọc ? Cần dựa vào nhiều yếu tố:

- Dựa vào các từ ngữ được gợi ý trong sách giáo khoa

- Căn cứ vào trình độ đọc của lớp để tìm thêm ở trong bài một số từ ngữcần luyện đọc

Trường hợp nếu các em không tìm được nhừng tiếng từ các em dễ sai thìgiáo viên sẽ đưa ra gợi ý:

Trang 9

+ Tìm những tiếng có âm đầu khó đọc: x/s, l/n, v /qu ; ch /tr;;…

+ Tìm những tiếng có âm cuối đọc hay bị sai: t/c ; n/ng;…

+ Tìm những tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã

Khi hướng dẫn học sinh phát âm , tôi thường yêu cầu học sinh phân tích đểcác em thấy sự khác biệt giữa cách phát âm đúng với cách phát âm sai mà họcsinh thường mắc: như các tiếng có phụ âm l/n, ch/tr, s/x

Điều này cần hướng dẫn tỉ mỉ và có trực quan: cho các em thấy được sựkhác nhau về cách phát âm, từ đó các em cố gắng phát âm cho đúng Đặc biệt đốivới học sinh yếu, tôi còn sử dụng cách trực quan cụ thể để các em thấy được hệthống cách phát âm như môi, răng, lưỡi (bộ máy phát âm) khi phát âm nó như thếnào? Cụ thể hơn, tôi làm mẫu trực tiếp để học sinh quan sát và luyện cách phátâm

Đối với những tiếng có âm cuối t, n: thì khi phát âm đầu lưỡi cong xát lên

về phía hàm trên, còn khi đọc những tiếng có có âm cuối c/ng đầu lưỡi khôngcong xát lên về phía hàm trên

Ví dụ 2: tiếng “Chút” (Tặng cháu) “bạn” (Trường em)

“Cúc” (Người bạn tốt) “bàng” (Cây bàng)

Do không phân biệt được cách phát âm của tiếng có thanh ngã hay thanhhỏi nên cả những tiếng có thanh hỏi các em cũng đọc như những tiếng có thanhngã

Ví dụ 3:

Khi phát âm những tiếng có thanh ngã như; “nhãn, giữa”trong (bài: Cáinhãn vở); “lễ” trong (bài: Mưu chú sẻ); “ngưỡng” trong (bài: ngưỡng cửa),vv…thì phát âm, thanh quản của ta bị rung động mạnh, luồn hơi đi ra bị nghẽn lại ở cổhọng, âm thanh phát ra xát mạnh và kéo dài

Trang 10

Còn khi đọc những tiếng có thanh hỏi thì khi phát âm, thanh quản của tarung động nhẹ, luồng hơi đi ra không bị nghẽn lại ở cổ họng, âm thanh phát ranhẹ và ngắn.

Ngoài hình thức trên, Tôi dùng phấn màu gạch các vần khó, làm nổi bậtcác phụ âm, âm cuối, vần khó trong các từ luyện đọc để các em được nhìn (bằngmắt), được tập phát âm (bằng miệng), được nghe (bằng tai) Có như vậy, các em

sẽ nhớ lâu và đọc đúng

Trong hai năm qua , tôi đã thực hiện tốt vấn đề này Vídụ khi dạy bài: “Cáinhãn vở” sách giáo khoa chỉ yêu cầu luyện đọc các từ sau: “nhãn vở, trang trí,nắn nót, ngay ngắn”, dựa vào tình hình đọc của lớp ngoài những từ trên tôi đã tìmthêm một số từ ngữ khác cần luyện đọc đúng đó là các từ ngữ: “bút, dòng, khen”

Sở dĩ tôi chọn những từ trên là vì lớp tôi còn một số em đọc chưa tốt, các em haynhầm lẫn âm cuối t/c, n/ng và do ảnh hưởng cách phát âm địa phương Cụ thểnhư khi đọc : “lấy bút , nắn nót” thì đọc thành: lấy búc , nắng nót, “những dòngchữ” thì đọc là “những dầng chữ”, “khen con gái” thành “kheng con gái” Giáoviên nên để học sinh nêu những từ mà các em cảm thấy khó đọc

Hình ảnh chim công

Trang 11

Ví dụ bài : “Chú công”, sách giáo khoa chỉ yêu cầu luyện những từ” nâugạch, rẽ quạt, rực rỡ, lóng lánh” nhưng học sinh lớp tôi chỉ nêu ra được hai từ màcác em cho là khó đọc đó là: “ màu sắc, xòe tròn” vì khi đọc dễ lẫn “màu sắc” với

“mầu sắc”, “xòe tròn” với “xèo tròn”

Như vậy, giáo viên chỉ cần đưa ra kí hiệu các em sẽ biết nhiệm vụ mình cần làmgì

Giáo viên cần giúp học sinh nắm chắc cấu trúc của âm tiết tiếng Việt trongbước đầu học vần Từ đó học sinh sẽ dễ dàng đọc trơn một âm tiết

Trong quá trình luyện đọc giáo viên cần kết hợp cho học sinh phân tíchtiếng để củng cố kiến thức đã học về cấu tạo tiếng

Ví dụ: Khi cho học sinh luyện đọc tiếng cần kết hợp cho học sinh phântích:

Tiếng “ xòe” gồm có âm “x” ghép với vần “ oe” và dấu huyền trên âm “e”

Sau khi luyện đọc tiếng , giáo viên cho học sinh luyện đọc từ ngữ Có thểcho học sinh tìm từ khĩ vì thường tiếng khó sẽ gắn liền với một từ ngữ khó đọc

Ví dụ: Trong bài “Đầm sen ”

- Tiếng khó là “khiết”, học sinh có thể tìm từ “thanh khiết”

- Tiếng khó là “ngát”, học sinh có thể tìm từ “ngan ngát”; …

Giáo viên hướng dẫn các em luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ sẽ giúp các

em nhớ từ dễ dàng hơn

Ví dụ: Trong bài “Đầm sen” khi cho học sinh luyện đọc từ khó, giáo viênkết hợp giải thích từ : Thanh khiết: Mùi thơm nhẹ, tạo cảm giác dễ chịu

Ngan ngát: Mùi hương thơm lan toả rộng, nhẹ nhàng , dễ chịu

Khi luyện đọc từ ngữ giáo viên nên gọi nhiều học sinh yếu đọc Đồng thờinếu em đọc còn chậm, nhận diện vần còn lâu thì giáo viên yêu cầu học sinh phântích từng tiếng một tuy nhiên để giúp các em đọc yếu đọc tốt , giáo viên cũngcần gọi những em giỏi đọc trước vì các em này đọc to, chính xác nên các em yếucũng bắt chước mà đọc tốt hơn Tuy nhiên , giáo viên cũng cần chỉ các từ khôngtheo thứ tự để tránh các em yếu đọc vẹt Sau khi học sinh đọc được từ, giáo viênkết hợp giải nghĩa của từ luôn, có thể bằng tranh ảnh , vật thật để học sinh đọchiểu được nghĩa của từ mà đọc được đúng hơn Sau đó cho các em đồng thanh

Trang 12

các từ khó Với cách rèn đọc trên, đa số học sinh đọc tốt, trừ một số trường hợpđặc biệt (các em bị dị tật về bộ máy phát âm)

2.3/ Luyện ngắt nhịp theo dấu câu và theo yêu cầu nội dung:

Nhằm minh họa hướng dẫn, gợi ý hoặc tạo tình huống để học sinh nhậnxét, giải thích, tự tìm ra cách đọc Giáo viên có thể tổ chức cho từng học sinhđọc, từng cặp học sinh đọc, đọc theo nhóm (bàn, tổ), tạo điều kiện cho mọi họcsinh trong lớp đều được luyện đọc - đọc nhiều Đặc biệt chú ý tới các em họckém để mọi học sinh đều được đọc Khi đọc từng câu , giáo viên chỉ định họcsinh đọc nối tiếp theo hàng dọc, hàng ngang, theo tổ, theo nhóm…

Ở hoạt động này, giáo viên tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đọc trơntừng câu cho đến hết bài Thông qua hình thức luyện đọc này, vừa giúp học sinh

có điều kiện rèn kỹ năng đọc, vừa tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cựcchủ động của học sinh Trong phần này, giáo viên nên yêu cầu học sinh nhận xétnhau đọc, nếu sai thì sai ở đâu, các em có thể tự sửa cho bạn Nếu học sinh khônglàm được điều đó, giáo viên phải kịp thời uốn nắn sửa sai ngay cho các em

Nên chú ý luyện đọc nhiều lần các câu dài có nhiều dấu phẩy hoặc các câu

có những chỗ cần ngắt giọng theo yêu cầu của nội dung Trước khi luyện đọctừng câu, giáo viên cần hướng dẫn trước cho học sinh những chỗ cần nghỉ hơi( khi gặp dấu phẩy, khi gặp những chỗ ngắt giọng theo yêu cầu của nội dung)

Ví dụ: Khi học sinh luyện đọc các câu trong bài “Đầm sen” nên chỉ ra cácchỗ cần nghỉ hơi

“Hoa sen /đua nhau vươn cao.//Khi nở /cánh hoa đỏ nhạt/ xòe ra,/ phô đàisen và nhị vàng //.”

“Suốt mùa sen / sáng sáng / lại có những người / ngồi trên thuyền nan /rẽ láhái hoa //.”

Trong các câu trên, câu nào cũng có chỗ cần ngắt giọng theo yêu cầu củanội dung, đòi hỏi giáo viên cần chỉ ra cho học sinh Thực tế cho thấy, nếu đượchướng dẫn cụ thể học sinh sẽ biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nhờ vậy giọng đọc trởnên có yếu tố diễn cảm

2.4/ Luyện đọc đoạn, bài:

Giáo viên cần “biết nghe học sinh đọc” phát hiện khả năng đọc của mỗi em

để có cách dạy thích hợp với từng học sinh khi đọc cá nhân, từ đó có cách rènluyện thích hợp với từng em Ngoài ra giáo viên còn cần biết cách gợi ý, khuyến

Trang 13

khích học sinh trong lớp trao đổi, nhận xét về chỗ “được” hay “chưa được” củabạn, nhằm giúp học sinh biết rút kinh nghiệm để đọc tốt hơn; tránh nhận xétchung chung, không “dạy” được điều gì cho học sinh về cách đọc Đây cũng làđiểm lưu ý chung về nguyên tắc dạy học: giáo viên phải nắm được và xử lý kịpthời những “thông tin ngược” (từ học sinh) để nâng cao hiệu quả giảng dạy Đốivới học sinh đọc chưa đạt yêu cầu do còn thiếu ý thức hoặc ảnh hưởng thói quen(ê a, liến thoắng…) Giáo viên cần ghi rõ hạn chế và tìm cách giúp đỡ học sinhkhắc phục.

Giáo viên tổ chức cho học sinh cùng tham gia các trò chơi luyện đọc dướinhiều hình thức trò chơi: thi đọc cá nhân, thi đọc giữa các nhóm, các tổ hoặc tròchơi tiếp sức, truyền điện… nhằm rèn luyện kỹ năng đọc giúp học sinh đọc trơn,đọc thành thạo văn bản và khuyến khích học sinh trong lớp trao đổi, nhận xétcách đọc của bạn từ đó giúp các em có kỹ năng đọc tốt bài văn và phát triển khảnăng làm việc độc lập của học sinh

Ví dụ: Bài “Đầm sen”

Cho 3 học sinh đọc đoạn 1: “Đầm sen….mặt đầm”

Cho 3 học sinh đọc đoạn 2: “Hoa sen….xanh thẫm”

2.4.1/ Đọc đúng dạng thơ :

Thơ có tính truyền cảm rất sâu vừa có hình ảnh, vừa có nhạc điệu, khi lắng

Trang 14

tính tự nhiên của giọng đọc, tránh lên bổng, xuống trầm một cách giả tạo, máymóc Do vậy khi dạy những bài đọc thơ , tôi thường chép lên bảng rồi ngắt giọng

và hướng dẫn

Thí dụ: Khi dạy bài “Cái Bống”

Cái Bống/ là cái bống bang/

Khéo sảy, khéo sàng/ cho mẹ nấu cơm.//

Mẹ Bống / đi chợ đường trơn/

Bống ra gánh đỡ / chạy cơn mưa ròng.//

Học sinh sẽ luyện đọc từng dòng thơ, rồi đọc nối tiếp nhau cho đến hết bài.Giáo viên có thể cho các em dùng kí hiệu đánh dấu vào sách để khi đọc không bịquên Đến giai đoạn giữa kì II trở đi, tôi để cho học sinh nhìn vào bài tự nêu cáchngắt giọng của mình ở từng câu thơ (vì ở lớp 1 những bài thơ thường là ngắn nêncông việc này cũng không chiếm nhiều thời gian tiết dạy) Nếu học sinh nóiđúng, giáo viên công nhận ngay và gạch lên dòng thơ Nếu học sinh nói sai thìgiáo viên sửa lại cho đúng Ví dụ: khi dạy bài “Mời vào”, “Kể cho bé nghe”,

“Làm anh”

2.4.2/ Đọc đúng dạng văn xuôi:

Thơ phán ánh hiện thực bằng phương thức trữ tình, còn văn xuôi phán ánhhiện thực bằng phương pháp tự sự Ngôn ngữ văn xuôi là ngôn ngữ tự sự, miêutả: ngôn ngữ của nhân vật, ngôn ngữ của tác giả

Ngôn ngữ của tác giả thường là lời dẫn chuyện, kể, tả…Khi đọc cần nhấngiọng vào các từ gợi tả Ngắt giọng ở các dấu câu, hạ giọng dưới câu kể

Ngôn ngữ của nhân vật thường là lời đối thoại (ngôn ngữ nói) Cách ngắtgiọng theo cụm từ có nghĩa, hoặc khi có dấu câu

Ngắt sau dấu phẩy: nghỉ ngắn Ngắt sau dấu chấm: nghỉ dài, hạ thấpgiọng Ngắt sau dấu hỏi: cao giọng Ngắt sau dấu chấm lửng: kéo dài hoặc hơingừng giọng

Thí dụ 1: khi dạy bài “Hoa ngọc lan” Câu dài trong bài cần hướng dẫncách ngắt nghỉ hơi là: “ Ở ngay đầu hè nhà bà em / có một cây hoa ngọc lan.// Vào mùa lan, sáng sáng / bà thường cài một búp lan lên mái tóc em.//

“Suốt mùa sen,/ sáng sáng lại có những người ngồi trên thuyền nan /rẽ lá,/háihoa.”

Tôi đã bổ sung thêm cách ngắt nhịp sau :

Ngày đăng: 14/09/2018, 16:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w